WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

9 ngày trước bầu cử: Ông Reid mất ghế chủ tịch khối đa số Thượng viện?

Harry Reid

Không biết liệu đảng Cộng Hòa có lấy thêm 4 ghế nghị sĩ để nắm khối đa số tại Thượng Viện Liên Bang hay không, nhưng chuyện đang được nói tới ở thủ đô Washington D.C. là chuyện liên quan đến ông Chủ Tịch Harry Reid. Chuyện như thế này: giả sử phía Dân Chủ vẫn giữ được đa số, có thể ông Reid sẽ mất vị thế lãnh đạo.

Chuyện này được nói tới vì một số ứng viên đang tranh chức nghị sĩ của đảng lên tiếng bày tỏ ý kiến, khéo léo cho biết họ đang phân vân không biết có nên tiếp tục giữ ông Reid trong vai trò trưởng khối đa số hay không. Lý do cũng dễ hiểu: ông Reid không phải là khuôn mặt chính trị được cử tri biết đến hay yêu mến, do đó, vai trò của ông trong cuộc tranh cử năm nay hầu như yếu hẳn, đặc biệt ở những tiểu bang các ứng viên Dân Chủ đang gặp khó khăn. Tổng Thống Barack Obama quá bận rộn với cuộc vận động tái ứng cử nên không có thì giờ xuất hiện vận động cho ứng viên cùng đảng, nhưng đến giờ không ứng viên nào nghĩ đến chuyện sẽ mời ông Reid tham gia với họ để giúp kiếm phiếu cử tri.

“Chuyện đó dễ hiểu”, nhà báo Miguel Marquez của đài CNN giải thích. “Người dân Hoa Kỳ hầu như không mấy ai hài lòng với các chính trị gia đang đại diện cho họ ở Quốc Hội Liên Bang, uy tín của ông Reid cũng không nổi bật cho lắm, do đó không mấy người nghĩ đến chuyện sẽ mời ông giúp họ vận động tranh cử”. Bằng chứng thường được giới truyền thông Hoa Kỳ nói đến mỗi khi bàn chuyện liên quan đến Quốc Hội: chưa tới 20% cử tri đồng ý với lối làm việc của các vị dân cử, riêng với ông Reid, tới 52% người được hỏi cho biết họ không thích ông.

Chính vì thế nên dù chưa rõ liệu đảng Dân Chủ có giữ vững được thế đa số ở Thượng Viện hay không, nhưng đã có một số người trong đảng đặt vấn đề về vai trò của ông Chủ Tịch trong tương lai, như bà Heidi Heitkamp đang tranh cử ở North Dakota và ông Joe Donnelly ở Indiana là những ứng viên đầu tiên lên tiếng cho hay không bằng lòng với ông Reid, kế đến là ông Richard Carmona đang hy vọng lấy được ghế nghị sĩ ở tiểu bang Arizona. Bà Heitkamp bảo “không biết liệu ông Reid có nên ra tranh cử lại chức chủ tịch khối Dân Chủ hay không”, ông Donnelly thì nói nếu đắc cử “tôi sẽ chú ý tới vi trò của người lãnh đạo ở Thượng Viện”, ông Carmona thì hứa “sẽ xem ai là người xứng đáng nhất và tôi sẽ ủng hộ người đó”.

Bất kể các ông bà bên đảng Dân Chủ nói gì, tất cả những phát biểu họ đưa ra cho thấy một điểm chung: có thể người sẽ được ủng hộ vẫn là ông Reid, nhưng cũng có khả năng khối Dân Chủ Thượng Viện sẽ có một người lãnh đạo mới.

“Đây là chuyện bình thường”, cố vấn một nghị sĩ Dân Chủ trả lời. Viên chức yêu cầu không nêu tên này bảo 2 năm trước đây, “chính bà Nancy Pelosi của Hạ Viện cũng gặp khó khăn khi ra tranh cử chức lãnh đạo khối Dân Chủ, lúc đó có tới 4 người ứng cử vì không hài long với đường lối hoạt động của bà”. Về trường hợp của ông Reid, “chưa nghe nói sẽ có người ra tranh cử đối đầu với ông” nhưng đồng thời “chẳng ngạc nhiên khi thấy điều đó xảy ra khi các vị nghị sĩ trong đảng gặp nhau vào đầu năm tới để nói chuyện chính sách chung và bầu lãnh đạo”.

Vị thế đang có vẻ lung lay của ông Reid được phía đảng Cộng Hòa vận dụng tối đa. Trong một quảng cáo tranh cử mới được tung ra, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Dan Coats của tiểu bang Indiana nói rằng “2 năm trước đây cử tri đưa tôi vào Thượng Viện với mục đích thực hiện những đề án giúp phục hồi kinh tế, tạo việc làm cho dân chúng. Tất cả những mục đích quan trọng và hữu ích đó đều không thể làm được, chỉ vì bị ông Reid ngăn cản”. Một quảng cáo vận động khác do đảng Cộng Hòa phổ biến cũng đưa ra những điều tương tự, đại ý ngày nào còn ông Ried “ngày đó vẫn còn bế tắc chính trị” vì ông Reid “chủ trương không làm việc với đảng Cộng Hòa trong những vấn đề thiết thực cho quốc gia”.

Chuyện ông Reid ở lại hay rời khỏi vai trò chủ tịch khối đa số sẽ ảnh hưởng thế nào sau ngày bầu cử tổng thống?

Phía ông Mitt Romney -và ngay cả ông ứng viên của đảng Cộng Hòa vẫn thường lên tiếng chỉ trích lối làm việc của ông Thượng Nghị Sĩ, do đó, “không ai ngạc nhiên nếu bên ông Romney mong vào Tòa Bạch Ốc mà không phải làm việc với ông Reid”, theo lời một viên chức trong ban điều hành của Văn Phòng Đảng Cộng Hòa Trung Ương. Viên chức này nói tiếp rằng “không chỉ ông Obama mà ngay chính ông Reid cũng góp một phần lớn trong chuyện đưa nước Mỹ tới tình trạng hiện giờ”, tình trạng “mọi thứ đều đang xuống dốc, chỉ có tiền vay mượn để tiêu xài phung phí là đi lên”.

Bên ông Barack Obama thì sao? Ông Tim Kaine, Chủ Tịch Điều Hành đảng Dân Chủ và là ứng viên tranh cử nghị sĩ ở tiểu bang Virginia cũng tuyên bố “không phải là lúc nói chuyện đó. Không phải là lúc nói chuyện ai sẽ lãnh đạo ở Thượng Viện khi cuộc tranh cử chưa kết thúc”. Tòa Bạch Ốc không nói gì, nhưng có lần ông phát ngôn viên Jay Carney lên tiếng bảo “Tổng Thống luôn luôn xem ông Reid là đồng minh chính trị quan trọng trong việc hoạch định chính sách quốc gia”, ông Cố Vấn Robert Gibbs thì nói “trở ngại đến từ đảng Cộng Hòa chứ chẳng phải ở đảng Dân Chủ”.

Văn phòng ông Reid từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến chuyện ghế lãnh đạo của ông có thể bị lung lay. Một nhân viên của ông bảo “ông Chủ Tịch không quan tâm đến chuyện đó, mọi chú ý, nỗ lực đang được dành cho cuộc bầu cử để đảng Dân Chủ tiếp tục nắm khối đa số”.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

Tags:

Phản hồi