WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức

500_thumb
Tôi mới đọc hết cuốn một, Giải Phóng, rất dầy trên internet. Tác giả viết công phu, sưu tầm được nhiều dữ kiện, phỏng vấn các nhà lãnh đạo Công sản Việt Nam, các tướng lãnh quân đội nhân dân, các nhà “cách mạng lão thành”. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tác giả phỏng vấn các ông cựu chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, dân biểu Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Đức.. phần nhiều những người còn ở trong nước.

Nhìn tổng quát

Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975, một khúc quành bi thảm của lịch sử miền nam nước Việt. Đối với người miền nam tác giả đã làm sống lại một phần trang sử đen tối nhất của đất nước hiền hòa này mà họ đã trải qua gần bốn mươi năm trước. Trên thực tế người ta chỉ muốn quên đi, ít người muốn nhắc lại giai đoạn đầy máu và nước mắt này.

Cuốn đầu nói về tình hình Việt Nam từ sau ngày 30/4/1975 cho tới 1993 khi quân đội CS Việt nam rút hết khỏi Cam bốt. Bên Thắng Cuộc hiện được nhiều người nói tới, kẻ khen cũng nhiều người chê cũng lắm. Bề ngoài đồ sộ, hành văn nghiêm túc nhưng nói chung toàn bộ cuốn sách cũng không khám phá và thể hiện được những sự kiện mới lạ như nhiều người mong đợi, nhất là đối với người hải ngoại, có chăng là đối với ngưởi trong nước vì cuốn sách không được phổ biến tại Việt Nam.

Chúng ta đều biết những cuộc phỏng vấn các nhà lãnh đạo CS không thể lấy được những dữ kiện bí mật hoặc sự thật lịch sử, chính trị. CS Nga đã sụp đổ từ hai chục năm qua nhưng nhiều bí mật từ thời Lenine, Staline cho tới nay mới chỉ được bạch hóa một phần nào. Cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu Ukraine năm 1933 khiến cho bẩy triệu người chết đói thê thảm. Thế mà trang sử ghê tởm này đã được Staline dấu kín, che mắt cả thế giới suốt 70 năm mà người ta gọi là The forgotten Holocaust.

Nhiều người nói Bên Thắng Cuộc là một cuốn sách tuyên truyền, tôi không nghĩ vậy vì nay tuyên truyền coi như vứt đi, người ta đã biết tỏng ra rồi. Nó cũng không phải viết ra để phơi bầy những sự thật tại Việt Nam từ ngày 30/4/75 cho tới 1993 vì tại xứ không có tự do, con người dù là một ông đứng đầu nước không thể muốn nói gì thì nói.

Nhiều người nói đây là cuốn lịch sử Việt Nam từ 30/4/75 cho tới 1993, tôi nghĩ nó không phải là một cuốn sử vì nó ôm đồm quá nhiều lãnh vực. Cho tới nay có nhiều cách viết sử: Biên niên ký như Sử Ký của Tư Mã Thiên, thế kỷ I trước Tây Lịch hoặc Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim, ngoài ra còn có tiểu thuyết Lịch sử như Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Và Hòa Bình… Ngày nay người ta có thể diễn tả lịch sử bằng phim ảnh như Vietnam, a Television History hoặc viết sử bằng lối kể chuyện lịch sử nhưng nội dung chỉ để tả những biến cố chính trị mà thôi. Trở lại cuốn Bên Thắng Cuộc vì nó chứa đựng rất nhiều lãnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, chiến tranh, tài chính, vượt biên, đổi tiền..… trăm thứ bà rằn nên khó có thể gọi là một cuốn sử.

Mặc dù có chia chương mục nhưng Bên Thắng Cuộc cũng không thể là một cuốn sách khảo cứu vì không hội đủ điều kiện, rườm rà thiếu phương pháp khoa học như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, nguyên nhân hậu quả… Vả lại một cuốn sách khảo cứu chỉ bàn về một chủ đề không ôm đồm nhiều vấn đề như vậy, chính tác giả cũng không xác nhận nó là cuốn sử hay biên khảo. Nó cũng không phải là cuốn hồi ký, tự sự vì tác giả chỉ tham khảo tài liệu, dựa vào các cuộc phỏng vấn để viết ra.

Thật không biết xếp nó vào loại sách gì, nhưng ta cứ coi nó là một cuốn sách ghi chép nhiều lãnh vực của nước Việt nam từ ngày 30/4/1975 cho tới năm 1993.

Trước hết tôi xin nói tổng quát về cuốn sách: gồm hai phần, 11 chương, phần I Miền Nam , Phần II Thời Lê Duẫn. Về tên sách, tác giả dùng chữ “thắng cuộc” thay vì “thắng trận” như muốn nói đây là một cuộc chơi hơn là một cuộc chiến. Trong lời mở đầu tác giả nói cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975 ngày mà nhiều người tin là miền Bắc giải phóng miền nam, nhưng cũng có nhiều người nhìn lại suốt hơn ba mươi năm giật mình cho là bên được giải phóng lại chính là miền Bắc và tác giả nói hãy để cho các nhà chính trị, xã hội học.. nghiên cứu, ông chỉ kể lại diễn tiến lịch sử.

Tại chương 9 Xé rào đề cập tới những thất bại kinh tế như bù giá vào lương, mậu dịch quốc doanh… và kết luận kế hoạch làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa thất bại và cuộc chiến “được coi là giải phóng miền nam” đã nối nền kinh tế bị nhốt kín suốt hai mươi năm của miền Bắc với nền kinh tế thị trường của miền nam.

“Cuộc “Bắc tiến” ngoạn mục của những chiếc quạt bàn, tủ lạnh, xe máy Honda đã phần nào giải phóng tư duy cho chính những người đã lãnh đạo chiến tranh”
(Trang 311)

Tác giả kết luận “ai thắng ai”. Khi mới vào sách tác giả cho thấy miền Bắc thắng về quân sự và gần cuối cho thấy miền Nam thắng về kinh tế, ai giải phóng ai? Như thế chẳng khác nào nói trong trận đấu, trong cuộc chơi này hai bên huề nhau theo tỷ số 1-1 chứ không phải 1-0 như người ta thường nghĩ. Tác giả tránh né không muốn mất lòng bên nào.

Hành văn cũng có chỗ ly kỳ như trong Tây Hán chí, Đông Chu Liệt Quốc nhưng nhiều chỗ dài dòng không cần thiết đoạn nói về tiểu sử Pol Pot, Sihanouk vì nó không liên quan tới Việt Nam. Tác giả có vẻ khách quan nhưng tựu chung nó chỉ là một sự khách quan nhiều thiếu sót, chỉ nói lên được phần nào sự thật nhất là khi nói về miền Nam VN có thể do thiếu thông tin tài liệu, hoặc vì tránh né.

Tuy nói là chỉ kể lại diễn tiến nhưng tôi thấy ông không nói hết sự thật, hoặc không thể nói được vì còn đang ở trong nước. Trang 350 Đại hội 6 Trung ương Đảng CSVN tháng 12/1986 ba ông Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng, Trường Chinh xin rút tên không ra ứng cử kỳ này, tác giả chỉ nói sơ xài mà tránh né những chi tiết cần nói. Hơn một năm trước đó ông Gorbachev lên làm Tổng bí thư CS Liên xô từ 11/3/85 đã thực hiện đổi mới, chẳng lẽ đảng CSVN đổi mới mà không liên hệ gì tới biến cố lớn lao này của Nga hay sao?

Khoảng hai năm sau khi VN đổi mới (1988, 89), tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty tư doanh nhỏ, họ tuyển chuyên gia, một ông giám đốc đã về hưu đến nạp đơn. Hôm ấy ông cán bộ này có ngồi lại tâm sự với tôi về đổi mới và cho biết lý thuyết kinh tế Marx nay không còn hợp thời. Liên xô đã đổi mới, ông Gorbachev cử một ủy viên sang VN làm đảo chính nhưng “không cho đổ máu”(nguyên văn). Hẳn ai cũng biết nếu không có bàn tay lông lá của ông anh cả Liên xô thì Trường Chinh, Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng dễ gì mà từ bỏ quyền lực như vậy.

Các chương mục

Tôi xin đi vào các chương mục, vì cuốn sách quá dài, bài viết chỉ có giới hạn nên chỉ bàn về một số điểm cần nói. Tôi cũng xin đóng góp thêm một số ý kiến với tác giả nhất là phần nói về miền Nam VN vì tôi đã là người dân miền nam trước đây.

Tác giả mở đầu bằng Phần 1 Miền Nam, Ba mươi tháng tư, tiến quân từ bưng biền về giải phóng Sài gòn, những dữ kiện quân sự ở đây dựa vào tài liệu “Cách mạng”, nói chung không có gì mới. Sau ngày 30/4/1975 báo Sài Gòn Giải Phóng đã đăng cả năm trời những diễn tiến này từ tháng 3 cho tới cuối tháng 4/1975 do các Tướng Tá cách mạng kể lại, Tướng Văn Tiến Dũng, Đại tá Dương đình Lập, Thượng tá Trần cao Minh, Trung tá Đinh văn Thiên.. cũng đã viết lại trong các cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, Cuộc Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn…

Tác giả có viết sai vài chi tiết nhỏ như trang 22 nói sân bay Lộ Tẻ (Cần Thơ) thực ra là Trà Nóc, trang 21 nói ngày 21/4/1975 ông Thiệu triệu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vào thông báo ông từ chức, thực ra ông Khiêm đã từ chức Thủ tướng trước đó một tuần (hôm 14/4)

Đó là cái nhìn cuộc chiến từ phía kẻ thắng, tôi xin vắn tắt kể thêm cái nhìn từ phía người thua cuộc để biết tại sao ai thắng ai: Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ bắt đầu từ ngày 19/12/1946 tại Hà nội và chấm dứt ngày 30/4/75 tại Sài Gòn. Cách mạng đã theo đúng rập khuôn những lý thuyết quân sự Lenine như trong cuốn “Nguyên Lý Căn Bản Của Chủ Nghĩa Lénine” (do Staline viết, tôi đã đọc 1976)

Về quân sự Lenine đưa ra những nguyên tắc chính:

a- Con đường đã vạch ra là phải đi đến cùng.
b- Chủ động tấn công tiêu diệt địch.
c- Phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa.
d- Đã đánh là phải thắng bằng được, địch một thì ta năm, địch hai thì ta mười

Cuộc chiến tránh Đông Dương lần thứ nhất hay tám năm khói lửa giữa Pháp-Mỹ và Việt minh -Trung Cộng tới 1954 chấm dứt. Trước đó hơn một năm, chính phủ Pháp chỉ muốn rút chân ra khỏi Đông Dương, (Henry Navarre, Agonie de l’Indochine trang 71), người ta quá chán cuộc chiến khi mà kẻ thù sẵn sàng lấy xác chết đổi chiến thắng. Từ 1955, 56 người Mỹ lại đi vào vết xe đổ của người Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-75) và rồi cũng phải tìm đường ra từ đầu thập niên 70, cả người Pháp và Mỹ phải chịu thua chiến lược “chén sành chơi chén kiểu” của “Cách mạng” trong khi Mỹ, Pháp quí trọng sinh mạng con người như vàng.

Trước khi ký Hiệp định Paris hai tháng Nixon viện trợ ồ ạt cho miền nam hơn 200 máy bay chiến đấu, 346 trực thăng đủ các loại , ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp (Nixon, No More Vietnam 170, 171) Miền Bắc bị thiệt hại nặng trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972 (mất 100 ngàn quân, 700 chiến xa) và các căn cứ quân sự tại BV bị B-52 đánh phá tan nát trong trận oanh tạc cuối năm 1972. Sau khi ký Hiệp định Paris miền nam mạnh hơn miền Bắc nhiều nhưng không được phép đánh ra Bắc, người Mỹ chỉ giúp miền nam tự vệ.

Từ 1973 miền Nam bị Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ mỗi năm 50% (Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471), từ tháng 4/1974 hỏa lực giảm 70%, tháng 2/1975 đạn trong kho chỉ chỉ còn đủ đánh 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh 2 tuần (Cao văn Viên Những ngày cuối VNCH trang 92).

Miền Bắc vẫn được CS quốc tế viện trợ dồi dào, hai giai đoạn 1969-72 và 1973-75 vẫn được viện trợ khoảng 660 ngàn tấn vũ khí, đạn dược (BBCvietnamese.com 10/5/2006), viện trợ của Nga cho BV từ tháng 12/1974 đã tăng gấp 4 lần (Years of Renewal trang 481) và cuối cùng cuộc chiến đã kết thúc ngày 30/4/1975.

Miền nam thua vì “hết đạn”, đơn giản vậy thôi.

Gọi là cuộc chiến tranh giải phóng cho vui thôi chứ kỳ thật chỉ là cuộc chiến tranh xâm lược, khó mà phủ nhận được.

Nay Huy Đức coi như Bùi văn Tùng là người tiếp thu dinh Độc lập, tin tức do “Cách mạng” đưa ra không thống nhất về việc này, sau 30/4/1975 báo Sài gòn Giải Phóng nói người tiếp thu là một Đạị tá Cách mạng, một năm sau tờ báo này còn đăng hình Đại tá đó. Chuyện xe tăng vào dinh Độc lập từ 1975 đến nay có nhiều thông tin hoàn toàn khác nhau. Năm 1976 có một bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng nói đạo quân và chiến xa từ Long An vào chiếm dinh Độc lập trước nhất, họ đăng hình những xe lội nước PT-76 ở trong sân dinh, nay thì có nhiều tin khác nhau về chuyện này.

