WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Nguyễn Tấn Dũng và chiếc máy cái

Ảnh giaoduc.net

Còn nhớ cách đây khá lâu, một quan chức trong ngành dự trữ quốc gia ra vành móng ngựa vì tội làm hư hỏng hay thất thoát thóc gạo dự trữ quốc gia gì đó. Trước tòa, ông ta đĩnh đạc đại ý rằng:

- Thưa quý tòa, tôi từ nhỏ lớn lên đi theo Đảng, học hành được ít. Mặc dù biết mình trình độ và khả năng có hạn chế nhưng vì đây là nhiệm vụ khó khăn mà nhà nước giao thì tôi sẵn sàng nhận mà không từ chối. Lẽ ra tôi phải được thưởng vì tinh thần chấp hành nhiệm vụ, đâu ngờ lại bị đưa ra tòa.

Không chỉ cả phiên tòa, mà cả nước chuyển từ ngạc nhiên sang tức giận. Kết quảlà ông đó đi tù.
Hôm nay, tròn 51 năm cái ngày mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã “theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng”.

Dù có tức giận ông quan chức phá hoại ở Cục dữ trữ Quốc gia đã làm thất thoát nhiều thóc gạo, vật phẩm dự trữ Quốc gia, dù có không ưa ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng đã góp phần gây thảm họa cho nền kinh tế, đưa đời sống xã hội tiến lên bờ vực phá sản, đẩy mạnh phong trào tham nhũng “năm sau cao hơn năm trước” nhằm biến câu nói “không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức” trở thành hài hước… thì vẫn khó có thể trách hoàn toàn chỉ bản thân ông ta. Đơn giản chỉ vì các ông ấy nói có phần đúng.

Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta đã dặn con cháu rằng: “Chọn mặt gửi vàng” hoặc “trông người gửi của” để nhắc nhở chọn người mà giao việc, nhất là giao những trọng trách liên quan đến số phận nhiều người hoặc tài sản lớn.

Kể cũng đúng, việc giao nhiệm vụ cho người không có khả năng để họ không hoàn thành, mà không hoàn thành là phá hoại. Lỗi đó thuộc trách nhiệm của người giao chứ đâu phải của riêng người thi hành, ông ta chỉ có một tội là thiếu kiến thức, trình độ mà thôi. Kể cả các ông ấy có tham nhũng, hư hỏng, thì trách nhiệm chính vẫn là người tổ chức, giao việc, người sử dụng.

Ông quan chức Cục dự trữ Quốc gia trước đây, cũng như ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay, có thể nói một cách khá hình tượng rằng, đó chỉ là công cụ. Một bên là công cụ của nhà nước (giao cho ông công việc ở Cục dự trữ Quốc gia) và một bên là công cụ của Đảng (giao cho ông làm Thủ tướng). Vấn đề đặt ra, là vì sao Nhà nước, Đảng lại sử dụng những người như ông quan chức Cục dự trữ năm nào và ông Thủ tướng hiện tại.

Thông thường, khi để xảy ra những vấn đề khuyết điểm có liên quan đến con người, thường có ba yếu tố: Một là tổ chức, cá nhân sử dụng không biết bản chất, năng lực người được giao việc. Hai là người được giao việc cố tình phá hoại do “suy thoái đạo đức, tư cách và phẩm chất”. Ba là không ai có thể làm tốt hơn, thay thế được người đó nên giao cho họ còn đỡ xấuhơn giao cho những người khác. Bốn là vì bản chất của tổ chức giao việc đã tạo ra con người đó và đương nhiên sẽ có hậu quả đó. Thử phân tích xem yếu tố nào đã tạo ra những con người như vậy:

Xét trong hai trường hợp nói trên ta thấy: Không thể nói rằng Đảng CS, Nhà nước không hiểu cán bộ mình. Trong mọi mặt cuộc sống của cán bộ công chức hàng năm, biết bao nhiêu cuộc họp, vô số phong trào thi đua, tổng kết, bình bầu hàng năm về mặt chính quyền, về mặt Đảng… công chức Việt Nam không thể giấu tổ chức được cái lông tơ trong người chứ chưa nói đến phẩm chất, năng lực của họ. Mặt khác, Đảng CS luôn tự hào là “đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại, là lương tâm loài người”… lẽ nào điều đơn giản đó cũng không biết thì chẳng ai tin. Chính ông Thủ tướng nói rằng: “Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.” Vậy là điều thứ nhất về năng lực cá nhân của người đó bị loại bỏ và không thể nói là Đảng và nhà nước chọn nhầm người.

