Hứa xong rồi lại nuốt lời như chơi
Cuộc họp ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 (khóa XI) vừa qua đã xem xét và quyết định một loạt vấn đề về đường lối, chính sách của nhà nước như: Vấn đề sở hữu ruộng đất, luật đất đai, đường lối chính sách giáo dục, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế quốc doanh, đồng thời kết luận về cuộc phê bình và tự phê bình của từng người trong bộ chính trị, trong đó có những người giữ những vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ.
Rõ ràng cuộc họp trên đã bao biện, lấn át quyền của các cơ quan dân cử một cách rất thô bạo, xâm phạm quyền lực hiến định của Quốc hội, của Viện kiểm sát tối cao và của Tòa án nhân dân tối cao.
Quốc hội có quyền phủ nhận và hủy bỏ những văn kiện vi hiến như thế, nhân danh cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Để hiểu rõ tình hình, đầu đuôi câu chuyện, dưới đây là trích nguyên văn một đoạn trong Nghị quyết của Đại hội đảng CS khóa VII (cuối năm 1991), hiện còn lưu rõ ràng trên mạng Văn kiện Đại hội đảng:
· -VI- Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng
…Trong 5 năm tới cần giải quyết tốt những vấn đề quan trọng và bức xúc sau đây:
1. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
-Sự lãnh đạo, vai trò tiên phong chính trị của Đảng thể hiện trước hết ở việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược, định hướng cho hoạt động của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng tập trung sức lực vào việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để đề ra các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn. Đảng thu hút, tập trung trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; khuyến khích mọi người phát huy sáng kiến, suy nghĩ độc lập, tích cực tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng. Đảng đề ra đường lối, chính sách cán bộ, chăm lo đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, giới thiệu cán bộ với cơ quan nhà nước để bố trí và sử dụng theo cơ chế dân chủ. Đảng tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Đảng.
-Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể.
-Theo phương hướng trên, cần xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Xây dựng và bổ sung quy chế làm việc giữa cấp uỷ đảng với cơ quan nhà nước, trước hết là giữa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. (hết đoạn trích từ Văn kiện Đại hội đảng).
· Xin bạn đọc chú ý những đoạn tôi gạch ở dưới. Có phải nghị quyết đã khẳng định rằng đảng không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước hay cơ quan quản lý hay không? rằng đảng không làm công việc quản lý Nhà nước không? rằng đảng lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng? rằng đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể hay không?
Quyết định như thế là rất đúng, vì nhân dân, cử tri không bầu ra ban chấp hành trung ương đảng, không bầu ra bộ chính trị.
Vậy thì cái việc bỏ phiếu miễn thi hành kỷ luật 14 ủy viên bộ chính trị, tha bổng cho họ trong khi chính họ lại thú nhận những sai lầm tập thể và cá nhân, những sai lầm đã gây tổn hại hàng mấy trăm nghìn tỷ đồng cho xã hội và nhân dân, biết bao tổn thất, đau khổ khác, như vậy có phải là lạm quyền, là bao biện, là vi hiến và phạm pháp hay không? Ban chấp hành trung ương đảng có được nhân dân, quốc hội ủy nhiệm làm việc đó hay không? Như vậy có phải ban chấp hành trung ương lạm quyền của Viện kiểm sát tối cao, lạm quyền của Tòa án Nhân dân tối cao, lạm quyền của Thanh tra chính phủ, lạm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dẫm lên chân của các Ủy ban pháp luật, tư pháp, kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của quốc hội hay không? Còn đâu là lời hứa đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của cơ quan Nhà nước? mà quốc hội lại là cơ quan Nhà nước cao nhất.
Đảng đã tỏ ra coi thường, khinh thường vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của quốc hội, coi quốc hội chỉ hoàn toàn là bù nhìn, không cần đếm xỉa đến. Vậy mà chủ tịch quốc hội vẫn coi như không có chuyện gì.
Ban chấp hành trung ương có quyền gì mà tha bổng một loạt tội phạm nghiêm trọng đến vậy, khi toàn xã hội tỏ ra bức xúc yêu cầu phải thực hiện pháp luật nghiêm minh, khi quốc hội bị gạt ra ngoài lề? Quốc hội hoàn toàn có quyền được biết rõ nội dung trong tập biên bản 313 trang tự phê và phê bình liên quan đến những ai là đại biểu quốc hội.
