Bàn về cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức
Tôi mới đọc hết cuốn một, Giải Phóng, rất dầy trên internet. Tác giả viết công phu, sưu tầm được nhiều dữ kiện, phỏng vấn các nhà lãnh đạo Công sản Việt Nam, các tướng lãnh quân đội nhân dân, các nhà “cách mạng lão thành”. Về phía Việt Nam Cộng Hòa, tác giả phỏng vấn các ông cựu chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, dân biểu Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Đức.. phần nhiều những người còn ở trong nước.
Nhìn tổng quát
Cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975, một khúc quành bi thảm của lịch sử miền nam nước Việt. Đối với người miền nam tác giả đã làm sống lại một phần trang sử đen tối nhất của đất nước hiền hòa này mà họ đã trải qua gần bốn mươi năm trước. Trên thực tế người ta chỉ muốn quên đi, ít người muốn nhắc lại giai đoạn đầy máu và nước mắt này.
Cuốn đầu nói về tình hình Việt Nam từ sau ngày 30/4/1975 cho tới 1993 khi quân đội CS Việt nam rút hết khỏi Cam bốt. Bên Thắng Cuộc hiện được nhiều người nói tới, kẻ khen cũng nhiều người chê cũng lắm. Bề ngoài đồ sộ, hành văn nghiêm túc nhưng nói chung toàn bộ cuốn sách cũng không khám phá và thể hiện được những sự kiện mới lạ như nhiều người mong đợi, nhất là đối với người hải ngoại, có chăng là đối với ngưởi trong nước vì cuốn sách không được phổ biến tại Việt Nam.
Chúng ta đều biết những cuộc phỏng vấn các nhà lãnh đạo CS không thể lấy được những dữ kiện bí mật hoặc sự thật lịch sử, chính trị. CS Nga đã sụp đổ từ hai chục năm qua nhưng nhiều bí mật từ thời Lenine, Staline cho tới nay mới chỉ được bạch hóa một phần nào. Cuộc đại tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay trừng trị nước chư hầu Ukraine năm 1933 khiến cho bẩy triệu người chết đói thê thảm. Thế mà trang sử ghê tởm này đã được Staline dấu kín, che mắt cả thế giới suốt 70 năm mà người ta gọi là The forgotten Holocaust.
Nhiều người nói Bên Thắng Cuộc là một cuốn sách tuyên truyền, tôi không nghĩ vậy vì nay tuyên truyền coi như vứt đi, người ta đã biết tỏng ra rồi. Nó cũng không phải viết ra để phơi bầy những sự thật tại Việt Nam từ ngày 30/4/75 cho tới 1993 vì tại xứ không có tự do, con người dù là một ông đứng đầu nước không thể muốn nói gì thì nói.
Nhiều người nói đây là cuốn lịch sử Việt Nam từ 30/4/75 cho tới 1993, tôi nghĩ nó không phải là một cuốn sử vì nó ôm đồm quá nhiều lãnh vực. Cho tới nay có nhiều cách viết sử: Biên niên ký như Sử Ký của Tư Mã Thiên, thế kỷ I trước Tây Lịch hoặc Việt Nam sử lược của Trần trọng Kim, ngoài ra còn có tiểu thuyết Lịch sử như Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Và Hòa Bình… Ngày nay người ta có thể diễn tả lịch sử bằng phim ảnh như Vietnam, a Television History hoặc viết sử bằng lối kể chuyện lịch sử nhưng nội dung chỉ để tả những biến cố chính trị mà thôi. Trở lại cuốn Bên Thắng Cuộc vì nó chứa đựng rất nhiều lãnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, chiến tranh, tài chính, vượt biên, đổi tiền..… trăm thứ bà rằn nên khó có thể gọi là một cuốn sử.
Mặc dù có chia chương mục nhưng Bên Thắng Cuộc cũng không thể là một cuốn sách khảo cứu vì không hội đủ điều kiện, rườm rà thiếu phương pháp khoa học như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, nguyên nhân hậu quả… Vả lại một cuốn sách khảo cứu chỉ bàn về một chủ đề không ôm đồm nhiều vấn đề như vậy, chính tác giả cũng không xác nhận nó là cuốn sử hay biên khảo. Nó cũng không phải là cuốn hồi ký, tự sự vì tác giả chỉ tham khảo tài liệu, dựa vào các cuộc phỏng vấn để viết ra.
