WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô và các tướng lãnh

Gia đình họ Ngô. Ảnh Internet

Hai tác phẩm: “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam” và “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963.” Tác Giả: Thomas L. Ahern, Jr. Center for the Study of Intelligence ấn hành.

Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. “Lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai (narrative history), có đầu đuôi, chú thích – và quan trọng hơn hết – tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả.

Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để “kính tường.”

Gia đình họ Ngô, CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.

Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.

Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày “di cư và tập kết” hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm. Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn – và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo.

Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission. CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

Liên lạc Ngô Đình Nhu Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.

Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.

Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. … “Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc” do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.

Trong cuộc tranh chấp – rồi sau đó là giao chiến – giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật – đôi khi trái phép – của ông Cẩn, thì ông Nhu “đưa hai tay lên trời” với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.

Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với “lãnh chúa” Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.

Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission – và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.

Liên lạc đối lập

Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập.

Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập “ngay sau lưng ông Nhu,” để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một “hăm dọa” của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính – điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu.

Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!

Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà.

Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà bà ta ưng ý.

Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu “cằn nhằn, to tiếng” cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng – thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung. Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức.

Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.

Các tướng lĩnh miền Nam

Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng tương đối “tối mật” so với những tài liệu được CIA công bố trước đây. Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.

Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh “chỉnh lý” tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.

Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy.

Tướng Khánh rất ngây thơ khi “hù” tướng Thiệu là Mỹ sẽ “chơi” ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!

Chân dung một số vị tướng

Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch “kín” đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh “ngớ” ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp. Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn,với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ “nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng.”

Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia … và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.

Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định “bắt liên lạc” với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN).

Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM.

4Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH – nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan – thấy Hoa Kỳ sẵn sàng “xé lẻ” nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.

Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.

Nội bộ VNCH

CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp – nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả – Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.

Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, “nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói” ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi – một thân tín của ông Kỳ – ông Thiệu từ chối ủng hộ.

Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ. Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ. Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam.

CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!

Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố – trong cao điểm của cuộc tấn công – là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là “… sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân.”

Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này(tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.

Nguyễn Kỳ Phong 

 

——————————————-

Muốn tham khảo hai tác phẩm bằng Anh ngữ, xin mở theo địa chỉ sau:—————
1. CIA and The Generals:http://www.saigonecho.com/pdfs/CIA_AND_THE_GENERALS.pdf
2. CIA and The House of Ngo (xin chờ khoảng một phút để máy download)
http://www.saigonecho.com/pdfs/CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf

34 Phản hồi cho “Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô và các tướng lãnh”

  1. May Vu says:

    Đọc báo = Ô. N T DŨNG Thủ tướng CSVN nhận lổi YẾU KÉM ,KHUYẾT ĐIỂM nhưng không TỪ CHỨC ?
    Nếu chế độ TT NĐD va TT N V Thiệu nói được câu này thì trước 75 thì không mất VNCH ,vá bây giờ PRO Hoài Ngô cũng luận điệu còn mê ngủ = VNCH1 ,VNCH 2 không có gì SAI LẦM nhưng chế độ TA không còn mà CSVN nó lại TỒN TẠI ? VNCH có tồn tạiđượckhông nếu khộng cần VIỆN TRỢ US /MỶ ? Không cho Mỷ VÀO (can thiệp ) ? Thật là đầu óc kẻ lên 3 ra NGÂN HÀNG mua nhà chắc CHỦ QUYỀN trong tay khi mà chưa trả dứt NỢ (notes) ? chỉ có 1 câu TT Thiệu gẩn cuối 75 nói nhất KHÔNG US $$$$ là VNCH sụp đổ và ông kiên nhẫn chờ (LÌ ) tới tháng 3 /75 Quốc hôi Hoa Kỳ rút ống hơi cho bệnh nhân hấp hối VNCH ,và TT Thiệu KHÔN NGOAN ,CO GIÒ CHẠY trước . bỏ lại 4 không cho Đồng bào ,chiến sỉ Miền nam ,và tôi nhất là quý vị H,O đặt tâm huyết mà nhiều năn TÙ NGU CS ,ra Hài ngoại đáng lẻ vinh quang nhưng chỉ hơn ĐẠI TÁ CS vá banh xe một tí ,, giờ này lảng dãng PHỞ HÒA ,PHƯỚC LỘC THỌ ,PHỞ BẰNG ,BA LẸ .v. v Ngâm thơ ,ca hát ,chiến sự TIÊU SẦU ..Chiều mưa BIÊN GIỚI AI ĐI VỀ ĐÂU ..?
    Thử hỏi VNCH chọn được gì ? Trong khi cố gắng Vay tiền (Thế chấp nhà MNVN ) để đánh CS ,mà Ba biểu tượng Hoàng đế ăn chơi BẢO ĐẠI ,TT NĐ D ,TT NV Thiệu CỞ VÀNG BA SOC ĐỎ đóng tuồng chèo Tào Tháo SANG SÔNG ,nhưng US BANK tư chối ? Dân Việt nam cũng MỆT MỎI ?