Năm 1981 Đại Tá Bùi Tín lúc còn tại chức đã trả lời phỏng vấn một ký giả Pháp ở Hà Nội, ông cho biết chính ông đã đại diện “cách mạng” tiêp thu dinh, sự kiện được xác nhận trong video clip (xin vào link http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY hay vào www.youtube.com đánh bằng tiếng việt Phong van Bui tin 1981). “Cách mạng” đã chính thức xác nhận như thế, từ đó các sách Mỹ về chiến tranh VN đều nói Bùi Tín tiếp thu dinh Độc lập nhưng từ đầu thập niên 90 khi Bùi Tín bỏ đảng (tức “bảng đỏ”) thì Cách mạng gạt bỏ Bùi Tín ra. Sau đó nhiều tin khác nhau về chuyện này, ký giả Nguyễn trần Thiết cho rằng Cao đăng Chiếm là đại diện Cách mạng tại dinh Độc lập trưa 30/4/1975, một ký giả khác nói Đại tá Nam Long. Năm 2005 một tờ báo tại Hà Nội (Thanh Niên?) mở cuộc phỏng vấn để tìm ra người tiếp thu dinh Độc Lập và đã công nhận ông Bùi văn Tùng trong vài trò này, những chuyện vừa kể người miền nam ít ai quan tâm.

Tác giả ghi lời kể của trung úy Bùi quang Thận, anh ta nhẩy từ xe tăng xuống cầm cờ giải phóng chạy vội vào cửa dinh Độc lập đâm sầm vào cửa kính lớn và ngã bò xuống đất, tác giả nói từ thuở bé anh này chưa hề biết có tấm kính lớn như vậy. Khi Đại tá Chánh văn phòng VNCH mời Thận vào thang máy để lên nóc dinh treo cờ thì anh không chịu vào, sợ bị nhốt luôn trong đó vì anh chưa bao giờ biết thang máy là cái gì. Đọc đến đây tôi không khỏi thấy xót xa trong lòng, một sĩ quan “quân đội nhân dân anh hùng” chưa hề thấy một tấm kính lớn và cái thang máy bao giờ trong khi tại Sài Gòn từ 1961(thời ông Diệm) rạp Rex đã có thang máy, từ giữa thập 60 nhiều building Sài Gòn đã có thang máy, như thế ta thử tưởng tượng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975 lạc hậu và khốn khổ như thế nào? Năm 1978 một người bạn tù nói với anh em: nếu được tha về tôi sẽ ra Bắc chơi, cứ nghe nói nó lạc hậu, mình ra xem nó lạc hậu đến cỡ nào!

Chương 2. Cải tạo. Tôi xin góp ý thêm về chuyện cải tạo, chẳng qua nó chỉ lả sự áp dụng rập khuôn theo lý thuyết Lenine từng chữ một. Khi CS chiếm xong Sài gòn, họ thành lập “Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn Gia định” (UBQQ) do Thượng tướng Trần văn Trà làm chủ tịch, Ủy ban QQ có nghĩa là quân đội tạm thời cai trị chờ khi có chính quyền dân sự. Khoảng hơn một tháng sau ngày 30/4 (chứ không phải ngày 5/5 như tác giả viết) UBQQ đăng thông cáo của Trân văn Trà yêu cầu những đối tượng sau đây đi trình diện cải tạo: Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long và một vài trường khác (quên tên), mang theo quần áo, lương thực.. đủ dùng trong một tháng, đây chỉ là một sự đánh lừa xảo trá.

Sau đó các sĩ quan VNCH (thiếu úy trở lên) cũng có thông cáo ra trình diện, các địa phương cũng bắt sĩ quan, công chức có chức vụ chỉ huy, viên chức xã ấp đi học tập cải tạo. Toàn bộ số người trình diện hay bị bắt được ước lượng 100 ngàn dựa theo số sĩ quan VNCH (có khoảng 90 ngàn sĩ quan VNCH và sĩ quan cảnh sát).

Sau đó họ cho xe chở hàng ngàn người lên làng cô nhi Long thành, lập lên trường học tập cải tạo do Ban lãnh đạo nhà trường quản lý. Tại đây gồm 4 khối: công chức (trung cấp và cao cấp) đông nhất; sĩ quan cảnh sát, đảng phái, nhân viên tình báo, tổng cộng trên ba ngàn người (3,000). Thời gian từ tháng 6 cho tới gần Tết (khoảng tháng1/1976) đối xử dễ chịu, cho gửi quà, tiền, có cantin bán hàng, không phải lao động, chỉ nhổ cỏ làm việc nhẹ, họ bắt đầu thanh lọc, bắt học viên kê khai quá trình.. Gần Tết họ thả về rất đông khoảng trên 500 người, đa số có thân nhân làm cán bộ bảo lãnh, những người chuyên môn, và những người lo lót, hiến vàng cho nhà nước (thực ra vào túi riêng cán bộ). Ủy ban quân quản ăn hối lộ thả nhiều nên Bộ nội vụ tại trung ương vội vã gom tù lại, những ai được về coi như thoát, ai kẹt lại lãnh đủ. Nhiều người cấp lớn (phụ tá bộ trưởng, phó tổng thư ký, tổng giám đốc.. được về rất sớm, sau này mới biết, họ được người môi giới đút tiền, vàng cho cán bộ trong UBQQ.

Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm… do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo… chừng hơn một năm thì chuyển tù ra Bắc gần hết chỉ giữ lại hơn 200 người (từ giám đốc trở xuống) để lo nhà bếp, họ đưa hàng mấy nghìn tù hình sự ở Bùi Gia Mập về từ đó chỉ thả rất ít, sau ba năm lại tự động tăng án.

Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi vả lại miền nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức.. nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm. Năm 1980, 81 (khoảng 5, hay 6 năm sau 30/4/75) họ thả về rất nhiều, chỉ còn lại khoảng chưa tới 20%, những người kém may mắn có thể lên tới 10, 13, 15 năm

Việc tập trung cải tạo không phải do quyết định của ông Trần văn Trà, ông Võ văn Kiệt hay Cao đăng Chiếm… mà là sự áp dụng máy móc những nguyên lý căn bản của Lenine. Trong một số sách của Lenine mà tôi được đọc sau 1975 như bộ Lenine tuyển tập (in tại Nga khoảng 800 trang), Làm gì.. có viết rất rõ về chính sách tập trung giam giữ: Lenine nói chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó: muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về

Ngoài ra trong bộ Lenine tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng CS (manifeste du parti communiste) có nói về Vô sản lưu manh (proletaire en haillons) như sau: Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ.

Như đã nói trên, khoảng cuối 1976, họ đưa hơn ba nghìn (3,000) tù hình sự từ Bùi Gia Mập (Phước Long) về trại Long Thành, đa số từ 16 tuổi cho tới trên 20 gồm những tên có tiền án, trộm cắp, vô gia cư, hoặc gia đình gửi đi cải tạo. Tại Bùi Gia Mập bọn tù hình sự này bị đối xử dã man, đánh đập tàn nhẫn, cho ăn đói khát, không có thăm nuôi, số tù hình sự chết như rạ vì bệnh tật, đói khát nên họ mới chuyển về Long Thành, tuy nhiên tại đây ngày nào cũng có nhiều người chết vì bệnh cũ. Trước đây tại miền nam VN nhiều người nghèo đói tưởng mình là vô sản, là con ruột của Cách mạng, lầm chết, thực ra kẻ thù của chế độ. Vô sản chân chính được định nghĩa là những người công nhân sản xuất ra của cải vật chất chứ không phải là bọn khố rách áo ôm.

Việc giam giữ tù chính trị có hai mục đích chính: giữ an ninh và trả thù, nhiều nhà kiệt quệ vì nuôi tù, ngoài ra Sở công an Thành phố còn khuyến khích cán bộ tán tỉnh lấy vợ tù cải tạo để gia đình họ tan nát không còn ý chí chống phá cách mạng. Mục đích nữa là để lấy nhà của các phạm nhân. Các nhà lớn đều bị “Cách mạng” lấy ngay sau khi vào Sài Gòn không cần lý do, nhà của tù chính trị, sĩ quan cải tạo chỉ được để ở, khi chết hay đi nước ngoài sẽ phải trao lại cho cách mạng. Nhiều người muốn ở lâu dài phải mua lại chính căn nhà mình đang ở.

Trang 68 tác giả nói sai:

“Cuối thập niên 1970 ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có gạo trắng cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được các thiu, gạo hẩm”

Thập niên 1970 chuyện cơm trắng cá tươi đối với người miền nam chỉ là chuyện nhỏ, nhà nào chẳng có. Làm gì có cơm tù? chỉ có vài củ khoai lang, củ sắn, nửa bát boo, cả tuần may ra có được một bát cơm trắng”

Chương 3. Đánh tư sản, đổi tiền, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, kinh tế mới.. chương này liên quan đến kinh tế, trước hết tôi xin nói sơ về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới có hai nền kinh tế chính: kinh tế tự do (Anh, Pháp, Mỹ…) và kinh tế chỉ huy như (Liên Xô, Trung Cộng…) Lý thuyết kinh tế Mác xít cho rằng kinh tế tư bản đưa tới khủng hoảng vì sản xuất do tư nhân không có kế hoạch, không ước lượng nhu cầu thị trường nên sản xuất thặng dư quá nhiều. Marx chủ trương phải đưa vào kế hoạch, tập thể làm chủ. Nhà nước quản lý nền kinh tế và qui hoạch nhu cầu nên sản xuất sẽ không bị dư thừa đưa tới khủng hoảng, đó là cơ bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên nguyên tắc chỉ những nước tư bản có sẵn nền công nghiệp mới tiến lên xã hội chủ nghĩa được. Sau khi Cách mạng đã làm chủ đất nước, sản xuất cá thể của chế độ cũ sẽ được thay bằng sản xuất tập thể để tiến lên “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa”. Sản xuất tập thể sẽ không những tránh được khủng hoảng mà còn khiến cho của cải vật chất gia tăng thật nhanh, giai đoạn này gọi là xã hội chủ nghĩa, làm theo khả năng hưởng theo lao động, có bất công vì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.

Sản xuất tập thể khiến xã hội đạt được sản lượng lớn mà hàng hóa ê hề, tràn đầy, khi ấy không cần quyền tư hữu vì TV, quần áo, xe hơi, lúa gạo, thực phẩm đầy kho muốn xài bao nhiêu cũng được, muốn ăn bao nhiêu cũng có, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Giai đoạn này gọi là Cộng sản văn minh, không còn bất công, khi ấy không những không cần quyền tư hữu mà sẽ không còn biên giới quốc gia, thế giới tiến tới Đại đồng đó gọi là Thiên đường Cộng Sản. Trên thực tế chỉ có những thằng điên mới tin được cái lý thuyết này.

Như đã nói ở trên muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa phải trải qua thời kỳ tư bản. Việt Nam Trung Hoa là những nước nông nghiệp, nông vi bản chưa đủ điều kiện để áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không đủ điều kiện để theo một cái lý thuyết kinh tế thổ tả thì có nhục hay không?

Trở lại miền nam VN, sau khi đã đổ bao nhiêu xương máu trong cuộc chiến này Cách mạng không chấp nhận đường lối “làm ăn cá thể” mà mà phải “tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa” do đó có đánh tư sản, cải tạo cộng thương nghiệp tư doanh. Kỳ thực nói nghe cho văn vẻ nhưng chỉ là để lấy nhà, cướp đoạt tài sản nhân dân, thực hiện bần cùng hóa nhân dân. Trí Dân hiện ở Tiệp Khắc, xưa là bộ đội đã tham gia chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử, sau khi giải phóng miền nam ông hoàn toàn thất vọng vì đã bị Đảng lừa gạt, Sài Gòn quá văn minh. Dương thu Hương khi vào tới Sài gòn đã khóc và nói đây là một cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhât của lịch sử, xứ mọi rợ đánh chiếm một xứ văn minh.

Trí Dân góp ý trên diễn đàn cho biết sở dĩ Đảng phải thực hiện bần cùng hóa nhân dân làm cho miền nam tiêu điều như miền bắc để người miền bắc khỏi thất vọng khi thấy cảnh văn minh sung túc của miền nam được giải phóng. Ta thấy chính sách Cách mạng phản văn minh, phản tiến bộ là nhường nào. Những năm 1978, 79 đài BBC thường nói mặc dù bị đánh tư sản nhiều lần nhưng nay mức sống của miền Nam vẫn còn quá cao so với miền Bắc, Hà nội vẫn cố gắng hạ thấp đời sống của miền Nam xuống cho bằng miền Bắc.

Đổi tiền là cách cướp cạn hợp trắng trợn của Cách mạng đã được tác giả nhìn nhận :

“Người dân miền nam từng nghe những “luận điệu” như Việt Cộng về thì sẽ lấy kìm rút móng những ai còn sơn móng, bắt đàn bà con gái lấy thương binh. Ít ai lường được sẽ có những mũi kìm êm ái hơn như… đổi tiền”
(trang 85)

Cải tạo công thương nghiệp, ép buộc dân đi kinh tế mới trước hết là để chiếm nhà, sau 30/4 Cách mạng cũng giải phóng luôn nhiều căn hộ thành phố để lấy nhà cho những người có công với cách mạng. Cán bộ lớn ở nhà lớn, cán bộ nhỏ thì nhà nhỏ, hiện nay nhà cửa tại Sài gòn đã đổi chủ gần hết, người cũ nay còn đâu?

