WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

14 ngày trước bầu cử TT: Gặp nhau ở Florida

Ảnh www.nation.com.pk

“Chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra tối hôm nay”, phân tích gia Frank Luntz trả lời câu hỏi do đài truyền hình CBS đặt ra. “Tôi không rõ cử tri sẽ quyết định như thế nào, liệu họ xem vấn đề kinh tế là quan trọng, hay họ sẽ bỏ phiếu vì muốn cắt giảm ngân sách. Tôi cũng không biết cử tri coi vấn đề an ninh quốc gia có quan trọng không, nếu có, quan trọng như thế nào và tại sao họ lại nghĩ đến chuyện đó”.

Câu trả lời của ông Frank Luntz chính là điều đang được nói tới ở Florida, tiểu bang mệnh danh “nắng ấm” của miền Nam nước Mỹ. Chỉ vài giờ nữa hai ông Barack Obama và Mitt Romney sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận cuối cùng, và đúng 14 ngày sau đó, cử tri Hoa Kỳ sẽ bước vào phòng phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia.

Không chỉ “cuộc tranh luận sẽ rất căng thẳng” mà ngay chính cuộc bầu cử tổng thống năm nay “cũng gây cấn hơn bao giờ hết”, theo lời anh Zach, một sinh viên đang theo học bậc tiến sĩ của trường Lynn University, nơi 2 ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa sẽ xuất hiện để trả lời những câu hỏi liên quan đến chính sách đối ngoại mà họ sẽ áp dụng trong 4 năm sắp tới. “Tôi nghĩ cuộc tranh luận này sôi nổi vì chính sách của 2 ông Obama và Romney hoàn toàn khác nhau, đồng thời cả 2 ông sẽ dùng những phút cuối cùng để kêu gọi cử tri bỏ phiếu ủng hộ họ. Hai ông sẽ nói gì, sẽ đưa ra những lý do như thế nào để trình bày với cừ tri là điều mọi người đang trông chờ”.

Chẳng phải chỉ người dân mà tất cả các nhà báo có mặt tại Boca Raton đều tin cuộc tranh luận tối nay sẽ sôi nổi không kém gì cuộc tranh luận thứ nhì diễn ra hồi tuần trước tại Đại Học Hofstra, New York. Nhà báo Marco Hernandez của đài truyền hình Telemundo bảo dù cuộc tranh luận diễn ra “trong lúc nước Mỹ đang xem trận football tối thứ Hai và những người thích baseball nóng lòng muốn biết giữa San Francisco Giants và St. Louis Cardinals hội vào sẽ vào chúng kết, nhưng chắc chắn mọi người vẫn nóng lòng muốn biết chuyện gì xảy ra tối hôm nay.” Ngưng một vài giây đồng hồ, anh bạn gốc El Salvador bảo thêm “mọi người đều muốn biết ai thắng, ai thua sau buổi tranh luận cuối cùng”.

Thắng thua cũng là điều nhà báo truyền hình Vladimir Bobetic của đài Aljazeera bảo với bạn bè trong lúc đang xếp hàng chờ ăn trưa. “Hiệp đầu ông Romney thắng lớn, đến hiệp nhì ông Obama gỡ huề cũng chẳng khó khăn, mọi quyết định đều nằm ở hiệp cuối cùng tối hôm nay”. Chiến thắng của ông Dân Chủ hay ông Cộng Hòa “sẽ cho người Mỹ biết ai là người xứng đáng để trao chiếc chìa khóa mở cửa Phòng Bầu Dục”.

Liệu điều đó có xảy ra tối nay hay không? “Không chắc đã như thế” nhà báo trẻ tuổi Ben Wolword của tờ SunSentinel ngay tại tiểu bang Florida góp ý. “Ở Florida, ông Romney đang dẫn trước 2% so với số phiếu ông Obama có được, nhưng chưa đủ để đảm bào chiến thắng. Ở các tiểu bang khác như Ohio, Iowa, Colorado hoặc Nevada, có cuộc thăm dò bảo ông Romney đang thua, cũng có cuộc thăm dò nói ông Romney đang thắng, thành ra, có lẽ 2 ông bằng nhau. Quyết định cuối cùng vẫn là quyết định sẽ được công bố vào tối thứ Ba mùng 6 tháng 11, sau khi tất cả các phòng phiếu đóng cửa”. Từ bây giờ cho đến ngày đó, “chưa ai biết câu chuyện sẽ như thế nào”, anh Wolword nói tiếp.

