WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thất nghiệp và nợ nần dưới thời Obama

 

Người dân bầu cho ông Obama trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 vì họ quá chán Cộng Hòa, người ta chán Cộng Hòa vì cuộc chiến tranh Iraq sa lầy, đưa nước Mỹ đi sai đường và nhất là sự khủng hoảng tài chính khoảng tháng 10/2008, trước ngày bầu cử chừng một tháng: Chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm…khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng lay-off công nhân viên.. Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu….ai nấy xanh mặt sợ khủng hoảng kinh tế như năm 1929, 1930

Tỷ lệ thất nghiệp

Nhưng nay nhìn lại hai nhiệm kỳ của ông Bush con từ 2000 tới 2008 ta sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp.

Từ tháng 1 cho tới cuối năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4 và dưới 4 chấm thôi (nguồn Source: U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)
2000-01-01 4.0
2000-04-01 3.8
2000-08-01 4.1
2000-12-01 3.9

Năm 2001, từ 4.2 tháng 1 lên tới 5.7 tháng 12 (cuối năm )

2001-01-01 4.2
2001-04-01 4.4
2001-08-01 4.9
2001-12-01 5.7

Năm 2002 từ 5.7 tháng 1 lên 6 chấm tháng 12

2002-01-01 5.7
2002-04-01 5.9
2002-08-01 5.7
2002-12-01 6.0

Năm 2003 từ 5.8 tháng 1 xuống 5.7 tháng 12

2003-01-01 5.8
2003-04-01 6.0
2003-08-01 6.1
2003-12-01 5.7
Tóm lại trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình 5.8, năm 2003 trung bình 5.9, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1

Nhiệm kỳ hai (2004-2008), năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp từ 5.7 tháng 1 xuống 5.4 tháng 12, trung bình là 5.5

2004-01-01 5.7
2004-04-01 5.6
2004-08-01 5.4
2004-12-01 5.4

Năm 2005 từ 5.3 tháng 1 xuống 4.9 tháng 12, trung bình là 5 chấm

2005-01-01 5.3
2005-04-01 5.2
2005-08-01 4.9
2005-12-01 4.9

Năm 2006 từ 4.7 tháng 1 xuống 4.4 tháng 12, trung bình 4.6

2006-01-01 4.7
2006-04-01 4.7
2006-08-01 4.7
2006-12-01 4.4

Năm 2007 từ 4.6 tháng 1 tới 5 chấm tháng 12, trung bình 4.6

2007-01-01 4.6
2007-04-01 4.5
2007-08-01 4.6
2007-12-01 5.0

Năm 2008 từ 5 chấm tháng 1 lên 7.3 cuối năm, trung bình 5.8

2008-01-01 5.0
2008-04-01 5.0
2008-08-01 6.1
2008-12-01 7.3

Tóm lại trong nhiệm kỳ thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 trung bình 5 chấm, năm 2006 trung bình 4.6, năm 2007 trung bình 4.6, năm 2008 trung bình 5.8.
Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 5 chấm.
Toàn bộ tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời chính phủ Bush là 5.1+5 : 2= 5.05

Sang nhiệm kỳ chính phủ kế tiếp Obama tỷ lệ thất nghiệp từng năm như sau:
Năm 2009 từ tháng 1 tới tháng 12 tăng từ 7.8 tới 9.9, tỷ lệ trung bình là 9 chấm

2009-01-01 7.8
2009-04-01 8.9
2009-08-01 9.6
2009-10-01 10.0
2009-12-01 9.9

Năm 2010 từ 9.7 tháng 1 xuống 9.4 tháng 12, trung bình 9.6

2010-01-01 9.7
2010-04-01 9.9
2010-08-01 9.6
2010-12-01 9.4

Năm 2011 từ 9.1 tháng 1 xuống 8.5 tháng 12, trung bình 8.9

2011-01-01 9.1
2011-04-01 9.0
2011-08-01 9.1
2011-12-01 8.5

Năm 2012 từ tháng 1 tới tháng 7 không thay đổi mấy 8.3, trung bình 8.2

2012-01-01 8.3
2012-04-01 8.1
2012-06-01 8.2
2012-07-01 8.3

Tóm lại tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2

Tính trung bình nhiệm kỳ ông Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là 8,9 coi như gần 9 chấm

Như vậy tỷ lệ thất nghiệp trung bình của chính phủ Obama (2009-2012) là 8.9 coi như gần gấp hai so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình 5 chấm của chính phủ Bush (2000-2009)

Nợ nần

Khi ông Bush nhậm chức Tổng thống năm 2000, tiền nợ do chính phủ trước để lại là 5,700 tỷ, cho tới hết hai nhiệm kỳ của ông vào năm 2008, nợ nần tăng lên 9,990 tỷ (nguồn US office of Management and Budget, U.S Dept. of the Treasury, Reuters), như vậy dưới hai nhiệm kỳ 8 năm , chính phủ Bush đã chi tiêu 4,299 tỷ.

Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 2012, mức nợ đã tăng lên 16,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm qua đã chi tiêu 6,000 tỷ (16,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.

Tính trung bình một nhiệm kỳ của ông Bush chi tiêu 4,299: 2= 2,149 tỷ

Và như vậy nêu so với một nhiệm kỳ (trung bình) của ông Bush, một nhiệm kỳ ông Obama đã chi tiêu nhiều gần gấp 3 lần ông Bush. Nay nợ nước ngoài vào khoảng 3,500 tỷ, trong đó nhiều nhất là Trung Cộng 1,100 tỷ, Nhật 900 tỷ, Anh 340 tỷ….
Nợ nần nhiều sẽ khiến cho những thế hệ sau phải đóng thuế è cổ, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Kết Luận

Khi lên nhậm chức năm 2009 chính phủ Obama đã cứu được thị trường chứng khoán khỏi sụp đổ dổ, chỉ số Dow Jones xuống thấp kinh khủng : 6,700 khoảng tháng 3/2009, người dân quá sợ hãi vội đi rút tiền ra tưởng như khủng hoảng kinh tế như năm 1930. Nhờ bơm tiền Bail out hàng ngàn tỷ chính phủ đã cứu được thị trường tài chánh, giúp được nhiều ngân hàng khỏi bị sập tiệm, một năm sau Dow Jones lên gần 11,000, khi ấy người dân mới an tâm. Nay Dow Jones lên cao, hiện tới trên 13,000, tuy nhiên dưới thời chính phủ Bush khoảng tháng 10, 11 năm 2007 Dow Jones đã lên tới 14,000, chưa bao giờ cao như thế, ngay cả dưới thời Bill Clinton.

Trong hai năm đầu nhiệm kỳ 2009-2012, Dân chủ kiểm soát cả Thượng và Hạ viện, năm 2010 người dân bắt đầu thất vọng trước những lời hứa hẹn của chính phủ Obama khi thất nghiệp ngày càng cao hơn trước, họ biểu tình chống đối chính phủ và đã bỏ phiếu cho Cộng Hòa trong kỳ bầu cử Hạ viện đầu tháng 11. Năm 2010 Cộng Hòa đã lấy thêm được 63 ghế thành 242 ghế, Dân chủ chỉ còn 193 ghế, nay Dân chủ không còn tự tung tự tác như trước nữa.

Trong hai năm đầu, Dân chủ nắm cả Hành pháp và lưỡng viện Quốc hội, đã tự biên, tự diễn, chi tiêu quá nhiều, nợ ngập đầu mà không mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp quá cao , trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có thời Tổng thống Obama và TT Reagan những năm 1982, 83 mới cao như thế.

Chính phủ chi tiêu nhiều nhưng không vực nổi nền kinh tế, sự thực Dân chủ chú trong tới mục tiêu mị dân nhiều hơn là kinh tế. Chính phủ Obama được coi như chính phủ của người nghèo, nhưng giúp người nghèo không phải là lấy của người giầu chia cho người nghèo mà phải tạo công việc làm cho họ để họ có thu nhập khá hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn là dựa vào xã hội. Giúp người nghèo bằng trợ cấp chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho chính phủ là lấy lòng dân nghèo để kiếm phiếu nhiều hơn nhưng tạo cho họ tinh thần ỷ lại. Giúp người nghèo bằng chính sách mị dân có hại cho nên kinh tế chứ không mang lại lợi ích nào. Suốt nhiệm kỳ vừa qua, ông Obama chỉ chú trọng về bảo hiểm y tế cho toàn dân thay vì có chính sách kinh tế hữu hiệu để vực nền kinh tế đang lụn bại, người dân muốn ông lo việc làm cho họ hơn là lo bảo hiểm, vì có việc làm là có bảo hiểm.