Vấn đề thứ hai, do người được giao nhiệm vụ đã “suy thoái đạo đức, tư cách và phẩm chất”? Khi một người gia nhập Đảng CS, họ được đảng đánh giá là thành phần ưu tú trong xã hội trong quần chúng… Vậy tổ chức Đảng là gì mà khi họ vào đó một thời gian sau, lại hư hỏng, thoái hóa và biến chất ngày càng nhiều, càng nhanh đến mức “đe dọa sự sống còn của Đảng và Chế độ”? Cơ chế nào đã tạo ra hiện tượng đó là điều cần xem xét. Như lời quảng cáo xưa nay thì Đảng CS là “đội quân ưu tú, khoa học nhất, tiến bộ nhất, những người vào đảng là để phấn đấu vì lý tưởng quang vinh của Đảng, vì lợi ích nhân dân”… thì không thể tạo ra hàng loạt người từ quần chúng tốt trở thành “thoái hóa biến chất như vậy”. Mặt khác, những cuộc họp chi bộ hàng tháng, những phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức” những năm qua có tác dụng gì? Đặc biệt khi mà số lượng người hư hỏng, tham nhũng, suy thoái ngày càng trở thành “bộ phận không nhỏ” thì nguyên nhân phải chính từ cỗ máy đào tạo mà ra.

Thứ ba, chắc chắn sẽ không có lý khi có thể giải thích rằng về tài năng, khả năng không có ai có thể thay thế những cán bộ hư hỏng, làm hại đất nước đó. Bởi ngay từ khi “bầu chọn” từng bước, Đảng CS luôn đưa ra khẩu hiệu “Sáng suốt lựa chọn những người có tài, có đức”. Vậy chẳng lẽ khi đó Đảng đã không sáng suốt, nên chọn nhầm người không đủ cả tài lẫn đức? Và chẳng lẽ một đội quân tiên phong chỉ có vậy thôi? Điều đó là khó thuyết phục.

Thứ tư, có phải bản chất của tổ chức này đã tạo ra những con người như vậy hay không? Cứ như Thủ tướng Dũng đã nói: “Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi” và cuối cùng là “Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua”. Có lẽ đến đây, không cần phân tích nhiều hơn, khi lời nói của Thủ tướng đã chỉ đích danh rõ ràng là vấn đề ở chỗ Đảng.

Khi một người đã được giao trách nhiệm nhưng không đủ năng lực, thì tổ chức giao nhiệm vụ đó phải kịp thời chấn chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết đề phòng hậu quả. Còn khi đã không hoàn thành nhiệm vụ, gây những hậu quả lớn, thì đương nhiên, cả bộ máy, tổ chức đó phải có trách nhiệm xử lý triệt để để không gây hậu họa tiếp theo. Ở đây, khả năng, tư cách người đó đến đâu, không chỉ trong Đảng mà hầu như mọi người đã biết. Thậm chí Đảng đã chỉ rõ về tập thể thì “Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”. Còn cá nhân thì “cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm”. Nhưng Đảng vẫn “đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”?

Đến đây, người ta không khỏi thắc mắc vì lý do gì mà kéo dài tình trạng này? Đảng nói rằng “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay… “ để không kỷ luật một ai “trong thời điểm hiện nay”? Khi mà đất nước với nền kinh tế đang đứng trên bờ vực thẳm, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn tỷ đồng thất thoát, bị nhũng lạm, bị lãng phí, đời sống nhân dân đang cực kỳ khó khăn, thậm chí còn không đủ tiền để nâng lương cho cán bộ công chức… thì còn chờ thời điểm nào để ra tay?

Ông Hồ Chí Minh nói rằng: “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Xem ra câu nói này trong trường hợp này chỉ đúng được một vế. Không phải Đảng CSVN không thấy vấn đề đó. Nhưng vì sao?

Đảng cân nhắc lợi hại, vậy ở đây Đảng để ai lợi và ai hại? Chắc chắn là người dân, đất nước sẽ nắm chắc phần “hại”, còn cái “lợi” chỉ còn là cho sự cầm quyền của Đảng mà thôi.