Chính sách kinh tế mới chỉ là sự lường gạt, đưa hàng trăm nghìn người lên những vùng đồi núi khô cằn như sỏi đá, không có một tí kế hoạch nào khác hẳn chính sách dinh điền dưới thời ông Diệm 1955, 56… đã biến đất hoang thành những khu trù mật. Mấy năm sau 30/4 hàng ngàn, vạn người đi kinh tế mới trở về thành phố trắng tay, mất hết cơ ngơi, tài sản, vô gia cư, lang thang đầu đường xó chợ. Chính sách cải tạo công thương nghiệp, cải tạo kinh tế miền nam thất bại hoàn toàn vì không thể đem áp dụng một lý thuyết kinh tế bán khai, mọi rợ vào một xã hội văn minh sung túc.

Trong phần nói về đánh tư sản, trang 98, 102… tác giả kể lại một giai thoại hay về nhân vật huyền thoại Lý Mỹ, cô học sinh lớp 12 người việt gốc Hoa, gia đình tư sản. Lý Mỹ sớm giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào đoàn thanh niên CS năm 1978 , quá nhiệt tình với Cách mạng cô đã dẫn các đoàn viên về nhà chỉ chỗ cha mẹ mình cất dấu tài sản và được báo chí ca ngợi “Lý Mỹ đã hòa mình trong ngọn lửa triều thời đại ấy”. Khi nhà nước cho người Hoa đi bán chính thưc, Lý Mỹ đã tình nguyện ở lại với Cách mạng, cô được Thành ủy ca ngợi như một thần tượng của đoàn thanh niên CS. Cha mẹ cô vượt biên bị bắt, người ta tịch thu nhà mặc dù cô là nhân vật “điển hình”, thần tượng của đoàn thanh niên CS

“Nó xẩy ra trắng trợn và quá mau lẹ, Lý Mỹ cắn răng đi tìm đồ đạc thì hầu như trong nhà không còn gì quí giá”
(trang 130)

Người ta đã lột sạch…căn nhà cô trước là một cửa hàng bách hóa lớn và sang trọng giờ đây tan hoang… Giai thoại thật hay, chua chát, có lẽ nó là giai thoại ly kỳ nhất của cuốn sách.

Chương 4 Nạn Kiều. Tôi xin góp ý thêm về chính sách cho đi bán chính thức. Sau 1975 chính quyền CSVN và CS Trung Hoa bắt đầu rạn nứt dần đi tới chỗ thù nghịch. Hà nội bắt đầu tìm cách tống cố người Việt gốc Hoa đi để trừ hậu họa và cũng là để cướp nhà, lấy vàng, lấy tài sản của họ. Tại miền nam các tỉnh và Sài Gòn cho tổ chức đi bán chính thức bằng tầu vượt biên. Họ lập danh sách những người Việt gốc Hoa xin đi bán chính thức, mỗi người phải đóng 8 lượng vàng (tức 8 cây), đó là một số tiền rất lớn. Sau 1975 vàng trị giá cao, một lượng có thể nuôi một nhà ba người trong một năm, chỉ những nhà giầu mới đi được, cũng có một số người Việt tham gia nhưng phải khai tên giả (tên Tầu).

Các tỉnh miền Nam Rạch giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng .. là nơi người Hoa đi nhiều, họ đóng nhiều tầu lớn đậu trên các sông để chở khách, tầu có thể chứa hàng trăm người. Vì số người ra đi quá đông, tầu đóng vội vã, gỗ không đủ bảo đảm nên nhiều tầu ra khơi bị lủng, bể chìm chết rất nhiều. Theo lời dân địa phương ở Bạc Liêu kể lại những năm 1977, 78, thời kỳ cho đi bán chính thức dân vượt biên chết như rạ. Thí dụ tại cửa Đại Ngãi, một chiếc tầu bị mắc cồn cát, khi nước lên khiến hàng trăm người chết, xác trôi vào đầy trong bờ, chỉ có một số ít sống sót. Những tầu này bị hải tặc Thái lan bị cướp bóc hãm hiếp dữ dội, hải tặc thích săn tầu vượt biên vì cướp được nhiều vàng.

Một thời gian sau, chính sách cho đi bán chính thức bị bãi bỏ, những tầu đóng sẵn vẫn còn nằm chình ình trên những con sông tại các thành phố Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Các tỉnh lấy vàng để tự túc nhưng phần nhiều vào túi cán bộ, đảng viên bất kể sinh mạng của người dân. Có người trước ở Rạch Giá cho biết Nguyễn Tấn Dũng hồi đó là cán bộ cấp lớn tại địa phương này là người đứng ra tổ chức việc cho đi bán chính thức để lấy vàng.

Tác giả nói tổng số nạn nhân lên tới 902 ngươi, có 9 tầu bị nạn tại Đồng Nai, Bến Tre, Sông Bé, Tiền Giang, Long an, Sài Gòn.. nhưng con số người chết trong đợt này cao hơn nhiều, chắc phải hàng mấy nghìn người hoặc hơn thế.

Chương 5. Chiến tranh. Trong trận chiến biên giới Việt Hoa (trang 170), tác giả nói bắt đầu sáng 17/2/79 Tầu đỏ tập trung 450 ngàn quân, chín quân đoàn chủ lực, xử dụng 200 ngàn quân trong ngày tấn công đầu tiên 17/2 . CSVN bị đánh bất ngờ. Không thấy nói lực lượng VN tham chiến là bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu người mà chỉ thấy nói một vài tiểu đoàn. Trận đánh kéo dài khoảng hai tuần lễ cho tới đâu tháng 3, Trung Cộng thiệt hại khoảng 25 ngàn, bị thương 37 ngàn, phí tổn 5,5 tỷ nhân dân tệ, bằng một phần tư ngân sách (22,3 tỷ). VN đánh thắng Trung Cộng với một lực lượng địa phương nhỏ hơn nhiều (không thấy nói ta thiệt hại bao nhiêu). Mấy năm trước tôi có được đọc một số bài của phía Trung Cộng viết, họ nói phía VN bị thiệt hại nặng, xác chết đầy cả ra trên chiến địa trong cuộc chiến này.

Tác giả mô tả trận chiến không mạch lạc và khó hiểu. CSVN với một lực lượng nhỏ có thể đánh bại một đạo quân quá đông lại tinh nhuệ nhưng đánh bại như thê nào? Một trận đánh có hai tuần lễ mà Trung cộng phải tốn một phần tư ngân sách thì thật quá đáng. Tác giả nói VN bị bất ngờ, nhưng tôi nhớ năm 1978, 79 báo Sài Gòn Giải phóng hàng ngày đều đã loan tin Trung quốc tăng cường khiêu khích biên giới như thế không thể nói là không biết trước.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh với Thực dân, Mỹ Ngụy, Trung Cộng, trận nào “Cách mạng” cũng thắng lớn cả, từ Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa, trận Điện biên phủ trên không Giáng sinh 1972 … cứ thấy toàn là thắng lợi cả. Thắng trận chẳng hay ho gì, thắng trận mà khiến miền Bắc tan tành, miền Nam tiêu điều, hàng triệu thanh niên miền Bắc mất mạng. Từ ngày CSVN cướp chính quyền 1945 đến 1992 không lúc nào là ngớt chiến tranh, hết chống Thực dân, Đế quốc cuối cùng là cuộc chiến giữa các chế độ CS, nó đã khiến người dân chán ngấy đến tận cổ.

Chương 6 Vượt biên. Xin bổ túc thêm với tác giả vì tôi là người trong cuộc. Sau 1975 miền Bắc thất vọng vì thấy miền nam quá văn minh sung túc so với họ, người miền nam thì tuyệt vọng, không thấy một tia ánh sáng nào. Làm công nhân viên lương chết đói không đủ sống nhưng để khỏi phải đi kinh tế mới. Năm 1980, chúng tôi ở tù về gặp họ hàng, bạn bè chỉ thấy toàn là chuyện thúi ruột, một cô em họ nói: đi thì may ra còn sống được, ở lại rồi cũng chết đói. Một bà mẹ có con vượt biên bị giam mấy năm nay than: Sống thế này thì cũng như chết rồi.

Sở dĩ tôi nói miền nam tuyệt vọng vì không còn đường sống, hoặc chỉ trông vào tiền, quà ở ngoại quốc gửi về hay bán đồ đạc, quí kim ăn dần. Buốn bán thường lỗ vốn, bán một, hai lượng vàng để mở quán, sập ngoài chợ nhưng khi thu lại không mua nổi số vàng đã bán ra vì vàng lên giá nhanh, bởi vậy chẳng thà để vàng bán ăn dần hơn là làm vốn kinh doanh.

Những gia đình liên hệ chính trị, ngụy quân, ngụy quyền bị kỳ thị, con cái rất khó xin việc hoặc vào các trường cao đẳng. Những gia đình liên hệ chế độ cũ bị trả thù, theo dõi nhất là tại các tỉnh địa phương. Những người tìm đường đi vừa vì kinh tế và vì cả chính trị, vả lại người dân đã quen sống tự do, không thích hợp với môi trường của chế độ độc tài. Làm ăn đã khó lại hay bị địa phương nhũng nhiễu, làm tiền. Hối lộ tràn lan, cái gì cũng phải mất tiền.

Tuy nhiên đi vượt biên không phải là chuyện dễ mà vô cùng gian nan, trầy da tróc vẩy. Trước hết phải có vàng , có tiền, chỉ những nhà khá giả giầu có mới đủ điều kiện đi vượt biên, tiền đóng cho tổ chức rẻ nhất một lượng vàng (cây), một số tiền rất lớn. Những chỗ rẻ không bảo đảm, hay bị lừa, thường những chỗ ba hay bốn cây bảo đảm hơn. Có nhiều người xuống vùng ven biển đóng ghe tự tổ chức lấy, có tổ chức mua bãi tức lo lót cho công an địa phương tốn kém hơn nhưng khi lên ghe, tầu dễ hơn, những tổ chức nghèo phải trốn tránh khó khăn.

Công an vừa ăn tiền của tổ chức lại hay gửi người của họ xuống tầu. Chỉ có một số rất ít những người đi một lần đầu thoát ngay, thường là năm ba lần trở lên, có người đi mười lần, mười lăm lần, thậm chí hai mươi lần mới thoát. Có người đi hàng chục lần không thoát, tan gia bại sản vì vượt biên, nhà bị chính quyền tịch thu, lang thang đâu đường xó chợ. Có trường hơp ra khơi bị bắt, bị gió bảo dạt vào bờ. Có nhiều trường hợp bị lừa, lường gạt quá nhiều, tới 70%, cuộc sống gian khổ người ta lại đạp lên đầu nhau mà sống. Số người chết do Liên hiệp quốc ước lượng khoảng từ một trăm ngàn tới vài trăm ngàn nhưng không hoàn toàn chính xác. Nhiều tầu bị gặp bão, hoặc bị hải tặc cướp rồi đâm chìm tầu để phi tang, có khi bị chính quyền các nước kéo ra khơi dã man. Trong số các nước láng giềng thì Thái Lan và Mã lai đối xử với thuyền nhân tồi tệ dã man nhất, Phi luật Tân, Nam Dương nhân đạo hơn.

Ngoài ra phải kể thêm những người chết trong bờ hay ngoài cửa biển vì lằn đạn của du kích, công an biên phòng. Giữa năm 1981, trong một lần vượt biên tại Bạc liêu, vào lúc khuya trời tối mù mịt, chúng tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ chờ tầu thì một chiếc tầu lớn thuộc tổ chức khác chạy ào ào ra cửa biển Đại ngãi. Khi ấy du kích mai phục trên bờ, hàng mấy chục tay súng bắn như mưa vào chiếc tầu gỗ. Sáng hôm sau, chúng tôi bị bắt được biết nhiều người bị bắn chết tối qua, một ghe chở đầy xác chết đi về huyện.

Một ông trưởng ấp tử tế cho chúng tôi biết đi vượt biên rất nguy hiểm, nếu xui gặp tầu công an biên phòng nó cướp vàng và còn bắn chìm tầu bằng đại liên 12 ly 7 để phi tang. Người mình đối với nhau còn dã man như vậy thì còn trách gì Thái Lan, Mã Lai. Nhiều tầu gặp tầu các nước ở hải phận quốc tế nhưng không được vớt vì họ tránh trách nhiệm.

Vượt biên khởi đầu từ 1977, 78 những năm79, 80.. 81, 82 là thời kỳ cao điểm, số người vượt biên bị bắt giam trên toàn quốc có tới hàng mấy chục ngàn, có trại chỉ giam năm bẩy tháng, có trại giam mấy năm như các trại ngoài trung. Trưởng trại ăn hối lộ công khai, ai lo tiền, vàng được về ngay trước mặt mọi người. Các trại vượt biên đa số trấn lột thuyền nhân bị bắt, cướp vàng bạc, tư trang, có khi đánh đập họ tàn nhẫn. Các tỉnh miền nam có vượt biên nhiều nhất là Rạch giá, Cà Mâu, Sóc Trăng, Bặc Liệu.. họ đi sang phía Thái Lan , Nam Dương. Ngoài trung Nha Trang, Đà Nẵng thường sang Phi luật Tân hay Hồng Kông. Thuyền nhân vừa là nạn nhân của hải tặc, chính quyền Thái Lan, Mã Lai và của cả công an, chính quyền địa phương CSVN.

