WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ Hà Nội 2012… Tuyên ngôn Caravelle 1960

Khách sạn Caravelle ngày 9 tháng 8, 2012. Hình: Trần Đăng Chí

Hôm 6 tháng 8, một nhóm nhân sĩ, trí thức bên trong và bên ngoài Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ cho đảng Cộng sản, nhận định về tình hình tranh chấp Biển Đông và đề xuất giải pháp cho cuộc tranh chấp, đi kèm với một số đề xuất khác. Lá thư này làm những người miền nam Việt Nam trên 50 tuổi nhớ đến Tuyên Ngôn Caravelle năm 1960. Hai nhà bình luận ở hai miền Hoa Kỳ có những nhận xét về sự so sánh này.

TỪ 42 ĐẾN 71

Lá Thư Ngỏ của 71 nhân sĩ, trí thức Việt Nam được đưa ra 10 ngày sau khi 42 công dân ở thành phố Hồ Chí Minh gửi văn bản đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam để cho nhân dân Thành phố biểu tình chống những hành động gây hấn, khiêu khích và xâm lấn Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc hồi gần đây.

Văn bản của 42 công dân còn nói trong trường hợp lãnh đạo Thành phố không có chủ trương thì nhân dân Thành phố thực hiện quyền hiến định của mình sẽ tự đứng ra tổ chức cuộc biểu tình với mục đích vừa nêu.

Lá Thư Ngỏ của nhóm 71 người hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua. Nhóm này phản đối mạnh mẽ Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc gia khác ven biển.

Lá Thư Ngỏ nói rằng đi đôi với việc tỏ rõ thái độ, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện phát huy năng lực của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Lá thư nói rằng nhân dân Việt Nam rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp, bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa.

Lá thư đề xuất điều mà đảng Cộng sản Việt Nam có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân, là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự. Nhóm 71 người này mong các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân.

Và để tăng cường sức mạnh cho Thư Ngỏ, một trong những người ký tên trong lá thư và cũng ký trong văn bản 42 người đã cho phổ biến lời kêu gọi mà ông đặt tựa có một từ là “Đánh.”

Tác giả Hồ Ngọc Nhuận-Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng-đặt câu hỏi đánh cách nào, khi bên kia có nanh nguyên tử và nhiều thứ khác, phe ta thì như tay không.

Ông Nhuận đưa đáp án: “Ai có gì đánh nấy. Có mấy thứ cũng có thể gọi là ĐÁNH: KHÔNG mua hàng Trung Quốc, KHÔNG bán hàng Trung Quốc, KHÔNG đi chơi Trung Quốc, KHÔNG xuất bất cứ thứ gì sang Trung Quốc, KHÔNG đến các phòng khám bệnh của Trung Quốc, KHÔNG qua lại làm ăn dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc, KHÔNG lấy chồng Trung Quốc. Và còn nhiều cái KHÔNG khác nữa…”

Ông kết luận: “Biết NÓI KHÔNG VỚI Trung Quốc TỨC LÀ ĐÁNH rồi đó.”

TỪ 71 NHỚ VỀ 18

​​​​Lá thư của 71 nhân sĩ trí thức tháng 7 năm nay làm nhiều người lớn tuổi ở miền nam Việt Nam nhớ lại 18 nhân sĩ trí thức miền Nam tháng 4 năm 1960, họp tại khách sạn Caravelle ra tuyên ngôn chỉ trích quyết liệt các sai lầm của Tổng thống Ngô Đình Diệm về chính trị, hành chính, xã hội và quân sự, gây ra tình trạng bất mãn trong dân chúng, suy thoái của chế độ và làm giảm tiềm lực đấu tranh chống cộng.

Tuyên ngôn nói rằng dân chúng vẫn chưa tìm thấy được một cuộc sống khá hơn hay có nhiều tự do hơn, hiến pháp đã được lập ra nhưng chỉ có hình thức, Quốc hội tuy có đấy nhưng những cuộc thảo luận luôn luôn được diễn ra chỉ theo đường hướng của chính quyền, những cuộc bầu cử mang tính cách phản dân chủ, bắt chước các chế độ Cộng Sản độc tài.

Tuyên ngôn nói rằng những vụ bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám đường đầy đến tận nóc; dư luận quần chúng và báo chí phải câm lặng, ý dân bị khinh nhục và chà đạp trong những cuộc đầu phiếu.

