WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận oanh tạc Linerbacker II cuối năm 1972

LTG: Hai năm trước tôi đã viết về đề tài này trong bài Trận Mưa Bom Giáng Sinh, nghiêng về mặt quân sử. Nay ở đây tôi chỉ đề cập tới ý nghĩa chính trị của Linerbacker II, trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai.

—————————————————-

B52

B52

Hòa đàm khai thông và bế tắc

Sau mấy năm bế tắc, tháng 10/1972 cuộc hòa đàm Ba Lê có biến chuyển thuận lợi khi phía Hà Nội chịu nhượng bộ những đòi hỏi tiên quyết của họ như: Lật đổ TT Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ đơn phương rút quân và cắt viện trợ VNCH… Cộng Sản Bắc Việt đã thừa cơ nước đục thả câu, thấy Hành pháp bị phản chiến chống đối, Quốc hội thúc dục ký Hiệp định ngưng bắn nên họ ép Kissinger phải nhượng bộ những khoản như trên.

Cả Nixon và Kissinger đã thỏa thuận không lật đổ chính phủ Thiệu.

(“He agreed with Nixon that it should not involve abandoning the Thieu regime” – Walter Isaacson, Kissinger A Biography p.485)
Trước lập trường cứng rắn của Nixon và Kissinger, BV thấy không có hy vọng gì loại bỏ Thiệu nên phải nhượng bộ, sau này người Mỹ mới biết đòi hỏi này là do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức Việt Cộng) đưa ra. BV đã hết ngoan cố phải nhượng bộ tháng 10/72 vì đã bị trận oanh tạc Linerbacker (cũng gọi là trận Linerbacker I) bằng B-52 từ tháng 5 tới tháng 10/1972 của Nixon khi ông yểm trợ tích cực cho VNCH để đè bẹp quân địch trong trận Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972. Theo nhận xét của Nixon, Hà nội tin chắc ông sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1972 vì theo thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern tới 30%, họ muốn ký Hiệp định trước bầu cử vì nghĩ rằng sau khi đắc cử ông sẽ cứng rắn hơn.

(“They also probably believed that they might get better terms from me before the election than after it, No More Vietnams ”, p. 151)

Tại phiên họp lịch sử ngày 8/10/1972, Lê đức Thọ đã nhượng bộ Kissinger như trên và hai bên họp bàn ngày hôm sau về việc ký kết Hiệp định vào khoảng 25 hoặc 26/10. Kissinger mừng rú, sau bao năm vất vả mới có ngày này, hôm 12 ông về Mỹ báo tin cho Tổng thống, Nixon mở rượu uống cùng Ban tham mưu tại tòa Bạch ốc. Ngày 18/10/72 Kissinger sang Sài Gòn để thuyết trình với chính phủ VNCH về Dự thảo Hiệp định sắp ký, tin là ông Thiệu sẽ đồng ý vì ông vẫn được làm Tổng thống. Trái ngược với sự mong đợi của Kissinger VNCH cực lực phản đối bản Dự thảo, đòi BV phải rút về Bắc, mấy hôm sau Kissinger tại Sài Gòn đánh điện về Mỹ cho Tổng thống đề nghị ký riêng với BV nhưng bị từ chối, Nixon không cần ký trước bầu cử vì biết chắc sẽ tái đắc cử.

Mặc dù thất bại trong việc ký kết, ngày 26/10/1972 Kissinger họp báo tại Tòa Bạch Ốc tuyên bố hòa bình trong tầm tay (peace is at hand) khiến cả nước Mỹ vui mừng. Sang tháng 11, ông Thiệu mở chiến dịch chống bản Dự thảo Hiệp định, chống Kissinger dữ dội, khi ấy Hà Nội cũng đả đảo Kissinger cho là ông này thất hứa, xảo trá. Bị cả hai miền nam bắc VN lên án, chống đối, Kissinger chán nản không muốn tiếp tục cuộc hòa đàm vì tưởng là ký được Hiệp định nay lại hụt, Tổng thống Nixon khuyến khích ông ta tiếp tục tìm hòa bình.

Theo Walter Isaacson, (Kissinger A Biography trang 464) ngày 5 và 6/12/1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.

Nixon trả lời Kissinger trách sự khó khăn do câu “hòa bình trong tầm tay” đem lại
Hy vọng lên cao trước bầu cử.. (tức cuối tháng 10)…thế mà nay tiếp tục chiến tranh không thấy hy vọng kết thúc, ta sẽ thất bại”
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 464.

Phá vỡ đàm phán, tái oanh tạc sẽ đưa tới tranh cãi. Kissinger nài nỉ đề nghị Nixon lên TV kêu gọi sự ủng hộ của dân để tái oanh tạc, ca ngợi Nixon là người xứng đáng nhất.

“Tôi tin ngài có thể khích động, thuyết phục họ quay quần lại như đã làm trước đây”
(Trang 464)

Lời nịnh bợ của Kissinger không làm Nixon thay đổi, ông vẫn chán nản việc Kissinger họp báo về dự thảo tháng 10 đã khoe “Peace is at hand”, phụ tá Haldeman cũng như Nixon đều muốn Kissinger lên truyền hình thông báo hòa đàm tan vỡ, bắt đầu ném bom. Kissinger đau đầu khi nghĩ tới việc phải thông báo cho người dân biết hòa bình chưa tới khi mà tháng trước ông đã lỡ nói hòa bình trong tầm tay
Tháng 12/1972 Lê đức Thọ đòi hỏi nhiều khoản mới, đắt nhiều điều kiện mới, Kissinger đánh điện cho Nixon nói BV ngoan cố hơn bao giờ hết. Mặt Trận Giải Phóng đặt vấn đề thả tù binh Mỹ liên quan với thả tù chính trị VC.,

“Nguyễn thị Bình nói trong một cuộc họp báo ngày 8 tháng 12:
-Không lý do gì mà chúng ta phóng thích tù binh Mỹ trong khi các đồng chí của ta vẫn bị địch (VNCH) giam giữ.
Sự kiện này khiến cho nội bộ đảng Lao động bị căng thẳng. Theo Brigham (Giáo Sư), một ủy viến nói:
-Mặt trận (VC) ngoan cố đã làm hỏng hết mọi cơ hội tìm hòa bình, chúng ta đã gần đạt thỏa hiệp nhưng các đồng chí Nam bộ đã phá hoại toàn bộ kế hoạch của ta.
Larry Berman, No Peace, No Honor trang 208,209.

Không riêng gì Mỹ và VNCH bất đồng ý kiến mà ngay nội bộ BV và VC cũng không ổn thỏa. Kissinger sau này kể lại: tháng 12 họp nhau cả chục ngày không đi tới đâu, việc ký Hiệp định ngày càng xa vời.

Ngày 12/12 tại Sài Gòn TT Thiệu chủ tọa phiên họp khoáng đại, ông tuyên bố giữ vững lập trường về Hiệp định ngưng bắn, đòi BV phải rút khỏi miền nam VN. Ông Thiệu cho biết Hội đồng hòa giải dân tộc chỉ là Liên hiệp trá hình, đòi Hà Nội phải công nhận Đông Dương có bốn nước, họ không được gây hấn, tấn công ba nước kia, VNCH không chấp nhận tổng tuyển cử.

Ông tuyên bố sẽ không ký Hiệp định như trên dù Quốc hội Mỹ cắt hết viện trợ, dù VNCH chết ngay, ông cho biết không tin vào lời hứa của Mỹ.

Ngày 13 Kissinger điện tín cho Nixon nói thái độ của Lê Đức Thọ hôm qua cũng y như ba ngày liên tiếp trước đó.

“Nói về bề ngoài hỗn hào trông cũng buồn cười, Hà Nội lên mặt với chúng ta vì biết ta nay yếu thế không còn ảnh hưởng, trong khi Sài Gòn với cái nhìn thiển cận chỉ phá hòa đàm khiến ta suy yếu thêm. Chẳng bao lâu ta sẽ suy yếu không còn đủ sức khi áp lực trong nước sẽ gia tăng nếu ta không ký được Hiệp định và cũng chẳng bảo vệ được miền nam VN. Nay chúng ta chỉ còn hai sách lược. Trước hết cứng rắn với Hà Nội và tăng cường oanh kích cùng những biện pháp khác. Cũng có thể gồm những biện pháp như gài mìn hải cảng , oanh kích ồ ạt hai ngày các nhà máy phát điện cuối tuần này, sử dụng thêm B-52. Ta muốn cho họ biết họ trả giá cho mười ngày ngoan cố vừa qua. Đồng thời ta cố chấn chỉnh Sài Gòn và ít nhất ngăn cản Thiệu đừng để ông ta đơn phương đề nghị thêm nữa. Rất cần áp lực với Sài Gòn để Thiệu đừng nghĩ có thể lung lạc được ta, và chúng ta có thể chứng tỏ rằng ta không chịu nổi sự ương ngạnh của đồng minh (tức Sài Gòn) cũng như sự ngoan cố của kẻ địch (tức Hà Nội)”
(No Peace No Honor trang 213, 214)

Hòa đàm tháng 12/1972 lâm vào tình trạng bế tắc, miền Bắc ngoan cố phá hòa đàm, miền Nam cứng rắn đòi BV phải rút hết, đòi sửa lại nhiều điều khoản. Trong khi ấy người dân Mỹ, phong trào phản chiến cũng như Quốc hội sốt ruột vì muốn có hòa bình sớm hơn. Nếu không ký được Hiệp định Quốc hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi lấy tù binh, khi ấy mọi nỗ lực của Nixon, Kissinger để cứu miền nam sẽ tiêu tan.

Tổng thống Nixon căm ghét miền Bắc, giận dữ miền Nam, ông tức giận Kissinger vì đã vội vã tuyên bố “hòa bình trong tầm tay” hôm 26/10 khiến cho cả nước hân hoan vui mừng, nay hòa đàm tan vỡ đã đưa ông vào tình trạng khó xử.

Lá bài chót.

