WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày 19/12/1946: Hồ Chí Minh trốn chạy

Hồ Chí Minh đi mặt trận

Ngày 19-12-1946 được đảng Cộng Sản (CS) gọi là ngày “Toàn quốc kháng chiến”, vì vào ngày đó, Hồ Chí Minh lên tiếng kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Dân chúng Việt Nam vốn yêu nước và căm thù giặc Pháp bảo hộ từ 1884, nên khi nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, liền đứng lên đáp lời sông núi, hưởng ứng cuộc kháng chiến chống Pháp. Thật ra, lý do sâu xa đưa đến việc Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến là do việc Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) bị Pháp dồn vào thế bí, phải hô hào kháng chiến, nhằm tìm cách trốn chạy khỏi Hà Nội ngày 19-12-1946.

1.- LỜI THỀ CHỐNG PHÁP

Sau Đại hội đảng CSĐD tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ 13 đến 15-8-1945, Hồ Chí Minh tổ chức tiếp “Đại hội đại biểu quốc dân” ngày 16-8-1945, cũng tại Tân Trào, để thành lập “Uỷ Ban Dân Tộc Giải Phóng Việt Nam”, có tính cách như Chính phủ Cách mạng Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Trong khi đó, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945. Quân đội Nhật tại Đông Dương buông súng, chờ đợi giải giới. Chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ. Chính phủ nầy không có bộ Quốc phòng, không có quân đội nên không có ai giữ gìn an ninh xã hội trong thời gian chuyển tiếp. Lực lượng võ trang Việt Minh cộng sản tự do thao túng.

Từ Tuyên Quang, Hồ Chí Minh cùng lực lượng Việt Minh đến Hà Nội ngày 21-8-1945 và xuất hiện trước công chúng ngày 28-8-1945. Sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại Huế ngày 30-8, thì tại Hà Nội, Hồ Chí Minh gấp rút ra mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945, tại bãi Cột Cờ (Rond point Puginier), mới được đổi tên thành công viên Ba Đình từ đầu tháng 8-1945.

Tại buổi lễ, sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh hô to hai lời thề. Thứ nhứt, lời thề của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà: “Chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Quốc dân đại biểu đại hội cử lên, xin thề rằng: Chúng tôi sẽ kiên quyết lĩnh đạo làm dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh, đang mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong lúc giữ nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ.” Thứ hai, lời thề của Quốc dân: “Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: Kiên quyết một lòng ủng hộ chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ủng hộ chủ tịch Hồ Chí Minh. (Xin thề!) Chúng tôi xin thề cùng chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng. (Xin thề) Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp. (Xin thề!)” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam, Hà Nội: Nxb.Thông Tấn, 2005, tr. 26.)

2.- HỒ CHÍ MINH NUỐT LỜI THỀ

Tuy thề như trên, nhưng chỉ nửa năm sau, Hồ Chí Minh vội nuốt lời thề. Nguyên trước khi Nhật Bản đầu hàng, Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ) gởi cho Nhật một tối hậu thư, gọi là tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, theo đó sau khi quân đội Nhật đầu hàng, tại Đông Dương quân Nhật sẽ bị giải giới do quân THQDĐ ở bắc và do quân Anh ở nam vĩ tuyến 16.

Tối hậu thư Potsdam không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho tương lai Đông Dương. Điều nầy sẽ tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị tại Đông Dương một khi những quyết định trong tối hậu thư Potsdam được thi hành, vì nếu Nhật đầu hàng, chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật bảo trợ, sẽ sụp đổ, thì ai sẽ là người có thẩm quyền tại Đông Dương? Đây là kẻ hở mà tân tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman muốn tạo cơ hội cho Pháp trở lại Đông Dương nhằm lấy lòng Pháp, để Pháp ủng hộ chủ trương của Hoa Kỳ về việc ngăn chận sự bành trướng của Liên Xô ở Âu Châu. (Robert S. McNamara, In Retrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31.)

Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng. Quân đội Anh đến Sài Gòn ngày 13-9-1945 và quân đội THQDĐ đến Hà Nội ngày 14-9-1945. Về phía Pháp, để tìm cách trở lại Đông Dương, Pháp ký với Anh tạm ước về hành chính và tư pháp tại London ngày 8-10-1945, theo đó Anh giao quyền cho Pháp cai trị phía nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, tr. 275.) Sau đó, Pháp ký với THQDĐ hiệp ước tại Trùng Khánh (Chongqing) ngày 28-2-1946, nội dung là Trung Hoa chịu cho quân Pháp thay thế ở bắc vĩ tuyến 16, và ngược lại Pháp nhường cho Trung Hoa nhiều quyền lợi kinh tế ở Bắc Kỳ cũng như ở Trung Hoa. (David G. Marr, Vietnam 1945, the Quest for Power, University of California Press, 1995, tr. 544.)

Pháp theo quân Anh, tái chiếm Nam Kỳ, rồi tiến quân ra Trung v à Bắc Kỳ. Trong lúc nầy, Việt Minh và Hồ Chí Minh gặp ba trở lực cùng một lúc: 1) Quân THQDĐ. 2) Các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc trở về Việt Nam sau thế chiến 2 như Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách)…. 3) Quân Pháp từ trong Nam ra Bắc.

Nhằm đối phó với các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh hối lộ các tướng lãnh THQDĐ để họ sớm đem quân về nước theo hiệp ước Trùng Khánh, và khi quân Pháp đến Hải Phòng sáng ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh kiếm cách thỏa hiệp với Pháp. Vào chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, Hồ Chí Minh, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, ký thỏa ước Sơ bộ với đại diện Pháp là Jean Sainteny. Theo thỏa ước nầy, Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật (điều 2).

Hồ Chí Minh mới thề chống Pháp đó, nay cũng chính Hồ Chí Minh nuốt lời thề, ký thỏa ước hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam. Như thế chưa đủ. Hồ Chí Minh còn theo phái đoàn Phạm Văn Đồng qua Paris dự hội nghị Fontainebleau và Hồ Chí Minh ký Tạm ước (Modus Vivendi) tối 14-9-1946 với Marius Moutet, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại. Tạm ước gồm 14 điều khoản, nhượng bộ để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam.

3.- CĂNG THẲNG VIỆT PHÁP SAU CÁC THỎA ƯỚC

Tạm yên với THQDĐ và với Pháp sau thỏa ước Sơ bộ (6-3-1946), Việt Minh và Hồ Chí Minh kiếm cách tấn công các đảng phái chính trị đối lập như VNQDĐ, Việt Cách, Đại Việt, và những người không theo Việt Minh. Lãnh tụ các đảng phái nầy hoặc bị giết, hoặc phải lẫn trốn hoặc bỏ qua Trung Quốc. Tuy nhiên, về phía Pháp, thì Pháp càng ngày càng tăng quân và gây hấn ở Bắc Kỳ.

Ngoài những tranh chấp nhỏ, cuộc đụng độ Việt Pháp lớn đầu tiên xảy ra ở Bắc Ninh ngày 3-8-1946. Uỷ ban Liên kiểm Việt Pháp đến can thiệp, nhưng không giải quyết được cuộc tranh chấp. Ngày hôm sau, Pháp đòi đóng quân tại trại lính khố xanh cũ. Việt Minh không chấp thuận. Pháp dùng phi cơ oanh tạc, và chiếm luôn thị xã Bắc Ninh. Sau đó, Pháp tự ý kiểm soát quan thuế ở Hải Phòng kể từ 10-10-1946.

Tại Lạng Sơn, ngày 20-11-1946, quân Pháp tìm kiếm mộ địa người Pháp bị Nhật giết trong thời chiến tranh, có cả ban Liên kiểm Việt Pháp đến chứng kiến. Hôm sau, quân Pháp tiếp tục công việc thì bị Việt Minh tấn công. Hai bên đụng độ nặng. Quân Pháp chết 9 người. Thương thuyết suốt ba ngày không được, đại tá Sizaire chiếm thành Lạng Sơn ngày 24-11-1946.

