WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc Bên Thắng Cuộc, nghĩ về bên thua cuộc

558942_514412291911125_1201077093_n

Bên Thắng Cuộc [BTC] của Huy Đức [HĐ] từ lúc gần ra đời đến nay đã làm xôn xao dư luận – nói như một học giả người Mỹ trong Vietnam Studies Group (từ ĐH Washington) thì cuốn sách là một sensation. Người khen thì rất nhiều, kẻ chê cũng không ít, nhưng dù yêu dù ghét thì mọi người đều phải đồng ý một điều: đây là cuốn sách đầy đủ nhất về lịch sử VN sau năm 1975, cho dù tất nhiên vẫn rất phiến diện, như chính tác giả cũng thừa nhận và dự liệu.

Như rất nhiều người Việt khác ở trong và ngoài nước, tôi cũng háo hức tìm và đọc cuốn sách này. Vì cuốn sách rất dày, nên tôi chỉ mới lướt qua toàn bộ cuốn sách (Phần 1: Giải phóng) và đọc kỹ những phần mình quan tâm nhất, đó là những chương về cuộc sống ở Sài Gòn sau năm 1975, trong đó có các chương mà nhiều người khen hay như các chương Cải tạo, Đánh tư sản, Nạn kiều. Nhưng có lẽ không giống với nhiều người khác, tôi không có ấn tượng gì mấy về những chương vừa nêu. Những chi tiết trong các chương ấy đa phần tôi đã biết quá rõ và gần như có thể tự viết ra được mà chỉ dựa vào trí nhớ. Vì đó chính là một phần không bao giờ quên được của cuộc đời tôi.

Trước khi “giải phóng”, tôi chỉ là một đứa trẻ con chưa đầy 15 tuổi, nhưng sau ngày 30/4/1975 tôi đã từ vai trò một đứa con thứ trong gia đình (tôi thứ ba, có cả anh trai và chị gái, nên hầu như chẳng bao giờ được giao việc gì quan trọng) bỗng trở thành một trụ cột, khi anh chị tôi đi “di tản” theo dòng người đông nghẹt leo lên những chiếc tàu để chở quân nhân Mỹ rời VN vào chiều 29/4. Ba tôi thì làm việc với chế độ mới không được bao lâu rồi xin tự nghỉ việc vì “mất sức lao động”. Ông vốn có bệnh glaucoma (cao nhãn áp) từ trước, đến sau 30/4 thì trở nặng, phải vào Bệnh viện Bình Dân vài lần, tôi và mẹ tôi phải nuôi bệnh khá vất vả, đặc biệt là những ngày sau năm 75 thiếu thốn đủ thứ. Ra viện, ba tôi có đi làm thêm ít lâu nhưng đi làm về rất căng thẳng, hay kêu nhức đầu (từ trước 1975 ông đã bị “thiên đầu thống”) rồi cuối cùng làm đơn xin nghỉ việc.

Lúc ấy, việc tự động xin nghỉ việc của ba tôi đã làm cho mẹ tôi có chút ít oán trách, vì không phải ai cũng được chế độ mới lưu dụng – thậm chí có thể nói là “trọng dụng” như ba tôi: ông là một công chức hành chính rất giỏi của chế độ cũ, tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính của VNCH, trước năm 75 làm việc tại Sở Thuế Quận 5 với chức vụ gì đó khá cao, nhưng sau năm 75 sau mấy ngày đi học tập (3 ngày?), ông vẫn được làm việc với chế độ mới. Tôi còn nhớ ông làm tại Phòng Thu Quốc Doanh với trụ sở đặt trên đường Đồng Khởi, chuyên phụ trách mảng thu thuế của các công ty sản xuất của tư nhân mới được chế độ mới tiếp quản; lúc ấy tôi còn đến đó một vài lần để đưa giấy tờ gì đó trong thời gian ba tôi nằm bệnh viện. Tôi vẫn nhớ trước khi ông quyết định nghỉ thì ba mẹ tôi có tranh cãi với nhau khá nhiều về điều đó, và mẹ tôi cố khuyên ông cố gắng đi làm vì con cái (lúc ấy là tôi) cần có lý lịch “cha (mẹ) làm việc cho nhà nước” để thi đại học, nhưng cuối cùng ông vẫn nghỉ và tôi đã đi thi đại học với cái lý lịch “mẹ buôn bán nhỏ, cha trước 1975 làm việc cho chế độ cũ, sau 1975 đi làm tại …, đến năm 1977 nghỉ việc vì mất sức lao động.”

Mãi đến sau này, khi tôi quyết định nghỉ việc khỏi cơ quan cũ (cũng chính là trường đại học mà tôi đã thi vào, đậu, là sinh viên rồi sau đó được giữ lại làm giảng viên đến mấy chục năm) như một hành động phản đối (dù chỉ lặng lẽ và không nói ra cho ai biết), tôi mới nhớ lại hành động nghỉ việc của ba tôi hồi ấy, và tự hỏi, phải chăng ông đã quyết định nghỉ vì không thể chịu nổi những chính sách vô lý, vô nhân của chính quyền mới mà lúc bấy giờ ông phải cam tâm làm người thực hiện, và thậm chí phải đóng vai người tham mưu? Câu hỏi này không ai có thể trả lời cho tôi được, vì cũng như nhiều người thuộc bên thua cuộc còn ở lại VN sau năm 75, ông đã ra đi mang theo tất cả những suy nghĩ của ông về chế độ mới và thời đại mới xuống tuyền đài mà không kịp chia sẻ cho ai.

Cũng vì rút hồ sơ để nghỉ việc nên tôi mới có dịp nhìn thấy trên tờ khai lý lịch đi thi đại học của tôi đã được cán bộ tuyển sinh năm ấy ghi chú ở trên là “con ngụy quyền”. Chẳng rõ dòng chữ ấy trên lý lịch có làm ảnh hưởng gì đến “sự nghiệp chính trị” của tôi không, chỉ biết sau khi ở lại trường thì tôi luôn bị lẹt đẹt, chậm chạp hơn những bạn bè cũng lứa trong việc xét biên chế chính thức, xét tăng lương, xét cử đi học, vv. Nhưng cũng chẳng hiểu tại sao tôi chưa bao giờ thắc mắc về những điều ấy cả, mà luôn chấp nhận đương nhiên bị đối xử tệ hơn, “vì mình là con ngụy, lý lịch lại xấu, anh chị đi di tản, định cư ở Mỹ” mà. Tôi luôn nghĩ như tôi mà được đi học, lại có việc làm trong nhà nước (thay vì phải đi buôn bán ở chợ như nhiều người khác cùng lý lịch), thì dù có bị kỳ thị đôi chút (!), lẹt đẹt đôi chút, cũng là đương nhiên, và thực ra là may mắn lắm rồi!

Nói thẳng thừng ra, thì chúng tôi còn sống sót đã là may, vì chúng tôi là bên thua cuộc!

Vâng, suốt mấy chục năm đó từ ngày 30/4/1975, ở phía bên thua cuộc là tôi và gia đình tôi, rồi các chú, các bác, cô dì cậu mợ và con cháu của họ hàng tôi và sau này là gia đình ông xã tôi – vốn là một Thanh Niên Xung Phong [TNXP], đi theo lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt để tìm cách gột rửa lý lịch như HĐ đã viết trong chương về thanh niên xung phong – có biết bao nhiêu là bi kịch đã xảy ra. Bà con tôi, bạn bè tôi và hàng xóm tôi có rất nhiều người phải đi học tập cải tạo, có người trốn trại cải tạo bị bắn chết, có người đi vượt biên bị bắt, khi công an còng tay đã nhảy xuống biển chết, có người đi vượt biên bị mất tích cả gia đình, có người bị đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, mất toàn bộ gia sản nên phát điên, suốt ngày đi lang thang, nói năng lảm nhảm. Ông xã tôi sau khi đi TNXP được ít lâu bị đưa sang Campuchia khi đang chiến tranh thảm khốc, khi ba chồng tôi bị bệnh mất thì ông xin phép về chịu tang cha rồi bỏ đi vượt biên luôn nhưng không thành, bị cắt hộ khẩu, cũng đã có lúc phải lê la ở chợ trời buôn bán thuốc tây.

