WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời thề ở Oakland

(Viết tặng thẩm phán Phan Quang Tuệ )

Đi Oakland làm gì?

Thứ tư vừa qua tôi lục đục dậy sớm. Đây không phải là thói quen vì mình chuyên viết lách về khuya. Nhà tôi hỏi đi hỏi lại “Ông đi Oakland làm gì?”

Quả thực mấy năm nay không qua cái thành phố hàng xóm của San Francisco. Dù sáng nào cũng gặp Oakland trên TV. Chẳng ngày nào là không bắn giết. Nhưng hôm nay phải đi. Chuyện quan trọng lắm. Tôi sẽ chứng kiến hàng ngàn tân công dân tuyên thệ.

Oakland Paramount Theater

Không phải là ngồi chủ tọa. Chỉ ngồi coi mà thôi.

Nghe nói vậy nhà tôi rất lo ngại. Tưởng như 40 năm trước có người chiến binh ra miền hỏa tuyến. Thực ra việc lo ngại duy nhất chỉ là chuyện kẹt xe.

Thời gian gần đây vịnh Cựu Kim Sơn tổ chức tuyên thệ tập thể cho người nhập tịch tại rạp hát Paramount bên Oakland. Xin chớ coi thường. Paramount Theatre được xây cất năm 1931. Lúc đó tôi và nhiều vị chưa ra đời. Nổi danh là một hý viện hạng nhất ở vùng Vịnh. Tổng cộng 3040 chỗ ngồi. Dưới nhà 1756 chỗ và trên tầng lầu 1284 chỗ.

Trang trí rất La Mã. Nét vàng son vẫn còn cho đến nay. MC cho biết kỳ này có 1101 tân công dân đến từ 121 quốc gia sẽ tuyên thề trung thành và phục vụ cho nước Mỹ. Ông MC của sở di trú Hoa Kỳ cũng là tay ăn nói có duyên và biểu diễn chào mừng khách hang bằng nhiều thứ tiếng. Khách Tàu nhiều nhất, rồi đến Mễ, các quốc gia Âu Châu, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Khách Việt Nam ngày xưa khá nhiều, bây giờ chỉ còn rất ít.

Sau màn chiếu phim, nói qua về việc xin thông hành và bầu cử là đến phần lễ ghi chính thức.

Trên bàn chủ tọa.

Bục thuyết trình ở giữa sân khấu, 2 bàn dài 2 bên. Mỗi bên ngồi 3 người. Các viên chức của sở di trú và có một khách thuyết trình chính là ông thẩm phán Phan Quang Tuệ. Năm trước tôi có nghe tin ông thẩm phán gốc Việt là người chủ tọa một buổi tuyên thệ, rồi ông lên phiên nhiều lần vào dịp Tết. Nhưng lần này ông đóng vai diễn giả chính (Keynote Speaker). Đồng thời là thẩm phán đại diện bộ tư pháp trong buổi lễ. Mấy vị  quan khách cùng ngồi trên bàn chủ tọa thuộc bộ nội an. (Homeland Security) Phía dưới là hơn 1000 người đủ các thành phần và sắc tộc. Trên lầu cũng có hơn 1000 thân nhân.

Paramount Theater, Oakland

Đây có lẽ là thành phần khán giả trang nghiêm và kỷ luật nhất. Tuyệt đối im lặng. Không có chuyện trò riêng tư. MC bảo vỗ tay là vỗ tay. Giơ tay ra hiệu là chấm dứt ngay. Không có những vẻ mặt buồn rầu và dù chờ khá lâu nhưng dứt khoát không ai buồn ngủ. Giấc mơ Mỹ quốc trong tầm tay. Trở thành dân Mỹ, hy sinh cho tổ quốc mới chưa thấy đâu. Tự do, dân chủ là ý nghĩa tinh thần, nhưng phúc lợi trợ cấp an sinh và mở hồ sơ đoàn tụ là điều đã thấy rõ trước mắt.

Và giờ phút nghiêm trọng sắp đến. Dù chờ đợi lâu nhưng số người ra vào đi vệ sinh rất ít. Nếu vạn nhất phải đi thì được phát một lá cờ Mỹ nhỏ để thay vé chứng nhận lúc trở vào.

Lễ nghi khai mạc.

