WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Y án 4 năm cho nhà báo Hoàng Khương

Cha nhà báo Hoàng Khương ngồi bên ngoài tòa với 2 nỗi đau, vợ mới mất và con vào tù.

Cha nhà báo Hoàng Khương ngồi bên ngoài tòa với 2 nỗi đau, vợ mới mất và con vào tù.

Ngày 27/12, phiên xử của Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên y án xư thẩm, tức 4 năm tù giam nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương – nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ). Tại tòa, ông Khương vẫn giữ lời khai như tại phiên sơ thẩm khi cho rằng, trong quá trình thực hiện bài điều tra về tiêu cực xử lý vi phạm giao thông, ông đã có sai sót khi đã tham gia quá sâu vào việc đưa và nhận tiền giữa người vi phạm với bị cáo Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ đội CSGT trật tự phản ứng nhanh Công an quận Bình Thạnh).

Nhà báo Hoàng Khương trao đổi với đồng nghiệp và vợ (trước phiên xử ông được tại ngoại để chịu tang mẹ)

Nhà báo Hoàng Khương trao đổi với đồng nghiệp và vợ (trước phiên xử ông được tại ngoại để chịu tang mẹ)

Nhà báo Khương thừa nhận, việc đưa tiền để nhờ người có thẩm quyền giải quyết cho lấy xe vi phạm khi chưa đủ điều kiện là sai, nhưng là nhằm thu thập thông tin cho bài viết phản ánh tiêu cực của cảnh sát giao thông trong hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và bài “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 7/2011.

Ông Khương cũng khẳng định, những sai phạm của mình là vì mục đích thực hiện bài điều tra, “không có động cơ cá nhân” là nhằm lấy xe cho em vợ như cấp sơ thẩm quy buộc. Vì vậy bị cáo đề nghị Toà phúc thẩm xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án.

Để đánh giá lời khai của ông Khương, HĐXX lần đầu tiên công bố nội dung 2 đoạn băng ghi âm. Trong đó, bị cáo Khương đã nói với Trần Minh Hòa rằng chưa lấy được cà vẹt xe, “để tao bắt nó ói tiền lại cho mày” hay bị cáo đã “khuyên” các quái xế này đua xe ở địa bàn khác, không đua ở quận Bình Thạnh nữa… Về vấn đề này, ông Khương thừa nhận đã có phần sỗ sàng trong đoạn hội thoại, song vẫn khẳng định “chỉ là nhằm khai thác các mánh lới của dân đua xe”.

Tranh luận tại tòa, luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa miễn phí cho Hoàng Khương đã chất vấn đại diện báo Tuổi trẻ. Trả lời trước HĐXX, ông Lê Xuân Trung – Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ đã nhận trách nhiệm về những sai phạm của Hoàng Khương có phần lỗi thuộc về Ban biên tập. Ông Trung cho rằng, Hoàng Khương nói riêng và các phóng viên nói chung hiện nay tác nghiệp chỉ tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, luật báo chí.

Đại diện báo Tuổi trẻ cũng cho biết, những bản thảo của Hoàng Khương đều được biên tập, phê duyệt, có ý kiến cho phép mới được đăng. Phóng viên, thậm chí thư ký tòa soạn cũng không có quyền đăng hay không đăng bài. Quyền quyết định thuộc về Tổng biên tập. “Chúng tôi có trách nhiệm trước những sai phạm của Hoàng Khương vì chúng tôi chưa kiểm tra đầy đủ, rõ ràng, nhất là chứng cứ pháp lý nên vụ việc mới xảy ra”, đại diện báo Tuổi trẻ nói.

Luật sư Phan Trung Hoài cũng cho rằng, Hoàng Khương có sai nhưng nếu đặt trong bối cảnh tác nghiệp thì Hoàng Khương chỉ sai về quy trình tác nghiệp. Không xác định được ranh giới cho phép giữa tác nghiệp và vi phạm pháp luật. Vụ án được khởi tố phát sinh từ 2 bài báo mà chính Hoàng Khương là tác giả. Giờ đây, Hoàng Khương cũng chính là bị cáo của chính vụ án mà anh là người viết bài.

Sau cùng, Hoàng Khương gửi lời cảm ơn đến Tòa phúc thẩm đã cho phép ông được tại ngoại về chịu tang mẹ, cảm ơn sự động viên chia sẻ của anh em đồng nghiệp giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn và khẳng định việc làm của mình là hoàn toàn không vì động cơ cá nhân mà chỉ là sai sót trong quá trình tác nghiệp. Dù tòa tuyên mức án như thế nào anh cũng không hổ thẹn với lương tâm, đồng nghiệp.

