WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhận diện nơi ‘ăn’ khủng hơn cảnh sát giao thông

Ông Nguyễn Đình Hương.

Cảnh sát giao thông tham nhũng nhưng nhỏ, chỉ như chuột ăn củ khoai, còn nơi như cọp bắt trâu, lợn sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần.

Đây là nhận định của nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương, nguyên trưởng Ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương Nguyễn Đình Hương khi nói về tham nhũng.

Sau khi nghe thông tin báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới thực hiện vừa công bố, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, đó là điều đáng mừng bởi xưa nay ai cũng biết tham nhũng nhưng chẳng bao giờ công khai nói ra. Không những thế, dư luận đôi khi tỏ ra nghi ngờ các kết quả khảo sát do chính các cơ quan chức năng thực hiện.

 

Theo ông Hương, tham nhũng đã trở thành vấn nạn, ngành nào, cấp nào cũng có và đặc biệt tập trung ở những cán bộ có chức quyền. Bởi trên lý thuyết, chức – quyền – bổng lộc là những yếu tố luôn đi liền với nhau. Danh sách 4 “ông lớn” là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng bị đưa vào vị trí “tốp ten” chưa thể phản ánh hết bức tranh tham nhũng hiện nay.

- Phải chăng, 4 ngành tham nhũng nhiều nhất như báo cáo nói là chưa hoàn toàn chính xác, thưa ông?

- Báo cáo nói rằng, cảnh sát giao thông là ngành tham nhũng nhiều nhất nhưng tôi lại có quan niệm hơi khác một chút. Tôi so sánh, cũng như con chuột tha củ khoai, tha đi tha lại nhiều lần cũng chỉ ăn được củ khoai, nhưng con cọp bắt được con lợn, con trâu nó sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần.

Cảnh sát giao thông đúng là có tham nhũng nhiều và là hiện thực người dân có thể tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe được nhưng đó chỉ là cái nhỏ. Đối với quốc gia, tổn thất đó không lớn. Những vụ ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc phải là những vụ tham nhũng khổng lồ, bòn rút ngân sách Nhà nước hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng như Vinashin, Vinalines…

- Theo quan điểm của ông, ngành nào sẽ giữ vị trí “quán quân” về tham nhũng hiện nay?

- Theo tôi, ngân hàng vẫn là ngành “ăn” khủng khiếp nhất. Nhà băng là mạch máu, “nguyên soái” của nền kinh tế, không có tiền thì kinh tế không thể đứng vững được. Tôi thử lấy ví dụ, anh muốn làm doanh nghiệp, muốn vay vốn không phải cứ vác hồ sơ đi vay là xong. Ngân hàng tuyên bố lãi suất cho vay là 12-13% nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay với mức 17-18%. Số tiền phát sinh đó do họ phải “đi đêm” với ngân hàng để được giải ngân. Hay ngành đất đai, để trúng thầu một dự án, dường như có quy tắc ngầm giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Để được trúng thầu, anh phải “lót tay” hàng trăm triệu đồng, thậm chí vài phần trăm của gói thầu để được giành phần thắng. Với những dự án béo bở, các nhà thầu sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để “thỏa thuận” với chủ đầu tư… Bây giờ, người ta dùng tiền để “bôi trơn”, để “chạy” đủ thứ.

- Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, hiện tượng tham nhũng, chạy chức chạy quyền… có lẽ cũng đang nhức nhối, thưa ông?

Đúng vậy. Không chỉ lĩnh vực kinh tế, quản lý Nhà nước cũng là “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng. Cán bộ có chức có quyền đều gọi là “công bộc của nhân dân” nhưng cần phải nhìn nhận và đánh giá cho đúng. Bây giờ trong cán bộ lãnh đạo những ai thực sự còn là công bộc của nhân dân?

Người dân thường có câu, để có được chức quyền cần 4 yếu tố. Thứ nhất phải kể đến hậu duệ, thứ hai là tiền tệ, thứ ba là quan hệ và cuối cùng mới đến trí tuệ. Ngẫm ra thật đau đớn khi tài năng, trí tuệ chỉ xếp cuối cùng. Đối tượng tham nhũng bây giờ nhiều tiền, nhiều mánh khóe lắm. Không phải chỉ “cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” đâu, bởi chúng còn mua bằng nhiều thứ khác, ngoài tiền.

- Vậy theo đánh giá của ông, nguyên nhân của căn bệnh này do đâu?

