WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính trị Mỹ quanh bàn tròn Euro 2012

Phải nhìn nhận được đi xa mới thấy người dân Đông Âu thích ông Tổng Thống Barack Obama của Hoa Kỳ.

Điều này thể hiện ngay trong những cuộc thảo luận giữa các nhà báo thể thao đến từ nhiều nước, hầu như cứ mỗi lần gặp một đồng nghiệp từ Mỹ sang là thế nào cũng hỏi câu “sao, liệu ông Obama có tái đắc cử hay không?”. Một ngày trước đây khi đến thăm một vài nhân vật tên tuổi từng hoạt động trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, cũng có một ông hỏi câu đó.

Dân Châu Âu thích ông Obama ngay từ ngày ông chưa làm tổng thống. Bốn năm trước đây khi cuộc chạy đua chính trị ở Mỹ vẫn chưa ngã ngũ, ông Obama quyết định sang Berlin đọc bài diễn văn nói về những thử thách thế giới phải đương đầu và vai trò lẫn trách nhiệm của nước Mỹ trong thế kỷ thứ 21.

Bài diễn văn này không chỉ giúp giới thiệu cho Châu Âu biết thêm về người sẽ lãnh đạo nước Mỹ, mà còn là cơ hội để người dân lục địa này bày tỏ cảm tình với ông ứng viên da mầu đại diện cho đảng Dân Chủ, bằng chứng là có cả trăm ngàn người đến nghe ông nói chuyện, “đứng tràn cả ra đường”, theo như lời kể của một người bạn từ Đức sang. Ông bạn này ngồi xe lửa mất hơn 5 tiếng đồng hồ sang Warsaw chỉ để hưởng không khí của trận bán kết giữa Đức và Italy.

“Người dân bên này chỉ thích có ông Obama với ông Bill Clinton thôi một chị bạn cũng là dân báo bổ thể thao nói với tôi. “Anh có đốt đuốc đi tìm người thích cha con nhà Bush cũng chẳng thấy”, chị bạn của tôi nói tiếp, kèm theo lời chê trách “nhất là cái ông Bush con thuộc dạng dở hơi ấy thì dân Châu Âu nhà này chẳng ưa”.

Nhưng tại sao ông Bush “con” lại bị ghét đến thế, tôi thắc mắc hỏi. “Có gì đâu”, một ông nhà báo Đức khác trả lời. “Tự nhiên đưa quân đi đánh thằng Sadam Hussein, tốn bao nhiêu tiền của mà chẳng có ích lợi gì cả”. “Khoản tiền ấy mà đem sử dụng đúng thì làm được biết bao nhiêu điều tốt hơn cho nước Mỹ”, ông nhà báo Đức bạn tôi nói tiếp trước khi đặt câu hỏi ngược lại “sao đến giờ vẫn chưa thấy dân bên Mỹ có phản ứng về chuyện này? Tại sao người dân Hoa Kỳ không biểu tình phản đối ông Bush con?”.

Không chỉ dân báo bổ Châu Âu quan tâm đến tương lai chính trị của ông Obama, ngay cả những người Việt đang cư ngụ tại Đông Âu mà tôi có dịp nói chuyện cũng thắc mắc không biết ông Obama có ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa hay không. Vài hôm trước đây được mời đến nhà một người Việt Nam ở Ba Lan ăn cơm, vừa ăn vừa bàn cãi sôi nổi về các trận banh EURO 2012, về lý do tại sao “thằng Nga mạnh thế mà bị loại ngay từ vòng bảng” và những dự đoán “thằng nào” sẽ ôm cúp vô địch. Trong lúc trà dư tửu hậu, ông bác chủ nhà cũng hỏi tôi câu này, đi kèm với lời than thở giống y hệt như lời ông phát ngôn viên Jay Carney của Tòa Bạch Ốc: “ông Bush để lại một di sản quá lớn, ông Obama không thể giải quyết ngay tức khắc được”.

Một ông chủ nhà hàng mới cách đó chừng nửa tiếng bảo “em mấy chục năm nay cả ngày chỉ quanh quẩn dưới bếp nấu ăn cho khách” cũng góp chuyện, cho rằng ông Obama làm được 2 điều “cả thế giới phải nể phục” là “giết được thằng Osama và rút quân về nước”. Ông này cũng bảo “em nói bác nghe, ông Obama rõ hay, có sách lược hẳn hòi về Châu Á lại còn ý muốn giúp Việt Nam mình chống Tầu” và hỏi xem tôi có biết thêm gì về tin “Mỹ sẽ bán vũ khí cho Việt Nam không”.

