WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc – Phương Tây, căng thẳng hay hòa hoãn?

Chuyển ngữ từ báo: François Danjou- Question Chine.net, 29/03/2010

Dưới mắt Liên minh châu Âu, mối quan hệ còn căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, là việc san sẻ giữa một bên là sự cần thiết không gây tổn hại cho thị trường của các doanh nghiệp và một bên là phù hợp với một ý định cứng rắn hơn của Mỹ. Đúng là những quan hệ giữa Trung Quốc và các đối tác phương Tây luôn trải qua sóng gió, nhưng lần này, khủng hoảng kinh tế đã giới hạn pham vi hành động của chính quyền Mỹ, trong khi những tranh cãi ban đầu trong phiên họp 18 của Quốc hội, có xu hướng khẳng định một thái độ không nhân nhượng.

Gần đây, sự nổi giận từ cả hai phía còn gay gắt hơn. Trong khi tổng thống Afganistan Karzaï đang ở Trung Quốc, Bắc Kinh không hòa cùng dàn nhạc quốc tế lên án tình trạng tham nhũng của lãnh đạo Afgnistan, khi nhân vật N°2 của chế độ nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh không thấy điều gì đáng phê phán Kabul.

Chuyến thăm của Karzaï tới Bắc Kinh diễn ra vài ngày sau những lời đả kích của tổng thống Iran về sự hiện diện của NATO, khi ông này ghé qua Kabul: “hiệu quả duy nhất của sự hiện diện là giết hại dân thường”. Một cuộc tấn công trực tiếp chống lại chiến lược của Lầu Năm góc. Nhà Trắng và đồng minh của họ tố cáo “tính chất mờ ảo” trong chính sách của Trung Quốc đối với Afganistan và Iran, và Bắc Kinh đang luồn lách để che chắn sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Cơn tức giận Trung-Mỹ càng nặng thêm khi 130 nghị sĩ tập hợp quanh Paul Krugman Giải Nobel kinh tế,  kết tội Trung Quốc là nguồn gốc phá hủy 2,5 triệu việc làm tại Mỹ trong khoảng năm 2001-2008 và làm tăng gần gấp ba lần mức thâm hụt thương mại Mỹ (230 tỷ đôla). Trung Quốc cũng bị đặt vào ghế bị cáo trong báo cáo của Viện kinh tế chính trị về thủ đoạn thao tác tiền tệ và xây dựng ưu thế cạnh tranh bằng việc phá hủy môi trường và phớt lờ tình trạng không bảo hiểm y tế và hưu trí của hàng chục triệu lao động. Ngày 26/03/2010, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ một lần nữa yêu cầu tổng thống Obama có biện pháp trấn áp thương mại đối với Trung Quốc.

Sau khi ca ngợi sách lược khôi phục kinh tế của Bắc Kinh và sự thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước phương tây khác hiện đang xoáy sự quan tâm vào mặt trái sự phục hồi của Trung Quốc, căn cứ vào những cáo buộc của Phòng Thương mại Mỹ và nhiều nước phương tây khác tại Bắc kinh, về những chính sách bảo hộ mà chính quyền Bắc kinh đang tiến hành. Rốt cuộc, trong khi chưa một cái gì được dàn xếp, thì sự nổi giận lại trầm trọng thêm bởi sự kiện Google từ bỏ Đại lục và rút về Hồng Kông, làm xấu thêm hình ảnh của Trung Quốc, và về việc phiên tòa xử tội nhận hối lộ và ăn cắp bí mật công nghệ của 3 cán bộ công ty khai khoáng Rio Tinto, được chỉ đạo từ xa và gần như cấm tham dự của công chúng.

Đối phó với những chỉ trích gay gắt và ngày một tăng, Trung Quốc đã phát đi những thông điệp cứng rắn hoặc hòa giải tùy từng chủ đề. Về việc thao tác đồng Yuan, Trung Quốc cho thấy sẽ không nhượng bộ trước áp lực. Về việc Google sẽ tiến hành điều tra luồng thông tin, có ý nghĩa sinh tử đối với quyền lực của đảng, Trung Quốc có vẻ tỏ ra cứng rắn, từ chối mọi thỏa hiệp.

