WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt xem khai mạc Euro 2012

 

Anh Quân và con trai trên sân vận động quốc gia Ba Lan. Ảnh TQQ

Trong số gần 60 ngàn khán giả chật kín trên Sân vận động quốc gia hôm qua, có những người Việt Nam. Vốn ham mê bóng đá, người Việt ở Ba Lan đương nhiên không thể bỏ qua một cơ hội ngàn vàng như vậy.

Chờ đợi và hồi hộp chẳng kém gì những người Ba Lan, người Việt đã bằng nhiều cách xoay xở để có được tấm vé, nhất là vé trận khai mạc.

Nhiều người đã đăng ký, theo quy định của UEFA, từ cả năm trước, để mua vé theo hình thức bốc thăm. Phải nói rằng, phương thức bán vé của UEFA là hết sức công bằng, mặc dù, nếu dựa theo quy luật cung- cầu họ có thể tăng giá vé lên vài lần mà người mua vẫn phải chấp nhận.

Những chiếc vé mà không phải ai cũng có may mắn chạm tay vào. Ảnh TQQ

Anh Quân, một người Việt may mắn đã bốc thăm được 4 chiếc vé trong đó có 2 chiếc cho trận khai mạc đã rất hồ hởi khoe với bạn bè những chiếc vé với đúng tên tuổi của mình.

Anh có được 4 chiếc vé vàng này một cách khá giản đơn. Cậu con trai đang học trung học hý hoáy vào trang web của UEFA đăng ký cho bố. Không ngờ được cả 4 chiếc, dù xác xuất trúng rất thấp. S, một bạn trẻ khác đã đăng ký 20 chiếc nhưng không trúng được một trận nào.

Tuân trang bị áo, mũ, khăn và sơn quét mặt như một cổ động viên Ba Lan cuồng nhiệt.

Nhưng không phải ai cũng có được may mắn ‘mua tận gốc’ như cha con anh Quân. Tuân, một người Việt Nam khác đã phải mua 4 chiếc vé ngoài với giá 2500 Zua-ty/ một chiếc, kể cả chiếc vé dành cho trẻ em. Tổng cộng, cả gia đình Tuân đã chi 10.000 Zua-ty (tương đương 3000 đô-la) cho trận khai mạc. Giá cả như vậy, nhưng Tuân chỉ mua được hạng 2, ngồi sau khung thành. Mua vé chợ đen, với cái tên lạ hoắc Robert, Tomasz… nhưng Tuân và cả gia đình không gặp bất kỳ trở ngại nào. “Họ không hỏi giấy tờ, chỉ dùng máy soi để kiểm tra mã vạch, xem vé thật hay giả”.- Tuân cho biết.

Đi từ sáng, 2 bố con Tuân là 1 trong những người vào sân sớm nhất

Với Tuân đây là một sự kiện hết sức trọng đại. Sắm sửa đồng bộ áo, mũ, khăn và sơn quét mặt như một cổ động viên Ba Lan cuồng nhiệt, gia đình Tuân bỏ luôn cả buổi chợ để có mặt ở bên ngoài sân vận động từ lúc 11 giờ sáng, dù theo thông báo, 15 giờ chiều khán giả mới được phép vào sân.

Chưa ‘lên báo’ bao giờ, nhưng Tuân không hề ngần ngại, khoe cả mấy chục chiếc ảnh của mình và đồng ý cho sử dụng tên thật.

Loanh quanh bên ngoài sân nhiều giờ đồng hồ, Tuân gặp nhiều người Việt, cả quen và không quen. Theo đánh giá của Tuân, có ít nhất 30- 40 người Việt Nam đã vào sân xem trận khai mạc nhưng số lượng thực sự là bao nhiêu thì Tuân không rõ, mà có lẽ không ai rõ, kể cả UEFA.

Trên mỗi chỗ ngồi, ban tổ chức đã đặt sẵn một miếng bìa mầu và vào lúc họ yêu cầu, các khán giả sẽ dơ tấm bìa lên. Cả sân vận động bỗng rùng rùng chuyển động, biến thành một biển mầu sắc tương ứng với quốc kỳ của 16 nước tham dự Euro. Với người xem qua màn ảnh nhỏ, thì đây có vẻ giống như một phép mầu, nhưng hóa ra nó không hề là kết quả của một sự tập luyện mà đơn giản chỉ có vậy.

Mai và Tuấn phóng xe lên xem rồi ra về trong ngày.