“Suốt một năm bị giam đối với tôi đã là một bài học quá đắt. Cũng trong thời gian đó đã xảy ra nhiều chuyện đau buồn với gia đình. Người mẹ già bệnh tật cũng vì buồn tủi cho bị cáo mà đã qua đời. Bị cáo mong được tòa tuyên vô tội để được trở về với cha già và 2 đứa con thơ“, Hoàng Khương nói.

Ngoài ra, Tòa phúc thẩm cũng giữ nguyên mức hình phạt như cấp sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo còn lại. Theo đó Trần Minh Hòa nhận 5 năm tù, Hòa Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ Hoàng Khương) 4 năm tù, Trần Anh Tuấn lĩnh một năm tù về cùng tội danh. Cựu trung uý CSGT Huỳnh Minh Đức nhận 5 năm tù về tội Nhận hối lộ.

Nhà báo Hoàng Khương bị đưa trở lại trại giam ngay sau phiên xử.

Việc bắt giữ nhà báo Khương đã gây ra những tranh luận trên các trang mạng xung quanh nghiệp vụ nhập vai khi tác nghiệp của các nhà báo. Đa số những nhà báo tham gia tranh luận cho rằng, cho dù có đi quá xa nhưng hành động của nhà báo Hoàng Khương không đến mức bị phạt 4 năm tù giam.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh, tham nhũng tràn lan ở Việt Nam, giao thông được cho là lĩnh vực nhức nhối nhất, những nhà báo đi đầu chống tham nhũng như Hoàng Khương cần phải được bảo vệ và khuyến khích.

Mới đây, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương và cho rằng, bản án 4 năm tù giam là “bất công và đáng hổ thẹn”.

Trước đó, 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ) cũng bị án tù trong một vụ tác nghiệp liên quan tới chống tham nhũng.

Biên tập theo VnExpress, Dân Trí

4 Phản hồi cho “Y án 4 năm cho nhà báo Hoàng Khương”

  1. Trung Ngôn Nghịch Nhỉ says:

    Các ông xem phiên tòa này có khác gì lúc bọn Pháp tuyên án những ai chúng tình nghi hoạt động “cách mạng” năm xưa, mời đọc một đoạn bài viết ‘ Nỏ Thần Giả” của Trung Ngôn tôi :
    Trích ” . . . . .“Độc lập?” Ai cũng hiểu rằng độc lập ở đây là độc lập đối với Pháp. Có người cho rằng không cần phải tranh đấu tốn hao xương máu thì vài thập niên sau, nước Việt Nam cũng sẽ độc lập nhờ cao trào giải phóng thuộc địa sau Thế Chiến Thứ Hai. Cũng có ý kiến cho rằng Hồ Chí Minh là người mê mộ phong trào Cộng Sản quốc tế, chứ nào có nghĩ gì độc lập của quê hương đất nước. Dù nghĩ thế nào đi nữa thì trong quá trình dân ta giành độc lập từ thực dân Pháp, họ Hồ và đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn cho thấy là họ đã phản bội xương máu của bao nhà ái quốc và đồng bào đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc khi chiến đấu bên cạnh họ. Giờ đây, mỗi khi nhìn chữ “độc lập” trên các thông báo của nhà nước, hay khi viết lên các đơn khiếu kiện, người dân không khỏi chua chát tự hỏi bấy lâu nay VN có độc lập với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc hay không? Các chuyến đi cầu viện trong mưu đồ thôn tính miền Nam trước 1975; các chuyến đi riêng lẻ để “cầu phong” và củng cố địa vị cá nhân trong những năm vừa qua; các hoạt động không ngừng của những đường điện thoại đỏ giữa Hà Nội và Bắc Kinh; các vụ đàn áp trí thức, sinh viên và thường dân dám bày tỏ mối ưu tư của mình đối với việc Hà Nội nhu nhược, vì quyền lợi riêng tư đã dâng hiến lãnh thổ, lãnh hải, và những quyền lợi kinh tế khác cho Bắc Kinh v.v. cho thấy tinh thần và văn hoá “Bắc thuộc” của Hà Nội, chứ không có chi gọi là “độc lập” cả — nếu không muốn nói là “dịch chủ tái nộ”, một ông chủ mới gần kề, mưu mẹo và độc hiểm hơn.