Bà ca sĩ Hoa Kỳ duyên dáng lên hát quốc ca. Bà cũng lại là nhân viên của sở di trú.

Bài “Oh say can you see … quen thuộc được cất tiếng. Bài quốc ca Hoa Kỳ này viết những lời ca ngợi lá cờ Mỹ. Xem ra quốc ca và quốc kỳ của đất nước này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Lời cuối của bài ca xác định đây là đất của tự do và đây là quê hương của những con người can đảm.

Và hôm nay tại Oakland có thêm hơn một ngàn người Hoa Kỳ tự do và can đảm.Tiếp đến là lời tuyên hứa dưới cờ.

Sau cùng mới là lời tuyên thệ để trở thành công dân. Cử tọa chỉ cần nghe đọc một đoạn dài về bổn phận công dân trong đó bao gồm cả việc đứng lên cầm súng bảo vệ quê hương mới. Sau cùng tất cả mọi người cùng nói “I do” Tôi xin thề.

Trong khoảnh khắc bạn đã trở thành người Mỹ.

Từ anh phút đó sang anh phút này. Anh Mễ chui rào hết sợ cảnh sát.

Khách thuyết trình.

Một ngàn một trăm lẻ một ông bà tân công dân Hoa kỳ bây giờ gốc gác từ 121 quốc gia ngồi nghiêm trang nghe ông diễn giả đại diện chính phủ là  người gốc Việt vốn cũng là công dân Mỹ từ năm 1980.

Bằng thứ tiếng Anh còn âm hưởng Á Châu, nhưng chậm rãi, khúc chiết và rõ ràng, ông tòa Tuệ kể về cuôc hành trình vào bến tự do. Rồi những bước đi từ một di dân hai bàn tay trắng lên đến địa vị ngày nay.

Ông gọi cử tọa là các bạn công dân Hoa kỳ thân mến. Lời mở đầu dễ chịu có vẻ làm hội trưởng vừa lòng.

Ông thẩm phán kể chuyện mình để thiên hạ thông cảm và có thể yên tâm mà bước vào cái xã hội mênh mông với nhịp sống dồn dập của Mỹ quốc. Cũng để cho cử tọa thêm thông cảm, ông giới thiệu cô con dâu gốc Phi, dù cư ngụ tại Hoa kỳ mấy chục năm cũng mới tuyên thệ công dân Mỹ ngày hôm nay. Gia đình ông đến Mỹ 1975 đã trải qua nhiều năm làm đủ mọi nghề kể cả bỏ báo và rửa chén. Rồi ông quyết tâm đi học để trở lại ngành luật từ Việt Nam. Trải qua 10 năm trong ngành tư pháp, sau cùng ông được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán tòa di trú từ tháng 3-1995 cho đến nay.

Câu chuyện của vị khách thuyết trình dành cho ngày tuyên thệ có vẻ đã làm cử tọa xúc động. Ông kể lại lúc đi qua cầu Golden Gate 37 năm về trước mà nghĩ đến giấc mơ Mỹ quốc ngày hôm nay.

Sau cùng ông tòa di trú liên bang Phan Quang Tuệ nói rằng, ông nhân danh một người Mỹ dang tay chào đón quý vị vào Hoa Kỳ, đất nước quê hương mới của quý vị. Lần này không cần ông MC phải chỉ dẫn, mọi người đều vỗ tay tán thưởng.

Họ có thể vỗ tay khen ngợi diễn giả mà cũng có thể là vỗ tay mừng cho thân phận của chính mình.

Phan Quang Tuệ, ông là ai ?

Ông Tuệ được bộ trưởng tư pháp Hoa kỳ bổ nhiệm làm thẩm phán tòa di trú năm 1995 và ông là người có thâm niên thứ hai tại tòa San Francsico. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 260 thẩm phán di trú.

Thiếu Úy Nha Quân Pháp 1969

Nguồn gốc họ Phan từ thời ông nội là bác sĩ Phan Huy Thịnh ở Hà Đông. Nhưng cha ông là bác sĩ Phan Quang Đán lại sinh quán tại Nghệ An. Khi bác sĩ Đán làm Phó thủ tướng của đệ nhị Cộng Hòa thì có 2 con trai trong quân đội. Con trai cả là Phan Quang Tuệ, Thủ Đức khóa 2/68, cấp bậc sau cùng là trung úy quân Pháp. Sau ông biệt phái qua hành chánh làm công cán ủy viên của tối cao pháp viện. Người em kế của ông là đại úy phi công Phan Quang Tuấn mất tích trong phi vụ yểm trợ hành quân ngày 4 tháng 6-1971 trên không phận Cam Lộ, Đông Hà. Thuở nhỏ ông theo học trung học chương trình Pháp rồi tốt nghiệp trường luật trước khi bị động viên năm 68 nên được tuyển dụng vào làm bên quân Pháp.

