WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đâu là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” vi phạm quyền dân chủ của nhân dân?

Vấn đề có lẽ không cần phải bàn vì trong một chế độ xã hội độc tài, toàn trị thì xã hội làm gì có dân chủ. Nhưng để tìm hiểu xem “rễ” nó ở đâu; “gốc” của nó như thế nào và đâu là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” tạo nên sự mất dân chủ, nhân quyền của công dân trong xã hội tôi nghĩ cũng là chuyện cần thiết. Về vấn đề “dân chủ” đã có rất nhiều bài viết, nghiên cứu rất toàn diện, nhất là dân chủ của xã hội ta “dân chủ triệu lần hơn” chế độ tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi chỉ góp phần làm rõ thêm một chút về cái “rễ gộc” của nó!

1. Về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, đọc lại các văn bản Hiến Pháp Việt Nam, từ Hiến Pháp nước Việt Nam dân chủ công hòa cho đên nay, qua quá trình sửa đổi, “đổi mới”, chúng tôi thấy quyền ấy đã bị đẩy lùi dần(!). Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ “tổ quốc XHCN”, vai trò Đảng CSVN, các lực lượng giai cấp xã hội làm nền tảng quyền lực nhà nước…được đặt lên trên. Hiến pháp năm 1946, Chương “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được đặt ở chương II. Hiến Pháp năm 1959, lùi xuống chương III; Hiến pháp 1980, 1992 những quyền ấy lại lùi xuống đến chương V ! Ai là “người chủ” của xã hội? “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân ..” (Điều 2. HP). Người chủ của một xã hội như ông chủ trong một ngôi nhà nhưng  khi khách bước vào nhà ta chỉ thấy những người giúp việc còn ông chủ thì lấp ló ở phía sau. Mọi việc có những người “đầy tớ trung thành” đại diện cho ông chủ lo. Quyền của Ông chủ – người công dân xã hội chỉ có trên giấy như để làm ngoại giao với thế giới, còn trong nhà thì ông chủ ấy được “bảo vệ”, “nâng niu”, “chăm sóc, giáo dục” như đứa trẻ con. Đầy tớ bảo sao biết vậy. Cho phép làm gì  làm nấy, không được phép cãi, càng không được quyền chống đối. Đầy tớ ngồi chiếu trên; Ông chủ chầu chiếu dưới…. Khi quyền lực độc tài, chuyên chế tăng lên thì quyền công dân ngày càng lùi xuống, mất đi…

2. “Bầu cử và ứng cử” là một trong những quyền cơ bản của người công dân, nó rất quan trọng vì nó trực tiếp xây dựng nên cơ quan quyền lực nhà nước và thể hiện chủ thể quyền lực  thuộc về nhân dân. Để xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước, Điều 54 Hiến pháp quy định- “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

“Quyền bầu cử, ứng cử” của công dân được Hiến pháp quy định “đàng hoàng” như vậy nhưng thực tế, công dân chỉ có “quyền bầu” chứ có phải đâu là “bầu cử và ứng cử”. Công dân “được quyền bầu” những người do Đảng lựa chọn, bố trí, sắp xếp vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cũng rất ư là “dân chủ” -“trực tiếp, bỏ phiếu kín”(!). Cũng có Hội đồng bầu cử, ban bầu cử hẳn hoi. Và những “ứng cử viên” ấy rất là “tài đức” nên tỷ lệ phiếu trúng cử thường trên 90% hoặc thậm chí 100%! Đã được dân quá tín nhiệm như vậy rồi nhưng chế độ lại cứ luôn “đấu tranh” với nhân dân. Có lẽ cuộc đấu tranh còn chưa biết “ai thắng ai” nên đảng, nhà nước ta lo sợ đủ thứ, thậm chí sợ cả cái bóng của chính mình. Chế độ nhà nước XHCN ta dân chủ “triệu lần hơn…” vậy mà cứ sợ phong trào ”dân chủ”! Đó thường là tâm lý của những kẻ có tâm địa bất chính, bất trung, bất nghĩa… Nếu xã hội ta đã thật sự dân chủ; nhân dân là người chủ chân chính của xã hội; quyền lực thuộc về nhân dân; nhà nước thực sự là “của dân, do dân, vì dân”…thì ta có gì phải sợ ai!