Giúp đỡ người nghèo bằng trợ cấp thực ra lại tạo ra thêm nhiều bất công xã hội: những người yêu lao động phải làm đầu tắt mặt tối để nuôi những người trây lười lao động ngồi mát ăn bát vàng. Những người đi làm phải đóng thuế, lúc vào nhà thương, đi khám bệnh vẫn phải trả Bill chịu tiền Copay, trong khi ấy những người ngồi mát ăn bát vàng năm bệnh viện không mất xu nào, có Medicaid của chính phủ lo hết, chính phủ lấy thuế giới giầu, trung lưu để lo cho họ.

Nay không thấy ông Obama hứa hẹn như xưa vì người ta đã quá chán những lời hứa hẹn, họ đã nghe đầy hai lỗ tai. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012 vấn đề kinh tế được coi là quan trọng nhất, mặc dù ông Obama thất bại ê chề về kinh tế như đã nói ở trên nhưng vẫn hơn đối thủ Romney một, hai điểm theo thăm dò. Sở dĩ như vậy vì chính sách mị dân tối đa của ông đã có kết quả cụ thể, trước hết đại đa số người da đen bầu cho ông vì ông mang lại niềm tự hào cho họ, kế đó những người lãnh trợ cấp và nói chung những người được hưởng nhiều ưu đãi của ông.

Tâm lý chung con người ai cũng ghét bất công, nhưng mọi người lại thích những bất cộng có lợi cho mình.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

 

 

Tags: ,

10 Phản hồi cho “Thất nghiệp và nợ nần dưới thời Obama”

  1. Kevin To says:

    ĐÔ-LA, MHÂN DÂN TỆ VÀ TÀI CHÁNH
    (Dollar, yuan and finance)

    Cốt tủy của đời sống là kinh tế,
    Cốt tủy của kinh tế là tài chánh,…

    Chúng ta có thể viết, tài chánh là nền tảng trong cuộc sống,
    và tài chánh được chi phối bởi sự tin cậy,…

    Trong thời gian tới, trường hợp AIIB choán hết lãnh vực đầu tư của WB và IMF,…
    thì coi như “nhân dân tệ ” (yuan) TQ vượt lên trên “đô la” (dollar) Mỹ,…
    (còn tiếp)

    Kevin To, USA.

  2. TT says:

    Trích:”…Tóm lại tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2
    Tính trung bình nhiệm kỳ ông Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là 8,9 coi như gần 9 chấm..”

    Ông Trọng Đạt hình như quên mất nguyên nhân và hậu qủa nên đổ hết mọi tội về thất nghiệp cho ông Obama!

  3. Kevin To says:

    NHỮNG KỶ LỤC HÀNG TRIỆU TẠI MỸ HIỆN NAY

    Những con số hàng triệu này có các đặc tính sau:

    a) Càng ngày càng gia tăng,
    b) Con số cao nhất trong lịch sử,
    c) Kỷ lục càng gia tăng, nước Mỹ càng tệ hại, v.v…

    1) Chính phủ Mỹ đang nợ gần 20 triệu triệu US dollars.
    2) Di dân lậu đang sống tại Mỹ trện 12 triệu người.
    3) Số người vô gia cư lên đến gần 4 triệu người.
    4) Số công dân Mỹ (dân giàu) chạy ra nước ngoài lên đến gần 8 triệu người,
    (73% trong số họ có xu hướng từ bỏ quốc tịch Mỹ), v.v…

    Kevin To, USA.

    • HN says:

      Mỹ vần là nước giầu mạnh nhất thế giới, về Tổng sản lượng vẫn đứng đầu 17,000 tỷ, vật giá rẻ nhất trong số các nước phát triển, đời sống vẫn ngon nhất thế giới, trên thế giới ai cũng thích và thèm vào Mỹ kể cả chấu Âu, châu Úc, kể cả bên Nga bên Tầu……..

  4. S.Lam says:

    Chuyện kinh tế thì nói sao cũng được,bên CH cũng như DC đều có những lý luận và con số để bênh vực mình và chỉ trích đối thủ.Người ta bầu TT Mỹ không phải vì cá nhân người đó như thế nào (không cần biết người đó đen hay trắng,tư cách,thành phần xuất thân v.v…)nhưng vì chính sách,lý tưởng của đảng mà người ấy đại diện.Bầu cho đảng DC là bầu cho khuynh hướng tự do,tiến bộ xã hội,vì người nghèo và trung lưu (chiếm đa số trong xã hội Mỹ)…còn bầu cho CH là bầu cho lực lượng bảo thủ làm chậm bước tiến của xã hội,chịu ảnh hưởng của những thế lực đại tài phiệt,nhà thờ,bọn da trắng cực đoan v.v…

  5. Tien Pam says:

    1. “Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 2012, mức nợ đã tăng lên 16,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm qua đã chi tiêu 6,000 tỷ (16,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.”

