WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

24 năm nhìn lại một bài viết

Nhà lý luận Hà Sĩ Phu

Đúng ngày này 24 năm về trước (2-9-1988), với chiếc máy chữ cọc cạch tôi đã “xớ rớ” vào một lĩnh vực không chuyên để hoàn thành bài triết luận xã hội đầu tiên ”Dắt tay nhau, đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ”, bài viết đã dẫn tôi vào một quãng đời mà tôi không bao giờ ngờ tới, mà hôm nay hồi tưởng tôi cứ buồn cười một mình.

Xuất xứ của bài viết

Số là một hôm ngồi nghe Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chính trị, chị Đặng Việt Nga, con gái Chủ tịch Trường Chinh bảo tôi: Thỉnh thoảng nghe những ý kiến phân tích của anh về xã hội tôi thấy sáng ra nhiều điều, anh nên nói lại một cách hệ thống cho các bạn bè cùng nghe. Thế là, theo thói quen của một giảng viên về Sinh học, tôi vẽ một sơ đồ ra tờ giấy “croquis” cỡ lớn với các ô vuông và các mũi tên (xem phụ lục), chứng minh rằng nếu xuất phát từ quan điểm giai cấp Mác-xít cực đoan thì không thể đến cái đích Cộng sản mơ ước, mà nửa chừng nhất định sẽ gặp bế tắc, xã hội thoái hóa, bạo lực và dối trá ngự trị, dùng PHƯƠNG TIỆN sai thì không thể đến được MỤC ĐÍCH, phải thay tấm biển chỉ đường duy ý chí của Mác bằng tấm biển chỉ đường của TRÍ TUỆ… (Trong khi theo các nhà Tuyên Huấn lúc ấy thì chủ nghĩa Xã hội đang thành công rực rỡ, Liên Xô đã xây dựng xong XHCN và bước vào giai đoạn Cộng sản, tiếp theo là Cộng hòa dân chủ Đức và Rumani cũng vậy).

Buổi “báo cáo khoa học” hôm ấy có nhà thơ Bùi Minh Quốc, có hai nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến và Phạm Vĩnh Cư…

Sau đó bạn bè yêu cầu tôi viết ra thành bài và gửi đến các nơi có trách nhiệm. Hồi âm của Hội Nhà văn Việt Nam, Tạp chí Sông Hương, nhà văn Ma Văn Kháng…rất tán thưởng, coi đây là những phát hiện khoa học để đóng góp cho xã hội… Nhưng chẳng bao lâu những đòn phản kích về lý luận bắt đầu giáng xuống suốt 2 năm trời. Tạp chí Sông Hương số 37 đã lên khuôn bài lại bị bóc ra, ông Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng đi nói chuyện khắp nơi về “một bài lý luận phản động”, báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ, tạp chí Thông tin lý luận, tạp chí Giáo dục lý luận, tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, Triết gia Trần Đức Thảo… liên tiếp đăng các bài phê phán. Nặng ký nhất (về chính trị) là hai tài liệu của Trung ương ĐCSVN là “Nêu cao tính chiến đấu chống mọi hoạt động phá hoại về tư tưởng” và “Đề cương giới thiệu Dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ” đã dành nhiều trang phê phán Hà Sĩ Phu là kẻ phá hoại về tư tưởng.

Ở trong nước tất nhiên không nơi nào dám đăng, chỉ chuyền tay, nhưng GS Nguyễn Ngọc Lan và các bạn ở Pháp đã đưa lọt ra nước ngoài và bài viết đã được đăng và phổ biến rộng rãi.

Ấy thế là cái bút danh Hà Sĩ Phu bị cuộc đời đẩy vào vòng chính trị, thành “nhân vật chính trị” mà khi ấy, nói vô phép hắn chỉ là anh nhà giáo khoa học tự nhiên hiền lành và nhút nhát, cả đời chỉ biết bục giảng và phòng thí nghiệm, không biết và không liên quan gì, dù chỉ chút xíu, với những thứ “chính trị chính em”!