Hòa đàm tan vỡ ngày 13/12/1972, Thọ bỏ phiên họp, Kissinger về Mỹ, Haig nói nay chỉ có việc ném bom Hà nội bằng B-52 là cần, tại tòa Bạch ốc chỉ có Nixon, Kissinger và Tướng Haig đưa tới quyết định oanh tạc toàn bộ BV, vấn đề là cuộc oanh tạc sẽ tàn khốc thế nào. Lần đầu tiên trong chiến tranh, Nixon có thể ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải phòng bằng B-52. Pháo đài bay khổng lồ này đã được dùng oanh tạc những đường xâm nhập ngoài thành phố, đối với những mục tiêu có dân cư người ta thường xử dụng oanh tạc cơ chiến đấu như F-111 hay F4.

Ngày 14/12 Kissinger điện tín cho Đại sứ Bunker ở Sài Gòn đến gặp ông Thiệu ngay và đừng để ông ta lung lạc, ám chỉ cho ông ta biết TT Nixon sẽ có biện pháp mạnh với BV vì trở ngại hòa đàm. Kissinger cũng nhắc Bunker nói rõ cho TT Thiệu biết TT Nixon rât khó chịu vì lập trường của ông ta về đàm phán. Nếu ông ta vẫn như cũ, nó sẽ đe dọa quan hệ hai nước.

Phái đoàn BV bỏ hội nghị không hẹn bao giờ sẽ trở lại, họ chờ phiên họp của Quốc hội Mỹ đầu tháng 1/1973 sắp tới, hy vọng tình hình có thể thay đổi: Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 người tù binh còn bị giam tại Hà Nội. Như đã nói trên, đầu tháng 12, Nixon không muốn xử dụng vũ lực như đề nghị của Kissinger, nhưng nay BV đã lộ cho thấy sự gian ngoan xảo trá, nếu không nhanh tay trừng trị bọn này đại cuộc có nguy cơ sụp đổ. Quốc hội sốt ruột khi hòa đàm bế tắc có thể sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh khi ấy mọi nỗ lực của Nixon từ bốn năm qua sẽ tiêu tan như mây khói.

Đây là quyết định khó nhất của Nixon về VN trong nhiệm kỳ, nó cũng là canh bạc táo bạo cuối cùng của ông.

Trong No More Vietnams trang 157, Nixon nói:

“Ngày 14 tháng 12 tôi ra lệnh gài mìn cảng Hải phòng, cho máy bay thám sát trên không phận BV, và cho oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52. Đó là một quyết định khó khăn nhất về VN của tôi trong suốt nhiệm kỳ. Nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi tin chắc nếu ta không ép buộc BV theo đòi hỏi của ta Quốc hội có thể bắt ép chúng ta chấp nhận thua cuộc bằng thỏa thuận rút quân để đánh đổi lấy tù binh Mỹ.”

Nixon lệnh cho Đô đốc Moorer, Tham mưu trưởng liên quân phải đánh trúng mục tiêu đề thắng địch nếu không ông ta sẽ chịu trách nhiệm. Moorer bèn ra lệnh oanh tạc tối đa các mục tiêu quanh Hà nội-Hải phòng, các B-52 mang bom tối đa,
Trận oanh tạc này gọi Linerbacker II cố tránh thiệt hại cho nhân dân nhưng trấn áp tinh thần họ. Moorer nói tôi muốn người dân Hà nội phải nghe thấy tiếng bom. Nixon muốn trận này tiêu diệt timh thần chiến đấu của BV và chứng tỏ cho miền nam VN biết ông là con người thép. Pháo đài bay B-52 chứa một khối lượng bom lớn có thể tấn công mọi thời tiết là khí giới áp đảo tinh thần địch.

Ngày 17/12 bắt đầu tiến hành gài mìn, và trong 24 tiếng đồng hồ Hoa kỳ đã xử dụng 129 B-52 để oanh tạc BV. Trong 12 ngày từ 18/12 cho tới 29/12 Không quân Mỹ đã thực hiện 729 phi vụ B-52 và khoảng 1,000 phi vụ máy bay oanh tạc chiến đấu, đã ném hơn 20 ngàn tấn bom. Mục tiêu oanh tạc gồm hệ thống giao thông, đường rầy xe lửa, nhà máy phát điện, phi trường, kho nhiên liệu… những mục tiêu này đều có ý nghĩa về quân sự.

Đây là trận oanh tạc lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai, một trong những phương châm của Nixon là nếu đã xử dụng vũ lực thì phải mạnh hết cỡ không giới hạn, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự, tôt nhất là phải đánh xả láng.

(“once a decision had been made to apply military muscle, it was best to go all out -Walter Isaacson”, Kissinger A Biography trang 468)

Trong một quyết định táo bạo và liều lĩnh, Nixon đã đánh nước cờ cao để cho BV thấy họ đừng hy vọng dựa vào Quốc hội và bọn Phản chiến, ông đã nhanh chóng ra tay trước.

Ngày 19/12, khi Linerbacker II băt đầu được thi hành, Tướng Haig được cử tới dinh Độc lập cùng Đại sứ Bunker, ông mang thư của Tổng thống Nixon cho TT Thiệu, chỉ có ba người biết nội dung thư là Nixon, Kissinger và Haig. Tướng Haig cho biết TT Nixon lượng giá lại tình hình Đông nam Á, bức thư cho ông Thiệu biết Mỹ sẽ oanh tạc và BV sẽ trở lại bàn hội nghị, Nixon nhắc nhở ông Thiệu cũng phải thay đổi.

“Trận oanh tạc này là một loại bảo hiểm cho ông Thiệu, nếu sinh mạng miền Nam bị đe dọa thì bảo hiểm sẽ giải quyết “
(The bombing was a sort of insurance policy for Thieu. If South Vietnam‘s life was threatened, the policy would be executed, No Peace No Honor, p.217)

Tướng Haig thuyết trình về trận Linerbacker II cho TT Thiệu, ông nói

“TT Nixon quyết định oanh tạc tối đa trận này .. nó được tái diễn để nói cho Hà Nội biết một lần nữa họ đừng rỡn mặt với TT Nixon” ,
(President Nixon was determined to continue these strikes at a maximum intensity…It was designed to again convey to Hanoi that they could not trifle with President Nixon, Larry Berman -No Peace No Honor, p.217)

Larry Berman và nhiều người Mỹ cho rằng Nixon chứng tỏ cho Hà Nội thấy sau này nếu họ vi phạm Hiệp định sẽ bị trả đũa dữ dội cũng như ông cứng rắn trong việc cưỡng bách thi hành Hiệp định. Thực tế cho thấy nhận định trên không đúng vì ngay sau khi ký Hiệp định CS đã vi phạm liên tục và nhất là năm 1975 họ công khai đem đại binh xâm lược miền Nam trước mắt cả thế giới.

Sau 7 ngày oanh tạc, Nixon ngưng ném bom ngày Giáng sinh, ngày 26 lại đánh tiêp, hầu như ngay sau đó Hà nội muốn trở lại bàn hội nghị. Những trận tấn công sau ngày 26 nói chung ồ ạt, 10 mục tiêu từ 15 hương bị đánh mạnh. Trận oanh tạc ngưng ngày 29, Hà nội chịu trở lại hòa đàm..

Mục đích trận oanh tạc này để kéo BV trở lại bàn hội nghị
(This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor trang 215)

Nhờ đó Quốc hội Mỹ sẽ không có cớ để ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước đổi lấy tù binh, có nghĩa là Nixon đã giữ được VNCH không bị mất về tay CS ít ra là trong lúc này.

Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng (nguồn Wikipedia: Operation Linebacker II): Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa xe lửa và ba triệu gallons săng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1/1973, nhập lượng này đã tụt xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần.

Theo Nixon (No More Vietnams trang 158) , dư luận báo chí trong nước Mỹ lên án chính phủ trải thảm các khu cư dân BV, nhưng theo các số thống kê chỉ vào khoảng 1,300 cho tới 1,600 người, đó là điều đáng tiếc nhưng số tử vong này không thấm gì so với hồi Thế chiến thứ hai, hơn 35,000 người bị giết tại Dresden, Đức quốc trong ba cuộc oanh tạc và hơn 42,000 người bị giết trong 6 đêm oanh tạc tại Hamburb, một thành phố lớn của Đức và hơn 83,000 người Nhật bị giết chỉ trong hai ngày khi chúng ta ném bom lửa tại Tokyo năm 1945. Nếu chúng ta nhắm mục tiêu dân sự thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên gấp hàng trăm lần như thế.

Stanley Karnow, trong Vietnam , A History trang 668 xác nhận số tử vong do BVchính thức thông báo là 1,318 người tại Hà Nội và 305 người Hải phòng thua xa trận ném bom lửa tại Tokyo năm 1945 có tới 84,000 người chết trong một đêm. Karnow cho biết sự phản đối của người dân tương đối thầm lặng vì quân đội Mỹ đã rút gần hết về nước, chiến tranh không còn gây phân hóa mạnh, trái lại báo chí lên án dữ dội, Đức Giáo Hoàng Paul Đệ Lục nói ngài rất đau buồn vì trận oanh tạc trong một buổi tiếp kiến tại Vatican.

