WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dạy và học Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam!

Báo chí đưa tin “Hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam” vừa được Bộ Giáo Dục-Đào Tạo và Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 18-19.8 tại Đà Nẵng, trước thực trạng dạy và học môn Sử đáng báo động ở các trường phổ thông trung học lâu nay: Học sinh không thích học môn Sử, môn Sử bị coi thường nhất trong các môn, chất lượng giáo viên dạy Sử còn kém, từ kết quả kiểm tra cho đến kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, thi vào đại học môn Sử của học sinh nhìn chung rất thấp…

Còn nhớ, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011, hàng loạt bài báo phản ánh về kết quả thấp tệ hại của môn Sử, trong đó có hàng ngàn thí sinh bị điểm O. Thế nhưng, khi báo chí phỏng vấn, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận lại trả lời: “Hàng ngàn điểm O môn Sử là bình thường”. Rằng: “Điểm Lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy…” Và khi phóng viên hỏi về hướng thay đổi cụ thể việc dạy và học môn Sử trong trường phổ thông thì ông Bộ trưởng chỉ trả lời mơ hồ: “Thay đổi như thế nào thì còn phải bàn”…(“Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại”, báo Dân trí).

Qua câu trả lời này, ông Bộ trưởng đã cho thấy mặc dù là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất của ngành giáo dục, nhưng ông hoàn toàn vô cảm, vô trách nhiệm trước một kết quả tệ hại như vậy của học sinh trên toàn quốc qua một kỳ thi quan trọng nhất đối với các em. Thứ hai, ông đã chủ quan, ngụy biện khi cho rằng “điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại”.

Là một người đã từng trải qua bao nhiêu năm học phổ thông rồi đại học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở VN, rồi lại là phụ huynh học sinh có con em học trung học phổ thông ở VN, sau đó học tiếp bậc phổ thông trung học ở nước ngoài (Na Uy), cũng như có bạn bè, họ hàng, người thân có con cái đi học ở các nước khác từ Mỹ, Anh, Úc, Canada cho đến Đức, Pháp…tôi xin nói thẳng, tình trạng học sinh chán học Sử, môn Sử qua các kỳ thi thường đạt kết quả thấp không phải là hiện tượng chung ở nhiều quốc gia như ông Bộ trưởng nghĩ.

Cũng may, không phải ai cũng nghĩ như ông Bộ trưởng. “GS-TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) kể: “Cách đây ít năm, khi có dịp tiếp xúc với một nhóm HS phổ thông nước ngoài, tôi có thử hỏi trong các môn học, các em thích môn nào nhất? Thật bất ngờ không chỉ cho tôi mà cả một số nhà học học tự nhiên cùng có mặt ở đó khi có tới 7/10 em trả lời đó là môn LS. Tôi hỏi tiếp vì sao các em thích học môn LS thì các em đều trả lời khá giống nhau là thầy dạy hay, có nhiều chuyện rất hấp dẫn, thường được học ngoại khoá ở các bảo tàng, xem phim LS. Có em còn nói thích học LS vì hiểu biết sâu về LS được các bạn coi là người uyên bác, có trí tuệ!” (“Vì sạo Lịch sử là môn học bị coi thường nhất? (phần 1)”, trang Info.net.)

Hoặc chỉ cần so sánh với chương trình, sách giáo khoa, chất lượng dạy và học môn Sử ở miền Nam trước năm 1975 thôi cũng rất khác. Những ai đã từng đi học thời trung học ở miền Nam trước năm 1975 có thể chứng minh điều này. Trong bài “Vì sao học sinh không thích Sử?”, báo Tiền Phong, cũng có một chi tiết sau:

“Kể về một ký ức tuổi học trò, cô giáo Trần Thị Lệ Thủy đến từ trường THPT Nguyễn Du, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nhắc đến cuốn “Những vì sao đất nước” được xuất bản ở miền Nam trước năm 1975.

“Hồi đó mới giải phóng, tôi còn là học sinh cấp II nhưng cảm hứng yêu thích lịch sử dân tộc đã đến với tôi từ các nhân vật Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tượng… được kể trong cuốn sách ấy. Đó cũng là nguyên cớ dẫn dắt tôi trở thành giáo viên dạy lịch sử”, cô Thủy nói.