Thuở ấu trĩ

Tại sao tôi lấy làm buồn cười? Tự cười mình và cười cho cả một hệ thống chính trị: một bên thì chỉ quen chuyện khoa học, một bên thì ngớ ra và cuống lên trước một phản biện bất ngờ, đến nỗi trông gà hóa cuốc. Đôi bên cùng ấu trĩ. Hồi ấy làm gì có Internet, tôi cũng chẳng biết thế giới đã phê phán Mác-Lê ra sao, tất cả nhận thức chỉ rút ra từ trong đầu, với những lô-gích và kiến thức của các môn Toán-Lý-Hóa-Sinh mà mình tích lũy được. Nhưng khổ nỗi cái lô-gích khoa học trừu tượng, duy lý và khúc chiết có thể dẫn ta đến ngay cái gốc của chân lý (một cách tương đối) mà không cần sự trải nghiệm đầy đủ trong thực tế. Vì chỉ cốt bộc lộ những lô-gích cơ bản thuần túy khoa học, tôi chưa cần đi vào chi tiết để mổ xẻ những thực tế chính trị như đánh giá thế nào về Cách mạng tháng Tám và hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đánh giá thế nào về ưu khuyết của ĐCSVN, về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh…, nên cứ tạm dùng những đánh giá chính thống đang lưu hành. Tóm lại chưa thể gọi đó là một bài nghị luận chính trị đúng nghĩa. Nhưng vì chạm đến cái gốc của Chủ nghĩa là điểm tối kỵ lúc bấy giờ nên bài viết lập tức bị chính trị hóa, có tác giả đã khẳng định Hà Sĩ Phu phải là tên một tổ chức có mục đích chính trị nguy hiểm.

Lúc đầu nhà nước còn dùng lý luận để đối phó với lý luận

Vì không báo nào đăng bài “Dắt tay nhau…” ấy, nhưng Nhà nước lại đăng hơn hai mươi bài phê phán nên ông Bùi Tín gọi tình trạng ấy là “Xích tay đối thủ rồi thách đấu”. Kể cũng bất công, nhưng so với cách ứng xử của nhà nước chuyên chính với những người bất đồng chính kiến sau này thì sự ứng xử lúc ấy còn phần nào tử tế và nghiêm túc! Vì dù sao lúc ấy Nhà nước còn dùng lý luận công khai để chống lại lý luận. Chỉ sau khi thấy vũ khí lý luận chính thống tỏ ra bất lực, Nhà nước mới chuyển sang “đối thoại” bằng Công an. Đến bài thứ ba của tôi (bài “Chia tay Ý thức hệ”) thì Nhà nước không dùng lý luận nữa, mà dùng kịch bản “tông xe giật túi” và tặng luôn cho một năm tù. Cứ thế, những nhà bất đồng chính kiến càng về sau càng bị trừng trị nặng nề hơn mà trường hợp Cù Huy Hà Vũ,Trần Huỳnh Duy Thức…là những ví dụ nặng nề rất điển hình.

24 năm dư luận xã hội đã trưởng thành

Bài viết từ năm Mậu Thìn (1988), trải qua Canh Thìn 2000, nay là Nhâm Thìn 2012, hai mươi bốn năm đầy biến động. Sau khi Liên xô và Đông Âu tan rã (1989-1990) thì thời kỳ yên bình của các nước Cộng sản còn lại cũng chấm dứt. Gắng “ổn định” đến 2012 thì mọi chân tướng cũng bị phơi trần , đặc biệt vấn đề nền độc lập nửa vời của Việt Nam có nguy cơ bị Trung Quốc thanh toán nốt là chủ đề mà trước đây hoàn toàn bị phong kín thì nay cũng phơi bày trước thanh thiên bạch nhật.