    Đó là cái giá phải trả khi nền tài chánh nhà cửa sụp đổ, kéo theo lãnh vực ngân hàng, lãnh vực xe hơi. Người ta cũng thắc mắc rằng, người Cộng Hoà đã làm gì để cứu vãn tình trạng đó. Hay chỉ biết đổ lên đầu ông Obama là “chi quá nhiều?” Nên nhớ rằng chính những người CH bảo thủ đã kô chịu áp đặt giám sát những trao đổi trong thị trường tài chánh và nhà cửa.

    Có thể là ông Obama đã lạc quan (hơi bị nhiều) khi ông nghĩ rằng bài toán kinh tế suy sụp cần 1 thời gian ngắn để vực dậy. Những ai có đi làm về design đều biết rằng, 1 project trung bình cần từ 1-2 năm để design xong. Chỉ mới là designing. Còn cả trăm thứ như mass producing (yield), testing, product engineering, etc. Huống hồ 1 chính sách ở cấp quốc gia. Ông Obama có lẽ cũng biết như vậy, nhưng ông phải tỏ ra lạc quan và hi vọng, nhất là của người lãnh tụ (chứ kô phải là “lãnh đạo!” “Lãnh đạo” là sai! Người ta nói, lãnh tụ lãnh đạo 1 chuyện gì đó, chứ kô ai nói “lãnh đạo” lãnh đạo 1 chuyện gì đó,) để lật ngược thế cờ. Kiếm 1 cớ kô đáng để đổ lỗi cho ông Obama là kô phải. Nghe 1 vị (là lãnh tụ khối đa số tại Hạ Viện HK), tuyên bố rằng, nhiệm vụ của đảng CH là chỉ để ông Obama lám tổng thống 1 nhiệm kì. Ông ta coi đây là 1 chỉ tiêu hàng đầu của đảng CH. Kô phải là chính sách, hay những dự luật, để cứu vãn nền kinh tế.

    Hồi cuối nhiệm kì ông Clinton, ông ấy có lên TV tuyên bố với dân Mĩ là chính phủ đã cân bằng ngân sách, và do đó, những nợ nần, thâm thủng trong nhiệm kì của ông đều bị xoá. Khi ngân sách được cân bằng như vậy, ông đã tạo ra thặng dư để triệt tiêu thâm thủng (là số âm.) Một thành tích mà ông Clinton luôn luôn tự hào. Trong bài diễn văn trong kì đại hội DNC (Democratic National Convention) kì này, ông ấy có nhắc lại việc đó, một sự thật mà ai có theo dõi nền chính trị HK cũng biết.

    http://www.youtube.com/watch?v=uzDhk3BHi6Q

    Ở đây, cũng cần xin được phân biệt rõ: Có 2 loại định nghĩa “nợ,” loại “deficit” và loại “gross federal debt.” Loại “deficit” varies mỗi năm. Nếu ngân sách được cân bằng mỗi năm, như trong trường hợp của ông Bill Clinton, deficit sẽ giảm. Trong khi đó “gross federal debt” thì là 1 di sản để lại từ trước: Nó được tích luỹ (accumulate) 1 cách liên tục. Ngay khi ngân sách được cân bằng, như trong trường hợp ông Bill Clinton, nó vẫn hiện hữu.

    http://www.politifact.com/truth-o-meter/statements/2010/sep/23/bill-clinton/bill-clinton-says-his-administration-paid-down-deb/

    Nói như vậy là ông Bill Clinton “ngụy biện” à? Kô đâu. Ông lo cân bằng ngân sách trong nhiệm kì của ông, và nếu có thể trừ bớt “federal gross debt,” một món nợ được tích luỹ trước khi ông vào toà Bạch Ốc, được chừng nào hay chừng đó. Và nếu ai ai cũng làm được như vậy, nước Mĩ sẽ kô có sự thâm thủng và đi mượn nợ.