Hình như điều anh nói cũng là điều báo chí Hoa Kỳ nói đến trong số báo xuất bản sáng nay, và được những đài truyền hình cũng như những đài phát thanh Florida nhắc lại trong bản tin buổi tối, trước giờ cuộc tranh luận bắt đầu. Đại để những bản tin này có điểm giống nhau: vẫn chưa có kẻ thắng người bại, vẫn chưa biết ông Obama được cử tri tín nhiệm ở lại thêm 4 năm nữa hay người được chọn sẽ là ông Cựu Thống Đốc Romney của tiểu bang Massachusetts.

Chính chuyện phân vân -hay đúng hơn nên chọn ai vào ngày mùng 6 tháng 11 sắp tới- cũng là đề tại tạo nên cuộc tranh cãi khá sôi nổi của những người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Ft. Lauderdale, thành phố nằm sát nơi 2 ứng viên tổng thống gặp nhau trong cuộc tranh luận cuối cùng. Trong bữa cơm khoảng hơn chục người tham dự, một anh bạn tên Nghĩa bảo “ông Obama hay ông Romney thì cũng vậy thôi, nhưng ông Obama đã có kinh nghiệm 4 năm, không phải học bài nữa, còn ông Romney có lên thì cũng phải mất 4 năm mới học được bài”. Nghe đến đây, một anh bạn khác tên Chương nhất định không đồng ý, bảo “ông Obama mà ở lại nữa thì chết, ông ấy tiêu nhiều tiền quá, nợ nhiều quá, mai mốt con cháu mình trả đến chừng nào mới hết?”. Cãi qua cãi lại mất hơn nửa giờ đồng hồ, cả bọn mới đi đến kết luận chung: vẫn chưa biết ai sẽ là người lãnh đạo nước Mỹ, và “chưa chắc cuộc tranh luận tối thứ Hai đã đem lại câu trả lời”, theo ông chủ nhà tên Liêm.

Như vậy, vẫn chưa có kẻ thắng người bại chứ gì? “Trường của chúng tôi là trường chắc chắn thắng”, anh sinh viên tên Zach cười thật to. “Đại học Lynn là một trường nhỏ, chỉ có hơn 3,000 sinh viên. Tối hôm nay, cả thế giới đều biết đến trường của chúng tôi. Không biết giữa 2 ông Obama và Romney ai sẽ thắng cuộc tranh luận, nhưng chắc chắn thành công lớn nhất là trường của chúng tôi”.

© Nguyễn Khanh

© Đàn Chim Việt

 

 

Tags:

3 Phản hồi cho “14 ngày trước bầu cử TT: Gặp nhau ở Florida”

  1. Phan Anh says:

    Cám ơn bạn Thai Le đã thêm ý kiến khách quan về chính quyền Obama.
    Để tôi xin đưa dẫn chứng của bản thân về chương trình y tế cũ để chứng minh là người nghèo không phải trả tiền biện viện. Cách đây mười mấy năm, em tôi bị ho ra máu. Thế là tôi đưa em tôi đi bệnh viện. Trong lúc sắp hàng thì em tôi lại ho nhiều và có máu dính lên khăn tay. Thế là nhân viên y tế lập tức đưa em tôi vào trong khám và giữ lại chữa cho hết bệnh trên phòng biệt lập có y tá túc trực 24/24. Sau 3 tháng em tôi được chữa khỏi bệnh và không phải trả bất cứ chi phí (gần trăm ngàn đô la) nào vì không có income. Họ còn cho y tá đến nhà mỗi tuần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của em tôi. Khoảng 7 năm trước, tôi và gia đình bị tai nạn xe trên xa lộ. Bốn người chúng tôi được đưa vào bệnh viện để được cấp cứu và sau vài ngày họ hỏi có bảo hiểm thì họ tính tiền bệnh viện còn không có thì chính phủ trả. Một điều cần nêu lên là trong khoảng thời gian lưu trong biện viện, tôi thấy có nhiều người da đen khai bệnh giả để xin thuốc. Bằng chứng là họ chỉ cho tôi cách xin các thuốc chống đau không cần giấy bác sĩ. Kết quà là hệ thống sức khỏe của Mỹ cho thấy cũng tốt rồi. Nếu quí vị đem Mỹ so sánh với các nước khác thì thấy thế nào? Bệnh viện lúc nào cũng quá đông người. Phải chờ lâu, phục vụ không tốt, hệ thống quan liêu nãy sinh ra bệnh nhân phải đúc lót cho nhân viên bệnh viện để được quan tâm hơn và vân và vân.
    Thử hỏi Obamacare sẽ làm gì tốt hơn hay sẽ tạo ra một hệ thống quan liêu mới với nhiều cách hành hạ dân tinh vi hơn. Tại sao Obamacare lại bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm. Nếu không mua thì sẽ bị phạt. Thử hỏi các bạn thử nhìn chung quanh bạn bè và người thân của mình ở độ tuổi từ 26 đến 50 xem có mấy ai bị bệnh thường hay đi khám bác sĩ không?. Hay nếu có bệnh thì sẽ tìm mua thuốc tylenol hay trụ sinh để chữa cho qua cơn. Trừ khi gặp trường hợp nặng quá thì phải đi bác sĩ thôi. Whoa! tôi dám chắc là các hảng bảo hiểm sức khỏe sẽ tha hồ hốt tiền của dân ở độ tuổi này.
    Quí vị nên nhớ nước Mỹ là một nước đề cao sự TỰ DO và tôi và nhiều người Việt tị nạn không muốn thấy nước Mỹ dần dần trở thành các nước độc tài giống như nước cộng sản Bắc hàn. Good luck!