Thật không biết xếp nó vào loại sách gì, nhưng ta cứ coi nó là một cuốn sách ghi chép nhiều lãnh vực của nước Việt nam từ ngày 30/4/1975 cho tới năm 1993.
Trước hết tôi xin nói tổng quát về cuốn sách: gồm hai phần, 11 chương, phần I Miền Nam , Phần II Thời Lê Duẫn. Về tên sách, tác giả dùng chữ “thắng cuộc” thay vì “thắng trận” như muốn nói đây là một cuộc chơi hơn là một cuộc chiến. Trong lời mở đầu tác giả nói cuốn sách bắt đầu từ ngày 30/4/1975 ngày mà nhiều người tin là miền Bắc giải phóng miền nam, nhưng cũng có nhiều người nhìn lại suốt hơn ba mươi năm giật mình cho là bên được giải phóng lại chính là miền Bắc và tác giả nói hãy để cho các nhà chính trị, xã hội học.. nghiên cứu, ông chỉ kể lại diễn tiến lịch sử.
Tại chương 9 Xé rào đề cập tới những thất bại kinh tế như bù giá vào lương, mậu dịch quốc doanh… và kết luận kế hoạch làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa thất bại và cuộc chiến “được coi là giải phóng miền nam” đã nối nền kinh tế bị nhốt kín suốt hai mươi năm của miền Bắc với nền kinh tế thị trường của miền nam.
“Cuộc “Bắc tiến” ngoạn mục của những chiếc quạt bàn, tủ lạnh, xe máy Honda đã phần nào giải phóng tư duy cho chính những người đã lãnh đạo chiến tranh”
(Trang 311)
Tác giả kết luận “ai thắng ai”. Khi mới vào sách tác giả cho thấy miền Bắc thắng về quân sự và gần cuối cho thấy miền Nam thắng về kinh tế, ai giải phóng ai? Như thế chẳng khác nào nói trong trận đấu, trong cuộc chơi này hai bên huề nhau theo tỷ số 1-1 chứ không phải 1-0 như người ta thường nghĩ. Tác giả tránh né không muốn mất lòng bên nào.
Hành văn cũng có chỗ ly kỳ như trong Tây Hán chí, Đông Chu Liệt Quốc nhưng nhiều chỗ dài dòng không cần thiết đoạn nói về tiểu sử Pol Pot, Sihanouk vì nó không liên quan tới Việt Nam. Tác giả có vẻ khách quan nhưng tựu chung nó chỉ là một sự khách quan nhiều thiếu sót, chỉ nói lên được phần nào sự thật nhất là khi nói về miền Nam VN có thể do thiếu thông tin tài liệu, hoặc vì tránh né.
Tuy nói là chỉ kể lại diễn tiến nhưng tôi thấy ông không nói hết sự thật, hoặc không thể nói được vì còn đang ở trong nước. Trang 350 Đại hội 6 Trung ương Đảng CSVN tháng 12/1986 ba ông Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng, Trường Chinh xin rút tên không ra ứng cử kỳ này, tác giả chỉ nói sơ xài mà tránh né những chi tiết cần nói. Hơn một năm trước đó ông Gorbachev lên làm Tổng bí thư CS Liên xô từ 11/3/85 đã thực hiện đổi mới, chẳng lẽ đảng CSVN đổi mới mà không liên hệ gì tới biến cố lớn lao này của Nga hay sao?
Khoảng hai năm sau khi VN đổi mới (1988, 89), tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty tư doanh nhỏ, họ tuyển chuyên gia, một ông giám đốc đã về hưu đến nạp đơn. Hôm ấy ông cán bộ này có ngồi lại tâm sự với tôi về đổi mới và cho biết lý thuyết kinh tế Marx nay không còn hợp thời. Liên xô đã đổi mới, ông Gorbachev cử một ủy viên sang VN làm đảo chính nhưng “không cho đổ máu”(nguyên văn). Hẳn ai cũng biết nếu không có bàn tay lông lá của ông anh cả Liên xô thì Trường Chinh, Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng dễ gì mà từ bỏ quyền lực như vậy.
Các chương mục
Tôi xin đi vào các chương mục, vì cuốn sách quá dài, bài viết chỉ có giới hạn nên chỉ bàn về một số điểm cần nói. Tôi cũng xin đóng góp thêm một số ý kiến với tác giả nhất là phần nói về miền Nam VN vì tôi đã là người dân miền nam trước đây.
