WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những ngày Chủ Nhật gieo mầm

Kỷ niệm một năm chuỗi ngày Chủ nhật hào hùng

Đã tròn một năm, khi khởi đầu một chuỗi mười ngày Chủ nhật đấu tranh xuống đường đáng ghi nhớ. Đó là ngày Chủ nhật 5 tháng 6 năm 2011.

Một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử phong trào dân chủ đòi tự do ở nước ta, khi chính quyền tự nhận là cách mạng, tự nhận là “do dân, của dân vì dân” tỏ ra thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với bọn bá quyền bành trướng phương Bắc, để bọn chúng lấn chiếm đất vùng đất biên giới, vùng biển quốc gia, một số hải đảo trên biển Đông, để công nhân bên Tàu tràn vào khai thác Bô Xít, đào mỏ, mở công trường thủy điện khắp các vùng chiến lược, từ dọc biên giới phía Bắc đến vùng Cao nguyên Trung Bộ.

Sáng Chủ nhật mồng 5 tháng 6 năm 2011, giữa Hà Nội, hàng trăm thanh niên, sinh viên, cán bộ xuống đường, nêu cao biểu ngữ : Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, chống bành trướng là yêu nước. Những Chủ nhật đầu tiên là 4 trăm, 6 trăm, những chủ nhật sau là 1 ngàn, 2 ngàn tập trung, biểu tình, từ trước Sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu, diễu hành ra bờ hồ Hoàn Kiếm, đến tượng Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Những Chủ nhật oai hùng theo hướng phát triển ngày càng cao, như bản nhạc giao hưởng Crescendo, quảng bá tinh thần yêu nước, chống xâm lược, phổ biến sâu rộng nguy cơ mất đất, mất chủ quyền, mất đảo, mất nền độc lập tự chủ, lay động ý thức công dân.

Những tháng 6 và tháng 7 năm 2011, phong trào quần chúng yêu nước xuống đường lan từ thủ đô Hà Nội vào Sài gòn, xuống Hải Phòng, Nam Định, vào Huế Đà Nẵng, vào tận Cần Thơ, qua Sóc Trang, Bình Dương. Cả nước theo dõi các cuộc đấu tranh hừng hực khí thế, ôn hòa, không bạo lực nhưng căng thẳng, quyết liệt, do chính quyền vẫn một mực “hèn với giặc, ác với dân”, huy động bộ máy an ninh chìm và nổi, ở trung ương và các địa phương, trà trộn bọn xã hội đen vào hàng ngũ đấu tranh, quyết chặn đứng phong trào lan rộng, lo sợ đến hốt hoảng tình hình phát triển vượt quá tầm kiểm sát của họ.

Mười chủ nhật ngoan cường, khảng khái, dai dẳng, mười chủ nhật tập dượt, thử thách, mười chủ nhật ra quân để rút kinh nghiệm, để tạo nên thế và lực luôn mới, để gieo mầm cho đấu tranh bất khuất, bền bỉ và giành thắng lợi cuối cùng.

Cho nên rút kinh nghiệm, nuôi dưỡng phong trào, giữ lửa đấu tranh không tàn lụi để khi cần là bùng nổ rộng lớn hơn, bất khuất hơn, quyết liệt hơn là lời nguyện tâm huyết của mọi người đã từng xuống đường một, hai lần, để còn xuống đướng tiếp đông đảo hơn, lôi cuốn hơn, quyết liệt hơn, vẫy gọi nhau tha thiết hơn, trong thời gian tới.

Hãy dứt khoát coi xuống đường vì quê hương Tổ quốc là quyền thiêng liêng, là nghĩa vụ yêu nước, là trách nhiệm công dân. Các lực lượng bạo lực đàn áp nhân dân yêu nước hãy ghi sâu mối nhục của kẻ dám đạp giầy vào giữa mặt người thanh niên yêu nước bị chúng xúm lại giằng xé tàn nhẫn. Đó, công an là bạn dân như thế ư? Hai bức ảnh – công an bịt miệng Linh mục Lý giữa tòa án và công an đạp giày vào mặt thanh niên yêu nước chống bành trướng – , đã đi vòng quanh thế giới, nên phóng to đặt trước trụ sở Bộ Công An để thấy rõ bản chất của một chế độ hèn với giặc, ác với dân.

Điều ô nhục không thể quên là sau những Ngày Chủ nhật sôi nổi, thiên triều Bắc Kinh đã triệu tập một số lãnh đạo Việt Nam sang Bắc Kinh để bày tỏ sự không hài lòng, giận dữ, buộc họ phải cam kết không để xảy ra tụ họp đông người chống bành trướng nữa. Thế là họ phải tuân theo, gọi người biểu tình là bọn làm loạn, kẻ gây rối, là công dân phạm pháp, làm mất trật tự công cộng, còn láo lếu gọi cụ nghệ sỹ cao tuổi là “thằng già đánh đàn ”, gọi bà già là “con mẹ to mồm nhất ”, ra lệnh “hốt tất cả chúng nó lên xe ”. Công an là bạn dân, hay là tai họa cho dân?