Về mặt kinh tế và xã hội, tuyên ngôn của 18 người thuộc nhóm Caravelle nói rằng nhiều người không có việc để làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc. Gạo nhiều nhưng bán không được, các tiệm đầy hàng mà hàng hóa lại không di chuyển, nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm, đoàn thể của chính quyền để che dấu việc buôn bán độc quyền đem lợi về cho một thiểu số tư nhân.

Hơn 3 năm sau khi có Tuyên ngôn Caravelle, chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ.

THỬ SO SÁNH

Từ California, nhà bình luận thời cuộc Trần Bình Nam, cựu Dân biểu chế độ Việt Nam Cộng Hòa nhận định rằng hai bản “Tuyên Ngôn” và “Thư Ngỏ” đều có tính cách chính trị, vì trọng tâm đều có mục đích lành mạnh hóa chính quyền để tập hợp sức mạnh của nhân dân chống xâm lăng, một bên là cuộc xâm lăng của Hà Nội sau Hiệp Định Geneve, một bên là chống sự xâm lấn của Trung quốc.

“Nhưng xét về khung cảnh chính trị và tầm vóc của những vị ký tên cũng như nội dung tôi thấy giá trị của hai văn bản nặng nhẹ khác nhau.

Tuyên Ngôn năm 1960 gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm do 18 nhân vật có tầm vóc và uy tín to lớn trong xã hội lúc đó. 11 trong 18 nhân vật ký tên từng giữ các chức vụ bộ trưởng. 4 vị từng giữ những chức vụ cao cấp khác trong chính quyền. Và Tuyên Ngôn đã xuất hiện như một biến cố chính trị nêu ra bản chất độc tài và chính sách trị dân sai lầm của chính phủ Ngô Đình Diệm và tính cách khẩn trương của sự tồn tại của miền Nam.

Tuyên Ngôn Caravelle được ký mấy ngày sau cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Lý Thừa Vãn tại Nam Hàn là một hàm ý rằng nếu không cải tổ thì chế độ cũng có thể bị lật đổ. Những người ký tên đã làm một hành động cực kỳ can đảm khi ký vào bản Tuyên Ngôn, biết tính mạng của họ và sự an toàn của gia đình có thể bị đe dọa. Và đúng như vậy, vào tháng 11 năm đó, sau một cuộc đảo chánh bất thành tất cả 18 nhân sĩ ký tên đều bị bắt, bị tù đày và có người bị truy tố ra tòa.

Trong khi đó, Thư Ngỏ của 71 nhân sĩ trí thức vừa ký nhắm mục đích nêu lên tính khẩn trương của tình hình xâm lấn của Trung quốc đối với vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Và trong bối cảnh đó đề ra yêu cầu công khai hóa quan hệ thật sự giữa hai nước, yêu cầu chính quyền phải có kế hoạch chống tham nhũng, và quan trọng nhất là đề nghị chính quyền huy động nội lực của toàn dân để chống xâm lăng. Nhưng Thư Ngỏ không có trọng lượng chính trị như Tuyên Ngôn 1960, vì đa số quý vị ký tên tuy đều là giới trí thức, chuyên viên, cựu cán bộ nhưng tầm vóc nhỏ ít có ảnh hưởng đến bộ máy cầm quyền. Thư Ngỏ có thể gây ra được một tiếng vang chính trị, nhưng không tạo thành một biến cố chính trị như Tuyên Ngôn Caravelle năm 1960.”

Tại vùng thủ đô Hoa Kỳ, khi được yêu cầu so sánh giữa Tuyên Ngôn 1960 và Thư Ngỏ 2012, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa Bùi Diễm trả lời:

“Không thể so sánh được. Vấn đề ngày nay lớn quá. Hoàn cảnh đất nước nó khác. Lúc trước chỉ là một đôi điều không đồng ý với chính phủ của cụ Diệm mà thôi, chứ còn bây giờ là một vấn đề lớn lắm. Vấn đề có thể nói là có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc. Vì vậy cho nên hoàn cảnh lúc này nặng lắm và những người lên tiếng có lẽ cũng đã bắt đầu thức tỉnh khi nhìn thấy hiểm họa mỗi ngày một lớn.

Thư ngỏ của 71 nhà trí thức gởi ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đòi hỏi nhiều hơn là chỉ biểu tình, đặt vấn đề một cách rõ rệt là yêu cầu thực hiện những quyền hiến định về tự do dân chủ, tự do kinh doanh, quyền lập hội, quyền tự do bày tỏ thái độ chính trị qua những cuộc biểu tình ôn hòa.

