WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin ghi thêm về chuyện: Trí thức Miền Nam nhập cuộc

(bài viết nhân đọc sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955  – 1975”

 của tác giả Nguyễn Văn Lục do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành tại Mỹ năm 2010)

Tác giả Nguyễn Văn Lục là một cây bút quen thuộc trong mấy năm gần đây trên các diễn đàn báo giấy, cũng như báo điện tử. Vốn là một giáo sư dậy môn Triết học tại các trường trung học ở miền Nam trong nhiều năm, nên ông có thói quen đọc rất nhiều tài liệu sách báo, ghi chép, suy tư nghiền ngẫm, và lại còn đi gặp gỡ phỏng vấn với nhiều nhân chứng ở hải ngoại, cũng như ở trong nước. Nhờ vậy mà tác giả này đã có thể cống hiến cho chúng ta rất nhiều bài viết có giá trị.

Tác giả lại đã cho phổ biến một cuốn sách mới nữa, nhan đề là: “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955 – 1975”, nhân dịp buổi Ra Mắt Sách được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt ở Nam California vào ngày Chủ nhật 1 Tháng 8 Năm 2010.

Cuốn sách này đã được hai nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ của Tủ Sách Tiếng Quê Hương là cơ quan xuất bản, giới thiệu với nhiều chi tiết rành rọt rồi, nên tôi chỉ xin góp một phần rất khiêm tốn liên hệ tới một mục nhỏ trong cuốn sách mà thôi. Đó là mục “Trí thức miền Nam nhập cuộc” được trình bày trong 36 trang (từ trang 80 đến trang 116).

Trong mục này, tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh chính trị của sự nhập cuộc của giới trí thức trong sinh họat chung của miền Nam Việt nam – mà không nói gì đến khía cạnh văn hóa xã hội, đặc biệt là không đề cập đến phong trào sinh họat thanh niên của giới trẻ, mà điển hình như của Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, các Nhóm Sinh viên Công giáo, Sinh viên Phật tử v.v… Mặc dầu trước đây, tác giả cũng đã có viết một số bài về họat động của giới thanh niên trong lãnh vực công tác xã hội, mà tác giả đặt tên cho là “những Họat động Lên Đường”  – để phân biệt với các “Họat động Xuống Đường” đi biểu tình nhằm gây xáo trộn xã hội, tạo thêm khó khăn bối rối cho chánh quyền, lọai họat động này thường do các phần tử “thiên cộng sản” gây ra. Nhưng trong cuốn sách này, tác giả đã không hề đả động gì đến phong trào sinh họat rất là phong phú đa dạng và tích cực của giới thanh niên tại miền Nam trong giai đọan trước năm 1975.

Là người đã từng tham gia nhiều trong lãnh vực công tác xã hội với giới thanh niên, ngay từ những bước đầu còn là một sinh viên Đại học, cho đến khi say mê dấn thân nhập cuộc vào với Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6, 7 và 8 Saigon từ năm 1965, tôi xin đóng góp một số nhận định nhằm bổ túc cho mục “Trí thức miền Nam nhập cuộc” mà được xếp đặt trong Phần I: “Sinh Hoạt Chính Trị Miền Nam”, cả phần này được dàn trải khá dài trong 232 trang (từ trang 31 đến trang 263) của cuốn sách.

 

I – Miền Nam đã tạo môi trường rất thuận lợi cho công cuộc Phát triển của Xã hội Dân sự.