Như vậy, vấn đề là ở nội dung chương trình, bài soạn trong các sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, thậm chí ngay từ quan niệm dạy và học môn Sử, cách đánh giá vai trò của môn Sử trong trường phổ thông cho đến chất lượng giáo viên…đã dẫn đến việc các em học sinh không hứng thú, thậm chí chán ghét môn này, học không vào và khi đi thi thì kết quả thường bị thấp.

Qua những bài viết trên báo phản ánh phần nào nội dung cuộc hội thảo, tôi tin rằng đã có nhiều ý kiến tâm huyết, xác đáng của các chuyên gia, các nhà sử học, các giáo viên dạy Sử và những ai quan tâm đến vấn đề dạy và học môn Sử trong nhà trường phổ thông ở VN.

Nhưng không rõ mọi người đã có thể hoặc dám nói đúng đến tận gốc rễ của vấn đề hay chưa, đó là dạy môn Sử mà nặng tính chính trị, tính đảng, dạy với mục đích tuyên truyền, định hướng chính trị quá rõ như vậy thì học sinh không chán mới là lạ. Chương trình học nặng nề khô cứng, nói là sử VN nhưng hết hai phần ba là học về lịch sử đảng cộng sản từ lúc bắt đầu thành lập, đặc biệt là “hai cuộc kháng chiến vĩ đại, chiến tranh thần thánh” chống Pháp chống Mỹ … Chương trình ở cả bậc trung học cơ sở (cấp 2) lẫn trung học phổ thông (cấp 3) đều chú trọng phần này. Làm như lịch sử hơn 4000 năm của đất nước, dân tộc VN chỉ từ khi có đảng cộng sản mới là quan trọng, đáng học!

Những ý kiến tham dự hội thảo trích dẫn trên báo chí cũng chỉ ra việc các bài soạn thường nặng về sự kiện, các con số khô khan, mà thiếu vắng yếu tố con người, thiếu những câu chuyện hấp dẫn, khiến các em khó nhớ. Rốt cuộc, cả một năm học chỉ để đối phó cho mấy kỳ thi, sau đó là quên hết, chữ thầy lại trả cho thầy.

Đó là chưa kể, rất nhiều dữ kiện lịch sử của cả VN và thế giới đã bị bóp méo, diễn dịch sai sự thật hoặc che dấu, bỏ qua không đề cập, để phù hợp với quan điểm chính trị của đảng và nhà nước. Sách giáo khoa môn Sử bị lạc hậu, cập nhật thông tin còn chậm so với diễn biến lịch sử đang diễn ra trên đất nước và thế giới từ sau năm 1975 đến nay.

Vấn đề rất đơn giản: làm thế nào môn lịch sử dám nói đúng nói thật khi toàn bộ lịch sử đảng cộng sản VN, lịch sử đất nước từ khi có đảng cộng sản, là sự dối trá?

Một khi đảng cộng sản còn nắm quyền, thì môn lịch sử đừng hy vọng có thể nói đúng sự thật, và khi đã không đúng sự thật, không có tính khách quan vốn là giá trị lớn nhất của môn Sử, của ngành Sử học, thì làm sao mà dạy cho hay được.

Không chỉ môn Sử mà các môn khoa học xã hội nhân văn khác như Văn, Địa, Giáo dục công dân…ở bậc trung học, học sinh thường không cảm thấy hứng thú. Vì những môn này đều nặng tính chính trị, cách dạy và học thì lạc hậu.

Trong khi đó ở các nước, môn Sử hay những môn khoa học xã hội khác lại được học sinh rất thích. Ví dụ như trong chương trình IB (the iInternational Baccalaureate) mà con gái tôi học ở Na Uy, môn Sử được dạy một cách khách quan, toàn bộ tất cả những gì diễn ra trong lịch sử thế giới, với cái nhìn đa chiều. Học sinh được tự do tranh luận mọi vấn đề gai góc của lịch sử nước mình và trên thế giới, không có cái gì là cấm kỵ, nhạy cảm. Từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai, nước Đức dưới thời phát xít Hitle, thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa cũ khối Đông Âu, lịch sử nước Trung Quốc dưới thời lãnh đạo của đảng cộng sản, cuộc nội chiến Yugolasvia-Nam Tư v.v…

Sách giáo khoa được cập nhật khá nhanh chóng so với thực tế. Những sự kiện diễn ra trên thế giới cách đây vài năm đều được đưa vào chương trình, không có gì phải tránh né. Chương trình chú trọng cách học để hiểu, chứ không phải nhồi nhét cốt phải nhớ.