    • Lên Đời says:

      Mũ lừa cùng mũ cối
      Cả thảy đều u tối
      Dân tộc muốn tiến khỏi thối
      Ném chúng vào cối
      Giã cho hết lối

    • Bút Thép VN says:

      Đời là vậy ông ơi, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài! Dù gì thì mấy cha nội HO cũng còn hơn hẳn ĐẠI TÁ CS vá banh xe.

      Mấy cha HO sau một thời ngang dọc chống cộng bảo vệ miền Nam, bị thất trận rồi bị VC bắt giam tù. Bây giờ sang Mỹ ngồi gãi háng lăn tăn cũng có cái mà ăn, sống thoải mái.

      Còn ĐẠI TÁ CS mẹ kiếp, vất vả trèo non lặn suối, trốn chui trốn nhủi trong rừng chết lên chết xuống, bây giờ hoá ra công dã tràng se cát biển đông, hốt tép nuôi cò, đến khi cò lớn, nó mổ cho te tua, cơm không đủ ăn, ngồi lăn lóc vá xe kiếm bạc lẻ, rầu thúi ruột!

  2. Trường Giang HN says:

    Sàigòn ngày ấy còn đâu nữa
    Hình ảnh ngày xưa quá tuyệt trần

    Ảnh xưa :Sài Gòn 1961 VNCH

    Thanh bình cuộc sống dân mơ ước
    Nhớ lại hôm nay vẫn ngậm ngùi

  3. datnguyen says:

    “Nói thật là Mỹ căm ghét sự “ngoan cố” bào vệ chủ quyền của TT.Diệm nhưng lại rất khinh thường lãnh đạo VNCH.sau 1963.”

    Đúng đấy D.Nhật Lệ, Ngo Tổng Thống muôn năm !!! toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống!!
    DN