Nếu ta so sánh với xã hội ở miền Bắc cũng vào thời kỳ 1955 – 1975, thì ta sẽ thấy có sự khác biệt thật rõ rệt trong lối sống cởi mở, phóng khóang của người dân miền Nam – điều này khác hẳn với chế độ cộng sản kềm kẹp, kiểm soát khắc nghiệt đối với người dân miền Bắc. Thí dụ điển hình nhất là chánh quyền nhà nước ở trong Nam hầu như không can thiệp vào sinh họat có tính cách tự nguyện của các tổ chức tư nhân, như các hội từ thiện, các hiệp hội của thanh thiếu niên, của giới phụ nữ hay của các tôn giáo, của các nhà văn nhà báo v.v…

Dĩ nhiên là trong bối cảnh của cuộc chiến tranh gay gắt và vì lý do phải đối phó với sự xâm nhập và lũng đoạn rất tinh vi của các cán bộ cộng sản nằm vùng, nên chánh quyền đã có nhiều biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ  – đến độ không phù hợp với tiêu chuẩn sinh hoạt dân chủ quen thuộc như tại các nước Âu Mỹ. Nhưng nói chung, thì người dân bình thường, đặc biệt là giới thanh niên ở các đô thị vẫn còn có một khỏang không gian xã hội tương đối thông thoáng mở rộng – để cho họ có thể thường xuyên tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng, mà xét ra cũng không thua kém bao nhiêu so với tại các quốc gia dân chủ khác.

Ta có thể thấy là các hiệp hội cổ truyền như Hội Cúng Đình vẫn còn có thể sinh hoạt bình thường tại vùng nông thôn hay ven biên đô thị. Các hội bác ái từ thiện của các tôn giáo, cũng như Hội Hướng Đạo, các Câu lạc bộ Thể dục Thể thao… vẫn hoạt đông bình thường. Mà có khi lại còn được cơ quan nhà nước như Bộ Giáo Dục, Bộ Thanh Niên Thể Thao, Bộ Xã hội… nâng đỡ yểm trợ và khuyến khích nữa.

Kể từ cuối thập niên 1950, thì do sự giao lưu dễ dàng với thế giới bên ngoài, nên tại miền Nam giới thanh niên đã có thể tiếp thu được kinh nghiệm sinh hoạt của các bạn trẻ trên thế giới, cụ thể như của phong trào Thanh niên Thiện chí – Trại Công tác và Nghị luận (Voluntary Youth – Work Camp & Seminar), của Hội Văn Hóa Bình Dân … Rồi thì các hiệp hội như Rotary Club, Lion Club v.v… cũng lần lượt được thành lập, lôi cuốn được nhiều thành phần chọn lọc trong giới doanh gia cũng như viên chức của nhà nước, để cùng sát cánh sinh hoạt chung với nhau.

Vắn tắt lại là tại miền Nam đã có sự nở rộ của các tổ chức tư nhân hoạt động bất vụ lợi (non-profit), và độc lập (phi chánh phủ = non-governmental organizations) trong lãnh vực văn hóa giáo dục, cũng như xã hội từ thiện nhân đạo. Đó là những đơn vị cơ sở nòng cốt để tạo thành khu vực Xã hội Dân sự vốn là một lãnh vực hòan tòan độc lập với guồng máy chính quyền nhà nước vậy.

II – Nhu cầu phải ghi chép lại sự Phát triển của khu vực Xã hội Dân sự tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975.

Có thể nói vào đầu năm 1975, dù cuộc chiến đã leo thang kéo dài từ lâu với bao nhiêu tàn phá tang thương chết chóc kinh hoàng, thì trong xã hội miền Nam vẫn có đến hàng ngàn những đoàn thể hiệp hội tư nhân, hoạt động độc lập trong các lãnh vực văn hóa xã hội, thể thao nghệ thuật, cũng như về tâm linh tôn giáo.

