WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện góp vàng cho Chính phủ

Hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn QH nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc

2 năm trước, một bức ảnh do nhà sử học lừng danh Dương Trung Quốc sưu tầm được ở Pháp về “tuần lễ vàng 1945” đã gây ra sự xúc động trong dư luận. Đó là một bức ảnh chụp cảnh người dân đi đóng góp tiền, vàng cho quốc gia “đông như hội”. Sau ngày độc lập, ngân khố quốc gia bấy giờ chỉ còn lại 1,2 triệu đồng Đông Dương. Và trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới “sự hy sinh”. Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết: Trong khi các chiến sĩ quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương cũng có thể hy sinh để phụng sự Tổ quốc.

Chỉ trong vòng 7 ngày, đồng bào cả nước đã quyên góp được 20 triệu tiền Đông Dương và 370kg vàng. Quy đổi theo tỷ giá 400 đồng Đông Dương 1 lạng vàng thì tuần lễ vàng 1945 đã quyên góp được 59.618 lạng vàng, bằng 10 lần số tiền trong nhà băng Đông Dương khi giành lại chính quyền ở thủ đô Hà Nội.

Những nhà sử học sau này, nhìn con số đó để nói về một “kỳ tích”. Nhưng thứ kỳ tích lớn nhất mà sử sách không thể không ghi. Đó là kỳ tích lòng dân. Kỳ tích về sự hy sinh không có giới hạn. Chưa bao giờ người dân sẵn sàng hy sinh đến thế thế. Chưa bao giờ người dân và Chính phủ lại đồng lòng như thế.

Hôm qua, hơn 60 năm sau “tuần lễ vàng 1945”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn QH nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc, để kêu gọi nhân dân, trong phạm trù “cả hệ thống chính trị” cần “vào cuộc” cùng với Chính phủ trong thời buổi khó khăn này, dù bà không nói rõ về sau này “dòng họ, gia đình” có tiếp tục đóng góp vàng cho Chính phủ.

Lời kêu gọi của bà Bộ trưởng không sai. Chỉ có điều, lời kêu gọi đó rơi tõm trong sự im lặng, không một lời hưởng ứng. Cũng giống y như chuyện Thống đốc cam kết giữ hộ vàng cho dân. Cũng rơi tõm vào sự thất bại.

Lý do tất nhiên hoàn toàn không phải là vì dân không còn tiền, còn vàng.

Thực tế, người dân chưa bao giờ đứng “ngoài cuộc” với những khó khăn của quốc gia, của đất nước. Bản thân việc họ hàng ngày vẫn nai lưng ra làm để kiếm miếng ăn cho bản thân, cho gia đình mang lại sự phồn vinh cho xã hội đã là một sự “giúp sức” cùng Chính phủ . Bản thân việc những người dân của một quốc gia thuộc về phạm trù “thế giới thứ ba” đang phải chịu một mức thuế, phí cao gấp 2-3 lần khu vực, không một lời kêu ca, cũng đã đáng coi là một thứ hy sinh. Bản thân những người nông dân vẫn đang loay hoay với chuyện áo cơm để làm nên kỳ tích xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, nhiều nhất thế giới, và cũng rẻ nhất thế giới, dường như cũng không thể gọi khác hơn là cống hiến.

Và họ đã được hưởng những gì để tiếp tục “vào cuộc”!? Và họ còn gì nữa để có thể “chung sức”!?

Có một câu chuyện thú vị liên quan đến “tuần lễ vàng 1945” mà những bức ảnh tư liệu còn lưu lại được. Đó là hình ảnh cựu hoàng Bảo Đại, bấy giờ mang tên công dân Vĩnh Thụy, đứng phát biểu trong buổi đấu giá bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hôm bế mạc Tuần lễ Vàng. Bức tranh chân dung Hồ chủ tịch, với giá khởi điểm 10.000 đồng Đông Dương (khoảng 25 lạng vàng) đã được mua với giá 100.000 đồng Đông Dương. Và người mua là phu nhân nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô. Mở ngoặc đơn, ông bà Bô cũng là những người đóng góp nhiều nhất cho Chính phủ: Hơn 5.000 lượng vàng.
Năm 2003, sau đúng nửa thế kỷ, sau đủ sự can thiệp của 4,5 đời các vị nguyên thủ quốc gia, bà Bô mới đòi được lại căn nhà từng cho nhà nước mượn.