Tôi và đứa em kế cũng đã từng được cha mẹ cho làm đơn đi “bán chính thức”, đóng tiền mỗi người cả chục cây vàng (chả biết do ai mách bảo, dẫn mối), nhưng vừa mới đi đến Vũng Tàu (giả dạng làm khách du lịch) thì được báo là “động, không xuống ghe được” nên lại về chờ. Rồi ngay sau đó là vụ rồi chìm tàu ở SG (không rõ có phải là vụ Cát Lái trong sách của HĐ không?), vụ này tôi cũng biết rõ, vì lúc ấy ở khu Ông Tạ, Xứ An Lạc có nguyên cả một HTX đan len gồm mấy chục gia đình với cả trăm nhân mạng cùng đi và mắc nạn trong chuyến đi định mệnh ấy. Các xác chết được nhận về, đem về Nghĩa trang Chí Hòa (bây giờ là Công viên Lê Thị Riêng) “người nào người nấy đã trương lên, to như con bò”, tôi nghe mấy đứa hàng xóm kể như vậy khi chúng rủ nhau lên nghĩa trang để xem, chúng rủ cả tôi nhưng tôi sợ ma, không dám đi. Khăn tang trắng cả một xóm, rất thê lương. Chính vì vụ này mà ba tôi ngừng hẳn không còn bao giờ dám nghĩ đến chuyện cho con cái đi vượt biên nữa, nên tôi vẫn còn ở VN đến tận bây giờ.

Sau này, mỗi khi có dịp nghĩ đến những sự kiện đã xảy ra, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi, những nạn nhân xấu số của bên thua cuộc ấy đã nghĩ gì, và cảm nhận những gì, trong những phút giây đau đớn cuối đời?

Nhưng rồi thì người ta cũng phải quên đi để mà sống. Trong số bạn bè có lý lịch thuộc “phía bên kia” giống tôi (có lẽ phải khá hơn tôi một chút, vì ngoài việc thuộc về phe thua cuộc thì tôi còn là Bắc di cư, Công giáo, cha ngụy quyền, anh chị di tản), cũng có những người sau này vào Đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng. Đa số đi làm cho công ty nước ngoài khi VN bắt đầu mở cửa, lương bổng tử tế, cuộc sống khá ung dung. Một số không nhỏ đi định cư ở nước ngoài theo diện HO của cha sau khi đi cải tạo về, hoặc lấy chồng, lấy vợ là con của những người HO và sau đó được bảo lãnh để đoàn tụ gia đình. Mọi việc rồi cũng nguôi ngoai, cuộc sống cứ tiếp diễn, bạn bè, đồng nghiệp, sui gia có nhiều người thuộc phe chiến thắng, là Đảng viên ĐCS … Tưởng như cuộc chiến đã hoàn toàn qua đi, sự chia rẽ giữa những người Việt thực sự đã không còn… Mà cũng chẳng ai muốn nhớ đến hoặc nhắc đến những ngày tháng đen tối ấy để làm gì. Chỉ giữ ở trong lòng, vì nó là một phần cuộc đời mình, thế thôi.

Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra.

Những dòng chữ trong cuốn sách của HĐ được tác giả viết bằng giọng văn rất bình thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đã thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ. Nhưng cũng chính vì giọng văn bình thản đó mà những sự vô lý đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày “giải phóng” mới càng lộ rõ. Chúng không làm tôi xúc động – vì chăc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều – mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?

Vì nếu bên thắng cuộc không chịu thực tình tìm hiểu và không chân thành nhận lỗi, thì sẽ không bao giờ có sự hòa giải thực sự.

Để tồn tại, những người thua cuộc đã phải chấp nhận – dù muốn dù không – từ đó đến nay, đã cố nguôi ngoai để quên đi và chung sống, nên chắc chắn họ không cần sự hòa giải này. Giờ đây, những người thực sự cần hòa giải phải là bên thắng cuộc chứ không bao giờ là bên thua cuộc nữa. Bên thắng cuộc chỉ có một cơ hội duy nhất để có thể dễ dàng có được sự hòa giải thôi, đó là có sự độ lượng và công bằng đối với bên thua cuộc ngay khi họ vừa chiến thắng.

Vì khi đối xử bất công, và thực hiện chính sách trả thù với bên thua cuộc, lại trong suốt một thời gian dài như vậy, thì bên thắng cuộc đã cho phép bên thua cuộc tự giải thoát khỏi nỗi đau thua cuộc của mình bằng sự khẳng định chắc chắn rằng phe thắng cuộc chẳng qua thắng được là vì họ tàn ác hơn. Nỗi đau thua cuộc đã được gột rửa bằng niềm tự hào rằng chính mình mới là người có chính nghĩa.

Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nhìn phía của những người thua cuộc đây?

Vũ Thị Phương Anh

49 Phản hồi cho “Đọc Bên Thắng Cuộc, nghĩ về bên thua cuộc”

  1. Dao Cong Khai says:

    Ty thuế vụ quận 5. Tôi biết hồi 74 thì Ty Thuế Vụ quận 5 và 10 có chung một văn phòng quản lý và làm việc ở đường Phùng Hưng, Chợ Lớn, do ông Mai Thanh Tòng làm trưởng ty. Nhưng trước 30/4/75 thì ty thuế này chia làm 2 ty, là ty thuế quận 5A, và ty thuế quận 5B-10. Nghĩa là quận 10 và nửa quận 5 được quản lý bởi 1 ty thuế vụ; nửa kia của quận 5 là một ty thuế vụ khác.

  2. Tran Nguyen says:

    Huy Đức chú Em thật ấu trỉ, Ai thắng cuộc?
    - Pháp rồi Mỹ thì thua đau, tốn tiền của, quân đội, thất trận và tháo lui rùi rỏ ràng là bên thua cuộc.
    - Dân tộc Việt Nam và những người Cộng sản cũng không phải là bên thắng cuộc vì đất nước và dân tộc Việt Nam đã phải chịu quá nhiều đau thương mất mát để có được ngày độc lập, thống nhất. Lãnh tụ của những người Cộng sản đến lúc mất đi trong trăn trở vì không nhìn thấy được ngày đất nước thống nhất vậy sao gọi là bên thắng cuộc.
    - Bên thắng cuộc chính là các đồ đệ, sỉ quan của VNCH, họ chỉ đi đánh thuê, giết thuê có tiền của đế quốc, của ngoại bang ăn chơi, khi ngoại bang bỏ chạy họ chạy theo chẵng mất gì, qua Mỹ lại ăn trên ngồi trước cộng đồng, thật đáng nể. Họ mới là bên thắng cuộc

    • Nghịch Nhĩ Thường says:

      Chú em Tran Nguyen mới là ấu trĩ, vô tâm và vô trách nhiệm!
      Không nói thì chẳng hai biết con người của chú em Tran Nguyen bỉ ổi, trong lòng chứa đầy hận thù và hiềm khích mới tràn ra bề ngoài thành ngôn ngữ!

    • Lý Chính Luận says:

      @Tran Nguyen: Sai bét! Kẻ thắng cuộc là những tên không đổ mồ hôi ra để “đánh thuê” cho Mỹ, không ra sức chạy theo đế quốc, không đi “cày” kiếm sống ở xứ lạ quê người, đại khái là bọn này không làm ra cái trò trống gì, nhưng lại to mồm vạch lá tìm sâu, chửi bới lung tung bất kỳ ai không vừa lòng chúng.