- Thứ nhất, tham nhũng còn có đất để phát triển nếu chúng ta vẫn để tồn tại cơ chế “xin-cho”, cơ chế “độc quyền” như hiện nay. “Xin-cho” ở đây như xin đề án, xin đất đai, xin chỉ định thầu, xin đặc quyền đặc lợi… Thứ hai là trong công tác cán bộ còn có kiểu độc quyền, không qua thi tuyển khi bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo của các bộ, ngành… Nếu không thay đổi những tư duy này thì có tổ chức bộ máy chống tham nhũng theo cách nào cũng khó mà chống được tham nhũng.

Để chặt đứt “mạng lưới” tham nhũng, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, vừa phòng vừa chống. Nhưng trước hết phải bắt đúng bệnh và kịp thời. Phải xử đúng người đúng tội, phải xử nghiêm từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Xử nghiêm là thuốc đặc trị. Vấn đề là có quyết tâm chống không? Nếu thoát khỏi nạn nể nang, né tránh, sợ liên lụy, ngại ngùng và không vụ lợi thì cuộc đấu tranh tham nhũng chắc sẽ có bước tiến.

Theo Đất Việt

10 Phản hồi cho “Nhận diện nơi ‘ăn’ khủng hơn cảnh sát giao thông”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Ngân hàng tuyên bố lãi suất cho vay là 12-13% nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay với mức 17-18%

    Việc doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao hơn có hại cho nền kinh tế. Lãi suất cao làm doanh nghiệp làm ăn kém lời, cũng có nghĩa là sẽ ít doanh nghiệp có thể kinh doanh với lãi suất cao hơn, cũng có nghĩa là sẽ có ít doanh nghiệp mới mở ra hơn vì những người đi vay thấy lãi suất cao quá họ sẽ giữ tiền lại để cất dấu hay làm việc khác. Hậu quả của ít doanh nghiệp mở ra hơn là nạn thất nghiệp sẽ nặng hơn. Một chính quyền dung túng cho nạn phải chấp nhận nâng lãi suất khi vay tiền là một chính quyền không biết làm kinh tế. Đó là một chính quyền chỉ dung túng cho phe phái trục lợi bất chính trong khi dốt nát về cách phải tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, giảm nạn thất nghiệp.

  2. GianNhưVũ says:

    Vấnđề là mần răng mà dẹp cho được cái nạn thamnhũng vốn có tự ngàn đời trên kwê ta đó Giang à! Đừng có ngồi đó mà chỉ trích và nói trạng chẳng được cái kủ gì cả! Mình phải biết rằng thì là xưa nay dân ta ai cho con đi học cũng đều mong có ngày đỗ đạc ra làm kwan, (dù là kwan đốc) thì cũng mới có cơ hội làm giàu, ‘vinh thân phì da’ mà, phải không? Giảdụ như kụ Giang bâyrờ đang theo phongtrào ”rân chủ”, đang đấutranh để lậtđổ hay giảithể chếđộ cs, và cứ cho là nay mai sẽ thànhcông như mộng tưởng, tức là kụ Giang sẽ lên mần ông NI ông NỌ, thì chắcchắn kụ cũng sẽ thamlam, nhũngnhiễu dân nghèo ta mà thui! Có đúng không nào??? Hãy tự xét lại lòng mình đi! Sửa là phải sửa mình trước… tu thân, tề gia… mà!!!

    • Vũ duy Giang says:

      Đừng”Suy bụng ta,ra bụng người”để “Nghĩ sao,viết dzậy”, theo kiểu của Triệu(hay Tỷ)lương dân(=dên đen mộng tinh cả triệu lương!!)

    • Nguyễn says:

      Xin lỗi ông,ông nói chuyện như một cán bộ CS già,ăn no thì hạ cánh,coi chuyện hối lộ tham nhũng là một chuyện tự nhiên, không cần tìm hiểu nó tự đâu mà có và làm sao để dẹp -hay ít ra là giới hạn nó,và coi những ai chống tham nhũng như người chống lại chế độ vì họ dám phá đổ cái cơ chế xin cho của mình!
      Cái căn nguyên đầu tiên của tham nhũng là những cán bộ có quá nhiều quyền lực mà không bị kiểm soát ! ông có đồng ý với tôi điều đó không?như ngựa không cương,như xe không thắng,họ tự tung tự tác,ăn chia những gì không phải của họ,rồi bao che lẫn nhau khi bị phát giác,sẵn sàng trù úm,triệt hạ những người không cùng vây cánh,và rốt cuộc,cái việc làm hàng ngày không phải là phục vụ nhân dân mà là phục vụ cho bè phái,băng đảng của họ.
      Quyền lực càng to thì tham nhũng càng lớn,đó là một định luật!
      Nhưng tại sao ở nhửng nước dân chủ,sự tham những lại ít hơn,nhỏ hơn so với những nước CS,ví dụ như tại Mỹ,năm 1973,ông Phó Tổng Thống Agnew chỉ vì bị báo chí phác hiện trong quá khứ có lần ông đã trốn thuế,thế là ông phải từ chức.Số tiền trốn thuế ấy,nếu so với ngân sách quốc gia Mỹ thì chỉ là một hạt cát,nhưng càng làm lớn thì càng không được làm láo.Báo chí Mỹ -là cái công cụ của dư luận -không ngừng rà đi soát lại cái quá khứ ,hiện tại của từng cán bộ lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương,nếu một ai đó mà có tì vết thì chúng lôi ra tha hồ mỗ xẻ,và nhân dân Mỹ sẽ không bầu cho họ hay là xếp của họ lại trong lần bầu cử tới!
      Như vậy,ta có thể thấy,cái quan trọng cần phải có cho một thể chế được trong sạch là:TỰ DO BÁO CHÍ và TỰ DO BẦU CỬ !
      ( Ý tôi muốn nói là TDBC và TDBC đúng nghĩa,chứ không phải là cái trò hề báo lề phải,lề trái,hay là đảng cử dân bầu đâu ông nhé!)

      • NguyễnMôRứa says:

        Muốn có dânchủ, tựdo,.. báo chí, bầu cử tựdo,.. thì trước hết phải lo giáodục dântrí cái đã Nguyễn à! Vấnđề ko phải một sớm một chiều mà có liền được, nước ta nghèo mà lại phải bị caitrị và đôhộ bởi ngoạibang nhiều đời, nhiều bận kwá, nên đã bị nhiễm nặng cái vănhóa ‘xin cho’ của nhogiáo (vua là thiêntử, kwan là phụmẫu chi dân!) Thời Pháp thuộc thì người Pháp là ‘mẫukwốc’ các thằng Tây đều là con của chuá, cũng như con trời, cọng thêm cái vănhóa ‘thiênchuágiáo’ cũng trên chuá, dưới cha, thì hỏi ko ‘xin cho’ răng được chơ hí?!? Cho nên bạn thấy từ xưa cho đến nay, có triềuđại nào mà ko kwankwyền thamnhũng, đè đầu cưỡi cổ dân nghèo chúngta ko há? Có thế thì muôn đời ‘káchmệnh’ mãi thànhcông chứ! Nếu ko 2 chữ đó có nghĩa gì đâu???
        Như cái anh chàng VũDuyGian(g) ở trên, nói mà chẳng hiểu mình nói gì, cứ ưa hô hào cáchmạng thì dễ kwá mà! Hãy cáchmạng bảnthân trước đã! Còn bạn nói TDBC đúng nghĩa có phải là cái kiểu máy hư ở Florida ko đếm phiếu kịp đó phải ko? Hay cái kiểu ‘xanh bỏ giỏ (rác) còn đỏ (của kụ Riệm) thì bỏ vô bì, đó há???!!!

      • Nguyễn says:

        Thưa ông Gian như Vũ tự Nguyễn mô Rứa:
        Đã 37 năm trôi qua,ông muốn nhân dân được giáo dục tới chừng nào?hả ông cán bộ ?Cở cán bộ giáo dục như Sầm đức Xương thì giáo dục cho nhân dân như ông liệu có được không?
        Ông bảo hãy cách mạng bản thân trước đã,với cái lối văn chương đầy nước lèo trộn nước cống của ông,thì điều đó hãy nên áp dụng cho ông trước!
        Kính bái !

      • Vũ duy Giang says:

        Trên diễn đàn DCV có 1″bầy sâu”đang đục khoét,phá hoại tiếng VN để đổi dần thành tiếng Tầu(phiên âm)như”kwê ta,kwan đốc(vì bị mặc cảm là dân đen,mù chữ!),mẫu kwoc…”,và chụp mũ”hô hào cách mạng”(?!),hoặc thay đổi tên của những bậc Thương trưởng như:”ku Riệm”,giống như Nguyễn hữu”Vện”(chốn khỏi diển đàn,vì bị vạch mặt, đổi tên!),và có lẽ cũng vì:”dân trí”thấp,”nước ta nghèo” giống như
        “Nguyển mô rứa” cùng quê xứ Nghệ với HCM?!