Cũng trong bữa cơm đó, tôi được nghe một anh bạn trẻ quê ở Nghệ An nói “nếu mà Mỹ nó bán cho mình chừng dăm bảy chiếc tầu ngầm là tình hình thay đổi ngay”, nhưng tức khắc anh này lại bảo “chắc chắn nó không bán cho Việt Nam mình đâu. Người Mỹ không bao giờ bán khí giới cho những thằng cộng sản cả”.

Phải kể thêm là anh bạn trẻ này nhất quyết không đồng ý khi nghe tôi bảo chuyện bán võ khí cho Việt Nam không dễ như mọi người nghĩ, vì theo anh “ông Obama làm tổng thống thì muốn làm gì chẳng được, mình mà có tiền thì muốn mua cái gì mà Mỹ nó chẳng bán, chỉ có cái nước mình là nước cộng sản nên mới khó. Mỹ nó là nước tư bản, đời nào nó lại đi nuôi công sản”.

Khi tôi đặt câu hỏi tại sao người dân Châu Âu lại thích ông Obama, tôi nghe đươc ít nhất 3 câu trả lời khác nhau. Câu trả lời đầu tiên là “ông Bush con cao bồi quá”, ám chỉ việc ông đưa quân sang Iraq mà không thèm chú ý đến ý kiến của các nước đồng minh, và thái độ của ông George W. Bush được gắn liền với chính sách háo chiến của đảng Cộng Hòa, câu thứ nhì là ông Obama nhìn “thoáng” hơn, không có vẻ gò bó như các chính trị gia Mỹ mà họ thường nhìn thấy trên TV hay trên mặt báo. Câu thứ 3 nghe thú vị nhất: nước Mỹ xưa nay toàn được điều khiển bởi các ông da trắng, người dân Châu Âu muốn nước Mỹ “phải đổi khác”.

Nhưng thú vị nhất lại là chuyện rất ít người Đông Âu biết tên đối thủ chính trị Mitt Romney mà ông Obama phải đương đầu trong cuộc tranh cử lần này. Tôi đem chuyện này hỏi một nhà báo Ba Lan, anh bạn trả lời “người dân chỉ muốn biết chuyện về người họ mến, chẳng ai thèm để ý đến ông Romney làm gì”.

Nói xong, anh bạn cũng hỏi tôi “sao, liệu ông Obama có đắc cử nhiệm kỳ 2 hay không?”.

Tường thuật từ Warsaw

1 Phản hồi cho “Chính trị Mỹ quanh bàn tròn Euro 2012”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Cũng trong bữa cơm đó, tôi được nghe một anh bạn trẻ quê ở Nghệ An nói “nếu mà Mỹ nó bán cho mình chừng dăm bảy chiếc tầu ngầm là tình hình thay đổi ngay”,

    Nhưng mà Nga cũng bán cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm Kilo rồi. Giả sử Việt Nam muốn mua thêm có lẽ nào Nga lại từ chối. Chỉ tại Việt Nam không mua nhiều hơn. Sáu chiếc tàu ngầm này Việt Nam cũng phải trả bằng hàng hóa dần dần chứ cũng không đủ tiền mặt mà trả ngay. Giả sử Việt Nam mua 60 chiếc tàu ngầm Kilo thì cán cân lực lượng giữa VN – TQ sẽ thay đổi ngay. Vấn đề là làm sao có tiền. Khi Nhật canh tân, khẩu hiệu của họ là “phú quốc, cường binh”. Nước có phú thì binh mới cường. Nhật không thể xin ai viện trợ cho mình cả. Mà từ lúc Nhật canh tân đến lúc Nhật đóng được hàng không mẫu hạm đánh nhau với Mỹ mất 80 năm. Nhiều nước cựu thuộc địa, sau 1945 nuôi mộng thành cường quốc ngay, đánh nhau ngay với các nước Tây phương, rốt cuộc lại ngày nay các nước đó cũng chẳng đi đến đâu.

Phản hồi