Tinh thần trên đây được ghi trong Nghị quyết Đại hội đảng khóa VII còn nguyên giá trị, chưa bao giờ bị hủy bỏ.
Tình trạng trên đây phơi bày cuộc khủng hoảng thể chế chính trị của một chế độ quá ư lạc hậu, đầy rẫy mâu thuẫn chồng chéo nhau, xa lạ với nền dân chủ, nói một đằng làm một nẻo, hứa rồi, rồi lại nuốt lời như không.
Và có một ông hay một bà nghị nào dám lên tiếng chất vấn nhóm lãnh đạo đảng CS về tình trạng phi pháp, phi lý rành rành như trên hay không?
Blog Bùi Tín (VOA)
hứa lời
rồi lại ăn lời
ba đình hà nội
khéo chơi quả lừa
trung ương
đá cá lăn dưa
tin lời bọn ấy
xin chừa tôi ra*
LỜI HƯÁ CÓ CÁNH.
Mối ngoại giao Việt-Trung trong hiện tại khá tế nhị và phức tạp, tế nhị là chính quyền cả hai đều là ĐCS, phức tạp là không ít thì nhiều với bản sắc dân tộc đã bao thời xung đột giưả hai nước không dứt. Một Ngàn Năm đô hộ là cái hố ngăn cách, trong lịch sử giưả hai dân tộc và đất nước Việt-Trung. Hố sâu ngăn cách, mà xem ra khó có thể nào khoả lấp, phai nhạt trong lòng tất cả người dân Việt. Trên mặt ngoại giao tay bắt mặt mừng, nhưng bên trong ít nhiều vẫn không có sự đồng thuận bao giờ.
Sự sai lầm từ khởi điểm cuả ĐCSVN, khi đem mầm móng chủ thuyết Mác Lê vào Việt Nam, đồng thời sẽ phải chấp nhận dưới sự quan hệ làm một đảng đàn em cuả ĐCSTQ. Thực trạng đó ngày hôm nay cả dân tộc Việt phải mang thêm một gánh nặng khó bỏ xuống được, gánh nặng đó chính là những thành phần nội gian ngày hôm nay trong ĐCSVN, sẽ là những mối cực kỳ nguy hiểm tai hại cho đất nước và dân tộc, trong tương lai với công cuộc phục hồi toàn vẹn biển đảo Việt Nam trên Biển Đông. Một sự thanh lọc phải rất tế nhị và thận trọng với một độ chính xác cần phải có.
Phê và tự phê vưà qua, xét ra chẳng khác vì một trò hề; đã thế, còn là một việc vạch áo cho người xem lưng không hơn không kém. Khi mà sự lổi lầm là cả một hệ thống, còn cá nhân một lảnh đạo nào đó, cũng chỉ là người ở trong cái hệ thống sai hướng nầy. Con đường chọn lưạ, từ khởi điểm đã là sự sai trái không còn cách sưả chưả, cho dù có phê và tự phê đúng đắn đi chăng nưã, thì nó cũng chỉ là một sự vá viú, mong sao kéo dài thời gian ngự trị, để bòn rút vơ vét thêm trước khi tan rã hoàn toàn. Sự tranh giành quyền lực nội bộ ĐCSVN hiện tại, đã hé lộ cho thấy sẽ có một sự chuyển hoá thay đổi sắp phải diễn ra. Nói tranh giành quyền lực cho đỡ ngượng, mà thực ra là một cuộc tranh ăn mà thôi.