Tại Hải Phòng, ngày 20-11-1946, một chiếc xà-lúp (chaloupe) của người Trung Hoa chở nhiên liệu vào biển cửa Cấm ở Hải Phòng, với giấy phép do Sở Thương chánh Việt cấp. Pháp cho tàu chận xét, và kéo chiếc xà-lúp về đồn Pháp. Quân Tự vệ Việt Minh ngăn chận tàu Pháp. Hai bên xô xát và nổ súng. Uỷ ban Liên kiểm Việt Pháp từ Hà Nội xuống Hải Phòng dàn xếp, nhưng tình hình vẫn căng thẳng.

Đại tá Pierre-Louis Débes gởi tối hậu thư ngày 23-11-1946 cho nhà cầm quyền Việt Minh phải rút hết tự vệ ra khỏi thành phố Hải Phòng, dẹp bỏ các chướng ngại vật, nếu không Débes sẽ hành động từ 10 giờ sáng 24-11-1946. Phía Việt Minh không phúc đáp. Thế là Débes ra lệnh cho phi cơ oanh tạc và chiến hạm tấn công bằng đại bác, gây thiệt hại nặng nề cho người Việt. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài Gòn: 1965, California: Nxb. Xuân Thu tái bản, tr. 29.)

Quyền cao ủy Đông Dương, trung tướng Jean Valluy ra lệnh cho thiếu tướng Louis Morlière, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ, và đại tá Pierre-Louis Débes phải làm chủ tình hình Hải Phòng và kiểm soát thuế quan. Débes liền cho quân Pháp tấn công và hoàn toàn làm chủ Hải Phòng ngày 2-12-1946.

Về phía Việt Minh, Việt Minh âm thầm chuẩn bị chiến tranh. Lúc đó, Hà Nội có 5 tiểu đoàn Vệ quốc quân và 10,000 tự vệ của 17 khu phố. Việt Minh lùng bắt và giết hại Pháp kiều cùng binh sĩ Pháp khắp nơi, làm cho tình hình mỗi ngày mỗi trầm trọng. Lo ngại chiến tranh xảy ra, dân Việt bắt đầu tản cư khỏi thành phố, về các vùng thôn quê chung quanh.

Ngày 7-12-1946, Võ Nguyên Giáp gởi thông tư khẩn cấp, yêu cầu các đơn vị quân đội phải hoàn tất việc chuẩn bị tấn công vào ngày 12-12-1946. Từ 10-12-1946, các công sở được lệnh thu xếp hồ sơ, dụng cụ để tản cư ra vùng nông thôn lân cận.

Trong khi đó, tại Pháp, cuộc bầu cử quốc hội ngày 10-11-1946 đem thắng lợi cho các đảng khuynh tả, trong đó đảng CS Pháp dẫn đầu. Các đảng khuynh tả đưa Léon Blum thuộc đảng Xã Hội, lên lập chính phủ ngày 16-11-1946. Tân chính phủ chủ trương thương thuyết với Việt Minh để tìm kiếm một giải pháp chính trị, nhưng các tướng lãnh Pháp ở Đông Dương lại quyết tâm áp lực Việt Minh.

Quyền cao uỷ Đông Dương, tướng Jean Valluy, ra Hải Phòng họp với Louis Morlière, Pierre-Louis Débes và Jean Sainteny ngày 17-12. Hôm sau, ngày 18-12-1946, một chiếc xe của Pháp bị tấn công trước bộ Tài chính và bộ Giao thông tại Hà Nội. Trưa đó, Pháp giao cho Việt Minh một thư báo tin Pháp sẽ chiếm trụ sở hai bộ đó, đồng thời yêu cầu Việt Minh dẹp bỏ những chướng ngại vật, nếu không Pháp sẽ tự mình khai thông đường phố. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ nhất. Cùng ngày 18-12-1946, thiếu tá Pháp Jean Julien gởi cho Việt Minh một thư khác phàn nàn rằng cảnh sát Việt Minh không chu toàn nhiệm vụ và cho biết nếu việc nầy tiếp tục, Pháp sẽ đảm trách giữ gin an ninh Hà Nội từ ngày 20-12-1946. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ hai. (Stein Tonnesson, Vietnam 1946 – How the War Began, University of California Press, tr. 198.) Cũng trong ngày 18-12-1946, Hoàng Hữu Nam (tức Phan Bôi, em chú bác ruột với Phan Khôi), thứ trưởng bộ Nội vụ Việt Minh, họp công chức tại Hà Nội, ra lệnh tản cư. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 30.)