  2. Bạn nói chuyện trên trời chứ không phải là ở Mỹ. Hiện nay tỷ lệ người thất nghiệp ở Mỹ là 7,6 % vậy có nghĩa là có hàng mấy triệu người thất nghiệp vậy không có bảo hiểm y tế thì họ sẽ ra sao? Chuyện của bạn rồi cũng sẽ kết thúc giống những người này thôi, chỉ có điều khi còn đang có việc làm thì to mồn vậy nhưng gặp cảnh này thì nhớ đời luôn.
    Còn chuyện một số người lười không làm thì đâu phải là số của 7,6 % kia như bạn nói?
    Còn Bush là kẻ ra sao bạn thừa biết gây chiến tranh khắp nơi biết bao dân thường I-rắc và lính Mỹ chết,làm khánh kiệt kinh tế Mỹ đến nay OBama vực vẫn không lại mà bạn lại ca ngợi như kẻ anh hùng. Vợ chông nó phải vào tù mới đúng.
    Bạn đọc đọc qua đây thấy bạn là ai rồi. Vàng thau lẫn lộn, ham chém giết và sát lạnh hơi máu đã toát ra từ những lời miệng của bạn rồi.

  3. thai le says:

    -Chưa có 1 người nào trên nước Mỹ nào bị bệnh viện từ chối cho dù không có 1 loại bảo hiểm nào,luật bảo hiểm y tế có thành công sẽ nâng số người làm biếng nhiều hơn,đặc biệt dân da đen, những người thích đi làm bất mãn và không bao giờ tin kinh tế sẽ khá hơn
    -Giết Bin Laden không có nghĩa nước Mỹ và thế giới sẽ bình yên vĩnh viễn,đây thuộc chiến công của tình báo và Seal Navy, ông Obama đã quá tệ khi đích thân thông báo về cái chết của Bin Laden,việc này nhiều lắm do bộ trưởng quốc phòng là đủ,dân Mỹ hiền, nhân đạo nhưng CP lại có nhiều kẻ thù.
    -Cử tri người Mỹ gốc Việt chưa đủ để quyết định ai sẽ là TT Mỹ ngay cả ở California,nếu có chăng chỉ quyết định các vị dân cử ở khu vực,nhiếu lắm thuộc ha viện như trường hợp bà Sanchez vs ông Trần Thái Văn.
    -Ai là tổng thống Mỹ trong giai đoạn này cũng vậy thôi,họ không thể đi ngược lại chính sách của chiến lược toàn cầu,những người mong muốn nền kinh tế Mỹ tốt hơn sẽ chọn ông Romney,gần 4 năm làm TT Mỹ,ông Obama chỉ giỏi về hùng biện,có thể vận dụng về ngoại giao,nếu tái đắc cử lần này,Obama khẳng định tham vọng của 1 người da màu,hàng triệu cử tri đã từng ngưỡng mộ ông nay đã vỡ mộng,bà Michelle Obama nên học ở bà Laura Bush thế nào là đệ nhất phu nhân,đừng chơi nổi,màu mè quá,hãy an phận phía sau nguyên thủ 1 cường quốc.

Phản hồi