Ứng cử là một khâu quan trọng thể hiện quyền của người công dân mà Việt Nam ta “hào kiệt thời nào cũng có” – Ai có đủ tài đức thì tự nguyện ra giúp dân, giúp nước. Trong xã hội có dân chủ, người công dân sẽ có quyền tự do ứng cử, bầu cử; có quyền tự do chọn lựa, trao quyền cho những nguời có tài, đức và có đầy đủ quyền và tài trí của mình để giám sát, kiểm tra. Trong thực tế mấy mươi năm qua người công dân xã hội ta có quyền đó hay không? Những “ứng cử viên” luôn được đảng chọn cử trước rồi ” hiệp thương” qua tổ chức có tên là Mặt trận, một tổ chức ai cũng biết đó là của đảng. Gọi là “ứng cử viên” nhưng thật ra phải gọi là “đảng cử viên”. Đó là những đảng viên cộng sản hoặc không phải là đảng viên, nhưng tất cả phải là người đảng tin tưởng, tuyệt đối trung thành với đảng. Họ có phải là những người “tài, đức” vẹn toàn”? Đội ngũ 2 triệu đảng viên ấy có phải là “tài đức”, “tinh hoa” hơn hẳn so với hơn 80 triệu dân hay chỉ “tiền phong” vì quyền lợi của ĐCS và của riêng mình? Cái thiếu của họ là cái tâm. Họ không có cái tâm, không thực lòng, thực dạ  vì nhân dân, dân tộc, đất nước… Chính vì thiếu cái tâm trong sáng nên họ luôn ngụy trang, lấy nhãn hiệu  “nhân dân” ra để che đậy, làm bình phong để chứng minh rằng ta luôn là “của dân, do dân, vì dân”. Qua thực tế việc làm của không ít đội ngũ  đại biểu ”tài đức”, “tinh hoa” ấy trong Quốc Hội -cơ quan quyền lực cao nhất và bộ máy chính quyền các cấp nhân dân có lẽ không ai không thấy và đã “được hưởng” tài, đức của đội ngũ ấy như thế nào rồi. Từ những nguời tuổi thiếu niên cho đến những người già lão; những người ở thế gian, đang sống trong môi trường ô nhiểm, cả mặt đất đến bầu trời và mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội đến những người đã không còn ở thế gian, kể cả những “liệt sỹ”!

Hiến pháp cũng quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52) nhưng “nền tảng” quyền lực nhà nước lại “là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2. HP). Vậy còn những tầng lớp “nhân dân” khác trong xã hội có phải là công dân, có quyền “bình đẳng, dân chủ” với nhân dân “nền tảng“ đó hay không”? Công dân trong xã hội chia thành nhiều thành phần, không bình đẳng thì làm sao quyền “bầu cử, ứng cử” của công dân được dân chủ, bình đẳng?

3. Mặt trận và các đoàn thể được gọi là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị – xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Đó là những tổ chức xã hội nhân dân “quần chúng” của đảng. Nếu trong xã hội dân chủ, những tổ chức ấy thuộc hệ thống xã hội dân sự, nhưng với đặc điểm của xã hội Việt Nam hiện nay nó không phải như vậy, mặt trận lại càng không phải vì trong mặt trận còn có đảng CS vừa thành viên vừa là hạt nhân lãnh đạo và quân đội nhân dân Việt Nam cũng là thành viên

