WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy?

Các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức trước toà năm 2010 - Ảnh: OnTheNet

 

Tôi thường hay nói trong các bài viết và trao đổi với bạn bè rằng, Việt Nam khó có thể thay đổi hệ thống chính trị khi chưa có một phong trào dân chủ xã hội rộng lớn.

 Tôi nhấn mạnh: Phong trào xã hội chứ không phải tổ chức, đảng phái chính trị.

Phong trào có thể được khởi xướng hoặc đứng sau nó như bộ tham mưu, bởi những người trí thức tên tuổi, có uy tín và tiếng nói thuyết phục trong xã hội.

Về kinh nghiệm tổ chức người Việt có thể học hỏi từ các phong trào “Công đoàn Đoàn Kết” của Ba Lan, “Hiến chương 77″ của Tiệp Khắc cũ, “Otpor” ở Nam Tư cũ, hay “6 tháng Tư” ở Ai Cập, v.v…

 Cơ hội bị bỏ lỡ

Chỉ một phong trào xã hội thì mới mong nhận được sự tham gia của đông đảo mọi tầng lớp dân chúng tranh đấu với nhà chức trách vì lợi ích rộng lớn, đòi thay đổi, chứ không nhất thiết, hoặc không cần thiết nhắm vào mục đích lật đổ chế độ.

Đó là, đòi thực thi các quyền dân sự, nhân quyền, chống tệ nạn tham nhũng làm kiệt quệ tiềm lực của đất nước, đòi bình đẳng và công lý trong ngành tư pháp, đòi quyền tư hữu đất đai để đảm bào lợi ích cho nông dân của một nước nông nghiệp, đòi có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi của công nhân bị tư bản nước ngoài bóc lột thậm tệ với sự hỗ trợ của các nhà chức trách địa phương, v.v…

Đã có những thời điểm manh nha, trong đó loé lên hy vọng rằng sẽ quy tụ được sự ủng hộ đa dạng của người Việt trong và ngoài nước, từ đó có thể hình thành một phong trào xã hội tin cậy.

“Phong trào 8406″, tức “Tuyên ngôn Dân chủ 8406″ vào năm 2006, hay phong trào biểu tình vào mùa hè 2011 chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo, xua đuổi, bắt giữ ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa, là những cơ hội bị bỏ lỡ đáng tiếc.

Về “Phong trào 8406″, bài viết “Chia nhau chiếc bánh Nhà Dân Chủ Lớn” của tôi vào thời điểm đó trên tờ “Đàn Chim Việt” và tấm hình trong bài minh họa nhà dân chủ rởm qua tấm thẻ với bộ mặt khỉ, đã làm bùng nổ tranh cãi. Tôi cho rằng tự những người khởi xướng “Phong trào 8406″ đã khai tử nó ngay sau khi ra đời. Trong bài có đoạn:

 ”Tại sao không là “Tuyên ngôn Dân Chủ” của 118 công dân Việt Nam mà phải là của “các nhà dân chủ” trong nước? Lại có người còn tóm luôn nhãn hiệu “Tuyên ngôn Dân chủ” này đặt tên cho tổ chức, cho trang web của mình. Một sự lập lờ láu cá, đánh lẫn trắng đen, gây ngộ nhận một cách cố ý.

 Rồi có kẻ xưng hô đại diện này, đại diện kia mà không biết là đại diện cho ai và ai bầu mình làm cái vai trò đại diện ấy? Lấy cái quyền ai cho để tò tí te với nhau như vậy, hay là chỉ vài người thoả thuận chỉ định nhau?

 Những lối bao biện vòng vo làm người ta không thể không nghĩ đến những kẻ cơ hội đang lợi dụng sự lắt léo này và để lại sau nó là một dấu hỏi lớn. Điều này thể hiện sự yếu kém nhất về trình độ tổ chức, năng lực của những người (tự cho mình) đứng đầu phong trào dân chủ trong nước hiện nay. Tuổi tác cao, quá trình lâu dài, lòng dũng cảm có thể là biểu tượng, khuôn mẫu tinh thần cần thiết, nhưng chưa phải là yếu tố đủ mang đến thắng lợi nếu thiếu tài năng tổ chức và sự cả quyết trong lãnh đạo”.

