Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960
1.- TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca. Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.) Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị. Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.- DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo. Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.) Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.) Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy. Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver. Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân. Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn. Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây: Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng. Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.) Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết. Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh. Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông. Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.) Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu: Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô. Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc. Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống. Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh. Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr, người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời. Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân. Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng. 2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời. Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc. 3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng. KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.) Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời. Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp. Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11. Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng. Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần. Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.) Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu. Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.- HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến. Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960. Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.) Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn. (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.) Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu. Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến. Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan. Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam. Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.) Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong. Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn. Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh. Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp. Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy? Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau: Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát. Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy. Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt
Sao những người Công giáo không thấy ai kêu ca tổng thống Diêm kỳ thị và dùng đa số Phật tử vậy cà ? Tất cả những chức vụ quan trọng dưới đây đều là Phật tử, và người cận vệ cuối cùng trước khi tổng thống Diêm bị thảm sát cũng là Phật tử – đại úy Đỗ Thọ ( cháu của tên đại tá bội phản Đỗ Mậu):
Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng
Đoàn Thêm, Phó Đổng Lý Văn Phòng
Võ Văn Hải, Chánh Văn Phòng
Trung Tá Cao Văn Viên, Chánh Võ Phòng
Nguyễn Thành Cung, Tổng Thư Ký
Trần Sử, Bí Thư.
Nghĩa là toàn thể bộ tham mưu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều là Phật tử.
Ngoài ra:
Nguyễn Ngọc Thơ, phó tổng thống
Đại tướng Lê Văn Tỵ, tổng tham mưu trưởng ;
Thiếu tướng Tôn Thất Đính, tổng trấn Saigon-Gia Định, tư lệnh Quân Đoàn III
Nguyễn Đình Thuần, bộ trưởng Phủ Tổng Thống, kiêm bộ trưởng phụ tá Quốc Phòng
Vũ Văn Mẫu, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao
Trong số 18 tổng và bộ trưởng, chỉ có 5 người là Công Giáo
75 trong số 123 Dân Biểu Quốc Hội là Phật tử
Bên quân đội, trong số 19 tướng lãnh có quyền hành nhất, thì đã có 16 tướng là Phật tử. Các tư lệnh quân đoàn cũng vây.Trong bốn quân đoàn, quân đoàn III quan trọng nhất, TT Diệm bổ nhiệm tướng Tôn Thất Đính làm tư lệnh Quân đoàn III và tư lệnh Biệt Khu Thủ đô
Những chức vụ quan trọng trong chính phủ như đô trưởng Sài Gòn & Gia Định , đại sứ VN tại Hoa Kỳ và Âu Châu như Pháp , Đức ,Ý , Anh ..v..v. TT Ngô Đình Diệm đều dành cho người Phật tử.
@QUangPhan: sao mà thiếu hiểu biết quá bạn ạ…
1) tỷ số người công giáo ở một nước như Việt nam thời bấy giờ là bao nhiêu mà kiếm cho ra người công giáo.
2) những người phật tử mang danh quyền cao chức trọng nhưng thực tế đa số chỉ là chức vụ có tiếng chứ không có miếng hoặc là họ đã nắm quyền từ những năm đầu bạn ạ
3) Bạn thử tìm hiểu xem bao nhiêu người vào đạo để ăn lộc của gia đình NĐD?
Ông Bob Vu hãy bình tĩnh, không khéo chửi người là “thiếu hiểu biết” hoá ra chửi chính mình đấy!
1) Nếu thật sự ông Diệm chỉ dùng người công giáo, không lẽ trong số gần 1 triệu người di cư, cộng với cả triệu người ở miền Nam mà ông Diệm không tìm ra được năm hay bảy trăm người?
2) Thế nào là có tiếng mà không có miếng? những người phật tử mang danh quyền cao chức trọng đã giúp ông Diệm rất nhiều. Chức tổng thống chỉ có một mà ai cũng đòi ‘nắm quyền’ nên mới xảy ra loạn à? Sao những người phật tử không ra ‘nắm quyền’ từ những năm đầu, mà phải để cho Bảo Đại phải mời ông Diệm?
3) Ông bảo ‘bao nhiêu người vào đạo để ăn lộc của gia đình NĐD’. Vậy xin hỏi Ông, cô Huỳnh Thục Vy, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, GS Vũ Quốc Thúc cũng mới vào đạo từ mấy năm nay để ăn lộc của ai?
Đấy là chưa kể số người Công giáo đông đảo ở Nam kỳ – vốn thuộc quyền cai trị trực tiếp của người Pháp trước năm 1954.
Cũng trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, ông Trần Trọng Kim viết kể lại ông Bảo Đại ba, bốn lần muốn mời ông Diệm làm thủ tướng nhưng không bắt được liên lạc , khiến cùng bất đắc dĩ , chức thủ tướng đành giao cho ông Trần Trọng Kim .
Tổng thống Ngô Đình Diệm là một con chiên ngoan đạo, còn là người thấm nhần đạo lý Khổng Mạnh. Người dân Việt bình thường như tôi tự hỏi, “Tại sao Ông có những hành vi trái chữ Tín nặng nề đến thế?”
- Đối với vua Bảo Đại, người vừa bổ nhiệm Ông vào chức vụ Thủ tướng mà không lâu sau ông trở mặt. Ông đối xử cực đoan, cho bầy tôi bôi nhọ Vua Bảo Đại không tiếc lời để hợp lý hóa số phiếu tín nhiệm Ông lên đến 97,2% trong vụ ‘truất phế’,
- Về nước chấp chánh , ông thanh toán các lảnh chúa (đã giử miền Nam không rơi vào tay VM-CS) bằng cách mua chuộc nhóm nầy đánh nhóm kia. Đánh dẹp nhóm của Tướng “Ba Cụt” không xong, ông dùng đến trò lừa gạt để bắt và giết Ba Cut. Rồi ông thay thế các lảnh chúa củ bằng các lảnh chúa mới.
- Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc khó khăn
- Ông không giữ lời hứa với những người trong vụ đảo chánh 11/11/60 là giải tán chính phủ đương thời, thành lập chính phủ lâm thời, mà lại quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.
- Bản Thông Cáo Chung được Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và Chánh phủ ký kết nhưng không được Chánh phủ nghiêm chỉnh thi hành để đi đến cuộc tấn công chùa chiền đêm 1 tháng 8, 1963.