Sáng 19-12-1946, tướng Morlière, tư lệnh lực lượng Pháp ở Bắc Kỳ, gởi thư cho Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi), buộc Việt Minh phải tước khí giới quân Tự vệ ở Hà Nội, chấm dứt bạo động, đình chỉ việc chuẩn bị chiến tranh, và để cho Pháp bảo vệ an ninh thành phố Hà Nội. Đồng thời Morlière đề nghị với Hoàng Hữu Nam triệu tập cuộc họp khẩn cấp để tìm biện pháp tránh xung đột. Việt Minh cho đây là tối hậu thư thứ ba của người Pháp ở Hà Nội. (Stein Tonnesson, sđd. tr. 204.)

Để Pháp khỏi nghi ngờ về những chuẩn bị của Việt Minh ngày hôm đó, Hoàng Hữu Nam trả lời rằng vấn đề sẽ được cứu xét trong phiên họp hằng tuần vào ngày hôm sau, thứ Sáu 20-12-1946. Hồ Chí Minh viết thư ngắn cho đại diện Pháp là Jean Sainteny yêu cầu Sainteny thương thuyết với thứ trưởng ngoại giao Việt Minh là Hoàng Minh Giám. Sainteny hẹn sẽ gặp Giám vào ngày hôm sau (20-12). Võ Nguyên Giáp cố gắng thuyết phục tướng Louis Morlière rằng để làm cho tình hình bớt căng thẳng, quân Pháp phải tỏ thiện chí bằng cách bỏ lệnh cấm trại, cho lính nghỉ ngơi. Morlière đồng ý.

Tuy nhiên lúc 5 giờ chiều ngày 19-12, Louis Morlière nhận được tin tình báo cho biết VM sẽ tấn công tối hôm đó, nên Morlière đổi ý, duy trì lệnh cấm trại, không cho quân Pháp ra khỏi căn cứ, đồng thời tập trung thường dân Pháp vào những khu vực gần căn cứ Pháp để dễ bảo vệ, và chuẩn bị đối phó với tình hình. (phối hợp các tài liệu: Stein Tonnesson, sđd. tt. 203-204, Đoàn Thêm, sđd. tr. 30 và Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A: 1939-1946, Houston, Nxb. Văn Hóa, 1996, tt. 370-371.)

4.- 19-12-1946: HỒ CHÍ MINH BỎ TRỐN

Nếu quân đội Pháp nắm giữ an ninh Hà Nội, nghĩa là kiểm soát cả lực lượng võ trang VM, thì sinh mệnh của chính phủ Hồ Chí Minh, lãnh đạo mặt trận VM và đảng CSĐD hoàn toàn nằm trong tay quân đội Pháp. Đó là điều VM không thể chấp nhận được, nhưng lúc đó VM yếu thế, không đủ sức đánh Pháp. Hồ Chí Minh liền họp Trung ương đảng CSĐD (TƯĐCSĐD) để quyết định.

Đảng CSĐD đã được Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán ngày 11-11-1945, và thay bằng Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) làm tổng thư ký. Tuy nhiên, theo lời Hồ Chí Minh “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)

Hồ Chí Minh trốn khỏi Hà Nội, qua Hà Đông từ 26-11-1946. (Stein Tonnesson, sđd. tr. 199.) Ông triệu tập cuộc họp Trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông). Không thể để Pháp bắt, cũng không thể âm thầm nhục nhã bỏ trốn khỏi Hà Nội, Việt Minh và đảng CSĐD không còn con đường nào khác là phải tấn công Pháp và kêu gọi toàn quốc kháng chiến, để có lý do chính đáng giải thích sự thoát thân khỏi Hà Nội trong danh dự. Vì vậy, trong hội nghị nầy, TƯĐCSĐD quyết định phát động cuộc chiến chống Pháp trên toàn quốc. Hội nghị còn thông qua báo cáo về đường lối trường kỳ kháng chiến của Trường Chinh, về kế hoạch quân sự của Võ Nguyên Giáp và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh”. (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 48.)