Gần đây, nhắc lại vấn đề trên, cũng trên “Đàn Chim Việt”, nhân bài viết của một tác giả nói về “Phong trào 8406″, tôi lại bị phản đối. Người ta nói rằng “Phong trào 8406″ hoạt động bình thường, có đại diện ở cả trong và ngoài nước. Nhưng tôi vẫn bảo lưu nhận định của mình. Theo tôi, “Phong trào 8406″ hôm nay chỉ còn là hình thức, với một số người nào đó. Từ lâu nó đã thiếu vắng ảnh hưởng và không còn sự cuốn hút dư luận nữa.

Còn phong trào biểu tình chống Trung Quốc?

Phong trào này có sức mạnh và sôi động hơn, vì nó hình thành tự phát với sự tham gia nỗ lực của rộng lớn dân chúng, đặc biết là giới trẻ, với sự đi đầu của nhân sĩ, trí thức có tên tuổi trong nuớc, được xã hội kính trọng. Nó cũng hợp với lòng dân vì bản chất là thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã ý thức rất rõ nguy cơ phát triển của phong trào này. Thoạt đầu họ lúng túng, tuyên bố tiền hậu bất nhất, nhưng tới ngày 21/8/2011 thì thẳng tay đè bẹp phong trào.

Bằng nhiều hình thúc, sử dụng cả lực lượng dân phòng, xã hội đen, nhà cầm quyền Việt Nam đã đàn áp thô bạo, bắt giữ, giam cầm, đưa đi trại cải tạo, theo dõi từng bước đi của những đã người tham gia biểu tình, phong toả đời sống của họ và cả những người có liên hệ.

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) một mặt muốn trấn an, làm đẹp lòng Bắc Kinh, mặt khác lo sợ sự kiện này bị tận dụng, có khả năng trở thành một phong trào xã hội đối kháng. Đây là mấu chốt của toàn bộ các vấn đề. Một bài bình luận trên báo Quân đội Nhân dân cũng chẳng giấu giếm, gọi nó là sự “diễn biến hoà bình” lợi dụng dân chủ và lòng yêu nước.

Nhà cầm quyền CSVN đã thành công một phần, nhưng gậy ông đập lưng ông. Sự trấn áp bất nhân và rất phí lý đã làm lộ rõ hoàn toàn thái độ nhu nhược, lệ thuộc Trung Nam Hải của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN. Và cũng từ điều này nhà cầm quyền – một cách tự nhiên – biến rất nhiều người dân lương thiện, đơn giản xuống đường chỉ thuần tuý vì lòng yêu nước, trở thành những người thù địch hoặc căm ghét chế độ.

Phong trào “Con đường Việt Nam”?

Ngày 8/6/2012, tôi nhận được email từ một địa chỉ, (được xem là) của Lê Thăng Long, gửi cho tôi và trong thư cho thấy 19 tên người khác, hầu hết sống trong nước mà tôi đều biết. Xét rằng sẽ không có gì không thích ứng, hay được hiểu là thiếu thiện chí khi tôi bạch hoá một phần các email.

Thư đầu tiên có đoạn:

 ”Tôi viết thư này thay mặt cho những người khởi xướng phong trào “Con đường Việt Nam” mời tất cả quý vị trở thành người sáng lập của phong trào này để giúp nó lớn mạnh nhằm góp phần vì một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng.

 Anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Công Định và tôi chỉ là những người khởi xướng ý tưởng. Chúng tôi rất hiểu rằng để hình thành và làm lớn mạnh được một phong trào của nhân dân mang tính lịch sử như vậy thì nó phải được sáng lập và lãnh đạo bởi những bậc trí thức ưu tú sẵn sàng dấn thân vì đất nước. Đó là lý do mà chúng tôi gửi lời mời này đến quý vị với một niềm tin to lớn”.

Và sau đó, đề nghị ở một thư khác riêng cho tôi:

“Tiếp theo thư mời tham gia sáng lập Phong trào “Con đường Việt Nam”, bức thư này mời ông đảm nhận trách nhiệm quyền Phó ban quản trị của Phong trào để giúp nó mau chóng lớn mạnh”.

Tất nhiên, sau một ngày suy nghĩ, tôi đã lịch sự từ chối và viết thêm:

 ”Tuy nhiên tôi sẽ bên cạnh các anh và hỗ trợ các anh trong khả năng có thể của mình trên mặt trận báo chí, truyền thông khi thấy phong trào có xu hướng tích cực và thực tế. Tôi cũng rất mong và chúc các anh xây dựng được một phong trào xã hội cho tiến trình dân chủ hoá của Việt Nam. Một phong trào xã hội sẽ huy động được lực lượng xã hội dễ dàng và đa dạng hơn là các đảng phái chính trị với những điều lệ, nguyên tắc sinh hoạt”.