Mỗi năm gần đến ngày 1 tháng 11, câu hỏi thường được đặt ra là, “Ai ra lệnh giết Tổng thống Diệm? Tổng thống Diệm đã ký lệnh giết ông ! Ông mà quật ngược được tình thế thì chết cả đám.
Ngô Đình Diệm gài mưu:
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1960
Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do và công bằng và các biện pháp tự do khác. Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12 tháng 11, đại tá Huỳnh Văn Cao chỉ huy bộ binh và thiết giáp thuộc Sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho cùng đại tá Trần Thiện Khiêm và trung tá Bùi Dzinh chỉ huy bộ binh và Pháo binh thuộc Sư đoàn 21 đóng ở Sa Đéc đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống phố để xem cuộc giao tranh. Lực lượng trung thành đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.
Sau khi dinh Độc Lập bị bao vây, Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc chặn cuộc đảo chính lại thông qua thương lượng như một cách “câu giờ” để lực lượng trung thành có đủ thời gian đưa quân vào Sài Gòn ứng cứu mình. Cuộc đảo chính đã thất bại và để lại hậu quả là hơn 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân đến xem. Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng của nội các bị bỏ tù.
Nạn nhân của thuyết Cần Lao Nhân Vị:
Những trí thức xa lông như Phạm Kim Vinh đã từng cho chỉ có chế độ Ngô Đình Diệm với thuyết Cần Lao Nhân Vị mới có thể đương đầu với lý thuyết Mác Xít của Cộng Sản, nhưng thử hỏi người dân đã nhìn lý thuyết nhân vị đó như thế nào? Họ thấy chả có gì khác với Cộng Sản trong việc thi hành ở địa phương, nào là thủ tiêu, ám sát, bắt cóc bất cứ ai, dưới nhiều cái mũ khác nhau như thân Pháp, thân cộng chỉ vì không tôn sùng Ngô lãnh tụ anh minh hoặc giành giật công ăn việc làm của các đảng viên Cần Lao hay là của bà con họ hàng nhà Ngô. Dân chúng sống trong khiếp sợ, chán nản vì phải ở giữa hai lằn đạn Cần Lao và Cộng Sản. Dân chúng đã mỉa mai những kẻ vô Cần Lao là để được “cao lần” vinh thân phì gia chứ chẳng phải vì nước vì dân gì cả. ở Sài Gòn, ông Diệm xây vườn Phượng Hoàng, ở Huế ông Cẩn xây lăng Chín Hầm. Những nạn nhân của “chín hầm” hiện còn sống ở LA trong đó có cụ Bửu Bang, cứ hỏi cụ Nhân Vị ở Chín Hầm ra sao thì rõ. Nó có khác gì những trai học tập thời nay của Việt Cộng không? hay là còn quá hơn thế nữa vì người bị giam phải đứng dầm chân dưới hai tấc phân (cức) suốt ngày đêm.
Trên đây tôi chỉ kể lại một phần các sự việc tôi biết, chứ thật ra thì còn nhiều nữa. Oan hồn ẩn khuất đã hiện về tiêu diệt cả một dòng họ Ngô bất đắc kỳ tử ngoại trừ ông Luyện và vợ ông Nhu.
Vậy thì nói như ông Ngô Đình Luyện (trong bài phỏng vấn của ông Long Ân đăng trong báo Hồn Việt số 262 rằng là “nếu sự hiện diện của tôi (ông Luyện) hôm nay (kỷ niệm ngày ông Diệm chết) được khoác cho một ý nghĩa nào, tôi (ông Luyện) muốn ý nghĩa đó phải là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc”. Chứng tỏ ông Luyện đã có một sự hiểu biết nào đó về hậu quả các hành động của ông Diệm đã đưa nước Việt Nam đến ngày nay.
Thật ra sở dĩ ông Diệm đã trở nên độc tài, mù quáng vào phút chót của đời ông là vì ông đã bị đám tay chân bộ hạ thần thánh hóa ông, bịt mắt ông chứ ông chả có ý nghĩa thế thiên hành đạo gì cả.
Để có thể đoàn kết dân tộc như lòng mong ước của ông Luyện, tôi thiết tưởng đừng có nhắc lại chuyện cũ, chưởi bới nhau nữa đổ hô vì Phật giáo, vì Mỹ, vì ai cả, mà phải tự nhận là vì chính mình đã không có can đảm đứng ra làm việc nước lúc đó.
Chúng ta trước đây đa số đã giao khoán việc chống Cộng cho ông Diệm, sau này cho ông Thiệu thì bây giờ đừng có tiếc cái thời vàng son đó nữa vì lúc này là lúc phải làm chứ không phải để nói cho nghe rồi bỏ qua. Chỉ có những ai dám làm, dám dấn thân thì tiếng nói đó mới có giá trị, rồi theo luật đào thải, thời gian sẽ sàng lọc được người lãnh tụ xứng đáng, chứ đừng có như mấy ông tấn sĩ trí thức xa lông dù có viết bao nhiêu cuốn sách chưởi đổng thì cũng chỉ vạch áo cho người xem lưng là các ông trước đây cũng như bây giờ chỉ là những tên đồ gàn của thời Tần Thủy Hoàng còn sót lại.
DCV cho nhiều comments viết những ý nghĩ cá nhân rất có ích.
Ông Diệm là Tổng thống nước Việt Nam hay là Tổng Giám mục Công Giáo địa phận Việt Nam?
