WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chế Lan Viên: Ai chịu trách nhiệm vậy? (*)

(Kỉ niệm ngày giỗ thứ 23 của Thi hào Chế Lan Viên (19.6.1989 – 19.6.2012), 92 năm ngày sinh (20.10.1920 – 20.10.2012)

Chế Lan Viên

Trong một hội thảo văn thơ Viêt Nam đương đại cách nay gần 50 năm, một nhà thơ nổi tiếng của giòng Thi Ca Tiền Chiến đã nói: Thi sĩ Việt Nam đã, đang rơi vào tình trạng’’Hiện tượng Một Bài’’ (HTMB). Ông nêu dẫn chứng về khá nhiều tác gỉa nổi tiếng thời Tiền Chiến (1930 – 1945), tham gia Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), sau khi trở về, cố lắm họ mới có được’’Một bài’’ có thể gọi là’’hay’’, sau đó… không có thi phẩm nào vượt qua được ’’Một bài ’’ kia. Nhà thơ này nói khá đúng, ngay đến tận bây giờ nhận xét đóvẫn chưa mất tính thời sự xác thực nếu không muốn nói: Trên mặt bằng thi ca của đất nước đã thống nhất 37 năm, rất ít thấy xuất hiên HTMB.

Thế nhưng – Đối với Chế Lan Viên có thể xem là trường hợp ngoại lệ. Ông nổi tiếng ngay từ khi công bố Tập thơ Điêu Tàn khi mới 17 tuổi (1937). Tiếc rằng trong suốt cuộc Kháng chiến chống Pháp – có thể do đang tìm cách thich nghi với môi trường, tích lũy, thu lượm, chắt lọc’’đãi cát lấy vàng’’ ông không phát huy được khả năng để có những ’’Điêu Tàn’’ tiếp theo. Phải đợi đến đầu những năm 60 của thế kỉ 20 và nhất là từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bước ra, các sáng tác của ông mới đủ độ chín để lên đỉnh vinh quang. Có thể xem đây là một hiện tương nổi trội trong nền thi ca VN đương đại.

Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, người quê Bình Định, học trường Quy Nhơn (1). Ông đến với thi đàn Việt Nam bằng tập thơ có chủ đề đặc biệt, cấu trúc độc đáo, ngôn từ diễn đạt sâu săc, ấn tượng dữ dội khiến dư luận đương thợ ngỡ ngàng đến khâm phục. Vào lúc nổi danh, tác gỉa chỉ mới là chàng trai trẻ mà theo quan niệm chung của các tiền bối: Đang tuổi ’’Ăn chưa no, lo chưa tới’’.

Lẽ ra, chàng Phan đang mài đũng quần ở trường lớp chuyên nghiệp nào đó, hoặc it ra, cần được vũ trang lí luận của một ngành chuyên khảo về lịch sử, phải có thời gian sống, chiêm nghiệm thế thái nhân tình, ’’đào bới’’… ’’quằn quại’’ ,’’vật vã’’ với hiện thực khách quan, mới viết được những vần thơ làm người đọc ’’Sốc’’ trước đau thương của cả một thời đại, một dân tộc, một quốc gia hoàn toàn xa lạ với Phan Ngọc Hoan – giờ chỉ còn đổ nát, hoang phế. Trái lại, qua đống đổ nát, Chế Lan Viên đã nhập vào quá khứ, bứt phá rồi đường hoàng, lừng lững bước lên đài vinh quang của thi đàn Việt Nam ở cuối thập niên 30 của thế kỉ 20!

Đọc Điêu Tàn, người đọc ngạc nhiên đến chóang ngợp khi CLV đã dụng dậy những hồn ma, những hình hài phiêu phưởng mà sống động như những con người thật, đi lại, vật vờ xung quanh đống đổ nát trên mảnh đất hoang tàn,cất tiếng than khóc cho số phận nghiệt ngả của bản thân và dân tộc mình. Chế Lan Viên đã nhập hồn, hóa cốt vào dân tộc Hời để trỡ thành biểu tượng rực rỡ trong giòng chảy Thơ Mới .

Chúng ta thử chọn, đọc một bài tiêu biểu trong Điêu Tàn:

TRÊN ĐƯỜNG VỀ

Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Hời
……………………………………………………..
……………………………………………………..
(2 dòng này bị kiểm duyệt Pháp thời đó cắt bỏ)

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn.
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi;
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ quy !

Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận,
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang,
Mắu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận,
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn.

Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm Quốc,
Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi,
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp,
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui.

Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng,
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây, chiến thuyền nằm trơ trên sông lặng,
Bày voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.

Đây, trong ánh ngọc lưu ly huyền ảo,
Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà,
Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo,
Cùng nhịp nhàng, uyển chuyển uốn mình hoa.

Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp
Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi,
Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập,
Nỗi buồn thương, nhớ tiếc giống dân Hời !
(Điêu Tàn – 1937)

Tập thơ ra đời được 5 năm,(1937 – 1942) ngay cả Hoài Thanh nhà biên khảo có uy tín trên văn đàn Việt Nam thời đó cũng có cảm tình rồi viết những giòng xúc động đầy bí hiểm: ‘’…Vong linh đau khổ của nòi giống Chàm đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên dầu không phải người họ Chế, CLV vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành…’’(2).

Nhiều người sau này cũng theo Hoài Thanh phát triển, nhận định về Điêu Tàn nhưng có phần lạc đề : ‘’… tập thơ (Điêu Tàn) miêu tả nỗi cô đơn của một người không tìm thấy sự hòa hợp với cuộc đời…’’ (3).

Liệu đây có phải là ý tưởng của CLV khi viết Điêu Tàn – không? Cần phải giải mã ĐT dưới góc nhìn tổng quát nhưng biện chứng trong bối cảnh xác tín của lịch sử nươc nhà.

Nếu chúng ta đọc ĐT theo cách: Mở rộng và suy tư sâu lắng, nhận ra: Nghĩa đen của ĐT đúng là tác gỉa hướng dẫn người đọc đi vào thế giới mộng ảo và cảm nhận qúa khứ bi thương của một dân tộc đã đi vào quá khứ… Nhưng trấn tĩnh lại, tỉnh táo hơn, ta chợt giật mình, nhận ra, ở phía sau – nghĩa bóng của Điêu Tàn: Tác gỉa không định nói về một biến cố của dân tộc Hời, mà hướng suy nghĩ người đọc vào sự khái quát của sự diệt vong nhằm gửi bức thông điệp cho người đọc đương đại: Dân tộc, đất nươc – khi bị chiếm đất – sẽ phải nhận lấy kết cục bi thảm – Diệt vong!

Từ những vần thơ minh họa sinh động của cây bút tài hoa khiến trí tưởng tượng người đọc bùng phát, liên tưởng tới hoàn cảnh đất nước Việt bị ngoại bang xâm chiếm ở nhiều cột mốc thời gian của nhiều thế kỷ đã qua. Nòi giống Việt đã bao phen chèo chống , vùng vẫy thoát ra khỏi cảnh nô lệ, bị thực hiện cưỡng bức nhằm đồng hóa trên các lĩnh vực : Văn hóa, phong tục, nếp sống kể cả đồng hóa chủng tộc (sát Phu – hiếp Phụ) (…) . Có lúc từng đoàn bộ lạc bồng bế nhau xuôi các dòng sông, chạy xuống phương Nam. Tuy tộc Việt vẫn bị dân Hán tiếp tục truy đuổi, ép đồng hóa… nhưng mục đích của kẻ thù đã thất bại bởi sức sống mãnh liệt của nười Việt. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn kiên cường chống lại, giữ vẹn toàn bản sắc của mình nhưng vẫn tỉnh táo, tiếp thu cái hay, cái tốt của họ, biến thành của mình, tiếp tục tồn tại, phát triển đi lên…

Trong hoàn cảnh một mất một còn, tổ tiên ta vẫn kiên cường, anh dũng hun đúc chí quật cường truyền lại cho con chắu đời đời.Nằm ở giưa hai miền Bắc – Nam, khi kẻ thù phương Bắc o ép lăm le tiêu diệt, thì phía Nam -Vương quốc Chiêm Thành – áp sát không ngừng quấy rối, xâm chiếm đe dọa sự tồn tại của mình. Không còn đường nào khác, thế là cuộc trường chinh: Dẹp, mở rộng phía Nam để yên một mặt, chú tâm chỉ chống một kẻ thù mạnh hơn ở phía kia (thay vì chống với cả hai). Quan dân nhà Nguyễn phải thực hiện quy luật: Cùng tắc biến (Biến tắc thông). Và, thảm cảnh đã xẩy ra cho những kẻ tham lam nhưng không đánh gía đúng đối thủ, vẫn tiến hành cuộc phiêu lưu quân sự để nhận lấy sự diệt vong!…

Chế Lan Viên mượn bối cảnh – Như Nguyễn Du viêt Truyện Kiều – viết Điêu Tàn, chỉ là cách ‘’mượn xác – hoàn hồn’’ – lấy Xưa nói Nay. Tác gỉa đã đánh thức cả giòng tộc bằng một thông điệp: Hãy nhìn gương tấy liếp đây – Hoặc là biến vào hư không như dân Hời, nếu để kẻ thù xâm chiếm đất nước. Còn không thì hãy dũng cảm bảo vệ giang sơn để khỏi rơi và tay giặc ngoại xâm!