  4. D.Nhật Lệ says:

    Khi nhìn lại qúa khứ,người VN.vẫn còn thù hận nhau mà không chịu nhắm thẳng vào đối tượng chính là các
    thế lực quốc tề đã mang họa chiến tranh đến toàn thể dân tộc VN.Lý do là vì dân ta thiên về tình cảm qúa,
    kể cả trong lý luận,nên CsVN.đã và đang khai thác yếu tố này để gây chia rẽ dân tộc cho đến nay !
    Đối tượng hay đối thủ nguy hiểm nhất của chính quyền miền Nam là VC.Bọn này vốn phụ thuộc vào Quốc
    Tế Cộng Sản không những về mặt ý thức hệ mà còn về đủ loại vũ khí quân trang cũng như lương thực,vì chúng lãnh nhiệm vụ phải áp đặt chế độ CS.luôn cho miền Nam.Đó là lý do tại sao sau khi chiếm được VNCH.bọn VC.càng ngày càng phải qụy lụy Tàu cộng vì chúng xem TC.như đại ân nhân chủ yếu nhất của chúng mà thực tế tình hình trong nước mới đây đã minh chứng.May là Nga đã thay đổi ý thức hệ và ở xa
    nên chẳng gây sức ép nào cho VC.như Tàu cộng ở sát nách.Với vị thế này thì TC.có thể “bóp cổ” VC.bất
    cứ khi nào nhưng chúng rất qủy quyệt là gậm nhấm dần VN.mà dân ta không biết.Nham hiểm ở đó.
    Đối thủ nặng ký nhất của VNCH.là Mỹ.Vốn tự tôn với địa vị siêu cường cầm đầu Tư Bản,Mỹ đã luôn coi thường đồng minh của minh,suốt 2 nền Cộng Hoà,chứ đâu chỉ Đệ I Cộng Hoà như một số bác lầm tưởng.
    Nói thật là Mỹ căm ghét sự “ngoan cố” bào vệ chủ quyền của TT.Diệm nhưng lại rất khinh thường lãnh đạo VNCH.sau 1963.Thà để người ta ghét mình hơn là bị khinh thường !
    Xin hỏi vài bác là Mỹ có tôn trọng nền Đệ Nhị cộng hoà không,dù nền cộng hoà này có phần khá hơn nền
    Đệ Nhất CH.về một số lãnh vực.Sự thực là Mỹ không và không hề bao giờ tôn trọng giới lãnh đạo Đệ Nhị
    CH.Tuy nhiên,nền Đệ Nhị CH.lại có qúa nhiều lỗ hổng cho bọn VC.nằm vùng quậy phá đến tan rã rồi đầu
    hàng ngày 30-4-1975.Lý do chủ yếu là vì Mỹ đã can thiệp qúa sâu vào chính trị miền Nam sau khi chúng
    đã lật đổ TT.Diệm,cho nên VC.có…chính nghĩa từ “trên trời rơi xuống” để xách động giới thanh niên-sinh
    viên-học sinh một cách dễ dàng qua những cuộc biểu tình liên miên làm mất uy tín của VNCH.
    Lợi chẳng thấy đâu mà hại đã đến mức không thể cứu vãn nổi ! Chính đầu óc thực dụng và tự tôn của Mỹ
    đã góp phẩn tiêu diệt VNCH.Bài học 30-4-1975 này đang được những sử gia và người nghiên cứu chính
    trị VN.của Mỹ xét lại với câu hỏi tại sao Mỹ thua đậm phe Cộng sản ở VN.với những sử gia Mỹ thuộc thế hệ
    trẻ hơn như Mark Moyar,Edward Miller hay Sorley v.v.
    Chúng ta thua trước nhất ở mặt trận tình báo,chứ 2 nền cộng hoà miền Nam hơn hẳn VC.mọi mặt.
    Chúng đã gài gián điệp gây hoang mang nhằm mục đích làm mất lòng tin của dân đối với chính phủ vì
    một nước tồn tại là nhờ lòng dân,nên mất lòng dân là mất tất cả.VNCH.thua là vì thế !
    Dĩ nhiên,ai không độc lập mà nhờ vả người khác thì cũng phải chịu hậu qủa bị khinh thường thế thôi,huống chi đây là chính trị đầy mưu ma chước qủy.Bọn Mỹ cũng tệ hại không thua CS.nhưng nó chơi xấu hay chơi
    ác công khai giữa ban ngày,chứ không tù mù như bọn CS.Hơn nữa,chúng không chiếm đất như bọn Tàu cộng ! Chỉ hơn ở điểm đó.Thế nhưng,đó là bài học cho bất cứ nước nhược tiểu nào.
    Tóm lại,lịch sử VN.đang bị VC.xuyên tạc,biến không thành có,đổi trắng thay đen,đánh tráo nạn nhân và thủ
    phạm vì chúng đang sở hữu một lực lượng sử gia bồi bút nhằm bảo đảm sư thống trị của chúng.Đây là
    thế lực phản dân tộc hạng nặng.Chủ nghĩa CS.làm gì có chổ cho dân tộc nhưng chúng mạo danh nhân dân
    để tiếp tục lừa bịp toàn thể dân tộc VN.
    Lẽ ra,người tỵ nạn CS.như chúng ta phải có trách nhiệm góp phần điều chỉnh và thay đổi lịch sử VN.,ngõ
    hầu những thế hệ con cháu hiểu rõ cha ông chúng tại sao phải chạy khỏi nước.Thay vì làm việc cần làm
    như thế thì chúng ta quay lại chì chiết,mạt sát,chưởi bới nhau thế này thì đúng là đại họa mất dần đất đai
    và lãnh hải về tay TC.qua bọn tay sai VC.không biết lúc nào dân tộc ta mới thoát khỏi được ?