Theo điều thứ 29 của Hiến Pháp ngày 9-11-1946, nếu nhà nước “muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viện có mặt bỏ phiếu thuận.” Sau đó, điều thứ 38 ghi rằng: “Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.” Tuy hiến pháp nầy không được ban hành và bị bãi bỏ ngày 14-11-1946, tức 5 ngày sau khi được quốc hội thông qua, nhưng lúc đó ban thường trực quốc hội đã được bầu lên. Ban thường trực quốc hội có mặt thường xuyên ở Hà Nội, nhưng không được Hồ Chí Minh tham khảo ý kiến về một việc trọng đại ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn dân, mà Hồ Chí Minh chỉ hội ý riêng với TƯĐCSĐD, rồi quyết định tấn công Pháp.

Điều nầy có nghĩa là không phải quốc hội Việt Nam hay ban thường trực quốc hội Việt Nam, tức không phải đại biểu nhân dân Việt Nam quyết định chiến tranh, mà Hồ Chí Minh, mặt trận VM, TƯĐCSĐD tự ý quyết định mở cuộc tấn công Pháp, rồi áp đặt chiến tranh lên dân tộc Việt Nam.

Nhớ lại lịch sử nước ta thời nhà Trần (1226-1400), vào tháng 11 năm giáp thân (1284), được tin nhà Nguyên (Trung Hoa) gởi quân tấn công nước ta, vua Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293) triệu mời các bô lão khắp nước đến điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để tham khảo ý kiến. Tất cả những người có mặt đồng thanh trả lời là: “Phải đánh” (Quyết chiến). Vào thế kỷ 13, việc đi lại khó khăn, triệu mời đại biểu dân chúng không dễ, Trần Nhân Tông còn hỏi ý dân để chống ngoại xâm. Trong khi đó, giữa thế kỷ 20, Hồ Chí Minh chỉ hỏi ý đảng của ông ta tức đảng CSĐD, mà không cần hỏi ý dân, cũng không cần hỏi ý quốc hội hay ban thường vụ quốc hội đang có mặt tại Hà Nội.

Cần chú ý là khi Pháp nhờ người Anh, đưa quân tái chiếm Nam Bộ từ tháng 9-1945, rồi lại đưa quân tiến ra Trung và Bắc Kỳ, thì tổ quốc Việt Nam thực sự lâm nguy từ lúc đó. Dầu vậy, Hồ Chí Minh không kêu gọi toàn dân chống Pháp, mà Hồ Chí Minh kiếm cách thương thuyết với Pháp để duy trì quyền bính. Nay không còn thương thuyết được nữa, hết cách thỏa thuận, Hồ Chí Minh mới quyết định đánh Pháp vì Hồ Chí Minh và đảng CS lâm nguy chứ không phải vì tổ quốc Việt Nam lâm nguy. Như thế chiến tranh bùng nổ tối 19-12-1946 là chiến tranh giữa Việt Minh và đảng CSĐD với Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam với Pháp.

Khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền ngày 2-9-1945, đảng CSĐD quyết định là đảng nắm độc quyền điều khiển mặt trận Việt Minh, và một mình cai trị đất nước không chia sẻ quyền lực cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) Nay Việt Minh bị Pháp dồn vào đường cùng. Việt Minh một mình không thể đối phó nổi với Pháp, nên Việt Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, không phải vì mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà vì bảo vệ sự sống còn của đảng CS.

Chống ngoại xâm là truyền thống lâu đời của người Việt. Từ khi người Pháp đặt nền bảo hộ năm 1884, người Việt Nam liên tục nổi lên chống Pháp. Nay nghe được lời kêu gọi kháng chiến chống Pháp, dân chúng Việt Nam nô nức hưởng ứng ngay vì lòng yêu nước, thương nòi, chứ dân chúng hoàn toàn không nghi ngờ và không hay biết những âm mưu và thủ đoạn mà lúc đó Việt Minh giấu kín. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD thoát khỏi nguy cơ bị Pháp tiêu diệt ở Hà Nội vào năm 1946.