Xin bạn đọc hãy chú ý 2 câu thơ – thứ 3 và 4 – ở khổ thơ thứ nhất – Trên Đường Về. Tôi rất muốn biết: Hai câu thơ đó là thế nào, mà kiểm duyệt Pháp thời năm 1937 cắt bỏ?

Chúng ta biết: Từ năm 1936, Mặt trận Bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp. Họ đã ‘’thí cho’’ các nước thuộc địa một số cải cách để dân nô lệ đỡ ngột ngạt hòng xoa dịu sự phản kháng. Thế mà 2 câu thơ của Chế Lan Viên vẫn bị xóa, chứng tỏ nội dung của nó rất’’dữ dội’’ khiến chính phủ thực dân Pháp không chịu được. Chắc chắn 2 câu thơ ‘’phạm húy’’… động chạm đến chính sách cai trị hà khắc của chúng .

Nếu trước đây việc làm này của dân thuộc địa sẽ bị đàn áp. Còn bây giờ, muốn đánh bóng cho bộ mặt Dân Chủ, bộ máy kiểm duyệt đành cắt bỏ 2 câu thơ kia rồi cho bài thơ vẫn được phổ biến. Thế nhưng vì mất 2 câu, tứ thơ đã chuyển hướng theo ý nghĩa khác… Chúng ta cùng nhớ lai: Thời kì đầu Thế kỉ 20 đến cuối những năm ba mươi, Thực dân Pháp đàn áp các cuộc nổi dậy, chém giết các chiến sĩ cách mạng tràn lan qua các vụ Hà Thành Đầu Độc, Ngày Tang Yên Bái, Cần Vương, Đề Thám…Có thể tinh thần phản kháng đó nằm ở hai câu thơ mà thực dân Pháp nhận ra nên cắt bỏ. Từ suy nghĩ phân tích trên, có thể đi đến nhận định: Chế Lan Viên viết Điêu Tàn là có chủ ý: Khơi dậy trong lòng dân tộc tinh thần chống ngoại xâm. Bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc. Khung cảnh, và con người trong Điêu Tàn chỉ la vật tượng trưng mang ẩn ý để cổ vũ toàn dân tộc chống quân xâm lược.

Chúng ta phải phục hiện sự thực, cho dù nhận định quan niệm sai lệch.

Về chủ đề cúa Điêu Tàn đã tồn tai 70 năm. Tuy hơi muộn nhưng muộn vẫn còn hơn không. Không thể để các thế hệ sau tiếp tục hiểu sai ý tác gỉa Điêu Tàn (…) làm biến dạng, dẫn tơi vô tình hạ thấp ý nghĩa của tác phẩm và uy tín của tác giả.

Chế Lan Viên là người yêu tổ quốc, đất nước mình tha thiết, mãnh liệt như bao người Việt Nam khác. Nhưng ông diễn giải tình yêu đó bằng những vần thơ nóng bỏng và trữ tình. Ông đã làm nổi bật những gía trị, nối tiếp sau Điêu Tàn dù chỉ với 4 câu thơ trong bài Tiếng Hát Con Tầu đã đủ đưa ông lên vị trí thi hào của dân tộc:
‘’…
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua mà chẳng thấy yêu thương
Nơi ta ở – chỉ là đất ở
Nơi ta đi – đất bỗng hóa tâm hồn…’’

Nhà Văn – Nghệ – Sĩ có thể có nhiều cách thể hiện ca ngợi tổ quốc mình bằng sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đủ thể loại, dài, ngắn. Chế Lan Viên chỉ cần 4 câu thơ đã nói thay cõi lòng của nhiều người. Tổ quốc – Dân tộc là Đất – Nước. Đọc 4 câu thơ lên, mọi người cảm nhận ngay bởi mấy từ Đất bỗng hóa tâm hồn. Vì là tâm hồn nên Đất trở thành thiêng liêng, thân yêu. Đất – chính là Mẹ hiền, là Tổ quốc Việt Nam!

