WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc thơ Lưu Quang Vũ- Nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam

Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh 1973. Ảnh: tư liệu (báo Tuổi Trẻ)

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ thuật, cả bố và chú ruột đều làm nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đến với thơ rất sớm. 13 tuổi đã nhận giải thưởng truyện ngắn, 20 tuổi đã có tập thơ đầu tay (in chung với Bằng Việt). Trong khi thế hệ thơ trẻ cùng thời với anh – để nuôi sống xác thân phải huỷ diệt tâm hồn thì anh luôn trung thành với ngòi bút của mình, cho dù có phải làm ngược lại:” để di dưỡng thơ ca phải tàn tạ chính mình”. Một trong số bài anh viết khi ở độ tuổi 21, 22 (sau khi bị sa thải khỏi quân đội) là bài này:

Những người trẻ

Những người trẻ để tóc dài
Đốt lửa trên những quảng trường
Những người trẻ cầm ghi ta
Đứng hát trên đường
Trước mũi thép xe tăng
Trước những con tàu đen
Chở máy bay và thuốc nổ

Những người trẻ vung nắm tay giận dữ
Ném hắc ín và sơn
Lên các tượng thần
Họ nói không
Với bóng đêm gian trá
Họ nói không
Với nền văn minh lạnh giá
Họ nói không

Với các đàn anh hèn hạ
Họ nói không
Với chính phủ và nghị viện
Với lãnh chúa và tướng lĩnh
Chẳng tin vào linh hồn bất diệt
Họ nói không
Với Giê Su và phật thích ca
Họ nói không
Với các nhà thơ viễn mộng

Chẳng cần lên mặt trăng tẻ lạnh
Những người trẻ da vàng, da đỏ, da đen, da trắng
Muốn phá tan tất cả trên mặt đất
Những tường cao chia rẽ con người
Những giày đinh chà đạp con người
Những bóng ma đói nghèo cơ cực
Không chiến tranh, không xiềng xích…
Không đi lính sang Việt Nam
Họ ném trả các huân chương
Thứ vinh quang vô ích
Mọi bánh vẽ chẳng làm nguôi cơn khát
Rượu lãng quên không làm họ yên lòng
Phẫn nộ đến điên khùng
Họ đập phá, họ rủa nguyền tất cả
Cái thời đại tai ương
Cái thế giới bạo tàn
Đầy bất công sỉ nhục
Từng bước từng bước một
Trong sương mù trong gió táp
Họ tìm đến bên nhau
Bàn tay vung cao
Như những cánh chim bốc cháy.

Vốn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ nắm bắt thực tại bằng giác quan vô cùng tinh tế, chỉ cần đọc sách, xem tranh vẽ, nghe đài, hay nghe ai đó ra nước bạn kể lại là anh hình dung ra tất cả, rồi để mặc cảm xúc của mình tuôn trào trên trang giấy trắng, lia ngòi bút theo kịp dòng tư tưởng. Vì thế cảm hứng trong mỗi bài thơ của anh luôn là sự liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh hiện thực, sống động, hoà quyện thúc đẩy nhau…Hơi thơ, nhịp thơ dồn dập, tạo nên sức chiến đấu mãnh liệt, dâng trào trong thơ anh. Cho dù cảm nghĩ của anh tại thập kỷ 70 khi đó, không đại diện cho thời cuộc, không tiêu biểu cho số đông, song đây mới là nỗi lòng của một người yêu nước thương dân, đầy bản ngã, cá tính .

Thay vì cổ vũ chiến tranh, coi thanh niên như những con thiêu thân lao vào lò lửa chiến tranh, bị đảng ra cả một chiến dịch nhồi nhét tiêm nhiễm:

“Vứt bút nghiên theo việc binh đao”
“Chí làm trai chẳng tiếc đời xanh”

Coi chiến tranh như một cuộc dạo chơi, còn cái chết nhẹ tựa lông hồng:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm,
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây *

Thì anh đề cao vẻ đẹp tuổi trẻ trong những trường hợp như thế này. Một sự quyết liệt dữ dằn cả trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Sẵn sàng nói không với bóng đêm gian trá, với nền văn minh lạnh giá, với các bậc đàn anh hèn hạ. Với chính phủ và nghị viện, với lãnh chúa và tướng lĩnh, với Giê Su và phật thích ca, với các nhà thơ viển vông, ảo mộng…Sẵn sàng phá tan tất cả những điều dối trá trên mặt đất, từ những bức tường cao chia rẽ con người, những giày đinh chà đạp lên số phận dân thường, đến những bóng ma đói nghèo, cơ cực. Sẵn sàng phản đối chiến tranh và mọi sự ràng buộc xiềng xích. Không những không đi lính sang Việt Nam còn ném trả các huân chương, coi đó là sự vinh quang vô ích. Bao nhiêu bánh vẽ và bình rượu lãng quên không làm họ nguôi cơn khát, cũng chẳng thể làm họ yên lòng. Thay vì sự thoả hiệp hèn mạt, họ bày tỏ sự phẫn nộ điên khùng của mình bằng cách đập phá, rủa nguyền tất cả, từ thời đại tai ương đến thế giới bạo tàn- nơi chứa đựng sự bất công sỉ nhục, rồi bằng sự chân tình, đoàn kết, sự dữ dằn khẳng khái, từng bước một họ tìm đến bên nhau, bàn tay vung cao tỏ rõ ý chí kiên cường, quyết liệt của mình, như những cánh chim bốc cháy trên nền trời, đòi lại độc lập tự do cho xứ sở của mình…

Hơn 3 thập kỷ sau, đọc lại bài thơ này, ta vẫn  thấy rất ít bóng trẻ Việt Nam trong đó. Trong khi đất nước trải qua một cuộc tàn sát đẫm máu: Đất nước làm chiến tranh nhiều hơn máu của mình, đất nước nướng tinh hoa trong canh bạc chiến tranh, số người tài chỉ còn một nhúm trên tay, con cháu Chu Văn An mỗi ngày thêm tắt dòng, tuyệt chủng, lũ 5C-5D (con- cháu- các -cụ -cả- đếch -đẩy- đi- đâu- được) ùa tràn trên mặt đất, tốt tươi hơn cỏ dại, tham nhũng, tham ô nhiều chưa từng thấy, số tiền thất thoát rơi vãi nhiều hơn ngân vốn của ngành, bao con trẻ vừa kịp sinh ra đã gánh nợ nước ngoài trên vai. Muôn dân điêu đứng, trăm họ lầm than, lẽ ra những người trẻ phải là ngòi nổ, mầm kích hoạt cả tấn thuốc nổ trong lòng nhân dân, lại ù lì, bị động, sợ hãi tất cả những gì liên quan đến các hoạt động đấu tranh, lật đổ. Ngay cả lựa chọn thái độ chính trị cho mình: “Chọn một dòng hay để nước trôi” thì họ sẵn sàng “mũ ni che tai” để mặc nước trôi, hoặc chọn dòng thuận tiện mỡ màu- dù biết nó là dòng đục, còn hơn chọn dòng xanh trong để rồi bị để ý, đàn áp khốc liệt như một số nhà dân chủ trẻ -vốn hiếm hoi như thứ quả trái mùa. Cả rừng cây mùa xuân của quê hương Việt Nam chỉ sinh vài chục quả ngọt, lành, ít sâu bệnh, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, còn lại dặt những quả kẹ, quả còi, bị loài sâu H lo- N sợ của cộng sản ăn ruỗng ruột, mòn thân, chỉ còn trơ gân, bệch bạc sắc lá.

Nếu có giận dữ, họ len lén giấu bàn tay ,dồn sự bực tức vào trong lòng, không bao giờ tỏ thái độ quyết liệt vì sợ lành ít, dữ nhiều, tránh con voi chính quyền để khỏi bị xấu mặt. Biết rõ những thần tượng đã đổ, nhất thiết phải hạ bệ, song họ chỉ thích hoà mình trong bóng đêm gian trá để được yên thân, không dám ném hắc ín và sơn lên tượng thần Các Mác, Lê Nin, Hồ Chí Minh để khỏi bị vạ. Sẵn sàng hoà mình với nền văn minh lạnh giá tính người để được yên thân. Biết lãnh đạo cộng sản  hèn hạ, họ cũng sẽ quay mặt đi để khỏi bị làm phiền. Với cái chính phủ  bạc nhược và quốc hội nghị gật, ù lì, lại càng không dám bày tỏ thái độ gì, ngoài việc trơ mắt ếch đứng nhìn hoặc trút tiếng thở dài vào những câu thơ ngắn, trút sự giận dữ vào trong gió xé, mặc nắng gió cũng mang vị lừa lọc, oan khiên, còn họ thì…măckêno, dửng dưng đi qua tất cả nỗi bất hạnh khốn cùng của dân tộc

Biết là bánh vẽ họ vẫn ngồi dự tiệc và liên hoan, ca hát, nói cười như thể bánh thật, như trong họ không hề có cơn khát tự do, dân chủ. Họ lãng quên tất cả – biến tâm hồn mình thành một cánh đồng hoang cỏ mọc, không phẫn nộ, không điên khùng, không đập phá, không rủa nguyền, dù biết rõ thời đại mình đang sống đầy bất hạnh, tai ương, cứ có tiền là có phận, ngược lại dù tài giỏi đến đâu mà không tiền cũng thành vô phận. Sẵn sàng thoả hiệp với chính thể cộng sản bạo tàn, đầy bất công, sỉ nhục bằng cách trốn sâu vào bản ngã, giấu cái tôi chân chính vào cái chúng ta tầm thường, giả dối. Thà bò sát đất như giun để được yên thân còn hơn chọc trời như những cánh chim báo bão để cả đời gặp bão. Là con cháu của con Hồng, cháu Lạc, nhưng họ luôn quên mình là loài có cánh, thù ghét sự lượn bay, đồng nhất mình với lồng sắt nan tre, coi gian trá là người thân thuộc như manh áo, bát cơm, hơi thở. Coi trung thực là người khách lạ, không vồ vập, chào đón, chỉ một mực xua đuổi, tĩễn đưa, ngoảnh mặt…

Hẳn khi đặt bút viết bài thơ này -do thúc bách từ sâu thẳm trái tim. Anh đã có sự liên tưởng trước thời cuộc: Sau 5 năm, 10 năm đến lượt thế hệ trẻ sau anh đề thêm hai chữ Việt Nam vào tên bài thơ để đất nước chuyển mình, cất cánh, để cuộc đời mỗi người là tự do, chân lý, thật giả phân minh, trắng đen rõ nét, để không ai còn phải làm một cuốn sách xếp lầm trang như anh. ..

Song, than ôi! đã sắp 40 năm rồi, kể từ thập kỷ 70, những người trẻ ở Việt Nam vẫn mãi mãi coi cuộc đời anh, cuộc đời họ là một cuốn sách xếp lầm trang, không làm gì, không nói gì, chỉ luôn né tránh…Thậm chí còn nặng lòng ngợi ca:

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn **

Hoặc:

Tổ quốc ơi , có bao giờ người đẹp thế này chăng? ***
Thật đáng thương, đáng buồn và hổ thẹn biết bao…

Sacramento 8-8-2012

© Trần Khải Thanh Thủy

© Đàn Chim Việt

—————————————————-

* Thơ Phạm Tiến Duật
** và *** Thơ Chế Lan Viên

 

4 Phản hồi cho “Đọc thơ Lưu Quang Vũ- Nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam”

  1. Minh Đức says:

    Lưu Quang Vũ bị sa thải khỏi quân đội năm 1970, là thời kỳ đang có chiến tranh. Sau đó làm thơ ca tụng những thanh niên phản chiến. Lưu Quang Vũ bị sa thải khỏi quân đội vì lý do thiếu sức khỏe hay vì lý do thiếu tinh thần hăng say chiến đấu?

  2. Minh Đức says:

    Bài thơ Những Người Trẻ này là bài thơ nói về nhừng thanh niên Mỹ phản chiến, biểu tình chống chiến tranh, từ chối không đi quân dịch để khỏi bị đưa sang Việt Nam. Bài thơ này đúng đường lối của nhà nước CS vì ca tụng những người chống chiến tranh ở Mỹ nhưng đồng thời nhà nước cấm thái độ chống chiến tranh dưới chế độ của mình. Trần Khải Thanh Thủy viết “thấy rất ít bóng trẻ Việt Nam trong đó” là rất đúng vì thái độ của những người trẻ trong bài thơ đó là thái độ chỉ có được ở xứ tự do. Điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không có những người trẻ Việt Nam có những tình cảm như vậy. Có thể có nhưng chế độ không chấp nhận việc họ biểu lộ tình cảm ra.