Khi di tản qua Hoa kỳ 1975, ông Tuệ đã trải qua hầu hết những công việc hết sức vất vả để lo cho gia đình trong những bước đầu. Tuy không phải là giới cao niên, nhưng ông cũng không còn trẻ trung và độc thân để theo đuổi việc học lại từ đầu. Ông khởi sự vừa đi làm vừa đi học từ 1980 để hoàn tất chương trình luật 1985 tại đại học Drake ở Des Moines IA. Con đường đi từ trung tâm huấn luyện Quang Trung qua Thủ Đức vào lúc đất nước chìm đắm trong khói lửa Mậu Thân đã đào tạo ra cho miền Nam một viên trung úy trẻ tuổi của đầu thập niên 70. Kỷ niệm chiến trường đau thương nhất là khóc cho người em trai mất xác tại vùng trời hỏa tuyến. Máy bay của Phan Quang Tuấn cùng với phi cơ của Trần Thế Vinh lần lượt gãy cánh trên mây trời Cam Lộ.

Khi mới bước chân đến Mỹ 1975 anh chàng trung úy Thủ Đức khóa 2/68 chỉ ước mơ một cuộc sống bình dị. Nhưng nhờ hoàn cảnh đưa đẩy lại có cơ duyên trở lại ngành tư pháp tại Hoa kỳ. Khả năng, nỗ lực và cơ hội đã đưa con người ta đến một ngày được nhân danh là thẩm phán của tòa di trú San Francsico chào đón lần lượt hàng ngàn tân công dân vào nước Mỹ suốt từ năm 1995 đến nay.

Thấm thoát đã 17 năm qua, ngồi trên ghế chánh án tòa di trú, ông đã phán xét biết bao nhiêu vụ án ở cửa thiên đường Mỹ quốc. Cánh cửa này quay mặt qua Thái bình Dương. Ai vào, ai ra. Ai trước, ai sau. Ai đoàn tụ, ai chia ly. Âu Châu, Á Châu, hay Phi Châu, Nam Mỹ. Ai cũng muốn nhận nơi này làm quê hương. Ra tòa là phải thưa gửi đàng hoàng. Ngó lên ghế chánh án, lại thấy một ông tòa gốc Việt Nam, nếu ta là di dân Việt Nam, chẳng phải thấy thú vị lắm sao.

Vì vậy, tôi đi Oakland, không phải để xem người ta tuyên thệ, cũng chẳng phải để nghe ông tòa quen thuộc nói chuyện. Tôi đến để ngắm nhìn thiên hạ nghe ông tòa gốc Việt nói chuyện.

Ông trung úy Thủ Đức khóa 2/68 của tôi, nếu được tuyên dương công trạng trước quân đoàn cũng là phải phép. Kỷ niệm của chuyến di tản miền Trung còn mãi trong lòng người sĩ quan họ Phan. Cuối tháng 3-1975 ông Phan Quang Tuệ từ Saigon ra Đà nẵng và Huế để lo di tản nhân viên và tài liệu của tòa thượng thẩm Thừa Thiên.

Ông trở về Saigon ngày 27 tháng 3 thì 29 tháng 3 năm 1975 Đà Nẵng thất thủ. Thật may mắn mà người con trưởng của cụ phó thủ tướng VNCH chưa bị hy sinh. Cuộc chiến miền Hỏa tuyến đã lấy mất của ông trung úy một người em trai phi công hết sức thân yêu. Cho đến nay nhắc đến mùa hè Quảng Trị ông vẫn còn xúc động.