Nếu ai gần gũi ông Diệm mới thấy ở trong con người ông ấy cái tinh thần yêu Chúa đã lấn át tinh thần yêu nước của ông. Ngay từ đầu, lúc làn sóng di cư ồ ạt từ Bắc vô Nam kéo theo một số đảng viên Quốc Dân Đảng, Đại Việt v.v… Họ đã nguyện đem bầu nhiệt huyết ra phục vụ quốc gia nhưng sau khi trình bày kế hoạch chống Cộng với ông Diệm thì ông hỏi “các anh có phải là người Công giáo không?” Mấy đảng viên kia trả lời “không” thì ông Diệm chắc lưỡi “tiếc quá”. Vào khoảng năm 1960, ông Diệm đã bỏ ra 3 tiếng đồng hồ thuyết phục một ông Tỉnh trưởng theo Công giáo và đem mồi Bộ trưởng Kinh tế ra dụ dỗ. Ông Tỉnh trưởng ấy sau một hồi suy nghĩ đã khẳng khái trả lời: “Cụ bảo gì tôi cũng có thể làm được, nhưng bỏ đạo Phật để theo đạo Công giáo thì chỉ sợ con cháu nó chê cười” (hiện ông Tỉnh trưởng này còn sống ở LA). Vậy thì bảo làm sao đa số tay chân của ông các cấp không kỳ thị tôn giáo được? Nhưng đừng tưởng Công giáo là thành trì chống Cộng vững chắc, Cộng Sản không len lỏi vào được. Trái lại chỗ nào đông người là có Cộng Sản len lỏi vô, trong các đoàn thể cũng như trong các cơ quan, quân đội. Năm 1959, tại một tỉnh miền Trung, công an đã bắt được một tu sĩ Công giáo tuyên truyền chống Mỹ-Diệm. Công an về lục soát trong phòng ông tu sĩ đó thấy đầy rẫy truyền đơn, hình Hồ Chí Minh v.v… bèn lấy đưa cho ông Tỉnh trưởng sở tại đem vô trình gấp ông Diệm kẻo để lâu sợ ông Cẩn thủ tiêu. Vì ông tu sĩ đó là người của ông Cẩn.
“… sau khi trình bày kế hoạch chống Cộng với ông Diệm thì ông hỏi “các anh có phải là người Công giáo không?” Mấy đảng viên kia trả lời “không” thì ông Diệm chắc lưỡi “tiếc quá” [...]“.
Đúng là nói láo không ngượng mồm. Sự thật, đa số bộ trưởng trong nội các TT Ngô Đình Diệm không phải là người Thiên Chúa Giáo, kể cả bộ trưởng các bộ quan trọng như bộ Ngoại Giao (Vũ Văn Mẫu), Quốc Phòng (Nguyễn Đình Thuần) v.v. Bạn đọc nên xem hồi ký của Đoàn Thêm (nhân viên cao cấp trong phủ Tổng Thống) v.v. để đánh giá những “ý kiến” tuyên truyền, bóp méo sự thật của conmeo.
1.
1960. Người viết mới vào đệ Thất, năm đầu bậc trung học. Như thường lệ, ngày 11/11, đi học sớm để có thì giờ đá banh, trước khi vào lớp học… nhưng đến gần trường, qua một dinh cư lớn, hàng rào cao – không biết là cơ quan gì – thấy mấy anh lính Nhẩy Dù đứng gác, các anh bảo “Về đi, hôm nay không học đâu!”. Vẫn đi đến trường, vắng teo, đành đi vế. Buồn vì mất một buổi… đá bóng.
2.
Một ngày căng thẳng trôi qua, khoảng 8 giờ tối, một “phái đoàn nhân sĩ” lên trên Đài PT Sài Gòn, lên tiếng ủng hộ cuộc đảo chánh. Không hiểu sao tôi – thằng bé 11 tuổi đầu – đã nghĩ đây mới là những người chủ chốt của cuộc đảo chánh, chứ không phải là những anh lính nhẩy dù oai hùng. Có lẽ vì những tên tuổi lớn mà thằng bé đã nghe đến. Đó là những Phan Quang Đán, Trần Văn Tuyên… nhất là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (*). Người duy nhất lúc đó tiếng tăm có thể ngang hàng với TT Ngô Đình Diệm.
3.
Cho đến bây giờ, vẫn cò nhiều nghịch lý về vai trò của Nguyễn Tường Tam trong cuộc đảo chánh 11/11/63. Những cố gắng làm sáng tỏ, kể cả những bài viết của anh Nguyễn Tường Thiết – con út của Nhất Linh, lúc đó đã là một lãnh tụ sinh viên (?), không giúp cho vấn đề sáng tõ hơn. Có khi chỉ làm rắc rối, mờ ảo thêm…
Phải chăng người Việt chưa có ý thức về tính quan trọng của sử học đối vói một quốc gia dân tộc. Đương nhiên phải quan trọng hơn là “tiếng tăm” của một cá nhân, dù cá nhân đó là Nhất Linh NTT hay dòng họ Nguyễn Tường danh giá! Câu hỏi này xin đặc biệt gửi tới anh Nguyễn Tưòng Thiết.
4.
Trong khi đó, “vấn đề” thật giản di. Ai cũng biết, trước đo, Nhất Linh đã rời nơi trú ẩn là suối Đa Mê, Đà Lạt, làm “Tạc Dzăng về thành”, để “làm cái gì để cứu nước”. Ông cũng biết trước về cuộc đảo chánh sắp xẩy ra và hẳng nhiên đã không chống đối. Trực giác của tôi còn “biết” là, nếu đảo chánh thành công thì người được đưa lên tạm thời thay thế ông Diệm chỉ có thể là Nhất Linh. Thế tại sao ông lại có thể là người “vô can”? Mà nếu vô can thì tại sao ông lại phải chạy trốn vô tòa đại sứ Đài Loan?! Đứa con nít cũng thấy là có gì không ổng trong “kịch bản” này…
Đó là chưa kể, theo tôi nghĩ sau này, chính vì tính cách “chân trong chân ngoài”, “nửa nạc nửa mỡ” của các “chính khác” phe “quốc gia” mà dân ta – hay đúng hơn chính các ngài – đã đánh mất bao cơ hội tốt để đưa dân tộc đến vinh quang, hay ít nhất khôn lâm vào những tủi nhục liên tiếp trong hơn nửa thế kỷ qua (viết đến đây, tôi lại muốn rơi lệ vì lại nhớ đến sư ra đi lặng lẽ của Ngục sĩ NCT mới đây).
5.
Vài lời chân thành về TT Ngô Đình Diệm. Kẻ hèn này vốn không thích ông Diệm, vì tính cách quan liêu của ông và gia đình Ngô Đình. Đó là vấn đề cảm tính, khó gạt bỏ. Chỉ sau nhiều năm – chính xác là một nửa thề kỷ – chằn chọc với những sử liệu và những suy tư, mới có một số đánh giá tương đối tạm cho là ổn thỏa về TT Diệm (nhưng có ai nói Sử là môn học cho kẻ nhàn cư đâu!?).