    “Tự do?” Hồi 1945, người ta đòi Pháp ban bố tự do hội họp, báo chí vv. Khi lấy lại dược chủ quyền, người dân muốn đi từ địa phương này sang địa phương khác, phải xin xỏ trình báo theo quy chế “hộ khẩu”. Ngày nay các sinh hoạt tôn giáo, văn hóa cũng phải được phép trước và bị canh chừng gắt gao. Các cuộc đàn áp những người dân vô tội, các bản án nặng nề dành cho các nhà trí thức, các bloggers, các văn nghệ sĩ bày tỏ mối ưu tư của mình đối với đất nước v.v. đã bị thế giới nhiều lần lên án. Tại VN hiện nay, những quyền tự do đi lại, hội họp, ngôn luận, tôn giáo v.v. là những thứ mơ hồ nhất thế giới! Có thể nói một cách tổng quát, ở các nước tự do, người dân không được phép làm những gì mà luật pháp cấm đoán, còn ở Việt Nam, người dân chỉ được làm những gì mà nhà nước cho phép. Khốn nỗi những gì nhà nước “cho phép” lại rất hạn chế, lại thay đổi thất thường, tùy lợi ích và hứng thú của các cấp quyền lực. Sự chuyên chế, trực tiếp chà đạp quyền tự do của nhân dân mà đảng Cộng Sản Việt Nam cho thấy mỗi ngày khiến người ta nhớ đến sự tham quyền của vua Charles I (1600 – 1649) của nước Anh: sau nhiều năm cực lực và dai dẳng chống đối quốc hội, thậm chí thông đồng với ngoại bang để nhằm giành lại “vương quyền thiêng liêng”, và cuối cùng bị thua. Trong khi chờ đợi bị chặt đầu trước pháp trường, ông ta vẫn ngoan cố cho rằng quyền tự do của nhân dân không thể nào được san sẻ trong chính quyền, và rằng “thần dân và chủ quyền là hai thứ hoàn toàn khác nhau.” Lịch sử cận đại đã cho thấy: Một nhà độc tài cai trị một quốc gia, hắn sẽ không toàn mạng. Một gia đình trị, gia đình đó sẽ nát tan. Một quốc gia kiêu hãnh độc đoán, sẽ đưa đến thế chiến! Còn độc đảng dốt nát, hung hãn và nhũng lạm cai trị thì sẽ đưa quốc gia đó về đâu? Nó làm cho quốc gia đó bại hoại lâu dài sau khi nó tan rã, và đất nước phải cần rất nhiều năm mới có thể hồi phục nỗi. . . . . . .”
    Hết Trích

  2. cong ly says:

    Ngày nay người ta không thể sống nổi nếu thiếu Báo chí và Báo chí đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, Báo chí đã trở lên quyền lực mạnh mẽ nhờ sức ảnh hưởng của nó đối với cộng động xã hội. Sức mạnh to lớn của Báo chí đã làm cho phóng viên báo chí, những người làm báo có tiếng nói mạnh mẽ hơn, uy tín hơn và đôi chút quyền uy hơn. Tuy nhiên, chính vì những ưu thế đó mà người làm báo đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn cử tình trạng suy thoái, biến chất về đạo đức, đánh mất mình, đánh mất lương tâm, nghề nghiệp của mình. Hoàng Khương là một ví dụ trong số rất nhiều phóng viên, nhà báo đã từng bị kỷ luật, sa thải và thậm chí ngồi tù chỉ vì đã không kiểm soát được bản thân, buông thả theo thời cuộc. Sẽ không thể có lời giải thích nào hợp lý cho trường hợp của Hoàng Khương khi anh vừa là người đá bóng vừa là trọng tài. Trong nghiệp vụ tác nghiệp báo chí cũng không có kiểu tác nghiệp nào mà chấp nhận cho phóng viên trở thành kẻ phạm pháp để để tìm bắt một kẻ phạm pháp khác trừ ngành công an. Trên thực tế nhiều phóng viên báo chí còn táo tợn hơn việc can thiệp trực tiếp vào ngành công an như Hoàng Khương, họ can thiệp cả vào các cơ quan công quyền, bộ, ngành, lĩnh vực nửa với mục đích viết bài, nửa với mục đích khác của riêng mình. một bài học đắt giá đối với các phóng viên báo chí ngày nay.

    • Tuấn says:

      Thằng nhà báo Hoàng Khương cả gan dám can thiệp vào ngành công an làm mất miếng ăn của chúng ta. Hơn nữa nó còn làm “chết” không ít đồng đảng cướp của chúng ta. Chúng ta phải tìm cách loại trừ nó sớm. Nếu không sẽ có thêm nhiều anh em của chúng ta “chết” bởi nó, kể cả cong ly này nữa.

    • Vu Trung says:

      Cong ly cứ việc nói, thay trắng đổi đen đi nhá, đấy là quyền tự do đc ăn đc nói của mọi người. Nhưng cũng hãy sẵn sàng lời biện hộ cho bản thân ngày đối diện với toà án lương tâm với lời phán xét của nó nhá. Tuyệt đối công bình đấỵ Chả có ai chạy trời cho khỏi nắng đâu. :)

Phản hồi