Từ bộ quân phục tân binh của trung tâm huấn luyện Quang Trung cho đến bộ quần áo sinh viên sỹ quan Thủ Đức và bây giờ là bộ áo quan tòa tại Cựu Kim Sơn, Hoa Kỳ, con người Phan Quang Tuệ vẫn không thay đổi. Vẫn một tác phong nghiêm túc nhưng vẫn có lúc dí dỏm tinh quái. Trong nhiệm vụ ông là người yêu nước Mỹ. Với quá trình lịch sử cuộc đời, ông là người yêu quê hương. Là thẩm phán di trú gốc Việt đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc, ông không còn là người lưu vong. Ông đã trở thành một công dân Hoa kỳ gốc Việt rất tiêu biểu để mỗi năm chào đón hàng ngàn công dân thế giới vào  nước Mỹ. Với tư cách đó, ông đã gián tiếp giúp cho công việc đấu tranh cho tự do dân chủ ở quê hương cũ rất nhiều. Làm người Việt lưu vong, sẽ ôm mãi mối sầu thiên cổ. Làm người công dân tích cực trong đất nước tự do, sẽ giúp cho dân sinh của cộng đồng và dân quyền tại quê nhà,

Rồi mai đây ông thẩm phán cũng sẽ nghỉ việc về hưu. Tôi sẽ xin ông cái áo quan tòa cũ kỹ để cho vào viện Bảo Tàng làm kỷ niệm. Kèm theo một cái bắt tay anh trung úy trẻ trung của 68 Mậu Thân ngày xưa.

Nghe nói phu nhân của quan thẩm phán dường như đang tập hát bởi vì trong văn nghệ hồi hưu sẽ có người hát bài ca hết sức thơ mộng:

Rằng xưa có gã từ quan

Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau …

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Lời thề ở Oakland”

  1. Chín tèo says:

    Khi đã trở thành công dân Hòa Kỳ rồi thì liệu 1 người có thể đấu tranh tiếp tục cho tự do dân chủ ở Vn hay không? Có hay không là tùy thuộc vào từng người, dù ở đâu hay đang là công dân nước nào nếu không quên mình là người Việt thì vẫn có thể đóng góp bàn tay đấu tranh cho nước Việt Nam tự do.
    Bài viết mang thính tham khảo hoàn toàn không có chút ý nghĩa tranh đấu nào cả.

  2. Hoang Thi Thao says:

    Hết chuyện để viết rồi hay sao mà ông V.V. Lộc lại viết 1 bài tào lào như thế này ?
    Khen ? hay muốn xỏ xiên về chuyện bà vợ ông Tuệ ca hát???
    Xin đùng làm mất thì giờ , chóan chỗ của những bài viết giá trị khác.

  3. Nguyễn Tha Hương says:

    Trích :
    ” Là thẩm phán di trú gốc Việt đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc, ông không còn là người lưu vong.”
    Lần đầu tiên tôi được nghe điều này : Người di dân nào mà làm được đến thẩm phán di trú như ông Phan quang Tuệ thì không còn là người lưu vong ! Còn những người vào quốc tịch Mỹ rồi vẫn là người lưu vong ?
    Tôi vào quốc tịch Mỹ đã 34 năm, thế mà tôi vẫn nghĩ mình là người Việt lưu vong, nhưng tôi vẫn mang ơn nước Mỹ đã cưu mang mình và nhận nước Mỹ là quê hương thứ 2 của tôi.

  4. Thiến Heo says:

    Trở thành công dân Hoa Kỳ là sự chọn lựa của một thường trú nhân di dân. Chỉ cần chấp hành luật pháp Hoa Kỳ là được. Sống 5 năm trên đất Mỹ, không phạm pháp hình sự, đóng một số tiền lệ phí gấy tờ, làm đơn xin, trong tình trạng khỏe mạnh, tỉnh táo, và trả lời thông thạo tiếng Anh khoảng 5-10 câu hỏi trong số 100 câu hỏi thường thức về lịch sử, địa lý và hành chánh công quyền của Mỹ, là coi như đậu.