    Như vậy, cử tri cần nên biết là ai đã tích luỹ số “nợ” đó? Xin coi bài diễn văn của ông Bill Clinton thì rõ. Và cũng xin đừng vội vàng kết luận là tại ông Bush con. Ông ta cần chi phí để chống lại tụi Al Qeada. Nhưng quy nạp cho ông Barrack Obama là bs! Và sự kô xuất hiện của cả 2 cha con ông Bush ở RNC (Republican National Convention) là cũng có lí do!

    2. “Nợ nần nhiều sẽ khiến cho những thế hệ sau phải đóng thuế è cổ, đời cha ăn mặn đời con khát nước.”

    Vậy mà đòi tăng thuế dân giàu (> $250K), thì phe Republican kô chịu. Còn đòi giảm thuế nữa chứ. Where is the math? Lúc nào cũng cáo buộc là phe Dân Chủ, nhất là ông Obama, chi nhiều quá. Tôi cho đây là bs! Người chi tiêu, kiếm cớ, những cái cớ kô ra gì, để tiêu pha nhiều nhất chính là những kẻ lúc nào cũng cáo buộc ông Obama chi tiêu quá độ! Vụ sụp đổ tài chánh nhà cửa cũng vì họ kô (chịu) ra luật lệ để giám sát các tay tư bản. Ngày nay, phe Republican còn đòi xoá bỏ và thu gọn chính quyền để giám sát các luật lệ trong lãnh vực nhà cửa, tài chánh nữa chứ. Tôi kô ưa cái bộ mặt giả nhân giả nghĩa của cái phe này.

    Nếu cho rằng giảm thuế dân giàu để kích thích kinh tế, tạo công ăn việc làm:

    a. Người dân đang “nhờ vả” (on the mercy,) vào lời hứa, của những người (sắp sửa) tạo ra công ăn việc làm. Nếu như những người này đổi ý, kô muốn đầu tư nữa, thì sao?

    b. Theo những kỉ lục, những dữ kiện, thu thập được, những người giàu này kô chịu đầu tư, hoặc đầu tư rất ít, khi được giảm thuế.

    http://economistsview.typepad.com/economistsview/2007/04/robert_frank_tr.html

    c. Thế thì tại sao thuyết “Trickle Down” của ông Reagan lại hữu hiệu? Tại vì lúc đó Chiến Tranh Lạnh còn đang tiếp diễn. Kĩ nghệ quốc phòng (defense industries) là đầu cầu tiên phong cho các kĩ nghệ khác. Thời nay, Chiến Tranh Lạnh đã chẳng còn. Cuộc chiến tranh ở Afghanistan kô có tầm bao quát (large scale) như cuộc Chiến Tranh Lạnh, nên thuyết “Trickle Down” kô work.

    3. “Giúp người nghèo bằng trợ cấp chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho chính phủ là lấy lòng dân nghèo để kiếm phiếu nhiều hơn nhưng tạo cho họ tinh thần ỷ lại. Giúp người nghèo bằng chính sách mị dân có hại cho nên kinh tế chứ không mang lại lợi ích nào.”

    Cái này thì ông nói đúng! Đó là cái mặt trái, cái giá (trade-off) phải trả, của xã hội có tính bao cấp. Bao cấp nhiều quá, như cái xã hội CHXHCNVN, thì có cảnh “cha chung kô ai khóc!” Ở cái xã hội (Âu Mĩ) như thế, người ta cần và đòi hỏi sự tự giác của người dân. Nhưng nếu bình quân ra, cái lợi từ sự giúp đỡ của chính quyền vẫn nhiều hơn cái mặt trái này.

    “Kô nên thấy 1 điều lợi nhỏ mà bỏ qua. Kô nên thấy 1 điều thiện nhỏ mà kô làm.”

    Hồi giữa thập niên 1980, tôi cũng xách đít đi nghe ông Reagan diễn thuyết ở Mile Square Park, ở Fountain Valley, California. Tôi chỉ đứng ở xa xa, chữ nghĩa tiếng Anh tiếng U thì ấm ớ hội tề, nhưng thấy ông có lí lắm. Ở Mĩ lâu rồi mới thấy đủ bề mặt trái của nó. Có đi gần hết những tiểu bang miền nam mới thấy những mặt trái (eg., dân da đen chỉ thích gây tội ác và nằm nhà ăn welfare) và những bất công trong xã hội HK (eg., người da đen đâu có tự nguyện đến Mĩ. Vì họ bị bắt buộc tới, xã hội HK phải cưu mang những “gánh nặng” đó, nếu có.) Những bất công này mãi mãi kô phải là bài toán của người CH.