Mai và Tuấn vất vả hơn nhiều. Họ đến từ Kraków, thành phố nằm phía Nam Ba Lan, cách Warszawa chừng 300km. Gác lại công việc, 2 vợ chồng lên đường từ sáng. Đỗ xe cách sân 4-5 km, xem xong cuốc bộ gần 1 tiếng để lấy xe và trở về nhà vào lúc quá nửa đêm, nhưng cô vô cùng hạnh phúc vì được tận mắt chứng kiến một sự kiện thể thao lớn như vậy. “Em ham mê bóng đá từ nhỏ và thông thạo luật lệ còn hơn cả chuyện kinh doanh cơ”- Mai chia sẻ.

Với Mai cảm giác rất đặc biệt và khó quên

Sống ở Ba Lan đã 15 năm trời, nhưng đây là lần đầu tiên Mai vào sân vận động. Cảm giác từ mầu sắc rực rỡ, âm thanh sôi động và màn biểu diễn hoánh tráng khiến cho cô sẽ không bao giờ có thể quên được.

Nhưng, giống như hàng triệu người Ba Lan, phần lớn người Việt sinh sống ở đây xem Euro qua màn hình nhỏ tại gia, bên vại bia tại một quán bar nào đó hay sang trọng hơn chút là tới Fanzone (khu vực dành riêng cho cổ động viên).

Fanzone ở trung tâm Warszawa ngày hôm qua đã có khoảng 100 ngàn khán giả xem trực tiếp trận khai mạc trên những màn hình cực lớn. Tại đây, có nhiều quán bia kèm đồ ăn tại chỗ và một nhà hàng Mc Donald dã chiến với khả năng phục vụ 5000 người/ giờ.

Lê Thường cùng bạn bè quậy tại Fanzone

Không khí ở Fanzone sội động không kém gì sân vận động, cũng hò hét, nhẩy múa, trống phách, cờ quạt.

Theo ghi nhận của báo giới, khán giả Ba Lan đã cư xử tuyệt vời, xứng đáng được điểm 5, họ thật sự trưởng thành, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của bạo lực hay phân biệt chủng tộc như một vài tờ báo nước ngoài lo ngại. Với lượng khán giả lớn như vậy, nhưng hầu như không có một xô xát nào đáng kể dù không phải ai cũng hài lòng với kết quả trận đấu hay hành xử của trọng tài.

Nếu các cầu thủ trên sân cỏ chưa/ không thể đem lại niềm tự hào trọn vẹn cho Ba Lan thì khán giả rất có thể sẽ làm được điều này. Và trong số đó, có các khán giả Việt Nam

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Người Việt xem khai mạc Euro 2012”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thú thật tôi thấy bà con người Việt ở Ba Lan chịu chơi hơn bà con người Việt ở Tây Âu, cụ thể như ở Hòa Lan, Bỉ, Đức và Pháp. Bởi các giải Vô địch Túc cầu (bóng đá) Âu châu hay thế giới đã được đăng cai ở các nước đó, nhưng tôi thấy không mấy người mua vé đi xem các trận đấu. Bởi vé vào cửa rất mắc và cũng không dễ gì mua nổi nó.

    Thích xem quá, thì phải mua vé chợ đen với giá trên trời dưới biển. Phải là hội viên của đội tuyển quốc gia mới mua nổi tấm vé vào cửa. Còn xếp hàng mua vé thì còn lâu mới mua nổi vé.

    Ở Hòa Lan gần ba thập niên, tôi nhận được vé mời của anh bạn đồng nghiệp ngày cũ ở quê nhà, nay cùng là thần dân vương quốc Hòa Lan, rủ đi xem chung một trận đấu giao hữu giữa đội tuyển quốc gia Hòa Lan với một đội tuyển bạn, ở sân vận động Arena của đội bóng Ajax thành phố Amsterdam, nơi tôi cư ngụ. Đây là lần đầu tiên tôi bước chân vào sân vận động hiện đại nhất Hòa Lan, hình lòng chảo, trông bên ngoài như cái đĩa bay, với sức chứa mấy ngàn người.
    So to lớn không thua gì sân của câu lạc bộ bóng đá thành phố Barcelona bên Tây Ban Nha, hay sân Công viên Các Hoàng Tử (Parc de Prince) của đội câu lạc bộ Paris Saint Germains.