Một cách ngắn gọn, kẻ hèn này nhận định rằng Việt Nam ta qua suốt thế kỷ 20 chỉ có một vài chính khách thật sự có tầm vóc quốc gia, trong đó ông Diệm có lẽ là người sáng giá nhất. Ông có cái nhìn và cái uy của một nguyên thủ quốc gia, sự cương quyết của một lãnh tụ tầm vóc lớn, có khả năng điều hành guồng máy chính quyền, lòng yêu nước không bờ bến, coi nhẹ bản thân, không hề sợ chết… Trong lịch sử VN thế kỷ qua, có mấy người như ông (may ra là có thêm Trương Tử Anh, Lý Đông A, Tạ Thu Thâu… nhưng những vị này đều đã phải chết về tay của CS Quốc Tế, thực hành bởi kẻ sát nhân tự mệnh danh “Cha già dân tộc”!).
Tạm kết luận: Ngày nào, dân ta – những thế hệ già trẻ – không thông hiểu, biết đánh giá lịch sử nước nhà thì tương lai dân tộc vẫn sẽ còn… đen hơn mõm chó…
LV
(*) Trong đầu tôi vẫn nhớ là đêm hôm đó Nhất Linh có lên tiếng trên đài PT Sài Gòn, nhưng sau này một đàn anh nhất định là không có Nhất Linh… Có lẽ tôi nhớ sai, chỉ do mong ước mà ra. Tuy nhiên điều này không thay đổi đánh gia của tôi về trách nhiệm của Nhất Linh NTT, đối với gia đoạn cực kỳ quan trọng đó của lịch sử VN và VNCH.
Dear “Lờ Vờ” :-) !
Đọc sách của giáo sư Trần Tương sẽ thấy ngay vai trò rất quan trọng của Nhất Linh !
Sách tựa đề BIẾN CỐ 11 TỪ ĐẢO CHÁNH ĐẾN TÙ ĐÀY, do chính tác giả xuất bản thời VNCH hậu Ngô Đình, với những chứng cớ khá rõ ràng (nhất là qua bài viết của giáo sư nhu đạo Phạm Lợi).
Tôi nghĩ có thể vì lý do đó, nhà Ngô Đình đành để yên không động đến Nhất Linh, sau khi đảo chánh thất bại.
Mãi đến khi chế độ Diệm lung lay, đành đem vụ trên ra xử vài tháng trước cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 (khoảng đầu tháng 9 năm 1963), để dằn mặt phía đối lập và những kẻ (toan tính) chống đối, nhưng đụng ngay PHẢN ỨNG QUÁ MẠNH THẬT BẤT NGỜ của ông Nhất Linh. Đó là tự tử sau khi để lại câu nói bất hủ: Đời tôi để lịch sử phán xét !
Theo tôi đó là những cú đánh “knock-out” (đo ván) cho chế độ Ngô Đình.
Cú đầu tiên là vụ tự thiêu nổi đình nổi đám của thượng toạ Thích Quảng Đức !
Nơi trang 377-388, võ sư Nhu đạo Phạm Lợi nhận xét: DUY CÓ ÔNG NGUYỄN TƯỜNG TAM TUY CÓ HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ NHƯNG CHÍNH QUYỀN KHÔNG BẮT GIỮ, CÓ LẼ NGƯỜI TA NGHĨ RẰNG BẮT TẤT CẢ CÁN BỘ CỦA ÔNG TA LÀ ĐỦ RỒI ?
Đồng thời ta thấy rõ, những luận điệu cho rằng Nhất Linh bất bình thường về tâm sinh lý, nói rõ là nghiện rượu, trầm cảm (depression) … chỉ là những tin đồn nhảm, không hơn không kém. Hay nếu có thật, thì phần lớn do ưu thời mẫn thế,rồi bị lâm vào bước đường cùng trước nạn độc tài gia đình trị nhà Ngô Đình. Chẳng khác gì hiện nay không ít kẻ rơi vào trường hợp như trên do bởi nạn độc tài độc đảng kéo dài quá lâu trên quê hương.
Nguyễn Tường Thiết, con trai út của NTTam, trong cuốn “Cha tôi, Nhất Linh”, đã mô tả khá chi tiết về tình trạng tâm lý của ông bố (đêm đêm ngồi khóc rưng rức), chứ không phải là “đồn nhảm” đâu. Một người cháu gọi NL là chú cũng đã viết về vấn đề này, cho biết đã chứng kiến những dấu hiệu “trầm cảm” nơi NL từ cuối thập niên 40s, khi NL còn sống lưu vong ở Hương Cảng…
Dear Lâm Vũ,
Đọc kỹ phần cuối như tôi đã thưa, có thể NL bị trầm cảm, do ưu thời mẫn thế ! Con người chính trị Nhất Linh lại cộng thêm con người nghệ sĩ, cho nên dễ xúc động là chuyện tất yếu.
Bản thân tôi đã từng bị trầm cảm (depression), do “ưu thời mẫn thế” + chuyện gia đình không như ý (cho phép đại ngôn tí nhớ). Chính vì thế mình tìm hiểu về nó khá kỹ, dần dần thấy đó là chuyện rất bình thường. (Rất tiếc hồi sinh viên ko được học một tí nào về Tâm Lý học / Psychology và Tâm Trí học / Psychiatry, nên tự học qua kinh nghiệm bản thân và đọc sách tìm hiểu thêm).
Xin đơn cử một số lần bị trầm cảm, mà mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy hoàn cảnh (như ở VN có gia đình bênh cạnh; ở hải ngoại không có người thân như cha mẹ chung quanh, và mọi thứ còn rất lạ với mình, như tương quan chồng vợ, nhất là trở ngại về hàng rào ngôn ngữ/ barrière de langue)
Thời học sinh sinh viên cứ mỗi lần thi cử là một lần trầm cảm đến mất ăn mất ngủ, Hết mùa thi là lại vui như tết, nếu thi đậu !
Rõ nhất là khi đi tù cải tạo CS còn quá trẻ, chưa kinh nghiệm với đời, bị trầm cảm mà không hay. Rồi tự nó qua khỏi dần dần. Theo trong sách, nếu uống thuốc + trị liệu khác, sẽ mau lành bệnh và tỷ lệ tái phát sẽ ít hơn.
Đi vượt biên hoài không thoát, lại mất việc và thiếu tiền thường trực, trong khi bạn bè chung quan hồt bạc ko hết, cũng sinh ra trầm cảm.
