Từ Miến Điện nghĩ về niềm tin và lãnh tụ
Người ta nói nhiều đến sự cải cách của Burma như một sự thay đổi lớn lao không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia này mà còn đến cả thực trạng dân chủ và nhân quyền của khu vực Đông Nam Á.
Burma – còn được người Việt biết đến với tên gọi khác là Myanmar (Miến Điện), với bà Aung San Suu Kyi – không những chỉ là biểu tượng đấu tranh riêng của Miến Điện mà còn là biểu tượng của cả thế giới cho tinh thần đấu tranh cho dân chủ và những giá trị của con người.
Rất nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau nói về sự thay đổi của Burma với nhiều thái độ và cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, nhưng với hình ảnh của người phụ nữ được mệnh danh là đóa hoa lan thép Suu Kyi dường như chỉ có một mẫu số chung là ngưỡng mộ và thán phục.
Người ta biết đến Aung San Suu Kyi qua những bài viết, những câu trả lời ngắn gọn, đầy sức thuyết phục và đầy tính vị tha hướng tới một xã hội cải cách dân chủ. Nhưng hơn hết, chính quãng đời 18 năm bị quản chế tại tư gia, sự chịu đựng, thái độ bình thản vượt qua mọi áp lực và tinh thần bất khuất lẫn tấm lòng bác ái của bà trong suốt thời gian dàiđã là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cả dân tộc Miến Điện, làm cho cả thế giới biết đến bà lẫn nước Miến Điện với nhiều sự cảm phục.
Những bài phát biểu sau khi giành được ghế tại Hạ viện Myanmar trong những lần xuất hiện trước báo giới và công du nước ngoài của bà đã khiến cả thế giới có một cái nhìn tốt đẹp về hình ảnh yêu tự do, đầy lòng bao dung của người dân Miến Điện.
Và quả thật, sự thay đổi thần kỳ của Burma không chỉ nằm ở vai trò của bà Suu Kyi, mà còn thể hiện rất rõ ràng và sắc nét ở một cái phông văn hóa vững chắc của nhân dân Miến Điện làm nền tảng cho sự thay đổi đầy lạc quan này.
Các nhà sư ủng hộ mẹ Suu (tên gọi thân mật mà người dân dành cho bà Aung San Suu Kyi) là những người có kiến thức xã hội và niềm tin vào tôn giáo thật vững vàng.
Giới trí thức, giới trẻ và những người khao khát tự do dân chủ tại Miến Điện cũng luôn tìm mọi cách để có tiếng nói chung và có thể xích lại gần nhau hơn trên con đường vươn tới ước mơ của dân tộc mình. Và không thể không nhắc đến sự phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng của các tổ chức người Miến Điện sống xa quê hương với đất nước họ.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò cấp tiến của tướng Thein Sein – người góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải cách và tiến trình dân chủ đang diễn ra tại Miến Điện. Nhưng có lẽ sẽ không có Thein Sein với những hành động cải cách nếu không có bà Aung San Suu Kyi với những đòi hỏi, tranh đấu trường kỳ và thái độ dứt khoát về mục tiêu đấu tranh nhưng ôn hoà đối với những kẻ quản thúc bà.
Còn chúng ta thì sao?
Nhìn vào Burma và hình ảnh của Aung San Suu Kyi, ngoài ước mơ và khát vọng, ta có gì cho riêng mình?
Chính sự kiên trì, khéo léo, nhẫn nại cùng lòng vị tha của người Miến và bà Suu Kyi là một bài học lớn về nhân cách của lãnh tụ.
Người ta nhắc nhiều đến hình ảnh người đàn bà thép trước nòng súng của quân đội như một biểu trưng về lòng dũng cảm và cách chế ngự – vượt qua nỗi sợ hãi của bà Suu Kyi đã tiếp thêm sức mạnh cho mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ, mà trong đó bà là người dám đi đầu.
“The only real prison is fear, and the only real freedom is freedom from fear” – Nhà tù duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thật sự là tự do từ nỗi sợ hãi. ” Aung San Suu Kyi đã nói và đã sống như thế.
Bà đã trở thành biểu biểu tượng của lòng can đảm trong một đất nước bị thống trị bởi sự sợ hãi. Người dân Miến Điện đã theo dấu chân của bà để bước ra khỏi bóng đêm sợ hãi.