      Xin xem đoạn video dưới đây để thấy ai là “người thầy vĩ đại” của bọn này:

      http://youtu.be/IKiRXQgz-HY

  3. May Vu says:

    Có gì đâu khó hiểu như bên DI TẢN viết về bên THẮNG CUỘC CSVN ? họ nghỉ chúng ta là chuyên gia ĐẢO CHÁNH nên sau 75 ra tay trước ,cho chế độ ỔN ĐỊNH ? Biện pháp Cải tạo ,Quản chế ,Quấy nhiểu ,Ra đi Trật tự ?Sẻ sử dụng ,tùy lúc và khi với các nhà Đối kháng Dân chủ trong nước NẾU muốn ra nước NGOÀI và họ rất “WELCOME ” ngay , đở tốn công ,tốn tiền 4 Công an viên THẢ LỎNG , theo dỏi 1 người = 3 triệu (4)=12 triệu/1 tháng tương đương $ US .600 đô ..dài dài nhiều năm ? Thôi tống cổ đi cho bớt chống đối ,cho đở mệt ? Còn tập trung thì SAVE bắt lao động trồng Bí ,trồng Bầu có lợi một tí ..nhưng nhà TÙ nhiều quá ,mất du lịch ,mất đầu tư ,mất vay tiền ,và viện trợ Quốc tế ? Và BINH bất cứ kiểu nào như CHÍNH TRỊ gia danh từ có LỢI mà không tai tiếng ,hay ồn ào ?
    Cái RÚT (root) EO -PHE hay Cộng sản gần giống nhau ,bên thì bổ xung cho xả hội cho người tạm thời KHIẾM KHUYẾT cho người nghèo ,bên thì QUỐC SÁCH cả hai lợi dụng lâu ngày thành thói quen , thành TẬT ? TẬT “NỔ”
    Cộng sãn họ vẩn là Cộng sãn ,Luật CHƠI như mèo giấu C ? như dân EO PHE thì phải giàu của cải không qua $ 2,500.00 ? ai biểu khai báo Thành tích rồi ở tù lâu ,khai tiền bạc ,giàu có thì sự dòm ngó ,và bị xin là phải ? Như mấy tên ăn Trôm khoe của ,và trước hay sau,Tự hỏi sao không có ngày AN LÀNH ?
    Viết về CSVN “Kẻ thắng cuộc” cũng như BĐMT như con gà và cái tứng ..khổ quá nói mải ..chuyện dài nhăn răng tự vệ ?

  4. dân đói says:

    Xin lỗi Í IÊN, pháo sai chỗ, quả này dành cho Người HN, Sai thì sửa, sai nữa sửa nữa.
    dân đói says:
    04/01/2013 at 00:38
    Người HN nghĩa là gì ?
    Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin : con vật (khỉ) tiến hóa thành người. Thuyêt Lùi Hóa của Marx : Người lùi xuống thành Vật. Tổ nội Marx của Xã Hội Chó Ngao ngày nay khoái cái “thuyết vật hóa người” này và lấy đó cổ võ cho “bí kíp Cộng Sản”, bọn đồ tể Lê-Hồ-Mao cùng với lũ ngu si theo bí kíp đó luyện công bị tẩu hỏa nhập ma điên điên khùng khùng mất hết tính người, di truyền cho con cháu ngày nay biến tất cả thành 1 lũ súc sanh Người Hóa Ngợm viết tắt là Người HN.

    • Trực Ngôn says:

      Ông Người HN đã làm gì khiến cho ông ‘dân đói’ phải nặng lời đến thế?

      Tôi nghĩ, Người HN là ‘Người Hà Nội’ hoặc là ‘Người Hải Ngoại’. Chẳng liên quan gì đến ‘khỉ’, Charles Darwin hay Marx.

  5. Tien Ngu says:

    Thưa,

    CS thắng, thì họ chiếm được miền Nam. Bại, họ lui về Bắc, các em du kích trong Nam thì tiếp tục…chun hầm, hay lòn lách lẫn lộn trong nhân dân mà nằm vùng, chờ thời…nỗi dậy nữa…

    VNCH thắng, thì họ giử được miền Nam sống tự do. Bại, họ…mất nước, xoá tên VNCH trên bãn đồ thế giới…

    Như thế, đúng là hơi…hẹp, bởi ngoại trừ một hai anh tướng hô hào cá nhân, chính quyền miền Nam chẳng bao giờ xúi dục nhân dân….giãi phóng miền Bắc cs cả.

    Cho nên thằng hay bại gì, VNCH cũng…từ lỗ chí lỗ…

    Có một điều chắc chắn, nếu VNCH không bị cs Bắc Việt liên tục tấn công hàng ngày, ròng rã suốt 20 năm, kiệt quệ về nhân lực và tài lực…
    VN không bao giờ bị mất Hoàng Sa về tay Trung Cộng!

    Năm 1958, Phạm văn Đồng ký văn bãn cấp quốc tế, nhìn nhận toàn biển đông là lãnh hải của Trung Cộng để được Mao giúp đở vũ khí, nhân lực, đánh chiếm miền Nam. Trung Cộng nắm cái văn bãn này, rình chờ thời, lúc VNCH suy yếu nhất dưới sự tấn công của cs Bắc Việt, chính là lúc Trung Cộng ra tay…

    Nghiên cứu nhiều năm, nhiều ngày, chúng ra tay là…ăn trùm, VN mất đảo, lãnh hải…!!!

    Cho nên, việc cs là…bên thắng cuộc ở miền Nam VN, là một điều vô cùng…xúi quẫy cho dân tộc Việt…

    Ngoại trừ các thãm hoạ xã hội, đạo đức, kinh tế suy đồi xuống cấp không gở được, người Việt mất hẳn luôn quẩn đão Hoàng sa.
    Ai có hát gì đi nữa, Tàu Cộng phen này thì…trời gầm, cũng không nhả.
    Dân ta ít hơn dân Tàu, có đánh đến người Viẹt cuối cùng, cũng….đành chịu mất Hoàng Sa.

    Việt Cộng thằng cuộc 40 năm nay, nhưng rồi họ cũng sẽ…nhường chổ, đi chổ khác chơi, người Việt khác cs, lấy lại. Nhưng cái Hoàng sa thì…hỡi ơi, muôn đời…vĩnh biệt…

    Đây mới là nỗi đau nhất của phe…thua cuộc.

  6. Trung Kiên says:

    Mặc dù đã một thời sống dưới chế độ VNCH, nhưng với chế độ nào thì tôi cũng chỉ là NGƯỜI DÂN THƯỜNG, đặt ra bên THUA CUỘC hay bên THẮNG CUỘC làm chi cho mệt nhỉ?

    THẮNG CUỘC mà làm cho dân giàu nước mạnh thì mới được người dân trọng nể quí mến, chứ THẮNG CUỘC mà làm tay sai cho Tầu, hiếp đáp nhân dân thì khác gì những tên lưu manh thảo khấu???

    Đất nước Việt Nam ngày nay đã có nhiều thay đổi, hoành tráng, phần lớn là nhờ những ngôi nhà khang trang được xây cất bằng $ của những kẻ “THUA CUỘC” từ nước ngoài gởi về…

    Còn những kẻ THẮNG CUỘC được ghi nhận là những tên quan tham nhũng, lộng quyền, ức hiếp và cướp đoạt tài sản, đất đai của nhân dân, (kể cả của cựu bộ đội, mẹ liệt sĩ) dưới danh nghĩa “qui hoặch”???

    • Người HN says:

      Trung Kiên: chúc mừng năm mới nhé, mà sao lâu mới thấy TK xuất hiện trở lại.
      - CQVN chỉ thẳng tay với những kẻ láo lếu, người không ra người, những kẻ sẵn sàng làm tay sai cho người khác nhưng được núp dưới chiêu bài chống TQ bạn ạ, người thường cũng có thể nhận ra đâu là người yêu nước chống tàu, đâu là người lợi dụng chống tàu của mọi người mà làm việc khác, nếu bạn có quan tâm thật thì hãy tìm hiểu kỹ hành động của mấy người đó.
      - Bạn nói đúng là VN có được như ngày nay là nhờ cả dân tộc trong đó có những người Việt ở nước ngoài, nhưng bạn nói : “phần lớn là nhờ những ngôi nhà khang trang được xây cất bằng $ của những kẻ “THUA CUỘC” từ nước ngoài gởi về” chắc không đúng đâu, bạn có thể kiểm chứng lại.
      - Những thói xấu của chính quyền bạn nói đúng và báo chí trong nước cũng nói rất nhiều, mọi người đều mong và có cố gắng để cải thiện, hy vọng như vậy!