Sau khi CSVN chiếm Cam bốt, có nhiều tổ chức dẫn người đi bằng đường bộ qua biên giới Thái Lan. Những tổ chức này của bộ đội, giá cả tương đương đường biển nhưng có phần gian nguy ghê sợ hơn nhiều. Qua biên giới Thái Miên gặp bộ đội CSVN cũng chết, mà gặp lính Miên lính Thái cũng nguy, số người thoát cũng có, bị bắn chết, cướp bóc hãm hiếp cũng nhiều, con đường đi vượt biên chẳng qua chỉ là địa ngục.

Sau ngày 30/4/1975 người ta tưởng hòa bình rồi, sẽ không còn cảnh chết chóc nhưng ai dè đâu, mấy năm sau biết bao gia đình mất người, mất của tại biển đông. Chính quyền CSVN dửng dưng trước cảnh đồng bào chết chìm, chết bắn giữa biển cả mênh mông, họ mong cho nhân dân chết bớt đi cho đỡ phải nuôi hàng triệu miệng ăn.

Chương 8 Thống nhất. Trang 244 tác giả nói ngày 20/12/1960 Đảng thành lập Mặt trận giải phóng miền nam.

“Ảnh hưởng của Mặt trận có vẻ như tăng hơn khi lôi kéo được nhiều trí thức có uy tín bỏ Sài Gòn ra chiến khu”

Hoàn toàn sai, số người theo Mặt trận chỉ có một số rât ít gồm những người bất mãn, những người có thân nhân VC móc nối, ngoài ra những người trong bưng thì hầu hết theo vì sợ, vì áp lực. Từ 1945 đến nay, những người theo CS phải nói 90% là vì sợ, sợ bị cho đi mò tôm.

Trang 250 tác giả nói Hội nghi hiệp thương thống nhất hai miền được tổ chức từ 15 đến 21/11/75 tại dinh Độc Lập, trưởng đoàn CSBV là Trường Chinh, trưởng đoàn miền nam Phạm Hùng, ông này ủy viên trung ương đảng cũng là CSBV. Đúng12 giờ ngày 21/11/75 hội nghị kêt thúc, hai miền là một

“Cuộc lánh nạn của của những người di cư, vì thế, chỉ có giá trị hai mươi năm. Những gì mà họ lo sợ bỏ chạy hồi năm 1954, sau ngày 30/4 lại ở ngay trước mặt”

Câu này thì tác giả nói đúng quá, năm 1954 dân Bắc Kỳ di cư chạy trốn “Bác và đảng” nay lại gặp thấy “Bác và đảng”, rầu thúi ruột thúi gan.

Đảng đưa 300 ngàn quân chính qui nuốt trọn miền Nam rồi dựng lên cái chính phủ bù nhìn Cộng Hòa miền nam VN. Sau đó hiệp thương thống nhất hai miền theo lời Bác, diễu hết chỗ nói, trò hề rẻ tiền nhất thế giới.

Trên thế giới sau thế chiến thứ hai có hai nước bị chia đôi là Đức và Triều tiên, năm 1954 Việt Nam cũng bị chia đôi. Năm 1990 Đông Đức sáp nhập vào Tây Đức, thống nhất trong hòa bình. Hơn mười năm sau, tôi có đọc một bài báo viết về thống nhất nước Đức, nó cho thấy trên thực tế vẫn là hai nước, một bên văn minh, một bên vẫn lạc hậu. Người Tây Đức than thở phải gánh cái của nợ Đông Đức, đúng là cái của nợ, họ than nó vừa ngu vừa lười, đủ thứ thói hư tật xấu, thế mà trước đây thế giới đỏ khen lấy khen để Đông Đức văn minh nhất.

Nay Nam Hàn không muốn thống nhất với Bắc Hàn dù là trong hòa bình vì họ trông cái gương nước Đức, người Nam Hàn không muốn sống chung với anh nghèo đói miền Bắc vì họ sẽ phải nai lưng nuôi cái của nợ này. Miền nam VN trước 1975 có mức sống cao hơn miền Bắc cũng không muốn thống nhất với miền Bắc dù là trong hòa bình y như thực trạng của Nam Hàn với Bắc Hàn bây giờ, huống hồ là thống nhất trong sự áp bức của miền Bắc.

Chương 10. Đổi mới, sự thực nói là đổi mới cho đỡ nhục, đỡ xấu hổ, đổi mới nói trắng ra là bỏ xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Làm đổ bao nhiêu xương máu của cả hai miên Nam Bắc để tiến lên xã hội chủ nghĩa, nay thấy xã hội chủ nghĩa sai và chuyển sang tư bản thì biết ăn nói sao với nhân dân bây giờ.

Từ trang 339 tới trang 353 tác giả nói ông Trường Chinh là người đầu tiên khởi xướng đổi mới kinh tế, tháng 11/1986 ông đại diện cho đảng sang Moscow trình diện ông anh cả Gorbachev để xin cho VN đổi mới và được chấp thuận. Gorbachev còn khen VN đi xa hơn Nga trong tinh thần này.

Ngày 15/12/1986 trong kỳ Đại hội 6 này ba ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên không ra ứng cử, trên TV ông Trường Chinh tuyên bố cho cả nước biết ông và Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên ra ứng cử chức Tổng bí thư. Ngày 15/12/1986 Nguyễn văn Linh được bầu làm Tổng bí Thư gọi là TBT đổi mới.

Như đã nói trên, năm 1989 tôi có được tiếp xúc với một ông cán bộ, giám đốc về hưu cho biết năm 1986, Gorbachev cử người sang Hà nội làm đảo chính “nhưng không cho đổ máu”, hư thực không rõ nhưng người dân đều nghĩ Liên Sô buộc CSVN phải đổi mới. Chuyện đổi mới hay nói khác đi là theo kinh tế tư bản là chuyện tất nhiên, muốn chết đói thi cứ tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa.

Kết luận

Nhìn chung tác giả có khuynh hướng đánh giá thấp kinh tế xã hội chủ nghĩa, Bên Thắng Cuộc nghiêng về kinh tế hơn là chính trị. Cuốn sách hiện được phổ biến ở hải ngoại nhưng không được phổ biến tại VN, nhiều người trong nước muốn được đọc nhất là thế hệ trẻ, đối với hải ngoại thì cũng không lấy gì làm lạ cho lắm. Theo ý kiến của một số người trong nước, cuốn sách cho thấy sự sai lầm của giới lãnh đạo CS sau ngày 30/4, họ đã bỏ lỡ cơ hội áp dụng kinh tế thị trường để cứu vãn tình hình suy sụp của đất nước.

Trước thế chiến thứ hai chỉ có một mình nước Nga theo Cộng sản từ 1917 tới 1945, Staline chủ trương chỉ áp dụng xã hội chủ nghĩa tại Nga trước đã, trái với Trosky, đối thủ Staline chủ trương tiến lên vô sản toàn thế giới. Trosky trốn sang Mễ Tây Cơ bị Staline cho người theo giết năm 1940. Năm 1945 Sô viết đánh Đức quốc xã rồi tràn qua Đông Âu lập nên một lô các nước CS tại đây. Bên Á châu, Sô viết đánh Nhật chiếm Mãn châu, Mông Cổ, Bắc Hàn dựng thêm vài nước CS và giúp Mao nhuộm đỏ Trung hoa. Tính tới 1975 trên thế giới có 17 nước xã hội chủ nghĩa nhưng nay rơi, rớt, rụng dần chỉ còn vài nước đếm trên đầu ngón tay. Nếu không có Thế chiến thứ hai thì chỉ có một mình nước Nga theo CS và bây giờ chế độ CS đã bị xoá tên

Từ đổi mới năm 1986 dẫn tới một cuộc cách mạng lớn tại Đông Âu đầu thập niên 90, trái ngược với cuộc cách mạng vô sản “nong trời nở đất” 1917. Các nước CS Đông Âu, Liên xô lần lượt bỏ chế độ Cộng sản trở lại chế độ tư bản của họ trước đây từ những năm 1945, 1917.

Nay le que còn sót vài nước CS đang ráng sức quay ngược bánh xe lịch sử được tí nào hay tí nấy

Ngạn ngữ ca dao bình dân thường nói:
“Khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được ông Trời”

Viết xong đêm giao thừa 2012
Chúc Mừng Năm Mới

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

95 Phản hồi cho “Bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức”

  1. dân đói says:

    Theo Bùi Tín, sách của Huy Đức chỉ có 1/3 sự thực, sự đánh giá này dưới con mắt của 1 quan lớn “bên thắng cuộc” nên có lẽ vẫn còn nói thách 2/3 của 1/3 mà trong cái phần còn lại đó vẫn mang tính chủ quan. Thực ra, ít ai chỉ đọc 1 cuốn sách (không thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật) mà có thể đánh giá chính xác tính xác thực của nó, còn như dựa vào những tài liệu khác để đánh giá thì cái gì bảo đảm cho tính khách quan của những tài liệu đó, chẳng phải chính tác giả Huy Đức cũng chỉ dựa vào những nguồn tài liệu đó mà viết đó sao ? Chắc phải ráng sống vài trăm năm nữa mới nhìn được sự thật 3/3 của lịch sử đúng nghĩa của nó.
    Riêng trận Xuân Lộc, Phần 1, Chương 1 / Bên Thắng Cuôc, ông Huy Đức viết ‘Cuộc tấn công đã chọc thủng tuyến phòng ngự thị xã bằng nhiều mũi, nhanh chóng phát triển vào trung tâm. Tuy nhiên, sau khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hòa được trực thăng vận đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18”….’. Sau chữ “Tuy nhiên, sau khi…(giải thích)…” phải nói gì nữa chứ, sao lại bỏ lửng luôn ?
    Hiện nay trên đất Mỹ có hàng trăm nhân chứng sống đã từng trực tiếp tử thủ giữ vững thành Long Khánh. Mặt trận Long Khánh thì rộng lớn, nhưng điểm hứng chịu toàn lực tấn công của địch chính là thị xã nhỏ bé Xuân Lộc. Không kể những “tài liệu” gọi là láo sử của “bên thắng cuộc”, những tài liệu từ những phía VNCH vẫn còn nhiều thiếu sót, mà “những nhân chứng sống” chưa đến lúc “được phép” tỏ bày. Ở đây, chỉ xin góp ý một chút về mấy chuyện nhỏ ông HĐ viết về trận XL.
    Dinh Tỉnh Trưởng lúc xẩy ra trận đánh chỉ là 1 căn nhà bỏ hoang, lúc đó tỉnh trưởng là ĐT Phúc và Ban Tham Mưu đã có mặt ở BCH/TKLK, chuyện cắm cờ tư dinh tỉnh trưởng đứa con nít cũng làm được nhưng “bên thắng cuộc” đã phải dùng tới Tiểu Đoàn Đặc Công 30 của Đại Úy Chín Hưởng. Ngay sau khi trận mưa pháo đầu tiên lúc 5 giờ sáng ngày 9-4-75 chấm dứt, xe tăng ‘bên thắng cuộc” dàn hàng ngàng băng qua phi trường tiền chiếm BCH/TKLK cách đó khoảng 400 mét, phòng tuyến này thuộc trách nhiệm của TĐ 82 BĐQ hình như Tiểu Đoàn Trưởng là Th, Tá Vương Mộng Long, vị Tiểu Đoàn Trưởng đã dùng chiến thuật “độn thổ” để tiêu diệt tăng địch, ông cho đào hố cá nhân ngụy trang, chờ cho những con cua càng bò qua đẩu đúng thời điểm mới phát pháo lệnh, những chàng dũng sĩ mũ nâu đồng loạt trồi lên dùng M72 thoải mái thổi banh càng từng con,

  2. phó thường dân says:

    Trả lời @ Builan
    Trước khi trình ông Bùi đôi giòng tôi xin cám ơn tác giả Trọng Đạt đã chịu khó viết
    bài “Bàn Chuyện Sách BTC ” của Huy Đức rất là chính xác và trung thực, chắc là ông
    cũng đã kinh qua một thời binh lửa mới viết hay được như thế và cũng cám ơn Đàn Chim Việt cho các cánh chim Di khắp nơi bay về “tổ ấm” không phân biệt bạn thù.
    Xin thưa cùng ông Bùi là không may người bạn tôi đã tử trận năm 1975 hay mất tích tôi không rõ, cám ơn đã hỏi thăm khi nhắc đến người bạn cũ.
    Mấy hôm nay bận việc khi có giờ thì trả lời các vị quan khách trách mắng phó tôi viết sai lúc tác giả Huy Đức 12 tuổi thì làm sao theo đoàn quân xâm lăng vào tiếp thu Sàigòn mà mang chiến lợi phẩm về Bắc?, tôi thành thật xin lổi quí vị về chuyện này. Tôi có xem qua BTC nhưng quên khuấy tuổi tác giả.
    Thì ra ông Bùi cùng có dòng máu ‘HĐCB’ như tôi. Xin chào kính người, có lẻ đã gặp nhau đâu đó trên cố hương. Người hùng tên T quả là quan tiên phuông xông trận và cho quân cắm cờ trên Cổ thành. Trận Cổ Thành quân của Vỏ nguyên soái không còn nguyên giáp, Vỏ nguyên soái bị cách chức, dân miền Bắc không ai màn chuyện mất chức của ông nguyên soái mà chỉ tội nghiệp 2 vạn quân tinh nhuệ của Bắc quân là chồng, cha, anh, em, con cháu của các bà mẹ quê quanh năm lam lủ, sau này ông đổ lổi cho anh ba Lê Duẩn.
    Chuyện thắng bại trong quân sử Việt Nam cổ kim là chuyện bình thường của các chiến sĩ da ngựa bọc thây, Nam quân trăm trận thắng lại thua trận năm 1975 cũng tương tự như Hạng Vỏ, trăm trận thắng chỉ thua Lưu Bang một trận tại Cối Kê do nguyên soái Hàn Tín dụng quân mà đành ôm hận nhưng dù thua trận lịch sử vẫn xem ông là bậc anh hùng.
    Xin tặng ông Bùi bài thơ làm quà để nhớ một thời binh lửa chắc ông chưa quên ?:

    Ai Còn Nhớ?