Đây có sự góp mặt của những người đã từng có liên hệ tới đảng Cộng sản tức là những người trong Mặt trận Tổ quốc, trong Hội Trí thức Yêu nước, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chẳng hạn. Thành thử ra người ta đặt vấn đề đây có phải là một hiện tượng mới, thể hiện sự công phẫn của những người trí thức Việt Nam, tuy trước đây có cộng tác hay có liên hệ đến đảng Cộng sản Việt Nam nay thấy trường hợp nguy hiểm quá nên bắt buộc phải lên tiếng.

Tôi nghĩ chúng ta cần phải chú ý để hiểu biết về tình hình nội bộ Việt Nam lúc này. Hiểm họa lớn lắm và sự công phẩn trong nước nổi bật hẳn lên, mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục làm ngơ trước những chống đối đó.”

Nhà bình luận thời cuộc Trần Bình Nam kết luận:

“Nếu Tuyên Ngôn là một quả bom chính trị của thời điểm đó, thì Thư Ngỏ này là một tiếng pháo trước tình hình đất nước đang bị đe dọa và đáng được nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng quan tâm.”

Trong lúc Tuyên Ngôn Caravelle bị chính phủ Ngô Ðình Diệm bỏ ngoài tai, thì hôm thứ Năm, một trong những người ký Thư Ngỏ Hà Nội, Giáo sư Kinh tế Trần Hữu Dũng của Đại học Wright State, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết:

“Cho đến nay, tôi vẫn chưa nghe một phản hồi nào từ những địa chỉ mà Thư này gửi đến. Tôi không ngạc nhiên về sự im lặng này. Thật ra, tôi không có ảo vọng là bất cứ thư, kiến nghị, hay bản ý kiến nào gửi đến chính quyền hiện tại sẽ được trả lời.

Điều làm tôi ngạc nhiên, và khá thất vọng là cho đến nay, không có một tờ báo trong nuớc nào loan tin về Thư Ngỏ này, đừng nói chi đăng nguyên văn, mặc dù Thư cũng đã được gửi đến họ. Tôi không biết họ ‘tư kiểm duyệt’ hay được lệnh không đăng. Đó là một điều đáng buồn, thật đáng buồn!”

Tuyên Ngôn Caravelle năm 1960 có 1 linh mục, Thư Ngỏ năm 2012 có 1 giám mục và 2 linh mục.

Tuyên Ngôn Caravelle năm 1960 có 18 người trong nước Việt Nam ký tên cho dân số gần 20 triệu, Thư Ngỏ năm 2012 có 71 người trong và ngoài nước Việt Nam ký tên cho dân số trên 80 triệu.

© Hà Vũ, Huy Phương

Nguồn: VOA

8 Phản hồi cho “Thư ngỏ Hà Nội 2012… Tuyên ngôn Caravelle 1960”

  1. Chưng Sơn says:

    Các anh bênh vực một cách ngoan cố cho cụ Riệm chẳng thua gì CS, Các anh giấu đầu nhưng lại lòi cái đuôi chien, dẫu có ngắn ngủn người ta vẫn thấy!!! Sao các anh cứ lờ tịt đi cái lời thề Cần Lao Công Giáo của bộ óc vĩ đại CV Nhu Và Cẩn Vậy??? 1/. Thề tiêu diệt CS vô thần. 2/ Thề tiêu diệt các đảng phái phản loạn. 3/ Thề tiêu diệt Phật Giáo ma qủy. Để thờ phụng chúa và để ủng hộ lãnh tụ Ngo Đình Diệm, Xin Thề, Xin Thề!!! Hãy luơng thiện như một con người, người lương đi trên 2 chân, đừng tiếp tục đi trên 4 chân nữa!!!

  2. DâM Tiên says:

    Nghe cái tên Caravelle đã sặc mùi thực dân rồi. Bà nó, sao không lấy
    kiến nghị gì gì…mà lại Caravelle, con thuyền không bến –

    Cái Caravelle ra đời năm 1960, không phải là vô tình, cùng anh em
    xa gần với thằng Mặt Chạn Rải phóng miền Nam ra đời vào tháng
    Mười Hai cùng năm 1960.

    Còn về cái kiến nghị kiến càng gì ở Hà nội, thì mặc bu các anh, cùng
    nòi xâm lăng Miền Nam , nay cho các anh lu bu chơi, có uýnh nhau
    cũng mặc cha mí anh. Mau mau chia rẽ và rã đám, mau!

