WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam cần sát cánh cùng Philipine đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế

Việc chính phủ Trung quốc ngang ngược mời thầu tại thềm lục địa Việt Nam chẳng những là việc làm là phi pháp mà còn đánh dấu một bước đi mới đầy nguy hiểm thách thức lòng kiên nhẫn của Việt nam và gây nguy hại cho an ninh khu vực và hòa bình thế giới.

Liên tục mấy ngày qua Việt nam đã lên án mạnh mẽ phía Trung quốc với các ngôn từ rất hiếm có. Hôm thứ tư 27/06/2012 08:38, bộ ngoại gia Việt nam đã tuyên bố: “ Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị. Trước việc ngày 23.6, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26.6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Trước hết, cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp”.

Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).”

Nếu đi sâu vào vấn đề hiện nay thì vấn đề đang rất phức tạp và Trung quốc đang đi những bước nguy hiểm có thể dẫn đến đụng độ về quyền lợi rồi đến vũ lực là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã đưa tin chi tiết hơn qua những trình bầy của ông Đỗ Văn Hậu – TGĐ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tại Hà nội hôm qua mà các báo chí Việt nam và thế giới đã đăng tải. Trên báo Lao động có buổi thuyết trình của ông Hậu.

Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu ngày 27.6 đã chỉ rõ về bản đồ thể hiện 09 lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu là khu vực hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Theo ông Hậu: “Từ ngày 23.6.2012 mạng tiếng Trung và tiếng Anh của TCty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã công bố mời thầu hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trong năm 2012 với các Cty nước ngoài trên 9 lô nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, trên diện tích 160.129,38km2. Các lô mà CNOOC công bố chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu nay. Về việc này, PVN khẳng định CNOOC đã chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp, nên đó là việc làm sai trái, không có giá trị và trái với Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của VN, làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông.

PVN cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

VN luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. PVN cũng luôn coi trọng hợp tác hữu nghị với CNOOC. Trên thực tế, PVN và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí. PVN hoan nghênh CNOOC và các Cty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng PVN trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN như đối với các đối tác nước ngoài khác. Như đã khẳng định, đây là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. PVN và các đối tác sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng dầu khí đã ký và luật pháp của VN. PVN sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của VN bảo đảm cho các hoạt động này triển khai thuận lợi.

Ông Hậu khẳng định: 9 lô mà CNOOC đang tiến hành mở thầu quốc tế đều nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Hiện trong khu vực này, PVN có 4 hợp đồng dầu khí đang được triển khai, đó là hợp đồng với Tập đoàn Công nghiệp khí Gazprom của Nga tại lô 129 – 132; hợp đồng thứ hai tại lô 128 với Cty dầu khí quốc gia của Ấn Độ ONGC; hợp đồng thứ 3 tại lô 156 – 159 có phần phía bắc nằm trong khu vực phía CNOOC mời thầu, đây là khu vực PVN đang làm việc với ExxonMobil của Hoa Kỳ. Hợp đồng thứ 4 là nằm tại lô 148 – 149 PVN đã ký hợp đồng với TCty Thăm dò và khai thác dầu khí VN. Tại các khu vực này, hoạt động dầu khí đã được tiến hành từ nhiều năm nay.
Cho đến nay, đã có trên 60 tổ hợp các Cty hoặc các Cty dầu khí quốc tế và quốc gia đã ký hợp đồng hợp tác về dầu khí rất chặt chẽ với PVN trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trước những việc làm của CNOOC như vừa nêu, PVN sẽ chính thức có thư gửi cho CNOOC để phản đối và yêu cầu họ hủy bỏ kế hoạch mở thầu này. Ông Hậu khẳng định: PVN phản đối việc gọi thầu của CNOOC, đặc biệt PVN kêu gọi các Cty dầu khí, các nhà đầu tư nước ngoài không tham gia chào thầu. Trong trường hợp họ bất chấp các ý kiến của PVN, ký hợp đồng với phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ phản đối đến cùng và cương quyết phản đối việc triển khai hoạt động dầu khí tại vùng thềm lục địa VN. PVN tin rằng, Nhà nước VN sẽ không cho phép triển khai các hoạt động dầu khí tại khu vực này.”