Những đáp trả của Trung Quốc dựa trên lập luận rằng, từ năm 2005, đồng tiền Trung quốc đã tăng 21% so với đồng đôla. Thủ tướng Trung quốc Vương Gia bảo khẳng định xu hướng tăng vẫn tiếp tục ngay trong thời kỳ khủng hoảng, và đồng Nhân dân tệ đã tăng 14% trong khoảng 06/2008 và 01/2009, trong khi xuất khẩu giảm 16%, và thặng dư thương mại đã giảm xuống còn 100 tỷ đôla. Khẳng định này không được các nước phương Tây tán thành và họ cho rằng đồng nhân dân tệ đã ngừng tăng từ tháng 7/2008.

Về sự vụ Google, trả lời của Trung quốc hoàn toàn mang tính chất chính trị, đảng cộng sản đánh giá rằng việc rút của Google là “sai lầm, và đồng thời gạt sang bên mọi tranh luận với lý do  xếp vào loại “vụ việc riêng biệt”. Trong khi đó, Washington lại đưa vụ việc ra công khai dư luận. Trong miệng của Bà Clinton, vụ việc này thực chất trở thành biểu tượng cho sự khác biệt chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Đằng sau sự kiện này là nỗi lo sợ cố hữu của Bộ chính trị kiểm soát bằng mọi giá, kể cả việc làm xấu đi diện mạo bên ngoài của chế độ, để bảo vệ ổn định xã hội do sự thâm nhập của Internet đe dọa.

Những tranh chấp khác được xử lý theo thói quen thực dụng, vừa hòa giải vừa thuyết phục.

Về các biện pháp bảo hộ mậu dịch, có thật và càng ngày càng tăng từ đầu năm 2009, mà các nước phương Tây than phiền: chính phủ làm phức tạp thủ tục đăng ký với sản phẩm nước ngoài vào Trung Quốc, và sự lây lan của các biện pháp bảo hộ này xuống các tỉnh – Trung Quốc trả lời rằng, hệ thống cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm, có hiệu lực từ 2002, áp dụng cho cả sản phẩm của Trung Quốc, có mục đích ban đầu là ngăn chặn vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Hiện nay, các quy định này đụng chạm tới hơn bốn mươi sản phẩm nhập khẩu, trong đó có khoảng hai mươi là sản phẩm kỹ thuật “high tech”, thường gắn với công nghệ mới về tin học. Sự khắt khe quá mức của quy định gây nên phản đối của nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, trong đó có Microsoft, trong khi đó phớt lờ các vi phạm luật sở hữu trí tuệ của phía Trung Quốc.

Trung quốc chủ trương giảm bớt căng thẳng trước chuyến thăm Mỹ của Hồ Cẩm Đào dự kiến trong năm nay. Nhưng họ đã làm không tốt. Trên một bài viết xuất hiện trên tờ Wall Street Journal ngày 26 tháng ba, Zhong Shan, thứ trưởng bộ thương mại, người đang thực hiện chuyến thăm nhằm hòa giải tại Mỹ, kêu gọi đình chiến thương mại và hứa hẹn mở rộng hơn thị trường cho hàng hóa của Mỹ, đồng thời với giọng điệu cũ “chiến lược thắng-thắng” không còn hấp dẫn , khó làm dịu được sự sốt ruột của các nghị sĩ đang chịu thúc ép của công chúng.

Trước hết, vị thứ trưởng này không hề nhượng bộ trên các vấn đề đang cọ xát (thâm hụt thương mại, nâng tỷ giá đồng Yuan, rào cản phi hải quan) và quy kết chính phủ Mỹ là “cấm vận”, đưa ra số thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc khác xa với con số của Phòng kiểm duyệt liên bang Mỹ. Con số do Bắc kinh đưa ra, xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc năm 2008 đạt tới 224,7 tỷ đôla, trong khi con số thống kê của chính phủ Mỹ là thấp hơn 70 tỷ đôla.

Trong ngành thép, tai tiếng về vụ xử “điều khiển từ xa” các quan chức Trung Quốc hối lộ cho người khổng lồ Australia để mua quyền khai thác và bí mật công nghệ hai mỏ sắt tại Mông cổ và Guinée với giá gần 2 tỷ đôla.