Cho rằng thế là ổn, tôi đã định im lặng chờ xem “Con Đường Việt Nam” hoạt động ra sao. Trăm nghe không bằng một thấy.

Nhưng ngay sau khi ông Lê Thăng Long tuyên bố khởi xướng “Con đường Việt Nam” trên một số trang web, lập tức đã xuất hiện các bài viết với nhiều điều đáng suy ngẫm.

Vì vậy, tôi thấy mình cũng nên có tiếng nói, nhất là vài người bạn đưa vấn đề ra và hỏi ý kiến.

Hơn thế, là người cầm bút, trước một vấn đề xã hội quan trọng, tôi thấy nên tỏ thái độ, nhưng nghiêm túc và có trách nhiệm.

Trước hết, mục tiêu chung của “Con Đường Việt Nam” có thể nói là tốt. Điều này cũng được thể hiện qua phát biểu của ông Lê Thăng Long trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 12/6:

 ”Chúng tôi rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho đất nước chúng ta phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau”.

 ”Mục tiêu sắp tới của tôi là làm sao hình thành được phong trào cùng với các anh em và làm sao để phong trào này lớn mạnh để đem lại con đường đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam”.

 Cần chú ý rằng, lúc này những ai đưa ra nghi ngờ, không ủng hộ “Con Đường Việt Nam” có thể bị cho là chia rẽ, vô trách nhiệm, bởi vì sự nghi ngờ chỉ là dự đoán, trong khi phong trào vừa thành lập, chưa làm điều gì hại và ít nhất có mục tiêu đứng đắn.

Nhưng với linh cảm và kinh nghiệm của mình, tôi không yên tâm và mặc cảm có lỗi khi chỉ giữ thái độ quan sát.

Ông Lê Thăng Long bị nhà cầm quyền CS Việt Nam bắt giam năm 2009, cùng từ một vụ án với các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim. Năm 2010 họ bị tòa án xử tù với tội danh hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trong bốn người, ông Trần Huỳnh Duy Thức vì không nhận tội nên bị xử 16 năm tù, một mức án nặng chưa từng thấy cho cùng tội danh này trong hai thập niên gần đây.

Số còn lại, các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Kim Anh đều nhận tội và xin nhà nước khoan hồng. Ông Long còn được trả tự do 6 tháng trước hạn tù, cũng là điều hi hữu với các tù nhân chính trị Việt Nam.

Ở đây tôi không muốn sa vào tranh cãi như khi tôi từng phê phán họ về việc nhận tội, đã tạo ra tranh luận đối nghịch nhau trên diễn đàn Talawas vào năm 2009.

Tôi muốn nhắc lại – như một sự cảm thông về sự “nhận tội” – Lech Walesa, thợ điện huyền thoại của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, Giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1983, người đã làm chập mạnh toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu, tổng thống dân cử đầu tiên của Ba Lan (1990-1995) sau khi chế cộng sản sụp đổ.

Lech Walesa đã từng ký một số giấy tờ hợp tác với an ninh cộng sản Ba Lan, nhưng ông đã không bao giờ làm chuyện đó trong thực tế. Trong cuốn sách của mình ông cũng không giấu. Ông từng nói rằng nếu ông biết vợ mình, bà Danusia, và các con bị nguy hiểm, ông sẽ phải thực hiện bất cứ điều gì.

Thế nhưng trong thời hậu cộng sản, việc ký cam kết hợp tác với an ninh cộng sản đã liên tục làm Lech Walesa phiền toái, mệt mỏi trên chính truờng, và tới tận hôm nay dù ông đã nghỉ hưu và chỉ tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Ông vẫn tiếp tục bị những đối thủ chính trị lấy nó làm vũ khí bôi xấu, sỉ nhục.

Quay lại tình trạng của ông Lê Thăng Long.

Trong lúc các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung còn trong tù, tôi buộc mình phải hết sức thận trọng để không gửi gắm lòng tin sai chỗ, khi ông Long nói thay mặt họ.