Một thắng lợi lớn đã đến với Việt nam đó là tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại thủ đô Washington, Mỹ. Một số học giả quốc tế khẳng định các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò và khai thác trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các nhận định này được đưa ra :

Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia, nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông. Ông khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer (trái). Ảnh: Nguyentandung.org

Thayer cho rằng Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, “tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
Cùng chung quan điểm, tiến sỹ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cảnh báo rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ hai lần” trước khi quyết định.
Trước đó, học giả Việt Nam, tiến sỹ Trần Trường Thủy, cũng đề cập đến diễn biến mới nhất này. Ông đưa ra bản đồ 9 lô trên Biển Đông mà Trung Quốc mời thầu, khẳng định các lô này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không phải là khu vực tranh chấp.

Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một “diễn biến rất tích cực” vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói “đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành”.

Trong buổi thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, các học giả Philippines và Trung Quốc tranh cãi khá gay gắt về vấn đề chủ quyền tại bãi Scarborough, nơi mới xảy ra căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 27 và 28.6, do CSIS tổ chức.

Các quan chức và học giả từ nhiều nước, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ thảo luận ở nhiều chủ đề, từ các diễn biến gần đây trên Biển Đông, vấn đề Biển Đông trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, luật pháp và tập quán quốc tế trong giải quyết tranh chấp…

Từ xưa đến nay Việt nam vẫn có chủ trương vấn đề thuộc tranh chấp chủ quyền Việt nam với Trung quốc về Hoàng sa và các đảo Trung quốc chiếm đóng của Việt nam sẽ đàm phán song phương còn vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền quốc tế thì đàm phán đa phương. Phương châm này đã không khả thi nếu không nói là thất bại . Vì sao nói vậy? Vì Trung quốc không hề có thiện chí. Người ta đặt câu hỏi là có phải Việt nam đánh giá sai bản chất thật của Trung quốc? Có phải Việt nam không nhìn nhận thấy bộ mặt tham lam, hiếu chiến muốn thôn tính đảo biển của Việt nam từ rất lâu xa? Tình hữu nghị giuwaxhai quốc gia không thể ngồi vẽ ra bằng các thứ khẩu hiệu trên bàn tiệc mà phải bằng lịch sử, bằng hành động thực tiễn.

Chúng ta càng thấy rõ là thời gian đàm phán song phương càng kéo dài giúp Trung quốc có đủ thời giờ để hợp thức hóa các đảo biển đã thôn tính được của Việt nam và đang đi những bước dài mạnh bạo hơn đó là thôn tính nốt ngay cả vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải nước ta.

Dư luận cho rằng đã đến lúc hãy dẹp bỏ khẩu hiệu hữu nghị 16 chữ vàng hay 4 tốt đẩchs nát này đi mà thay vào đó là hãy gương cao lên ngọn cờ đại nghĩa vì đảo biển lãnh hải tổ quốc, vạch mặt bọn bành trướng Trung quốc trước dư luận Việt nam và Thế giới. Việt nam nay nên sát cánh với Philipine và Hoa kỳ như quốc tế đưa vấn đề chủ quyền lãnh hải, đường hàng hải quốc tế ra tòa án quốc tế tại Đức để giải quyết dứt điểm vấn đề nhức nhối này. Trung quốc có quyền đưa bằng chứng về quyền và đường lưỡi bò ra tòa này để chứng minh có thực là của mình hay ngộ nhận nằm mơ?

Chúng ta tin là việc làm này sẽ làm sáng tỏ chủ quyền không thể chối cãi về lãnh hải đảo biển của nước ta và vạch mặt về những . Các việc làm phi pháp hiếu chiến của Trung quốc sẽ bị phê phán và càng để thấy rõ thiện chí và quyết tâm của Việt nam về vấn đề chủ quyền đảo biển.

Không còn cách naò khác và sau cùng là phải nắm chắc cây súng để bảo vệ đất nước không phải bằng lời mà bằng hành động thực tiễn.

Ngày 28 tháng 6 năm 2012.