Hoạt động chính trị chẳng qua là sử dụng được sức mạnh của quần chúng, là điều khiển được tâm lý của đám đông. Việt Nam vốn thiếu vắng một giới “Trí thức chính trị” nên quần chúng cũng nông nổi. Vì nông nổi nên đang lúc bức xúc vì bị Pháp đô hộ liền bị “xui dại” mà nóng vội, nô nức chạy theo một chủ nghĩa hoang tưởng để bây giờ “xôi hỏng bỏng không”. Nay nhờ có thế giới văn minh, mọi màn bí mật đều bị vén lên, dân mới khôn ra nhiều, khôn rất nhiều. Về thần tượng “Cha già dân tộc” chẳng hạn (như một điểm tựa có tính sống còn của tư duy cũ) nay đã có hàng xê-ri những bài đúc kết để tham khảo và sàng lọc, để có cái nhìn đa chiều tiếp cận sát hơn với sự thật.

Một ví dụ khác: Hiện nay tâm lý quần chúng đang rất bức xúc trước nạn tham nhũng, nạn nội xâm đến mức dã man, thì việc bắt trùm sò “bầu Kiên” quả đã gõ trúng tâm lý đang dồn nén ấy, nếu như trước đây thì quần chúng đã nức lòng hò reo hy vọng vào “chuyên án” này. Nhưng không, lập tức trên trang Anhbasam (23/8/2012) đã có lời bình ngắn gọn về 3 khả năng trước sự phân hóa của các phe phái:

Ủng hộ “chuyên án” để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cùng “bạn vàng môi răng” dắt tay nhau tiến tới liên bang Trung Cộng XHCN trá hình?

Hay theo ảo vọng một nhà nước tư bản hoang dã độc tài kiểu Nga hậu Xô Viết của Putin? (Cộng sản biến tướng).

Hay đấu tranh cho một nhà nước pháp quyền, dân chủ thực sự, của Dân, vì Dân?
Trong ba khả năng ấy chỉ hai khả năng đầu (tức hai khả năng xấu, từ hai phe trong đảng) đã bày ra trước mắt, với bàn tay của ngoại xâm Đại Hán lấp ló phía sau. Vậy dân phải làm gì để xuất hiện khả năng thứ ba, khi mà số đông đã bị thất vọng kéo dài và trở nên thực dụng chán chường vô cảm, khi mà rất có thể hai phe trong đảng kia sẽ thỏa hiệp để phân chia quyền lực và cùng nhau chống lại ước vọng dân chủ của nhân dân? Xem thế đủ biết trí thức và dân chúng ngày nay đã khôn ra nhiều, đã đi guốc trong bụng các phe nhóm trong trò xiếc bán mua quyền lực. Muốn lợi dụng tâm trạng bức xúc đơn giản của đám đông, dùng một lý thuyết mị dân để thực hiện ý đồ riêng không phải dễ dàng như hồi Việt Minh nữa.

Cuối cùng, sau hơn 20 năm, trong nước cũng đã có 3 blogger công khai đăng bài “Dắt tay nhau…” của HSP! (blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hữu Quý và Phùng Hoài Ngọc). Tôi tin rồi sẽ được công khai cả bài “Chia tay Ý thức hệ”, bởi trong thực tế thì Ý thức hệ Mác-xít hoang tưởng chỉ còn như cái xác không hồn, không còn ruột gan tim óc, đứng hờ làm chiếc bình phong chờ một ngày đẹp trời để đào sâu chôn chặt mà thôi. Dù bị trăm ngàn lực cản của con người, lịch sủ vẫn lầm lì bước tới.

Thế là, hai mươi bốn năm từ lúc bắt đầu phô bày ý kiến phản biện, tôi đã được bổ sung và tiếp sức rất nhiều từ mạng Internet toàn cầu và từ các thế hệ thức tỉnh đang hình thành đội ngũ, ngày càng gắn bó hơn với các diễn biến chính trị để cụ thể hóa những nhận thức khoa học mà lúc đầu mới chỉ khái quát sơ lược.

H.S.P (nhân ngày 2-9-2012)

Tác giả gửi đăng.