Như thế, ngày 19-12-1946 chỉ là ngày Hồ Chí Minh và Trung ương đảng CS trốn chạy. Chiến tranh bùng nổ.

(Toronto, 01-12-2012)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

Tags:

18 Phản hồi cho “Ngày 19/12/1946: Hồ Chí Minh trốn chạy”

  1. Lâm Vũ says:

    Bao nhiêu năm nay tôi đã “treo giải thưởng” cho ai đưa ra tên một cán bộ cộng sản cao cấp nào đã “đền nợ nước” mà chưa có ai đưa ra một tên tuổi cở bự của CSVN đã hy sinh vì tổ quốc để lãnh giải. Có lẽ vì, không chỉ “bác”, mà đàn em của “bác” cũng giỏi võ… trốn!

  2. quang phan says:

    “Từ Tuyên Quang, Hồ Chí Minh cùng lực lượng Việt Minh đến Hà Nội ngày 21-8-1945 và xuất hiện trước công chúng ngày 28-8-1945. Sau lễ thoái vị của vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại Huế ngày 30-8, thì tại Hà Nội, Hồ Chí Minh gấp rút ra mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945…
    Tại buổi lễ, sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh hô to hai lời thề. …Chúng tôi xin thề cùng chính phủ giữ quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng. (Xin thề) Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp “. ( Trần gia Phụng)

    Thế nhưng, sau đó vào ngày 19-5-1946 ở Hà Nội, Hồ chí Minh lại mở rộng hai tay hồ hỡi đón tiếp phái đoàn của Pháp do Đô đốc d’Argenlieu hướng dẫn. Vào ngày đó, Hồ chí Minh ngụy nhận là ngày sinh nhật của mình để cho “Nhân dân” treo cờ xí khắp Hà Nội mừng sinh nhật “Bác”, nhưng thật ra chỉ để đón tiếp d’Argenlieu cho được long trọng. Học giả Hoàng Xuân Hãn có mặt trong giây phút Hồ chí Minh gặp Đô đốc Cao ủy Pháp và viết lại như sau (Trích quyển Một Vài Ký Vãng Về Hội nghị Đà Lạt, trang 186): “Tôi theo Cụ trong phòng khách đi ra cửa. Xe Đô đốc dừng dưới thang cấp trước dinh. Đô đốc lên khỏi bực thang. Chủ tịch tiến nhanh nhẹn ra, ôm lấy Đô đốc mà hôn má; rồi bắt tay những vị tùy tùng. Cụ giới thiệu tôi, rồi chủ khách vào phòng khách uống trà, nói chuyện tươi cười”.
    Rõ tởm lợm ! Đã thề một phen trống mái ăn thua đủ với thực dân Pháp nay Hồ chí Minh lại ôm Cao ủy Đô đốc d’Argenlieu và hôn vào má! Rồi cả ngụy nhận ngày 19-5 là ngày sinh nhật của mình để “Nhân dân” treo cờ xí với chủ đích gian xảo là để đón tiếp Cao ủy d’Argenlieu của Pháp cho được long trọng.

    (Ngưng trích)

  3. Trúc Bạch says:

    Đầu năm 1945, Hồ Chí Minh đã dàn dựng việc cứu thoát các phi công Mỹ bị quân Nhật bắn rơi tại các vùng Việt Bắc để tâng công với Mỹ, nên được OSS của Mỹ (ngày nay là CIA) tuyển dụng làm gián điệp hoạt động trong vùng Đông Dương với bí danh Lucius, nhưng sau đó, vì khám phá ra Hồ là một gián điệp của Nga, đã từng thụ huấn tại Nga là đảng viên đảng cs Nga, nên Mỹ bỏ rơi Hồ, không sử dụng Hồ nữa, mặc dù tháng 2/1946 Hồ Chí Minh đã viết thư tới thẳng tổng thống Truman để xin làm …tay sai .