17 Phản hồi cho “Việt Nam cần sát cánh cùng Philipine đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế”

  1. mấy hôm nay tình hình biển Đông lại càng sôi động mọi người đã thấy Trung quốc xâm lược Việt nam chứ không phải là vi phạm nữa. Nhiều tướng lĩnh và đại biểu quốc hội, trí thức đã căm phẫn lên án Trung quốc và đúng như ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Hà là họ đều thấy phải đưa vấn đề biển Đôing ra tòa án quốc tế để giải quyết dứt điểm chuyện này. Nhưng tức cái là có một số kẻ quan lớn lại là đệ tử của Bắc kinh sợ Trung quốc nên chần chừ không dám quyết nên không chiếm đại đa số trong bộ chính trị. Nhưng thế nào súng cũng sẽ nổ vì Trung quốc sẽ chiếm hết đảo này sang đảo kia và nuốt hết biển. Lúc đó những kẻ tay sai, thân Trung quốc sẽ chỉ còn cách chuồn sanh Trung quốc như Hoàng Văn Hoan mà thôi. Nguyễn Chí Vịnh là người như vậy. Dân sẽ không để họ yên. Hãy chờ xem.

  2. Chúng tôi là người dân ở Thanh hóa có con hiện đang trấn giữ Trường sa rất quan ngại là lực lượng của ta ở đây rất mòng và yếu trong khi Trung quốc nhiều tiền lắm của, tầu chiến lớn vẫn hay ra vào đe dọa.Con các ông quan lớn Việt nam chẳng ai chịu đi bộ đội cả, không có một ai có mặt ở Trường sa mà toàn con dân nghèo chúng tôi. Ăn uống thì kham khổ, rau quả không có bao nhiêu, toàn câu cá để ăn thôi, lương thì thấp. Chúng tôi mong Nhà nước Việt nam nên có chính sách đãi ngộ cao cho con chúng tôi để còn nuôi vợ con và bố mẹ già nghèo ở quê nhà. Chúng tôi thấy bài viết này rất đúng với tình hình hiện nay. Hãy đưa Trung quốc ra tòa án Quốc tế để phân minh lãnh hải đảo biển. Có như vậy mới giữ được lãnh hải và tài nguyên của đất nước. Không biết các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt nam có giám làm như vậy không? Nếu không thì đảo biển sẽ mất vào tay Trung quốc và con chúng tôi sexlaf con tốt thiws mạng thôi. Xin cảm ơn tác giả và ông Hoàng Hà

    • Lâm Vũ says:

      Chúng tôi ở hải ngoại cũng luôn luôn quan tâm đến hiện tình nguy ngập của nước nhà và thương cảm hoàn cảnh chật vật, đầy khổ đau bấc trắc của người dân bình thường trong nước. Mong ước chúng ta mau chóng có cơ hội nắm tay nhau đấu tranh giữ nước và cùng nhau cải thiện đời sống những người dân cùng khổ.

  3. lenin says:

    đối với địch phải kính trọng lể phép,đối với phải kiên quyết khôn ngoan.

  4. Càng ngày càng chứng minh nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hà là chính xác và tôi tin là Việt nam sẽ phải làm là đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế. Mấy hôm nay có theernois đúng lafTrung quốc đang xâm lược Việt nam.

  5. Phải làm thôi vì còn cách nào nữa? Chính các nghị sỹ Hoa kỳ và các quốc gia khác trên hầu như cả thế giới đều nhận định như vậy. Theo chúng tôi đó là việc cần phải làm và làm ngay không thể chậm trễ.

  6. Chuyện đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế tại Đức về vấn đề biển đảo là điều chắc chắn và chính báo Lao động hôm nay cũng đưa tin này nói rằng Việt nam đang chuẩn bị hồ sơ để đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế xét xử. Tôi thấy bài báo này tác giả dự đoán được trước vấn đề này. Thật là sắc bén. Nếu Việt nam đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế Trung quốc sẽ bẽ mặt và thua là cái chắc, Việt nam sẽ cho thế giới biết chính nghĩa thuộc về mình. Nhưng có giám làm không lại là một vấn đề khác.

  7. Chính phủ và đảng CSVN thấy Trung quốc nay không chỉ có ý đồ xâm chiếm biển đảo của Việt nam mà đã và đang thực hành chính sách bành trướng nhưng bạc nhược cũng chỉ có vài lời muôn thưở là khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi mà thôi còn thực ra trong bụng sợ Bắc kinh đến vãi linh hồn. Tôi cho bài báo này tác giả phân tích rất đúng và chính xác. Hãy sát cánh với Philipine đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế để xử là rõ trắng đen ngay,. Chính các nghị sỹ Mỹ cũng cho rằng chỉ có cách này mới giải quyết dứt điểm vấn đề này. Tiếc là bài báo cũng có nhiều lỗi có lẽ vì vội gửi đăng nhưng tinh thần của bài viết thì hay tuyệt. Tôi tin là người Việt nam nào đọc nó cũng thấy nhà nước Việt nam phải nên làm như vậy. Không biết những cái đầu ở Hà nội có chịu làm vậy không hay lại sợ đây?