    Tôi chỉ là người lính thôi
    Tiền đồn hải đảo trấn xa xôi
    Bao năm chinh chiến không về nữa
    Hậu phương dân được sống yên vui

    Tôi là người lính nghệ sĩ thôi
    Lời ca tiếng hát giúp vui người
    Bi hài vai kịch khi màn hạ
    Sân khấu hay đời nước mắt rơi ?!

    Tôi là người lính vong quốc thôi
    Sống nhờ đất khách chết quê người
    Có ai còn nhớ hồn quê cũ
    Một thời rộn rả thật đông vui !?

    • Austin Pham says:

      Vô tình nghe các ông nhắc lại T-K16SVSQVBQG, xin cúi đầu tưởng niệm vong linh T & P muôn đời xứng danh chỉ huy. Cũng xin thắp nén hương lòng cho Đ/T Thông, bạn cùng khóa của T & P đã thà chết không bỏ anh em, con cái ở những ngày tháng gẫy súng. Tạc dạ ghi ơn.

      • Lamson72 says:

        Quân Lực VNCH không phải chỉ có khoá 16 VBQGVN. Cũng không phải chỉ có những anh hùng Trung Tá Đổ Hữu Tùng , Nguyễn Xuân Phúc hay Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, những Trung Đoàn trưởng , Lữ Đoàn Trưởng xuất sắc nhất mà QLVNCH có hàng ngàn, hàng trăm ngàn những anh hùng như thế.

        Cá nhân tôi là một sinh viên phản chiến. Vào quân dội với tâm trạng chán nãn lè phè. Không có ý thức và bổn phân của người trai thời binh lữa. Chính những người lính dưới quyền tôi đã tạo cho tôi một ý thức về lòng yêu nước về Tổ Quốc – Danh Dự -Trách Nhiệm. Họ là những ngưƠi lính mà trình độ chỉ biết đọc , biết viết, biết làm 4 phép toán căn bản nhưng họ đã thể hiện lòng can trường , tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc. Họ chính là những ngưỜi thầy vĩ đại của tôi muôn đời cho dù rằng họ đã không tốt nghệp tại trường Vỏ Bị QGDL hay bất cứ một trường Vỏ bị nào.

      • cựu binh Dù says:

        Quí Anh HĐCB,
        Cám ơn quí anh đã chia xẻ và vẫn nhớ những người chiến binh một thuở . . nhưng quả thật trang mạng này của các nhà “ái quốc” và “trí thức”, chúng ta gốc lính không tiện đâu . .
        Các ngài không quá nặng lời và im lặng là may rồi, viết sái ý các bậc thức giả . . .sợ là tổn thương thêm sau những năm tháng binh lửa họ sống yên vui học hành tử tế còn chúng ta chỉ là loại vỏ biền kém học không nên lạm bàn chuyện thiên hạ đại sự với các bậc thức giả . Chúng ta là kẻ thua cuộc , còn nói gì thêm sẽ . . . Mong các anh hiểu mà tha thứ “ Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng”.
        Xin kể chuyện về anh Lính Dù đầy lòng thiện tâm cứu mạng anh cựu Bộ Đội:
        Người lính VNCH thiện tâm lúc sống cũng như sau khi chết, chuyện hồn linh của cố TS1 Nguyển văn Bảy xác nằm chết bên rừng ông đi qua bà đi lại mỗi người bỏ một nhúm đất sau 37 năm thành gò cao, một hôm có anh Bộ Đội ( BĐ) phục viên vào Nam lập nghiệp mua nhằm miếng đất nơi anh chết trận ở Bàrịa . . khi anh BĐ tính đào đất thì cô em gái bổng nhiên xỉa xói anh:” Mày đào mày chết” rồi cô bất tỉnh, hôm sau anh chuẩn bị đào xới thì cô em cũng nói ” Mày đào sẽ chết ” và cầm cái que cắm ngay chỗ đất anh BĐ tính đào, anh BĐ cẩn thận moi và phát hiện một dây đạn M79 đã rỉ và sau đó cải táng anh sau khi rửa sạch cốt, và từ đó anh BĐ cúng anh vì biết ơn anh hiện ra cứu mạng, nếu cuốc mạnh đạn sẽ nổ là vong mạng sau đó anh BĐ thông tin và có người báo qua hải ngoại và cuối cùng anh em cựu binh nhảy dù về gặp anh BĐ và xin cha xứ làng Long Hương cải táng anh cuối năm 2012 và cha xứ đặt tên thánh Micael cho anh giống như ông PTD kể chuyện voi không quên xương cốt đồng loại. Khi có dịp về thăm cố hương các anh lính Dù tiện đường đi Vũng Tàu ghé thăm người bạn xấu số cầu nguyện cho anh tuy anh đã chết nhưng linh hồn vẫn đầy lòng nhân ái . Xin hết và chào các huynh trưởng.

    • Lý Chính Luận says:

      Trên đầu thì đồng minh Mỹ và cấp trên đào thoát bằng trực thăng, phía sau là một hậu phương rải rác bọn phản chiến như Trịnh Công Sơn chực đâm vào lưng, trước mặt là quân thù đang tiến công như vũ bão, nhưng các chiến sĩ VNCH trong những ngày cuối cùng vẫn ghì tay súng chống giặc và cứu dân, cứu cả kẻ thù đã trúng thương và ngã ngựa.

      Xin xem đoạn video dưới đây để thấy: hào hiệp và nhân ái nhất trên thế giới này chỉ có một Quân Lực VNCH.

      Lưu ý: đoạn video này do một toán ký giả ngoại quốc thu hình trực tiếp, chứ không phải là một đoạn phim tuyên truyền của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị VNCH!

      http://youtu.be/Yk-WBJCbiW0

      Các chú CAM tìm lòi cả hai mắt trong kho phim ảnh tuyên truyền vĩ đại của các chú, cũng không thể tìm đâu ra ở quân “giải phóng” những hình ảnh hào hùng và nhân ái tương tự!

      QUÂN LỰC VNCH : BẤT DIỆT!

      VIỆT NAM CỘNG HÒA: MUÔN NĂM!

  3. phó thương dân says:

    Cùng quí vị bàn chuyện trên trang tin của ĐCV, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến vận mạng Việt Nam hơn là những bài viết , mời quí vị đọc một bài viết nóng hổi của Phan Nguyễn Việt Đăng
    . Chiến tranh Hoa-Việt sắp bùng nổ mà Miên quốc sẽ là gọng kềm hay làm
    đe cho búa tạ Tàu nện Việt Nam các cụ ạ. . . tội nghiệp dân tộc Việt phải gánh chịu chiến tranh liên miên cũng do lũ ngu phu Bắc bộ phủ lúc thanh bình thì ngồi trên đầu trên cổ dân, cuối rạp mình tôn vinh thằng Tàu chúng nó khinh và khi chiến tranh thì dân lảnh đủ tai ương . . . trừ phi nhường thêm đất hay Trường Sa hay Côn Sơn thì thằng Tàu sẽ khều đàn em Miên quốc không gây gấn giết dân Việt nữa . . . .lại một hay nhiều cậu bé 12-16 tuổi như Huy Đức đi chết thay cho con cháu bọn cầm quyền (đang tìm cách ve vét vàng và đô la của dân để tẩu tán):

    Sẽ tái diễn cuộc chiến 1979 trên mặt trận biển?

    Phan Nguyễn Việt Đăng (Danlambao) – Bản tin nhỏ về chuyện hải quân Campuchia đột nhiên giết hại chủ ghe người Việt tại Hà Tiên, Kiên Giang vào ngày 2 tháng 1-2013, đang tạo nên một mối nghi ngờ cho nhiều người rằng liệu trong tương lai sẽ tái diễn lại cuộc chiến gọng kìm phối hợp giữa Trung Cộng và Campuchia vào năm 1977-1979 đối với Việt Nam?
    Không phải là vô cớ khi trên bàn trà đàm của dân chúng đang râm ran về một âm mưu hiểm ác của anh bạn vàng 16 chữ Trung Cộng. Tương tự như việc viện trợ và sử dụng lực lượng Khmer Đỏ như một mũi tấn công vào năm 1977, giờ thì Trung Cộng cũng đang ra mặt siết chặt tay với Campuchia để tạo một thế liên minh chiến lược ở Đông Dương, mà chủ ý có thể thấy rõ là nhằm vào Việt Nam.
    Theo lời kể của Tiểu khu Biên phòng 55, Kiên Giang thì anh Phạm Văn Hương, 36 tuổi, chủ ghe 93487-TS từ Hà Tiên, Kiên Giang, đi đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc, bị tàu hải quân tên Kampot kiếm cớ dừng tàu, xin cá rồi gây sự. Sau đó một lính hải quân của Campuchia đã rút súng bắn chết anh Hương ngay tại chỗ.
    Đây là một sự kiện bất thường, mặc dù theo tin tức thì sau đó hải quân tàu Kampot đã nhận lỗi. Ở đây, lời xin lỗi có thể được coi là một chiến thuật, hoặc lời xin lỗi đó đã được dựng nên theo lệnh của Ban Tuyên Giáo CSVN.
    Campuchia từ sau Hội nghị ASEAN 2012 đã ra mặt “chọn chủ” và bày tỏ những ngôn ngữ bất cần Việt Nam, không giống như sự trung thành vốn có, kể từ sau khi chính phủ bù nhìn Heng Samrin từ năm 1979 và với Hun Sen được dựng lên làm thủ tướng từ năm 1985.
    Hãy điểm lại những gì Trung Cộng đã hậu đãi với Campuchia gần đây, cũng đủ cho những nhà nghiên cứu quân sự bình dân phải giật mình, đặc biệt là về hải quân.
    Hải quân Hoàng Gia Campuchia với thực lực chủ yếu do Trung Cộng tài trợ, bắt đầu đẩy mạnh từ năm 2005, nhân danh việc giúp cho Campuchia chống lại nạn cướp biển, buôn lậu và bảo vệ các cơ sở dầu khí trong tương lai.
    Cũng nhờ và sự giúp đỡ này mà từ năm 2007, Campuchia nâng lực lượng hải quân từ 1000 lên 3000 thuỷ thủ với khoảng 35 tàu tuần tra biển hiện đại, đồng thời xây dựng lực lượng thuỷ quân lục chiến thiện nghệ khoảng 2000 người, hoàn toàn do Trung Cộng đào tạo.
    Không quân Campuchia mới đây cũng thông báo sẽ mua 12 chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc với giá gần 200 triệu USD để phục vụ công tác quân sự và nhân đạo. Số trực thăng này Cũng hoàn toàn nhằm phục vụ ở biên giới biển và đất liền.
    Những chuyển động quân sự đầy “hữu nghị” của 2 nước cũng rầm rập. Trong tháng 5-2012, Tướng Lương Quang Liệt của Trung Cộng cũng đã được mời đến thăm Phnom Penh 4 ngày. Đã có một cuộc họp kín giữa Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Lương Quang Liệt, mà kết quả là ngay sau đó Campuchia nhận được 20 triệu USD cho các vấn đề quân sự. Mọi việc diễn ra chưa đến 24g đồng hồ.
    Điểm qua những chuyện này, để thấy rằng ngoài chuyện Trung Cộng rùng rùng đưa tàu chiến xuống biển đông, phía Bắc VN, để hoàn thành đại nghiệp lưỡi bò, thì ở vùng biển phía Nam, Campuchia với bộ mặt lạnh lùng cùng mối thù truyền đời nhắm vào Việt Nam cũng đang được chuẩn bị vũ khí từng ngày.
    Đã rất lâu rồi, chuyện Campuchia sát hại thường dân Việt Nam công khai đã không còn, vì đó là chuyện hết sức nhạy cảm với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Và chỉ có khi nào chiến tranh thật sự sẽ đến, Campuchia mới ra tay tàn sát người Việt vô cớ.
    Tháng 4-75, Khmer Đỏ tràn xuống Phú Quốc chiếm đảo Thổ Chu và tàn sát 500 dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ em. Họ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến.
    Câu khẩu hiệu nổi tiếng của Khmer Đỏ lúc bấy giờ là “thực hiện 1 diệt 30, sẳn sàng hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.
    Tất cả những dữ liệu này đưa ra, nhằm chứng minh rằng thế giọng kìm của Trung Cộng – Campuchia đã hình thành. Lịch sử có thể tái diễn lại cuộc chiến 1979, nhưng lại là trên biển, thậm chí là cả trên đất liền với bản tính hung hãn ngấm ngầm của Campuchia.
    Hôm nay hải quân Campuchia giết 1 ngư dân Việt có thể như một cách thăm dò và xin lỗi. Nhưng nếu sự kiện này diễn ra thêm một lần nữa, thì rõ ràng mọi thứ đã vào cung đường vạch sẳn của Trung Cộng. Không có dự báo nào chắc chắn, nhưng mọi hướng suy nghĩ và đề phòng là điều tất yếu cần tính đến.
    Việt Nam có sợ chiến tranh không? Theo lịch sử chính thống ghi lại, thì có vẻ như Việt Nam chưa bao giờ sợ hãi bất kỳ cuộc chiến xâm lăng nào, có chăng đáng sợ, là khi tổ quốc đầy dẫy kẻ bán nước, hoặc những nhà lãnh đạo hèn hạ luôn biết cách chịu nhục trước ngoại bang để vinh thân, chà đạp dân tộc mình.
    Phan Nguyễn Việt Đăng

  4. Mp Đăng says:

    Cá nhân tôi cho rằng bạn đọc PT Dân có tầm hiểu biết về chánh trị rất chững chạc. Một chút hoài nghi, một chút khinh bỉ sự dối trá, đểu cáng của Vc…Không phải là thừa!