Chính vì bảo vệ sự tồn tại của Đảng, mà lợi ích của nhân dân, của đất nước đã bị coi nhẹ. Đảng vẫn tin dùng, vẫn tin tưởng và giao phó những việc liên quan sinh mệnh mấy chục triệu con người. Đảng vẫn đi theo con đường cũ, bằng cách vẫn sử dụng những con người bất tài, vô dụng tức là Đảng vẫn duy trì sự tham nhũng, yếu kém, khuyết điểm… Còn ông Thủ tướng, ông nói rõ rằng: “trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.” Vậy rõ ràng, ông chỉ là công cụ của Đảng CS, Đảng CS là chiếc máy cái đã tạo ra ông và những người như ông. Sao lại trách ông ta?

Sẽ không thể thay đổi khi cỗ máy cái vẫn tiếp tục dây chuyền sản xuất và đưa ra những sản phẩm cùng một tiêu chuẩn, không có ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thì sẽ có một Đồng chí X, Đồng chí Y khác làm thủ tướng tương tự như vậy. Và người dân, đất nước này trong trường hợp này là con nợ, là chủ thể phải chịu hậu quả. Đối với dân, đây là hành động được coi là “gửi trứng cho ác”. Song điều đó là cơ sở để Đảng tồn tại. Đó là hai con đường ngược chiều giữa ý Đảng và Lòng dân.

Vậy thì tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức? Đừng hỏi tại sao sản phẩm bị lỗi, hãy xem lại chiếc máy cái của mình. Đừng hạch ông Thủ tướng, hãy hỏi Đảng CSVN để biết họ muốn gì?

Ngày 17/11/2012

Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh

6 Phản hồi cho “Ông Nguyễn Tấn Dũng và chiếc máy cái”

  1. Dân trí says:

    Ông thủ tướng trả lời hoàn toàn đúng theo bài bản cuả đảng ta,.. văn hoá nhận lỗi và hưá sửa chữa khắc phục yếu kém, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước đảng và nhân dân vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được đảng và nhân dân giao phó v.v và v.v…vẫn vậy y trang mấy chục năm về trước, và quốc hội vẫn chỉ là một bầy thú nuôi thuần chủng cuả ,,MUÔNG CẦM TRAỊ” nên không có khả năng phản biện trước ánh đèn… chỉ khổ lũ dân quê lam lũ lo làm và đóng thuế để đảng có tiền nuôi bầy thú cảnh cuả mình. Đảng cướp được chính quyền về tay nhân dân nên đảng có toàn quyền sử dụng! Miễn bàn…

  2. d says:

    Đ/c x này miệng thi hô ( lòng tự trọng ) Nhưng qua trả lời trước QH vùa qua … Tôi không chạy , tôi không xin …Tôi theo đảng 51 năm tôi không thoai thác trách nhiệm …đảng ,QH bầu tôi tôi không từ chối và quyết làm theo ý đang ….v v . Đã là TT nhưng thực tế đã lộ rõ bản chất con người ‘ vô liêm sĩ ‘ miệng nói nhưng cái đầu ko nghĩ ra và cái xác ko hành động !!! Hơn nữa ông 3 D trả lời hơi bị lạc đề vì nơi QH là cơ quan đại diện quyền lợi của dân …mà NTD đem toàn chuyện đảng sao y trong họp BCT hn 6 trong 15 ngày trước đem ra nói trước công chúng là một người có đầu óc thiển cận ” lùn ” ấp a , ấp úng khi trả lời như kể lễ thành tích với tập thể cái đảng cs của 3 D , chả thấy 3 D nói gì đến phụng sự Tổ Quốc và nhân dân cả ? Thật buồn cười cho cái trình độ của một thủ tướng NCHXHCNVN nói theo định hướng . Trọng Sang sẽ bị đo ván trước 3 D một cách bất ngờ và nghiệt ngã . Nhìn chung nhóm lợi ích tranh giành quyền lực , ngôi thứ với nhau chứ ko có sự cấp tiến nào nhìn về dân tộc và đất nước . Mục đích chung vẫn Trung thành đcs chủ nghĩa mac – le – mao theo con đường XHCN -CSCN hoang tưởng , hão huyền đễ nhờ TQ bảo kê những chiếc ghế quyền lực độc tài toàn trị buôn dân bán nước cho Tàu làm thuộc địa kiểu mới . Trọng lú vừa gởi điện mừng đến Tập cận Bình và sai Hoàng bình QUân trợ lý đắc lực của trọng qua o bế Tập cận Bình với những từ ngữ hoa mý , nịnh bợ đễ cầu toàn , thăng tiến giữ ghế hành dan theo chân phuong bắc TQ !!!