Có một thực tế từ nhiều năm nay trong các nhà trường phổ thông trung học tại VN, những môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh…dường như được coi trọng hơn, chương trình học khá là nặng nếu so với chương trình phổ thông trung học ở một số quốc gia về các môn này, trong khi đó các môn khoa học xã hội như Sử, Địa lại bị coi thường. Môn Văn không bị coi thường vì là một trong các môn chính nhưng khi chọn phân ban ở lớp 10, số lượng học sinh chọn ban C là ban Văn, Sử, Địa ít hơn hẳn các ban A, B, D, dù nhiều trường đã cố tìm cách này cách khác để khuyến khích các em chọn ban C.

Khi lên đại học, những ngành Văn, Sử, Địa nói riêng và khoa học xã hội nói chung cũng có tỷ lệ thí sinh ít hơn những ngành khác, chất lượng đầu vào của một số trường vì vậy cũng thấp hơn vì phải vớt cho đủ số lượng. (Những hình ảnh lãng mạn về những giáo sư Văn Khoa, Giáo sư Triết…chẳng hạn, chắc chỉ có trong sách vở và xã hội miền Nam trước 1975!). Các bậc phụ huynh và ngay chính các em học sinh, sinh viên ở VN bây giờ chỉ muốn chọn những ngành dễ kiếm việc, lương cao như Y, Dược, Kỹ sư, Kinh tế, Tài chính…Điều đó dẫn đến sự mất cân đối về ngành nghề trong xã hội.

Mặt khác, tình trạng đạo đức xã hội bị xuống cấp, con người ngày càng trở nên “xấu xí” hơn, tội ác ngày càng gia tăng về số lượng, mức độ tàn bạo, dã man…một phần có lẽ cũng từ việc coi thường những môn khoa học xã hội trong nhà trường và trong xã hội mà nhiều nhà báo, nhà giáo, nhà xã hội học, tâm lý học…đã lên tiếng cảnh báo từ lâu. Bởi những môn khoa học xã hội mới chính là những môn giáo dục nhiều cho tâm hồn học sinh và ảnh hưởng đến con người, nhân cách, suy nghĩ… của các em sau này.

Trở lại với việc dạy và học môn Sử ở bậc phổ thông trung học, tôi cho rằng bao nhiêu cuộc hội thảo rồi cũng sẽ không đem lại được kết quả bao nhiêu khi nguyên nhân vì sao môn Sử bị coi thường, học sinh không thích học Sử thì có lẽ nhiều người đã nói rồi, nhưng khi nào còn phải dạy và học trong một chế độ độc tài như hiện nay thì chẳng thể thay đổi tận gốc từ quan điểm, triết lý giáo dục, phương pháp dạy và học, nội dung chương trình v.v…được!

Blog Song Chi (RFA)

 

Tags:

27 Phản hồi cho “Dạy và học Lịch Sử ở trường phổ thông Việt Nam!”

  1. Nga says:

    Một thanh tra PT cấp 1 vào thăm một lớp 4. Cả lớp đang im phăng phắt khi ông ta đi từ đầu tới cuối lớp.Thình lình ,ông chỉ vào trò Dũng hỏi : “ai giết Thi Sách ?”.Dũng đứng dậy, ấp úng :”dạ…,dạ…”.
    Ông lớn giọng hơn :” ai giết Thi Sách ?”. Dũng tái mặt , run rẩy : ” dạ …,dạ…”.Bực mình, ông thanh tra hét lên :” tôi hỏi em, ai giết Thi Sách ?”. Dũng bật khóc :” dạ , em không có giết Thi Sách !”. Ông Thanh tra thất vọng , quay sang thầy chủ nhiệm lớp,than phiền :”thầy thấy chưa , tôi chỉ hỏi một câu đơn giản, mà không có được câu trả lời đúng!”. Thầy chủ nhiệm khúm núm giải thích :”Thưa đ/c thanh tra, em Dũng là học sinh tiên tiến 2 năm liền, lại thuộc gia đình cách mạng, tôi nghĩ rằng em không thể nào là kẻ giết Thi Sách đâu ạ!”
    ( Đồ Đểu)