  6. quang phan says:

    Muốn biết người dân Mỹ đang ủng hộ ứng cử viên nào- giữa Obama và Romney- thì hãy nhìn vào kết quả của những cuộc thăm dò ý kiến mới nhất dưới đây của hai viện Gallup và Ramussen:
    Ngày 8 tháng 9: Kết quả của Viện Gallup: Obama 48%, Romney 45%. Viện Ramussen: Obama 46%, Romney 44%.
    Viện Gallup cũng cho biết có đến 52% cho rằng Obama làm việc giỏi, 42% không đồng ý.
    Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến được công bố ngày 6 tháng 9 của Viện Gallup : 69% khoái cựu tổng thống Bill Clinton.
    Năm ngoái, Viện Gallup cho biết dân Mỹ xếp hạng Bill Clinton và Ronald Reagan là hai trong số ba vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa kỳ.

  7. Nguyễn Phú Trọng says:

    Thế đấy, tay Obama 4 năm về trước, khi chưa có kinh nghiệm cầm quyền, đã mạnh miệng đòi thay đổi (changes), mạnh mẽ hứa sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn cụ thể là 5.1% Nay thì tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 là 8.1% và không có triển vọng giảm nhanh, thâm thủng ngân sách chất đống, nên trong bài diễn văn nhận là ứng cử viên, tay Obama thì xuống giọng hơn, thừa nhận thay đổi sẽ không đến nhanh chóng. Với tỷ lệ thất nghiệp còn là 8.1%, và như vậy tương lai được bầu lại sẽ không chắc chắn, hai vợ chồng xuống giọng đồng ca bản xin phiếu là phải. Họ không thể có Mặt Trận Tổ quốc cấm Romney ra ứng cử.

    Cứ như tớ, vừa là Tổng bí thư, vừa nghiên cứu triết học Mác-Lê, vừa triển khai phạm trù bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ chế cùng với cái ghế, biển Đông không có gì lạ, thì khỏe re, không bao giờ phải lo đi xin phiếu như Barrack và Michelle. Tay Ba Dũng lại có con gái phục vụ cho tư bản, hai con trai phục vụ cho Đảng và Nhà nước, tương lai hoàn toàn vững chắc như kiềng ba chân trong bất cứ chế độ nào.

    Tính ổn định chính trị-xã hội của chế độ, cơ chế của ta là thế đấy. Ưu việt, ổn định hơn hẳn đế quốc Mỹ giãy hoài không chết.

  8. motkhucruot says:

    ” Tâm lý chung con người ai cũng ghét bất công, nhưng mọi người lại thích những bất cộng có lợi cho mình. ”
    Câu nói rất hay !!! Chính các đãng phái khuynh tả như đãng dân chủ hay đãng Lao động tại Úc , Anh , Newzealand …..là tội nhân cũa trìng trạng kinh tế xuống dốc tại các quốc gia tân tiến và Tây Âu . Những chính sách mị dân như y tế , lao động …với sự góp tay cũa những thế lực như CS quốc tế trước và có thể TC ngày nay qua các tổ chức như Union ,đãng môi trường , đãng xanh …. đã tạo nên trình trạng nợ nần , thất nghiệp , các hãng xưỡng , công ty bỏ đi đầu tư ở TC hay các quốc gia lao động rẻ khác .
    Rất đúng khi xã hội phãi giúp đỡ những kẻ bất hạnh nhưng không phãi những tên biếng nhác , ăn bám . Thế giới ngày không như thời các Quốc gia CS còn tồn tại . Hãy nhìn TC thặng dư hàng ngàn tỷ đô la vì chính phủ không cần quan tâm đến an ninh xã hội hay không lo lắng các thế lực Union khấy phá với những đòi hỏi quá đáng . Các quốc gia Tây Âu rơi vào khủng hoãng cũng vì những thành phần ăn bám , biếng nhác do các thế lực mị dân khấy đông . Nước Anh may mắn có một người ” đàn bà Thép Magarett Thatcher ” .
    Sống ỡ Ú lâu năm đã cho tôi nhận rõ bộ mặt mị dân , đạo đức giã cũa những tên chính trị gia .

Phản hồi