Ngoài ra, cũng nên chú ý rằng, trong lúc nhà cầm quyền đàn áp tàn bạo những người bất đồng chính kiến, tranh đấu ôn hoà, bản thân ông Long vừa ra tù ít ngày, lại ở trong giai đoạn bị quản chế, nên theo tôi, nếu thậm chí ông Long thấy hội đủ các yếu tố và muốn xây dựng một ban lãnh đạo cho phong trào vào lúc này, lẽ ra cần bí mật tuyệt đối. Nhưng với Phong trào “Con Đường Việt Nam” ông Long đã làm ngược lại.

Trong bài “Ngây thơ và cạm bẫy” hôm 15/6 Tiến sĩ Hà Sĩ Phu viết:

 ”Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời. Người ta chỉ tham gia khi có sự tin cậy được hợp thành bởi 4 yếu tố:

 1 – Nội dung phong trào (thể hiện ở một bản thông cáo hay tuyên ngôn) phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giầu tính khả thi.

 2 – Uy tín của của người đứng đầu, sáng lập.

 3 – Lực lượng trung kiên khởi lập đã có (trước khi vận động công khai).

 4 – Tính lô-gích, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu.

 Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia.

 Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi”.

 Kết luận

Với tất cả nhận thức chính trị nghiêm túc nhất, tôi không nghĩ “Con đường Việt Nam” là một ngây thơ chính trị.

Tôi lo ngại về một cạm bẫy chính trị nhiều hơn cho những người ngây thơ. Và tôi đồng ý với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu rằng, “chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình”.

Và vì thế, nếu người nào chưa hoặc không ủng hộ, hoặc muốn gia nhập phong trào “Con đường Việt Nam”, theo quan điểm của tôi, tốt nhất hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

 Ngày 17/6/2012

 © 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

 

54 Phản hồi cho “Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy?”

  1. Huong Nguyen says:

    Cứ cho là ông LTL thành thật như ông nói đi – và cũng không nghi ngại gì cả: Tôi không thấy có vấn đề gì để những người được ông mời phải sợ hải hay “nhảy nhỏm ” lên cả. Họ chỉ lịch sự từ chối hay đơn giản “ignore” nó đi là xong vì người “bị” mời không thể chịu trách nhiệm vì bị mời ngoại trừ họ muốn làm cho vấn đề trở nên phức tạp, thậm chí với 1 dụng ý?

    Nhưng chính cái danh sách mời mới là vấn đề vì nó phản ảnh lập trường của người đứng mời. 246 người, bao gồm đủ mọi thành phần, từ “nguyên” lảnh tụ CS sắp theo Thánh Gióng về trời đến Việt Kiều Yêu Nước Nguyễn Cao Kỳ Duyên, từ chống cọng cực đoan đến “thành phần thứ ba”… với một tạp nhạp như vậy, nếu người đứng mời thực sự nghiêm túc thì nó nói lên cái gì? – một Đại Đoàn Kết Dân Tộc hay Con Đường Việt-Nam là một “con đường muôn hướng”? – và như thế thì người lãnh đạo làm sao để định hướng 1 tổ chức như thế này? Nhà cầm quyền CS không thể khoanh tay đứng nhìn tổ chức lớn mạnh đễ chống phá mình 1 cách công khai. Nếu họ không nói gì thì không thể trách có người cho rằng đây chính là 1 màn trình diễn dân chủ!

    Tôi thành tâm cầu chúc cho ông LTL thành công để đem lại quyền làm người cho người dân Việt-Nam. Nhưng trên con đường đi đến thắng lợi này, nếu CDVN đòi hỏi những người như chúng tôi đứng sau lưng đảng để chống Trung Cộng thì không bao giờ…

    Tôi cũng đã góp ý như thế này cách đây 2 ngày nhưng không hiểu có phạm lỗi gì không mà phản hồi không được cho đăng?