    Việc Hồ Chí Minh từng làm tay sai cho Mỹ, nhưng sau đó bị bỏ rơi (vì bị lộ cái bộ mặt gớm ghiếc của CS) , không biết các anh chị “cháu ngoan bác Hồ – đỉnh cao trí tuệ” có biết không nhỉ ?

  4. NguySaigon says:

    Thua thì phải chạy. Đúng quá. Mấy thầy chú VC quá đúng. Nhưng chỉ kẹt một sợi tóc thôi. Đó là anh Hồ râu cùng bộ chính trị hay bộ tham mưu gì gì đó của VC chạy cũng được đi. Nhưng để lại Trung Đoàn Thủ Đô toàn là sinh viên học sinh ở lại quyết tử để cho anh hồ cùng bộ sậu chạy thì… kỳ kỳ quá. Tàn nhẩn quá. Độc ác quá. Giả sử không có cuộc trường chinh của Mao xếch xáng chiến thắng Tưởng xì thẩu thì có trận chiến thắng Điện Biên Phủ hay cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không nhẩy? Còn khuya nhá. Năm Ông Tướng Ngụy : Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và hằng chục ngàn Sĩ quan , binh sĩ thua trận không chịu chạy mà bọn Ngụy lại tự sát để bảo toàn khí tiết và chịu tội cùng toàn dân VN thiệt là khác xa với anh hồ. Anh hồ coi bộ khôn liền nhá.

    Thầy chú mackeno khinh bỉ tuyên bố sau ngày 30/4/1975 Mỹ và Ngụy chạy tè. Mỹ chạy đi đâu? Mỹ mà không rút về, cứ B52 mà bom hay cứ CBU hay Daisy Cutter mà dộng xuống mấy quân đoàn VC đã lộ diện đang tiến về Saigon thì khà khà khà không còn một mống lấy người đâu mà phỏng dế Saigon. Còn Ngụy chạy đi đâu? Chạy vô tù chứ đi đâu. Cần liên lạc (VC nói là liên hệ)với bộ công an VC để coi bao nhiêu Ngụy chạy vào tù. Mặc dù biết là Ngụy banh xà rông hết đạn, hết dược rồi mà bị dư âm của trận Long Khánh mấy thầy chú VC dụ dổ Big Minh đầu hàng. Nếu Big Minh mà không ra lệnh đầu hàng thì chắc cũng có nhiều thầy chú sinh Bắc tử Nam trước khi đặt được đôi dép râu vào Saigon. Bọn Ngụy SG nầy dỏm quá toàn là chạy không mà phe ta mãi tới 20 năm sau chờ nó hết đạn mới rụt rè mới dám đánh Phước Long , Ban Mê Thuộc (tham khảo hồi ký Tướng VC Trần Van Trà sẽ rõ)Lúc nào cũng sợ Mỹ trở lại mà bày đặt lớn lối.

  5. Từ Song says:

    Hồ Chí Minh và CS lừa phỉnh cả thế giới, chứ lừa phỉnh dân Việt Nam nhằm nhò gì. Đọc những ý kiến hối tiếc của các nhà dân chủ châu Âu rồi những hạng phản quốc như Jane Fonda sau năm 1975 mới thấy tài phỉnh gạt của HCM. Viết như ông TGP là còn nhẹ tay quá.
    Tu Song

  6. mackeno says:

    Trốn chạy vậy mà hay nhé ! sau ngày 30/04/1975 Mỷ và Ngụy miền Nam VN chạy tè…! còn sau ngày 19/12/1946 Ông Cụ chạy….nên năm 2012 nầy có : nhiều Ông Bà Cô Chú Cậu Dì v..v.. được …ĐỔI ĐỜI từ…?! lên thành…???? .

  7. Bich says:

    Ồ chuyện này có gì lạ đâu các bác, mấy người cờ vàng chuyên nghề sáng tác chống cộng mà, nhìn thấy cộng thì chạy nhanh như những nhà vô địch, nhưng bôi bẩn, dối trá, dựng chuyện, tri trét nhau thì thôi rồi, ông Phụng nói chuyện này thì mấy bài ông ta viết về các chủ đề khác cũng chung số phận, nó đều xuất phát từ cái đầu bệnh hoạn, tăm tối của ông ta.