Đó là đối với quần chúng.
Đối với tập đoàn quân đội cầm quyền, thái độ của Aung San Suu Kyi rất cương quyết đối với mục tiêu tranh đấu nhưng bà mềm mỏng, khéo léo trong cách đối phó với chế độ độc tài quân chủ.
Bà đã kiên nhẫn, từ tốn mở đường cho tướng Thein Sein bắt đầu cải cách mà không làm cho nhà lãnh đạo độc tài bị mất mặt.
Cùng một lúc bà vẫn giữ được niềm tin của phong trào và của quần chúng về vị trí không bao giờ thoả hiệp và đi ngược lại với những giá trị cũng như mục tiêu mà nhân dân Miến Điện nhắm đến.
Bà đã gửi đến cho nhân loại một kinh nghiệm quý giá về phương thức đấu tranh trong một môi trường chính trị có thể nói là khắc nghiệt nhất.
Đối với thế giới, ngoài sự vững vàng kiên định, bà Suu Kyi còn xuất hiện trong vị thế một người phụ nữ thông minh, uyên bác, một người lãnh đạo thực sự có tâm, có tầm. Bà đã trở thành “thần tượng” của những thanh niên, sinh viên khắp nơi trên thế giới và là tấm gương sáng chói để những người tranh đấu cho lẽ phải noi theo.
Nghĩ về Burma, những người nắm quyền lãnh đạo đất nước ta hiện nay, có rút ra được bài học gì qua hình ảnh của tướng Thein Sein – người đóng vai trò không nhỏ trong tiến trình cải cách của đất nước không?
Quyền lợi tối thượng của quân đội, của nhóm nắm quyền lực ở Miến Điện sau bao nhiêu năm điều hành đất nước theo con đường độc tài quân phiệt, buộc phải được cân nhắc và xem xét, trước nỗ lực bền bĩ của những người yêu tự do, dân chủ và khao khát đổi mới tại quốc gia này.
Ông Thein Sein, người đã biết suy xét và dừng chân đúng lúc, để đặt sự đổi mới và thịnh vượng của quốc gia lên trên lợi ích của một nhóm người cầm quyền. Lợi ích lâu dài khi cải cách của Miến Điện, đã buộc vị tướng quân đội này, có một quyết định đối thoại đúng lúc để đất nước không còn tụt hậu.
Chính sự thay đổi của những người nắm quyền như Thein Sein, với thực tâm muốn thấy sự ấm no hạnh phúc của dân tộc đã thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Miến Điện theo hướng ít tổn thất và thương vong nhất.
Liệu đó có là bài học cho những người điều hành hiện nay hay không?
Về phần tôi, tôi nghĩ và nhìn về Burma để rút ra nhiều bài học cũng như niềm hy vọng.
Bài học về nhân cách lãnh đạo, về ý chí như sắt như đá, về thái độ ứng xử bao dung và đặt tình người lên trên hết. Hy vọng vào một tương lai tươi sáng sẽ phải đến cho đất nước thân yêu của mình vì rõ ràng chỉ cách đây vài tháng, Miến Điện tưởng như đã ở cuối đáy của sự tuyệt vọng.
Chúng ta biết chúng ta đang thiếu những điều gì để đạt được những ước mơ chung.
Aung San Suu Kyi và bài học Miến Điện giúp cho chúng ta thấy rõ hơn những thiếu sót đó.
Cùng nhau, với lòng thương yêu đất nước và sự quyết tâm, chúng ta sẽ lấp đầy những thiếu sót đó để một ngày không xa, đất nước chúng ta sẽ vui niềm vui lớn như dân tộc Miến Điện ngày hôm nay.
Nguồn Facebook Mẹ Nấm
Bà Aung San Suu Kyi có những ưu điểm mà ở VN hoặc ngay ở Miến Điện không ai có thể có được :
1)_ Là con gái của người được nhân dân Miến Điện tôn sùng là “cha già dân tộc”.
2)_ Đối với dân Đông Nam Á, thập niên 60, 70 của thế kỷ trước mà đã sống , học hành và làm việc ở phương Tây cọng thêm truyền thống tôn giáo của gia đình thì đúng là một ngôi sao quá sáng.
Vì thế, về nước chưa tròn 2 năm bà đã là lãnh tụ.