  2. Người San Jose says:

    Việt Nam chưa có một lãnh-tụ nên không tập-hợp được lực-lượng.
    Hiện nay các nhóm tranh-đấu lẻ-tẻ manh-mún chẵng đáng gãi ngứa cho VC
    Chưa có một người có uy-tín đễ tập-hợp các nhóm mồ-cối này về một mối.
    Một người có uy-tín còn chưa tìm được thì lãnh-tụ đừng nên trông ngóng làm gì.
    Lê Thăng Long chưa phải là người có uy-tín,lời ông ta nói ra gây nên một đám mây nghi-ngờ
    Tại sao vậy? Tại vì việc làm của ông ta là mờ-ám,nhiều cái không rõ-ràng.
    Ông ta đầu-hàng bõ mặc chiến-hửu trong tù,ông ta nói Trần-huỳnh-duy-Thức và Lê-công-Định
    giao cho ông ta làm việv này nghe thật buồn cười.Người quan-trong nhất trong vụ này là
    Trần-huỳnh-duy-Thức. Chỉ khi nào ông Thức đứng ra làm việc này thì tôi mới tin và theo.
    Ông.Định và ông Long là hai kẻ yếu-đuối sáng đầu tối đánh thì làm nên cơm cháo gì.
    Tôi nghĩ đây là một vở kịch,chĩ nên xem cho vui và bàn láo cho đở nhạt miệng.
    Khi ta chưa có một lãnh-tụ thì VC vẫn sống khõe và sống lâu.

  3. LeQuocTrinh says:

    Vở bi hài kịch NHÂN QUYỀN do đạo diễn Nhà Nước viết và gầy dựng quá hấp tấp khiến cho tình tiết rối beeng, diễn viên chính thì chỉ xuất hiện trên đài BBC, diễn viên phụ (ông Trần Văn Huỳnh) thì đứng sau cánh gà ca 6 câu vọng cổ mùi mẫn làm sa lệ khán giả. Còn hàng trăm diễn viên phụ nằm trong Danh Sách thì nhốn nháo, khiến cho toàn cảnh nhộn nhịp vui ra phết.

    Dẫu sao trong bối cảnh căng thẳng với ông láng giềng phương Bắc nên ông Nhà Nước đành phải cố gắng diễn vở tuồng NHÂN QUYỀN vội vã để quảng cáo với chú Sam Hoa Kỳ ngõ hầu đổi chác lấy sự cân bằng quân sự ở Biển Đông.

    Vở tuồng này hao hao giống bổn cũ soạn lại, đạo diễn muốn dấy lên phong trào mang lớp vỏ Mặt Trận Tổ Quốc giai đoạn II, ở thời đại a còng (@). Do đó mới thấy một cái list khách mời bát nháo khôi hài tệ: nào là cựu chủ tịch Nguyễn Minh Triết, đi đôi với cặp MC Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, rồi cũng có dăm ni sư, thượng toạ cộng với vài vị linh mục công giáo nữa. Phải chi cố gắng phụ lục thêm vài vị Hồi giáo và Ấn Độ giáo và Pháp Luân Công thì đạt tiêu chuẩn dân chủ 100% cho thế giới ngưỡng mộ.

    • Khinh Binh says:

      Dựa vào đâu mà ông cho là ông LTL và ông Trần văn Huỳnh là diễn viên của “Nhà Nước”?
      Khi chưa nắm chắc thì đừng viết chắc nụi như vậy, không khéo lại oan cho người ta. Con ôngTrần Văn Huỳnh đang chịu án 16 năm đấy. Chắc ông cũng cho anh ta là diễn viện?
      Ngu cũng vừa vừa thôi!

    • Người chống gậy says:

      Này ông bạn , ông là người có học . Nhưng có lẽ đã già , nên cái nhìn cũng hơi lệch lạc , trên tinh thần chống Cộng , nếu có Cần gậy để chống thì mình còn dư một cây đây .

      Tôi nói như vậy , có lẽ ông rất bất mãn . Tuy nhiên ông hảy đọc lại lời ông ở trên , ông có biết vô tình ông đã có một sự xúc phạm quá nặng vào tinh thần làm cha của một người tù nhân chính trị đang ở trong vòng lao lý .

      Chính ông , một người tự xưng mình có học lực , bằng cấp , mà phát biểu như thế này thì ông cũng không nên than trách tại sao Quốc gia lại thua CS .

      Những con người chống Cộng như ông , chẳng khác gì chống gậy , hình ảnh này chỉ làm mất mặc thành phần chống Cộng Hải ngoại . Không tin , ông hãy đi tìm gặp Lý Tống thì sẽ rõ .

