WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao bà Clinton gặp Tổng Bí thư VN?

Bà Hillary Clinton gặp ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội ngày 10/7/2012

Có tin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ động xin gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tìm hiểu sự dè dặt bên trong Đảng về quan hệ với Mỹ.

Tại Hà Nội hôm 10/7, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp Thủ tướng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, bên cạnh cuộc họp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh.

Ít ai ngạc nhiên việc bà Clinton gặp người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc hội kiến của bà với người đứng đầu Đảng Cộng sản được xem là điều đặc biệt.

Bản tin của Reuters từ Hà Nội cho biết chính bà Clinton đã yêu cầu, và được chấp thuận, một cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói Ngoại trưởng Mỹ muốn gặp ông Trọng “một phần vì sự chống đối tự do chính trị và chống quan hệ gần hơn với Mỹ tỏ ra mạnh nhất bên trong đảng, quân đội và bộ máy an ninh Việt Nam”.

‘Không thoải mái’

Quan chức này nói ông Trọng “có vẻ không thoải mái vì bà Clinton nêu chi tiết những lo ngại nhân quyền của Mỹ, dẫn cả từng trường hợp cụ thể mà Washington đã đặt ra nhiều năm qua”.

“Ông ấy không thoải mái trong buổi gặp,” người Mỹ này nói, và tin rằng “ngày càng nhiều nhân vật cấp cao đến gần hơn nhận thức rằng việc cải thiện nhân quyền là cần thiết cho họ”.

Chuyến thăm Hà Nội của bà Hillary Clinton được cho là nhấn mạnh đến quan hệ giao thương và chủ đề an ninh ở Biển Đông.

Bà Ngoại trưởng loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước cuối năm.

Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 10/7, bà Clinton nói Washington ủng hộ nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
“Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam để có giải pháp ngoại giao hợp tác cho các tranh chấp và giảm căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa.”

“Chúng tôi hy vọng Asean sẽ có tiến bộ nhanh chóng với Trung Quốc hướng đến bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm bảo đảm khi xảy ra thách thức, chúng được điều chỉnh và giải quyết hòa bình thông qua quá trình thống nhất phù hợp với tiêu chuẩn luật quốc tế,” bà Clinton tuyên bố.

Chủ đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc sẽ lại được bà Clinton đề cập khi dự cuộc họp của Asean tuần này ở Campuchia.

Sức ép

Tuy vậy, khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.

Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức phản bác, khẳng định vị Đại sứ “được Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hoàn toàn tin tưởng”.

Tại Hà Nội, trong khi nhấn mạnh quan hệ song phương đang tiến triển, bà Clinton cũng nói bà lo ngại về thiếu tự do trên mạng, cùng với việc bắt giam các phóng viên, blogger, luật sư và bất đồng chính kiến.

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ trong cuộc gặp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh, bà đã nêu vụ xử sắp diễn ra với các blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ án này.

“Chúng tôi lo ngại về hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới với những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,” bà Clinton cho biết.
Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chỉ những ai vi phạm pháp luật mới bị bắt giam.

Trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ cho rằng Mỹ đang quan tâm tới Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương.
“Nhân quyền tuy không quan trọng về chiến lược nhưng luôn tồn tại bởi vì bất kỳ trao đổi tăng cường hợp tác chiến lược như bán vũ khí cho Việt Nam hay những cam kết lớn hơn thì đều phải được sự hậu thuẫn của Quốc Hội mà Quốc Hội thì luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền,” ông Hùng cho biết.

Nguồn: BBC

 

18 Phản hồi cho “Vì sao bà Clinton gặp Tổng Bí thư VN?”

  1. Uncle Trần. says:

    Đồng ý kiến với nhận xét của Việt Quốc, thế nhưng xin được biện hộ cho Đồng Chí Tổng Bí của tôi. Cú bắt tay lịch sử nầy theo tôi thấy trên hình, thì Bà Hillary hoàn toàn chủ động, vì dù sao Bác Trọng nhà Ta, da vẫn còn phẵng nếp mà có phần đẹp Lão hơn Bác Bill ở nhà, trong khi BácTrọng đứng ngay người giả bộ “Nai” để thử xem diện địa của Mỹ nó lồi lõm ra sao? để mà lấy kinh nghiệm lên phương án kế sách đối phó với Tàu lạ. Cái cảm giác lân lân của một người đứng đầu đất nước khi bắt tay, cũng là điềm hay cho Xã tắc Sơn hà.