———————————————————

Phụ lục:

Sơ đồ minh họa

Bài báo của GS Trần Đức Thảo (trang đầu trong 7 trang)

Danh mục những tài liệu phê phán bài “Dắt tay nhau…”:

(Những tài liệu này tổng cộng dài hàng trăm trang, ở đây tạm chỉ ghi danh mục và xuất xứ những tài liệu chính)

1) “Tấm biển chỉ đường” lộn ngược. -
Thuận Thành, báo Nhân Dân ngày 25/6 và 26/6/1990.

2) Đâu là cái nhìn tinh tường hơn Mác? – Thuận Thành, báo Tuổi Trẻ ngày 30/6 và 3/7/1990.

3) Cái gì quyết định sự tiến hóa của nhân loại? – Lưu văn Kiền, báo Quân đội Nhân dân ngày 9/7 và 10/7/1990.

4) Dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ là đi theo sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân và đảng Cộng sản. – Quang Cận, báo Nhân Dân

5) Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là kim chỉ nam của chúng ta. – Nguyễn văn Trung, phó Gs.triết. Tạp chí Giáo dục lý luận số 6/1990.

6) Về cái gọi là “nghịch lý” của chủ nghĩa xã hội. – Hồ Văn. Tạp chí Giáo dục lý luận số 6/1990.

7) Để tìm ra cái “điểm nút” trong mớ bòng bong. – Đỗ khánh Tặng. Tạp chí Giáo dục lý luận số 6/1990.

8) Về cái gọi là “duy lý” và “duy lợi”. – Như Anh. Tạp chí Giáo dục lý luận số 6/1990.

9) Trí tuệ và đấu tranh giai cấp trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. – Lưu Văn. Tạp chí Giáo dục lý luận số 7/1990.

10) Về vấn đề đấu tranh giai cấp. – Hoàng Văn. Tạp chí Giáo dục lý luận số 7/1990.

11) Nêu cao tính chiến đấu chống mọi hoạt động phá hoại về tư tưởng. – Ban văn hóa-tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam.

12) Đề cương giới thiệu Dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. – (trang 31) Đào duy Tùng. Tài liệu lưu hành nội bộ.

13) Về người trí thức trong “Đám cưới không có giấy giá thú”. – Lê thành Nghị. Báo Nhân Dân ngày…

14) Chủ nghĩa Duy lý đã lỗi thời. – Tạp chí Thông tin lý luận.

15) Giới trí thức và vấn đề nhận thức trong chủ nghĩa xã hội (Trao đổi với tác giả bài “Dắt tay nhau…”). – Vũ nhật Khải, PTS triết học. Tạp chí Cộng sản số 11-1990.

16) Chủ nghĩa Mác-Lênin và học thuyết đấu tranh giai cấp trong bước đầu lịch sử cách mạng Việt nam. – Lê Sỹ Thắng, phó Giáo sư Viện Triết. Tạp chí Triết học số 3 tháng 9-1990.

17) Cơ sở của sự nhận chân các giá trị. – Nguyễn văn Huyên, PTS triết học. Tạp chí Triết học số 3 tháng 9-1990.

18) Khủng hoảng, nghịch lý và một số bài học về nhận thức khoa học. – Vũ văn Viên, PTS triết học. Tạp chí Triết học số 3 tháng 9-1990.

19) Cái gọi là “Tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí. (lưu tại đây) – Trần Đức Thảo, Giáo sư triết học. Tạp chí Cộng sản số 2 /1991.

20) Học thuyết Mác-Lênin và thời cuộc.

Nhiều tác giả , nhà xuất bản Sự thật, 1991 .

vân vân…

Tags:

3 Phản hồi cho “24 năm nhìn lại một bài viết”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Nói cho công bình và trung thực thì bác HSP.đã có tài trực giác nên đã tiên tri chế độ CS.sẽ bị sụp đổ,dù
    lúc ông viết,Liên Xô đàn anh và các nước Đông Âu chỉ mới hơi rung rinh chút xíu vì chính sách minh bạch
    hóa và cải tộ của Gorbachov vừa mới ra đời.Dù sao,bác HSP.cũng là người tiền phong dám nói rõ ràng và quyết liệt hơn người đi trước chỉ nói khủng hoảng,còn bác về sự sụp đổ.
    Thực ra,người đầu tiên nổ phát súng phê phán chủ nghĩa CS.trước nhất không phải là ông mà là ông Nguyễn Kiến Giang,một cán bộ cơ sở người gốc Quảng Bình nhưng nhận định của ông này lại không gây ra một tiếng vang nào vì sau đó ông bị trù dập và bị bỏ tù.Các bác có thể đọc những bài bình luận chính trị-xã hội của ông NKG.mà diễn đàn talawas (bộ cũ,vào google rồi đánh Talawas) vẫn còn lưu giữ.
    Trí thức VN.(trong nước) hiếm có người nào đi trưóc thời đại như hai tác giả NKG.và HSP.vậy.

  2. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI THÊM VỀ SỰ KIỆN HÀ SĨ PHU