Cuối cùng, dấu hiệu mới nhất có khả năng nhất khả dĩ làm dịu căng thẳng với Washington, ít ra là với các nhà kinh doanh và với giới nghị sĩ Mỹ là diễn biến kín đáo và còn mong manh về lập trường của Trung Quốc về vấn đề Iran. Hình bóng của nó người ta thấy ẩn hiện trên báo chí trung quốc. Đó là sự lúng túng và diễn biến của nhà cầm quyền, lo lắng về mối quan hệ với Téhéran, về việc lên án chủ nghĩa can thiệp Mỹ, về lập trường không suy chuyển của Israel, về việc kẻ vi phạm Hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng không bị lên án. Tóm lại, người ta nhận ra những dấu hiệu của nhà cầm quyền Trung Quốc không muốn rơi vào bẫy của Iran và khoét sâu thêm hố ngăn cách với Washington.

Về mặt chính thức, lập trường của Trung Quốc là không thay đổi: “trừng phạt đi ngược lại sản xuất; chỉ có thương lượng cho phép giải tỏa tranh chấp”. Một lập trường cứng rắn tấn công trực diện vào Mỹ và Israel, được Nhân Dân nhật báo ủng hộ, ký tên Wang Nan, cựu phóng viên thường trú tại Pakistan, viết: “không có ý muốn hòa bình của phương Tây và của Israel, vấn đề Iran chỉ có thể trầm trọng thêm”.

Tờ Hoàn cầu Thời báo- khôn ngoan hơn, nội dung của nó gần đây hướng tới một sự mơ hồ, mờ ảo hơn. Cách đây hai tháng, tờ báo này từng công khai bảo vệ đường lối chống lại trừng phạt: “cách ly Trung quốc là một hành vi nông cạn. Các nước phương Tây cần hiểu sự Trung quốc không chấp nhận trừng phạt”. Nhưng sau đó, báo chí không mổ xẻ phân tích tiếp.

Ngày 19 tháng ba, người ta đọc được kết luận sau đây của Ni Feng, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội: “về vấn đề Iran, Trung Quốc có lợi ích và nguyên tắc riêng. Trung quốc sẽ không bảo vệ Iran một cách mù quáng. Nhưng cũng sẽ không từ bỏ lập trường. Trung Quốc,với vị trí của nó trên diễn đàn thế giới, đang phải chịu một áp lực quốc tế rất mạnh, tới mức trở thành một thử thách đối với sự khôn ngoan của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao”.

Mọi phân tích nửa vời, dù có đánh dấu sự tiến triển, còn lâu mới phát hiện những ý đồ thực của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó làm người ta theo đuổi nhiều bài viết khác ít thận trọng hơn. Ngày 20 tháng hai mới đây, tờ báo đăng những lời sau đây, ký tên Yin Gong, được biết như người bênh vực cho sự sáp lại gần với Israel: “chúng ta hiểu sự tìm kiếm vũ khí răn đe hạt nhân của Iran. Răn đe của Trung Quốc cũng ra đời dưới một áp lực và trong sự đối đầu. Nhưng thời gian đã thay đổi. Bắc Kinh và Téhéran đều đã ký Hiệp định không phổ biến hạt nhân, và cùng có nghĩa vụ phải tôn trọng”. Bài viết này có đầu đề: “Nếu Iran không nhượng bộ, tình hình chỉ có thể kết thúc thảm hại”.

Đúng là những diễn biến này trong những bình luận của báo chí Trung quốc xuất hiện sau khi người Nhật Yukiya Amano, một người thân cận với Nhà Trắng, lên thay cho El Baradei, một người Ai cập lạnh nhạt với Wa shington, để đứng đầu IAEA ( tổ chức năng lương hạt nhân quốc tế). Ông này, vào tháng hai mới đây, vừa ném khuấy đônhj lại vấn đề hạt nhân, khi khẳng định rằng  “có những nghi ngờ trong những hoạt động quá khứ hoặc hiện tại của Iran gắn với một khả năng phát triển vũ khí hạt nhân”.