Thein Sein được khen ngợi biết dừng đúng lúc. Theo tôi, phải nói rằng Trung quốc đã có bước đi ngoại giao sai bét, nhờ vậy thế giới mới sực tỉnh, và mấy ông tướng tiền nhiệm của Thein Sein cũng sực tỉnh theo. Họ bó tay về vườn, Thein Sein làm được gì nếu không quay đầu ?
Người dân Miến Điện may mắn hơn dân VN là còn có nơi để gởi gấm niềm tin. Giới quân phiệt Miến Điện may mắn hơn giới cầm quyền VN là không có đất để múa đường quyền “đu dây”. Cho nên, hiện nay, Thein Sein được cho là người biết điều ; ngày mai ông ta như thế nào ? Chớ vội khen để rồi thất vọng.
Dân tộc VN đã ăn quả “lừa” quá nhiều rồi, không còn ai đủ tư cách để mọi người gởi gấm niềm tin. Vậy, cứ mãi mãi thế này hay sao ? Không còn tin ai thì hảy tự tin vào chính bản thân mình. Khi một cá nhân có tự tin, anh chị ta biết tự chủ.
Một xã hội dân chủ bền vững có nền móng từ những cá nhân biết tự làm chủ bản thân, và tất nhiên phải có tự tin ; chẵng cần ai để dựa dẫm với mỹ từ “gởi niềm tin”.
Bài viết nói về lãnh tụ.
Nhưng chúng ta đừng quên hai yếu tố quan trọng là người dân Miến Điện, có sự khác biệt với đại đa số người dân VN. Một bài viết gần đây nói về sự thờ ơ, sợ hãi và cầu an ở VN.
Thứ hai là chủ nghĩa CS, theo ý tôi, nó ghê gớm độc hại hơn độc tài quận phiệt, nó len lỏi vào hang cùng nẻo hẽm, nó làm trốc gốc và băng họai nền luận lý đạo đức của mấy ngàn năm.
Nếu VN có một Suu Kyi thì chắc chắn là một điều may mắn, nhưng kết quả thì không biết được. Và Thein Sein: trong nội bộ CS, con đường tiền thân của các lãnh tụ là con đường sắt máu đầy bá đạo, rất khó tìm một lãnh tụ CS còn những bản chất nhân bản như Thein Sein. Không phải là không thể, nhưng rất khó, nếu có người nào như vậy có lẽ đã bị tiêu diệt từ trứng nước rồi.
Tôi rất tán đồng những sự suy nghĩ của bạn.
Độc tài cs á-châu theo truyền thống Khổng-Manh..nó hung bạo,hiễm ác,ngàn lần hơn các loại độc tài khác trên thế giới.Độc tài csvn là một khối ung thư mản tính,chỉ có cắt no ra thì mới cứu sống con bệnh VN.
Hàng triệu lời khuyên,cảnh báo,hướng dẩn,chỉ đường cho hưu csvn đều như nước đổ đầu vịt.Các lảnh tụ độc tài trên thế giới dù gì họ cũng có học lực,có kiến thức nhận định họ là con người…Như nguyễn tấn dũng thì một chũng loại quái thú,không học vấn,không kiến thức làm người,không chũng tộc với người Việt-nam,thì hắn chỉ là cục cứt của Thein Sein.
Người dân Miến cũng đấu tranh chống độc tài toàn trị của “một thiểu số” như chúng ta nhưng họ đã về đích trước chúng ta. Hoàn cảnh 2 đất nước, tuy vậy, khác nhau khá nhiều. Đảng CS là tổ chức có tính QT, có học thuyết xây dựng bài bản, có chiến lược tranh giành, củng cố, bảo vệ quyền lực; có sách lược khủng bố, tẩy não, tuyên truyền, mị dân … Phía Miến Điện, nhóm quân phiệt, thiếu tính hệ thống QT, thiếu các chiến lược, sách lược sâu rộng như chủ nghĩa CS. Hoàn cảnh của những nước CS như chúng ta, muốn giành lại được quyền dân chủ cho người dân, muốn tranh đấu cho nhân quyền hẵn khó hơn rất nhiều so với những đất nước như Miến Điện, Lybia, Ai Cập…
Công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN đòi hỏi sự giáo dục vận động sâu rộng trong quần chúng; phải xây dựng được hệ ý thức về tự do, về nhân quyền, về quyền dân chủ, công bằng, và cả về nền văn hóa khai sáng nữa. Tại sao ư? Sau cuộc cai trị “tẩy não”, “hèn hóa”, “mê muội hóa”, “dã man hóa”… như cách cai trị của đảng CS ở VN và các nước CS khác; thì không chỉ thành lập được chính quyền dân chủ là xong. Cứ coi tình trạng nước Nga và các nước khối Đông Âu là rõ.