Ra hải ngoại quá trễ, không nơi nương tựa, nhất là đông về lại càng thấm cảnh lưu vong nơi xứ lạ quê người, lại trầm cảm …
Hoạt động mãi mà Cộng vẫn cứ ngồi vững như bàn thạch, còn phe ta năm cha ba mẹ … lại buồn hơn chấu cắn (mắt đỏ hoe và nước mắt chực trào bao phen) rồi dĩ nhiên trầm cảm. Rút kinh nghiệm và từng được chữa trị nên đã mau chóng tìm bác sĩ điều trị và sau này biết cách đối phó hiệu quả.
Nói chung chứng trầm cảm thường gặp lắm, có khi người ta không hay là mình bị trầm cảm. Và trong đời người không ít lần bị trầm cảm.
Chính vì thế tôi đã cho Nhất Linh có thể bị trầm cảm, nhưng rõ ràng không đến mức làm cản trở công việc của ông, như trong sáng tác hay hoạt động chính trị.
Lão Ngoan
TB: Người Việt mình có tâm lý là, khi mình bị bệnh tâm trí (tâm thần), Ung thư … sẽ rất ư là xấu hổ, cứ cho như là gia đình mình đã ăn ở thất đức nên mắc bệnh hiểm nghèo như K, Cùi, điên do rối loạn tâm thần (hoặc cho là tinh thần ko vững nên bị tâm thần …. )
Điều quan trọng cần biết là, ai cũng có thể mắc bệnh này hay bệnh khác và cố tìm phương chữa trị (có bệnh vái tứ phương) hơn là dấu kín
Xin được giải nghĩa…” hai chữ Tự Thiêu ! và …BỊ THIÊU có đồng nghĩa ? hay không ..? ; ” gần đây có nhiều người dân Tây Tạng phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc ! họ TỰ THIÊU hay BỊ THIÊU làm cho thế giới kinh hồn… !!!. .
Dear LV,
Muốn biết rõ về ông Diệm, theo tôi cần truy tầm từ A đến Z, nghĩa là xem gia phả nhà ông Diệm, ít ra từ đời ông Ngô Đình Khả, cùng con cháu. Và suy rộng ra xã hội ta thời đó có sự tranh chấp kịch liệt giữa hai phe CỰU HỌC (Phan Đình Phùng, cụ Đồ Chiểu chẳng hạn) và TÂN HỌC (điển hình là các ông Ngô Đình Khả + Nguyễn Hữu Bài nói riêng, rộng ra Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, tiếp theo lớp con cháu như Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn …). Tân học nhất là Kitô hữu dĩ nhiên thân Pháp !
Nhưng ông Diệm lại ghét Pháp, là tại sao ? Bảo Đại là con bài của Pháp (nhưng vẫn là Phật tử), nên ghét BĐ, theo phò Cường Để (dòng Hoàng tử Cảnh, theo đạo Kitô) để nương nhờ Nhật giúp chống thực dân Tây.
Cũng nên biết là con trai của ông Ngộ Đình Khôi làm cho Nhật và cha con ông này bị CS giết. Có phải đó là lý do để ông Diệm theo Nhật phò Cường Để chống Tây chăng ? Trong khi toàn bộ gia đình ông Diệm chịu ơn Tây rất nhiều (từ đời cha cho đến các con cháu).
Nói tóm tắt, muốn gì thì cũng phải lần về cái gốc hơn là đi theo cái ngọn mà lý giải !
Như tôi từng giải mã những huyền thoại ông Diệm được Bảo Đại mời ra hợp tác rất nhìêu phen, kể từ lúc làm thượng thư Bộ Lại (1933) cho đến lần chót vài tháng trước khi Hiệp định đình chiến Genève 1954 được ký kết (mà trước đó gần một chục chính phủ quốc gia thân Pháp được BĐ ngồi làm chủ xị, với các viên chức thân Pháp).
Ông Diệm làm thủ tướng “đặc mệnh toàn quyền”, như một nguyên soái trấn nơi biên ải, quyền uy to lớn “tiền trảm hậu tấu”. Còn quốc trưởng phải bó gối ở Pháp và bị move từ Paris về miền Nam nước Pháp, để hết đường cựa quậy (tiếp xúc với báo giới và chính giới Pháp lẫn quốc tế).
Hãy tránh trích dẫn linh tinh lời ông này bà kia, mà nhìn vào những sự kiện lịch sử (facts) rồi động não (brainstorm) tìm lời giải đáp.
Chẳng hạn, chuyện Ngô Đình Nhu đi vào rừng ở quận Tánh Linh tiếp xúc với Phạm Hùng nói chuyện hòa giải hòa hợp vào năm 1962 là có thật chăng ???
PH chỉ là anh bí thư ở trung ương cục miền Nam (cục R), có dám cãi lại NGHỊ QUYẾT của Đại hội toàn đảng CS 1960 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam bằng vũ lực và chúng đã cho thiết lập bộ máy chiến tranh khổng lồ trong Nam qua sự cho người thăm dò rồi mở con đường mòn Hồ Chí Minh đưa người và vũ khí đạn dược … vào Nam ùn ùn, và đã đánh thắng một vài trận để gây tiếng vang (như trận Ấp Bắc) !
Nguyên tắc của CS là tập thể chỉ huy cá nhân phụ trách, PH chỉ là kẻ thi hành chứ ko phải là những khuôn mặt polycy-makers. Cho nên tôi cho trong trường hợp này Nhu “đi không lại về không”, nhưng bị mang tiếng là đi đêm với CS, để rồi sau này Tôn Thất Đính mượn cớ đó mà bào chửa cho hành động phản chủ của Đính sau này !
Rồi lại cho rằng vì đi đêm sau lưng Mỹ mà bị Mỹ lật ?
Thật ra Mỹ chỉ muốn “be bờ từ xa”, do sợ cái hoạ xuất cảng làn sóng đỏ khắp Đông Nam Á, chứ ko muốn đánh chiếm miền Bắc rồi lại đụng chạm tới Tàu cộng như ở bán đảo Triều Tiên hồi nửa đầu thập niên 50. Cũng như trong Đại hội 20 đảng CS Liên Xô năm 1956 chủ trương “sống chung hòa bình” với tư bản (với chống bệnh sùng bái cá nhân), Tàu cộng và Bắc Việt không bằng lòng nhưng còn yếu nên ngậm bồ hòn làm ngọt (chỉ ngấm ngầm thanh toán nội bộ nếu kẻ nào theo LX, như ta thấy vụ án tù mù xét lại chống Đảng ra sao mà Vũ Thư Hiên , Trần Thư, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín … đã kể lại trong tác phẩm, bàI viết của mình).