Những lời hưá cuả các nhà lảnh đạo trong thể chế CS khó có thể tin tưởng được, diệt tham nhũng luôn là những lời nói có cánh, mà thực trạng tham nhũng, nó vẫn luôn tồn tại và lại còn tăng nhanh, dưới thể chế độc tài toàn trị CS. Nếu Trung Quốc hiện nay có một Thủ Tướng Ôn Gia Bảo với một gia tài kếch sù, thì Việt Nam cũng phải có một Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không khác. Bởi vì khi các thể chế CS càng mở cưả kinh tế đón nhận tư bản, thì cùng lúc quyền hạn cuả Thủ Tướng sẽ theo đà phát triển đó mà tang lên theo thời gian. Bởi vì trong thể chế CS, quyền lực càng cao, nguồn lợi thu nhập từ hoa hồng lợi quả lót tay, mua quyền bán chức trong nội bộ sẽ gắn chặt với nền kinh tế phát triển. Một qui lực cũng rất dể dẫn đến sự tranh chấp mãnh liệt trong nội bộ, một chuyển hoá vẫn có cơ bùng nổ rất bất ngờ, khi mà nó được giao tiếp nhiều với môi trường tự do trên thế giới. Càng ngoại giao mở rộng, áp lực chuyển hoá từ ngoại giao ắt phải có tác động.
Những lời hưá có cánh cuả các lảnh đạo CS, nhất là trong giai đoạn phê và tự phê cuả ĐCSVN vưà qua, thực chất không đáng tin tưởng lắm. Vì thực ra, bản chất cuả những lời nói nầy cũng chỉ để TRANH ĂN với nhau không hơn không kém. Trong khi người dân trong nước, đang trong ngóng một tiếng nói, dứt khoát với kẻ cướp biển đảo Việt Nam hiện nay. Nhất là sẽ có một Hiến Pháp Mới theo kịp xu hướng thời đại, dân chủ và nhân quyền được bảo đảm tốt đẹp hơn.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” phải được hiện thực, mà không còn là lời nói suông như trước đây, đã chỉ dùng để lưà bịp người dân Việt qua bao thời kỳ.
Xin trân trọng.
Ông Bùi Tín không ngây thơ và bị mắc lừa. Sống, lớn lên và thành danh trong chế độ CSVN, chắc chắn ông Bùi Tín hiểu rất rõ cơ cấu tổ chức đãng, những thủ thuật trị dân và trấn áp của họ như ông đã từng nói đại ý những nhà nghiên cứu ngoại quốc về Việt Nam và đãng CSVN hiểu Việt-Nam qua sách vỡ, biện luận – ông hiểu CSVN qua chính cuộc đời của 1 người sống và lớn lên trong đó…
Theo sát tình hình, phản ứnh nhanh chóng, ông đưa độc gỉa đi vào những cảm giác đầy lý thú của diễn biến thời cuộc, từ sinh hoạt đảng, sinh hoạt Quốc Hội CSVN, biến chuyển kinh tế cho đến những hoạt động ngoại vi, ở hải ngoại và thậm chí là những thâm cung bí sữ của đảng CSVN… Nếu là 1 trợ thủ cho đạo diễn chính thì ông đã đóng 1 vai rất xuất sắc. Nếu là 1 nhà cách mạng phản tỉnh thì ông vẫn còn thiếu 1 câu trả lời cho 1 giải pháp toàn diện và triệt để qua 1 thái độ mà người ta phải nhìn thấy đó là “tiếp cận để chuyển hóa”.
Tôi đã chán không muốn bàn luận gì nữa về những những nhận định, giải pháp của đãng CSVN qua những “hội nghị này đến hội nghị khác”, như có 1 độc gỉa bên dưới đã phát biểu “37 năm qua đảng đã làm được gì” ngoại trừ đã làm đất nước tụt hậu (so với các nước khác trong vùng) và phá sản?
Có 1 câu chuyện tôi đọc được, có lẻ lâu lắm rồi và không còn nhớ ở đâu của đức Đại Lai Lạt Ma, xin được nói lại thay cho lời kết: đó là câu chuyên 1 người mất 1 cái chìa khóa và không cách nào tìm được trong căn phòng anh ta đã cặn kẻ lục soát rất nhiều lần… có thể nào anh ta tìm ra khi cái chìa khóa này thật ra đã nằm trong 1 căn phòng khác?
Tuyệt đại đa số trí thức VN, kể cả những người dày kinh nghiệm như ông Bùi Tín, vẫn bị mắc lừa trong trò chơi chữ của ĐCSVN : Từ ngữ “Lãnh đạo” cần được hiểu theo nghĩa Tàu và tôn ti trật tự của Tàu chứ không phải theo nghĩa “dirrigeant” của Tây : “Lãnh đạo” là người chỉ huy tối cao (Đảng) đi đầu, có toàn quyền quyết định con đường (đạo) phải đi. “Nhà nước” phải đi sau “Lãnh đạo”, chỉ được Đảng giao cho quyền quản lí (nghĩa là cầm quyền hành chính), thông qua một chính phủ do Đảng chỉ định. Quốc hội cũng vậy, phải đi sau nữa, giữ nhiệm vụ thư ký ghi chép những điều ông chủ (Đảng) muốn làm. Đi sau chót là Mặt trận Tổ Quốc chỉ có nhiệm vụ vỗ tay. Cho Đảng chỉ có nhiệm vụ “lãnh đạo xã hội” là sai lầm vì “Xã hội” đối với Đảng chả là cái gì cả mà chỉ là một tập hợp những “dân ngu cu đen”. Còn cho Đảng chỉ có quyền quản lí thì khác gì trong 1 xí nghiệp bắt ông Chủ tịch TGĐ (Président Directeur Général,PDG trở thành 1 người quản lí (gérant) và cô thư ký (QH) trở thành ông PDG !
Cũng cần hiểu “lực lượng (dưới quyền) lãnh đạo” của Đảng là Công an, Quân đội chứ không phải 3 triệu 600 ngàn đảng viên hay 175 vị Trung ủy. Vấn đề hiện giờ là, khác với ngày trước, không phải chỉ có 2 chóp bu đứng đầu 2 phái “Tổng bí thư” và “Thủ tướng” chia đồng đều nhau quyền Lãnh đạo, mà còn phái thứ 3 đang thành hình là phái “Chủ tịch nước” của chóp bu thứ Ba. Dù phái nào thắng, số phận dân VN cũng chả có gì thay đổi.
Không thấy cấu trúc một Nhà Nước nào quái dị như Nhà nước CHXHCNVN.Nhà nước là thiết chế được nhân dân ủy quyền với trách nhiệm chính là bảo quốc an dân,đâu cần một tổ chức nào để lãnh đạo nữa.Đảng chính trị chỉ là tổ chức gồm những người cùng chí hướng theo một cương lĩnh nào đó chỉ có trách nhiêm giới thiệu đảng viên của mình để dân chọn bầu vào bộ máy nhà nước nếu dân thấy tin tưởng.Như thế Nhà nước phải lớn hơn đảng.Những đảng viên trong bộ máy nhà nước phải theo cơ chế nhà nước chứ không theo cơ chế đảng.Nếu một Nhà nước yếu kém thì dân có quyền thay đổi bằng một nhà nước khác hiệu quả hơn,không dính dáng gì đảng ở đây.Đảng chính trị cũng giông như các tổ chức xã hội dân sự khác tự tạo kinh phí để hoạt động,không được đụng đến ngân sách quốc gia.Không Quốc gia nào mà đảng chính tri lĩnh lương từ ngân sách.Bỏ ngay cái kiểu tự phong chức lãnh đạo coi nó chướng quá.
Cách đây mấy hôm cộng sản việt nam diển tập chông khũng bố.đối tượng khũng bố ở đây là nhân dân khiếu kiện đông người,như vậy đã hiểu CSVN danh nghĩa khũng bố là như thế.tức là dân tập trung khiếu kiện đông đảo không còn là dân mà trở thành địch.Và ngày Hôm nay tiếp tục VN và TQ hợp tác chống tội phạm???tội phạm xuyên quốc gia thì đã có cảnh sát quốc tế,đâu có cần phải bắt tay hợp tác chuyện bình thường quá mà.tội phạm ở đây chỉ có thể là những người dân biểu tình chống trung quốc.thực tế đã rất nhiều anh em vào tù hay trù dập khi chông trung quốc.Cấm có sai
313 trang tự phê và phê bình, có thể là một văn kiện quý giá cho hậu CS, tài liệu này sẽ đóng góp thông tin cho tòa án hậu CS để xét xử những kẻ lũng đoạn kinh tế VN. Hy vọng tài liệu này không bị phá hủy
Tôi thường hay bị lên huyết áp,mổi khi nghe đảng sc hội hộp,mình biết là tụi này nói rồi chẳng có gì cả.37 năm rồi chúng nó có làm ra trò trống gì đâu.chúng nó giỏi hà hiếp bóc lủm (ngày xưa là bóc lọt) nhân dân.mẹ kiếp chúng nó