May mắn thay, (và vì thế mà chúng ta cần biết ơn những người đi trước, khởi xướng và tranh đấu), đó là chúng ta đã có cuộc vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền, khởi đầu rải rác cách đây 40, 50 năm, và cho đến hiện nay, ngày càng đông. Để xóa bỏ chế độ phong kiến ngự trị nhiều thế kỷ tại Pháp, Montesquieu, Rousseau và nhóm Khai Sáng đã vận động trước cách mạng Pháp cả mấy chục năm. Hoàn cảnh đất nước cũng tương tự, và đây là điều mà đảng CS đang rất lo lắng, khi điều kiện hội đủ thì “sự cố cách mạng” sẽ xãy ra.
Tất nhiên, yếu tố XH là rất cần thiết, yếu tố con người lãnh đạo cũng rất quan trọng. Điều kiện cách mạng của XH tạo ra lãnh tụ, và lãnh tụ lại thúc đẩy, phát triển cuộc cách mạng để đưa đến thành công.
Nhìn về Aung San Suu Kyi, chúng ta ngạc nhiên, rồi hiểu và kính phục bà. Nhìn mềm yếu về thể chất nhưng kiên định trong tranh đấu. Đối lại với các quân nhân “đằng đằng sát khí” súng trên vai, gươm kề tay, bà lại tỏ ra ung dung, tao nhã – võ biền đối lại với trí tuệ, nhu thắng cương! Sao bà làm được như vậy? Vì bà khôn ngoan, biết biến cuộc đấu tranh của dân tộc thành cuộc đấu tranh chung của loài người tiến bộ văn minh. Dân chủ, nhân quyền của dân tộc Miến nằm trong sự khát khao chung của cộng đồng QT về dân chủ và nhân quyền cho nhân loại.
Mấu chốt nằm ở đấy, và bà Aung San Suu Kyi cùng dân tộc Miến đã thành công. Dân tộc Việt cũng đang ở bến bờ của hạnh phúc, nhìn ra láng giềng để học tập, chúng ta sẽ khôn ngoan hơn, sẽ đạt mục tiêu nhanh hơn và đỡ tốn công sức hơn – nếu không muốn nói về xương máu!
Cám ơn Mẹ Nấm, cám ơn Song Chi, cám ơn những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền VN hôm nay. Xin các bạn vững tin và tiến bước!
Dân Myanmar gọi Bà Aung San Sui Kyi là mẹ Sui Kyi, VN ta cũng đâu thiếu Mẹ : Mẹ liệt sĩ nè, Mẹ VN anh hùng này, Mẹ ngồi đầu đường xó chợ này, Mẹ Nguyễn thị Bình này, Mẹ Nguyễn thi Doan này, Mẹ Tôn nữ ” Kiều diễm” này…vv và vv… càng kể càng muốn ói.
Còn chúng ta thì sao? Mẹ Nấm không biết hiện trạng ngày nay tại Miến Điện chính là nhờ lời khuyên của Thủ Tướng Dũng nhà bà hay sao? Theo ông Trần Bình Nam thì Miến Điện còn phải theo học Việt-Nam nhiều hơn nữa… Với những nhân cách như vậy, đến bao giờ thì Việt-Nam sẽ được như Miến Điện?
Cũng độc tài, độc đảng kaki, cũng đàn áp khốc liệt mà sao Miến Điện thay đổi ngoạn mục; còn VN tụt hậu về dân chủ, nhân quyền ? Có phải nhờ Bà Aung-San-Suu-Kyi tuyệt vời và nhờ Tướng Thein Sein dũng cảm ? Còn VN thiếu cả hai yếu tố này ? – Thôi hãy cố mà lạc quan chút xíu …
Nhưng cuộc biểu tình chống TQ xâm lược của ta lèo tèo yếu khí thế quá đi mất … Buồn !
Cám ơn tác giả Mẹ Nấm đã chia xẻ với người Việt nhận định thật tinh tế.