Nhưng khi người cộng sản chiến thắng và thiết lập một chế độ độc tài toàn trị tại miền Nam rồi, thì mọi tổ chức tư nhân đó đã bị vô hiệu hóa, không còn được tự do sinh hoạt như trước nữa. Do đó mà khu vực Xã hội Dân sự ở miền Nam đã hoàn toàn bị tê liệt tan rã, để dành chỗ cho các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà Văn, Liên Hiệp các Hội Khoa Học Kỹ Thuật v.v… được độc quyền hoạt động. Mà chỉ đến gần đây mới có những cố gắng còn lẻ tẻ, rụt rè để nhằm phục hồi lại khu vực XHDS này. Điển hình như Hội Hướng Đạo, thì vẫn chưa được chính thức cho phép hoạt động trở lại. Chuyện này còn nhiều sự phức tạp nhiêu khê, ta sẽ có dịp tìm hiểu cặn kẽ hơn trong một dịp khác vậy.

Vấn đề chúng ta có thể làm được trong tầm tay của mình hiện nay là: Tìm cách ghi chép lại cái kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động của hàng ngàn đơn vị đoàn thể hiệp hội, mà đã hiện hữu tại miền Nam trong giai đoạn 1955 – 1975 đó. Việc tổng kết kinh nghiệm này rất là cần thiết, không những vì lợi ích về sử học, mà còn là vì lợi ích của thế hệ trẻ hiện nay – để họ có thể ứng dụng cái kinh nghiệm đó cho việc xây dựng và tái kiến thiết đất nước trong giai đoạn “hậu cộng sản” sắp tới.

Nhưng tiếc thay, cho đến nay vào năm 2012, tức là đã 37 năm sau ngày miền Nam bị sụp đổ, thì ta vẫn chưa thấy có được một “Bản Tổng kết” đó. Kể cả các đoàn thể, hiệp hội vốn có uy tín từ lâu như Hội Hướng Đạo, Hội Thanh Niên Thiện Chí, Các Hội Bác Ái Từ Thiện của các Tôn giáo v.v…, thì cũng chưa thấy có một tài liệu nào tương đối đầy đủ, chính xác ghi lại lịch sử hoạt động và phát triển của riêng đơn vị mình.

Dĩ nhiên đây là một chuyện lớn lao cần phải có sự phối hợp của cả người ở trong nước cũng như với người ở hải ngoại nữa, thì mới có thể thực hiện cho thành công tốt đẹp được. Người viết chỉ xin nêu vấn đề cấp thiết như vậy, và xin kêu gọi sự quan tâm chú ý của các bậc huynh trưởng của các đoàn thể hiệp hội, mà đã từng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng văn hóa xã hội tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975.

Hầu hết quý vị huynh trưởng thời đó, thì nay đã lớn tuổi vào lớp trên 65 – 70 cả rồi. Nhưng với phương pháp khoa học hiện đại, và với khả năng tài chánh tương đối phong phú của các cộng đồng ở hải ngoại, thì quý vị vẫn có thể tìm cách tiến hành công việc ghi chép lịch sử này được, mà không đến nỗi phải khó nhọc vất vả gì cho lắm vậy.

Một trong những việc ta có thể làm ngay được, đó là khuyến khích cho lớp con cháu hiện đang theo học cấp Đại học bắt tay vào việc lấy đề tài “Lịch sử Phát triển Sinh họat của giới Thanh thiếu niên Việt nam trong giai đọan 1950 – 1975” để làm luận văn hòan tất văn bằng Cao học hay Tiến sĩ. Việc chuẩn bị cho mỗi một tập luận văn như vậy có thể kéo dài trong dăm ba năm và đòi hỏi một số chi phí tối thiểu cho việc sưu tầm tài liệu, thực hiện các cuộc phỏng vấn, đi thăm viếng khảo sát tại các địa phương trong nước v.v… Như vậy các tổ chức về văn hóa xã hội có thể tìm cách “Gây quỹ” (fund – raising) để tài trợ cho những công trình nghiên cứu có giá trị khách quan khoa học này.