    • Người Việt yêu nước says:

      Kính gởi bạn LeQuocTrinh,
      Tôi tìm mãi mà không thấy danh sách mời này.
      Tôi tông trọng LTL và nhóm của ông cùng với PTCĐVN nhưng trong danh sách mời mà có Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì thật là một trò đùa…
      Bạn nào biết xin vui lòng cho biết link dẫn đến danh sách này.
      Xin cám ơn và trâ trọng,

  4. Lê Dân Việt says:

    Thưa qúy vị,

    Không hiểu tại sao, người Việt chúng ta có cái tật đa nghi quá đáng vậy? Hay là do cái bệnh thích làm lãnh tụ mà ra. Ai cũng muốn phải caí gì mình đưa ra, mình làm thì mới đúng, mới hay, còn của bất cứ ai khác làm hay đưa ra thì cóc cần biết đúng sai phải quấy gì cứ phang, cứ bới bèo ra bọ cho đã miệng một cái đi rồi hậu hồi phân giải.

    Cứ cho là LTL là cò mồi CSVN đưa ra ” Con đừng Việt nam” đi, thì tại sao chúng ta không cứ ủng hộ ( dù chỉ bằng bề ngoài, không cần phải dấn thân để bị mắc bẫy) để rồi tạo ra một cơn gió chướng, lộng giả thành chân, lấy gậy ông để đập lưng ông.

    • Lâm Vũ says:

      Nói ra nghe cứ như cái gì cũng đổ tội cho cộng sản (!) nhưng cái “tật nghi ngờ” là do CS cố tình tạo ra thôi. Chúng ta thử nghĩ lại coi, thời 1945 có ai “nghi ngờ” Việt Minh (CS) có ý đồ gì xấu đâu? Thậm chí có những người có kiến thức, biết rõ tỏng Việt Minh và “bác” Hồ là CS nhưng vẫn không nghi ngờ, “lên án” chi cả…

      Nhưng khi củng cố được quyền bính độc tôn trong tay “bác và đảng” đã dạy cho dân ta phải biết… nghi ngờ đủ mọi thứ. Ai giàu có (thật ra chỉ không đến nỗi nghèo.. lõ đít) là “phản động bóc lột”, ai biết tiếng Tây, đọc sách Tây là “phản động.. tiểu tư sản”, ai không hăng hái với cách mạng “vung tay phát động” là “phản động chùn chăn”… Mà hễ mang tiếng “phản động” thì trước sau cũng bị đảng trừ khử… giá chót thì đi tù không án, còn không thì cho đi luôn (cho nó khoẻ).

      Và từ đó dân ta biết… nghi ngờ lẫn nhau, ngay cả cha mẹ con cái, anh chị em… Dàn dần trở thành “đặc tính dân tộc”! Ai “giỏi” nghi ngờ là người thức thời… Cho nên ngày nay có nhiều người mang cả cái tài nghi ngờ đủ mọi các thứ, mọi nơi mọi thời ra khoe khoang như một thành tích chính trị nữa là khác!

      Đúng là thời mạt vận!

  5. DâM Tiên says:

    Thưa bà con hai họ, xin phép hỏi tí, trong tinh thần xây dựng.

    Như ” vầy”: thằng Mỹ la toáng lên là…thua, thì lẽ ra nó phải trả
    thù thằng CSVN mà hỗ trợ các phong trào, lực lượng kháng
    Cộng; vì sao Mỹ cứ phe lờ cho CS đàn áp các trào lưu chống
    Cộng?

    Trong khi đó, Mỹ dần dà vinh danh quốc kỳ màu vàng VNCH?
    Rát mong quý bạn cũng dần dà suy ra. Kính, DâM

  6. Phan BA says:

    Đây là một lỗi lớn mà anh LTL không nghĩ tới! có thể vì tuổi trẻ bồng bột, hoặt do lỗi của hệ thống giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa!

    Anh không quý trọng những vị lão thành, anh đặt cái cày trước con trâu. Nếu anh gởi ý mời họ trước rồi tuyên bố sau thì không bị lụm thụm, nghi ngờ, bật ngửa, tréo cẳng ngỗng như bây giờ.

  7. kbc3505 says:

    Ván bài lật ngửa – Con đường dân chủ cho Việt Nam

    Yếu tố nào sẽ, đã và đang bắt đầu hình thành phong trào Con Đường Việt Nam?
    Đối với cộng sản và nhất là sự an nguy của chế độ, khó có bất cứ cá nhân hay đoàn thể nào đối nghịch lại đường lối của đảng mà chúng để tồn tại. Tiêu biểu nhất là những nhà đối kháng gần đây đều bị chúng bỏ tù có khi không cần xét xử. Vậy, lý do gì phong trào Con Đường Việt Nam dám công khai ra đời như một thách thức cộng sản mà hầu như tất cả không ai dám tin? Điều này chứng tỏ cộng sản nay đang yếu thế, hay nói rõ hơn là đang từ từ bị hủy diệt và đi vào bóng tối trong tương lai theo tình hình nội địa và chính trị quân sự quan hệ quốc tế. Đây là kết quả bao năm dài kết thân với Mỹ để đối trọng với China.