Vậy nếu Diệm đi đêm tìm giải pháp hòa bình cho Đông Dương, dĩ nhiên Mỹ ô-kê cả hai tay ba chân chứ sau lại tìm cách gọi là “thay ngựa giữa dòng” !
Chẳng qua sự thực là Cộng quân gia tăng áp lực quân sự, trong khi nội bộ VNCH cấu xé nhau kịch liệt, bởi ông Diệm chỉ lo bảo vệ ghế ngồi hơn là lo chống Cộng ! Vụ Phật giáo chỉ là một giọt nước làm tràn ly nước đầy. Dĩ nhiên CS đóng vai ngư ông hưởng lợi khi cò ngao tranh nhau ! Hệ quả chi có dân hai miền Nam Bắc là thua cuộc !
TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI !
(Đá ơi của Nguyễn Duy)
Lão Ngoan
Trích LMC: “Chẳng qua sự thực là Cộng quân gia tăng áp lực quân sự, trong khi nội bộ VNCH cấu xé nhau kịch liệt, bởi ông Diệm chỉ lo bảo vệ ghế ngồi hơn là lo chống Cộng.”
Vậy thì chính quyền ông Diệm chẳng làm gì trong việc loại trừ 90% trong số 70 ngàn đảng viên CS trong Nam vào đầu thập niên 60s theo tướng VC Văn Tiến Dũng đã viết sách?
Ai làm việc chống Cộng đó? Theo LMC thì chắc phải là CIA, hay tụi Pháp rồi! Hay là dân chúng VNCH tự phát động làm, chứ Ông Diệm quan lại, lo giữ ghế chứ làm gì có công trong việc này, phải không?!!!
Hình như dữ kiện lịch sử cũng chẳng giúp được gì lắm cho nhiều người trên mạng này, kể cả những người tự xưng là “sử gia”. Các thành kiến đã có sẵn, các “dữ kiện” mới được tìm ra bởi ai đó thì chỉ để bảo vệ thành kiến cũ. Người Mỹ có câu “You can’t teach an old dog a new trick” thật là chí lý. Có thể con người – tới một tuổi nào đó – các hệ thống tế bào não thành gạch đá, nên không cảm nhận được các điều mới, dù là tâm thức họ vẫn có thể có thiện ý, không tà ác, muốn tìm mới. Sự thay đổi một “perception” nào đó nó giống như việc chết đi – điều mà tiềm thức trong tuổi này cố gắng chiến đấu lại từng giây phút.
Trích LMC: “Chẳng qua sự thực là Cộng quân gia tăng áp lực quân sự, trong khi nội bộ VNCH cấu xé nhau kịch liệt, bởi ông Diệm chỉ lo bảo vệ ghế ngồi hơn là lo chống Cộng.”
Vậy thì chính quyền ông Diệm chẳng làm gì trong việc loại trừ 90% trong số 70 ngàn đảng viên CS trong Nam vào đầu 60s theo tướng VC Văn Tiến Dũng đã viết sách?
Ai làm việc chống Cộng đó? Theo LMC thì chắc phải là CIA, hay tụi Pháp rồi! Hay là dân chúng VNCH tự phát động làm, chứ Ông Diệm quan lại, lo giữ ghế chứ làm gì có công trong việc này, phải không?!!!
Hình như dữ kiện lịch sử cũng chẳng giúp được gì lắm cho nhiều người trên mạng này, kể cả những người tự xưng là “sử gia”. Các thành kiến đã có sẵn, các “dữ kiện” mới được tìm ra bởi ai đó thì chỉ để bảo vệ thành kiến cũ. Người Mỹ có câu “You can’t teach an old dog a new trick” thật là chí lý. Có thể con người – tới một tuổi nào đó – các hệ thống tế bào não thành gạch đá, nên không cảm nhận được các điều mới, dù là tâm thức họ vẫn có thể có thiện ý, không tà ác, muốn tìm mới. Sự thay đổi một “perception” nào đó nó giống như việc chết đi – điều mà tiềm thức trong tuổi này cố gắng chiến đấu lại từng giây phút.
Tôi chỉ trả lời cho anh một câu này để anh hiểu rõ vấn đề nhé.
ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CS NÓI !
CS là chúa phịa chuyện, khi cần đạt một mục đích nào đó ! Cứu cánh biện minh cho phương tiện !
Người quốc gia cũng nhắc nhở nhau điều này dài dài !
Rất tiếc không ít người, như anh và Liên Thành chẳng hạn, lại dẫn chứng những điều CS tuyên bố mà không có một chứng minh cụ thể.
Cứ đọc tác phẩm “vĩ đại” nhất của Văn Tiến Dũng ta thấy ngay, y cùng thượng tướng Trần Văn Trà tranh công nhau. Dĩ nhiên lúc đó Dũng là ngôi sao đang lên, cho nên Trà đành ngậm bồ hòn làm ngọt !
Tôi nhận xét dựa vào rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ một câu nói mơ hồ của ai đó, từ CS hay phe quốc gia hoặc một chính khách hoặc nhà viết sử, nghiên cứu gia ngoại quốc nổi tiếng ….
LMC
Không hiểu ông cần những chứng minh cụ thể nào nữa? Hồ sơ từ chính quyền Diệm hay CIA? Hẳn có những “blinders” nào ngăn chận tiềm thức (tỉ dụ như người thân bị giết mà ông không thể tin là làm việc cho CS – theo xác định từ cá nhân/gia đình ông)?
Không thể tin hay là “không muốn tin”?
Các đối tượng cho những công bố này là ai? Chỉ riêng cho người ngoài đảng? V.T. Dũng xạo ke về việc này có ích gì? Sách vở CS sau 75 còn khoe về các vụ ám sát, khủng bố trong Nam, thì công bố về những thiệt hại, thất thế nhất thời có lợi gì cho họ, hay đó là bài học lịch sử cho các đảng viên?