“Một ký giả Pháp duy nhất ở tại chỗ truyền đi một bản tin để rồi báo chí đài phát thanh, truyền hình Mỹ dựa theo đó nói đây là ‘oanh tạc trải thảm’ Hà nội Hải phòng. Nhưng ngay sau đó ký giả Malcolm Browne của tờ New York times truyền đi từ Hà Nội nói sự thiệt hại đã được phóng đại nhiều lần và những ký giả ngoại quốc khác cũng nhìn nhận như thế. Cả Trần Duy Hùng, Chủ tịch uy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng xác nhận thế. Các nhà phản chiến Mỹ viếng thăm thành phố trong trận oanh tạc đã xúi ông Chủ tịch ủy ban cứ “hê” lên có mười ngàn người bị giết vì bom đạn nhưng ông này từ chối, sợ làm mất uy tín cho chính phủ của ông”
Vietnam, A History trang 667, 668

Thế mới biết nhóm phản chiến gian trá, CSBV còn phải thua. Theo Karnow sau chiên tranh ông viếng Hà nội thấy đa số các tòa nhà của hai thành phố không bị tàn phá cũng như không được xây dựng lại. Thật ra B-52 đã được thảo chương chình điện tử tránh khu dân sự và nhắm mục tiêu rất chính xác, chỉ có một số ít trường hợp bom lạc như khu Khâm Thiên có hơn hai trăm người bị giết, nhà thương Bạch Mai trúng bom có có 18 người chết trong số khoảng một trăm bệnh nhân và nhân viên y tế.
Thiệt hại phía Mỹ không phải là ít: 15 B-52, mỗi chiếc trị giá 8 triệu dollars thời đó và và 12 máy bay oanh tạc chiến đấu, mất 93 phi công và phi hành đoàn trong đó có 31 người bị bắt.

Bàn luận về trận Linerbacker II

Việc sử dụng B-52 trong trận này có nhiều ý kiến khác nhau, những người tán thành cho rằng đó là một đòn nặng để đưa BV trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội tái họp và ngăn chận toàn bộ chiến dịch nếu bom không khuất phục được họ.

Những ý kiến chống đối cho rằng kế hoạch táo bạo này sẽ không có kết quả, chết chóc nhiều và tốn kém cho Hoa kỳ vì B-52 rất đắt tiền. Kế hoạch sẽ làm cho Mỹ bị mang tiếng, không được người dân ủng hộ, những người tin việc ném bom khu kỹ nghệ để làm suy yếu BV không dễ dàng lắm.

“Ngoài ra Sài Gòn cần phải bị gây áp lực chứ không phải Hà Nội. Thật là bất công khi khi oanh tạc BV tàn bạo vì hòa đàm tan vỡ do TT Thiệu gây ra từ trước”
(Walter Isaacson trong Kissinger A Biography trang 468)

Trận Linerbacker II bị trong nước kết án nặng nề: Tờ Washington post ngày 28 nói cuối tháng 10/1872 Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay nay lại diễn ra trận oanh tạc vô nhân đạo. Tờ New York Times diễn tả trận này là điều ô nhục trên trái đất, Thượng nghị sĩ Mansfield nói đây là chiến thuật thời kỳ đồ đá…Chính TT Nixon cũng cũng ghi nhận về những dư luận chống đối ông như:

Một tờ báo viết dân tộc văn minh sẽ ghê sợ hình ảnh không quân mạnh nhất thế giới tấn công tàn bạo một nước Á châu bé nhỏ không kể gì tới nguyên tắc nhân đạo. Có tờ chỉ trích ông là một bạo chúa điên, một trận tàn sát mang danh người Mỹ.

Nói về nguyên do đưa tới trận Linerbacker II, có nhiều ý kiến như: Nixon và một số nhà nghiên cứu nói BV bỏ Hội nghị ngày 13/12/1972 để chờ phiên họp Quốc hội đầu tháng 1/1973, họ hy vọng Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh có lợi cho họ. Vì nhận định sai lầm như thế nên họ đã phải trả giá cao.

Theo Walter Isaacson trong sách kể trên trang 470, tại BV đòi hỏi quá đáng và lý do chính Hà Nội bị oanh tạc vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố Kissinger và cố chấp.

Sau này Kissinger viết
“Lỗi lầm chính mà Bắc Việt đã phạm phải trong cuộc đàm phán với Nixon là họ đã dồn ông vào chân tường “
(No Peace No Honor trang 215)

Larry Berman cho rằng B-52 là lá bài chót của Nixon (The B-52s were his last roll of the dice, trang 215)

Ngoài ra Larry Berman (No Peace No Honor trang 176-177) cho biết nay cuộc nghiên cứu mới dựa vào tài liệu của văn khố Hà nội cho biết sự nhượng bộ của Lê Đức Thọ đã khiến giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng (tức VC) ngạc nhiên và bất mãn. Từ 1968 VC đòi Thiệu phải bị loại bỏ. Giáo sư Brigham cho biết MTGP đòi thả tù chính trị tại miền nam VN và Thiệu phải ra đi. MTGP chính thức phản đối Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Bình họp với Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Hà Nội cam đoan với Thị Bình việc thả tù Mỹ có liên hệ thả tù chính trị VC và Thiệu chỉ là bù nhìn cho tới khi bầu cử xong ở miền nam.

Nhưng giai đoạn này Hà nội lại không quan tâm tới tù chính trị VC còn bị VNCH giam giữ. Ngày 16/10/1972 Thọ thỏa thuận việc thả tù binh Mỹ không liên hệ với thả tù VC. Khi Kissinger tuyên bố hòa bình trong tầm tay ngày 26/10/1972, MTGP (VC) chính thức than phiền Hà Nội đi quá xa chỉ quan tâm tới kẻ địch, tù binh Mỹ hơn là lo cho các đồng chí còn bị giam ở miền nam VN. Việt cộng không vội ký Hiệp định trong khi BV muốn ký gấp.

Giáo sư Bragham nhận xét

“Những người ở trong nam dù CS hay không CS (tức VC và VNCH) không hiểu sao BV vội vã ký Hiệp định trong chính sách của họ về miền nam
(Many southerners, communists and non-commmunists alike, simply could not understand Lao Dong’s haste to reach an agreement on its policies towards the south”)
No Peace No Honor trang 176-177

Và Larry Berman giải thích thêm

Điều này có ý nghĩa về hậu quả tháng 12 (tức trận bom) khi Hà nội chịu thêm trận Linerbacker II chỉ vì MTGP đã áp lực (BV) để đòi thêm nhượng bộ (từ phía Mỹ). Nhiều người miền Bắc oán hận muôn đời các đồng chí CS anh em ở miền nam, vì CS miền Nam mà miền Bắc phải bị ăn trận đòn chí tử.”
(This would have significant consequences in December, when Hanoi endured the next wave of Linerbacker bombings because the NFL had exerted such pressure for new concessions in Paris . Many Northerners never forgave their Southern commmunits brothers for making them endure such punishment)
Sách đã dẫn trang 176-177

Giữa VNCH và Mỹ có sự chia rẽ, MTGP (VC) cũng không đồng ý với BV, họ đòi BV phải bỏ những nhượng bộ tháng 10/1972 vì nếu không loại bỏ Thiệu thì MTGP sẽ chẳng được tí gì, bao nhiêu hy sinh chỉ là công dã tràng. Chính vì MTGP yêu cầu BV phải đòi hỏi Mỹ nhượng bộ thêm (như loại bỏ Thiệu) mà hòa đàm tan vỡ dồn Nixon vào chân tường để rồi đưa tới trận đòn ác liệt như trên.

Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson nhận xét xin tóm lược như sau: BV căm giận trận bom tháng 12 có lẽ vì họ đòi hỏi quá, lý do chính Hà nội bị trận đòn vì Kissinger và Nixon tin rằng cần phải có chút nhượng bộ cho Sài Gòn đỡ mất mặt. TT Thiệu đã thách đố, lên án Kissinger và ngang bướng. Sự thiệt hại thể diện của Mỹ và tiếng tăm của Kissinger rất lớn, ông ta cho đây là thất bại lớn nhất trong đời ngoại giao cùa mình.

Đa số các nhà chính trị, quân sự, các ký giả, các nhà học giả nghiên cứu chiến tranh VN đã nhận định trận oanh tạc cuối tháng 12/1972 không mang lại kết quả mong muốn có nghĩa là Hiệp định ký ngày 27/1/1973 không đòi hỏi được gì thêm so với bản Dự thảo trước đó 3 tháng (tháng 10/1972).

Walter Isaacson cho rằng Hà nội bị ném bom để thay đổi một hiệp ước mà Mỹ đã chấp nhận. Sự thay đổi mà nhiều người phải thiệt mạng nhỏ đến nỗi Nixon, Kissinger có thể nghĩ nó thế nào.

Sau này Kissinger nói.
Thật ra tôi không dám chắc rằng Nixon có thực sự hiểu những thay đổi ấy như thế nào không.
(In fact, I’m not sure that Nixon ever really understood what those change were)
Kissinger A Biography trang 470.

Riêng về điểm này, người ta thường chê Kissinger lươn lẹo, chính ông ta đã nhiều lần đề nghị Nixon oanh tạc BV để tạo thế mạnh tại bàn hội nghị, nay lại đổ trách nhiệm cho Tổng thống.

Trong Vietnam, A History trang 669, Stanley Karnow cho biết.

“Nixon nói chúng ta đã thực hiện hòa bình trong danh dự, nhưng Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 không khác sơ thảo Hiệp định tháng 10 (1972) là mấy. Cuộc oanh tạc của Nixon là thừa- ít nhất như một khí cụ ngoại giao. Tuy nhiên mục đích của ông không phải là ngoại giao, ông cố trấn an ông Thiệu và cảnh cáo CS là sẽ sẵn sàng tái oanh tạc BV nếu Hiệp định bị vi phạm”

Marvin Kalb, Bernard Kalb trong cuốn Kissinger trang 412 cũng nói về khuyết điểm của việc ký kết, Hiệp định ký kết 23/1/1973 (Kissinger ký tắt với Thọ ngày 23) xem ra không hơn gì bản Dự thảo hai bên định ký ngày 26/10/1972 trước đó đúng ba tháng mặc dù đã oanh tạc BV ồ ạt tháng 12. Điều này có nghĩa là trận oanh tạc Linerbacker II dữ dội nhưng không đòi BV nhượng bộ thêm tại bàn hội nghị mà chỉ để nâng cao tinh thần của Sài Gòn và hủy hoại tiềm lực chiến tranh của Hà Nội.

Theo Walter Isaacson (Kissinger A Biography, trang 483) Negroponte, phụ tá Kissinger nói

“Chúng ta oanh tạc BV để buộc họ chấp nhận nhượng bộ của ta” (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions).