  2. Nga says:

    Trong giờ sử,cô giáo đang giảng về An dương Vưong và nỏ thần Kim quy,chợt thấy trò Dũng đang ngủ gật,cô bèn gọi:- “Trò Nguyễn tấn Dũng,ai ăn cắp nỏ thần Kim Quy?”
    Dũng giật mình,mếu máo:’Dạ em hổng có lấy ạ !”
    Bực mình,cô quay sang trưởng lớp,hỏi:
    -”Trò Sang,ai lấy cắp nỏ thần Kim qui ?”
    Trương tấn Sang bật dậy,trả lời :”Em thề với cô,em hổng có lấy ạ !”…
    Vừa lúc chuông ra chơi !
    Bước vào văn phòng,cô giáo than thở với thầy giám hiệu:
    “-Thầy coi,học trò học hành gì mà cả lớp không ai biết là ai đã đánh cắp nỏ thần Kim qui nửa!”
    -Thầy giám hiệu Nguyễn phú Trọng,hai chân ngồi xổm trên ghế,mắt không rời tờ báo nhân dân,giọng nhừa nhựa:”Thì cô hỏi tụi nó xem,cái nỏ Kim quy gì gì đó là hàng nội hay ngoại,giá bao nhiêu,rồi mình xuất quỷ công đoàn ra mua đền lại,dừng để trên biết thì mất điểm thi đua đấy!”
    (lượm trên net)

  3. Kiến Lửa says:

    Bây giờ học sinh chỉ được dạy lịch sử chính trị xã hội chủ nghĩa và lịch sử cách mạng 1930 -1945 là kỷ thôi. Còn lại Lịch sử nhân văn và hào khí bậc tiền nhân trong các thế kỷ trước chỉ dạy qua loa . Ai thích thì tự đi sưu tầm tìm hiểu.

    Bây giờ chủ yếu là ” nhồi sọ ” biến thế hệ hôm nay và mai sau thành các công cụ dễ sai bảo, vô thức, duy ý chí, làm theo mệnh lệnh.

    Coi chừng chính sách này trở thành gậy ông đập lưng ông. Khi các công cụ nửa người, nữa ngợm ( người không ra người , thú không ra thú ) . Lúc bấy giờ chúng trở thành bạo lực cách mạng ngược, triệt tiêu chế độ cộng sản. Bằng chứng là hôm nay, từ thành thị đến nông thôn đầy rẫy bạo lực vô đạo đức trong xã hội Việt nam, đó là dấu hiệu ban đầu.

  4. Nguyễn says:

    Ủa,đọc qua suốt 21 phản hồi,sao chẳng thấy tên CAM nào cả? Havu,Bich…đâu cả rồi?

    • Đ. M. Bọn Nó says:

      @Nguyễn
      Bọn nó khôn lắm ông ơi…
      Thấy nhột là bọn nó chạy …mất dép …chứ ở đó mà vào đây cho bà con làm thịt à?

      Tui bảo đảm với ông là sẽ không kiếm được Havu, binbon hay NgườiViệtHảiNgoại, hay Vỏ thị Sáu….gì gì đó trong các tin này…
      Bảo đảm…

  5. Từ ngày có bọn vẹm rùi đến vc cướp chính quyền cho tới nay , bọn chúng thiệt là bố láo , lịch sử ngàn đời của cha ông để lại mà chúng coi đâu ra gì chỉ có chúng mới là quan trọng là đấng khai sinh ra nước VN nên bắt mọi người dân phải đời đời nhớ ơn công lao của bọn chúng (( cái thứ phản tặc này đáng bị khinh bỉ chửi rủa ))

    Cứ tiếp tục dạy sử kiểu nhồi nhét đầy đầu thế này , trước sau gì dân chúng củng sẻ nổi dậy đứng lên dành quyền làm chủ đất nước !