    • Củ Lẫn says:

      Bản kiến nghị đó không có tên, nên được đặt cho cái tên Caravelle cho dễ nhớ. Khách sạn Caravelle là nơi các vị chính khách làm bản KN đó chọn để họp báo ra mắt bản kiến nghị với giới truyền thông quốc tế.

      TB. Những chính khách ký tên trong đó nếu còn sống tới 1975, đều bị CSVN cho đi cải tạo và chết trong tù hay ngay sau khi được thả ra.

  3. Austin Pham says:

    Trich: “..Ông Nhuận đưa đáp án: “Ai có gì đánh nấy. Có mấy thứ cũng có thể gọi là ĐÁNH: KHÔNG mua hàng Trung Quốc, KHÔNG bán hàng Trung Quốc, KHÔNG đi chơi Trung Quốc, KHÔNG xuất bất cứ thứ gì sang Trung Quốc, KHÔNG đến các phòng khám bệnh của Trung Quốc, KHÔNG qua lại làm ăn dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc, KHÔNG lấy chồng Trung Quốc. Và còn nhiều cái KHÔNG khác nữa…”

    Ông kết luận: “Biết NÓI KHÔNG VỚI Trung Quốc TỨC LÀ ĐÁNH rồi đó.” ”

    Rõ ràng lời lẽ của một kẻ chống cộng cực đoan mang tính…quốc tế. Có đúng không mấy anh cam??

  4. kimkiến says:

    Không thể đánh đồng bản tuyên ngôn của giới trí thức hànội ngày nay và bản lên tiếng của giới trí thức đảng phái SG(nhóm Caravel) thời cụ NgôĐìnhDiệm So sánh như vậy là khâp khiểng ,là có ý đồ tuyên truyền cho bọn CS HCM và NĐDiẹm gióng nhau ,cùng “độc tài “như nhau ,củng như bọn VC và cả nhửng tên SQ có cấp bực uống phải nước đaí ,ăn phải cứt của thằng CS.lên đây gào theo chúng là ta theo Mỷ .Bắc Việt theo nga Tàu .Chúng ta (VC và VNCH) đều cùng chư hầu.Cái bọn này cứ lải nhải nhửng điều VC nói ,nếu không gọi bọn chúng là bị cải tạo đầu óc nên giờ đạc sệt ,gióng như eôbô ,nói gì nghe nấy,mà còn gào lớn hảnh diện mang ảo tửởng “đỉnh cao” tự mình khám phá ra.Và phải chăng chúng ta phải nói ,phải khen VC cải tạo cái bọn này rất tốt ,rất thành công ,nghỉa là VC rất giỏi trong nghềuốn nắn tư tưởng của nhửng cái đầu mà óc bị ung thư,không còn suy nghỉ gì ngoài lập lại lời VC mớm cho ? Như v/đ cờ quạt củng vậy. Cái bọn cải tạo 1.2 năm hay 3 năm ,cho về ,vượt biển ,đến Mỷ làm như ta là anh hùng ghê gớm lám viết “ĐHM” xong lại theo với bọn con cháu CS ,mở chiến dịch hạ cờ hạ quốc ca chỉ vì VC nói khích là VNCH ăn cắp bản nhạc của một tên CSlàm quốc ca ? Chắc không phải chứ / Sao mà bọn nó như nhóm duca nxnghỉa,huỳnh bầt lương thiện thêm một bọn tưởng mình là VIp ,tưởng mình hiểu nhiều về CS,phát động phong trào đổi quốc ca thay cờ VNCH chỉ vì lời nói của thằng CB VC ,quản giáo trong trại tù của VC ?
    Củng như bài viết này là bài viết của tên CS trong đó ý chính đả tự nhận là sai (CụBùiDiểm phát biểu có trích trong bài)nhưng vẩn cứ so sánh theo kiểu tuyên truyền và muốn tuyên truyền ,cố tuyền sao choVNCH không có chính nghìa , củng là nguỵ nghỉa ,hơặc còn tệ hơn chúng (BC). Có nghỉa là đôc tài thì nguỵ độc tài hơn ,bán nướcthì ngụy mới là bán nước.chư hầu thì ngụy chư hầu hơn,,,,đến nổi giờ này còn bênh vực các tên sư cộng trong biến cố PG,mà nếu trái tim ThíchQuảngĐức là thật thì nay củng đáng nghi ngờ (người trong cuộc ,các nhà tu ai lúc này dám nói sự thực ,củng như ai dám can đảm lên tiếng về vụ caravell dẩn đến đảo chánh năm 60 ,ai dám nói năm 63 nhửng thằng to đầu trong quân đội,ngoài chuyện ăn tiền của MỶ giết chủ tướng
    của mình,không có CS xuí dục? HCM cười lớn khi NĐDiêm bị QDVNCH phản chủ và bọn tay sai CS >các sư saỉ + trí thức,đảng phái) giết chết và giết luôn cả nhà ,cả dòng họ ,tối ác đôc hơn thời phong kiến vua chúa ngày xưa nửa ,Tiếng cười của kẻ tiều nhân sai đuợc bầy khuyển mả giết kẻ quân tử chính nhân . …Và sau khi lật đổ nhà Ngô thì cácđảng phái đều có lên cầm quyền cai trị đất nước nhưng họ làm gì được hay lại để mất nước va nay chạy qua Mỷ…ăn theo?dDù năm đó Ông nttam không tự tử để có chúttiếng vang góp phần với kẻ thù VC trong cái chết của nền Đê I. CH thì ông ta củng như các lảnh tụ đảng phái khác củng chạy trốn.Tiếng CM chỉ là CM của Dủng vàLoan,mơ màng của một loại tiểu thuyết tinh lảng mạng mà thôi!
    Trơ lại bài này thì tác giả dù không nói là ở CS hay QG người ta củng biết rồi ! Đừnggiả vờ ” muá” nửa,vì chẳng có cái gì dấu được ý đồ dưói ánh sáng mặt trới.
    Củng như có kẻ cứ công kich CCCĐ bởi vì hắn là CS ,hắn không muốn người VTNCS chống cộng nửa mà hoà hợp ới Cộng nhưng mâu thuẩn là ai nói hoà hợp thì chúng lại chau mỏ chưởi người ta là “CS” .Cứ cái vòng lẩn quẩn mà cứ lập đi lập lại .giả dối,đốn mạt để làm suy yếu thêm nhửng người có tâm huyết với quôc gia dân tộc , trong hiểm họa mất nước về tay bọn ĐaiHán.nô lê 1000 năm qua nay thì có thể bị xoá tên. “VN tôi đâu?” như VK gào lên giửa bọn bán nước và đả “tuyệt tích” vì bọn chó Công giam cầm nơi nao ?
    VC ở Ca/SJ nhiều như dòi .Không tin được ai.
    “Bọn chúng rất đáng sợ.Hảy cảnh giác cẩn thận”
    (kk)

