WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước

Trong một diễn biến hiếm thấy, báo Việt Nam vừa đưa tin về đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước, gây đồn đoán về đấu tranh nội bộ Đảng.

Tuy nội dung bài báo mang tựa đề ‘Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao’ trên tờ Tiền Phong hôm thứ Ba 3/7 nói về cuộc hội thảo khoa học về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của Đại học Quốc gia, nhưng vấn đề chia lại quyền lực giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã gây chú ý mạnh mẽ.

Bài báo này nay không thể truy cập được trên Tiền Phong Online, nhưng vẫn còn trên Bấm một số tờ báo khác.

Tại cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức hôm thứ Hai 2/7, một số ý kiến của giới học giả cho rằng ‘sửa đổi Hiến pháp (1992) lần này cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.’

Giáo sư Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm Khoa Luật ĐHQGHN, được dẫn lời nói rằng Hiến pháp hiện hành ‘trao quá nhiều quyền’ cho người đứng đầu Chính phủ, trong khi quyền lực pháp lý thực tế của Chủ tịch Nước ‘rất hạn chế’ và chỉ ‘mang tính hình thức.’
Ông nêu quan điểm: “Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp.”

Trong bài báo của Tiền Phong, Giáo sư Thái đề xuất chia lại quyền lực cụ thể như sau: “Nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.”

‘Khoa học thuần túy’

Tuy nhiên trao đổi với BBC qua điện thoại, khi được hỏi về đề xuất ‘chia sẻ quyền lực’ này vào thời điểm hiện tại, Giáo sư Thái nói: “Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo.”

Cũng theo Tiền Phong, tại cuộc hội thảo, Phó Giáo sư Lưu Thiên Hương thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia đã đưa ra đề xuất theo đó “thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ – cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.”

Cụ thể theo bà Hương, Chủ tịch nước “chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách” và “để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.”
Một số ý kiến tại cuộc Hội thảo cũng đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng “nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước.”

Bình luận với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, một học giả đã và đang tham gia nghiên cứu, tư vấn trong một số dự án luật có liên quan tới lập pháp và lĩnh vực hành chính, hiến pháp cho rằng các quan điểm nói trên đưa ra vào thời điểm này có thể là “mơ hồ.”

“Việc chia lại quyền hạn giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ như vậy khó thực hiện vì các văn bản chỉ đạo của Đảng đã quy định rất rõ giới hạn của việc sửa đổi từ lâu, cũng như lần này.”

Chuyên gia này cũng cho rằng ý kiến của học giả từ Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia thực ra là một đề xuất “trở lại nội dung của Hiến pháp 1946″ nhưng theo quan điểm của ông “việc này cũng rất mơ hồ, khó thực hiện.”

Học giả không muốn tiết lộ danh tính này cũng cho hay ông không rõ vì sao các ý kiến này lại được đưa ra vào thời điểm hiện nay, nhất là trong bối cảnh ở trong nước đang có những thông tin khó kiểm định và rất nhạy cảm về cá nhân một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như về cuộc đấu tranh bên trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tin BBC

 

8 Phản hồi cho “Đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước”

  1. Lâm Vũ says:

    Tôi chỉ biết và chỉ công nhận một nguyên tắc tạo thành quyền lực: tính đại diện chính thống, nói nôm na là số phiếu bầu cho một chức quyền nào đó. Một chức vụ được nhiều người bầu nhất là chứa vụ lớn nhất. Dĩ nhiên với điều kiện là qua một cuộc bầu cử “phổ thông, tự do và kín”.

    Lấy thí dụ thực tiễn: cả nước Pháp hay Hoa Kỳ bầu ra vị Tổng Thống, nên chứa quyền của TT phải lớn hơn một ông dân biểu hay nghị viên thành phố v.v. nhưng tiếng nói của cả một viện Dân Biểu gọp chung lại – với 500 ông/bà dân biểu chẳng hạn – phải có trọng lượng hơn cả vị TT v.v.