    Lão Ngoan Đồng

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con mộ điệu bóng đá (túc cầu),

    Mới có trải qua hai ngày đầu của cuộc tranh tài giải Vô địch Túc cầu Âu châu 2012 mà đã lắm chuyện lạ xảy ra. Trước tiên là á quân giải Vô địch Túc cầu thế giới 2010 tại Nam Phi, đã để thua một bàn trắng trước tuyển Đan Mạch. Cũng như đội tuyển Ba Lan đã chút xíu nữa phải phơi áo với tỷ số 2-1, nếu như thủ môn dự bị không cứu thua một bàn trông thấy cho đội nhà ở chấm phạt đền từ chân sút của đội trưởng tuyển Hy Lạp. Đồng thời tuyển Nga thắng ròn rã 4-1 trước tuyển Tiệp.

    Tuyển Hòa Lan đã chứng tỏ từ vòng đấu loại cho đến vòng đấu giao hữu trước khi chính thức vào giải là một cơn lốc da cam thật sự chứ chẳng phải chơi, nhưng thần may mắn đã không chịu nhếch mép cười với họ !

    Tôi theo dõi trận đấu giữa “đội nhà” Hòa Lan và “đội bạn” (anh bạn Nguyễn Tấn Việt của tôi ở) Đan Mạch, xin khách quan nhận xét theo con mắt riêng là, đội Hòa Lan mạnh hơn đội Đan Mạch, nhưng lại kém may mắn thua cuộc thật oan uổng.

    Tuy nhiên cái thua cũng có lý do. Đó là một phần do sự xui xẻo, nhưng mặt khác là do hàng công tuyển Hòa Lan đã tỏ ra kém bén nhọn trong khi săn bàn thắng. Mặc dù năng nổ tấn công ngay từ phút khai mạc cho đến cuối trận đấu, nhưng hàng công đã tấn công không hiệu quả bằng các bàn thắng, do hàng phòng ngự của Đan Mạch hoạt động khá hiệu quả, cũng như các chân sút của Hòa Lan đã không làm nên lịch sử như họ đã toả sáng trong các vòng trận đấu ở giải vô địch túc cầu thế giới ở Nam Phi cách đây hai năm trước (dĩ nhiên chỉ trừ ở trận chung kết tuyển Hòa Lan đã quá mờ nhạt trước đội Tây Ban Nha vô cùng dũng mãnh, đến nỗi các danh thủ HL đã đá (cứng) rắn quá sức, khiến mất cảm tình khán giả năm châu bốn bể).
    Điều sui lớn nhất là một lần xuống bóng của đối phương, hàng phòng vệ Hòa Lan đã không cản phá hữu hiệu, để một cầu thủ Đan Mạch áp sát khung thành và khéo léo sút bóng lọt qua giữa hai chân thủ môn Hòa Lan, ghi bàn thắng đầu tiên và duy nhất của toàn trận đấu.
    Sau đó đội Đan Mạch đá khởi sắc hẳn lên, tạo những pha công phá nguy hiểm trước khung thành đội Hòa Lan.

    Như tôi từng thưa xưa nay, đội Hòa Lan nếu không ghi nổi bàn thắng trong vòng 30 phút đầu tiên của trận đấu, thì coi như sẽ nắm chắc phần thua về mình. Quả y như rằng, họ đã để thua một trái ở phút thứ 24, mặc dù tấn công liên tục khung thành đối phương, nhưng lại để mành lưới của đối phương vẫn trinh bạch, mặc dù cột dọc khung gố thủ thành Đan Mạch đã ít nhất một lần rung động mạnh trước cú sút tuyệt đẹp ở góc hẹp từ nơi hàng tiền đạo Hòa Lan.

    Cũng nói luôn, người ta vẫn hay nói khi trái bóng tròn còn lăn trên sân cỏ thì nó còn tạo ra nhiều chấn động thật bất ngờ. Chẳng hạn như thủ môn dự bị của đội chủ nhà Ba Lan trở nên người hùng, vì đã cứu thua một bàn trông thấy, là cú phạt đền từ chân sút của đội trưởng đội Hy Lạp ! Anh này sẽ thay thế thủ môn chính thức trong trận sau, vì thủ môn chính đã bị thẻ đỏ nên bị cấm tham dự ít ra một hai trận kế tiếp. Tuy nhiên thủ môn chính cũng vui vẻ, bởi chính pha cứu bóng nguy hiểm trong vòng cấm địa khiến anh lãnh thẻ đỏ, đã không biến anh thành tội đồ, nếu như thủ môn dự bị không cứu thua như đã bàn.
    Dù sao đội Ba Lan và đội Hy Lạp thủ hòa nhau, cùng chia nhau một điểm là điều dzui dzẻ cho cả hai bên.