  3. noileo says:

    “Thủ tướng lảng tránh, không trả lời thẳng vào 2 câu mà đại biểu Dương Trung Quốc hỏi, lại chỉ thanh minh là “…trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi…”

    Cả cái quốc hội nước CHXHCNVN cũng như ông thủ tướng Dũng của nước CHXHCNVN đều hơi bị ngu!

    Cái đảng cộng sản hay cái đảng nào tín nhiệm Dũng, là việc của cái đảng ấy, kệ tía cai đảng ấy!

    Rõ ràng, sở dĩ mà Dũng đuọc làm thủ tướng, là do cái quốc hội ấy phê chuẩn cho Dũng ấy làm thủ tướng,

    Dũng mà đuọc đề nghị & đuọc XIN cho làm thủ tướng, đuọc quốc hội phê chuẩn cho Dũng làm thủ tướng, thì trước hết Dũng phải là đại biểu quốc hội.

    Muốn làm đại biểu quốc hội, Dũng phải ký tên vào các văn bản XIN làm đại biểu quốc hội, XIN ứng cử làm đại biểu quốc hội, XIN nhân dân trong đơn vị bầu cử của Dũng bầu Dũng làm đại biểu quốc hội.

    sau đó đảng của Dũng phải có văn thư với quốc hội “đề nghị”, tức là XIN quốc hội, bầu & phê chuẩn, cho Dũng làm Thủ tướng, bản thân Dũng cũng phải XIN quốc hội, cho Dũng ứng cử vào chức thủ tướng, rồi Dũng mới đuọc quốc hội bầu & phê chuẩn cho Dũng làm Thủ tướng.

    Rõ ràng dù có bao nhiêu tín nhiệm dành cho Dũng, cái đảng ấy của Dũng cũng không thể có một tư cách nào, cũng không thể có một quyền hạn pháp lý nào bổ nhiệm Dũng, phân công Dũng, cho Dũng làm Thủ tướng.

    Rõ ràng, chính là cái quốc hội đã đưa Dũng vào vị trí thủ tướng, chính là cái quốc hội ấy đã cho Dũng làm thủ tướng, phân công Dũng làm thủ tướng.

    Như vậy Dũng không thể bịp bợm rằng thì là mà “đảng đã” cho Dũng làm thủ tướng thì Dũng cứ làm Thủ tướng,

    Nhưng Dũng đã đần độn bịp bợm láo toét như thế, rằng thì là mà đảng của Dũng cho Dũng làm thủ tướng, thì Dũng cứ làm…

    và đần độn hơn nữa là cái “quốc hội” ấy đã im lặng khi Dũng nhổ vào cái quốc hội ấy, khi Dũng ngang nhiên & trơ trẽn bác bỏ sự việc Dũng mà đuọc làm thủ tướng là do cái quốc hội ấy đã bầu Dũng & phê chuẩn Dũng & cho Dũng làm thủ tướng, khi Dũng ngang nhiên trơ trẽn tuyên ngôn độc lập rằng thì là mà Dũng làm thủ tướng là do “đảng” cho Dũng làm!