Từ đó, có thể hình dung rằng, trong cuộc bỏ phiếu tới đây của Liên Hợp Quốc về trừng phạt Iran, Trung Quốc dưới áp lực của liên kết giữa Liên minh châu Âu, Mỹ và IAEA, có thể sẽ không thể hiện gì. Tuy nhiên, trong nội bộ Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương, phải có được một sự đồng thuận , ít nhất trong một thời gian, nhưng sẽ không phải lần đầu, để quên việc bán vũ khí cho Đài loan và cuộc gặp giữa Dalai Latma với Obama. Ai biết được !

Hơn nữa, ít có khả năng sự nhân nhượng này của Trung Quốc có thể có tác động tới những tranh cãi thương mại dính bết trong sự nôn nóng của các nhà kinh doanh Mỹ đang tìm kiếm một vật thế mạng và sự cứng nhắc của đảng, nơi nguyên tắc nhất quán bị lập trường dân tộc chủ nghĩa hạn chế và trói buộc.

Paris, 10/04/2010

© Bùi Quang Vơm

© Đàn Chim Việt Online

2 Phản hồi cho “Trung Quốc – Phương Tây, căng thẳng hay hòa hoãn?”

  1. Trần-Huỳnh says:

    Nếu đồ-tể chịu buông đao…

  2. Sở dĩ chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ dự hội nghị về hạt nhân vì thấy VC Nguyễn Tấn Dũng có mặt tại Hoa Kỳ, chơi trò o bế Mỹ hầu mua những lò nguyên tử với hậu ý xấu làm bom để đe dọa đàn anh Trung Cộng, trong vấn đề tranh chấp biển đảo mà VC đã ký ngầm dâng cho đàn anh để đàn anh quên đi tội phản quá khứ.

    Nhưng đã làm anh thì không thể để cho đàn em phản bội qua mặt, nên Tàu đi một nước cờ mới hầu dập tắt ý định điên cuồng của đàn em đã từng chơi xỏ mình. CT Hồ CĐào sang Mỹ và muốn có một cuộc trao đổi ngầm với TT Obama trong vấn đề giải quyết về ý định làm bom của Iran. VC cũng muốn bắt chước Iran, trước hết phải có lò nguyên tử, sau đó làm lén bom khi trình độ kỷ thuật chuyên viên được nâng cao.

    Nhưng VC không làm nỗi việc chế bom vì nhân tài VN đã chán ngán cái đầu óc thủ cựu già nua của VC.Tất cả muốn tìm một phương trời cao rộng để thi thố tài năng mà VC đã giam hảm một chục năm trời. Ngày xưa nhân tài VN nằm trong cảnh chim lồng cá chậu, khó tìm một chỗ hở để vươn khỏi cảnh tù đày gian khổ, thời ấy bức tường sắc VC quá kiên cố, ngay Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo cũng phải bó tay. Nhưng thời đại mới, VC không thể chơi trò nhốt người như năm xưa nữa, nay con cháu của chúng cũng sống đời sống vương giả đã bị nhuốm màu sắc tư bản. VC cần đối tác làm ăn sinh lợi, nên chúng quay cuồng vào thương trường không quan tâm vào anh ninh chính trị như hồi xưa nữa. Khi con người bị tiền làm mờ mắt thì ý thức hệ chỉ là hàng thứ yếu, cho nên mỗi lần chúng bày tỏ quan điểm chính trị thì người dân thấy rõ VC mất lập trường.

    Tất cả những ước muốn của VC đã từng hô hào như tự do, hoà bình độc lập chỉ là bánh vẽ, sinh mệnh VC nằm trong tay các cường quốc. Ngày nào đó Tàu thấy VC là mối đe dọa cho Tàu thì Tàu sẽ không nương tay tận diệt vì thế Nguyễn Minh Triết khi ra thăm đảo Bạch Long Vĩ tuyên bố hơi hùng hồn nhưng nhớ rằng hòn đảo chiến lược này Tàu đang ngắm và muốn nuốt vì chỉ cách Hải_ Phòng độ 110 Km, lấy được đảo này Tàu sẽ chế ngự VC một cách dễ dàng. VC đứng trước ngã ba đường,dân tộc đã bỏ chúng, nhân tài không thiết tha gì với chúng nữa để hợp tác chế bom nguyên tử, giờ khai tử của VC chỉ là thời gian, nhưng chắc hắnn phải đến.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền