WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàn kiếm!

1. Lại thêm một lần tôi trở về Hà Nội mùa cuối Đông

Một buổi chiều tôi đi bộ bên Hồ Hoàn Kiếm. Hồ gươm vẫn đẹp! Công viên ghế đá ven hồ, những thảm cỏ xanh, nhiều cây cổ thụ cao, rợp bóng mát. Gió chiều nhè nhẹ. Nhiều người thanh thản đi bộ hoặc ngồi hóng mát nhìn mặt hồ. Tôi nhìn Tháp bút “tả thanh thiên”, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, nơi ấy có trưng này Cụ Rùa hơn 700 năm tuổi nằm trong hòm kính, gắn liền với tên hồ, tháp Rùa và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy. Một truyền thuyết xưa hình ảnh như còn lung linh, gợi tấm lòng sắt son ngàn đời Dân – Nước.
Sách “Lam Sơn thực lục” của Nguyễn Trãi chép:

“Khi ấy nhà vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?

Thận nói:

- Đêm trước quăng chài bắt được.

Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ “Thuận Thiên”, cùng chữ “Lợi”.

Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:

- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!

Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh.

Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.

Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua.

Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:

- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!

Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm”.

2. Một chuổi lịch sử đất nước và dòng đời, thân phận con người, xã hội như hiện về!“Tâm linh soi lẽ vô thường!” “Hoàn Kiếm!” Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi? Vì sao nhà Vua “hoàn lại gươm thần cho Long Vương”. Rùa Thần đòi “hoàn kiếm”!?

Xưa, Rùa thần “dâng gươm”!

“Dâng Gươm” phải chăng là nhân dân đã  xả thân, dâng hiến, hy sinh tất cả để chống quân thù xâm lược; giữ nước, bảo vệ Tổ Quốc giang san ngàn đời cha ông để lại, làm chủ ruộng cày, làm chủ giang sơn!? “Dâng Gươm” là ý dân, lòng dân, sức dân đã tin – “Lê Lợi vi Quân; Nguyễn Trãi vi Thần!” Là “Thuận Thiên”- thuận ý dân, tuân ý trời!;  “Lấy chí nhân thay cường bạo”, giành lại quyền tự chủ, độc lập tự do cho tổ quốc; “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”.

“Từng nghe:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;….”

“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;”

(Bình Ngô Đại Cáo- Ngô tất Tố dịch)

“Dân vi quý”. Dân vạn đại.  Dân là biển cả, “Long Vương” là nước, là đất, tổ quốc, giang san; là bờ tre, đồng lúa, thửa ruộng, ao điền, đình làng, giếng nước; là tâm, là trí, là dũng, là nhân; là đức hy sinh, vì ngàn đời xưa gìn giữ, lưu truyền ngàn đời con cháu mai sau…
- “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- “Đánh một trận, sạch không kình ngạc. Đánh hai trận tan tác chim muông”…
Cuộc kháng chiến 10 năm thắng lợi! Đất nước sạch bóng quân thù.

Lê Lợi đã “vi quân”; Nguyễn Trãi đã “vi Thần”.

Mặt hồ Lục Thủy sóng êm, đáy hồ cuộn sóng, nhơ nhớp bùn tanh.
Rùa Vàng rẽ sóng:

- “Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”.
Rùa Thần đòi gươm. Nhân dân đòi lại “Gươm Thần”.
“Thuận Thiên”! Vua Lê “ Hoàn Kiếm”
3. “Hoàn Kiếm” đã thành tên hồ nắm giữa trung tâm thủ đô – Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm – trái tim của Nước, tên gọi như luôn nhắc nhở kẻ nhận “Gươm Thần” nhớ “hoàn kiếm”, phải luôn “hoàn kiếm”! Dân là Nước. “Đầy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”! Khi Tổ quốc lâm nguy, Dân trao “gươm thần” đồng tâm “đáp lời sông núi”. Khi đất nước thái bình, quyền dân bị xâm phạm, bị tước đoạt, đói khổ, điêu linh. Dân đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người, làm chủ vận nước, mệnh nhà!

Sống có đạo lý, phải “Thuận Thiên”!

- “Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”.
Lời Rùa Thần “đòi gươm” bây giờ như đang còn âm vang, dậy sóng…
“Hoàn Kiếm”- Phải ‘Hoàn Kiếm”!

T.B. Hà Nội những ngày tháng hôm nay đang chuẩn bị kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long?!… Tôi đã viết một ca khúc bên tượng đài Vua Lý, nhìn mặt hồ Hoàn Kiếm “bồi hồi huyền bóng linh xưa”!

- “Ơi! Hà nội – Thăng Long !”…Nhớ ngàn năm trước. Tin ngàn năm sau! Và băn khoăn, hôm nay…-“Rùa Thần xưa đâu?!

Hôm nay ta đã trở về Hà Nội.
Hà Nội Thăng Long
Hà Nội Đông Đô
Hà Nội của mỗi con tim Việt Nam.
Ta đi qua những phố phường
Tâm Linh soi lẽ vô thường…
Bồi hồi huyền bóng linh xưa
Rùa Vàng đòi kiếm Vua Lê
Lục Thủy một màu xanh
Đời đời Hòan Kiếm lưu danh.
Hà Nội hôm nay xuân chưa sang
Tháp Bút vẫn vươn lên trời xanh
Mặt Hồ Gươm vẫn êm trong sắc chiều
Hoàng Thành xưa đây!
Rùa Thần xưa đâu?
Ta đi trên những con đường
Ghi sâu ơn của bao đời .
cho Hà Nội
Nghìn xưa Thăng Long!
Nghìn sau Thăng Long!
Và hôm nay
Hà Nội
-Ơi !Thăng Long….?!!

Phản hồi