Negroponte và Tướng Haig tưởng rằng trận Linerbacker II để ký một Hiệp định thuận lợi như đòi BV phải rút khỏi miền nam mà chẳng đòi được gì cả.
Nhưng mục đích của trận oanh tạc không phải chỉ để đòi thêm những khoản tốt hơn nhưng để đưa BV trở lại bàn hội nghị

“Lần này ông (Nixon) chỉ có một mục đích đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghị”
(This time, he had only one goal: to bring Hanoi back to the negotiating table, No Peace No Honor trang 215)

Thật vậy, như đã nói ở trên, phái đoàn Hà Nội phá vỡ hòa đàm, không chịu trở lại Hội nghị mà ngồi chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh nên Nixon phải nhanh tay xử dụng tối đa sức mạnh để khuất phục kẻ địch. Ngoài ra như Nixon đã nói trong No More Vietnams, việc đòi BV rút quân không thể thực hiện được vì đối với CS thà không ký còn hơn. Vả lại trước áp lực của Quốc hội Nixon phải ký gấp không thể chần chờ thêm được nữa.

Nhận xét

Nhiều giới chức quân sự, chính trị, nhà nghiên cứu… sau này tiếc Mỹ đã không làm mạnh những năm trước như từ 1967, 69….Họ cho rằng nếu đã oanh tạc CSBVdữ dội như trận Linerbacker II thì họ đã chịu chấp nhận từ bỏ mộng xâm lăng miền nam VN.
Tướng Haig, phụ tá Kissinger nói.

“Tôi xin quả quyết, tin chắc một cách tuyệt đối rằng nếu chúng ta làm mạnh từ 1969 như đã làm cuối 1972 thì cuộc chiến đã được giải quyết từ lâu và ta đã lấy được tù binh, đạt được mục đích …. Đúng ra ta phải quyết định dứt khoát hơn trong việc xử dụng sức mạnh để giải quyết tận gốc vấn đề .. . Tôi nghĩ năm 1969, khi tân Tổng thống nhậm chức (tức Nixon), ông phải oanh tạc Hà Nội ngay, động viên lực lượng của ta trong nước, cảnh báo Sô Viết… và làm tất cả những việc đáng lý phải làm từ thời chính phủ Johnson, như thế chắc chắn cuộc chiến sẽ không kéo dài thêm ba năm, chắc đã có thỏa ước ký kết và quân xâm lược BV phải rút hết khỏi miền nam VN”
No Peace No Honor trang 57

Theo Larry Berman cuộn băng của tòa Bạch Ốc tháng 6/1971 mới được bạch hóa cho thấy niềm tiếc nuối của Nixon.

Haldeman nói: Cuộc chiến này thất đức hơn hết thẩy những cuộc chiến mà chúng ta đã tham dự vì một lý do là ta đã không muốn tận dụng tiềm lực để chiến thắng.
Nixon đáp: . . ..Khoảng tháng 11 năm nay (1971), tôi sẽ chơi canh bạc táo bạo. Chừng nào ta còn không lực – ta sẽ không bận tâm tới chuyện ngưng ném bom, ta sẽ ném bom đê điều, nhà máy điện (BV), ta sẽ ném bom Hải phòng, (ông đập bàn nói) ta sẽ san bằng cái đất nước khốn nạn đó (tức BV).

Kissinger: Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ người dân Mỹ hiểu thế.
Nixon: . . ..Ủng hộ việc ấy, ta sẽ coi họ là ai. Vấn đề là ta sẽ không khóc than, và ta sẽ không thua cuộc.. Đó là…
Kissinger: Thưa Tổng thống, tôi nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch ấy, tôi nghĩ ta phải làm thế”.
No Peace No Honor trang 58.

Nixon thường chỉ trích Johnson không chịu làm mạnh những năm giữa thập niên 60, ngay chính ông, nhậm chức 1969 mặc dầu cứng rắn hơn trước nhiều nhưng cũng không dám làm mạnh như oanh tạc BV ồ ạt từ 1969, 1970.. để giải quyết tận gốc cuộc chiến tranh sa lầy. Trước hết người ta sợ vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người dân trong nước cũng như sợ Tây phương lên án và nhất là Xô Viết, Trung Cộng có thể can thiệp mạnh hơn đưa tới những hậu quả khôn lường.

Trong Kissinger A Biography trang 470, tác giả Walter Isaacson cho rằng quyết định ném bom tháng 12/1972 mục tiêu thành phố BV là một hành động ám ảnh nước Mỹ và Kissinger cho tới ngày nay.

“Sự thiệt hại cho uy tín của Hoa Kỳ và tiếng tăm của Kissinger phải nói là rất lớn”

Thực ra Lê Đức Thọ đã cố tình phá vỡ hòa đàm, bỏ họp từ ngày 13/12/1972 và không hẹn ngày trở lại, đó không phải chỉ là sự thách đố, sỉ nhục Kissinger, Nixon mà cho cả Hoa Kỳ. Trận oanh tạc này chẳng qua là để cứu vãn danh dự cho người Mỹ, đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thay vì phải đầu hàng CS một cách hèn hạ nhất. Nhờ Nixon nhanh tay sử dụng sức mạnh của B-52 mà Hà nội phải trở lại bàn hội nghị nếu không có thể thảm kịch sẽ sẩy ra: Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, rút quân, cắt viện trợ VNCH để đổi 580 tù binh Mỹ. Hà nội đã chịu thua trong canh bạc táo bạo này, trận oanh tạc long trời lở đất đã cứu được Đông Dương sụp đổ ít ra là trong lúc này.
Ngoài ra TT Nixon có nói.

“Trận ném bom đã đạt mục đích quân sự, chúng ta đã đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt”
No More Vietnams, trang 158.

Bắc Việt bị suy yếu nhiều, nhưng VNCH chỉ tồn tại thêm được hơn hai năm vì hậu quả của vụ Watergate và vì bị Quốc hội phản chiến cắt hết viện trợ, Nixon và Kissinger chỉ có thể làm được đến thế trong khả năng hữu hạn của hai người.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

(trích trong Nixon và Kissinger Bán Đứng Đồng Minh, xuất bản 2012)

—————————————————-
Tài Liệu Tham Khảo

Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
Rebecca Larsen: Richard Nixon, Rise and Fall of a President, Franklin Watts 1991.
Elizabeth Drew: Richard M. Nixon, Times Books 2007.
Jonathan Aitken: Nixon a Life, Regnery Publishing, inc 1993
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
* * *
Wikipedia: Operation Linebacker II
The Hauenstein Center for Presidential: Nixon and the Christmas bombing.
AirSpacemag.com, Military Aviation: The Christmas bombing.
Commondreams.org: The Christmas bombings, by James Carrell.
Namvets.com: Vietnamese remember Christmas from hell.
U.S Centenial of flight commission: Linebacker II bombing raid.
History.com, History made every day: Nixon announces start of Christmas bombing of North Vietnam .
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

Tags:

38 Phản hồi cho “Trận oanh tạc Linerbacker II cuối năm 1972”

  1. Trần Ngọc says:

    Mỹ vào VN là để đè bẹp sự kháng cự của nhân dân VN. Mỹ có đè bẹp được sự kháng cự của nhân dân VN không? mặc dù Mỹ đã huy động lực lượng hùng mạnh nhât của nước Mỹ với vũ khí hiện đại cùng nhiều loại bom mìn có tính chất hủy diệt hàng loạt. Câu trả lời là không. Sau hơn 4 năm trực tiếp tham gia chiến đấu, Mỹ nhận ra rằng không thể chiến thắng nhân dân VN nên Mỹ đã tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến trong danh dự, nhưng vẫn bảo vệ được VNCH.Mỹ và Bắc Việt đàm phán ở Paris đã đạt được thỏa thuận theo điều khoản có lợi cho Bắc Việt, nhưng vì tổng thống Thiệu phản dối quyết liệt, nên mỹ đã thay đổi điều khoản của hiệp định, Băc việt không chấp nhận hiệp định có điều khoản đã thay đổi. Do đó, Mỹ đã dùng không quân chiến lược đánh phá hủy diệt Hà nội và Hải Phòng,đầu não của Bắc việt hòng ép Bắc Việt phải ký hiệp định do Mỹ đưa ra. Mỹ có đạt được mục tiêu của Mỹ không. Rõ ràng là không. Mỹ đã thua trong trận tập kích chiến lược B52 vào Hà nội và Hải phòng nên Mỹ đã phải và kiên quyết bắt VNCH phải ký hiệp định do Bắc Việt dưa ra. Đó là nỗi nhục của Mỹ và VNCH.

    • quân dân Nam bộ says:

      Mấy anh Vẹm nổ vừa thôi, cái thân thì không lo cứ đi chửi người khác
      Tụi Trung Cộng và Vẹm cũng một duộc CS với nhau cả nhưng chúng nó đối với nhau như chó với mèo.
      Này các chú Vẹm liệu đường chạy đi nhá , tụi Tâù Cộng nó xẻo lưỡi bây giờ, nó mà qua tràn qua thì chạy đằng trời các con ạ

    • Timsuthat says:

      Ông Trần Ngọc vẫn chưa đọc bài này trong ĐCV đây:
      Khoảng cách chạy tội – Sự thật phũ phàng về Hiệp Định Paris 1973
      .

      Lịch sử VN chỉ là một dấu chấm trong lịch sử thế giới bị uốn nắn bởi những nước lớn nhất, nước mạnh nhất hay cuồng nhất, hoặc luồng tư tưởng thuyết phục đại đa số của thời đại đó.