Hãy chứng minh cho tôi biết là những điều này có lợi cho CS ra sao trước khi nói “đừng tin vào CS” trong việc này.
Ai cũng biết CSVN là vua thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc, nhưng không thể che dấu mọi sự thật trong mọi lúc với mọi người, dù đôi khi phải dùng cái đầu mới suy luận ra.
Nếu đặt các chuyện từ mọi phía thời ông Diệm vào với nhau, một đứa con nít cũng có thể nối các mảnh rời 1 với 1 thành 2:
- một khối đảng viên CS với đại đa số là không theo tôn giáo nào hoặc là Phật tử (kể cả HH, CĐ), hoạt động ngầm như thường dân, hay ngay trong tổ chức các đảng phái, tổ chức khác
- một TT với gia đình trong chính quyền là đạo CG, cộng thêm một giám mục CG là anh cả của gia đình!
- một chính quyền thực dân Pháp với tôn giáo chính là CG
Khi các thành phần CS và thân CS bị chính quyền ông Diệm bắt và khai trừ (thả cho vào B, chết vì giao chiến du kích, hoặc chết trong tù), thì CS dùng chiến thuật “mặc áo cà sa” để tìm che chở trong chùa – vì biết lợi thế chính trị của nó. Vô tình (với lòng nhân đạo của các sư và Phật tử không-CS chân chính) hay cố ý (các sư CS), khối PG đã tích cực giúp đỡ và chống đối chính quyền – vì các thành phần CS chỉ cần xạo với các tổ chức PG là chính quyền Diệm kỳ thị, đe dọa họ do họ là Phật tử, hoặc vì họ không chịu theo đạo CG!!!
Có ai có thể ngây thơ để tin là CS không hề dùng chiến lược này, không hề lợi dụng Phật Giáo để đạt mục đích? Các công bố trong sách vở của CS sau 75 cũng như của một số sư PG đã không chứng minh điều này hay sao?
Với quá khứ VN là thuộc địa Pháp, và vai trò quá nổi bật của gia đình Ngô, họ đã trở thành bia đạn quá dễ bắn cho CS để phá đổ chế độ, tạo phong trào “chống đàn áp tôn giáo”. Các phe chống đối không-CS do đó có bị lầm (vì đã từng cộng tác với thành phần này để chống Pháp trước đó) mà tin và theo họ để chống lại ông Diệm không? Chắc chắn có một số không ít do họ không thể biết sự thật về danh sách đảng viên CS. Nên nhắc lại, khi tướng Kỳ và Loan (hai Phật tử) chính tay dẹp tan các tổ chức chống đối này năm 67, chiến thuật phá VNCH qua tôn giáo hết hiệu lực!!!
Việc khai trừ CS nằm vùng – dù có thành quả tạo yên ổn ban đầu – nhưng không ngăn ngừa được sự “backfire” này. Đây là một bài tính chính trị đã không được chuẩn bị phòng thủ trước vì nhà Ngô quá tin tưởng vào chính nghĩa của việc khai trừ CS trong việc xây dựng miền Nam tự do – một điều tuy đúng và cần thiết, nhưng không có cách giải “backfire”, nhất là khi chính quyền ông Diệm leo thang việc khai trừ vì tin rằng đó là cách duy nhất để chấm dứt chống phá của CS. Nó không khác việc dội nước vào cháy lửa dầu trong bếp: theo xét đoán bình thường là đúng nhưng đổ vào thêm sẽ làm lửa cháy lớn hơn.
Các vấn đề chống đối khác chỉ là phụ thuộc hoặc là “secondary effect” của vấn đề khai trừ CS. Các tranh dành quyền lợi, ảnh hưởng của các đảng phái khác cũng không thể tạo nên sức chống đối mạnh hơn việc này.
Qua biến cố 67 để nghĩ lại 63, Việt Nam đã không may khi ông Diệm lên làm TT do những biến cố lịch sử trước đó – không phải vì ông đã không xứng đáng với chức vị đó và đã làm được những việc tốt – nhưng vì ông chỉ ngẫu nhiên (happen to be) là người CG.
OK anh lấy tin trên từ NGUỒN nào ?
Xin gửi link để mọi người vào tham khảo xem ra sao ?
Đừng như Liên Thành, bảo chính Tố Hữu kết nạp Thích Trí Quang vào đảng CS, nhưng không cho nguồn nào đưa tin này ?
Chả khác gì LT lại nói, trong văn khố của mật thám Pháp cho hay Thích Trí Quang là CS, nhưng lại không thể đưa ra hồ sơ mật này làm bằng chứng.
Tóm lại, NÓI CÓ SÁCH MÁCH CÓ CHỨNG. Đừng dựng chuyện bảo tên CS gộc này nhận định rằng bla bla bla. CS nói cũng phải có bằng chứng, chứ ko phải nói kiểu lấy được. Chẳng hạn chúng bắn rơi máy báy Mỹ rụng như sung !? Hay dũng sĩ diệt tăng Mỹ tùm lum, được đăng trên mặt báo ! Đến Nguyễn Văn Tám còn là nhận vật ko có thật,
Tôi ko cần lý luận dài dòng, như bảo Viix đặt điều ra có lợi ích gì cho chúng bla bla bla ? Ai mà biết được chuyện đó, trừ chính bọn chúng biết rõ “mục đích yêu cầu” việc mình làm mà thôi.
LMC
Vì không có sách trên mạng (hay pdf), xin quote comments của ông “quang phan” trên đây:
http://old.danchimviet.info/archives/68403/comment-page-1#comment-85672
Về các chứng cớ, để lấy luật chống khủng bố của Mỹ hiện nay làm thí dụ: nếu chấp chứa, giúp đỡ quân khủng bố bằng tiền bạc, phương tiện hoặc hướng dẫn chuyên nghiệp (expert advice) đều có thể bị coi là thực hành (? undertaking) việc khủng bố, và đều có thể bị tù hoặc xử tử (nếu có thể gây ra hoặc đã mang đến thiệt mạng). Không cần một tờ giấy chứng minh là đảng viên nhóm khủng bố đâu! (Theo wikipedia, mục patriot act)
Cũng hợp lý chứ?!
Tôi không biết chi tiết việc xử CS và kẻ giúp họ ra sao trong giai đoạn đó (của một nền dân chủ non choẹt), nhưng nếu có qua một tòa án quân sự thì cũng đã là tốt rồi!