    Còn đội Hòa Lan tuy thua, nhưng đồng hương của họ là huấn luyện viên (coach) Dick Avocaat của họ đã dẫn dắt đội tuyển Nga thắng đậm 4-1 trước đội Cộng hòa Tiệp.
    Cũng chính coach Dick Avocaat dẫn dắt đội tuyển Hòa Lan vào tới tận bán kết vô địch Âu châu năm 2004 tổ chức tại Hy Lạp và năm đó Hy Lạp đã lần đầu vô địch sau khi đá bại tuyển Bồ Đào Nha trong trận chung kết. (Nhưng cũng là tai họa cho nước này, vì thừa thắng xông lên họ đã đầu tư tổ chức giải Olympic quá rầm rộ ngay sau đó, để rồi mang công mắc nợ dài dài cho đến ngày hôm nay, khiến nền kinh tế lụn bại ngóc đầu lên không nổi).

    Coach Hòa Lan là “thương hiệu” được làng bóng đá thế giới ưa chuộng nhất hạng. Tuyển Việt Nam cũng mon men lần đầu tiên đi thuê một coach Hòa Lan (hạng soàng), nhưng ông này để thua trong trận chung kết (?) thật khó hiểu của giải SEA games (?) vừa qua, nên bị cho về vườn sớm hơn dự định.

    Tương tự coach của đội Đan Mạch vốn từng đá cho các câu lạc bộ ở Bỉ và Hòa Lan trong nhiều năm, cho nên ông này rành rẽ sáu câu bóng đá Vùng Đất Thấp (cũng như nói rành rẽ tiếng Hòa Lan trong cuộc phỏng vấn trước báo chí, khiến tôi lại tưởng ông ta cũng là dân Hòa Lan. Tra cứu wikipedia mới biết ông ta người xứ Đù Mjạ, wên Đan Mạch)

    Ở giải vô địch bóng đá Âu châu 2008 tổ chức ở Áo và Thụy Sĩ, cũng chính một huấn luyện viên Hòa Lan nổi tiếng đã hướng dẫn tuyển Nga đánh cho đội tuyển Hòa Lan đại bại trong trận tứ kết, mà trước đó ở vòng bảng đội tuyển Hòa Lan đang mạnh như chẻ tre ! (đứng đầu bảng với thành tích thắng tuyển Ý 3-0; tuyển Pháp 4-1 và tuyển Rumania 2-0, đạt trọn 9 điểm).
    Trong trận tứ kết ấy, tuyển Hòa Lan tỏ ra mờ nhạt và cố gượng đứng vững được 90 phút thi đấu chính thức , sau khi vất vả gở hòa ở những phút chót (phút thứ 86) bằng tỉ số 1-1, nhờ công sức của cựu binh (véteran) Ruud van Nistelrooy, mới làm hòa với coach Van Basten, được mời gọi về đá tuyến trên cho đội tuyển, nên có cơ hội đóng góp được nhiều công sức cho tuyển HL vững mạnh như đã nói ở vòng bảng. Nhưng đến hai hiệp phụ thì mành lưới tuyển HL tan nát bởi tỉ số chung cuộc 3-1, do công của các chân sút trẻ Nga như Dimitri Torbinski (phút 112) và Andrei Ashavin (phút 116). Chính các tuyển thủ này đã giúp cho đội tuyển Nga đánh đại bại đội tuyển Tiệp như đã nói ở vòng bảng giải 2012 này như đã nói bằng tỉ số áp đảo 4-1.

    LMC

    Ghi chú: Nhận định của tiền vệ Tài Em thuộc đội tuyển Việt Nam trước khi xảy ra trận Hòa Lan – Đan Mạch, đăng trên VN Express hôm thứ sáu vừa qua, như sau:

    Không đặt cửa Hà Lan sẽ vô địch nhưng Tài Em cho rằng, đội bóng xứ sở hoa tulip sẽ vượt qua bảng đấu tử thần. “Hà Lan có đội hình đồng đều, nhiều cầu ngôi sao. Tôi mê hoặc lối tấn công của họ. Tôi nghi ngờ khả năng thắng ở những trận đấu bán kết hay chung kết của Hà Lan nhưng vòng bảng thì tin tưởng hoàn toàn. Họ thường khởi đầu các vòng ngoài bằng những trận thắng chẻ tre. Trong khi đó, Đan Mạch cũng có nhiều cầu thủ chất lượng nhưng không đồng nhất bằng Hà Lan. Rơi vào bảng đấu tử thần, Đan Mạch được xem là yếu nhất. Thế nên, họ không phải là đối thủ của Hà Lan. Hà Lan thắng 3-1. Arjen Robben, Robin Van Persie sẽ tỏa sáng”, Tài Em dự đoán.