  2. Bin says:

    Các ông biết tại sao ngoại trưởng H. Clinton gặp tổng Bí Thư ko? Bởi vì TBT cho bà ấy một ân huệ cuối cùng trước khi bà ấy rời khỏi Bộ ngoại giao vào năm tới đó.

  3. Lý Chính Luận says:

    Lúc đầu thì thật tình, chuyện bà Clinton đi thăm Trọng Lú làm tôi có hơi bất mãn.

    Vì lẽ tôi nghĩ: thiếu gì người đáng đi thăm, sao bà chẳng đi, bộ bà rảnh lắm sao mà đi thăm một tên ăn hại đái nát? Tên này bất quá chỉ là đầu đảng của một bọn đầu trộm đuôi cướp, chả nắm một chức vụ nào trong chính phủ VC hiện nay.

    Tuy nhiên, chúng ta ắt chưa quên là Hiến Pháp 1992 của CHXHCNVN vẫn còn hiệu lực. Điều 4 của Hiến Pháp, tức là điều xác định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN, vẫn còn nằm sờ sờ ra đấy. Điều đó có nghĩa là Đảng có quyền qua mặt nhà nước để hủy bỏ những luật pháp ban hành trong nước cũng như những hiệp định đã ký kết với nước ngoài. Nghĩa là, với tư cách TBT đảng, Trọng Lú có quyền ném vào sọt rác Bộ Luật Biển VN 2012, vừa mới được quốc hội thông qua, hoặc gạt bỏ những cam kết đối tác quốc phòng với Mỹ những lúc gần đây.

    Yêu cầu bất ngờ đi gặp Trọng Lú của bà Clinton là một mũi tên bắn trúng mấy con chim một lượt.

    – Bà Clinton yêu cầu quá bất ngờ nên Đảng CSVN và ngay cả Trọng Lú không kịp trở tay. Bà không cho chúng cơ hội nào để bàn thảo suy nghĩ lôi thôi. Bà làm cho bè đảng Trọng Lú lúng túng chỉ vì: muốn gặp nhau mà không có agenda (nghị sự) có công bố minh bạch trước khi gặp, theo như thông lệ ngoại giao quốc tế, thì chỉ tổ làm đàn anh TQ nghi ngờ vớ vẩn. Nếu từ chối không tiếp bà Clinton thì lại càng khó xử: không tiếp Bộ Trưởng Bộ ngoại giao Mỹ trong lúc này là một việc khó coi, khó nói và sau này càng khó nhờ vả gì đến Mỹ, nhất là cái thế của bè đảng hắn đang từ ăn cướp biến thành ăn mày, không biết sẽ sụm lúc nào.

    – Giặc tàu không ít thì nhiều cũng tưởng VN và Mỹ đang đi đêm sau lưng chúng qua trung gian bà Clinton.

    – Ý bà Clinton muốn bảo Trọng Lú: Nếu ông chơi bảnh, muốn xé bỏ một lúc Bộ Luật Biển và những hiệp ước thuơng mãi cũng như quốc phòng đã ký kết với Mỹ, thì nếu ông xé ngay trước mặt tôi đi; hoặc nếu không thì phải nói ít lời chống đối lấy lệ rồi hạ hồi phân giải! Trọng Lú học hành bao nhiêu mà dám ứng khẩu trong lúc bất ngờ? Hắn chỉ biết ấm ớ, tưởng nói năng vu vơ rồi sẽ qua chuyện. Đòn ngoại giao của bà Clinton xuất chiêu quá bất ngờ làm Trọng Lú phát rét, chẳng nói năng gì cho ra hồn trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ và tai mắt của gián điệp TQ!

    – Giọng nói và nụ cười hồn nhiên của bà Clinton chắc chắn đã làm người tàu suy nghĩ: chúng nó nói gì với nhau trước khi họp báo? Sao chẳng thấy cái thằng “Lú” đó nói năng gì, lại còn cười cợt “vui vẻ” với bà Clinton? Bộ hắn không hiểu ý con mụ muốn mắng vào mặt chúng tao là : “Đó, thấy chưa, tên đầu đảng của bọn ăn cướp còn chưa dám nói năng chống đối gì tớ thì chúng mày là cái thá gì mà dám hó hé?”

    Tôi mến bà Clinton vì bà rất điển hình Mỹ: vô tư, chân thành và hồn nhiên với bạn, nhưng đối với thù thì vừa uyển chuyển vừa kiên quyết để tranh thủ quyền lợi tối đa cho đất nước!

    Ước gì các lãnh đạo VN, dù là ở phe phái nào, học được cá tính độc đáo này của bà Clinton thì may ra VN mới có hy vọng khá hơn được.

Phản hồi