Có lẽ, sẽ chẳng bao giờ còn có một tuần lễ vàng. Và ngoài bức chân dung ông Cụ 60 năm trước, cũng chẳng có một bức chân dung nào được bán đấu giá nữa. Vì đơn giản sẽ chẳng bao giờ có thêm một “niềm tin bà Bô”, dù lòng dân, sau hơn nửa thế kỷ, có lẽ không hề thay đổi.

Nguồn: Blog Đào Tuấn

 

21 Phản hồi cho “Khi bà Bộ trưởng nhắc lại chuyện góp vàng cho Chính phủ”

  1. Bùi Lễ says:

    ” … Những nhà sử học sau này, nhìn con số đó để nói về một “kỳ tích”.
    Nhưng thứ kỳ tích lớn nhất mà sử sách không thể không ghi. Đó là Hồ
    chủ tịt Chi’ Minh đem vàng của dân dâng hết cho Lư Hán . Hồ chí Minh
    đã đem những tấm lòng yêu nước của người dân VN dâng cho Tàu .

    Bác đã là nô tài chó như thế thì con cháu của bác sau này cũng như thế .
    Nòi nào giống đó mà .

  2. Dân đen says:

    Tịch thu tài sản của tham nhũng bắt chúng trả. Kẻ nào nhiều nhà quá, nhà để vợ con anh em đứng tên, nhà rãi rác các tỉnh nên điều tra, bắt bán để xung công quỹ. Giám đốc các ngân hàng nhà nước tiền đâu đưa con cái qua Mỹ sống luôn bên đó, tậu nhà xe bằng công dân Mỹ làm cả đời mới có sao không điều tra bắt chúng trả lại. Ngân hàng nhà nước đổ nợ điều tra dai dẳn để họ dần xoá dấu vết tham nhũng của mình.

  3. Phan Liên says:

    Ha ha, đọc bài này lại ôm bụng cười. Em mập mới khoe có sương sương 3.300 tỉ ở ngân hàng Bản Việt, tiền em lương thiện kiếm được trong… 7 năm lao động. Bây giờ em lại để người cha già ốm yếu, nghèo khổ của em dẫn thê thiếp đi ăn xin (mà ăn xin đám dân đói rách mới thảm).

    Hình “ông Cụ 60 năm trước” đã bán rồi, chẳng lẽ bán nữa. Danh dự của Cụ mà bọn ăn mày mang ra bán tới bán bán lui thì còn cái nước tương gì. Đề nghị chú Ba nên bán tấm hình này:

    http://www.truongduynhat.vn/chu-tich-tinh-coi-truong/

    Ảnh Hot ! Bảo đảm là đắc giá.

  4. Lữ Út says:

    Góp vàng lần đó để đúc tượng dâng cho Lư Hán nhằm triệt hạ các đảng phái Quốc Gia.
    Còn những lần ép mua công khố phiếu cứu quốc đều tan ra mây khói !
    Đóng góp cổ phần để lập nên các công ty Imexco, Pharimex…, công nhân viên chức ăn hơi. Bây giờ xem những công ty đó vào tay ai ?
    Rồi sẽ có những mánh khóe siêu đẳng để cướp tài sản cho mà xem.
    Ai biểu vỗ tay cho lớn hồi 45, rồi 75 !

  5. hoài nguyễn says:

    Vấn đề là hiện nay ở VN , ai là người có nhiều tiền và vàng ? câu trả lời chắc chắn là những cán bộ đảng viên từ thấp lên cao , các đại gia có liên hệ nhiều , ít đến đảng cộng sản …. Đóng góp đưa tiền , vàng cho nhà nước ư ? Chuyện này thì họ hiểu rành rẽ hơn bất cứ ai khác , họ đâu có ……. ngu !