Phải nghe tiếp những câu thơ hào hùng trong bài: Tổ quốc có bao giờ đệp thế này chăng? xâu chuỗi lại mới thấy rõ chủ ý của Chế Lan Viên – từ Điêu Tàn, ngược từng cột mốc lịch sử của hôm qua rồi quay trở về hôm nay: Kêu gọi cả Dân tộc đứng lên Bảo Vệ Tổ Quốc khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc:

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
Chưa đâu !
Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất !
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên
trên sóng Bạch Đằng…

Những anh hùng dân tộc – đứng đầu các cuộc chống xâm lăng của phương Bắc được nhà thơ ghi lại trong từng câu thơ khiến người đọc cảm động, trỗi dậy khí thế hiên ngang nhờ oai linh của tổ tiên…

Chê Lan Viên đã để lại cho thi đàn Việt Nam nhiều bài thơ gía trị, cùng những tác phẩm nhiều thể loại khác. Nhưng ông cũng là người duy nhất trong làng thơ Việt Nam: Dù đã đi vào cõi vĩnh hằng, dù lúc còn sống các thi phẩm gía trị chưa được công bố . Giờ, khi tác gỉa đã trở về với cát bụi, các thi phẩm tuyệt vời mới được người đời biết đến…

Người đọc Việt Nam đã yêu qúy Chế Lan Viên – Phan Ngọc Hoan qua Điêu Tàn, nay – khi đọc những di cảo của ông phải cúi đầu, ngà mũ kính chào Thi sĩ trứ danh của nền Văn Chương Việt Nam hiện đại.

Các thi phẩm nổi tiếng công bố muộn màng của Chế Lan Viên – in trong Di Cảo Chế Lan Viên – chính là 3 bài thơ: Ai Tôi – Bánh Vẽ – Trừ Đi!

AI TÔI?

Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống sót có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi lúc xung phong

Một trong 30 người khi ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quần trên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy mọi chỗ
Chả Huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy ?
Lại chính tôi!

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm
Mà tôi xấu hổ!
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay
Tôi có thể cười!…

1987. (Di cảo của Chế Lan Viên)

BÁNH VẼ!

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì sảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…

(Rút trong tập Văn học và Dư luận,
NXB Trẻ TP HCM – Di cảo của Chế Lan Viên)

TRỪ ĐI!

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ.
Tôi giết cái cánh sắp bay…
trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển.
Giết mưa và giết luôn cả cỏ
mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi,
không có thịt của mình.
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi?
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình!

(Rút trong tập Di cảo (4) của Chế Lan Viên)

Berlin 10.6.2012

© L.X.Q

© Đàn Chim Việt

———————————————-

(*) – Câu thơ lấy trong bài Ai – Tôi.
1 – Thi nhân Việt Nam xuất bản năm 1942. Theo Bách khoa toàn thư VN : Chế Lan Viên sinh ở Cam Lộ, Quảng Trị (?)
2 – Thi Nhân VN trang 238 – 239
3 – Lời giới thiệu của Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam…
4 – Di Cảo được Hội nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng văn chương

 

6 Phản hồi cho “Chế Lan Viên: Ai chịu trách nhiệm vậy? (*)”

  1. Hà Huy says:

    Do yếu kém về quản lý nên một khi những người có chức vụ cao mà ra những quyết định sai lầm sẽ nguy hại vô cùng không những sinh mạng của nhiều người mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cả Quốc Gia . Tin tình báo ở một số nước mà chúng tôi nhận được . Cuối năm nay một số nước có kế hoạch mời anh Tổng Trong sang thăm , nhưng kế hoạch này đều bị từ bỏ vì Bài giảng về CNXH ở Việt Nam trên đất nước Cuba hôm nào . Thật tai hại cho một chút lú lẫn hay cố tình không nhận ra sai lầm của lãnh đao Đảng CSVN : NPT

  2. Võ Hưng Thanh says:

    ÔI ! CHẾ LAN VIÊN !