    Cộng sản Hà Nội muốn chơi với Mỹ thì phải thay đổi và có thể đây là bước đầu tiên hình thành con đường dân chủ cho VN

    kbc3505

  8. Vũ duy Giang says:

    Lê”Thăng Long”được CSVN thả ra tù trước 6 tháng,để xử dụng như một loại”bao cao su” làm cạm bẫy
    những người VN”ngây thơ”(ở trong và ngoài nước)tin vào lời mời làm:

    * “Sáng lập viên của phong trào, và lãnh đạo bởi những bậc trí thức ưu tú !!! “. Mại dzô! Sẽ có tới hàng trăm người”sáng lập viên ngây thơ” !

    ** “Nếu “ngây thơ”hơn nữa, thì được phong làm “Phó Ban quản trị”(?!)của phong trào !!! Mại dzô !!!

    Mới ra khỏi tù, thì làm sao LTL đã có danh sách của những người VN(ở trong và ngoài nước)hay được mời ký các”thư ngỏ,kiến nghị,v..v..”, nếu LTL không được bộ 4T,hoặc Tổng cục T2(của thượng tướng Nguyễn chí Vịnh)cho những danh sách này,vì họ chuyên theo dõi từ lâu rồi?

    Chính báo Công An CSVN cũng đã viết bài điều tra của CSVN về cái gọi là”phong trào Con đường VN” của VK Mỹ Nguyển Sĩ Bình(cùng với Nguyển xuân Ngải lập đảng”Nhân dân hành động”,để đón Hoàng Minh Chính qua Mỹ”phong”cho Ngải làm Phó CT của đảng Dân Chủ!),và Bình cũng xử dụng LTL như 1″con tốt”chạy rong về VN”nằm vùng”(dưới rạng kinh doanh cùng Trần huỳnh duy thức),thì bị bắt cùng!
    Mới đây lại lòi ra 1″đảng” khác của LTL,là đảng”Trấn hưng nước Việt”,mà chúa đảng(thay LTL bị bắt) là Vũ quang Thuận(45 tuổi)đã bị Malaysia trục xuất về VN!

    Người nước ngoài nhận xét rằng”3 người VN họp nhau,thì lập ra ít nhất 4 đảng!”.Nhưng một mình LTL đã,và sẽ”lập”ra bao nhiều đảng nữa?!

  9. Ngọc Ẩn says:

    CSVN cai trị mấy chục năm thì đất nước ta tiến bộ vượt bậc trong 3 lãnh vực: Nghi ngờ, dối trá và sợ. CĐVN là một tổ chức công khai nếu quý vị có nghi ngờ thì trong vòng 1 năm cứ coi những hành động của tổ chức này mà phán xét. Chúng ta chưa chính thức nghe được lời của Trần Huỳnh Duy Thức mà chỉ nghe qua LTL thì chưa đủ mạnh. Lý do LTL chịu nhận tội với CSVN để ra khỏi tù sớm thì LTL đâu muốn trở lại nhà tù bằng cách khỏi xướng con CĐVN nếu biết làm thế sẽ ở tù thêm. Phải chi CSVN thả cả 3 người THDT, LCĐ, và LTL cùng lúc hay chỉ cách nhau vài tháng thì thuyết phục hơn.

    • Trực Ngôn says:

      - Đồng đồng quan điểm với ý kiến của bạn đọc Ngọc Ẩn.

      - Không đồng tình với phát biểu của bạn đọc ali ở bên dưới. Phê bình, chỉ trích, hay chụp mũ cho thì quá dễ! Góp ý xây dựng đã là khó, nói gì đến dấn thân đấu tranh ?

      Còn quá sớm để đánh giá ‘Con đường Việt Nam’ và con người của Lê Thăng Long. Cũng đừng quên rằng, LTL chỉ là người phát ngôn, người chủ trương là Trần-Huỳnh Duy Thức đang bị gaim tù.

  10. ali says:

    Nhìn mặt tay Long này gian lắm, chắc chắn cậu làm mọi cho Việt cộng rồi!

Phản hồi