      Người Mỹ không cần đè bẹp sự kháng cự của dân Bắc khi điều đó trở nên hoàn toàn không cần thiết sau khi Tàu chia rẽ với Nga và bắt tay với Mỹ (và vì VN không thể đe dọa nổi ai, nếu không thì đã bị bom cho tới khi đầu hàng như Nhật, Đức). Mục đích của Mỹ không phải là đô hộ, chiếm miền Nam, và dù cho họ có mục đích tốt là giúp miền Nam chống Cộng Sản, họ không thể quyết sống chết với ảo tưởng kiêu hãnh về thắng thua ở VN hoặc tự sát vì danh dự với dân Nam khi vấn đề Nga và TQ mới là then chốt cho họ và thế giới. Hiệp định Paris là những điều hoàn toàn có lợi cho CSBV nhưng Lê Đức Thọ được voi đòi tiên nên mới bị bom B-52 để phải trở lại vì Mỹ không còn muốn trì trệ việc chấm dứt liên hệ đến chiến tranh VN nữa.

      Người VNCH có nhục khi thua chiến tranh nhưng lương tâm rất hãnh diện vì đã làm những điều phải, và thực sự nhục hơn gấp bội khi phải nhận mình là người VN vì những gì đã và đang xảy ra ở VN từ sau 75.

      Người Mỹ tham chiến có bị nhục vì QĐ họ bị buộc ngưng chiến bởi QH, nhưng đại đa số dân và chính quyền Mỹ thì không hề! Đừng lầm tưởng.

  2. Timsuthat says:

    Theo Wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Linebacker_II), Mỹ đã có 741 phi vụ của 207 chiếc B-52 (với 12 phi vụ cắt bỏ) và 1274 phi vụ các máy bay khác hỗ trợ cho cuộc oanh tạc này.

    Với khoảng 2000 phi vụ mà mất tổng cộng 27 chiếc:
    - 15 chiếc B-52 (không phải 16, nếu đếm các lại trong kê khai), trong đó 10 chiếc bị bắn rớt ở miền Bắc và 5 chiếc khác thiệt hại nặng và rớt ở Lào, Thái; 9 chiếc khác bị thiệt hại nhưng về được căn cứ.
    -12 máy bay hỗ trợ.

    Với thiệt hại như thế (<1.5% tổng số phi vụ, khoảng 2% phi vụ B-52), thì làm sao có thể cho đó là thất bại? Đối với Mỹ, đương nhiên đó đã là thắng lợi, nhất là khi mục đích buộc CSBV trở lại hội đàm Paris được thỏa mãn.

    Theo CSBV thì họ đã bắn được 81 chiếc, trong đó có 34 chiếc B-52 và 4 F-111s. 34 chiếc không phải là ít, nhưng số B-52 phế thải, để tái dụng của Mỹ còn nhiều gấp bội (xem thử một nghĩa địa máy bay với trên 4000 chiếc, cả trăm chiếc B-52 sắp hàng như đồ chơi: http://www.aviationexplorer.com/Davis-Monthan_Air_Force_Base_Military_Aircraft_Boneyard.html).

    Nhưng CSBV đâu cần biết thực lực của Mỹ, họ chỉ cần chỉ cho dân chúng 27 chiếc máy bay bắn rớt đó và rêu rao với dân Bắc rằng họ đã làm một cú Điện Biên Phủ thứ 2 cho Mỹ và vì thế Mỹ phải điều đình để rút lui – dù thực ra Lê Đức Thọ phải trở lại vì không thể chịu nổi tiếp những cuộc oanh tạc như vậy và sẽ phải xin đầu hàng!!! May cho CSVN, cuộc hội đàm với những điều kiện đang bàn có lợi cho CSVN chứ không phải đòi họ đầu hàng nên trở lại là điều tất yếu.

    Một công hai chuyện: đánh phé với Mỹ và cố tỉnh bơ, tuyên truyền bịp dân miền Bắc là Mỹ phải điều đình vì thua trận không chiến này! Rốt cuộc dân VN đến giờ này – nếu không được dịp tra khảo nhiều tài liệu – vẫn còn tin như thế vì bưng bít thông tin và truyền thống nói láo bịp dân của ĐCSVN!

    Con người bình thường, sau khi lừa dối thường cũng sẽ thú nhận sự thật để lương tâm được bình an với đồng loại. Còn kẻ dùng lừa dối bất kể hậu quả mọi nơi mọi lúc và không bao giờ thú nhận sự thật trước đồng loại thì là loại gì?

  3. Hạ Long says:

    Vũ khí là một chuyện, nhưng để sử dụng và hoàn thiện vũ khí thì chỉ có con người mà thôi
    Mấy bác VNCH cho rằng bọn mã tấu răng đen thì làm răng biết dùng tên lửa, đến bây giờ cũng nghĩ rằng TQ hay LX ..sang bắn B52 hộ Việt Nam. Thậm chí có bác còn than ..sao không bỏ thêm bom nữa đi
    Tư duy của mấy bác có chỉ số ..óc bò rất cao. Cho dù Hoa Kỳ đã nếm đủ mùi …nhưng vẫn cho Hoa Kỳ là đại thắng, các bác không dám nhìn hình ảnh B52 chỉ còn là đống sắt rỉ, không nhìn đại tá lẫn trung tá không lực Hoa Kỳ theo nhau ăn cơm ..trong Hỏa Lò
    Thậm chí có ông nào đó còn ra vẻ phân tích và cho rằng CS nhận hàng tấn tên lửa …đủ dùng vô tội vạ
    Thế các bác có được đồng minh cho quả tên lửa nào không, và ngay cả thông tin về chiến dịch nó cũng lờ VNCH luôn

    • PhanBA says:

      Anh này nói có lý??? Cái thứ nhất là việt cộng rất gian xảo, mà thầy của chúng còn cao hơn. Có bao giờ chúng nói là có bộ đội Bắc Hàn, bộ đội Liên xô, bộ đội Trung cộng qua giúp chúng đâu?

      Có bao giờ chúng nói là Mặt Trợn miền nam là con tò he của chúng?

      Người Việt bị bịt mắt, bịt miệng, bịt tai vì chúng sợ người Việt thấy cái vĩ đại của chúng phải không?

      Tội nghiệp cho thanh niên miền Bắc trong chiến tranh xâm lăng miền nam hy sinh thân mình như rác, sau chiến tranh lại còn phải đi làm lao nô cho ‘đồng minh’ để trả nợ súng đạn.

      Tôi thấy người dân Việt bây giờ thiếu cá ăn, người dân ốm đói, đi biểu tình, bị công an mập như heo nọc nó vật như nhái.. Đảng ta thật là cao minh! Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Trường sa là để giữ cho TA!!!

      Một khúc ruột ngàn dặm AKA người Việt xa quơ hương chùm khế thối.

      • Karel Phùng says:

        Ngu thì thua, thua thì chạy, chạy thì đừng to miệng! Thua là thua, thắng là thắng. Có trách thì trách vì sao ngu không biết dùng kế mà đối đầu. Đừng có giờ ở đó mà to miệng vì cái nọ, vì cái kia.

  4. Karel Phùng says:

    Đã lâu rồi không vào đây, bữa nay chả hiểu sao ông bạn lại đưa links này. Bài viết thì còn tạm được, đúng sai, tốt xấu chưa biết, vì chưa đọc hết. Nhưng mà kéo xuống phần bình luận thấy bốc mùi quá trời. Chả hiểu sao cứ chỗ nào có các anh “tránh nghĩa cuốc ra” hay các anh cờ vàng là chỗ đó thúi hoắc.

    Mở miệng ra yêu nước, mở miệng ra là người Việt nam tốt, mở miệng ra là Việt Cộng dã man…..

    Học thêm kiến thức đi các vị! Đọc báo nước ngoài, vào khu lưu trữ của những tờ báo nổi tiếng thế giới mà đọc. Tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức,… có đủ hết đó. Đọc cho nó mở mang đầu óc, chứ thấy các vị thật là đáng thương. Phần đa thì sắp được phong quan sáu hết cả đám rồi, vài đứa nhãi ranh sinh ra, lớn lên bên này thì tiếng Việt còn không thạo, có mà đấu tranh vào mắt.
    Đòi lật đổ cộng sản à? 38 năm rồi! Đừng mơ nữa!
    Cộng sản Việt nam rồi sẽ thay đổi, rồi sẽ phải được thay thế vào một lúc nào đó. Nhưng chắc chắn không phải để khi ấy mời các vị từ dưới âm phủ lên lãnh đạo hay rước đám nhãi ranh nói tiếng Việt ngọng líu, ngọng lô về để làm tổng thống đâu. Họa chăng đó là cái nước ở dưới âm phủ, đã thịt nát xương tan từ gần 38 năm rồi, xuống đó mà tìm.

    À, nhắn thêm mấy đứa nhãi ranh trong này hay bảo là tôi giả mạo nick này nick kia: Đây đi không đổi họ, về chả cần đổi tên. Trang nào cũng lấy nick này. Tụi bay đừng có cái bệnh kinh niên, nhìn đâu cũng thấy VC, CS, nhìn chỗ nào cũng thấy CAM. Chắc là hồi xưa bị VC đánh cho cả thầy lẫn trò bạt vía, kinh hồn nên giờ vẫn sợ hay sao?

    • danoan says:

      Thưa ông, tôi không hề biết ông là ai, nhưng đọc mấy lời ông viết tôi nhận thấy ông đúng là một tên vô học.

  5. Dâm Tiên says:

    TAO ném bom cho MI trở lại ký HĐParis.

    Rồi tao dàn dựng ra cái THẮNG cho mi,
    Chính là để chia rẽ Nga Hoa ra một khi

    Rồi ta diệt NGA, ép thắng Tàu sắp ra đi,

    – Ý nghĩa, mục đích ném bom của tao
    là như thế. C’ est fini, mes chers amis!