    Cách đây gần nửa thế kỷ ông Hà sĩ Phu đã viết một loạt bài từ đó khiến ông thành nổi tiếng. Sự nổi tiếng của ông bởi vì trước ông chưa ai từng công khai nói chuyện hay đưa lên công luận một bài viết rõ ràng như thế. Tất nhiên nguyên nhân nào cũng đưa tới kết quả, và hậu quả đó là ông Phu bị trù dập đến độ bầm dập tơi tả cả hoa lá cành, cũng như kết quả đó là sự nổi tiếng thành một nhân vật thời sự chính trị như ông Phu đã nói. Bài viết “24 năm nhìn lại một bài viết” của ông hiện nay chính là một ôn cố để tri tân ra một sự kiện đầy thú vị như vậy của cả một thời kỳ. Nhưng có điều đáng nói và thích thú ở đây, ông Hà Sĩ Phu là người khoa bảng về khoa học tự nhiên mà không phải là khoa học xã hội, đặc biệt là triết học. Chuyên ngành của ông là lãnh vực sinh học. Tất nhiên sinh học là cơ chế vật chất mà không phải cơ chế tư duy hay tâm lý ý thức của con người. Có nghĩa ông Phu chỉ được học “Triết học mác lênin” theo như bất kỳ người được đào tạo nào trong cơ chế XHCN như ông. Song có điều ông Phu có ý thức suy tư, có khuynh hướng phê phán, có ý thích tìm tòi nghiên cứu, là điều khiến ông ta đã làm nên sự kiện, sự kiện được ông gọi là trí thức chính trị, cũng là điều ông cho rằng VNXHCN kể cả VN nói chung, trí thức chính trị xưa hay hiếm hay hầu như không có.
    Tất nhiên sự va đập của ông Phu với xã hội đương thời, hay sự xáng đập chính ông Phu bởi những thế lực, những cá nhân phản đối ông Phu hoàn toàn dễ thấy. Nhưng trong số các người ăn lương nhà nước để làm việc ấy, người đáng nói đến nhất chính là ông tiến sĩ triết học lừng danh Trần Đức Thảo. Thật sự, ông Phu ông phải là người duy nhất có tính cách hay khuynh hướng là người trí thức chính trị, chẳng qua ông Phu ở trong điều kiện, hoàn cảnh hay cơ hội có thể nói ra được những điều mình ôm ấp, thế thôi. Nhiều người khác không nằm trong trường hợp thuận lợi hoặc hoàn toàn dễ dàng như thế. Đấy cái ẩn số hay sự tệ trạng của những xã hội chuyên đoán, mù quáng chính là như vậy.
    Tất nhiên ông Phu không phải là nhà chuyên môn triết học đúng nghĩa (không phải cái gọi là “triết học” mác lênin chỉ như một thứ mệnh danh triết học, trong khi nó chỉ hoàn toàn là chính trị học theo kiểu ý thức cai trị theo cách nhất thời). Tuy không được đào tạo căn cơ theo hướng triết học hàn lâm đúng nghĩa, thế nhưng không ai cấm ông phát biểu triết học, suy nghĩ về triết học theo ý riêng của mình như mọi người đã thấy. Có nghĩa tư duy của ông Phu tuy không hoàn toàn chuyên môn hay chiều sâu, nhưng nó lại là một định hướng tốt, một thứ ý thức trong sáng, lành mạnh, thiện chí, tích cực, thực tế, mà không phải như những kẻ cò mồi, âm u, mê loạn về chữ nghĩa một cách ngông nghênh nhưng vô tích sự khác. Cái đáng khen và đáng trân trọng đối với Hà Sĩ Phu chính là như thế.
    Chỉ rất tiế Trần Đức Thảo, một người từng nổi tiếng thế giới như một nhà “tư tưởng”, nhà “triết học” của VN, nhưng đọc các bài viết của Trần Đức Thảo về Hà Sĩ Phu, thật sự người ta chỉ có thấy thương hại và hoàn toàn buồn cười.
    Ngay từ đầu, người viết bài tạp luận này không có dịp đọc ông Phu lẫn ông Thảo, vì lúc đó hoàn toàn không có phương tiện tiếp cận về các mặt, chỉ mãi sau này, tức cách đây vài ba năm mới tình cờ đọc trên mạng toàn cầu các bài viết đó và mới có một bài viết phản ảnh liên quan mà có lẽ một số người cũng đã biết.
    Thật ra, khi đọc các bài viết của Trần Đức Thảo, thấy ông này chỉ là một vị giáo khoa thư về chủ nghĩa Mác. Nói trắng ra ông Thảo hoàn toàn không có tư duy riêng, không có tinh thần hay mục đích triết học riêng, nhưng ông ta chỉ là một thứ hộ pháp nhiệt tình cho tư duy của Mác. Trong tính cách như thê, thật quá tiếc ông Thảo là người được đào tạo bài bản, căn cơ về triết học hàn lâm, nhưng lại không phải nhà tư tưởng, nhà triết học thật sự, bởi vì ông ta không hề có tố chất như một nhà khoa học, một nhà triết học, một nhà tư duy, tư tưởng độc lập, có sáng tạo hay có mục đích khoa học và tinh thần riêng.