  3. lequan says:

    Trinh cong Son nói không với chiến tranh , tôi mến anh vì khi cả 2 phía nam và bắc ca ngợi chiến tranh theo cách riêng của mình TCS đã can đảm nói không . Chinh phủ Saigon goi TCS là phản chiến nhưng họ cũng không tệ là bắt TCS vào tù . Nói lên cái tàn bạo của chiến tranh giữa bao người lăng câm là cái can đảm của TCS cũng là nguyên nhân tôi mến anh .
    Nhưng sau 1975 giữa cái khổ đau nghèo đói và nhà tù mọc khắp nơi trên đất nước TCS lại im lặng đó cũng chính là nguyên nhân tôi ghét TCS .
    Đọc bài thơ Những người trẻ của Lưu quang Vũ tôi chỉ thấy một người trẻ bế tắc không nhìn ra con đường phải đi , tuổi trẻ thường không bao giờ thỏa mãn với hiện tại , tuổi trẻ muốn thay đổi nhưng tuổi trẻ chỉ biết đả phá không biết xây dưng thì đó chỉ là tuổi trẻ theo tôi không bap giờ trưởng thành . Với tôi TCS còn có gì đó hay hơn Lưu quang Vũ .
    Bạn có thể nhìn thấy tuổi trẻ biểu tình ngoài đường phô nhưng cũng tuổi trẻ tham gia nhưng chương trình giúp các học sinh nghèo học hành , cũng người tuổi trẻ ấy tham gia công tác xã hôi xây dựng những ngôi nhà bị tàn phá cho nạn nhân chiến tranh .
    Đây mới thực sự là tuổi trẻ mà gia đình xã hội đất nước cần .

  4. THƯỢNG NGÀN says:

    QUYỀN HÀNH VÀ CHIẾN TRANH

    Trâu bò húc làm ruồi muỗi chết
    Chuyện thường tình khi nói quyền hành
    Ai say sưa ai chống chiến tranh
    Cũng thế cả đều quay như trốt

    Quyền hành có chiến tranh tất có
    Không quyền hành đâu tạo nên chi
    Dẫu chính đáng hay không chính đáng
    Chẳng bao người dám nói thị phi

    Chiến tranh quả như cơn lốc dại
    Đem hoang tàn cuộn lấy mọi người
    Khi rã rời hòa bình lặp lại
    Cũ chết rồi lớp mới lên thay

    Quyền hành đó quả điều ngây dại
    Như thiên nhiên sấm chớp mỗi ngày
    Trong xã hội nó thành ngôn ngữ
    Sai khiến người giống trở bàn tay

    Tựa trên sóng con thuyền lướt tới
    Dễ chìm đâu những kẻ nắm quyền
    Trừ khi bão nổi lên bất trắc
    Thuyền lắc lư rồi nghỉm chìm luôn

    Quyền hành có bởi nhờ chinh chiến
    Quyền dã man như thuở hoang vu
    Quyền chỉ tốt nếu trong dân chủ
    Do dân trao qua bởi phiếu bầu

    Quyền như gốc chiến tranh là thế
    Tham vọng hay chính nghĩa vì dân
    Chiến tranh tốt khi quyền chính nghĩa
    Còn phi nhân tham vọng hoang tàn

    Chiến tranh xong quyền hành vẫn có
    Tựa mũi tên hòn đạn trong kho
    Chúng nằm đó chờ thời trở dậy
    Khi chiến tranh thắng lại hòa bình

    Người là thế cuộc đời là thế
    Hết hòa bình lại đến chiến tranh
    Chiến tranh tàn hòa bình trở lại
    Trừ ra khi nhân bản đàng hoàng

    Quyền đâu phải từ trời rơi xuống
    Mà con người trao lại cho nhau
    Hay con người đè đầu cướp bóc
    Quyền hành chung lọt chỗ riêng tư

    ĐẠI NGÀN
    (11/8/12)

Leave a Reply to Minh Đức