    Ông L.X.Q viết bài bốc Chế Lan Viên làm “thi hào” của dân tộc, thật hết sức nhảm nhí, sởn tóc gáy. Điều này chứng tỏ L.X.Q thật sự là người kém ý thức, vô trách nhiệm, khi phát biểu ý kiến ngớ ngẩn giữa diễn đàn công khai như vậy.
    Đây hãy nghe L.X.Q nói : “Với 4 câu thơ trong bài Tiếng Hát Con Tầu đã đủ đưa ông lên vị trí thi hào của dân tộc :
    ‘’…
    Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
    Nơi nào qua mà chẳng thấy yêu thương
    Nơi ta ở – chỉ là đất ở
    Nơi ta đi – đất bỗng hóa tâm hồn…’’
    Bất cứ người nào có khả năng làm thơ chút đỉnh, đều nhận thấy 4 câu “thơ” này thật hết sức tầm thường, giả tạo, rị mọ một cách đầy miễn cưỡng, khó khăn. Đấy cái thi tài của “thi hào” CLV là như thế đó.
    Ngay cả tâp thơ “Điêu tàn” của CLV nói về “giống dân Hời” của CLV mà L.X.Q khen lấy khen để cũng còn có vấn đề đáng nói. Chế sống ở Định, nơi của cố đô người Chăm, trước kia gọi là Chàm, Chiêm Thành, hay nôm na là Hời. Điêu tàn quả là tâm sự đáng thương thật của lịch sử quá khứ để lại. Nhưng CLV lại đào sâu vào chỗ không đáng làm. Đáng lẽ nhà thơ chỉ nói lên cảm xúc gián tiếp của mình. Đằng này có lẽ như mượn đề tài để tự xây sự nghiệp thi ca một cách điệu đàng, giả tạo mà người ta hay gọi là kiểu “làm dáng”. Cái không trung thực, cái phi cảm xúc lành mạnh, tự nhiên, khách quan là như thế.
    Rồi những đoạn thơ tiếp theo mà L.X.Q dẫn ra để “chứng minh” cái thi hào của CLV :
    ” Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
    Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
    Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
    Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.

    Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn.
    Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi;
    Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn,
    Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ quy !

    Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận,
    Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang,
    Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận,
    Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn.

    Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm Quốc,
    Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi,
    Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp,
    Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui.

    Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng,
    Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
    Đây, chiến thuyền nằm trơ trên sông lặng,
    Bày voi thiêng trầm mặc dạo bên thành.

    Đây, trong ánh ngọc lưu ly huyền ảo,
    Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà,
    Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo,
    Cùng nhịp nhàng, uyển chuyển uốn mình hoa.

    Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp
    Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi,
    Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập,
    Nỗi buồn thương, nhớ tiếc giống dân Hời !”
    Đây quả là thơ của một chàng thiếu niên 17 tuổi đang học làm thơ. Nó luộm thuộm, vá víu, chắp nối ý tứ một cách giả tạo. Vần điệu và bút pháp đều không tự nhiên, không chỉnh đốn hay thoải mái. Chứng tỏ CLV không phải có chân tài thơ thật sự. Cái nổi tiếng ở đây chỉ là cái nổi tiếng trong hoàn cảnh nghèo nàn của ý thức văn nghệ VN lúc đó, hay cái nổi tiếng như cái gì lập dị, làm dáng một cách không bình thường, thậm chí ấu trĩ như trên đã nói.
    Rồi L.X.Q còn nức nỡ khen đoạn thơ sau :
    “Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
    Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
    Chưa đâu !
    Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất !
    Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
    Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
    Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
    Hưng Đạo diệt quân Nguyên
    trên sóng Bạch Đằng…”
    Ai cũng thấy đây là một ý thức giả tạo thật sự. Gần như là một sự cường điệu vô duyên, sự nịnh nọt vô lối. Đọc lên nghe rỗng tuếch, chẳng tìm ra chút mạch đập tâm hồn thật sự sâu xa hay cảm xúc sâu kín nào trong đó. Nó giống như kiểu thơ khẩu hiệu, ra sức rặn ra mà làm. Các sự so sánh tầm phào, không có cơ sở, không có thực chất. Bởi nếu có cơ sở, có thực chất, điệu thơ và tứ thơ không thể được biểu hiện ra một cách kịch kỡm, khô cứng, mang tính ráp nối bề ngoài như thế.
    Ngay cả những bài “Ai, tôi”, “Bánh vẽ”, “Trừ đi” mà L.X.Q trích thêm ở dưới, có vẻ như đã về gần bản tính suy nghĩ thật của CLV, không còn mang tính chất giả dối, trình diễn nữa, thì cũng phản ảnh cái nghèo nàn, khô khốc từ bút pháp đến nội dung văn học.
    Đấy tư tưởng, cảm xúc, và nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên là như vậy. Nó gần như một chiếc bánh lạ được lên khuôn một thời của một kiểu khuôn lạ, rồi qua hoàn cảnh lịch sử, nó bị khiến cho hôi thối, khô thiu đi, đó cũng là ý AI CHỊU TRÁCH NHIỆM chuyện này mà tác giả bài viết Lê Xuân Quang muốn nói tới.
    Nói chung lại, rất tiếc tài năng của Chế Lan Viên thật chưa vững lắm. Đáng lý ra hoàn cảnh thuận lợi, nghệ thuật thi ca của ông có thể được trau luyện, củng cố thêm với thời gian. Đằng này chính lịch sử nghiệt ngã khách quan, đã làm cho bản thân ông chỉ như một bọ nhỏ, bị hút vào trong môi trường khiên cưỡng, giả tạo, càng làm thơ ông càng trở nên thêm sến. Đó là loại sến về chính trị, thời cuộc, giống như những nhà thơ từng đồng trang lứa và hoàn cảnh chung của ông mà ai cũng rõ.