Các tổ chức đòan thể: công đoàn, thanh niên, phụ nữ, nông dân và các hội, đoàn thể khác đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp (như Đoàn TNCS), gián tiếp (đối với các tổ chức khác) – thông qua một “đảng đoàn” của ĐCS, ”là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 HP) và cấp ủy đảng từng cấp… thì như vậy các tổ chức ấy có quyền “tự chủ” của mình hay không? Các quyền của người đoàn viên, hội viên có được bình đẳng, dân chủ như quy định trong điều lệ của từng tổ chức? Các quyền “ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp”; “chất vấn”; “kiến nghị bãi miễn cán bộ sai phạm” được điều lệ các đòan thể quy định (Điều 3. Điều lệ CĐVN ; điều 6.k3 Điều lệ HộI LHPNVN ;Điều 6.k2 Điều lệ Hội Nông Dân VN; Điều 3. K2 Điều lệ Đoàn TNCS) nhưng đoàn viên, hội viên họ có thực hiện được những quyền ấy hay không? Những chức danh “dân cử” vào các cơ quan lãnh đạo đòan thể đều được tiêu chuẩn hóa như phải là đảng viên, trình độ học vấn cao đẳng, đại học. Những tiêu chuẩn ấy đã loại trừ, tước đi các quyền của  đa số đoàn viên, hội viên. Tiêu chuẩn ấy trong thực hiện đã vi phạm điều lệ của tổ chức. Chức danh ở cấp nào cũng đều phải là cấp ủy đảng, là đảng viên, cử nhân, cao cấp chính trị. Uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ cũng đều do các cấp ủy chọn (giới thiệu), cấp ủy từng cấp thông qua trước khi đưa ra Đại hội “bầu”. Uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ của đoàn thể từng cấp, cấp ủy đã lựa chọn rồi thì cũng không được thay đổi và đảng viên trong các đòan thể ấy cũng không được tự ứng cử hoặc đề cử nếu cấp ủy không cho phép! Những sự phạm pháp, vi phạm “luật” của các đòan thể là do  đâu? Có phảI là vì đảng quản lý công tác cán bộ và lãnh đạo của các đòan thể là người của đảng đã đồng lỏa với những vi phạm ấy!?

Ứng cử, đề cử đã không dân chủ; đoàn viên, hội viên của tổ chức không có quyền bình đẳng; quyền “ứng cử, bầu cử” của mình đã bị vi phạm nên trong các Đại hội đoàn viên, hội viên,  đại biểu đại hội ( dù cũng đã lựa chọn trước qua những đại hội cấp dưới) cũng ít quan tâm vì ai cũng biết tất cả đã được “sắp sẳn”, đã vậy rồi, ban tổ chức, chỉ đạo đại hội (thường có cấp ủy kèm theo… để “lãnh đạo” lại tiếp tục “vận động” làm sao để “trúng” như đã “dự kiến”!

” Đại Hội thành công tốt đẹp” khi nhân sự được bầu bán đúng như ý đồ cơ cấu của cấp ủy đảng, nếu không đúng nhân sự, cơ cấu của cấp ủy thì…nơi đó đã có “vấn đề”, “năng lực tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo kém”(!) hoặc có ai đó không “chấp hành chủ trương”, có ý đồ “chống đảng”! Trước đây trong xã hội Miền Nam, như năm 1971, nhân dân đấu tranh chống bầu cử “độc diễn”, “gian lận” của liên danh tổng thống, phó tổng thống NVT, TVH với tỷ lệ phiếu  trúng cử 94,36% – báo chí, nhân dân Miền Nam lúc đó châm biếm gọi là dân chủ 94,36% (!) nhưng “dân chủ hình thức” thì là một sản phẩm  “độc đáo” chỉ có trong chế độ XHCN(!). “Cán bộ” và nhân dân Miền Nam đã rất bất ngờ với “dân chủ triệu lần hơn” ấy trong kỳ bầu cử Quốc Hội đầu tiên sau năm 1975 (QH khóa VI  năm 1976-1981).

Quyền ‘bầu cử”, “ứng cử” của đoàn viên, hội viên đã như vậy thì quyền “chất vấn”, “kiến nghị bãi miễn cán bộ có sai phạm”, ăn cắp, tham nhũng, hối lộ, không đại biểu cho quyền lợi của đoàn viên, hội viên… cũng chỉ là ảo tưởng. Cùng với nguyên tắc “tập trung dân chủ”, trong lề lối làm việc, quyền ấy “tập trung” vào lãnh đạo; “dân chủ” chỉ là hình thức, thậm chí có những lãnh đạo tuyên bố công khai – các ủy viên BCH phải “chịu trách nhiệm” trước Ban thường vụ, chủ tịch, trong khi những chức danh đó lại do BCH bầu ra! (cũng đúng thôi, vì những nguời đó có chức vụ đảng cao hơn mà nếu bỏ nguyên tắc “tập trung” ấy cũng là “tự sát”!). Quyền của người đoàn viên, hội viên các đoàn thể chỉ có …trong điều lệ thôi!