      • GianNgu says:

        Hai cái tên ‘rốt’ mà cứ ưa chêbai người khác, thiệt là đáng thương! Một tên thì chẳng biết gì về chínhtả cả: chữ ‘cỡ’ mà viết thành ‘cở’ như ‘mắc cở’, còn chữ ‘pháthiện’ thì viết thành ‘phác’ như ‘pháchọa’
        thua cả các em lớp 3 trường làng! Còn tên KwởnNôm thì ‘trốn’ viết thành ”chốn’ theo kiểu bắckầy thiếu học! ( máy bay kway ‘chở’ nại vì gặp ‘chở’ ngại…!) Đã rứa thì ‘dântrí’ phải viết là ‘dânchí’ mới đúng chứ?! ”Có (nhiều) ‘chí’ thì mới nên mà!!! À, tên này cũng lớp 3 trường làng luôn: diễnđàn mà viết ‘diểnđàn’ há? Chắc chúng bay bị ăn phải ‘nước lèo ‘chộn’ nước cống’ nhiều kwá! Tộinghiệp ghê!!!

  3. NON NGÀN says:

    THAM NHŨNG

    Tham nhũng tợ bóng ma
    Ở đâu dường cũng có
    Nhưng ai người chỉ nó
    Bởi vì nó vô hình

    Tại sao anh tham nhũng
    Bởi vì anh vô tình
    Vô tình với người khác
    Vô tình với nước, dân

    Nhưng sao anh vô tình
    Bởi lòng anh chai đá
    Anh chỉ nhẳm tư lợi
    Có còn biết đến ai

    Đó là lý tại sao
    Vì ăn nhiều khẩu hiệu
    Lâu ngày thành bão hòa
    Lòng anh thành sạn đá

    Anh vì mất niềm tin
    Nên anh thành tham nhũng
    Hay anh vô giáo dục
    Ai giáo dục anh đâu

    Nên giáo dục hàng đầu
    Vì giáo dục sai trái
    Cũng cầm bằng như không
    Khiến anh thành tham nhũng

    Anh cũng là người dân
    Đi làm thành cán bộ
    Lâu ngày lên lãnh đạo
    Tham nhũng cũng theo anh

    Vậy thì nói cho cùng
    Đầu tiên là bản chất
    Kế sau là giáo dục
    Sai hỏng tham nhũng hoài

    Nên việc đời cần thật
    Cứ giả dối nguy to
    Càng giả càng bất lợi
    Tham nhũng mãi đi lên

    Tham nhũng như con lạch
    Lạch thì phải có nguồn
    Chận nguồn anh không chận
    Tham nhũng cứ có luôn

    Bởi chủ yếu niềm tin
    Đến sau là đạo đức
    Niềm tin mà không có
    Đạo đức hỏi có gì

    Anh cứ bảo niềm tin
    Mà niềm tin không thật
    Niềm tin chỉ dựng hình
    Đó là nuôi tham nhũng

    Cho nên diệt tham nhũng
    Chỉ là cốt trong lòng
    Trong lòng chưa muốn diệt
    Nó càng cứ rối bong

    Nên tham nhũng tựa ma
    Có đó mà không thấy
    Bởi vì cốt trong lòng
    Mình sao nó là vậy

    Thôi thì cũng việc đời
    Nói chơi cho qua chuyện
    Tham nhũng nương theo đời
    Đời ngay dễ gì có

    NGÀN KHƠI
    (28/11/12)

  4. Vũ duy Giang says:

    Ông cán cao cấp này nói về tham nhũng(=tiền),mà còn nhầm khi kể về 4″yếu tố”,vì”Thứ nhất phải là Tiền tệ(vì mua được tất cả),và thứ nhì mới đến hậu duệ,rồi:thử 3:quan hệ,thứ tư:trí tuệ”. Về ngành ngân hàng,thì dân đen cho là đồng nghĩa với tiền,nên tham nhũng ở đây phải là ngành”ăn khủng khiếp nhất”(như ông này nói),nên các tổng công ty(TCT) cũng đua nhau mở ngân hàng,đế”lấy ngắn(ngân hàng lời nhanh?!)để nuôi dài”(là ngành của các TCT). Nhưng “tưởng dzậy,nhưng không mà phải dzậy”.

    Dù sao ở xứ CSVN,ai cũng biết là đi làm thì:”lương thấp,mà bổng cao”, hoặc”lương ít,lậu nhiều”, cũng vì vậy mà các”chóp bu”CSVN chỉ thấy các thế lực”thù địch” nội xâm khắp nơi,theo như HCM đã có tư tưởng(và đạo đức!)kết tội:”tham nhũng,quan liêu là giặc nội xâm”.

    Vậy mà Quan”Ếch xì xằng” lại được bầy sâu TW đảng cướp tha tội làm”giặc nội xâm”. Thôi đừng
    “đạo đức giả về tưởng tượng của HCM”nữa !!

Phản hồi