      • Trung Kiên says:

        Chào bạn Người HN

        Chúc mừng NĂM MỚI Bạn và gia đình: Sức khoẻ, nghị lực và may mắn.

        1) TK không hiểu định nghĩa chữ “láo lếu” của Bạn! Không cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của chính quyền, dù mệnh lệnh ấy sai, hay “láo lếu” như bọn côn đồ và “quần chúng tự phát”???

        LS Lê Quốc Quân vừa bị nhà cầm quyền csvn bắt cóc và truy tố tội “trốn thuế” (sic) giống như Blogger Điếu Cày, và…

        Blogger Nguyễn Hoàng Vy bị CA đánh sưng mặt

        …cũng vì “láo lếu” hay sao?

        2) Ở miền Bắc thì TK không rõ lắm, tuy nhiên qua báo chí và trang mạng, TK được biết rằng, nhiều người “đi lao động” ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức (trước đây) đã gởi tiền để gia đình xây cất nhà cửa.

        Còn ở miền Nam, những nơi nào có thân nhân “Vượt biên”, thì nơi đó nhà cao cửa rộng, khang trang. Những nơi “không có vượt biên”, đa số vẫn xập xệ như xưa.

        Theo nhận xét của TK, khoảng 60% là $ từ nước ngoài, 25% là của cán bộ, đảng viên nhà nước (tiền từ đâu ra?), 15% là của những người làm ăn nhờ thời cuộc.

        Còn với công nhân, phải nhờ vào đồng lương chết đói, tiền ăn còn chưa đủ, thì lấy đâu để làm nhà???

        3) TK không nghĩ là “Những thói xấu của chính quyền”, mà là những kẻ “lạm danh chính quyền” để có những hành động xấu như: ức hiếp, đánh đập người bất đồng chính kiến, chiếm đoạt tài sản của nhân dân qua những qui hoặch.

        Thay vì để nhà đầu tư thương lượng với người dân, thì đám tham quan “mượn danh chính quyền” đầu cơ trục lợi, bồi thường rẻ mạt cho người dân, rồi bán lại cho nhà đầu tư gấp chục lần: Đây là cách ăn cướp “hợp pháp”? Vì thế mà bất công xã hội ngày càng chồng chất, khối dân oan ngày càng tăng!

        Bạn hãy nhìn lại vụ Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, với sự lên tiếng của thủ tướng Dũng, vậy mà chẳng có gì cải thiện dù đã 1 năm đã trôi qua , huyện bênh huyện, phủ bênh phủ, chỉ chết người dân, buồn không Bạn???

    • Í Iên says:

      Mầng vui Chung Keng mới từ VN ve!
      Thấy bộ đội cụ Hồ có xanh mặt không?

      • Trung Kiên says:

        Chào Ý Yên
        Chúc mừng Năm Mới

        Ngay cả đám CA (ác nhân) còn chưa sợ, thì nói gì đến bộ đội là những người chỉ biết cầm súng ở góc rừng hay vùng biển ải!

        Có gì mà phải sợ chứ, đừng làm bậy, đừng kiêu căng ngạo mạn. Hãy sống bình thường và ăn nói chân tình thì ai cũng mến!

      • dân đói says:

        Người HN nghĩa là gì ?
        Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin : con vật (khỉ) tiến hóa thành người. Thuyêt Lùi Hóa của Marx : Người lùi xuống thành Vật. Tổ nội Marx của Xã Hội Chó Ngao ngày nay khoái cái “thuyết vật hóa người” này và lấy đó cổ võ cho “bí kíp Cộng Sản”, bọn đồ tể Lê-Hồ-Mao cùng với lũ ngu si theo bí kíp đó luyện công bị tẩu hỏa nhập ma điên điên khùng khùng mất hết tính người, di truyền cho con cháu ngày nay biến tất cả thành 1 lũ súc sanh Người Hóa Ngợm viết tắt là Người HN.

      • dân đói says:

        Đằng Í ơi, thấy bộ đọi thì không xanh, nhưng thấy cụ Hồ thì có xanh, nhìn cụ hiển linh tớ hãi đến muốn vãi cả ra. Bữa hổm tình cờ đi qua 3 đình, tớ ghé vô coi cái xác thế nào mà ai cũng nói là thúi lắm, tớ thấy cái xác chắc để lâu đã hết thúi mà đã chuyển qua .. mùi khắm, khắm lắm. Đang định đi ra thì có 1 cháu gái ngoan ăn mặc rất nghèo nàn bước vào đứng nhìn xác cụ, bất chợt tớ thấy mặt con bé đỏ lên, theo hướng mắt nhìn của cháu ngoan…, thì ô kìa ố kia kìa… cái gì ngay chỗ đó đang ngo ngoe trông có vẻ rất “bức xúc và khẩn trương”, tớ hãi xanh cả mặt vắt giofleen cổ mà chạy. Những ai làm người không phải ngợm, thấy cảnh đó mà mặt không xanh mới là lạ, phải hôn đằng Í ị ?

      • Người HN says:

        Thái độ của TK qua trả lời với Í iên thật đáng để học hỏi, thắng thua ư, đúng sai ư, xa vời lắm, nhưng nhân cách thì ở ngay cạnh, thiết nghĩ những ai có lời lẽ khiếm nhã trên diễn đàn nếu không thấy hổ thẹn thì cũng tự bêu riếu trước bàn dân thiên hạ mà thôi!

    • tudo says:

      Đổi đời……là ….là…từ cái con …” tư do ” của ô.Trung Tá VVH nói ngày 24/09/2012 tại tp HCM….( Sàigon ). Không có gì quý hơn….?

  7. tracynguyen says:

    Tôi chưa được đọc “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức để xem người thắng cuộc nghĩ gì , vì sách in đã order nhưng chưa được nhận. Bài học đầu tiên mà Bên Thua Cuộc mà tôi được học là “Phạm Trù Triết Học Mác-Lenin: Phân biệt Giữa Bạn và Thù”. Có lẽ, nhà báo Huy Đức và tôi sinh cùng thời kỳ nhưng chỉ khác ranh giới. Cuộc chiến Nam Bắc đã chia đôi miền, thành 2 kẻ thù cùng mang 1 giòng máu Việt, của cha Hùng, mẹ Âu Cơ . Những ký ức về chiến tranh vẫn còn ám ảnh mãi và tôi tự hỏi trong lịch sử Việt của chúng ta, cuộc chiến nào đẫm máu nhất, thù hằn nhất ? Có phải những cuộc chiến chống giặc Tầu phương Bắc từ khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, của Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Quang Trung hay chính cuộc chiến giữa người Việt chúng ta ? Cuộc chiến Trịnh- Nguyễn với “Đây sông Gianh , đây biên cương thống khổ. Đây sa trường, đây máu đổ lệ rơi” của bài học thuộc lòng khi vừa tới tuổi cặp sách đến trường? Hay cuộc chiến giữa nhà Nguyễn Tây Sơn- Nhà Nguyễn Gia Long, với mã ngụy và voi giày ngựa xé nữ tường Bùi Thị Xuân cùng cái lệnh chu di tam tộc? Hay cuộc chiến như vừa mới xãy ra mà tôi là đứa trẻ, nhân chứng của cuộc chiến này. Một cuộc chiến đã chia rẻ đất nước, cho đến tận ngày nay sau gần 40 năm thống nhất nước nhà?
    Cách đây khá lâu, nhà vật lý và cũng là họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có đăng trên Talawas của bà Nguyễn thị Hoài hình vẽ ghi lại tuổi ấu thơ của ông, với hình vẽ cảnh máy bay dội bom trong lúc đứa bé còn say ngủ với mộng mị bằng những cánh bướm. Chiến tranh đã qua, những nó vẫn để lại trong tâm trí mỗi người của chúng ta một vết thương tâm lí khá nặng. Nếu Hà Nội chỉ chịu cảnh máy bay Mỹ trải thảm dội bom 12 ngày đêm, thì chiến tranh kéo dài nhiều năm trên vùng đất miền Nam, nơi tôi đã trót sinh ra và lớn lên. Hình ảnh đón Tết Giao Thừa năm xưa dưới gầm giường của cả gia đình chen chúc với cái mơ mộng viễn vông là có thể tránh được những viên đạn vô tình không biết đến cái đau của con người, rồi sau đó Mồng Một tết ra đường là những cái xác chết nằm la liệt của những cán binh CS mặt còn non choẹt, với áo bà ba đen, quần cụt nằm phơi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi tấn công vào đài Phát Thanh, vào đài Truyền Hình, vào khu An Ninh Quân Đội với cái mơ mộng , hy sinh vì một miền Nam thân yêu ở cái tuổi vị thành niên. DDo’ là hình ảnh chiến tranh đầu tiên của thời thơ ấu của tôi, nhưng không phải là hình ảnh cuối cùng, khi trận chiến “giữa bạn và thù” xãy ra tại miền Nam , một nủa phần đất nước.
    Rồi hòa bình đến. Hòa bình đã đến !
    Bây giờ ở tuổi trung niên khi nhìn lại, tôi không biết đó có phải là hòa bình đã đến hay đất nước bước vào một cuộc chiến khác. Đã bao nhiêu lần tôi tự hỏi “Có phải chính tôi , thế hệ tôi sinh lầm thế kỷ” chứ không phải thế hệ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương như câu thơ của ông đã viết? Một đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh, với súng đạn, với chết chóc chung quanh mình, để ngày hòa bình đến, để được dạy rằng mình là ngụy, là con cái của ngụy , là kẻ thù của đất nước, của dân tộc này? To6i còn nhớ, một chị cùng lớp, con của một tỉnh ủy viên đã phát biểu cảm tưởng của mình trong một buổi thảo luận chính trị của lớp “Nếu cha mẹ các đồng chí, anh chị các đồng chí là ngụy quân, ngụy quyền thì chúng tôi vẫn gọi là Thằng và Con”. Chúng tôi, những sinh viên, học sinh lớn lên tại miền Nam thì thế nào cũng có cha, mẹ, anh, chị, cô , dì chú, bác làm việc với chính quyền miền Nam, thì hẳn nhiên đó là một khẳng định chúng tôi là phía bên kẻ thù trong phạm trù Bạn- Thù của nền triết học chính trị Mác- Lênin. Và những kẻ tôi từng được học ở tuổi ấu thơ với giặc Đông Hán, Nam Hán, giặc Ân, giặ Minh, giặc Thanh đã trở thành bạn vì đã cung cấp chi miền Bắc những vũ khí của chiến tranh vì tình nghĩa “môi lợi”.
    Chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh, của bên thất trận để thấy rằng hòa bình đến là tương lai đen tối, không có một lý tưởng để làm mục tiêu trong cuộc đời đã cho tôi cảm giác “Chúng tôi là lũ người sinh ra lầm thế kỷ” hàng bao nhiêu năm qua. Nhưng bây giờ ở cái tuổi trung niên, tôi đã cảm nhận “lũ chúng tôi sinh ra lầm thế kỷ” không chỉ dành riêng cho phía bại trận mà cho cả phía người chiến thắng. Có cái nào đau đớn hơn khi thấy lý tưởng mình theo đuổi, hy sinh, ngưỡng mộ chỉ là một ảo vọng đánh lừa , có thể nó còn đau đớn hơn chúng tôi, phía bên kia , không có một lý tưởng để sống khi hòa bình lập lại?
    Phần trên tôi chỉ viết về cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc tựa đề Phia’ Thắng Cuo^.c, chứ chưa hẳn là cảm nghĩ của bên thất trận khi trải qua cuộc sống với đất nước trong 12 năm sống tai quê hương hòa bình, độc lập, trước khi đành đoạn bỏ nước ra đi, để lập lại một cuộc đời mới đầy khó khăn trước mặt nơi xứ người không cùng màu da, tiếng nói, phong tục với 2 bàn tay trắng. Tay trắng đúng nghĩa của nó .

    • tracynguyen says:

      Phần trước tôi viết về bài học “Bạn và Thù”. Xin được viết tiếp bài học thứ 2 : “Đạo đức Cách Mạng”

      - Hôm qua tại buổi cơm chiều, chồng tôi vô ý dụi bàn tay vừa cầm ớt nên than xót mắt quá. Thằng con nhỏ , xót xa cho cha , cằn nhằn: Con đã bảo với ba rồi, đừng có ăn ớt, cay lắm, mà ba đâu chịu nghe con”. Bỗng dưng tôi liên tưởng đến bài học “đạo đức Cách Mạng” qua bài học về chị Út Tịch, nữ anh hùng của quân đội nhân dân mà tôi được dạy khi nước nhà thống nhất. Chị Út Tịch với tinh thần thù hận giai cấp bóc lột sâu sắc, đã bỏ đi theo Cách Mạnh và đã trở thành nữ anh hùng liệt sĩ của quân đội nhân dân. Cái đáng nói ở đây là bài học mà phe chiến thắng dạy cho chúng tôi, những học trò của phe thất trận là bài học đạo đức, mối thâm thù giữa giai cấp tư sản , địa chủ và giai cấp bần cố nông. Chị Út Tịch đã ném chén muối ớt vào mắt của thằng bé con, còn nằm ngữa trên tay và bỏ đi làm Cách Mạng. Họ dạy cho chúnt ôi phải thâm thù ngay cả 1 đứa trẻ thơ, chưa biết phải trái trên đời. Chỉ 1 cái dịu mắt của người cha, than đau xót, là đứa trẻ thơ cuống cuồng lo cho cha. Còn bài học năm xưa , ném cả chén muối ớt vào mắt 1 đứa bé. Tuổi thơ vẫn có tội và phải trừng trị đích đáng, có phải là đạo đức Cách Mạng của người theo lý tưởng CS?

      (Nếu rãnh, tôi xin viết tiếp về bài học “chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng”

      • Builan says:

        Chào trân trọng tracynguyen says:

        Bạn cứ tiếp tục viết – viết thật, viết nhiều, viết hết những suy nghĩ trung thực từ một người có con tim Việt Nam, trăn trở trước thực trạng xã hôị CHXHCNVN – ít ra cũng có thể giúp soi sáng cho những tâm hồn còn đắm chìn trong u mê tăm tối- bị đầu độc cái tâm thù ac cuả một thời LÁO BỊP _ Đại bịp HCM- CCCĐ

        Tôi và nhiều bạn đọc quý mến mong được đọc tiếp
        Cảm ơn

      • tracynguyen says:

        Cám ơn a/c builan. Xin được viết về bài học kế tiếp : Chuyên chính vô sản và Bạo Lực Cách Mạng.
        Cách đây vài hôm, hình như có 1 nhà lãnh đạo nào của VN trả lời phỏng vấn cho đài BBC, nước VN dân chủ còn hơn ngàn lần nền dân chủ của các nước Tư Bản. Câu nói này không hề mới, nó chỉ được lập đi lập lại nhiều lần đến nổi khi mở miệng ra , là những người bên Phía Thất Trận như chúng tôi cũng có thể nói như thế không ngượng miệng vì đã học nhập tâm, và đã thành bản chất của con người XHCN , với “Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý , và nhân dân làm chủ ” , cho dù mù mờ, chúng tôi cứ tưởng người làm chủ chính là người lãnh đạo và quản lý cho dù làm chủ, sở hữu của bất kỳ một vật gì, một công việc gì. Nhưng cho dù có thắc mắc, lấy làm lạ, chúng tôi vẫn phát biểu như cái máy những cụm từ đại loại như thế. Thắc mắc chỉ để trong lòng , không chia sẻ cảm nghĩ của mình với ai , bởi vì chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên từ phía bên thất trận cũng đã được dạy 1 bài học khác, vô cùng quan trọng , đó là bài học về chuyên chính vô sản và bạo lực Cách mạng. Câu mở đầu của môn Lịch Sử Đảng sau hàng chục năm, tôi vẫn còn nhớ như in , “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giương hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ trương chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng, hễ ai đi ngược lại đường lối của Đảng sẽ bị “bánh xe lịch sử nghiền nát”.
        Chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên từ phía thất trận, đã bắt buộc phải nhập tâm, phải khác sâu trong tâm trí, là nước nhà đã được độc lập, tự do, dân chủ , nền dân chủ nước ta còn dân chủ gấp ngàn lần hơn các nước tư bản, nhưng cái dân chủ này phải theo đường lối chỉ đạo của Đảng nếu không sẽ bị nghiền nát vì Đảng sẽ dùng chuyên chính và bạo lực. Lâu dần đời mình cũng qua, lâu dần rồi mình cũng quen. Chúng tôi đã trở thành con vẹt, Đảng nói sao, chúng tôi nói y như vậy , bài học về đấu tranh sinh tồn đã biến chúng tôi thành những con vẹt dân chủ , còn dân chủ gấp ngàn lần của người dân sống trong thế giới tư bản. Từ bài học “chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng” đã biến thành bài học về sự đấu trang sinh tồn : một con vẹt trong to^i !

      • tracynguyen says:

        Cách Mạng vào , mang đến cho chúng tôi những bài học văn chương mới thay cho những bài văn ủy mị của giai cấp tiểu tư sản như Trống Mái, Đoạn Tuyệt, Anh Phải Sống. “Nghệ thuật vì con người”, những quyển văn chương mới phục vụ cho con người được mang ra giảng dạy, như phần viết trước tôi đã kể chuyện chị Út Tịch ném muối ớt vào mắt đứa bé con chủ nhà rồi trốn đi làm Cách Mạng. Một số tác phẩm ngoại quốc được dịch sang tiếng Việt mà chúng tôi được dạy như “Tình Bạn Vĩ Đại và Cảm Động” viết về mối quan hệ giữa Các mác và Ăng ghen, truyện Paven: Thép Đã Tôi Thế Đấy, truyện Ruồi Trâu…Có lẽ là truyện ngoại quốc nên nó không để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc nào. Riêng truyện Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, bao nhiêu năm qua, tuổi đời chồng chất, trí nhớ suy giảm, tôi chỉ còn nhớ một câu trong truyện của ông “Chị Dậu ra đi trong đêm tối như cái tiền đồ đen tối của cuộc đời chị” để so sánh cho cuộc đời của chúng tôi, chẳng đi đâu cả mà sao cuộc đời cũng chẳng sáng sủa gì.
        Ngoài những truyện, văn chương Cách Mạng, chúng tôi cũng được dạy về thơ. Vì văn chương phục vụ cho con người, nó được giao cho trọng trách “giòng văn thơ hiện thực Cách Mạng”, không được mang vẻ ủy mị của thơ văn miền Nam như
        Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,
        Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” ,
        hay
        Tuổi của tôi 15 hay 16 ?
        Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ 13 ”
        mà nó phải mang tính Đảng chỉ đạo trong tình yêu, phải có tính sắc thép, phải lãng mạn Cách Mạng, cho dù khi 2 người đang hôn nhau , Đảng cũng hiện diện , như :
        Trái tim chia 3 phần tươi đỏ
        Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
        Phần cho thơ và phần để em yêu
        Em khẽ nói thế cũng nhiều anh nhỉ
        ….
        Rồi 2 đứa hôn nhau, 2 người đồng chí
        Giắt nhau đi cho đến sáng nay mai
        Xuân cũng vừa về đến trong tay

        vì chỉ đạo của Đảng là

        Nay trong thơ cũng có thép
        Nhà thơ cũng phải biết xung phong

        Những cuốn phim được làm từ miền Bắc, được chiếu trong Nam như truyện Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện mà nhà không có điện vào thời đó cả đất nước đang thiếu điện trầm trọng, mỗi ngày chỉ có 1 giờ có điện mà thôi, mở TV thì đã chiếu những cuốn phim Cách Mạng này rồi. Cuốn phim đầu tiên có chút tình cảm yêu đương là phim Cánh Cửa Mở Rộng hàng ngàn thanh niên chen chúc, xếp hàng mua vé , để xem người Liên Sô yêu đương có lãng mạn Cách mạng như ta hay không? Lúc đó tôi đã đến tuổi trưởng thành, cũng bắt đầu mơ mộng, được người bạn trai (không phải là người thương)mời xem phim Quả Táo Đỏ. Cái gì đầu tiên cũng ghi khắc mãi, nên cho đến giờ tôi còn nhớ câu chuyện phim ấy, chuyện về 1 nữ bác sĩ để ý 1 anh công nhân (tình yêu không phân biệt giai cấp) , chỉ nhớ anh ấy có đặc điểm là vết cắt của mổ ruột thừa. Hình ảnh của một đất nước Liên Sô xinh đẹp, có quả quầy bán táo đỏ, để xem phim cảm thấy thèm thuồng vì đất nước Liên Sô đã bước quá độ trên con đường xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa lên Cộng Sản Chủ Nghĩa. Về kể chuyện phim hay quá cho các bạn trong tổ xem về 1 đất nước Liên Sô, ai ngờ các cô nàng đoàn viên bắt anh bạn của tôi dẫn đi xem phim , anh ta dẫn cả đám đi xem 1 cuốn phim về các anh công nhân xây dựng trên công trường, xuyên Tây Bá Lợi Á, chưa đến 10 phút mà cả bọn ngáp lên ngáp xuống, ngay cả các cô nàng đoàn viên, đối tượng đảng…
        (Không phải xã hội sau 75 mang màu sắc đen tối, tôi sẽ kể tiếp những câu chuyện về tình bạn giữa chúng tôi, để thấy rằng cuộc đời vẫn đẹp sao…)

      • tracynguyen says:

        Như đã nói vì không muốn “bánh xe lịch sử nghiền nát” chúng tôi cũng trở thành con vẹt, hay xin được nói thẳng ra, là cái hèn trong tôi bừng dậy trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Ngay cả đến lúc ngồi type những giòng chữ này, tôi cũng dùng cái nick của ai đó, chứ không phải tên tôi, những cái tên trong câu chuyện của tôi cũng sẽ không được dùng đến mà được thay vào những a/c A,B,C, vì đã có đ/c X rồi .
        Khi rao giảng cho chúng tôi, tình yêu không phân biệt giai cấp, nhưng cho dù Cách Mạng cũng chỉ lấy người Cách Mạng, cấp cao cũng chỉ lấy cấp cao. Lúc ấy, trường tôi có 1 anh giáo sư (gọi là anh vì anh còn trẻ, mới đi học ở Đông Đức về)ti’nh tình phóng khoáng, vui vẻ, ngay cả với các sinh viên trong Nam, va` anh giảng bài khá hấp dẫn. Cha của anh, cũng là 1 giáo sư ngoài Bắc GS Đ v. C.. Đúng là tình yêu không phân biệt giai cấp, anh và chị sinh viên lớp trên bỗng thương nhau, chị nổi tiếng xinh đẹp, tính tình hiền hậu, làm vo~ bao nhiêu trái tim của các anh trong lớp. Nhưng cái oái oăm là cha của chị đang trong lao tù cải tạo ngoài Bắc vì có tội với nhân dân, điều này chính người mợ của tôi quen với gia đình GS C kể. Chẳng hiểu vì “phải phân biệt giữa bạn và thù” hay vì yêu chị chưa đủ, anh P không đủ can đảm bước vào tình yêu và chị đã bỏ nước ra đi trong 1 đêm tối vì nhiều lý do, nhưng ắt hẳn 1 trong những cái lý do đó là không muốn có 1 tiền đồ đen tối của chị Dậu.
        Một chuyện môn đăng hộ đối thời XHCN khác là anh S., đi du học từ Liên Xô về, cũng làm cán bộ giảng. Anh ấy kể chuyện tâm tình với chúng tôi, đám học trò của anh, khá thân thiện. Anh kể lúc anh đang ở LX nghe thấy nước nhà thống nhất cũng òa khóc lên, khi ra trường có 1 số bạn của anh rủ về nước của họ ở Nam Phi gì đó, nhưng anh Sơn về lại VN để xây dựng đất nước. Anh kể lương cán bộ giảng 1 tháng không đủ mua 3 con gà , trong khi ở LX , chỉ là sinh viên tuần nào anh cũng có thịt gà để ăn , đất nước mình không có dân chủ như ở LX v.v… Nghe anh kể , chúng tôi thèm thuồng nhìn về 1 đất nước LX trong thời kỳ quá độ , lương anh là cán bộ giảng , anh còn có tiêu chuẩn mà còn thấy đói, huống chi chúng tôi đó , đói dài dài…Vài năm sau, anh S. lập gia đình với 1 chị, là con gái của thứ trưởng bộ ngoại giao .
        Từ chuyện môn đăng họ đối của anh S. đến chuyện mấy con gà, tự dưng tôi nhớ đến thời ăn khoai, bột trộn cơm. Làm sinh viên, chúng tôi có tiêu chuẩn , không đói về phần cơm, khoai chỉ thiếu phần thức ăn thôi. Chúng tôi được chia phần thực phẩm 1 tháng nửa cân, hoặc thịt, hoặc mỡ, hoặc da, hay xương. Chị bạn tổ phó đời sống cứ chia cho tôi và chị T. phần thịt, phần mỡ “ừ, tao thích phần xương, hầm lấy nước làm canh , ngon lắm “. Thế là chúng tôi ngây thơ cứ phần nào nó chia cho mình, thì mình cứ việc lấy thôi. Thịt bằm ra , kho mặn, ăn dằn. Còn nếu lấy phần mỡ thì thắng ra, chiên cơm ăn cũng ngon đáo để. Còn lấy phần xương, củi lửa đâu mà hầm. Ai ngờ, một hôm , tôi và chị T. đến nhà chị tổ phó chơi, mẹ chị bảo “Sao tổ của các cháu chỉ toàn chia phần xương là xương vậy, sao không báo cáo lên tổ phân phối thực phẩm của trường?”. Chị V. tổ phó gắt với mẹ “Báo cáo cái gì mẹ, họ chia sao thì lấy vậy thôi. Mà nhà mình còn có phần tiêu chuẩn của ba , mẹ và 2 anh chị mà mẹ còn than gì nữa “. Chị V. làm tôi xúc động quá, hẳn chị đã biết gia đình tôi chả có ai đi làm công nhân viên thì làm gì có tiêu chuẩn lương thực ngoài tôi. Không phải người từ miền Bắc vào ai cũng xấu xa, cũng thiếu tình người, tình bạn, chị V. sinh ra từ miền Bắc, cả gia đình vào trong Nam sau 75 vì cha chị là dân tập kết.

      • Builan says:

        Thật thú vị – được đọc tiếp !
        Tôi không có khả năng VIẾT- chỉ miệt mài ĐỌC !

        Cảm ơn những người viết hay, viết thật, viết bằng sự trung thực… cho mình ĐƯỢC đọc ! Buồn thây có nhiều khi phaỉ gọi là BỊ đọc -đọ coms của CCCĐ ! hehehe

        Vâng , tracynguyen đang kể chuyện vế “Chuyên chính vô sản và Bạo Lực Cách Mạng.”

        Vậy tôi xin mời ! gọi là một chút ĐÁP LỄ _ một chứng tich vế TỘI ÁC- sẽ giúp cho “Bên thua cuộc” nhận ra là mình may mắn ! Thương cho thân phận cuả bà con MIỀN BẮC -Có thân nhân cuả nhiều người ! Có thể cả BITCH, Người tự Do…. !

        Chuyên chính vô sản và Bạo Lực Cách Mạng.

        http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=71167#post71167

        Chào trân trọng

    • tracynguyen says:

      Xin moi` a/c builan xem tiep .
      Dân chủ của nước ta còn dân chủ hơn ngàn lần các nước tư bản vì nền dân chủ của nước ta là quyền làm chủ tập thể , và quyền làm chủ tập thể này được thể hiện qua các buổi phê- tự phê. Chẳng biết các bạn cùng trang lứa chúng tôi sống ngoài Bắc ra sao, chứ tôi sợ nhất là cái mục phê-tự phê này, mà ngày nào cũng họp phê- tự phê. Mình nói cái tốt cái dở của mình, rồi phê bình các “:đồng chí” khác trong tổ. Khổ nổi tôi là đứa không có lý lịch bản thân Cách Mạng, gia đìng Cách Mạng , không có căn bản lập trường chính trị gia đình , đố bảo mà dám nói cái không hay của các “đồng chí” Y, Z khác. Đã vậy, chưa vào đoàn viên, hội viên thì làm sao dám bảo các đồng chí ấy có trình độ chính trị chưa tốt , thành ra đành phải câm như hến , chỉ biết tự phê là mình chắc còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa , mà không lẽ ngày nào cũng chỉ có 1 câu ấy nhắc đi nhắc lại. Cũng vì những buổi phê- tự phê ấy mà tôi cũng dám tâm sự khai báo những gì với ai, ngay cả những người được coi là bạn, cùng sinh ra và lớn lên trong Nam như chúng tôi. Kể với họ hôm nay, ngày mai họ lại mang điều đó, thêm mắm thêm muối để thực thi quyền làm chủ tập thể thì coi như tiêu đời mình. Nhớ có 1 hôm, chúng tôi được điều động đi thục tế tại một vùng kinh tế mới. Tổ công tác của chúng tôi được địa phương cho 1 chị có con nhỏ, thay vì ra nông trường được đến “nhà” chúng tôi để lo việc bếp núc. Các đồng chí trong tổ công tác sợ chị ấy ăn cắp đồ của mình nên chia cho tôi phần ở nhà để canh chừng chi , thay vì phải đi công tác. Cơm nước thời đó làm gì có gì, chỉ nhóm củi nấu cơm, ăn với vài con tôm khô mang đi với tí nước mắm , tôi bảo chị cứ ở nhà, không cần đến nhà tôi nấu bếp. Chị cám ơn bằng cách sai thằng con 6 tuổi mang đến tặng cho chúng tôi đĩa rau lang luộc. Khi thằng bé mang đĩa rau lang đến thầy tôi đang thổi cơm, tôi sới cơm lên cho hạt cơm khỏi dính vào nhau. Nồi cơm chín, bốc mùi thơm của gạo. Thằng bé nhỏ , gầy còm, chắc lâu ngày chỉ ăn rau lang, khoai luộc nên nhìn nồi cơm mà nước miếng cứ tuôn ra. Thương bé quá, tôi múc cho bé 1 chén , chan vào tí nước mắm. Nhìn thằng bé ăn chém cơm một cách ngon lành như đang dùng những món sơn hào mĩ vị, lòng bỗng nhói đau. Bỗng ngay lúc đó, tổ công tác của tôi đi làm về, sau đó là 1 buổi họp “phê- tự phê”. Tôi bị ngay cô bạn được coi là bạn thân nhất cùng sống trong Nam như tôi, làm chủ tập thể, phán ngay cho tôi 1 câu “Đồng chí tập tính ăn cắp cho đứa nhỏ” , thay vì nói tôi ăn cắp cơm gạo. Tôi chỉ lẳng lặng nói “Tôi mang phần gạo như các anh chị, và tôi ăn ít hơn, tôi nhường phần cơm đó cho thằng bé”.
      Sau bài học “phê- tự phê” này, tôi không còn dám tin tưởng một ai khác, cho dù bạn thân , ngoài tôi.