Tóm tắt lại : Sau gần 40 năm, thời gian đã đủ dài để sự việc lắng đọng hầu giúp cho chúng ta có thể soi rọi lại quá khứ của thế hệ mình một cách bình tĩnh khách quan và ghi lại những kinh nghiệm hay, dở của mình – hầu gíup cho các thế hệ nối tiếp rút ra được một bài học quý báu để tránh bớt được những sai lầm khiếm khuyết trong công cuộc xây dựng tương lai của chính họ vậy./.

Westminster California, Tháng Chín 2012

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Vi ệt

 

 

43 Phản hồi cho “Xin ghi thêm về chuyện: Trí thức Miền Nam nhập cuộc”

  1. VNCH nhất thế giới? says:

    Con chó bị chết bao giờ cũng là con chó tốt nhất, hay nhất, đẹp nhất, nuối tiếc nhất.

    • Trúc Bạch says:

      Trích :

      “Con chó bị chết bao giờ cũng là con chó tốt nhất, hay nhất, đẹp nhất, nuối tiếc nhất…”

      Hồ Chí Minh chết thi thành thánh, và thành “HCM đẹp nhất tên người”

      Cũng giống nhau thôi !

    • Bút Thép VN says:

      Phản ứng dữ dội như đang giãy chết trên đây của đám DLV, CAM -Cò mồi của CSVN, giống hệt như lũ sâu bọ, ký sinh trùng bị trúng thuốc trừ sâu?

  2. DâM TiêN says:

    Trí thức ? Lấy cái gì mà đo trí thức ?

    Chỉ biết rằng có ba …giới rất là ưa nịnh, dễ bị xỏ mũi lôi đi nhứt,
    đó là ( tạm im lặng, nói ra va chạm…)

    Giới thứ nhứt…đố ai kêu ông…” cha ” là anh, là bạn, là chú…rồi
    xưng ” tôi ” đấy ? Sẽ gặp nét mặt lạnh như tiền ngay ru mà…

    Giới thứ nhì…đố ai kêu mấy ông ” sư” là anh, là bạn,là chú…rồi
    xưng ” tôi” đấy ? Sẽ gặp nét mặt lạnh như tiền ngay mà ru…

    Giới thứ ba…đố ai kêu tên boác sĩ, tiến sĩ, luật sĩ — trừ THI SĨ –
    là cậu, là mi,là…mày…là thằng… đấy… Chúng nó lạnh như tiền!

    Cho nên,mấy thằng gọi là…trí thức rất là ưa nịnh, dễ bị xỏ mũi, hễ
    đứa nào ưa nịnh tức ưa bị đánh lừa, cho ăn cứt gà… xỏ mũi…

    Vậy cho nên, “thằng ” Hồ nó mới dẽ dàng…xỏ mũi mấy thằng trí
    thức lá mít, rồi trở thành…thân tàn ma dại cả…

    Tại Miền Nam trong sáng hơn nhiếu , it ai ” nịnh”mấy thằng trí thức,
    nên chúng nó bị.. lũ CS xỏ mũi qua mấy cái ranh từ…giải phóng, tự
    do…, nhân dân… rồi cũng thân tàn ma dại bêu lêu tất cả,,,

    Ai ơi, cứ cho DâM TiêN tí quờn hành…để DâM xỏ mũi mấy tên trí thức
    cho mà xem. Dễ ợt ! Trí thức cái con …k ẹ ẹ ẹ c ! nói theo cháu gái
    rất ngáo ngổ…đanh đá của ngài Trần Độ.

    • tonydo says:

      Thế cho nên đàn anh 4 tốt, 16 chữ vàng, ra khơi có Người cấm lái vững, Mao Ngắn Ngủn (không râu, bất nghì, thua xa đồng chí đàn em Hồ Tập Chương, râu dài tới cằm) mới dám lấy cục phân ra làm thước đo Trí Thức.
      Kể cũng đáng để suy?
      Kính đàn anh.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    CHỦ NGHĨA MÁC VÀ TRÍ THỨC

    Mục đích tối hậu của chủ nghĩa Mác là xây dựng một xã hội không còn quyền tư hữu sản xuất, không còn tiền tệ, không còn nhà nước, không còn luật pháp, không còn thị trường. Tất cả là kinh tế tập thể, là hoạt động sản xuất tự nguyện tự giác của mọi người, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu. Mọi người đều hoàn toàn tự do, không ai áp bức ai nữa, đó là điều mà Mác gọi là xã hội giải phóng, con người giải phóng, xã hội đại đồng, không còn giai cấp, không còn tư hữu gì nữa, không còn bóc lột gì nữa.