    • Timsuthat says:

      Mỹ đã can thiệp vào VN không chỉ với mục đích giúp miền Nam xây dựng dân chủ tự do (là mục đích của dân Nam) mà còn với mục đích ngăn chận làn sóng CS (mục đích của Mỹ, theo thuyết Domino).

      Theo mục đích của dân Nam, chúng ta không thấy việc can thiệp qui mô của Mỹ là cần thiết, và có khả năng rất nguy hiểm (như hai ông Diệm/Nhu đã tính). Nhưng theo mục đích của Mỹ, làm sao họ có thể đặt tin tưởng của việc bảo vệ tự do cho ĐNÁ hoàn toàn vào chính quyền và quân đội VNCH? Dân VN không thiếu tự trọng nhưng có lẽ dư tự cao, ít nhất về phương diện QS, vì lính QG thời 50s là những người đã được Pháp huấn luyện, trong khi Pháp đã mới thua trận ĐBP (mà Mỹ đã viện trợ cho Pháp vì muốn chống lại lực lượng CS của HCM, nên Mỹ đã coi đó như là một thất bại trong chiến tranh Đông Dương 1)! Pháp cũng đã bị Đức chiếm chỉ trong 6 tuần trong thế chiến 2 trước đó một thập niên! Đây chỉ là vấn đề “perception” về QĐ VNCH trước khi vào VN mà thôi và thực tế chiến trường sau này đã chứng minh những sai lầm của họ, nhưng những dữ kiện lịch sử về Pháp là dữ kiện duy nhất để họ lập kế hoạch, chiến lược QS ban đầu.

      Có thể vẫn đúng khi ta trách người Mỹ đã quá “đế quốc” (imperialistic), nhưng nếu nhìn theo góc người Mỹ trong giai đoạn đó, khi họ đã phải bước vào chính trường QT từ thế chiến 1 để cứu Âu Châu với tất cả dè dặt, ngại ngùng, rồi tới TC 2 cứu cả Âu Châu một lần nữa, phải chấm dứt chiến tranh với Nhật bằng bom NT, thì trông cậy an ninh ĐNÁ trong tay QĐ VNCH và một chính quyền mới thành lập để chống lại CSQT thì có lẽ là dại dột – đối với những người có trách nhiệm trong một cường quốc lo lắng về CNCS gây tai hại cho thế giới như phát-xít Đức Quốc Xã. Chiến tranh ở Đại Hàn cũng vừa mới là một chứng minh cho đòi hỏi của sức mạnh QS đối với xâm lăng của CSQT với tham gia của Tàu và viện trợ của Nga.

      Do đó, điều “quá tay” và đòi làm chủ cuộc chiến của Mỹ vào đầu thập niên 60s đó là rất đau lòng, nhưng hiểu được (nó không điên, không mất hết nhân bản như CNCS). Họ đã tin là yếu tố QS sẽ mang đến deterrence hoặc chiến thắng, và đánh giá thấp cuộc chiến chính trị ở VN (mà đó mới thực sự là “tất cả”). Họ chưa biết giới hạn của sức mạnh QS lúc đó.

      Nhưng qua các biến cố thay đổi ở VN cũng như QT, Mỹ đã nhận ra rằng họ không thực sự cần thắng ở VN. Sự thay đổi viễn quang về chính trị lại một lần nữa gây xung khắc với chính phủ Thiệu và đương nhiên đã khiến gây ra lời qua tiếng lại. Tôi không nghĩ tướng lãnh Mỹ coi thường VNCH (một số đã là bạn thân với các sĩ quan VNCH); nhưng ở vấn đề chính trị, để những nhận xét tự tôn hay tự ti lên trên bài toán cho con đường có lợi hơn cho QG họ là một điều ngu xuẩn – cho nên tuy “upset” nhưng ta vẫn có thể hiểu về những đối chọi như đã xảy ra. Một người mất đi các tư cách, đạo đức bình thường vì áp lực công việc thì cũng không có gì lạ lắm, dù trong một xã hội văn minh, nhất là trong chức vị TT Mỹ với quyền lực và áp lực đặc biệt của nó, bất kể với ý tốt hay xấu.