      • Builan says:

        Cảm ơn bạn !
        Viết THẬT như bạn thì CCCĐ… sẽ kết tôi là bôi nhọ chế độ- chưỉ quê hương ….
        Thành quả cực kỳ ” quành tráng” cuả HCM và băng đảng cuả ông ta là làm cho người Việt Nam vốn giàu lòng nhân aí yêu thương , đùm bọc, kính nhường…
        Trở thành con người “Xuống Hàng Chó Ngựa” ac nhân thất đức- nghi kỵ hân thù….. chẳng còn ai dám tin ai !

        “..Sau bài học “phê- tự phê” này, tôi không còn dám tin tưởng một ai khác, cho dù bạn thân , ngoài tôi.

  8. Tien Nguyen says:

    Tôi cũng đã đọc phấn 1 của cuốn sách. Cũng going như biết bao nhiêu cuốn sách khác có kẻ khen, người chê,… Tuy nhiên cuốn sách này cũng có rất nhiều người nhân cơ hội này để than than, oán trách, lên án…

    Tuy nhiên, với tôi người sinh ra sau cuộc chiến, trưởng thành cùng với quá trình đổi mới của Đất nước cho nên tôi cũng không biết nhiều về giai đoạn này. Phần lớn những gì đươc cũng chỉ là lời kể lại của người lớn về giai đoạn này,kể cả những những người cựu sỹ quan VNCH vẫn ở lại VN về tù cải tạo….

    Trở lại cuốn sách “Phía bên thắng cuộc cũa Huy Đức” tôi có cảm giác cũng giống như hôm nay mở bất kỳ một tờ báo, trang mạng nào…. cũng thấy đề cập đến tiêu cực của xã hội, cũng thấy những chủ đề “cướp, giết, hiếp…”, làm cho tôi có cảm giác Đaọ đức Xã hội ngày nay xuống cấp. Nhưng không hoàn toàn như vậy, vì trước đây thông tin hạn chế vì không có nhiều phương tiện thông tin đại khi đó chúng không nhiều, đa dạng, nhanh chóng như ngày nay cho nên phần lớn những tiêu cực xã hội chỉ được biết đến rất hạn chế về địa lý. Vì vậy, nếu một cuốn sách lịch sử với cách viết đơn giản là tâp hợp những vấn đề hạn chế của giai đoạn lịch sử dưới dạng báo chí thì đã được gọi là khách quan, trung thực???.

    Tôi nghĩ nếu đọc cuốn sách và đặt nó vào tình hình Kinh Tế – Chính Trị – Xã Hội – Ngoại Giao… của Việt Nam trong giai đoạn đó thì mới thấy đầy đủ, khách quan về cái đúng, cái sai của những chính sách ấy.

    • trần nam says:

      Hạn chế là nhân cách, đấu óc, tư duy và kiến thức của nhửng kẻ tự cho là thắng cuộc.

  9. Do van Thua says:

    “Và tôi tự hỏi, liệu ai sẽ là người đầu tiên viết lên những trang sử VN đương đại từ cái nhìn phía của những người thua cuộc đây?”

    De nghi tac gia, neu huon, xin qua My di du lich, va nam nha sau thang, tha ho doc su viet boi nhung nguoi thua cuoc o hai ngoai. Chuc vui

    • ESL says:

      Đồng chí Do van Thua có hơi ngớ ngẩn chút chút… Ông Huy Đức đang du học ở Boston, USA đấy ạ. Chịu khó đọc một chút đi rồi hãy ý cò, nhất là đọc cách bỏ dấu tiếng Việt nhá.

  10. Tran Gia says:

    Vài lời gởi tác giả.
    Tôi là thanh niên miền Bắc, có ghé qua Sài gòn trước khi đi Kampuchia, vào đầu thập kỷ 80s. Tôi cũng đã đọc gần hết “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức.

    Tôi đã đọc một mạch bài viết của bạn bởi văn phong nhẹ nhàng, trôi chảy, không cầu kỳ.

    Tuy vậy có một điều làm cho tôi phải phàn nàn là hình như bạn hiểu chưa đúng về ai thắng, ai thua, bên thắng, bên thua trong cuộc chiến này.

    Nguyễn Duy viết:
    Nghĩ cho cùng
    Mọi cuộc chiến tranh
    Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…

    Bạn viết: “thắng được là vì họ tàn ác hơn”

    Tôi rất đồng ý với nhận định của bạn và Nguyễn Duy. Từ hai ý tưởng này, tôi cho rằng: Người thất bại nặng nhất trong cuộc chiến này là những người nông dân miền Bắc.

    Trần Gia

    • Builan says:

      COMs cuả bác Trần Gia , ngắn gọn
      Tuyệt vời về ý nghiã ! THẬT

      Những ai còn sợ “Mất sổ hưu” nên lắng hồn mà đọc !!
      Kính

    • VINH says:

      Cái câu ông Nguyễn Duy viết :
      Nghĩ cho cùng
      Mọi cuộc chiến tranh
      Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…
      Nghe không thuyết phục, mà phải nói là sai nữa. Không hiểu sao lại có nhiều người lại tâm đắc.
      Nếu VNCH thắng, thực thi nền dân chủ như các nước Hàn, Nhật, Sin, Thái v.v… thì ngày nay VN sẽ phát triển ngang ngữa hoặc hơn với Hàn Quốc( Trước 30/4/1975, kinh tế VNCH hơn hẵn Hàn Quốc – mặc dầu đang bị chiến tranh xâm lược ) và sẽ không có cảnh mất biển, đảo, biên giới và cái tròng Bắc thuộc đang lơ lửng như VNCS hiện nay.Cũng không có cảnh ăn cướp tài sản của nông dân, vốn là nhũng thành phần làm nên cuộc chiến thắng. Điều này quá hiễn nhiên không thể chối cãi được.
      Ông Huy Đức viết “thắng được là vì họ tàn ác hơn” lại càng chính xác qua những cái tàn ác, lừa lọc, gian manh, tráo trở trong cuộc chiến với VNCH. Tức CS đã thực hiện mọi cái ác miễn sao chiến thắng ! Và sau khi hòa bình, thì cái ác nó vẫn còn tồn tại. Lần này không phải với đốVINHi phương, mà chính với những người đã từng đổ xương máu cho cuộc chiến ĐÁNH THUÊ của chúng.
      Trên thế giới phe theo chủ nghĩa tự do chưa bao giờ bại. Điển hình Đông Âu sau khi vứt bỏ cái chủ nghĩa CS, đất nước của họ đều phát triển không thua gì các nước tư bản kỳ cựu.

    • Lâm Vũ says:

      Hoàn toàn đồng ý với bác Tran Gia: người nông dân miền Bắc đã hy sinh quá lớn trong cuộc chiến vừa qua, hy sinh gần như hoàn toàn mấy thế hệ thanh niên nam nữ. Để rồi nay được gì?

      Một người bạn trẻ mới về thăm VN, vừa sang lại vài ngày, vừa kể: Ở Vũng Tầu, em gặp toàn là người Thanh Hóa đi vào kiếm ăn, rặt người trẻ không à… Mà công ăn việc làm ở đâu ra? Thanh niên thất nghiệp, ngồi quán, nằm võng, ngồi gốc cây… đếm không hết! Xin làm nhân công quét lá công viên, lương tháng có là bao cũng phải chạy chọt, đút lót bao nhiêu cây vàng… Nghề cảnh sát giao thông thuộc hàng “quý tộc” mới vô được v.v.

      Do đó, theo tôi, câu thơ của Nguyễn Duy không đúng nữa, cuộc “chiến tranh” sắp tới sẽ chỉ có một phe thắng: người dân!

    • NgườiViệtYêuNước says:

      Ý kiến của bạn Trần Gia ngắn gọn và súc tích.
      Kết luận của Bạn rõ ràng, nhưng theo tôi thì không chỉ những người nông dân miền Bắc, mà cả nhân dân miền Bắc thất bại và gánh nặng thiệt hại nhiều nhất trong cuộc chiến vừa qua.
      Bên thắng chỉ có đảng CSVN, họ thắng là nhờ thủ đoạn lường gạt, dối trá và tàn ác.

Leave a Reply to Lâm Vũ