    Ngày thi quốc tịch chính mỗi thẩm phán immigration judges trực tiếp đặt câu hỏi 1 người, và thẩm phán chấm điểm, 8/10 là coi như pass. Tiểu bang Cali có khoảng 60 thẩm phán di dân. Ông Tuệ thuộc thành phố San Francisco, có tất cả 16 thẩm phán. Mỗi tháng hoặc vài tháng mới có một lần phỏng vấn và cấp bằng quốc tịch Mỹ, tùy theo. Chiều hôm đó, những người đậu buổi sáng, tập họp lại một địa điểm đã được vị thẩm phán chấm đậu cho biết, để tuyên thệ và nhận bằng quốc tịch. Tùy theo, các thẩm phán của thành phố sẽ thay phiên nhau chủ tọa lễ tuyên thệ công dân.

    http://www.justice.gov/eoir/sibpages/ICadr.htm

  5. quandannambo says:

    bốc thơm lẩn nhau
    một cách
    nhạt nhẻo và vô duyên
    *
    giao chỉ vủ văn lộc

    cây viết vô vị nhất

    tôi đả từng đọc
    *
    bốc thơm kiểu này
    còn
    tệ hơn bốc thối
    *
    ông tuệ

    cảm thấy xấu hổ không*

  6. Khinh Binh says:

    Việc ông thẩm phán đọc diễn văn trong buổi lễ tuyên thệ nhập tịch thì cũng thường thôi, chả có gì cần lên báo, có lẽ do tác giả Giao Chỉ cảm mến. Thôi cũng được! Riêng cá nhân ông Tuệ thì nên nhìn ở khía cạnh khác đối với cộng đồng. Nhiều bài viết rất ba rọi.

    Cũng nhắc thêm chi tiếc nhỏ này. Trích:” Thuở nhỏ ông theo học trung học chương trình Pháp rồi tốt nghiệp trường luật trước khi bị động viên năm 68 nên được tuyển dụng vào làm bên quân Pháp.”

    Không biết do lỗi thằng đánh máy hay tại ông tác giả dốt mà lặp đi lặp lại chữ “quân Pháp” ! Viết “quân Pháp” như thế dễ gây hiểu lầm là làm việc cho Tây!

  7. Vu Trung says:

    Bài viết thú vị, và informational về 1 ông quan toà gốc Việt. Nhưng t/g viết hơi gượng ép, cà kê dê ngỗng và nhiều chổ chẳng ăn nhậu gì với nhau cả :)

  8. Thiến Heo says:

    Ông đã trở thành một công dân Hoa kỳ gốc Việt rất tiêu biểu để mỗi năm chào đón hàng ngàn công dân thế giới vào nước Mỹ. Với tư cách đó, ông đã gián tiếp giúp cho công việc đấu tranh cho tự do dân chủ ở quê hương cũ rất nhiều. (GC)

    Tôi không hiểu ông tác giả viết gì. Hàng ngàn ngừơi đủ mọi sắc dân trở thành công dân Hoa Kỳ thì có hiệu quả gì tới công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở VN? Bằng cách nào? Trong hàng ngàn người đó thì có bao nhiêu người là gốc Việt, và trong những người gốc Việt đó lấy gì bảo đảm là 100% họ sẽ đấu tranh cho VN dân chủ? Chưa kể, trong số họ biết đâu sau nầy sẽ có người trở về lại làm “Việt Kiều yêu nước VN/XHCN” thì sao?

    Thưa ông tác giả, theo tôi hiểu, trở thành công dân một quốc gia thì mình PHẢI có nghĩa vụ công dân với chính quốc gia đó trước. Nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ trung thành, bảo vệ, nghĩa vụ chấp hành luật pháp. Đó là nghĩa vụ, vừa có tính đạo đức vừa bị bó buộc bởi pháp luật.

    Tuy nhiên, bởi vì Hoa Kỳ là nước tự do dân chủ và văn minh. Chính Phủ Mỹ khuyến khích dân chúng của mình đóng góp vào tự do dân chủ và nhân quyền thế giới nói chung. Không riêng gì VN. Một người Mỹ, họ có quyền đi đến khắp nơi trên thế giới để giúp đở dân chúng ở đó trong các công tác thiện nguyện, nhân đạo, giáo dục, văn hóa v.v…

    Tóm tắt,
    Là công dân Mỹ, theo bài viết này, thì chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước Hoa Kỳ trước hết. Ngoài ra, nếu bạn có ý hành động giúp đở dân VN gì đó thì tốt, chính phủ Mỹ không cấm. Nếu không, bạn vẫn còn là 1 công dân Mỹ lương thiện. Thế thôi. Đó chính là nội dung lời thề trung thành với nước Mỹ, trong ngày trở thành công dân của di dân.

Leave a Reply to Thiến Heo