  6. Minh Tan says:

    Hoa Kỳ quả thật đi trước thời đại rất nhiều về ý tưởng trong chế tạo vũ khí, họ là người nghĩ ra tính đa năng của chiến đấu cơ đầu tiên với chiếc F-4, trước F-4 thì “fighter” thuần túy làm nhiệm vụ không chiến dùng để hộ tống bomber, nếu fighter có đeo bom thì chỉ là bất đắc dĩ không chuyên nghiệp như Stumovik của Nga hoặc Stuka của Đức. Học thuyết chiến tranh của Mỹ là tiến công, cho nên Mỹ cần Hàng Không mẫu hạm để vươn xa, cần máy bay to khỏe để mang bom, F-4 “đa nhiệm – multirole” ra đời là kết quả. Đầu tiên nó là máy bay của US Navy, bay xa bay lâu, mang vác khỏe để tấn công, hỏa lực mạnh và khả năng tự bảo vệ cao để đào thoát và sống sót sau khi tấn công, F-4 làm bomber theo kiểu “cường kích” như Stumovik hay Stuka rất tốt mà để thực hiện nhiệm vụ không chiến cũng tuyệt vời. Cùng thời với F-4, Nga chưa hề có khái niệm đa nhiệm, đối với Nga đánh chặn mới là nhiệm vụ chính, MiG-21 là máy bay 1 động cơ, nhẹ và rất nhanh nhẹn. F-4 thất thế so với MiG-21 vì nó to nặng không cơ động bằng. Người Mỹ trang bị cho F-4 khả năng không chiến ngoài tầm nhìn BVR nhưng thời ấy vũ khí chưa đủ tin cậy để làm được chuyện đó và không chiến vẫn còn xài súng 30mm, hoặc tên lửa tầm ngắn hồng ngoại là chính. Tuy thế F-4 chỉ thua thiệt MiG-21 trong vài điều kiện chứ không phải toàn diện, nó vẫn là mẫu rất thành công, ngoài US Navy thì US Marine Corp và AirForce cũng dùng phổ biến.

    Rút kinh nghiệm thiếu sót của F-4 là sự ra đời của F-14/15/16. Trong đó F-14 được dùng cho Hải Quân, còn F-15/16 là của Không quân, F-15 vẫn giữ tính to khoẻ nhưng bổ sung bằng F-16 nhỏ, nhanh nhẹn như MiG-21, một điều nữa là buồng lái kiểu “bubble” thay cho kiểu buồng lái của F-4 và F-105 bị cho là không quan sát được phía sau. Trong thời đại của F-15/F-16 thì TQLC Mỹ xài Harrier.

    F-22 Raptor chưa bao giờ là thiết kế cho Hải Quân, mặc dù người ta có nghĩ đến việc cho nó lên HKMH. F-22 là chiến đấu cơ thế hệ 5, chiếm ưu thế trên không, tuy nhiên người Mỹ đặt quá nặng vào tính stealth của nó nên nó bị hạn chế rất nhiều tính năng khác và trở nên đắt, quá đắt tiền…đến nỗi quốc hội Mỹ phải hủy chương trình và giấc mơ lên HKMH của F-22 cũng tiêu tan.

    Thay thế cho F-22 là chương trình JSF với chiếc F-35, tuy nhiên một lần nữa, người Mỹ sa lầy vào tham vọng quá mức, trên cùng một cơ sở, người ta đòi hỏi nó phải đạt được mọi tiêu chuẩn của thế hệ 5 và phải đa hệ, và mẫu F-35A cho AirForce, F-35B cho Marine Corp, còn F-35C cho HKMH…mẫu A CTOL (conventional take off and landing) có vẻ ổn, còn mẫu B STOVL (short take off and vertical landing) và C (Aicraft Carrier) có vẻ lại tốn khá tiền, để cho mẫu B nó đạt được kiểu bay như Harrier thì phải hy sinh nhiều thứ, để cho mẫu C lên được HKMH thì khung sườn phải gia cố thêm…và còn đang thử nghiệm, thử nghiệm…các đồng minh thiếu kiên nhẫn để chờ…

    F-22 và F-15 không phải là máy bay của Hải Quân

    Đi trước thời đại xa quá cũng không phải là hay.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Minh Tan,

      Bình luận thật chính xác, Đọc thấy thích lắm

      Xin tỏ lòng ngưỡng mộ và mong được nghe thêm nữa.

      Chẳng hạn như F/A-18 Hornet hoạt động trên mẫu hạm.
      Dường như F-14 thay cho F-4 và F-18 thay cho F-14 ???

      wikipedia
      McDonnell Douglas (hiện tại là Boeing) F/A-18 Hornet là một máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ có khả năng hoạt động trên tàu sân bay trong mọi thời tiết, có khả năng chiến đấu và tấn công các mục tiêu mặt đất (F/A viết tắt của Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công). Do McDonnell Douglas và Northrop thiết kế, F/A-18 xuất xứ từ mẫu YF-17 của Northrop trong thập niên 1970 để sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến. Chiếc Hornet cũng được sử dụng trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia. Đây là loại máy bay trình diễn của Phi đội Trình diễn Bay của Hải quân Hoa Kỳ, Blue Angels, từ năm 1986.

      (…) Độ tin cậy và linh hoạt của máy bay khiến nó trở thành loại vũ khí đáng giá trên tàu sân bay, dù máy bay này từng bị chỉ trích vì có tầm hoạt động và tải trọng kém so với những loại máy bay cùng thời, như Grumman F-14 Tomcat trong vai trò máy bay chiến đấu và tấn công, và Grumman A-6 Intruder cùng LTV A-7 Corsair II trong vai trò tấn công.

      F/A-18 Hornet là thiết kế cơ sở của loại Boeing F/A-18E/F Super Hornet, một bản thiết kế lại lớn hơn, và có sự phát triển cao hơn của F/A-18. So với Hornet, chiếc Super Honet lớn hơn, nặng hơn và có tầm hoạt động cũng như tải trọng cao hơn. F/A-18E/F ban đầu được đề xuất như một sự thay thế cho một loại máy bay mới hoàn toàn để thay thế loại máy bay chỉ có vai trò tấn công như A-6. Biến thể lớn hơn này cũng đã được sử dụng thay thế cho loại F-14 Tomcat đã có thời gian sử dụng lớn, vì thế đóng một vai trò bổ sung cho những chiếc Hornet trong Hải quân Mỹ, và gồm cả nhiều vai trò khác nữa như máy bay tiếp dầu. Nền tảng nhiễu điện tử Boeing EA-18G Growler cũng đã được phát triển từ F/A-18E/F Super Hornet.

      F/A-18 Hornet có giá từ 30-50 triệu USD tùy theo phiên bản.
      [hết trích]

      Nếu tiện, xin cho biết ưu và khuyết điểm của các chiến đấu cơ của Tây Âu và Nga ra sao.
      Nếu không có gì trở ngại, xin liên lạc riêng qua email dưới đây để khỏi phiền lòng DCV

      Cám ơn trước rất nhiều, và mong hội ngộ càng sớm càng tốt.

      Lại Mạnh Cường
      lmcuongadam@hotmail.com

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      dear Minh Tan,

      Không biết bạn có chia xẻ với tôi một số quan niệm sau đây:

      1/
      Tàu sân bay hay mẫu hạm đã LỖI THỜI ngay sau thế chiến hai, chả khác gì thiết giáp hạm trong thế chiến hai,

      Lý do máy bay ngày một tân tiến hơn, có khả năng bay xa không cần đến mẫu hạm làm căn cứ và hoả lực rất mạnh và chính xác, đe doạ các tàu bè to lớn kềnh càng.
      Tương tự tàu ngầm cũng phát triển mạnh, có thể thực hiện hành trình rất xa, kể cả chạy ngầm dưới Bắc cực, nhất là phóng ngầm hoả tiễn khi còn đang nằm sâu trong nước.
      Rồi các loại hoả tiễn hành trình ra đời, khiến vai trò của mẫu hạm xuống giá thêm. Chẳng hạn Tàu cộng có tên lửa hành trình Đông Phong là mối đe doạ cho tàu sân bay.

      Thêm vào đó ngoài máy bay thế hệ thứ 5 tàng hình đã có những tàu chiến nhỏ nhẹ tàng hình là chuyện bình thường và Tàu cộng cũng chế được các loại tàu tuần duyên tàng hình, bán cho lân bang như Thái, Mã … với giá thành rẻ, cho nên các nước trên tha hồ mà mua sắm thoả sức.

      2/
      Nhân đây tôi xin bình luận thêm là, chiến đấu cơ tân tiến nhất đời thứ 5 tàng hình Thành Đô / Cheng Du J-20, có danh hiệu là “Mighty Dragon” (Khủng Long) của Tàu cộng, sản xuất ra không phải chỉ để đối đầu với F-22 Raptor, mà còn nhằm để bán cho các nước thừa tiền muốn chơi sang, cỡ như các nước nhiều dầu hoả ở Trung Đông chẳng hạn; hay Pakistan là nước đối đầu không đội trời chung với Ấn Độ cũng ham muốn chơi thứ dữ để giựt le với đối phương.

      Tương tự, ta thấy chiếc Thẩm Dương / Shenyang J-15 mới cất cánh và đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh thành công.