Nói tóm lại, chẳng có chứng cớ gì về việc ông Diệm đàn áp Phật Giáo chỉ vì khác đạo. Bắt bớ những người VN (phần đông nghèo) để làm tiền à? Bắt để ép đạo thì càng vô lý hơn; Pháp cũng còn chẳng làm như thế được qua 100 năm đô hộ; cha cụ nào mà dám làm nhận người vào đạo bậy bạ vì đó là một nghi thức thiêng liêng – làm bậy là đi hỏa ngục, theo Kitô Giáo!!!
Như bác nói, VC tuyên truyền tầm bậy đủ mọi thứ, phải gạn lọc ra qua thời gian mới biết cái gì thật. Người trong chính quyền VNCH, CG cũng như PG, đều coi thường những điều này chỉ vì họ nghĩ là sự thật họ biết là đủ. Nhưng, với dân chúng ít học VN, nói nhiều nói hoài nó thành sự thật với họ!
Xin cám ơn ông đã thành thật cho biết rõ nguồn tin từ đâu. Trong khi chờ đợi mọi kiểm chứng, tôi xin miễn bình luận thêm về vụ việc này với ông.
Nòi rõ thêm, nếu bọn CS cứ nói khơi khơi lấy được, kiểu như Tố Hữu nói đã kết nạp Thích Trí Quang qua lời kể của Liên Thành, tôi sẽ không xem đó là bằng chứng đáng để ý để dẫn chứng khi thảo luận nghiêm chỉnh.
LMC
Trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tác giả ghi lại lời nhận xét của Đại Sứ Cabot Lodge viết trong công điện gửi về chính phủ Hoa Kỳ bằng những lời lẽ nói về tình trạng ngu dốt cũng như não trạng phong kiến lạc hậu lỗi thời, phản tiến hóa của anh em ông Diệm với nguyên văn như sau:
“Chủ yếu chúng nó là một chế chuyên chính Á Châu thời Trung Cổ của loại gia đình cổ điển, không hiểu gì cả hay rất ít, về các ngành nghề của chính quyền vì dân. Chúng không thể ăn nói với dân chúng, không thể gây cảm tình với báo chí, chúng không thể ủy thác quyền hành hay tạo ra niềm tin, chúng không thể hiểu được tư tưởng chính phủ là công bộc của dân. Chúng nó chỉ quan tâm đến an ninh vật chất và sự sống còn của chúng, chống lại bất cứ mối đe dọa nào cộng sản hay không cộng sản.”[viii]
Bẩy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm và chế độ cũ của ông, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy.. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam mỗi ngày thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm, mỗi khi so sánh thời này với thời trước.
Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.
Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết. Với cái âm mưu tái lập một chế độ Diệm không Diệm trong đó họ sẽ phè phỡn bòn rút như xưa, xin họ nhớ cho rằng giòng lịch sử không bao giờ chẩy ngược chiều.
Và nếu họ không còn một chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm, Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.”
1.- Khi được bổ nhậm làm tri phủ ở miền Trung, ông Diệm đã có những hành động tàn ngược và dã man hết sức là kinh tởm. Sự kiện này được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:
“Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng.”[i]
2.- Trong thời gian nắm giữ chức vụ thủ tướng và tổng thống ở miền Nam Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến 1 giờ trưa ngày 1/11/1963, ông Diệm đã cho thi hành kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực khiến cho hơn 300 ngàn người bị sát hại, cùng với hơn nửa triệu người bị bắt giam và tra tấn một cách hết sức dã man. Vấn đề này đã được người viết trình bầy đầy đủ trong nơi các trang 124-133 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), và sẽ được nói rõ trong mấy chương sách nằm trong Mục XX ở sau.
3.- Ngày 30/11/1961, ông Diệm đã hí hửng và hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:
“Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”[ii]
Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:
“Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[iii] .
Việc làm dã man này không biết đã sát hại bao nhiêu trăm ngàn hay hàng triệu nạn nhân, và hậu quả của việc làm này cho đến ngày nay vẫn còn gây hại cho đất đai, cây cối, mù a màng, sinh vật và nhân dân ta trong vùng bị ảnh hưởng. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang kiện đòi chính phủ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về hậu quả ghê gớm của việc làm tàn ngược và dã man này, nhưng lại bị những người đồng đạo của ông Diệm chống đối cực lực. Sự kiện này càng chứng minh cho chúng ta thấy rằng một khi đã trở thành tín đồ Da-tô thì họ trở thành những phường vong bản, phản dân tộc, mất hết nhân tín và trở thành hạng người “cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.”
Thủ tướng Phan huy Quát không bảo vệ được chủ quyền quốc giạ :Dưới thời chính phủ Phan huy Quát, Hoa Kỳ đã coi Miền Nam như là một nước vô chủ, tự ý mang quân vào Việt Nam mà không có sự chấp thuận trước của Việt Nam Cộng Hoà.Trong quyển ” Gọng Kìm Lịch Sử”, ông Bùi Diễm- nguyên bộ trưởng tại phủ thủ tướng của chính phủ Phan Huy Quát- đã thuật lại rằng:
“Sáng sớm ngày 8-3-1965, tôi được thủ tướng Quát gọi đến tư gia. Vừa đến nơi, tôi đã thấy sứ thần Manfull tại đó. Bác sĩ Quát đã cho tôi biết là thuỷ quân lục chiến Hoa kỳ đang đổ bộ ở Đà Nẵng, và yêu cầu tôi cùng với ông Manfull soạn thảo thông cáo chung loan báo việc này. Ông căn dặn ” Cố làm sao càng ngắn càng hay, trình bày sự kiện như đã xảy ra“. Tôi kéo bác sĩ Quát sang phòng khác và hỏi ông “Có gì đặc biệt về phương diện quân sự mà chúng ta không được biết, đến độ họ phải hành động một cách vội vàng như vậy?”. Bác sĩ Quát cố giữ bình tĩnh … nhưng hơi gắt gỏng “Lúc này họ đang đổ bộ lên Đà Nẵng, anh hãy làm xong bản thông cáo chung rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.”
Thủ tướng Quát ra lệnh cho ông Bùi Diểm vội vã xác nhận việc quân đội Mỹ đổ bộ xuống Đà Nẵng là “có sự đồng ý của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà”.