  6. nguyen ha says:

    Ngay2/9,ngày mà CS gọi là ngày Quốc-Khánh,nhưng cũng chính là ngày mà Lịch-sử Dân-Tộc bị
    Xóa-Sổ,để nhường chổ lại cho Lịch-sử Đảng CS,của giai cấp Vô-sản!! Lịch sử 4000 năm dựng nước,trải
    qua các triều đại Đinh-Lê-lý-trần-Lê…”lấy máu đắp giang san”,giờ đây thành vô-nghĩa,các Vua,Chúa đều bị người CS gọi bằng “thằng”,các thời đại đều bị thay thế bằng “Thời đại HCM!!”.Lịch sử 4000, năm vỏn vẹn chỉ còn lại 67 năm!! Vì thế sao gọi ngày 2/9 là “ngày quốc-khánh”được.!! Vì thế chúng ta cũng đừng ngạc nhiên khi các bạn trẻ không biết Tự -Đức,Gia-Long…là ai?? Làm sao biết được khi một con đường ,một trường học mang tên “môt triều đại”bị thay thế bằng”Nguyễn v Trổi–Vỏ thị Sáu”…??Có biết
    chăng nửa cũng chỉ là “hình bóng”xa-lạ,kém cỏi so với cái tên hiện tại.!!Rất nhiều và rất nhiều…k/t khi có
    DCS lịch sử VN đã bị “viết lại”rồi.Đừng nói đâu xa,ngay cả chuyện thảm-sát Mậu thân ở Huế,rành -rành
    như vậy,mà trường Du-lịch ở Huế dạy SV:”chôn-sống và giết người là do bọn Mỹ-Ngụy..”(chuyện kể
    của một VK về thăm quê). Cái” tội” làm cho Dân quên cội nguồn,chỉ còn nhớ “Bác”,không có bút mực nào
    ghi hết.

  7. Hoa says:

    Cũng nên đánh giá lại trình độ của giáo viên giảng dạy lịch sử, địa lý. Họ dạy qua loa chiếu lệ, theo kiểu cắt xén bớt SGK, không nghiên cứu đào sâu, giảng lại không có lôi cuốn. Ban giám hiệu cũng không theo dỏi, chỉ buộc giáo viên làm mỗi chuyện có đủ các loại hồ sơ sổ sách lỉnh kỉnh. Giáo viên dạy sử một trường lớn ở Đồng Nai cho học sinh chép bài : cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng cuối cùng thất bại ( trong khi ông thành công và lập nhà nước Vạn Xuân), họ còn dạy khi người Anh vào Ấn Độ đã tàn phá nền văn minh Ấn Độ ( Điều này không đúng- theo sử gia Will Duran). Còn địa lý thì họ dạy học sinh rằng Iraq có nhiều dầu mỏ nhất TNA . Không hiểu đội ngũ chuyên môn của trường, PGD, SGD làm gì mà không ai thấy.

    • Bùi Lễ says:

      Nên thông cảm các thấy cô vì họ giãng dạy theo tinh thần chính trị của đảng việt cộng muốn .
      Cứ xem họ viết lại lịch sử năm 50-60 cho hợp với tinh thần chính trị của việt cộng .

  8. Áo vải cờ đào says:

    Đọc Blog Song Chi. Re:// “Dạy và học Lịch Sử ở trường THPT VN!”…Thưa chị Song Chi! Trước hết, tôi xin gởi lời chào tương kính và cảm ơn bài viết của chị! Thú thật khi đọc xong bài viết; ký ức bất chợt ùa về làm sống lại ít nhiều kỷ niệm thân thương của một…Thời áo trắng xa xưa. Đâu đây trong tiềm thức những tưởng đã ngủ yên và lắng chìm vào quên lãng, như định mệnh của đời…Du mục, như tâm trạng kẻ Hành Hương hay một lữ khách lạc loài trên sa mạc, thèm một bóng mát bên đường rong ruổi, mà bạn đồng hành là…Chiều ma, nắng quáy!…Vâng! thưa chị, trước năm 1975 chúng tôi (VNCH): Không dùng từ ngữ “chất lượng dạy”, nếu cần thiết khi đề cập đến Giáo Dục, học đường. Tôi sẽ viết…Cung cách dạy và…Trình độ giáo viên…, thay vì “chất lượng dạy” và…”Chất lượng giáo viên dạy Sử còn kém,”…Vân vân! Nói rõ ra là: Điều kiện căn bản tối thiểu của một người Thầy, người Cô (ngoài trình độ học vấn, bằng cấp và khả năng sư phạm)…Trong ngành giáo chức là: LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP!! Mà…Sống dưới chế độ…Đốt sách thì “dạy và học” được những gì??? Thật là mỉa mai cho một dân tộc đã hơn một thời, chúng ta tự hào rằng: Đất nước VN với 4 ngàn năm Văn Hiến!!??…Vài hàng chia sẻ và trân trọng cùng chị Song Chi! Xin được thân chúc chị và gia đình luôn bình an vui khỏe!! Một người Việt ly hương…..Áo vải cờ đào.