    Xin mở ngoặc đơn ở đây về sự kiện thể thao quan trọng khác cũng diễn ra hôm thứ bảy vừa qua:
    Giải Tennis hàng năm Roland Garros lại chứng kiện sự đăng quang của một nữ hoàng mới của sân đất nện (terre battue) là búp bê Nga “Sasha” nổi tiếng xinh đẹp và chân dài (cao 188 cm) !
    Maria Sharapova đã xứng đáng nhận danh hiệu vô địch lần này, đồng thời bước lên ngôi vị số một thế giới, thay cho chân dài Bạch Nga (Bélorussie) Victoria Azarenka, và cũng là phụ nữ thứ mười đã vô địch ở cả bốn giải grand slam (Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Anh và Mỹ mở rộng).
    Đây là một điều rất khó thực hiện, bởi sân chơi ở mỗi giải một khác, đòi hỏi các đấu thủ phải có nhiều kinh nghiệm thi đấu, mới đoạt giải vô địch ở cả bốn mặt sân khác nhau này.
    Những người từng đi trước Maria Sharapova gồm có: Maureen Connolly Brinker (Mỹ), Shirley Fry Irvin (Mỹ), Doris Hart (Mỹ), Margaret Court (Úc), Billie Jean King (Mỹ), Chris Evert (Mỹ), Martina Navratilova (Tiếp và Mỹ) Steffi Graf (Đức) và Serena Williams (Mỹ).

    Connolly Brinker (1953), Court (1970) và Graf (1988) đã đoạt trong một năm bốn giải này chứ không rải rác từng năm một như các tuyển thủ khác. Riêng Steffi Graf còn đoạt giải vô địch Olympic cũng vào năm 1988, kể từ khi tennis được đưa vào tranh tài ở thế vận hội. Steffi Graaf là một hiện tượng trong làng banh nỉ, bởi cô đoạt rất nhiều lần đủ loại grand slam, chứ ko như hiện tượng Roger Federer đoạt duy nhất một lần Roland Garros (2009; nhờ tay vợt Thụy Điển Robin Soderling đã loại ông vua sân đất nện Rafael Nadal ở vòng bán kết, nhưng lại để thua tàu tốc hành Thụy Sĩ Federer ở trận chung kết) mặc dù anh sở hữu 16 lần chức vô địch các loại grand slam khác; Serena Williams cũng mới chỉ một lần vô địch Roland Garros (2002) mặc dù cô đã sở hữu 13 lần vô địch đủ loại grand slam khác. Andre Agessi, phu quân của Steffi Graaf cũng đoạt thành tích chiếm vô địch grand slam ở cả bốn sân, nhưng chỉ có duyên một lần với Roland Garros (1999) và một lần với Wimbledon (1992).
    Ngược lại Rafael Nadal đã chiếm đến sáu lần vô địch Roland Garros (suốt từ 2005 đến 2011, trừ mỗi năm 2009 như đã nói) và đang cố lập kỷ lục lần thứ bảy ở năm nay, để phá vỡ kỷ lục của huyền thoại Thụy Điển Bjorn Borg, một lần ở Úc ở rộng (2009) và một lần ở Mỹ mở rộng (2010).
    Riêng tay vợt số một thế giới người Serbia là Novak Djokovic năm 2011 đã chiếm liên tục liền một lúc ba grand slam chỉ trừ Roland Garros còn nằm chắc trong tay của Rafael Nadal. Trong trận chung kết nam ngày chủ nhật tức ngày mai, nếu Djokovic thắng Nadal thì kể như anh đã lập thành tích vĩ đại, vừa sưu tầm đủ bộ grand slam, vừa ngăn trở thành tích bảy lần vô địch của Nadal.

    Nếu tôi nhớ không lầm thì nếu tuyển thủ nào đoạt cả bốn giải trong một năm sẽ lãnh thưởng một triệu Mỹ kim của Hội Quần vợt thế giới !

    Thành tích đáng nể về vô địch các loại Grand Slam của Steffi Graaf:
    Australian Open : W (1988, 1989, 1990, 1994)
    French Open : W (1987, 1988, 1993, 1995, 1996, 1999)
    Wimbledon : W (1988, 1989, 1991, 1992, 1993, 1995, 1996)
    US Open : W (1988, 1989, 1993, 1995, 1996)

Phản hồi