  5. vnch says:

    Vào ngay đây mà đọc cho biết rõ ràng.

    The Pentagon Papers từ thời đại Kennedy cho tới Nixon:

    http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/

    • Lưu Vong cờ vàng - says:

      Trong Tài Liệu của Viện lưu trữ đó , tại sao Kennedy lại chửi VNCH : ” SONS OF A BITCHS …” ?

  6. Timsuthat says:

    Bất cứ tài liệu nào cũng phải cần tỉnh táo để nhận định cho đúng, kể cả các tài liệu mật của CIA mà trong hệ thống dân chủ minh bạch của Mỹ được coi là đáng tin cậy. Nhưng không vì thế mà nó chính xác 100% và những ý kiến vì thế mà có giá trị tuyệt đối.

    Tuy nhiều dữ kiện tôi tin là chính xác, ít nhất những tài liệu này có vấn đề đáng phải nghĩ lại về nguồn tin (source) và giải thích (interpretation) của nhân sự trong những công việc này (a spy or otherwise). Vì một trong những vấn đề khó khăn mà người Âu Mỹ có ở Á Châu là ngôn ngữ và văn hóa; đây là yếu tố rất lớn đưa đến thất bại cho các chính sách của Mỹ ở VN mà họ đã coi thường, do tin cậy quá mức vào khả năng QS của họ (như đã thắng ở hai trận chiến Nhật và Đại Hàn).

    Trong bài này, tôi có nhiều nghi ngờ nhất các dữ kiện về sự sứt mẻ, chia rẽ giữa 3 anh em nhà Ngô. Nếu ai đã có dịp hiểu về gia đình Ngô này nhiều hơn (nhất là có liên hệ gần trong gia tộc), thì sẽ không cho các mẩu tin này kí lô gì cả!!!

    Theo tôi nghĩ dựa trên nhiều tài liệu đã đọc được, người đưa tin và giải thích đã bị đánh lạc hướng và hiểu lầm về sự việc do chính mưu lược của ông Nhu để phá hoại khả năng tình báo của Mỹ – điều mà ông biết không tránh khỏi nhưng phải giảm hiệu hóa càng nhiều càng tốt để giữ được tự trị, độc lập cho VN. Sự “bất hòa” giữa ông Nhu và Cẩn, nếu có, thì cũng chỉ ở tầm mức về những vấn đề không quan trọng và được thổi phồng ở những vấn đề lớn để “frustrate” tình báo Mỹ. Với ông Diệm, ông Nhu chấp nhận những khác biệt để “qua sông” rồi sẽ giải quyết sau, nhưng trung thành vẫn là tư cách và tâm niệm của ông.

    Ai có dịp đọc qua “Chính Đề Việt Nam” của ông Nhu sẽ hiểu ông Nhu biết những cái nguy của sự giúp đỡ của Mỹ (cũng như giúp đỡ miền Bắc của Tàu), và ông chỉ muốn dùng viện trợ để cải tiến, phát triển VN theo ý dân VN – nghĩa là dân chủ và Tây hóa theo dân VN hiểu và quyết định, không bị ai dắt đi theo điều kiện họ muốn. Mặt khác ông Nhu đã có ý muốn phe CS và HCM hãy làm tương tự đối với khối CS – tránh nội chiến hại dân hại nước – và sẽ giải quyết vấn đề thống nhất sau khi hai bên đã tự đứng vững được. Nhưng trước mặt, ông phải đối phó với nhà bảo trợ “khó tin cậy” Mỹ này, và lực lượng CS nằm vùng ở trong Nam quấy phá.

    Chính vì ông Nhu đã khá thành công trong cả hai vấn đề, và cách làm bí mật qua vai trò và chức vụ của hai anh em (không minh bạch theo như cách cấu trúc và luật của chính quyền Mỹ) đã trở nên target của phe CS nằm vùng và nhóm chính gia miền Nam không được trọng dụng cũng như các policy maker của Mỹ: chống độc tài, gia đình trị! Người Mỹ thường tự hào với chính thể dân chủ của họ, nhưng ở các nước họ có quân đội trấn đóng, họ thực tế hơn (realpolitik!): nếu độc tài ở nội vụ thì vẫn có thể tạm dung, nhưng không thể đi ngược ý họ trong chính sách toàn cầu – nhất là khi họ bỏ tiền ra!