    ĐẠI NGÀN
    (16/6/12)

  3. BAUXIT HÀNỘI says:

    Chế Lan Viên tự nhận: ” Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!

    Hồ Chí Minh sau khi giết xong 172, 008 nguời vô tội thì cũng quẹt nuớc mắt “, xin lỗi ”
    Ông bà ơi ! Lưà bịp hàng triêu thanh niên chun vào lò sát sinh “Sinh Bắc tử Nam”, giết oan hàng trăm ngàn nguời, triệt nguồn sống cuả hàng triệu vợ con họ rồi chĩ xin lỗi nhận lỗi xin lỗi để sạch hai bàn tay dính máu ? Nói sao mà như giỡn… vậy , mấy cha !
    Luơng tâm loài nguời đâu có dễ dàng bỏ qua ..Công lý loài nguời đã khẵng định là ác qủy đây nè. Mời xem :
    Hồ Chí Minh on Monster List :
    http://www.filibustercartoons.com/monsters.htm

  4. Vu Trung says:

    “Thi Hào” Chế Lan Viên, vậy là phải đưa bác Nguyễn Du lên chức “Thi Bá”, chứ hông lẽ để 2 bác nầy ngồi ngang nhau thì hơi kỳ.

  5. Dao Cong Khai says:

    Người VN cứ vào tìm đến chỗ Nghĩa Trang QĐVNCH là sẽ hiểu được tâm trạng của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu Tàn. Điều đó đã xẩy ra cho những người VN yêu chuộng tự do từ năm 1975 rồi. Đâu còn gì những mộ bia, đền đài, tượng đá cũ trong công viên như thời vàng son xưa. Cứ nhìn Hồ Than Thở ở Đà Lạt và những nơi du lịch thịnh hành ngày xưa ở VN như Suối Tiên thì sẽ thấy. Đâu còn những thắng cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng như xưa nữa; chỗ nào cũng bị xây cổng bán vé, mở game và hát nhạc rock hết cả rồi.

    Tôi đi xe buýt qua khu nghĩa trang QĐVNCH cũ (gần Suối Tiên) nhưng không thể biết nó nằm chỗ nào. VC đã xây nhà cao ở khắp 2 bên đường xa lộ ở khúc đó; buôn bán sầm uất và kẹt xe nữa, nhưng ngồi trên xe buýt ngó ra không thể xác định được Nghĩa Trang đó nó năm chỗ nào. Không biết nó còn hay mất, nghe đồn nó còn nhưng có lẽ VC cố tình chiếm hết đất trống chung quanh xây nhà cao lên và che lấp không cho các thế hệ sau trông thấy dấu tích lịch sử ngày xưa nữa.

    • SỰ THỰC LỊCH SỮ says:

      Suy nghĩ kỹ thì tất cã những Nghiã trang tô phết hoành tráng tới đâu cuả hàng ngàn oan hồn ngã xuống vì cầm súng cho chiêu bài bịp bợm gọi là chống ngoại xâm mà nay đội ngũ trí thứcnhư Hà Sĩ Phu VN đã phát hiện đuợc sự thựclà làm tay sai cho Comintern cuả họ HỒ thì chắc chắn các thế hệ truởng thành sẽ thấy rõ các nghiã điạ đó chính là những chứng tích tội ác cuả ông Hồ Chí Minh và đãng CSVN.

Leave a Reply to Vu Trung