    Có bao nhiêu người dân Việt bầu cho công Chủ Tịch nước Việt Nam!?

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRĂM SAI KHÔNG BẰNG MỘT ĐÚNG

      Dầu anh có trật vạn lần
      Không bằng một đúng của người anh chê
      Dầu anh có tối vạn lần
      Không bằng một sáng của người chê anh
      Cho nên đời đành rành
      Cần nên tỉnh táo chớ thành u mê
      Nước non giờ quá ê chề
      Ai người thấy cảnh tái tê Lạc Hồng ?

      Tôi dùng tạm vài lời thơ vu vơ như trên để nhằm khen lời nói của Lâm Vũ ở trên là hoàn toàn chính xác.

      NGÀN KHƠI
      (06/7/12)

  2. NON NGÀN says:

    Ý NGHĨA THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC TRONG MỘT THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

    Giả dụ có hai người cân chạng và đều không biết võ, người nắm cây gậy trong tay có thể khống chế được người kia nếu muốn. Đó là ý nghĩa nguyên thủy của bạo lực hay quyền lực. Một người nắm vô lăng xe có thể khiến những người đi dưới đường phải vẹt ra, đó cũng là ý nghĩa của sức mạnh vật chất chi phối. Đặc biệt, nếu đó là xe bọc thép, không ai có thể lao lên để buộc người lái xe phải xuống xe hay lôi hắn xuống xe được. Có nghĩa, quyền lực là sức mạnh của phương tiện nhằm khống chế được người khác. Quyền lực xã hội hay quyền lực nhà nước, do vậy là quyền lực do pháp luật, hay sức mạnh của guồng máy chính quyền mang lại. Trong thể các chế dân chủ, có sự bầu cử tự do, ứng cử tự do, để đưa những người có năng lực vào vị trí quyền lực, qua những nhiệm kỳ cụ thể. Điều đó là để tránh mọi sự độc tài, chuyên quyền. Các chế độ dân chủ tự do ngày nay, vì vậy hoặc là thể chế đại nghị, trong đó vua chỉ tượng trưng, và quyền hành nằm trong tay vị thủ tướng đứng đầu chính phủ. Hoặc chế độ tổng thống chế, tồng thống mới là vị thủ lãnh quyền hành cao nhất nước, còn thủ tướng chỉ có thừa hành quyền thực thi về hành pháp của tổng thống. Trong các thể chế dân chủ, các đảng phái cũng được tổ chức và hoạt động tự do do luật pháp quy định. Ý nghĩa của các chính đảng ở đây chỉ nhằm để vận động bầu cử, đưa người ra ứng cử, và đảng không mang một ý nghĩa quyền hành nào có tính thường xuyên hay tuyệt đối cả. Vậy nhưng, ở những nước theo nguyên tắc cộng sản mác xít, đảng cộng sản mác xít, một khi nhờ những điều kiện lịch sử cụ thể như thế nào đó mà đã lên nắm quyền rồi, thì quyền đó là quyền duy nhất của đảng. Chính tổng bí thư của đảng là người nắm quyền cao nhất. Đó là loại quyền mang tính tự có, do học thuyết Mác chủ trương, mà không có ai trong dân bầu ra quyền hành này cả. Mác cho rằng đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân. Thực tế, quyền hành trong đảng chỉ do những cán bộ lâu năm trong đảng đã leo lên cấp cao nhất nắm giữ. Đó là bộ chính trị, thường có thể chừng mươi người, và đó gọi là sự lãnh đạo tập thể của đảng đối với nhà nước. Tức là quyền hành chi luân lưu trong tay những người đang có chức vụ cao nhất trong đảng thế thôi, do quá trình lâu năm hoạt động nổi bật hay hoàn cảnh thuận lợi nào đó mà lên thế thôi. Các chức vụ của nhà nước như chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, thực chất đều vẫn chỉ là các sự phân công, phân nhiệm của đảng, tức là thảy đều do chính bộ chính trị chi phối và quyết định cả. Mặt khác nữa, quốc hội cũng chỉ là cơ quan chức năng đề làm luật, thảo luận luật, do lãnh đạo đảng chi phối. Giai cấp công nhân, thực chất chỉ là tổ chức công đoàn, và giai cấp nông dân thực chất chỉ là tổ chức hội nông dân vậy thôi. Sở dĩ có nguyên tắc đảng cộng sản lãnh đao duy nhất như đã nói, bởi vì Mác đã đề ra chuyên chính vô sản, chuyên chính giai cấp, dùng đó như nguyên lý duy nhất để nhằm thực hiện xã hội cộng sản trong tương lai như kiểu Mác mong muốn. Song sóng với điều đó, mô hình kinh tế thiết yếu mà Mác đưa ra là mô hình kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, không có ý nghĩa kinh tế tư nhân. Điều này đã được Lênin từng áp dụng một cách triệt để. Thế nhưng qua trên bảy mươi năm thử nghiệm, cả khối Liên xô cũ đã tan rã và sụp đổ. Và hiện nay trên thế giới, chỉ còn có bốn quốc gia vẫn còn kiên định mô thức cộng sản truyền thống đã do Mác đề ra trong quá khứ đó. Tuy nhiên, thực chất nay họ đều đã là kinh tế hội nhập toàn cầu cả rồi, và phần lớn đã đi vào nền kinh tế thị trường tiền mác xít trở lại rồi. Bởi vậy, ý nghĩa độc tôn đảng cộng sản mác xít để thực hiện chủ nghĩa cộng sản ngày nay thực chất cũng đã trở nên có tính chất mơ hồ, không cụ thể, không chính xác, và gần như môt nguyên tắc trống trong thực tế, tức là không còn có ý nghĩa nguyên thủy ngay từ đầu nữa. Phải chăng, đây cũng là quy luật quán tính của xã hội loài người vốn vẫn thường xuyên có mà người ta vẫn thường hay gặp trong lịch sử. Có nghĩa nói theo quy luật quán tính trong vật lý học của Newton, thì bất kỳ sự chuyển động của vật thể nào mà không có một lực tác dụng khác từ bên ngoài hay bên trong nó, nó vẫn cứ chuyển động theo cách đã được thiết lập ra ban đầu của nó. Chính vì thế, mọi sự luận về quyền hành của chủ tịch nước, hay quyền hành của thủ tướng chính phủ trong quan điểm của chế độ mác xít cộng sản, cũng chỉ mang tính cách lý luận hình thức bề ngoài mà thôi. Cái thực chất, nhất thiết vẫn chỉ là tập thể đứng đầu đảng, tức là tổng bí thư hay bộ chính trị là những thành phần cùng quay chúng quanh tổng bí thư đó.