    Sự tưởng tượng như trên của Mác thật hoàn toàn phong phú. Nó có mọi cái không trong đó. Nó như một giấc mơ thần tiên nên khởi đầu nó hấp dẫn tất cả mọi người, những người nông dân, công nhân ít học, kể cả toàn thể những đám “trí thức” dốt nát.

    Ngày nay nhìn lại những điều hoang tưởng trên, ai cũng thấy nó nhảm nhí, tuyệt đối không tưởng. Nhưng thời kỳ Xô viết Nghệ Tỉnh 1930 và thời kỳ trí thức khuynh tả miền Nam VN trước năm 1975 thì có quá nhiều người mê như điếu đổ.

    Để nhằm tiến tới được xã hội tuyệt đối “lý tưởng” như thế, được gọi là “lý tưởng cộng sản”, Mác chủ trương phải dùng đấu tranh giai cấp và chuyên chính giai cấp vô sản. Từ Lênin tới Mao Trạch Đông, tới Pôn Pốt đều không buông bỏ các biện pháp này. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc trước kia, kể cả tổ khổ và chôn sống địa chủ cũng chỉ là theo ý nghĩa duy nhất đó, tức để tạo thành giai cấp duy nhất thuần túy vô sản, triệt hạ tuyệt đối mọi quyền tư sản, kể cả quyền tư tưởng riêng tư trong đầu óc. Bởi tư tưởng cũng chỉ là một thứ tư hữu tài sản vật chất giống như các tài sản tư hữu vật chất khác của giai cấp tư sản thôi, loại bỏ giai cấp tư sản phải loại bỏ mọi cái tư sản đi theo khác nhau, đó mới thật là vô sản chuyên chính.

    Chủ nghĩa xã hội tập thể, chủ nghĩa kinh tế tập thể, nói chung tất tật mọi cái đều phải đưa vào tập thể, diệt và loại mọi yếu tố cá nhân ra ngoài, đó là nguyên lý duy nhất mà ngay từ đầu Mác đã quan niệm. Nói chung nó trên cả sự điên, trên cả mọi cái phi lý, trên cả mọi cái hoang tưởng như điều Mác tâm đắc chính là như thế.

    Bởi vậy thực chất trong mọi xã hội cộng sản đúng nghĩa, mọi hình thức xã hội dân sự tự do, tự phát đều bị dẹp bỏ. Tất cả đều đưa vào đoàn thể duy nhất là đoàn thể được lãnh đạo, được kiểm soát, được đôn đốc và lèo lái bởi đảng thế thôi. Xã hội tự do dân sự hoàn toàn không thể có được, bởi nếu thế làm sao có thể bảo đảm mọi sự “chuyên chính” tuyệt đối, làm sao đốt giai đoạn nhanh chóng để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên CNXH được.

    Đấy mọi sự đơn giản chỉ như thế và thân phận mọi người trí thức đúng nghĩa cũng không thể còn nữa. Bởi trí thức đúng nghĩa là trí thức kiểu “tư sản”, còn trí thức XHCN phải là trí thức “vô sản”. Loại trước là trí thức cho xã hội tư sản, loại sau là trí thức cho xã hội vô sản.