  9. Bùi Lễ says:

    “… Phạm Vũ Luận lại trả lời: “Hàng ngàn điểm O môn Sử là bình thường”. Rằng: “Điểm Lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy…”

    Ông này (Luận) nói ngu như bò mà làm được bộ trưởng giáo dục ! Chã trách tại sao VN đi ăn mày khắp nơi .

  10. Thiến Heo says:

    Dạy, học và quãng bá Việt Sử ở VN: một cổ hai tròng !

    - Tròng 1, cơ chế đảng CS lãnh đạo. Sách vở, cơ sở giáo dục và truyền thông trong tay đảng phân phối và chỉ đạo.
    - Tròng 2, lãnh đạo theo mô hình chính trị đề cao và lệ thuộc TQ. TQ là vĩ đại, là bạn vàng thân thiết, là chổ dựa tin cậy, là sự tồn vong của chế độ CSVN.

    Điều này dẫn tới vô vàn hệ lụy trong xã hội. Nói rõ hơn, trẻ em VN sẽ không được nuôi nấng dạy dỗ theo tinh thần con dân nước Việt, yêu nước và yêu nồng nàn văn hóa VN, ý thức rõ ràng về sự khác biệt và đề kháng của Văn Hiến Đại Việt với các ý thức hệ ngoại lai tham tàn và phi nhân.

    Ngược lại, môn sử sẽ một mặt bóp méo và đề cao sự lãnh đạo bất khả tranh luận của đảng CSVN. Một mặt úp úp mở mở, VN là dân tộc chi nhánh thuộc Tàu. Văn hóa lịch sử gắn chặt và tương đồng với TQ. v.v…
    Dĩ nhiên, cộng với hệ thống truyền thông và báo chí to lớn và độc quyền trong tay, Vc sẽ khuếch trương và quãng bá một mặt trận văn hóa lịch sử đậm màu sắc đỏ tươi của Tàu khựa.

    Nhân sĩ, học giả, trí thức và nghệ sĩ VN, nếu còn ý thức tồn vong giống nòi trước hiểm họa Bắc thuộc lần này, không thể không có suy nghĩ. Làm gì đây?
    Tôi nghĩ, mặt trận rất lớn, không chỉ xảy ra trên bề mặt chính trị và quân sự. Tàu khựa có thể không cần đánh Vc. Đánh để làm gì? Trong khi chỉ cần tiền bạc mua chuộc và nuôi dưỡng? Một nước VN dần dần ngả về TQ trong mọi hình thức sinh hoạt đời sống mà không tốn một viên đạn, TQ đâu có ngu dại gì tốn thêm xương máu của nó chứ!

    Sự xâm lăng bằng văn hóa giáo dục mới là khủng khiếp ! Êm ái, dịu dàng và khó có thể nhận ra!

    Một trong các cách chống lại chất độc là KHÔNG tiếp xúc với độc tố !
    Tẩy chay nó. Không mặc áo Tàu khựa thì có chết không? Không ăn thực phẩm Tàu khựa thì có chết không? Tẩy chay phim Tàu khựa nhí nhố thì có chết không? Không đọc báo lai căng tiếng Tàu khựa thì chết thằng Tây nào? Tại sao không đọc lại Ca Dao, Truyện Kiều, Bích Câu, Lục Vân Tiên, và danh tác truyền thống của VN?

Leave a Reply to Nguyễn