WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bà Suu Kyi đến châu Âu sau 24 năm

Bà Suu Kyi đã để lại chồng và con ở Anh để quay về Miến Điện 24 năm trước

Nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đã đến Geneva, Thụy Sỹ, chặng dừng đầu tiên trong chuyến đi châu Âu nơi bà sẽ phát biểu trước Liên Hiệp Quốc.

Bà sẽ nói chuyện với Tổ chức Lao động Quốc tế vốn lâu nay vận động chống lại tình trạng lao động trẻ em và lao động khổ sai ở Miến Điện.

Phần lớn thời gian trong suốt 24 năm qua, bà Suu Kyi đã sống trong tình trạng quản thúc của chế độ độc tài quân sự.

Đây là chuyến đi châu Âu đầu tiên của bà Suu Ky và là chuyến xuất ngoại lần thứ hai của bà trong vòng 24 năm qua sau khi đến Bangkok hồi cuối tháng 5 để tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á.

Thể hiện lòng biết ơn

Chuyến đi này được xem là một cột mốc nữa trong tiến trình chính trị của Miến Điện và thể hiện lòng biết ơn của bà Suu Kyi đối với các chính phủ và tổ chức quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hòa của bà chống lại các tướng lĩnh quân đội trong thời gian qua.

Hơn 20 năm trước, bà rời châu Âu để trở về Miến Điện đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự. Bà trở lại lục địa này vào ngày thứ Tư ngày13/6 như là biểu tượng dân chủ của Miến Điện.

Châu Âu rất mong mỏi được nghe những phát biểu của bà liệu những cải cách gần đây của Miến Điện có thật sự chấm dứt chế độ độc tài tàn bạo hay không.

Trong chuyến đi kéo dài hai tuần lễ này, bà sẽ đến thăm Anh, Thụy Sỹ, Ireland, Pháp và Na Uy, nơi bà sẽ nhận giải Nobel Hòa bình mà hơn 20 năm qua bà vẫn chưa nhận được.

Na Uy cũng là nơi đặt trụ sở của Đài Tiếng nói dân chủ Miến Điện, một đài phát sóng đối lập vốn đã được chính phủ Na Uy và các quốc gia châu Âu khác tài trợ rất nhiều.

Ở Ireland, bà sẽ đến xem một biểu diễn của ban nhạc pop U2 và ca sỹ Bono do Ân xá quốc tế tổ chức.

Ở Anh, bà sẽ phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội nước này và nhận bằng tiến sỹ danh dự tại trường Đại học Oxford.

Những bài diễn văn của bà sẽ được các chính phủ và doanh nghiệp lắng nghe kỹ lưỡng
Bà Suu Kyi chọn phát biểu trước Tổ chức Lao động Quốc tế như sự nhìn nhận mối quan tâm lâu nay của tổ chức này đối với tình trạng nhân quyền yếu kém của chính quyền quân sự trước của Miến Điện.

‘Mở rộng tầm mắt’

Phát biểu với các phóng viên trước khi rời đất nước, bà nói bà mong chuyến đi châu Âu lần này sẽ giúp bà mở rộng tầm mắt.

“Mỗi đất nước sẽ có những điều khác. Tôi sẽ biết Miến Điện đã lạc hậu như thế nào khi tôi đặt chân đến những nước khác,” bà nói.

Bà cũng nói thêm rằng bà ‘muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân của bà’.

Quyết định xuất ngoại của bà được xem là dấu hiệu chứng tỏ bà có niềm tin với chính phủ của Tổng thống Thein Sien – người đã theo đuổi tiến trình cải cách kể từ khi ông lên nắm quyền hồi năm ngoái trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Miến Điện sau 20 năm.

Aung San Suu Kyi là con gái của vị lãnh tụ đã giành độc lập cho Miến Điện Aung San, người bị ám sát vào năm 1947.

Bà đã trở thành người lãnh đạo của phong trào dân chủ Miến Điện khi bà trở về đất nước vào năm 1988 sau nhiều năm sống ở nước ngoài.để chăm sóc mẹ đang nằm trên giường bệnh, để lại chồng và hai người con ở Anh quốc.

Bà ở lại Miến Điện kể từ đó và không rời khỏi đất nước vì lo sợ rằng chính quyền quân sự sẽ không cho bà quay lại một khi bà bước chân ra đi.

Chính vì thế mà bà đã không thể nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1991 và không có mặt bên cạnh người chồng là Michael Aris khi ông qua đời vào năm 1999.
Hơn hai thập niên qua bà là tù nhân chính trị của chế độc độc tài quân sự Miến Điện. Nhưng nhờ vào những cải cách gần đây, bà được trả tự do vào cuối năm 2010 và sau đó giành được ghế trong một cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội hồi tháng 4 năm nay.

Tin BBC

 

Phản hồi