    • VIET says:

      Vậy mà có chính thể ” vô địch” hơn VNCH. VNCH chạy ? xoàng quá có đáng gì ! Đứng im chịu đòn mà làm BIA cho TQ bắn mới là ” vô địch” – GẠC MA vô đ….. là như thế đó !
      VNCH kỳ kèo viện trợ Mỹ : toi công !
      VNCS bán đứng HS-TS là có kinh phí ngay : ” vô địt”

  8. Vũ duy Giang says:

    Những ai làm chính trị đều biết rằng:

    “Nhất ngôn là quân tử dại
    Nói đi,nói lại,là quân tử khôn”

    Và khi đánh giặc thì cũng phải:

    “Biết người,biết ta,trăm trận thắng trăm trận”, mà khi ta yếu, thì”tránh voi,chẳng xấu mặt nào” !

    Và Tôn Tử cũng nói:”Tướng giỏi không cần đánh,cũng thắng”

    • Củ Lẫn says:

      Quân tử “khôn” nên mới được Tầu TQ nhận làm “người ăn người làm” (còn gọi là “người ở”) để sai khiến!

  9. t says:

    Trọng lú vừa tiếp đ/c Tàu khựa Lý kiến Quốc tại HN và nói rằng quan hệ VN -TQ là tài sản vô giá do HCM – MTĐ dày công xây dựng từ trước thời CMVHVS . Như vậy là Trọng lú đã thực hiện NQ TƯ 3 của thời Mạn dê đễ lại là : Học tập và làm theo tấm gương …HCM thế là đã rõ là đcs VN theo Tàu bán giang sơn Tổ quốc VN cho Trung cộng đễ yên bề cai tại & tham nhũng cướp bóc của nhân dân từ đất cát đến thuế má và thu phí vô tội vạ !!!

  10. Trần Hiếu Đằng says:

    Trần Gia Phụng đã có một bài thể hiện cái nhìn hết sức thiển cận và ngu dốt. Trong chiến tranh, khi địch mạnh thì rút lui, sơ tán là chuyện thường. Rút lên Việt Bắc để rồi 9 năm sau đáng bại Pháp ở Điện Biên Phủ hơn hay ở lại Hà Nội để chịu trói hơn hả ông Phụng? Nhà Trần cũng đã ba lần bỏ trống Thăng Long để rút và rồi cả ba lần đại thắng Nguyên Mông, ông có biết không? Ông chống cộng sản nhưng phải tỉnh táo. Ông bỏ công viết bài cả ngàn từ, chắc cũng mất nhiều thời gian lắm để lòi ra cái hằn học, dốt nát của ông thì thật uổng công và chuốc lấy tiếng cười chê. Rất tiếc là ông cùng họ Trần với tôi.

    • Nguyễn Dư says:

      Chạm nọc rồi. “Trong chiến tranh, khi địch mạnh thì rút lui, sơ tán là chuyện thường”, mà ông dám nói là lão già dịch phỉnh dân, tuyên bố kháng chiến để chạy trốn. Ông còn cả gan chứng minh khi cướp được chính quyền thì lão già dịch ôm lấy một mình, chẳng cần chia xẻ cho ai, đến khi túng quẩn, mới hô hào nhân dân kháng chiến. Lên Việt Bắc lạy lục thằng Tàu chệt, rồi bán nước cho hắn cũng anh dũng không kém, mới nhờ Tàu chệt chiến thắng Điên Biên Phủ. Ông chạm nọc quá mạnh, chạm đúng tổ của nó, nên CS nó chửi ông là phải. Còn chửi nữa đấy ông ạ. Chờ xem.
      Du Nguyen

      • T.H.Đ says:

        Gia Phụng, Nguyễn Dư có vấn đề về thần kinh rồi. Đi bệnh viện tâm thần kiểm tra ngay đi nhé. Viết nhảm nhí, chẳng còn hiểu là khen hay chửi nữa.

Leave a Reply to Từ Song