    Mác khởi đầu là trí thức kiểu tư sản, nhưng sau đó tự ông hóa thân thành trí thức kiểu vô sản mà ông chủ trương. Và mục đích của ông cũng là biến mọi trí thức tư sản thành trí thức vô sản như ông. Bởi thế ông cũng tuyên bố bất kỳ ai tư tưởng khác ông, hay không như ông đều là bọn tư sản, bọn phản động.

    Học thuyết của Mác bởi thế chính là học thuyết phi thực tế, phi khoa học, phi khách quan, phi xã hội, phi dân sự, phi nhân văn, mặc dầu tự nó tuyên bố là học thuyết nhân văn và giải phóng con người, giải phóng xã hội nhất. Nhưng sự thực trong thực tế, xã hội toàn trị kiểu mác xít là xã hội hoàn toàn ngược lại những cái gì là lý tưởng của xã hội và của con người đích thực nhất.

    Mọi trí thức khuynh tả trước đây đều là những người say mê điều tuyên bố của Mác. Nhưng thực tế hiện nay mọi người trí thức trên thế giới đều không còn khuynh tả như xưa nữa vì người ta đã nhìn thấy thật sự mọi điều áp dụng trong thực tế của chủ nghĩa Mác.

    THƯỢNG NGÀN
    (20/7/14)

  4. Văn Thanh Quang says:

    @ Ông Đoàn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Lục

    Nói đến ‘trí thức’ khiến tôi chùn lòng, thất vọng. Hầu như đa số, trong đó có cả ông Đoàn Thanh Liêm đã không quan tâm đến chính trị.

    Nhiều người, thay vì chung tay góp sức với chính quyền VNCH giáo dục nhân dân ý thức về độc tài CSVN, thì ngược lại, chống đối chính quyền, bới lông tìm vết để nêu ra những khuyết điểm, mặt trái của chế độ. Trong khi ở miền Bắc thì “trí thức” bị CSVN xỏ mũi và buộc phải phục vụ chế độ!

    Trí thức mà không có “hướng chính trị” thì cũng như lái Tầu không có hải bàn, hay người lái xe không có máy định hướng (vinagation system). Điều này ông Ngô Đình Nhu đã nhắc đến trong “Chính Đề Việt Nam”.

    “Không nói chi đến hình thức tổ chức cực đoan, ngay đến hình thức tổ chức tôn trọng tự do cá nhân đến đỗi, nhiều người quen gọi nó là tự do phóng túng. / Tổ chức quần chúng. Vấn đề tổ chức quần chúng quan trọng đến mức quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta sau này. / Bất cứ trong xã hội nào, Tự Do hay Cộng Sản, các tổ chức quần chúng đều có, và đương nhiên, đóng vai trò trung gian giữa chính quyền và các cá nhân. Không có tổ chức quần chúng, chính quyền không đi tới với nhân dân được./ Các tổ chức quần chúng ở xã hội Tự Do hay Cộng Sản đều có một vai trò như nhau, chỉ khác một điều là ở xã hội Tự Do các tổ chức quần chúng do nhân dân tổ chức và điều khiển, với sự kiểm soát của chính quyền, còn ở trong xã hội Cộng Sản các tổ chức quần chúng đều do chính quyền tổ chức và điều khiển./ Trong trường hợp của chúng ta, trong khi quần chúng của chúng ta còn quen lối sống rời rạc và chưa có ý thức tập thể, sáng kiến hợp thành tổ chức chắc chắn không thể phát sinh từ trong nhân dân. Và kinh nghiệm tổ chức và điều khiển cũng không làm sao dồi dào được. Do đó, sự hướng dẫn của chính quyền rất cần thiết trong lúc đầu./ Chúng ta cần ý thức rõ rằng, sự hướng đẫn tổ chức quần chúng, như chúng ta quan niệm, không thể là một sự xâm phạm tự do cá nhân”.

    Ối giời ơi, trí thức miền Nam, trí thức miền Bắc, trí thức VN dưới chế độ CSVN!

Leave a Reply to Văn Thanh Quang