    Thắng, thua, ác, thiện – đã là lịch sử…Dùng cái đầu để suy nghĩ hơn là được vuốt ve…Regards,
    MpĐ

    • phó thường dân says:

      Đa tạ bạn MP Đăng . Tôi không biết ông là ai nhưng là người đồng điệu. . . xin kể chuyện làm quà:
      Tôi cũng như thớt voi già nhớ giai lắm, dù đống xương tàn trong rừng đã bao năm voi đi ngang qua xác đồng loại thì dừng lại lấy vòi ngửi mùi tỏ dấu chia buồn hay tâm tán. Xin kể chuyện xưa như là chuyện cổ tích mua vui cứ coi như là thớt voi có chút tình với người đồng hương xấu số đạ mất từ hơn 3 thập niên trước .
      Lúc bộ đội giải phóng Sàigòn có những anh sinh viên thân cộng bật ngửa . . Văn Vĩ mù bổng “sáng” mắt ra và Việt cộng nằm vùng mang băng đỏ đi mọi nơi mình thấy nó cười khoái trá, lính cụ hồ đầy đường chận hỏi các thanh niên mua đồng hồ ba cửa sổ . . , đứng trên vỉa hè Cầu Kiệu Tân Định, anh sinh viên chứng kiến cảnh các thương bệnh binh từ bệnh viện cộng hòa bị quân giải phóng đuổi khỏi bệnh viện, kẻ ôm ruột lòi ra , người chống nạn dìu đi trên đường phố tìm ra xe đò về quê . . không rõ có về đến nhà nổi không ? dân chúng hai bên đường đem bánh tiền dúi vào tay các thương binh trong lúc bộ đội nhìn họ đầy oán thù có quân còn chửi “địch mẹ cho chúng mày chết” . . . anh sinh viên chứng kiến cảnh này và từ đó không còn chút thiện cảm nào với quân giải phóng . . . rồi mọi người trình diện đi tù kẻ may còn sống về như bộ xương lớp chết vùi nông một nấm nơi hoang lạnh ôi thôi kể lại mà còn kinh sợ tuy thời gian đã nhạt nhòa nổi đau . . . rồi tìm đường vượt biên năm lần bảy lượt may mà thoát không may bị công an bắn chết mất xác, bị bắt thì bỏ tù phải có tiền chuộc ra không thì bị đi tù khổ sai lao động . . v.v. . ai may đến được bến bờ hồn phi phách lạc. . mừng chảy nước mắt . . chờ vài năm ở trại tuy thiếu thốn nhưng tinh thần an tâm vì biết có ngày sẽ đi hải ngoại sống đời tự do . . . đến xứ tự do mừng hết lớn lại lăng xã vào cuộc sống mới với hai tay trắng và chữ Anh ăn đong .
      Ấy thế làm đủ nghề nuôi con lớn không thành sĩ quan, bác sĩ, kỷ sư v.v. . tin tức thân nhân bạn bè thân thuộc kẻ còn người mất . . nghe qua thở dài cho người xấu số không đến được bến bờ như mình . . . cảnh khổ này ai mà không biết qua . . rồi vết thương tâm hồn cũng phôi pha dần theo năm tháng . . mong đời sẽ có chút ý nghỉa cho con cháu . . lúc hợp mặt bạn cũ đồng môn, đồng khóa hay đồng hương trà dư tiệc mản . . cũng tạm khuây .. . đời vong quốc . . biết mình thua trận đành chịu cảnh ly hương , có người nhìn lại thân những vết thẹo khắp thân thể hỏi sao có thể vậy mà còn sống . . giờ thì chờ ngày mản kiếp cũng tạm yên vui và bổng dưng cộng đồng của bên thua cuộc xôn xao khi đọc cuốn “ Bên Thắng Cuộc” ; văn nhân thi sĩ, nhà cựu báo lưu vong v.v. . một số ít khen lấy khen để vì vài câu vuốt ve kẻ thua cuộc . . . bọn Việt cộng nằm vùng thì chúng nó ca ngợi hay đưa lên báo là phải nhưng các ông đã từng đi tù trên 10 năm ( có một cựu chủ bút ) không tiếc công viết bài ca tụng Huy Đức y như hắn ta là thánh nhân sẽ mang phép mầu rải lên những vết thương để lành như lúc chưa bị gì vậy ! . bù khú với tác giả cứ như là Kinh Kha gặp Thái tử Đan và Phan Ô Kỳ để đi thích khách bọn ba tên đầu xỏ độc tài Việt cộng vậy. Với cái ngữ này than ôi còn mong gì có ngày về lại cố hương mà dựng lại quốc kỳ?!
      PTD

  5. Trong Dat says:

    Cám ơn ông BuiLan
    Thưa ông, nghe nhiều người nói hình như ông đã từng là Dê nê ran, com măng đăng ăng xếp của cái đi vi zi ông TQLC không ạ?
    Chúc ông mạnh giỏi và tiếp tục tham gia góp ý trên diễn đàn cho vui ạ

    • Builan says:

      “Tứớng Tư Lênh SĐ “Lnh Thủy Đánh Bộ” !”
      _ Dạ thưa không dám mô !!!

      Builan says:
      06/01/2013 at 14:37

      Thật thà – lễ phép xin thưa cùng anh PHÓ

      _ Da mặt tôi không dày- chút liêm sĩ còn biết giữ gìn “Áo rách có cách người thương… “- tôi không dám nhận ! như CỤ NGHỆ từng nhận từ Trần dân Tiên- T Lan … thậm chí còn nhận bưà- lông ngôn.. “Nhất niên chi kế mãc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” – Noi gương đạo đức cuả tên đạo tặc – vô liêm sĩ “trồng người” nhan nhãn những ” người không ra người ngơm không ra ngợm !!!!

      Tôi có biết chút chút về cụ BTL-Cũng có chút liên hệ trong tình “HĐCB”
      Một ông TƯỚNG tư lệnh và một tên LÍNH _ cách nhau một trời một vực !!!! Đâu dám nhận bừa – người ta biết ra thì chỉ có lấy quần mà che ! phaỉ vậy không hơĩ các cháu ngoan cuả bác HÙ ????

      Bạn cuả anh PHÓ là “người hùng” LTT hay “con sóc” TVH (cùng k17) ???
      Cho tôi thân aí gơỉ lời thăm hoỉ- chúc sức khoẻ ! Gần NỬA THẾ KỸ chưa gặp lại nhau !!!

      Cảm ơn sự quan tâm quá đặc biệt cuả anh PHÓ
      Kính !

  6. Trung Lập says:

    Gửi Phó Thường Dân@ “Huy Đức là một bộ đội trong đoàn quân xâm lăng Nam Việt Nam (VNCH) năm 1975, ai biết được hắn ta mang về “chiến lợi phẩm” gì cho vợ con ngoài bắc ? được đảng đào tạo và lớn khôn dần nên nhìn ra những sai trái của đoàn quân chiến thắng là gạt gẩm và đối trá trắng trợn, được đảng cữ đi hải ngoại nghiên cứu tại trường Harvard của Mỹ để học hỏi….”
    Xin thưa Huy Đức sinh năm 1963, chiến tranh kết thúc 1975 lúc đó Đức 12 tuổi bộ đội kiểu gì ???
    Minh chẳng biết đoạn sau nói điều gì nữa vì nghĩ là chắc cứ viết bừa vớ vẫn…do theo kiểu “ngồi buồn đốt một đống rơm…” nên cũng chẳng phí thời gian làm gì.

    • Phó Thường Dân says:

      Trả lời @ Trung Lập và NLV
      TS Phương Anh, con một viên chức VNCH cũng đề cập đến cuốn BTC : “ Chính quyền hiện nay không chân thành xin lổi thì sẽ không bao giờ có hòa giải thật sự”.
      Huy Đức viết sách nhiều kẻ sĩ khắp nơi khen nhiều chê ít nhưng ông ta không hề đề cập đến BTC chính thức xin lổi nhân dân Việt Nam vì họ đã dối dân nửa thế kỷ qua và trong thời gian sớm nhất sẽ giải tán độc đảng cho phép đa đảng sinh hoạt và tu sửa hiến pháp để nhân dân tham chính trong công bằng pháp trị bầu chính phủ chuyển tiếp và nếu tốt hơn nữa thì ‘xin lổi’ đã nhỏ mọn trả thù kẻ thua trận là giết họ trong lưu đày và hành hạ bắn giết bỏ tù dân miền Nam vượt biên một cách vô nhân, đạo kém văn minh và để tỏ thiện chí hảy đổi tên thành phố Hồ trở lại tên Sàigòn. v.v. . , chuyện này chắc là không thể nào chỉ là nằm mơ cho nên tôi coi cuốn sách BTC là mẫu chuyện vô bổ không tác dụng gì , chuyện sai sót ai mà không có? chưa chi đã tỏ thái độ khinh khi kẻ khác là thái độ của kẻ sĩ trung lập thời nay ? chuyện Huy Đức là bộ đội là (sai) hay đúng ra là đứa trẻ chăn trâu lúc quân giặc “giải phóng” miền Nam thì có gì khác khi anh ta sau khi trưởng thành vết cuốn BTC để thuyết phục người lưu vong hải ngoại hòa giải với kẻ cướp nước giết người ?
      Thời gian là liều thuốc tiên trị lành vết thương cũng là phép mầu rơi bộ mặt nạ giả mạo của đảng cộng sản Việt Nam. Xin trích một đoạn văn của đại tá Bùi Tín phê bình cuốn BTC như sau: “Mà tôi nói là cái chiếm đóng của Miền Bắc đối với Miền Nam, cái này không phải là cái công để phục vụ nhân dân, mà Đảng cộng sản lấy danh nghĩa là chiến tranh giải phóng để cướp quyền lãnh đạo và từ đó nhằm lợi ích riêng của Đảng, không có phục vụ lợi ích của toàn dân.” BT còn viết thêm :” “Nhược điểm của anh Huy Đức là anh ấy là người đến sau, là người không chứng kiến được trực tiếp, nghe ngóng sau khi các sự kiện đó đã xảy ra… Anh ấy là người lượm lặt, thu góp, mà không phải là quan sát trực tiếp. Cho nên cái gián tiếp sai nhiều lắm.Tôi nói riêng ngày 30/4, anh ấy lấy được nhiều tài liệu hay, nhưng cũng có kha khá các điểm là dở, là không đúng. Nhưng cái này tôi không trách anh ấy, mà tôi trách là trách những người đã gặp anh ấy, có nhiều người nói không đúng sự thật.” hết trích. Ông trung lập nghỉ sao về Huy Đức không đọc không bàn không đáng quan tâm tới ? bao kẻ “sĩ” trung lập như ông nước Việt Nam sẽ thêm một lần nữa mất vào tay giặc Hán không sớm thì muộn.
      Xin kể thêm một chuyện nhỏ làm quà là trên sân khấu diển tuồng văn nghệ nếu kịch sĩ diển dở và vô tình đánh rơi mặt nạ thì họ liền chạy vô hậu trường . . . nhưng trên sân khấu chính trị Việt Nam các đảng viên cộng sản đã để rơi mặt nạ từ lâu. . nhưng vẫn diển tuồng cai trị và bán dân, bán nước , mua quan bán tước, độc tài độc đảng, cho công an du đảng đánh đập dân và sinh viên biểu tình chống Tàu xâm lăng lảnh hải v.v. . . quí vị nghỉ họ là loại người gì ? người Việt Nam gọi là loại Mặt Dầy! nếu ông Huy Đức dám viết thế ? nếu không dám thời gian sẽ có đáp án. . . . ai cũng đoán ra là Nhân Dân khi trả bằng máu dành lại Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Pháp Trị, thì lăng Ba Đình sẽ thành tro.

    • Builan says:

      Xin phép thày lay một chút có được không , thưa ngài Trung Lập ?

      Tôi biết CHẮC một điều ! – từ chính cưả miệng cuả TT Nguyễn Tấn Dũng !
      “Có 51 năm tuổi đảng” nhiều diễn đàng -bạn đọc làm con toán ! Ông NTD dược ĐẢNG “tuyễn dụng” ở tuổi 12 !!! Biết chừng ấy thì xin thưa chừng ấy ! Kính

    • người đọc báo says:

      Ông này chưa đọc sách nên còm tầm bậy tầm bạ.
      Ngay trang đầu tác giả viết: “Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.”
      Về đọc sách đi, đọc xong rồi hãy viết còm. đừng để người khác coi thường.