      Các chiến đấu cơ của Tàu cộng đều là hàng nhái từ Liên Xô rồi Nga, nhưng bán với giá thành rẻ, vừa túi tiền với khác hàng nghèo muốn chơi sang (thường là các nước có lãnh đạo độc tài kiểu như Việt Nam chẳng hạn, sẽ dùng để đàn áp dân hay quân phía nổi dậy hơn là để đánh nhau với xứ người để bảo vệ cõi bờ. Ta thấy rõ như ở Lybia, Syria là bằng chứng rõ nét nhất ở đây)

      wikipedia

      - The base J-11/A is a fourth-generation jet fighter which, like its Sukhoi brethren, is intended as a direct competitor to Western fourth generation fighters such as the F-15 Eagle and F-16 Fighting Falcon

      - J-15 – Carrier-based version based on the airframe T-10K-3, the prototype of Sukhoi Su-33 purchased from Ukraine in 2001, with indigenous fighter features Chinese technologies as well as avionics from the J-11B program.
      On 25 November 2012, Chinese media announced that two J-15s had made successful arrested landings on the aircraft carrier Liaoning. The first pilot to land on the Liaoning was named as Dai Mingmeng / Đái Minh Minh (戴明盟). PLA Daily newspaper indicated first five naval pilots including Dai conducted J-15 fighter landing and taking off. Test and training program officials confirmed the carrier-borne aircraft and special equipment for the landing flight had gone through strict tests, and fighter jets can be deployed on the carrier

      Tàu cộng còn hợp tác với Pakistan chế tạo chiếc Thunder JF-17, aka FC-1 Xiao Long / Fierce Dragon (Kiêu Long / Xiāo lóng / 枭龙). Trước đó Pakistan đặt mua J-10

      Wikipedia
      The PAC JF-17 Thunder (Urdu: جے ایف-١٧ تھنڈر‎), or CAC FC-1 Xiaolong[7][8] (Fierce Dragon; Chinese: 枭龙; pinyin: Xiāo Lóng; ), is a light-weight, single-engine, multi-role combat aircraft developed jointly by the Pakistan Air Force, the Pakistan Aeronautical Complex (PAC) and the Chengdu Aircraft Industries Corporation (CAC) of China. Its designation “JF-17 Thunder” by Pakistan is short for “Joint Fighter-17″, while the designation “FC-1 Xiaolong” by China means “Fighter China-1 Fierce Dragon”

      In late-February 2006, the then President of Pakistan, Pervez Musharraf, toured the J-10 and JF-17 production facilities during which the Pakistan Air Force (PAF) was offered the J-10, and the purchase of 36 J-10s was approved on 12 April 2006. The J-10s would be modified to Pakistani requirements, and would equip two PAF squadrons from 2014–2015 and be known as the FC-20.
      J-10A can not be exported because it uses AL-31FN engine. So far, only the PAF has signed a contract making it the only export contract for the J-10. This is partly because of the strong relationship between Pakistan and China as well as the looming uncertainty of uninterrupted supply of F-16s from General Dynamics.
      The Chengdu J-10 (Jian-10; simplified Chinese: 歼-十; traditional Chinese: 殲-十; pinyin: Jiān shí, export designation F-10 Vanguard) is a multirole fighter aircraft.

      3/
      Ngoại trừ Mỹ đang đảm nhận “vai trò sen đầm quốc tế” (the international police-agent) và cũng để phô trương sức mạnh lẫn làm lực lượng quân sự trong vai trò “be bờ từ xa”, mới lập ra những hạm đội hải quân hùng mạnh có các mẫu hạm nguyên tử làm con át chủ bài. Nhưng những năm gần đây là chính phủ Mỹ không đặt hàng để mua thêm các tàu sân bay loại khủng nữa. Điều này có nghĩa là chỉ khoảng 30 tối đa 50 năm nữa các chiến hạm khổng lồ trên sẽ về hưu !

      Khuynh hướng mới theo tôi là Pháp đã và đang thực hiện, đó là đóng những chiếc mẫu hạm nhỏ dành riêng cho trực thăng, chẳng hạn như mẫu hạm loại Mistral mà Nga rất thích, đặt đóng vài chiếc rồi mua luôn bản quyền về đóng ở xứ mình.
      Mẫu hạm này vừa có thể biến thành sở chỉ huy tiền phương cũng như một tàu bệnh viện có khoảng trên 50 giường bệnh và thực hiện được hầu hết những ca mổ phức tạp do hê thống robot điện tử điều khiến cuộc mổ từ xa.

      Cũng nên biết là trực thăng võ trang ngày nay rất cơ động với hoả lực mạnh mẽ vô cùng, không thua chi một chiến đấu cơ kiểu cũ ở những thập niên trước. Rồi lại cộng thêm tính năng tàng hình giúp cho trực thăng thêm đa năng đa diện !

      Tóm lại, mẫu hạm trực thăng vừa với túi tiền nhiều nước, không đòi hỏi quá nhiều điều kiện như mẫu hạm chở chiến đấu cơ (phi cơ đặc chủng, các tàu đặc biệt để hộ tống nhằm bảo vệ bao quanh cũng như các tàu vận tải tiếp liệu thực phẩm, săng dầu cho máy bay, thức ăn tươi, thư tín, đi phép … do tàu hải hành rất lâu mới cặp bến), lại vừa cơ động vừa linh hoạt hơn hẳn trong chiến đấu.

      wikipedia
      Các tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động lực lượng chớp nhoáng mới của Hải quân Pháp. Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.

      Tàu đổ bộ lớp Mistral (L9013) là sản phẩm do hai tập đoàn sản xuất vũ khí Thales và Chantiers de l’Atlantique hợp tác thiết kế chế tạo theo đơn đặt hàng của Hải quân Pháp. Tàu được đóng tại hai nhà máy Arsenal de Brest và Chantiers de Saint-Nazaire. L9013 là chiếc đầu tiên thuộc lớp Mistral chuyên dành cho mục đích đổ bộ. Đây là một trong 4 tàu chiến đại nhất của hải quân Pháp. Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay.

      (…) Nếu được trang bị thêm một mô đun dốc nhảy trượt, dài 15 – 20m, Mistral có thể đảm nhiệm vai trò của một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ, khi đó tàu có thể đáp ứng được việc bố trí triển khai các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn kiểu Harrier và F – 35, tuy nhiên trên tàu không có sự bảo trì dành cho chúng.
      Trên tàu được lắp đặt một hệ thống radar DRBN-38A Decca Bridgemaster E250 và một hệ thống quang học hỗ trợ cất, hạ cánh.

      (…) Tàu đổ bộ lớp Mistral có khoang chứa chuyên dụng với diện tích 2.650 m2, là nơi chở trang thiết bị phục vụ cho các chiến dịch của hải quân. Nó có thể chở một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, hoặc một thiết đội 13 xe tăng hạng nặng Leclerc và 46 xe các loại khác. Các tàu Mistral có thể vận chuyển tới 450 quân, với các chiến dịch ngắn hạn có thể tăng gấp đôi lên 900 quân.

      (…) Ngoài ra, trên tàu cũng được trang bị một cơ sở y tế tương đương với một bệnh viện dã chiến cấp sư đoàn hoặc quân đoàn, hoặc bệnh viện đa khoa của một thành phố

      250.000 dân, đồng bộ cả nha khoa, chẩn đoán, chuyên gia phẫu thuật và các khả năng y tế, vệ sinh thực phẩm và các khả năng tâm lý học.

      Một hệ thống điều khiển y học từ xa dựa trên vệ tinh Syracuse cho phép thực hiện các phẫu thuật chuyên ngành phức tạp.

      Bệnh viện có diện tích 900 m2 cung cấp 20 phòng và 69 giường bệnh, trong đó 7 phòng để chăm sóc đặc biệt. Có hai phòng mổ với đầy đủ phòng chụp X quang và siêu âm số, và nó có thể được gắn với một máy quét CT điều khiển từ xa.

      Ngoài ra còn có 50 giường bệnh được đặt trong khoang chứa máy bay trực thăng để tăng cường năng lực của bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp.

      (…) Sự ra đời của tàu đổ bộ lớp Mistral đã đánh dấu bước đột phá về mặt công nghệ trong chế tạo tàu chiến. Mistral là là tàu hỗ trợ đổ bộ đầu tiên của hải quân Pháp mà toàn bộ hệ thống trên tàu hoạt động hoàn toàn bằng điện và được trang bị 2 bộ dẫn động phương vị điện hình hạt đậu, có khả năng thích ứng với bất kỳ góc độ nào. Công nghệ dẫn động này tạo cho các tàu có khả năng linh hoạt đáng kể, cũng như giải phóng không gian thông thường giành cho máy móc và các trục cánh quạt (chân vịt).
      Việc sử dụng các POD là một đột phá mới (thường được dùng trong chế tạo tàu chở khách và tàu thương mại), nhờ nó mà tàu Mistral với vận tốc khá khiêm tốn là 19 hải lý/h vẫn có thể di chuyển dễ dàng trong điều kiện sóng to, gió lớn.

      Hệ thống máy phát điện gồm 3 máy 16V32 và một máy 18V200 chạy diesel cung cấp công suất 20.8 MW.

      • Người HN says:

        ông bạn có thể vào đây mà đọc và chém gió đúng chủ đề mà ông quan tâm, chỉ có điều cất cài quan điểm chính trị đi là ok, chúc vui vẻ!
        http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=a81d48b53401608c2a5fc2881fa49492&board=45.0

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Xin càm ơn, xin miễn giới thiệu, cũng như xin miễn đối thoại tiếp.

        Tôi không thấy gì hay khi surf web của CS, để thấy những ông bộ đội CS tự ca tụng mình, đồng thời lại tỏ ra qụy lụy đàn anh Liên Xô và Nga hết mình.

        Điều tôi cần là sự chính xác qua các nhận xèt và đánh giá khách quan tối đa, để nắm bắt được sự thật trọn vẹn.

  7. Dâm Tiên says:

    Ủa, ném bom tiêu riệt kộng phỉ Bắc kỳ,
    mà sao (nghe dã man) lại không ném vỡ đê điều sông Hồng
    cho…nó chết quách đi cho rồi .

    Ủa, ném bom…lôi cu Bắc Kỳ phải trở lại hòa đàm, phải ký
    kết vô Hiệp định Ba Lê, rồi cho Cộng phỉ Bắc Kỳ…thắng?

    Chỉ có phù thủy Mọi Da Đỏ mời biết mình mần cái chi chi…

  8. Hà nội 72 says:

    Họ bảo chúng tôi là ném bom mục tiêu quân sự. Đánh liền bốn lần vào một bệnh viện lớn, với hàng chục tấn bom thì không thể gọi là nhầm lẫn được, một thiếu tá người Mỹ viết.

    “Chúng tôi thiết tha mong rằng những người lãnh đạo của nước Mỹ chấm dứt ngay những cuộc ném bom này. Họ cần làm mọi việc để cuộc chiến tranh chấm dứt ngay, để chúng tôi sớm được trở về với gia đình”, thiếu tá không quân Carl H. Jeffcoat gửi lời cầu xin từ Hỏa Lò (Hà Nội).