    Bất cứ ai đọc các bài ông Thảo viết, đều chỉ thấy một điều là ông chỉ đứng trên quan điểm lập trường của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để phê phán những người khác, thế thôi. Cho nên ông Thảo sở dĩ nổi tiếng một thời vì ông đã tranh luận ngang ngữa với Jean Paul Sartre, một nhà triết học mác xít Pháp, một nhà triết học hiện sinh Pháp, hay kể cả với Merleau Ponty cũng vây. Có nghĩa sự nổi tiếng của ông Thảo là do ông dựa vào Mác để phê phán những người nổi danh khác không phải trong trường phái tư tưởng Mác thế thôi. Sự nổi tiếng có tính cách phản diện của ông ta là như thế. Ngay như chuyện ông Thảo nhận định và phê phán tư tưởng hiện tượng luận của Husserl, nhà triết học hiện tượng luận nổi tiếng của Đức cũng như vậy. Có nghĩa món lạ của Thảo mang lại cho tư tưởng phương Tây là đứng trên quan điểm duy vật, hay biện chứng duy vật của Mác để phê phán các bản thân tư tưởng khác hoàn toàn xa lạ với điều đó thế thôi. Sự nổi tiếng ở đây chỉ là kiểu nổi tiếng như một hiện tượng mà không phải bản chất, sự nổi tiếng của tính chất nhất thời mà không phải của thực chất khách quan, tự tại, chính là như thế. Có nghĩa ông Thảo cũng chỉ như con ốc mượn hồn, vỏ là ốc mà thực chất không phải ốc chính là như vậy. Điều này hoàn toàn khác với Há Sĩ Phu chính là như thế. Một bên là thực chất cho dù có yếu về chuyên môn, một bên không thực chất tuy rằng được đào tạo tận răng về chuyên môn. Than ôi sao sự việc lại éo le và trớ trêu theo kiểu như vậy, quả mừng thay và quả tiếc thay. Nên có lẽ qua các bài viết đã nói, ngày nay và ngày mai, nhiều lắm người ta vẫn nhớ tới Hà Sĩ Phu hơn là nhớ tới Trần Đức Thảo, mặc dù một người là người làm sinh học nói về triết học chính trị, còn một người chuyên về triết học lại cũng chỉ nói về triết học chính trị một cách nông cạn, ấu trĩ, và công thức nằm lòng theo kiểu thuần thành, cuồng tín hơn nhiều. Điều đó cũng chẳng khác gì một người suốt thời chỉ nghiên cứu về thơ mà chẳng bao giờ làm thơ cho ra hồn được. Tư duy triết học của Trần Đức Thảo hoàn toàn thụ động, lệ thuộc, thậm chí là nô lệ vào tư tưởng của Mác chính là như thế. Thảo nổi tiếng chẳng qua vì nhân danh tư tưởng Mác để chống lại các tư tưởng không phải là Mác khiến nhiều nhà tư duy đích thực của phương Tây bị cứ bất ngờ, chưng hững nên mới phải giật mình. Đáng lẽ ra Thảo nên phê phán hay nhận định Husserl theo tư duy hoàn toàn độc lập, sáng tạo của Thảo thì thật sự mới sáng giá. Đàng này Thảo chỉ núp theo cái bóng đen mờ của tư duy biện chứng duy vật của Mác để làm việc không đáng làm, thì còn gì là Thảo, còn gì tư cách của một nhà tư tưởng, một nhà tư duy, một nhà triết học hoàn toàn độc lập hay danh giá nữa.
    Nói cách khác đi, cái gọi là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác, dưới mắt Hà Sĩ Phu, một con người của khoa học tự nhiên, chỉ như một con đường lồi lỏm, vả lại là một con đường cụt, ở dưới chân con một người cỡi ngựa xem hoa. Trong khi đó, cũng hai thứ đó, lại trở thành như một tấm thảm vàng son, vô cùng rực rỡ để một người như Trần Đức Thảo, một con người có chuyên môn hàn lâm về triết học, hoàn toàn nằm ngủ và hoàn toàn mơ màng trên đó. Đó chính là một điều rất mừng thay cho tư duy khoa học của Phu và rất buồn thay cho tư duy triết học của Thảo. Thảo quả nhiên chỉ thấy, hiểu và nhớ những gì do Mac nói, hay cũng chỉ nhận thức và phê phán cuội, hoàn toàn không có chiều sâu, không có sáng tạo, không có chủ đích riêng, không có ý thức và tư duy độc lập riêng về mặt tư duy hay chân lý triết học của mình, đó mới quả là điều đáng buồn cho ông ta thật sự. Trong tính cách một người không có tư duy riêng, chỉ có tư duy vay mượn, không có sự độc lập sáng tạo riêng, chỉ là sự phê phán triết học theo kiểu ăn theo, kiểu dựa theo, nên thật tiếc đó hoàn toàn không thể mang dáng dấp của một nhà tư tưởng, nhà triết học đúng nghĩa thật sự, tức hoàn toàn chưa hay không xứng đáng như một nhà tư tưởng, một nhà triết học thật sự của Việt Nam như có một số người đã ngụy tín hay đã thật sự nhầm lẫn. Đấy, tính cách cần phải nói thêm về “Sự kiện Hà Sĩ Phu” chính là như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (01/9/12)

  3. Người Buôn Mộng says:

    Cám ơn tác giả Hà Sĩ Phu đã hồi tưởng lại là đã 24 năm qua.

    Tôi còn nhớ đã đọc kỹ, và làm phóng anh cho nhiều thân hữu 3 bài phân tích:
    1. “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân”,
    2. “Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, và
    3. “Chia Tay Ý Thức Hệ”.

    Suốt 24 năm, tình trạng VNCS thật ra chẳng có gì mới lạ, trừ hiểm họa Trung Cộng xâm lăng, mà ông Ngô Đình Nhu đã phân tich khá rõ ràng trọng tài liệu “Chính Để” viết năm 1963:

    ” … Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

    Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian … “

Leave a Reply to D.Nhật Lệ