  8. Chiến Nguyễn says:

    “LÚI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN MỘT BƯỚC” Là kế sách mà VN cho là khôn ngoan khi đem áp dụng trong vấn đề TQ , bởi vậy nên họ sẵn sàng bỏ tù những ai làm cản trở kế hoạch nầy (biểu tình, lên tiếng) . CÁI KHÔNG KHÔN NGOAN CỦA CHÍNH QUYỀN VN LÀ ÁP DỤNG SAI ĐỐI TƯỢNG. Việt Nam lùi một bước thì TQ tiến vaì bước. Bây giờ VN có muốn lùi nữa cũng đã hết đường vì đâu đâu cũng là lảnh thổ lãnh hải của TQ. NGU!

  9. Trung Hoàng says:

    Hãy cầm chắc tay súng để bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ lảnh hải đất nước, đó là mệnh lệnh con tim cuả toàn dân Việt yêu nước trong ngoài, không chỉ phải giành riêng cho những người lính đang cầm súng mà thôi. Cho dù đó là người lính đang có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, nhưng phải lượng xét cho thật kỹ lưỡng là đang thục sự BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC, hay thật ra chỉ là BẢO VỆ CHO ĐẢNG. Chính đó mới là vấn đề cần phải suy xét cho thật chính chắn, ngỏ hầu có thể tập trung được đúng mức sức mạnh toàn dân.

    Không ít thì nhiều, anh bộ đội QĐNDVN ngày nay có phần nào khác hơn anh bộ đội QĐNDVN cuả những ngày kháng Pháp, sự khác biệt trong môi trường hoạt động là điều rất dể thấy được. Anh bộ đội QĐND thời kháng Pháp có phần nào bảo vệ đất nước nhiều hơn là anh bộ đội QĐND ngày nay, khi mà ĐCSVN hôm nay đã trở thành là một lực cản, cho chính cả mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ lảnh hải đất nước. Sự lệ thuộc không ít thì nhiều cuả ĐCSVN đối với ĐCSTQ, đó chính là một lực cản hoàn toàn bất lợi cho dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay, trước làn sóng Bá Quyền Bành Trướng cuả chính đảng đàn anh là ĐCSTQ. Sự lệ thuộc nghiêm trọng đó, sẽ khiến giảm đi niềm tin trong chiến đấu với kẻ thù, đó là cái tâm lý rất chắc chắn LÀ PHẢI CÓ.

    Để chuẩn bị cho cuộc đối mặt với kẻ bá quyền bành trướng mà không thể nào tránh khỏi trong tương lai, tự diễn biến chuyển hoá bên trong luôn là điều cần kíp phải làm, mọi con tim Việt Nam đang trong chờ điều đó phải được xảy ra, trước khi có cuộc mặt đối mặt, nếu không muốn sự thất bại và mất mát nhiều hơn nưã cho dân tộc và đất nước Việt Nam ta. Mọi sự chần chừ toan tính lợi riêng, chỉ làm cho kẻ bá quyền bành trướng giăng tơ buả kén, ngày một rộng khắp và khó mà đương đầu kịp lúc nưã. Đó là điều rất cấp thiết cần phải lượng xét tường tận.

    Xin trân trọng.

  10. Mai le says:

    việt nam cần cứng rắn hơn nữa trước việc TQ ngang ngược,lộ rõ bản chất tham vọng và lấn chiếm .
    Bây giờ VN hãy cùng hợp tác với Philippine đưa TQ ra tòa án quốc Tế La hague về vụ Lấn Biển trắng trợn
    này mà lúc nào TQ cũng nói tử tế….Nếu việc này đưa ra quốc Tế chúng ta vô cùng có lợi ,và sẽ chiến thắng
    kẻ ngang ngược lộng hành .chỉ có con đường này là hợp lý .còn nói chuyện phải trái không thể nào nói với
    kẻ dã tâm thủ đoạn,mà chúng ta phải mượn Tào Án xử .

Leave a Reply to Nguyễn Thị Hoài Thu