  5. HẢI says:

    Ô. Hồ Ngọc Nhuận đòi đánh, đánh ….Nếu ngày trước ông đừng đánh phá miền Nam, thì ngày nay ông có kêu gào đánh, đánh, không ? Ô.cũng bình chân như vại 37 năm trong cái chế độ bán nước này, ông hà hơi tiếp sức cho họ những 37 năm ? Tôi thật nễ ông !

  6. Khách qua đường says:

    Dùng bản tuyên ngôn Caravelle 1960 để và Thư ngỏ 71 chử ký , nhằm so sánh chế độ ông Diệm và CS VN hiện nay , để thấy được dấu hiệu báo trước sự tiêu Tùng của một chế độ .

    Đăng bài này không biết ĐCV đã xin phép Cộng đồng Hải ngoại hay chưa ?, xin phép VNCH và cờ Vàng hay chưa ? Không khéo lại lắm chuyện ….khó tránh khỏi .

    Chỉ một chút xíu đụng chạm đến sự thật dầu đã là quá khứ , cũng có thể là một thùng thuốc nổ cho hiện tại . Bôi nhọ người Việt Quốc gia , bôi nhọ Cộng đồng tị nạn Hải ngoại ,bôi nhọ cờ vàng …, bôi nhọ .vv…. Là tiếp tay cho CS , tuyên truyền cho CS , nhằm đánh phá Cộng đồng chống Cộng ….là …vv…!!!

    Không biết ĐÀN CHIM VIỆT có hiểu không đây ?

  7. Người San Jose says:

    Bài này chủ-trương kêu gọi và khuyến-khích mọi người” chống Tàu Cộng một cách cực-đoan”.
    Như vậy rất là không nên ! Phãi chống Tàu Cộng một cách “tế-nhị” !
    Quý-vị không thấy bọn chống-cực-đoan đông như ruồi đang bay lởn-vởn và bu đậu khắp nơi đấy à.
    Bọn chúng rất đáng sợ. Hãy cẩn-thận.

    Người San Jose

Leave a Reply to Chưng Sơn