      • Phó Thường Dân says:

        Trả Lời Cũ Lẫn, NĐB & LNV . . .
        Huy Đức đã vào sanh ra tử năm 1979 lúc 16 tuổi thì ra ông chưa có “ân oán” gì trong đoàn quân “giải phóng Sàigòn năm 1975? Hay là đã có chân du kích xã hay thiếu niên xung phong ? các ông có chắc là mắt thấy tai nghe về hành tung của Huy Đức lúc 12 tuổi ? Bộ đội đôn lính thì 12, 13 là có thể cầm súng rồi . Các ông là ai, thành phần bộ đội phục viên thì bênh HĐ là phải rồi hay là luật sư biện hộ không công cho thân chủ ? nếu các ông là dân miền Nam và giả dụ mãi đến năm 79 bộ đội mới tiếp thu Sàigòn thì có thể anh bộ đội trẻ tên Trương San sẽ dí súng vào đầu các “ luật sư” của anh ta mà không biết đấy, cũng may. Nhà báo gốc bộ đội viết bộ truyện tuyên truyền vuốt ve an ủi kẻ bại cuộc mà mọi người nhốn nháo lên kẻ binh người bào chửa cho hắn y như hắn ta là cứu tin của mình vậy . Chờ xem có phải như là Phạm Xuân Ẩn hay không thì hạ hồi sẽ rõ thôi! Cám ơn các “ngài” đã lịch sự thảo luận.

        Sau đây là tiểu sử của tác giả cuốn ” Bên Thắng Cuộc” : Huy Đức tên thật là Trương San.
        Bút hiệu Huy Đức là nhà báo tự do có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên viết về chính trị Việt Nam. Sau khi phục vụ 8 năm trong bộ đội Việt Nam Cộng Sản mang cấp bực trung úy, chiến đấu chống Trung cộng năm 1979 và cả Miên đỏ ( Khmer Rouge) thập niên 1980s. Ông San viết cho các tờ báo hàng đầu của Việt Nam bao gồm báo Tuổi Trẻ và Thời Báo Kinh Tế Sàigòn (Saigon Economic Times). Là một nhà viết báo trong hệ thống báo chí nhà nước, nguyên tắc của ông San là tự kiểm, xông xáo trong giới cầm bút nhưng không đi quá lằn ranh cho phép, phê bình những thối nát tham nhũng và đẩy mạnh đổi mới chính trị trong nước. Đến năm 2010, ông xuất bản trang tin chuyên đề (Blogosin.org), được xếp hạng là trang tin rất phổ thông Việt Nam. Ông San sẽ học về chính sách công chúng, văn học Mỹ và lịch sử Việt Nam mục đích để trau dồi thêm kiến thức cho nghiệp viết báo của mình như là nhà phân tích chính trị. Ông San là hội viên Atsuko ChiBa Nieman năm 2013. Năm 1968 ông được cấp học bổng danh dự của hội.

      • người đọc báo says:

        Nói chuyện với ông Phó Thường Dân này chán quá. Ông không hiểu rõ vấn đề nên toàn viết tầm bậy tầm bạ.
        Xin nói lại cho ông Phó Thường Dân rõ: chúng tôi không binh vực hay bào chữa cho cuốn sách, chúng tôi chỉ PHÊ BÌNH NHỮNG GÌ ÔNG VIẾT mà thôi, ông Phó Thường Dân rõ chưa ?
        ông Viết “Huy Đức là một bộ đội trong đoàn quân xâm lăng Nam Việt Nam (VNCH) năm 1975, ai biết được hắn ta mang về “chiến lợi phẩm” gì cho vợ con ngoài bắc ? “. Đó là những gì ông viết. Ông viết sai chúng tôi chỉnh lại cho đúng mà thôi. Không nên chụp mũ người khác khi họ phê bình mình. Hiểu rõ chưa ông Phó Thường Dân ???? Thôi không nói chuyện với ông nữa !!!! sorry nghe ông Phó Thường Dân

    • Lê Nguyen Việt says:

      HĐ đâu có nói mình là bô đội tham gia chiến dịch 1975? Chưa đọc hết đã phê phán nặng lời vậy?

  7. Builan says:

    Cảm ơn tg TRONG ĐẠT
    Thật thú vị đọc hết bài “Điểm sách” cuả ông !

    Thú thật – bài dì quá đọc cũng ngán lắm ! Tôi “chuyền bóng” cho người cháu rất ham đọc ở quốc nôi ! Nhận được lời cảm ơn- thòng thêm mấy chữ “Ông Trọng Đạt nầy viết quá hay” ~! Thế là tôi kiên trì tìm đọc tơí nơi tới chốn ! __ thì ra là HAY THẬT LÀ HAY !

    Tôi thấy cái chỗ nầy vui vui- POST lại, tặng nhựng người lười đoc _ Bản chất CS là DỐI TRÁ ! lưu manh !

    ” ..Gọi là cuộc chiến tranh giải phóng cho vui thôi chứ kỳ thật chỉ là cuộc chiến tranh xâm lược, khó mà phủ nhận được.

    Nay Huy Đức coi như Bùi văn Tùng là người tiếp thu dinh Độc lập, tin tức do “Cách mạng” đưa ra không thống nhất về việc này, sau 30/4/1975 báo Sài gòn Giải Phóng nói người tiếp thu là một Đạị tá Cách mạng, một năm sau tờ báo này còn đăng hình Đại tá đó. Chuyện xe tăng vào dinh Độc lập từ 1975 đến nay có nhiều thông tin hoàn toàn khác nhau. Năm 1976 có một bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng nói đạo quân và chiến xa từ Long An vào chiếm dinh Độc lập trước nhất, họ đăng hình những xe lội nước PT-76 ở trong sân dinh, nay thì có nhiều tin khác nhau về chuyện này.

    Năm 1981 Đại Tá Bùi Tín lúc còn tại chức đã trả lời phỏng vấn một ký giả Pháp ở Hà Nội, ông cho biết chính ông đã đại diện “cách mạng” tiêp thu dinh, sự kiện được xác nhận trong video clip (xin vào link http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY hay vào http://www.youtube.com đánh bằng tiếng việt Phong van Bui tin 1981). “Cách mạng” đã chính thức xác nhận như thế, từ đó các sách Mỹ về chiến tranh VN đều nói Bùi Tín tiếp thu dinh Độc lập nhưng từ đầu thập niên 90 khi Bùi Tín bỏ đảng (tức “bảng đỏ”) thì Cách mạng gạt bỏ Bùi Tín ra. Sau đó nhiều tin khác nhau về chuyện này, ký giả Nguyễn trần Thiết cho rằng Cao đăng Chiếm là đại diện Cách mạng tại dinh Độc lập trưa 30/4/1975, một ký giả khác nói Đại tá Nam Long. Năm 2005 một tờ báo tại Hà Nội (Thanh Niên?) mở cuộc phỏng vấn để tìm ra người tiếp thu dinh Độc Lập và đã công nhận ông Bùi văn Tùng trong vài trò này, những chuyện vừa kể người miền nam ít ai quan tâm.

    Tác giả ghi lời kể của trung úy Bùi quang Thận, anh ta nhẩy từ xe tăng xuống cầm cờ giải phóng chạy vội vào cửa dinh Độc lập đâm sầm vào cửa kính lớn và ngã bò xuống đất, tác giả nói từ thuở bé anh này chưa hề biết có tấm kính lớn như vậy. Khi Đại tá Chánh văn phòng VNCH mời Thận vào thang máy để lên nóc dinh treo cờ thì anh không chịu vào, sợ bị nhốt luôn trong đó vì anh chưa bao giờ biết thang máy là cái gì. Đọc đến đây tôi không khỏi thấy xót xa trong lòng, một sĩ quan “quân đội nhân dân anh hùng” chưa hề thấy một tấm kính lớn và cái thang máy bao giờ …”

  8. Dâm Tiên says:

    Dâm Tiên, cháu KHÔNG ngoan của bác Hồ DâN Tiên, phán như ri:

    Quý vị có nhìn rõ thấy cái cờ MTGPMN Xanh-Đỏ xông vô Dinh Độc
    Lập, và gắn trên nóc Dinh không?

    Dâm Tôi bảo thật : Đó là LỐI THOÁT cho Cs Bắc Việt dự trù sau
    này đó. Vậy , CSBV phải đổi mới,, chính là yếu tố chung kết
    vấn đề VN. Chánh nghĩa VN Cộng Hòa đương nhiên phục vinh.

    Sau cùng là Tổng tuyển cử giũa Lưỡng đảng Dân chủ -C.Hòa.

    Dâm tôi xin một Nobel Sử gàn đây ! ( Đại Dâm Tiên)

  9. Phó Thường Dân says:

    Huy Đức là một bộ đội trong đoàn quân xâm lăng Nam Việt Nam (VNCH) năm 1975, ai biết được hắn ta mang về “chiến lợi phẩm” gì cho vợ con ngoài bắc ? được đảng đào tạo và lớn khôn dần nên nhìn ra những sai trái của đoàn quân chiến thắng là gạt gẩm và đối trá trắng trợn, được đảng cữ đi hải ngoại nghiên cứu tại trường Harvard của Mỹ để học hỏi.
    Sau nhiều năm tiếp xúc với nhiều người đôi bên thắng bại bèn nghỉ ra nên viết một ký sự vốn là sở trường của nghề làm báo, cộng thêm đời sống sung túc sau nhiều thập niên không còn chiến tranh, “tình đồng bào cảm thông” nếu có là nên viết một chút gì an ủi kẻ thua trận thế là “Bên Thắng Cuộc” (BTC) ra đời sau thập niên nghiên cứu nghiền ngẫm theo chỉ đạo của ban tuyên huấn báo chí đảng:” Đồng chí nên viết một cái gì xoa dịu oán hận của lũ hèn bại trận, tôi cho đồng chí đi Mỹ công tác viết lách xoa nắn lòng tự tôn của chúng”.
    Dù sao cũng cám ơn tác giả Huy Đức thay BTC có chia xẻ vài câu “an ủi” . . .như một bác sĩ tâm lý tay xoa xoa vết sẹo bên ngực trái , vài cái ba sườn gảy vụn và một phần đầu bị hủng mất một mảng sọ nói là để “ chửa lành “ các vết thương kẻ sống sót. Vết sẹo này là do trái nổ khi cán bộ quản giáo tù muốn mượn mìn giết hết bọn tù, vết thương tuy lành nhưng nụ cười héo hắt traí tim nhìn bọn cai tù vô cảm và nhiều thập niên sau ngủ vẫn nằm mơ thấy nước Việt Nam như một hành tinh xa lạ hay một nơi địa ngục trần gian với ký ức tủi nhục và những nấm mồ bạn bè thân thuộc chết âm thầm không nhan khói. . . Chuyện mưu trí trá của thời Nam Bắc Việt Nam chiến sử thì người miền Nam đã kinh cung chi điểu . . . cho nên chuyện BTC hay dở ra sao sẽ không có tác dụng gì với những kẻ đã kinh qua một thời làm tù lưu đày, làm dân vong quốc trên chính quê mình và trắng tay sau khi quân xâm lăng” giải phóng” họ.
    Vết thương đã lành chỉ là cần chửa trị về tinh thần là một lời xin lổi của BTC mà Huy Đức không dám viết lên vì ông ta đang thi hành công tác ngoại vận.
    Trích một đoạn của Đài BBC ghi lại một câu hỏi khá quan trọng, đó là “liệu ông có sợ những điều không hay xảy ra với ông vì vi phạm các qui định của Đảng và Nhà Nước”, “Huy Đức đã thẳng thừng:-“Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh các qui định đó. Tôi ý thức được những việc gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra những phương thuốc đúng để “chữa lành các vết thương cũ” mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không vi phạm những sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sở hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra, bạn ạ!” hết trích .

    • Builan says:

      Cá nhân thích thú được đọc com cuả Phó Thường Dân says:

      Xin thưa : Nhận ra được nhiều điều CHÍ LÝ !
      - Chẳng le anh cựu BĐ được nhà nước CS cho du Mỹ – không có một công tác nào được “trên DAO” và chẳng “đền ơn đáp nghĩa gì ráo troi ! ????

      Tôi vẫn mở lòng và thoải mái ĐỌC – BTC cuả Huy Đức – Trộm nghĩ Bà con bình dân ta cũng thế !

      Thật thà hơn ” BTC” có đó (cả trên sách và trên net) > Là nhân chứng ” bi chứng” thì cần gì đọc – “biết rồi khổ lắm , noí maĩ -láo maĩ lừa maĩ -lấp liếm maĩ…”
      Đọc bình loạn cuả nhiều tác giả & còms sĩ coi bô THÚ VỊ hơn !
      THẮNG- THUA mà làm gì- moị cảnh đời đã bày ra trước mắt !!!

      Kính chào & cảm ơn

      • Phó Thường Dân says:

        Đáp com của Ông BuiLan.
        Đa tạ ông đã đọc và có thiện cảm với lời viết của phó tôi. Bạn tôi K17TĐ chọn TQLC dự trận Cổ Thành Quảng Trị mùa đỏ lửa 1972 có kể chuyện hay về ông Tướng Bùi Thế Lân. Dám hỏi có liên hệ gì với ông không ?
        Kính cám ơn ông.
        PTD

      • Builan says:

        Thật thà – lễ phép xin thưa cùng anh PHÓ

        _ Da mặt tôi không dày- chút liêm sĩ còn biết giữ gìn “Áo rách có cách người thương… “- tôi không dám nhận ! như CỤ NGHỆ từng nhận từ Trần dân Tiên- T Lan … thậm chí còn nhận bưà- lông ngôn.. “Nhất niên chi kế mãc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, bách niên chi kế mạc như thụ nhân” – Noi gương đạo đức cuả tên đạo tặc – vô liêm sĩ “trồng người” nhan nhãn những ” người không ra người ngơm không ra ngợm !!!!