    “Bám đuôi nhau mà về”?

    Đại úy hoa tiêu B.52 Robert G. Certain khai rành rọt sau khi bị bắt sống: “Chúng tôi xuất phát từ đảo Guam. Khi chúng tôi đang giải trí ở câu lạc bộ sỹ quan, một số đã chuẩn bị đi ngủ thì lệnh trên gọi đi ngay. Lệnh cấp tốc. Hoạt động nhiều tốp. Cùng một lúc.

    Chưa bao giờ huy động lớn đến thế. Ai cũng bất ngờ.

    Bất ngờ hơn nữa là nghe phổ biến nhiệm vụ: đánh vào vùng Hà Nội.

    Chúng tôi lo ngại nhìn nhau. Có đứa bảo: Thế là hết Noel.

    Mấy viên đại tá cơ quan tham mưu bảo chúng tôi: “Không có gì phải lo cả. Đi ném bom đêm. Bay cao. Cứ bám đuổi nhau cho chặt. Chiếc nọ thẳng hàng chiếc kia. Rồi bám đuôi nhau trở về. Sẽ trở về đủ. Không có gì đáng lo cả!”.
    Robert còn được các chỉ huy đảm bảo “đi đánh đêm, MIG và trận địa tên lửa không nhìn thấy được”, rồi thay vì được ngủ một giấc tại Guam, là đi thẳng vào “Hilton” Hỏa Lò ngủ dài ngày lẫn đêm.

    Còn trung tá lái chính B.52 Henry Ian thì không thể quên những ngày trước khi vào Hỏa Lò “nghỉ ngơi”: “Mọi người lên xe Jeep đi tới một dãy nhà một tầng màu xám. Ở đó người ta họp phổ biến nhiệm vụ cho các phi công trước khi đi ném bom. Không khí lặng lẽ và chìm đắm. Những ai chưa đến lượt đi thì nằm tại buồng riêng thở dài, nghĩ đến gia đình. Những người sắp lên máy bay thì lặng lẽ nhìn nhau, không nói chuyện nhiều như trước.

    Trong cuộc họp, người ta còn nói tới cả những hoạt động đi cứu của phi vụ hôm trước, nhưng không nói rõ thiệt hại ra sao. Việc giấu diếm úp mở này càng làm khủng hoảng thêm về tâm lý đối với những người sắp ra đi như tôi lúc bấy giờ. Tất cả là màu xám. Một phòng họp màu xám dưới một bầu trời màu xám.

    Chúng tôi thiết tha mong rằng những người lãnh đạo của nước Mỹ chấm dứt ngay những cuộc ném bom này. Họ cần làm mọi việc để cuộc chiến tranh chấm dứt ngay, để chúng tôi sớm được trở về với gia đình

    … Hôm ấy là ngày 22/12, máy bay tôi đi đầu tốp thứ 3 trong số 4 tốp của hướng chúng tôi, xuất phát từ Utapao (Thái Lan) lúc 1h30′ sáng. Máy bay của tôi chở bom 700 và 500 cân Anh. Lúc bấy giờ chúng tôi đang ở độ cao 10km, tốc độ khoảng 900km/h. Khoảng 4 phút trước khi tới mục tiêu (Hà Nội) thì chúng tôi được báo động có hiện tượng nghi ngờ là máy bay MIG đang săn đuổi. Ngoài ra, với mắt thường, chúng tôi có thể thấy nhiều tên lửa SAM bay vút lên phía chúng tôi.

    Máy bay của tôi bị liên tiếp 2 tên lửa SAM. Sau khi bị hỏng vì quả SAM thứ nhất, chúng tôi không liên lạc gì được với nhau. Tôi đang cố gắng giữ cho máy bay thăng bằng thì bị tiếp quả SAM thứ 2, máy bay bị hỏng nặng. Cửa kính chắn gió ở buồng lái vỡ tung, hệ thống điện trong máy bay hoàn toàn mất hiệu lực, 2 động cơ máy bay bị cháy, cánh trái cháy, điện đài liên lạc để cứu cũng không liên lạc được.

    Tôi là phi công lái chính, và là người chỉ huy phi hành đoàn. Tôi rất muốn liên lạc với mọi người trong nhóm, nhưng cả người lái phụ tôi cũng chẳng biết số phận anh ta ra sao. Ghế dù bật tôi ra khỏi máy bay, chiếc máy bay khổng lồ 8 động cơ mà tôi lái đang cháy sáng rực như một quả cầu lửa lớn. Xung quanh tôi tên lửa, đạn pháo nổ, réo vun vút. Thật là kinh khủng. Khi dù sắp hạ tôi xuống đất thì đã có rất nhiều người chờ sẵn để bắt tôi”.

    • McToi says:

      Hà nội 72 nói chuyện lái máy bay B-52 nghe dzui dễ xợ. ‘Cứ bám đuổi nhau cho chặt. Chiếc nọ thẳng hàng chiếc kia. Rồi bám đuôi nhau trở về…’

      Tám cái ống phản lực của thằng bay trước xịt thẳng vào mặt thằng bay sau, biến tất cả thành Mỹ đen, trừ thằng bay trước là Mỹ trắng? Thế rùi hô hoán là chính quyền Mỹ kỳ thị chủng tộc, toàn sai lính Mỹ đen đi đánh Việt Nam…

      Chưa hết. Thằng giặc lái B-52 bay chiếc cuối cùng bị rớt khai:
      ‘Có một thằng giặc lái tiêm kích cứ nhắm đít tui mà húc. Thằng xạ thủ dàn đại liên 4 nòng ngồi sau đuôi thấy mặt nó đen thui cứ tưởng máy bay Mỹ đen nên nó không bắn… Ai dè đó là anh hùng không quân nhân dân Việt Cộng Vũ Xuân Thiều đang bắt chước trò Kamikaze của giặc lái Nhật…’
      Hãi thật.

      http://www.air-and-space.com/19750316%20Davis-Monthan/75105%20B-52H%2061-0036%20left%20rear%20M61%20Vulcan%20gatling%20gun%20l.jpg
      “I observed a target in my radar scope 8:30 o’clock, low at eight miles,” Airman Moore wrote six days later in his statement of claim for enemy aircraft destroyed. “I immediately notified the crew, and the ‘bogie’ started closing rapidly. It stabilized at 4,000 yards, 6:30 o’clock. I called the pilot for evasive action and the [electronic warfare officer] for chaff and flares.

      “When the target got to 2,000 yards, I notified the crew that I was firing. I fired at the bandit until it ballooned to three times in intensity then suddenly disappeared from my radar scope at approximately 1,200 yards, 6:30 low. I expended 800 rounds in three bursts.”

      Another gunner aboard the B-52, Tech. Sgt. Clarence Chute, verified Airman Moore’s kill in his report.

      “I went visual and saw the ‘bandit’ on fire and falling away,” Sergeant Chute wrote. “Several pieces of the aircraft exploded, and the fireball disappeared in the under-cast at my 6:30 position.”

      Airman Moore’s kill is one of only two confirmed kills by a B-52D in the Vietnam War and the last confirmed kill by a tail gunner in wartime using machine guns.

  9. Lamson72 says:

    Ở Viet Nam có hai loại: người Việt Nam và Việt Cộng. Người Việt Nam yêu nước thì đang bị người Việt Cộng đàn áp tịch thu nhà đất và bị bắt bỏ tù. Không biết Người Việt Nam nầy thuộc thành phần nào nhẩy? VN hay VC?

    Không biết nhân dân VN nào mà tát Nhạc sĩ Tô Hải nhẩy? Chắc là nhân dân VC quá. Rồi còn người có lương tri nào trên thế giới mà phỉ nhổ NS Tô Hải nhẩy? Láo lếu quá. Jean Paul Sartre, Joan Baez, Jane Fonda… những người có lương tri đó đã lên án bọn VC sau khi nhìn rõ bộ mặt tàn ác của cộng sản Việt cộng khát máu , tàn ác. NS Tô Hải từ giả , say good bye với ngón tay giữa chỉa vào mặt đảng cộng sản VN là tội ác của nhân loại mà bị tát à? nhảm nhí quá. Cả thế giới đang phỉ nhổ , lên án cộng sản là tội ác của nhân loại mà người Việt cộng làm bộ như không biết. Ngay cả đảng viên VC mà cũng không dám xưng mình là VC nữa. Họ mắc cở họ biết bàn tay họ đã nhuốm máu đồng bào. Cớ sao mà người VN lại không biết.

    Cả ngàn đồng bào VN bị chết trong trận Linebacker II đích thị là do bọn Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và bè lủ đảng CSVN mà lại đi đổ thừa cho NS Tô Hải. Nhạc sĩ làm gì mà Mỹ nó giận nó wánh tan tành Hà Nội dzậy cha? Láo vừa thôi vu khống vừa thôi cha.

    Còn nhắc về Lamson 719 Hạ Lào mà không đau đớn hay sao người VN? B52 Mỹ nó bom giết không biết bao nhiêu là bộ đội anh hùng của ta. Chết mất xác , chết dấm dúi ở đồi 30, 31 ,ở North Ranger , ở South Ranger, ở căn cứ Alpha, Beta , Ở Sophia , Lauren… chết tan thây nát thịt. Để cho bọn Ngụy vào đái ở Tchepone rồi chúng nó đường hoàng rút về Khe Sanh Lao Bảo mà bộ đội ta chết quá nhiều không thể chặn bọn Ngụy được. Hai chục ngàn VC chết mất xác mà người VN không hề có một chút nước mắt mà vào đây nhi nhô thì thiệt là đáng tát cho một cái. Để cho bọn Ngụy thoải mái vào phá tan nát hai cái kho 604 và 611 rồi còn đái vào mặt bộ đội anh hùng của ta ở Tchepone rồi tà tà đi về nước rồi bọn Ngụy còn đi diễu binh ở Phú Văn Lâu thì tức chết đi được. Vinh quang gì mà khoe khoang. Thiệt là tội nghiệp quá

Leave a Reply to Dâm Tiên