Từ bản chất vấn đề, cán bộ do đảng “cử”, “phân công”, “quản lý”, kể cả cán bộ đoàn thể nên “cán bộ” chỉ sợ người cho mình chức, cho mình quyền; nhân danh là đại diện nhưng tổ chức đoàn thể chỉ là phương tiện, là “bàn đạp” để cho họ nhảy lên những chức vụ cao hơn, nhất là chức vụ đảng, nhà nước. Người đoàn viên, hội viên chỉ là đối tượng bị quản lý, dẫn dắt, thực hiện “nhiệm vụ chính trị” của đảng chứ đoàn viên, hội viên đâu có quyền để “chọn lựa” người thật sự đại diện cho mình để “đại diện, bảo vệ” như chức năng, nhiệm vụ của điều lệ tổ chức ấy quy định!

4.  Xã, Phường là cấp cơ sở, trực tiếp với cuộc sống nhân dân. Năm 2009, người dân ở 500 xã trong cả nước sẽ trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã. Đó là chủ trương làm thí điểm của đảng và nhà nước. Nhiều người cho rằng đó là sự tiến bộ trong thực hiện dân chủ. Đúng là “tiến bộ”(!) vì đảng, nhà nước không thể áp chế như trước được nữa nay buộc phải “cải cách dân chủ” nhưng chỉ ở cấp cơ sở. Đó cũng là quá trình đấu tranh dân chủ của nhân dân trong hơn 20 năm qua. Nhưng bầu trực tiếp chủ tịch xã như vậy là có dân chủ? Có khác gì trước đây? Bản chất có dân chủ hay không?

Trước đây, Chủ tịch UBND xã do Hội đồng nhân dân bầu nay dân bầu trực tiếp! Những năm qua, thực hiện pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở xã, các trưởng thôn, khu phố trưởng đã được bầu trực tiếp. Cấp Thôn, Khu phố mang tính chất “tự quản” trong thực hiện các “Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố”, còn các vấn đề khác chỉ “tham gia” và “thực hiện”. Quyền hạn có hạn chế, không có thẩm quyền như cấp xã nhưng đâu có thôn, khu phố nào mà không có chi bộ, cấp ủy đảng lãnh đạo!. Mỗi lần bầu bán là mỗi lần tốn thời gian, tiền bạc, công sức của nhân dân. Quyền dân chủ của nhân dân dù có gọi là “cảI cách” nhưng vẫn chưa thực sự   “dân chủ”; sự “ổn định chính trị “ ở cơ sở chỉ là sự “kiểm soát” và “dàn xếp” như một nhà nghiên cứu nước ngoài, TS David Koh -đã kết luận.

Về thẩm quyền nhà nước cấp xã ngày càng được giao thẩm quyền nhiều hơn. Dưới cấp xã là thôn, bản, khu phố (đã có quy chế thực hiện dân chủ cơ sở…quản rồi). Nếu bầu trực tiếp chủ tịch xã, nhân dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử ? Các ứng viên có chương trình hành động, vận động tranh cử và có quyền để thực hiện đuợc “chương trình” ấy hay không? Hay nội dung chương trình “vận động” cũng chỉ là chủ trương, nghị quyết của đảng ủy xã? Dân có quyền đi bầu và không đi bầu nếu “ứng cử viên” ấy dân không tín nhiệm; cuộc bầu cử ấy không công bằng dân chủ? Những công dân không phải là đảng viên CS có quyền được ứng cử hay không? Quyền giám sát của nhân dân được thực hiện như thế nào hay chỉ là hình thức như hiện nay? Xã trưởng có quyền đến đâu? Có bị chi phối của cấp trên và cấp ủy đảng?