  4. NGÀN KHƠI says:

    CẢM TÍNH VÀ KHOA HỌC

    Người bình thường là người chỉ sống theo cảm tính. Có nghĩa quan niệm về sai đúng của họ phần lớn do thị hiếu, do niềm tin, chủ quan, mà thường khi không mang tính lô-gíc, tính khoa học, tính chính xác, tính khách quan. Khoa học trái lại là sự nghiên cứu nghiêm túc, vượt lên mọi cái chủ quan, nên bao giờ khoa học cũng đúng đắn, cũng khách quan. Khoa học bởi vậy không bao giờ sai, chỉ có người hiểu khoa học sai, làm khoa học sai. Mác tự mệnh danh chủ thuyết của mình là khoa học, nhưng nền tảng của nó lại dựa trên khái niệm quy luật biện chứng mơ hồ của Hegel, nên bản chất của nó là phi khoa học, ngoại khoa học, trở nên như một tín ngướng, một niềm tin đối với những người bị Mác khuất phục đi theo chân của Mác. Như vậy, vấn đề là nếu lý thuyết nào đó không đúng, không bao giờ có được sự thực hành đúng nào cả. Ngày xưa đã từng rộ lên thuyết luyện đan ở phương Đông, rộ lên thuyết giả kim thuật ở phương Tây, hay trong khoa học thực nghiệm, có người muốn khám phá thuyết động cơ vĩnh cửu, tất cả đều không thực hành được, vì nó không đúng các quy luật khách quan, thực tế. Lý thuyết Mác sở dĩ hấp dẫn nhiều nơi, nhiều tháng năm trên thế giới, vì Mác tự cho mình là khoa học. Nên tính hấp dẫn ở đây chính là niềm tin vào ý nghĩa khoa học mà Mác đã khẳng định. Đó chỉ là niềm tin, cả tin, mà không chịu tìm hiểu, cả phần lớn giới trí thức Tây cũng như Đông cho tới này cũng vậy. Bởi họ đều không để ý một điều, cái mà Mác vin vào không phải là thực tế khách quan nào mà Mác nhận định, mà chỉ là học thuyết biện chứng luận của Hegel. Mác vơ nguyên Hegel mà không biết, không dám, hay không có năng lực phê phán lý thuyết đó của Hegel. Về sau những người theo Mác khắp nơi cho tới nay cũng chỉ biết mù quáng tin theo mà không ai bới ra được chỗ sai đúng của Mác là gì, không ai thấy được cái bản lề của lý thuyết ông ta được tra vào nơi không vững, không cơ cơ sở thì thử hỏi có làm sao mà xoay được kết quả. Kể cả Trần Đức Thảo cũng hoàn toàn mờ tối và hoàn toàn ngây thơ, nô lệ vào điều này.
    Bây giờ nói đến trách nhiệm của cá nhân. Nếu là quyền của người đó, vì người đó là chủ, mọi hậu quả làm ra họ tự chịu không ai phải nói. Nhưng nếu họ không là chủ, không phải tài sản, của cải của họ, khi họ làm sai, họ chỉ chịu trách nhiệm với người giao họ công việc mà không chịu trách nhiệm với ai khác. Nhưng xã hội, đất nước có phải là của cải, tài sản, quyền hạn của riêng ai không, vậy thì những chức vụ lớn đứng đầu xã hội, đứng đầu đất nước, chính ai mới phải chịu trách nhiệm tối hậu ? Đây quả là ý nghĩa hóc búa mà nhiều người không dám nghĩ tới, không chịu nghĩ tới, hay không thèm nghĩ tới. Như vậy nếu là người được dân bầu theo phiếu bầu đúng nghĩa của toàn dân thật sự, người đó tất phải chịu quyền kiểm soát và trách nhiệm trước toàn dân. Còn người nào đó chỉ do một đảng nào đó lựa chọn ra để đứng đầu toàn dân, toàn xã hội, tất nhiên sai đúng trong việc làm của họ, không phải họ hoàn toàn chịu mà chính là người cơ cấu họ ra đó phải chịu, và họ cũng chỉ chịu trách nhiệm với người (tổ chức) cơ cấu họ ra đó mà thôi. Thế nhưng nếu người cơ cấu họ ra đó lại cũng không phải tự mình, mà mình phải theo một quan điểm học thuyết cứng nhắc nào đó, lúc đó ai mới là người chịu trách nhiệm sau hết. Đấy, ý nghĩa của khoa học và cảm tính chính nó là như thế. Nếu tôn giáo là niềm tin thì không thành vấn đề, bởi mọi tôn giáo đều là bộ phận, ra riêng tư, không có gì đáng nói. Nhưng nếu toàn xã hội lại bị khống chế trong một tổ chức nào đó, một tổ chức nào đó lại bị khống chế trong một lý thuyết nào đó. Và khi lý thuyết đó cũng chỉ là cảm tính thuần túy mà không phải là khoa học khách quan, đố thử mọi người lúc đó mọi sự sai đúng trong thực tế, những ai mới là chịu trách nhiệm. Đây chỉ là câu đố vui để học (hay để chọc) và chắc chắn sẽ cũng không thiếu người nổi hứng mà tham dự.

    ĐẠI NGÀN
    (18/11/12)

  5. Trung Kiên says:

    Cám ơn anh Nguyễn Hữu Vinh

    Bài viết thật chí lý và logic!

    Đồng ý với Anh rằng;…”Đừng hỏi tại sao sản phẩm bị lỗi, hãy xem lại chiếc máy cái của mình. Đừng hạch ông Thủ tướng, hãy hỏi Đảng CSVN (để biết họ) muốn gì?

  6. Vu Trung says:

    Nhưng đảng cs là cái gì, nó ra sao, đc tạo dựng bởi cái gì hay ai mới đc chứ. Cả lũ chỉ vỗ ngực nói: “tao là luật”, tao là thế nầy thế khác mà chả ai chịu giơ tay mà nói “tao là đảng” thì hỏi với cái gì? :)

Leave a Reply to Dân trí