  6. Kim Quang says:

    Bà bộ trưởng ơi , tôi mách cho bà một chỗ có nhiều vàng lắm , bà đến đó vận động quyên góp , khỏi cần đăng đàn kêu gọi nhân dân làm gì cho mất công . Đó là ngân hàng Bản việt của Nguyễn Thanh Phượng ( con gái đồng chí X ) . Nhân dân vẫn còn nhiều vàng , nhưng ” tuần lễ vàng ” một lần nữa thì chắc chắn là không có rồi .

  7. nguenha says:

    nghe Bà Bộ trưởng nói ,mà “tội”: gia dình tôi góp vàng năm 1945 theo lời kêu gọi Bác Hồ!! Đến như Nam-Phương Hoàng Hậu cũng phải lột đôi bông tai “kỷ vật của một triều đai” mà cúng cho Cụ Hồ!!
    không “cúng” không được!! Chặt đầu,chôn sống…khắp phố phường thuở Việt Minh vừa cướp chính-quyền,
    đến bây giờ có người nghỉ lại nước đái chảy trong quần!! Đó là Sự thật 100%!! Xin ai đừng nghỉ đó là “lòng Dân ý Đảng”. Sau đây tôi xin ghi lại mấy dòng thơ” nói lái”của một thi-sỉ tiền chiến ,kể về chuyện “góp vàng”
    tặng bà Kim-Tiến: ” CHÚ (Bác) phỉnh tôi rồi Chính-phủ ơi,

    Chú khiên lên cả chiến khu rồi
    Thi dua kháng chiến thua đi mải,
    Kháng chiến lâu rồi khiến chán thôi!
    Bài thơ nầy hình như của thi sỉ Đái-đức-Tuấn hay TCHA??Quý vị nào biết rỏ,xin cho biết.Cám ơn.

  8. xmen says:

    Bây giờ nếu đảng cs kêu gọi đóng góp tôi tin chắc là nhân dân đóng góp cũng rất nhiều,vàng bạc thì không có chứ đinh kẻm thì rất nhiều.cứ thằng nào làm hại dân thì lấy đinh đóng vào đầu cho nó chừa.

  9. Vu Trung says:

    Nghe chữ hy sinh, góp vàng, lại nhớ đến câu chuyện bà Nguyễn Thị Năm, và sự lấy oán trả ơn của đcsvn. Không biết bà ấy nghỉ gì trong giây phút trước khi bị hành quyết?

  10. NGÀN SAO says:

    CHUYỆN XƯA

    Chuyện xưa giờ đã qua rồi
    Gần non thế kỷ tiếc thời mà chi
    Quyên vàng vì nước mấy khi
    Cả mang xương máu đền nghì quốc gia
    Tưởng đâu giành lại nước nhà
    Một nền Dân chủ cộng hòa cho dân
    Nào ngờ biến loạn non sông
    Ai đem chỉ có màu hồng tô lên
    Màu hồng lấy tự bên Nga
    Ai mang con sáo sang sông lạ kỳ
    Nhớ xưa nào có ích chi
    Một lần kỷ niệm đúng thì khó quên
    Quyên vàng cứ tưởng vì dân
    Hay đâu vô sản một lần hãi kinh
    Dân khôn nên mới giật mình
    Đâu vì dân dại thật tình dân ơi
    Ai hay cớ sự ở đời
    Một lần mới lại tởn luôn tới già
    Cái lờ vào dễ khó ra
    Hỏi ai có biết xót xa chuyện đời
    Nhưng thôi cũng tại ông trời
    Ghẹo người chi bấy tội người trần gian
    Nói ra quả thật không oan
    Dân càng vì nước ai càng chơi dân !

    MÂY NGÀN
    (30/10/12)

Leave a Reply to Lữ Út