Những điều cấm của đảng cũng đã làm mất đi quyền công dân của đảng viên. Những đảng viên dân tin tưởng chưa chắc đã được đảng lựa chọn để giới thiệu, cho phép ứng cử. Với cơ chế giám sát như hiện nay nhân dân sẽ không có quyền và khả năng để có thực hiện dù cũng có nhiều hình thức “thông tin” để “dân biết” như niêm yết, loa đài, thông báo và cả báo chí, thanh tra nhân dân..nhưng công dân chưa có quyền tự do ngôn luận, mà thông tin của báo chí là một công cụ giám sát đa chiều rất là quan trọng, phản ánh, cung cấp thông tin kịp thờI cho dân lựa chọn ứng cử viên, giám sát trong quá trình vận động, bầu cử và thực thi trách nhiệm sau khi đuợc bầu. Thông tin báo chí hiện nay chỉ một chiều theo sự quản lý, lãnh đạo của đảng thì làm sao có thể “phản biện”, thông tin đầy đủ sự việc. Dân đã không biết, không có thông tin lấy gì để thực hiện quyền dân chủ của mình trong bầu cử, giám sát, kiểm tra?!.Cho nên, dù chủ tịch xã có được bầu trực tiếp thì cũng chỉ là “đổi mới hình thức dân chủ cơ sở xã” và nó vẫn là dân chủ hình thức!

Những sự vi phạm, phạm pháp ấy, gốc của vấn đề là hiện nay xã hội ta chưa có xã hội dân sự, nhân dân chưa thật sự có quyền dân chủ. Các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hộI hiện nay không phải là hệ thống xã hội dân sự. Mặt trận càng không phải vì đó là tổ chức” liên minh chính trị”, “cơ sở chính trị của chính quyền”, của đảng, nhà nước; nơi thực hiện các chủ trương chính trị bằng dân chủ hình thức để xây dựng nên những cơ quan quyền lực chưa đại biểu quyền dân chủ của nhân dân. Mặt khác, tất cả quyền của người công dân, quyền của những đoàn viên, hội viên trong từng tổ chức đoàn thể xã hội, xã hội nghề nghiệp, chính trị xã hội cũng chỉ là hình thức và bị vi phạm. Quyền tư do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do nói lên chính kiến của công dân cũng chưa có thì làm sao nhân dân có quyền dân chủ?

“Nguyên nhân của mọi nguyên nhân”  là ở đâu? Đảng rất tự hào đảng là ”nguyên nhân của mọi nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam”(!?) thì chính đảng cũng là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân“ tạo nên sự vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; nhân dân không có quyền lực trong thực tế. “Dân chủ hóa xã hội”, “mở rộng” hoặc “ cải cách” cũng chỉ là sự cho phép, ban ơn của ông chủ quyền lực là đảng. Khi nào đảng “trả lại quyền lực cho nhân dân”; mọi công dân được bình đảng trước pháp luật(chứ không phải có nhiều loạI công dân “nền tảng” và  “không nền tảng”); các quyền tự do dân chủ,  tự do ngôn luận, tự do lập hội được thực hiện; xã hội dân sự được thiết lập, được đảm bảo và tôn trọng lúc đó xã hội Việt Nam mới có dân chủ. Mỗi công dân mới có quyền dân chủ của mình. Mỗi đoàn viên, hội viên mới là chủ thể của đoàn thể.  Nhưng dân chủ đâu phải ngồi chờ sự ban ơn mà có!

© 2008 www.danchimviet.com

1 Phản hồi cho “Đâu là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” vi phạm quyền dân chủ của nhân dân?”

  1. Hùng says:

    Không thể có ảo tưởng về diễn biến hòa bình để thay đổi chế độ Cộng sản thành chế độ dân chủ ở VN. Thế lực cầm quyền đã có quá nhiều thời gian để củng cố và giám sát hệ thống cai trị. Chính quyền bằng đủ mọi thủ đoạn biện pháp để khống chế nhân dân, kể cả bạo lực và tàn sát. Dân chủ , nhân quyền sẽ không có sự ban phát bởi vì nếu ban phát dân chủ và nhân quyền thì kẻ ban phát sẽ mất đi quyền lực và lợi ích vật chất. của cả gia tộc. Dân tộc VN phải chấp nhận đổ máu để giành lấy nhân quyền, dân chủ, cuộc sống hạnh phúc ấm no

Phản hồi