        Tôi có biết chút chút về cụ BTL-Cũng có chút liên hệ trong tình “HĐCB”
        Một ông TƯỚNG tư lệnh và một tên LÍNH _ cách nhau một trời một vực !!!! Đâu dám nhận bừa – người ta biết ra thì chỉ có lấy quần mà che ! phaỉ vậy không hơĩ các cháu ngoan cuả bác HÙ ????

        Bạn cuả anh PHÓ là “người hùng” LTT hay “con sóc” TVH (cùng k17) ???
        Cho tôi thân aí gơỉ lời thăm hoỉ- chúc sức khoẻ ! Gần NỬA THẾ KỸ chưa gặp lại nhau !!!

        Cảm ơn sự quan tâm quá đặc biệt cuả anh PHÓ
        Kính !

    • Củ Lẫn says:

      Bạn bi quan và tiêu cực quá, nhìn đâu cũng chỉ thấy những người yêu đảng, xả thân cứu đảng! Chẳng biết bấy lâu nay đảng làm nên công trạng gì với dân mà được ủng hộ đến thế? Hay chính bạn mới là người đang làm công việc cứu đảng đấy? Nghi lắm, ông bạn Phó Thường Dân ơi…

    • Lưu vong says:

      Người Lưu Vong.
      Ô ng PTD viết :“Vết thương đã lành chỉ là cần chửa trị về tinh thần là một lời xin lổi của BTC mà Huy Đức không dám viết lên vì ông ta đang thi hành công tác ngoại vận.” xin hỏi ông trách tác giả cuốn sách “ Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là không đề cập tới chuyện “xin lổi” bên thua cuộc là xin lổi về chuyện gì ?

    • Trường Giang HN says:

      Ông Phó Thường Dân ơi

      Huy Đức sinh 1962, gốc người Hà Tĩnh, có tên khai sinh là Trương Huy San.

      Ngày 30.4.1975 Huy Đức chưa là một bộ đội trong đoàn quân xâm lăng Nam Việt Nam (VNCH) nên không có cơ hội mang về “chiến lợi phẩm”, và lúc ấy HĐ còn quá trẻ (13) nên chưa có vợ con.
      HĐ tham gia quân đội trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam Khmer đỏ và ở Campuchia hơn 3 năm.

  10. nguoivehuu says:

    Có những suy nghĩ như thế này:

    https://anhbasam.wordpress.com/2013/01/04/vai-suy-nghi-ve-ben-thang-cuoc-cua-huy-duc/
    https://www.facebook.com/dongphung.viet.5/posts/129869700509295?notif_t=close_friend_activity

    Cá nhân tôi nghĩ, những suy nghĩ này, dù trong hay ngoài nước, đều trân quý. Dân chủ cho Việt nam, nếu có đến, chắc chắn đến từ những con người với những suy nghĩ nhân bản như thế này….

    nguoivehuu

    • Lâm Vũ says:

      Cám ơn bác Hưu đã chỉ dẫn hai bài viết đáng đọc. Tôi có nhận xét như sau:
      - với tư cách một nhà “trí thức” đã từng làm chủ bút một tờ báo lớn, bài của Vũ Ánh rất bình thường, chưa kể còn mắc phải một vài lỗi lớn (tôi đã dẫn ra trong ý kiến ở dưới bài, trên trang nhà anhbasam)
      - bài thứ nhì khá hơn nhiều. Tác giả Đồng Phụng Việt có lẽ chính là ông Đinh Đồng Phụng Việt, 44 tuổi, giáo sư ngành Luật tại Đại học Georgetown (Washington DC, Hoa Kỳ) và từng là Thứ trưởng bộ Tư Pháp Hoa Kỳ (thời TT G.W.Bush).

      Tôi cũng có thể nói thêm: người trong nước dễ có cảm tưởng là đa số người Việt hải ngoại ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan… tựu trung là “thiếu trí tuệ”. như sự thực theo tôi có lẽ ngược lại. Đó chỉ là thiểu số to mồm (thùng rỗng lúc nào cũng kêu to… inh tai nhức óc!).

    • Vân Nam says:

      Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đọc sách, nhưng mỗi người “lồng” ý cuả mình vào, để giải thích cuốn sách theo ý muốn, hoặc xây dựng một dự phóng…bác không là một ngoại lệ. Có lẽ sẽ có nhiều người như bác đang rắp tâm trao cho cuốn sách một “nhiệm vụ” bất khả, “dân chủ cho VN”! Có điều nếu chỉ căn cứ vào những gì được viết ra thì, blogger ĐPV chắc chắn sẽ rất cô đơn, cô đơn dài lâu! Anh ấy rất cần những người như bác nguoivehuu!

    • Trung Kiên says:

      Cám ơn bác Hưu đã đưa link hướng dẫn.
      Bài viết rất hay và đáng cho chúng ta suy nghĩ.

      Năm Mới kính chúc Bác và gia đình: Sức khoẻ, hạnh phúc và nhiều may mắn…

      • nguoivehuu says:

        @ Cám ơn anh Trung Kiên, cũng xin thành tâm chúc anh và Gia quyến một năm mới 2013 mọi sự như ý.

        @ Anh Lâm Vũ: tôi hơi ngạc nhiên vì trong comment này hay comment với anh Toàn (nhất là comment của anh Toàn) thấy chúng tôi không hề có ý “là đa số người Việt hải ngoại ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan… tựu trung là “thiếu trí tuệ”. Hăng tiết vịt như tôi có thể ….được (!) hiểu lầm (vâng, chắc chắn là hiểu lầm), còn với anh Toàn cớ sao cũng bị y chang?

        @ Bác Vân Nam: Tôi đọc HĐ và ĐPV, thấy họ là hai người gần như sêm sêm tuổi đời. ĐPV hiểu được sự trăn trở và thay đổi nhận thức của HĐ và bản thân ĐPV cũng cho thấy những thay đổi trong suy nghĩ của mình. Đó là những người cầu thị.

        Chưa cần nói tới suy nghĩ của họ, HĐ hay ĐPV, (tức nội dung họ viết) là đúng hay chưa đúng, nhưng những con người biết cầu thị ấy, chẳng dấu gì bác, tôi thật sự hy vọng ở họ cho một VN khác, và không cho đó là mission impossible. Nói vậy để bác biết rằng, họ, con người họ, lối suy nghĩ của họ mới là nơi tôi muốn “trao gửi” chứ không phải “cuốn sách” hay bài viết nào cả. Những điều HĐ viết, có những phần anh ấy phải đi phỏng vấn, phải hỏi lại người xưa (bởi tuổi anh ấy còn trẻ), chứ tôi thì hầu hết các sự kiện (đề cập trong sách) không cần phải hỏi ai. Tự tôi biết đánh giá nội dung sách rồi. Những người trẻ ấy phải luôn là những hy vọng, hổng lẽ (lại) hy vọng tương lai sáng sủa vào đám người sắp xuống lỗ như chúng mình hà bác? etc.

        Một lần nữa xin chúc bác Vân Nam, anh Lâm Vũ, Trung Kiên và mọi thành viên DCV cả trên dot info và dot net một năm mới 2013 An Khang, Thịnh Vượng, tràn đầy Sức khỏe và mọi việc như ý.

        Thân mến
        nguoivehuu

      • Lâm Vũ says:

        Bác Hưu mến,
        Tô cũng không giải thích nổi tai sao lần này tôi lại nổi xung như thế?! Có lẽ đến lúc phải xả xú-bắp một chút, không thì đầu nổ tung mất. Gần đây có ít nhất hai chuyện gián tiếp làm tôi nổi xùng. Thứ nhất là cuốn sách của anh HĐ. (Sự thể là tôi “bênh” cuốn sách và bị đám bạn “bè” thuộc loại “ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan” mắng mỏ là “chưa mở mắt”, vì theo họ HĐ… điệp viên CS! Trước sự ngu xuẩn đó, tôi chẳng còn biết nói gì cả., vì không nỡ bảo “chúng mày ngu như… con cầy!”. Tức là ở chỗ đó!). Chuyện thứ hai, là chuyện LCĐ bị bắt. Cũng không liên quan trực tiếp tới tôi, nhưng cái làm tôi bực là HN đánh giá sai LCĐ và nhất là đánh giá sai sách lược CS…

        Nhưng tôi chỉ dùng những chữ mạnh với bác Hưu thôi, vì dù sao mình đã đấu (khẩu) cả trăm trận (sic) rồi nên dể thông cảm. Chứ bác PT thì tôi chẳng quen biết, nên chỉ nói… dỗi tí thôi!

        Happy New Year, bác Hưu nhé. Đến tết Ta mình chúc nhau xôm tụ hơn!

      • dân đói says:

        Thưa ông Lâm Vũ
        Trước hết xin nói rõ tôi không có ý kiến về cuốn sách của HĐ, tôi chỉ đọc cuốn sách, đọc hết những ý kiến đứng đắn cả bên bênh lẫn chống để rút ra 1 bài học cho riêng mình. Riêng những lời của ông Lâm Vũ trong ngoặc đơn :
        (Sự thể là tôi “bênh” cuốn sách và bị đám bạn “bè” thuộc loại “ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan” mắng mỏ là “chưa mở mắt”, vì theo họ HĐ… điệp viên CS! Trước sự ngu xuẩn đó, tôi chẳng còn biết nói gì cả., vì không nỡ bảo “chúng mày ngu như… con cầy!”. Tức là ở chỗ đó!). Trong cái “móc” này ông chửi bạn bè ông là “ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan”, rõ ràng ông lên cơn điên chửi như vậy vì họ đi ngược lại quan điểm của ông. Thiết nghĩ, trong 1 cuộc tranh luận, ai luôn luôn cho mình là đúng và buộc người khác phải tuân theo ý của mình mà không có đủ bằng chứng bảo vệ quan điểm của mình, lại còn tức giận chửi rủa người ta “nói mò, nói bà sàm, cực đoan….ngu xuẩn…ngu như cầy”, thì chính kẻ đó đã tự tả chân dung mình.

      • Lâm Vũ says:

        Thưa bác dân đói,
        Nguyên thủy của “còm” trên chỉ để trả lời riêng cho bác nguoivehuu về chuyện “hiểu lầm”, nhưng vô tình lại tạo nên những “hiểu lầm” khác. Bác nhận xét về cá nhận tôi nên tôi xin phép được nói lại cho rõ hơn.

        - Trả lời còm của bác NVH – tôi viết: người trong nước dễ có cảm tưởng là đa số người Việt hải ngoại ăn ốc nói mò, nói bà sàm, cực đoan… tựu trung là “thiếu trí tuệ”. như sự thực theo tôi có lẽ ngược lại.

        Tôi nói tưởng đã quá rõ ràng, cũng không liên hệ mấy đến cuốn sách, mà chủ ý nhắm vào mọi hiểu lầm nếu có giữa người Việt trong và ngoài nước. Những hình dung từ tôi dùng không có ý nghĩa gì hơn là để kích thích người đối thoại.

        - Về chuyện liên quan tới những ngưòi bạn, tôi công nhận là tù mù khó hiểu. Chẵng hạn, “chúng mày ngu như… con cầy!” là một cách nói quen thuộc giữa bạn bè thời nhỏ, khi “choảng nhau bằng mồm”, chứ không hề có ý nghĩa mạ lỵ, hẳn bác cũng biết? Tuy nhiền, nếu tôi giải nghĩa bây giờ thỉ chỉ mang tiếng là nói rồi nuốt lời, nên cứ để bác hiểu sao thì hiểu.

        Sau cùng, tôi có cảm tưởng bác tự hài lòng với thái độ “đọc để rút ra 1 bài học cho riêng mình”. Đó là quyền của bác và tôi nghĩ có nhiều người cũng đang làm như bác. Có điều, bác cũng đang làm việc đánh giá người chọn một thái độ khác đó chăng?

        LV

      • dân đói says:

        Thưa Lâm Vũ, nếu vậy tôi đã sai, xin thành thật xin lỗi. Tôi từng dậy các con tôi sống làm sao tiết kiệm càng nhiều càng tốt 2 chữ “xin lỗi”, thế mà bây giờ chính tôi lại phải dùng nó, nói thế để bác hiểu lòng thành của tôi, chứ hoàn toàn không do tiêm nhiễm lối “văn hóa sửa sai” của đảng ta. Ngoài ra, tôi cũng cám ơn 1 bài học nhẹ nhàng từ bác hôm nay. Trân trọng.

      • Lâm Vũ says:

        Thưa bác DĐ,
        Mọi sư đều do hiểu lầm chứ thật sự bác không có lỗi gì cả. Chưa kể, có thể không chỉ ở riêng bác mới hiểu lầm ý của tôi và như vậy bác đã cho tôi cơ hội để trình bày rõ hơn cho mọi người.

        Tôi cũng muốn cám ơn bác đã mang lại cho tôi nhiều tin tưởng hơn vào khả năng đối thoại và cảm thông với nhau, mà lắm lúc tôi có cảm tưởng là ít còn nơi người Việt.

        Trân trọng

Leave a Reply to Phó Thường Dân