Chính do bản chất thấp hèn của bộ máy đàn áp mà thêm rực sáng những tấm lòng cao quý, từ luật sư Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, cô Phạm Thanh Nghiên tọa kháng trước khẩu hiệu Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, cô Bùi Minh Hằng bất khuất trên vai khắc sâu 4 chữ Thù Nhà Nợ Nước, hai mẹ con cô Trần Thị Hường từ Công hòa Liên bang Đức về cũng hăng hái bày tỏ lòng yêu nước, cô Trịnh Kim Tiến duyên dáng mà cương nghị có thể nói không bỏ qua một chủ nhật đấu tranh nào.

Bên cạnh hàng trăm chiến sỹ có tên tuổi, còn có hàng trăm hàng ngàn người còn vô danh nhưng đều mạnh dạn đàng hoàng trước máy ảnh của công an, để thấy sự dấn thấn là mạnh mẽ, cuốn hút ra sao. Và 2 bên đường, bà con mở cửa, tỏ ý tán đồng, còn mời bà con xuống đường nghỉ chân, uống nước.

Cùng chung đà thức tỉnh xuống đường, còn có hàng ngàn trí thức, thanh niên, nhà kinh doanh, văn nghệ sỹ ký nhiều kiến nghị đặc sắc, từ kiến nghị bênh vực luật sư Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, cô Bùi Minh Hằng, đến kiến nghị ủng hộ nông dân Yên Lãng, Vụ Bản, từ kiến nghị đòi ngừng khai thác Bô Xít đến ngừng làm điện hạt nhân…Đó cũng là những cuộc xuống đường tập thể bằng ngòi bút, lôi cuốn hàng trăm, hàng ngàn, hàng vài ngàn công dân công khai ký tên, có địa chỉ hẳn hoi, đứng trong hàng ngũ những công dân yêu nước thật lòng, thương dân thật lòng, quyết dành lại tự do cho quê hương và cho bản thân mình, gia đình mình.

Cũng chính từ những Chủ nhật oai hùng tháng 6 và tháng 7 năm 2011 đã xuất hiện và phát triển những Blog cá nhân và những Mạng thông tin tự do rất có giá trị xã hội, như Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, Người Buôn Gió, Kami, Bô Xít, Dân Luận, Đối Thoại, Mẹ Nấm…

Điều không thể quên khi nhắc đến một chuỗi dài Chủ nhật tháng 6+7 /2011 là sự kiện ấy rất ăn khớp với những cuộc xuống đường của thế giới. Không phải ngẫu nhiên Chủ nhật khởi đầu 5-6 lại đúng dịp Lục Tứ – kỷ niệm ngày 4 tháng 6 1989 ở Thiên An Môn, khi thanh niên sinh viên Trung Quốc tập trung đến gần 1 triệu người để đòi tự do dân chủ. Tinh thần Lục – Tứ sẽ còn mãi.

Cũng cần nhớ là chuỗi Chủ nhật tháng 6+7 / 2011 cũng là ăn nhịp với một loạt cuộc xuống đường ở Bắc Phi, quét sạch một loạt chế độ độc đoán hét ra lửa một thời. Tất cả các chế độ độc đoán độc đảng còn tạm thời tồn tại đều phải sờ lên gáy, lên cổ mình khi được tin nguyên tổng thống Tunisia Ben Ali đã bị kết án chung thẩm tù chung thân, nguyên tổng thống Ai Cập Honi Moubarak cũng vừa bị kết án tù chung thân cùng với nguyên bộ trưởng Công An của ông ta, còn nguyên tổng thống Libya Khaddafi đã bị bắn chết thê thảm trong một ống cống trên đường trốn chạy nhân dân nổi dậy.

Điều gì xảy ra nếu như mọi tấm lòng yêu nước và giữ nước, chống xâm lược và bành trướng, chống cướp ruộng đất, chống cường hào mới, chống tham nhũng đục khoét ngân sách, chống đàn áp dân chủ, chống bóp ngẹt tự do công dân, đồng thời vẫy gọi nhau nô nức xuống đường giành quyền sống tự do cho toàn dân. Khi người xuống đường không còn theo số cộng, mà là theo số nhân, lòng người yêu nước cùng sục sôi căm giận.

Một chuỗi Chủ nhật hào hùng mới đã được gieo mầm. Một mùa hoa thơm trái ngọt tự do và dân chủ đang thành hình trong lòng đất Quê Hương.

Paris 4-6-2012
Nguồn: BùiTín’s Blog (VOA)

1 Phản hồi cho “Những ngày Chủ Nhật gieo mầm”

  1. Phương Nhi says:

    Trong số những người thường có những bài viết xuyên tạc về tình hình Việt Nam trên mạng internet gần đây thì ông Bùi Tín bao giờ cũng là người đi tiên phong. Các bài viết của ông đầy những lời lẽ kích động, đánh tráo lịch sử, bôi nhọ tình hình đất nước. Sau loạt bài viết xuyên tạc về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bị dư luận trong và ngoài nước phê phán thì gần đây ông luôn tỏ ra là người “thạo tin”, mặc dù đang ở xa Tổ quốc, viết những bài viết xuyên tạc sự thật, bóp méo thực tế về nội tình đất nước. Chả thế sau phút đầu tung hô của những kẻ muốn lợi dụng thân thế, con người ông, bây giờ đến ngay cả những kẻ đó cũng quay lưng, ngoảnh mặt với ông.

Phản hồi