    Ông Nhu quả là cái gai rất lớn cho họ trong vấn đề này, và vì ông Nhu quá nghi ngờ/quá cứng với chính sách đưa quân vào VN mà họ đã muốn ông Diệm phải bỏ ông Nhu. Khi không được thỏa mãn, Mỹ đã vì thế hậu thuẫn việc lật đổ!

    Tôi xin góp một ý ở đây mà hình như chưa ai nói tới bao giờ trong việc “tính lầm” của Mỹ ở VN. Đó là sự đe dọa của chiến tranh từ khối CS (nhất là nguyên tử) cho Mỹ trong thời gian đầu 60s là rất cao. Nếu đi ngược lại thời gian thì thấy:

    - năm 1964, Tàu đã thành công chế tạo bom nguyên tử mà chắc chắn trước đó, các tình báo của Mỹ đã theo dõi rất kỹ chương trình này
    - tháng 10 năm 1962 là khi vụ Cuban missile xảy ra, khiến Nga/Mỹ xuýt lâm vào thế chiến nguyên tử; cả 100 hỏa tiễn nguyên tử của Nga vẫn còn để lại Cuba sau khi khủng hoảng chính thức chấm dứt; Nga phải thuyết phục Castro để đến tháng 12 mới lấy về được.
    - vào năm 55, một khoa học gia tiên phong ngành hỏa tiễn/phi thuyền ở Mỹ gốc Tàu (http://en.wikipedia.org/wiki/Qian_Xuesen) đã về lại TQ vì bị nghi ngờ là CS, và đã trở thành cha đẻ của chương trình hỏa tiễn ở TQ. Đây là một vụ tiêu biểu khá nổi tiếng và còn những sự kiện khác nữa.

    Song song việc đối phó với Nga và Cuba, việc đối phó với Tàu và VN ở ĐNÁ trong giai đoạn đó không phải là việc không đáng quan tâm. Tuy ngoài mặt, Tàu chưa là đối thủ về nguyên tử, nhưng coi thường vấn đề xâm lăng chiếm ĐNÁ có những hệ lụy nguy hiểm không kém (Nam Hàn, Nhật, Đài Loan sẽ bị “vulnerable”). Do đó, giúp VNCH thành tiền đồn cho khối tự do là có lý, nhưng Mỹ đã tính lầm vì đánh giá thấp cá biệt văn hóa và chính trị ở VN (không hẳn giống Tàu dù là Á Châu) và nhất là cao điểm của việc chống thực dân, đòi tự trị của dân Việt.

    • Dao Cong Khai says:

      Tôi thấy tài liệu của Mỹ nói rằng có sự chia rẽ giữa 3 anh em TT Diệm thiếu logic. Tôi được biết, vào phút chót ông Nhu tính chuyện đi trốn một mình, không muốn quan hệ hay nói chuyện với phe đảo chánh. Nhưng ông Diệm đã cản ông Nhu, nói rằng anh em thì đi đâu cũng phải có nhau, ý là muốn bảo vệ ông Nhu.

      Nếu như họ có sự chia rẽ thì chắc chắn lúc đó ông Nhu sẽ tự đi trốn một mình và không theo ông Diệm để gặp nhóm đảo chánh ở nhà thờ cha Tam nữa, và có lẽ ông ta đã không bị chết.

      • Hồng Lĩnh says:

        Chính trị gia Mỹ năm 1960 không hiểu người VN
        Chính trị gia Mỹ năm 2012 cũng không hiểu người VN.
        Chính trị gia Mỹ suy nghĩ và làm việc theo cách của họ.

        Chính trị gia Việt năm 1960 không hiểu người Mỹ
        Người Việt năm 2012 cũng không hiểu người Mỹ
        Chính trị gia Việt suy nghĩ và làm theo cách của mình.

        Người dân Việt đau khổ .

Leave a Reply to May Vu