    NGÀN KHƠI
    (05/6/12)

  3. Nguyễn Hà Huy says:

    Chế độ của một số nước CS còn lại trên thế giới rất mập mờ các chức danh lãnh đạo giữa Đảng và nhà nước . Hiện nay trên danh nghĩa thì cả 4 Ông là Tổng Bí thư , Chủ tịch Nước , Thủ tướng và Chủ tịch Quốc Hội đều là nguyên thủ cả . Nhưng thực quyền thì chỉ có Thủ tướng thôi . Thật chẳng ra sao cả , nhiều lãnh đạo nhưng điều hành không tốt , dẫm chân lẫn nhau , dè chừng nhau , không bằng mặt nhau nhưng cứ ra vẻ thống nhất . Cái kiểu lãnh đạo do Đảng cử này thì đất nước mãi lụn bại dài , không lối thoát . Khổ cho người Dân trong nước quá . Chỉ có Hoa kỳ và đồng minh mới giải được bài toán này . Xóa sổ CNXH trên toàn thế giới .

  4. dv says:

    Sang Trọng Hùng Dũng chung một tập đoàn BN HD theo chân Tàu cọng …Tham nhũng là quốc nạn đã là quốc nạn thì gì có người nào yêu nước vì quốc gia dân tộc .Hãy nhìn lại các triều đại từ cổ chí kim . Triều đại nào tham nhũng tợn là triều đại đó đến đáy suy tàn …Do sâu rầy nhiều qua .Chẳng hạn như con sâu Dương chí Dũng – Phạm thanh Bình và đồng bọn còn nhỡ nhơ ngoài vòng pháp luật do độc đảng bảo kê ?

  5. D.Nhật Lệ says:

    Có nhiều dấu hiệu cho thấy đang có sự đấu đá tranh giành quyền lực nội bộ đảng CV.,chứ không phải là
    lời đồn đoán nữa.Mới đây,blog Quanlambao ra đời trong đó vạch ra những chuyện “bí mật cung đình” làm
    chấn động dư luận.Đúng cũng nhiều mà sai thì cần phải kiểm chứng.Nghĩa là hư (ít) thực (nhiều) !
    Ở Tàu cộng đấu đá mãnh liệt giữa các thế lực đang diễn ra,ai cũng thấy nhưng ở VN.thì khác,âm thầm mà
    nguy hiểm hơn vì đa phần đảng viên CV.sợ “vạch áo cho người xem lưng” nên giấu tối đa.Tuy nhiên,xét
    ngoài,người ta cũng thấy được họ đang tranh giành quyền lực như đàn anh của họ.
    Báo chí quốc doanh vừa thăm dò dư luận qua một đề xuât là trao quyền nhiều hơn cho Chủ tịch nước là TTSang và giảm bớt quyền hành của thủ Dũng.Như vậy là đang có hục hặc giữa 2 tay miền Nam này.Vừa
    rồi,con thủ Dũng co vòi lại mà giao cho người khác giữ vai trò đại diện pháp luật cho công ty Bản Việt.
    Phải chăng thủ Dũng đang tính đưòng rút lui nên đã tránh trước trách nhiệm về mặt pháp lý ?
    Cũng đang rộ lên vài bài báo “đánh bóng” uy tín của TTSang về chống tham nhũng nhưng thực ra toàn là
    những lời đầu môi chót lưỡi để chuẩn bị dư luận.Hay nói như nhà văn Phạm Đình Trọng là họ chỉ mỵ dân,
    vuốt ve lòng dân đang phẩn uất vì sự tham nhũng đục khoét vô độ của quan chức chế độ.

  6. kbc3505 says:

    Hừ! Cộng sản VN thật nhiều trò lắm kế. Hết phong trào CĐVN nay lại đề xuất tăng quyền lực chủ tịch nước. Thật ra ai đang đứng sau trò này? Chú Sam hả? Từ ngày có đảng, chức chủ tịch nước chỉ để làm kiểng ngồi chơi cầm cu chó đái nhưng tại sao nay lại đề xuất đòi tăng quyền hành? Để làm gì? Con bài cộng thủ NT Dũng mất uy tín và đang cháy rồi sao? Sắp có biến cố gì chăng? Sửa hiến pháp thay chủ tịch nước bằng chức danh tổng thống cho phù hợp quyền hành người đứng đầu quốc gia và gạch bỏ cái tên đảng cộng sản bán nước cho dân nhờ.

    kbc3505

  7. Vinh says:

    Tôi cũng không hiểu sao thủ tướng lại nhiều quyền hơn CT nước. Dưới chế độ phong kiến Vua nắm mọi quyền, thừa tướng chỉ thừa hành lệnh vua. Cs và chế độ phong kiến như nhau thôi vậy mà thủ tướng sao có vẽ bá nạp quyền, muốn làm gì thì làm, lủng đọan hết mọi thứ từ kinh tế đến chính trị, độc đoán và gia đình trị. Chỉ thiếu chưa phong vợ là hoàng hậu và con trai làm thái tử mà thôi.

Leave a Reply to kbc3505