Tác giả mở đầu bằng Phần 1 Miền Nam, Ba mươi tháng tư, tiến quân từ bưng biền về giải phóng Sài gòn, những dữ kiện quân sự ở đây dựa vào tài liệu “Cách mạng”, nói chung không có gì mới. Sau ngày 30/4/1975 báo Sài Gòn Giải Phóng đã đăng cả năm trời những diễn tiến này từ tháng 3 cho tới cuối tháng 4/1975 do các Tướng Tá cách mạng kể lại, Tướng Văn Tiến Dũng, Đại tá Dương đình Lập, Thượng tá Trần cao Minh, Trung tá Đinh văn Thiên.. cũng đã viết lại trong các cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, Cuộc Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn…
Tác giả có viết sai vài chi tiết nhỏ như trang 22 nói sân bay Lộ Tẻ (Cần Thơ) thực ra là Trà Nóc, trang 21 nói ngày 21/4/1975 ông Thiệu triệu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vào thông báo ông từ chức, thực ra ông Khiêm đã từ chức Thủ tướng trước đó một tuần (hôm 14/4)
Đó là cái nhìn cuộc chiến từ phía kẻ thắng, tôi xin vắn tắt kể thêm cái nhìn từ phía người thua cuộc để biết tại sao ai thắng ai: Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ bắt đầu từ ngày 19/12/1946 tại Hà nội và chấm dứt ngày 30/4/75 tại Sài Gòn. Cách mạng đã theo đúng rập khuôn những lý thuyết quân sự Lenine như trong cuốn “Nguyên Lý Căn Bản Của Chủ Nghĩa Lénine” (do Staline viết, tôi đã đọc 1976)
Về quân sự Lenine đưa ra những nguyên tắc chính:
a- Con đường đã vạch ra là phải đi đến cùng.
b- Chủ động tấn công tiêu diệt địch.
c- Phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa.
d- Đã đánh là phải thắng bằng được, địch một thì ta năm, địch hai thì ta mười
Cuộc chiến tránh Đông Dương lần thứ nhất hay tám năm khói lửa giữa Pháp-Mỹ và Việt minh -Trung Cộng tới 1954 chấm dứt. Trước đó hơn một năm, chính phủ Pháp chỉ muốn rút chân ra khỏi Đông Dương, (Henry Navarre, Agonie de l’Indochine trang 71), người ta quá chán cuộc chiến khi mà kẻ thù sẵn sàng lấy xác chết đổi chiến thắng. Từ 1955, 56 người Mỹ lại đi vào vết xe đổ của người Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-75) và rồi cũng phải tìm đường ra từ đầu thập niên 70, cả người Pháp và Mỹ phải chịu thua chiến lược “chén sành chơi chén kiểu” của “Cách mạng” trong khi Mỹ, Pháp quí trọng sinh mạng con người như vàng.
Trước khi ký Hiệp định Paris hai tháng Nixon viện trợ ồ ạt cho miền nam hơn 200 máy bay chiến đấu, 346 trực thăng đủ các loại , ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp (Nixon, No More Vietnam 170, 171) Miền Bắc bị thiệt hại nặng trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972 (mất 100 ngàn quân, 700 chiến xa) và các căn cứ quân sự tại BV bị B-52 đánh phá tan nát trong trận oanh tạc cuối năm 1972. Sau khi ký Hiệp định Paris miền nam mạnh hơn miền Bắc nhiều nhưng không được phép đánh ra Bắc, người Mỹ chỉ giúp miền nam tự vệ.
Từ 1973 miền Nam bị Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ mỗi năm 50% (Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471), từ tháng 4/1974 hỏa lực giảm 70%, tháng 2/1975 đạn trong kho chỉ chỉ còn đủ đánh 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh 2 tuần (Cao văn Viên Những ngày cuối VNCH trang 92).
Miền Bắc vẫn được CS quốc tế viện trợ dồi dào, hai giai đoạn 1969-72 và 1973-75 vẫn được viện trợ khoảng 660 ngàn tấn vũ khí, đạn dược (BBCvietnamese.com 10/5/2006), viện trợ của Nga cho BV từ tháng 12/1974 đã tăng gấp 4 lần (Years of Renewal trang 481) và cuối cùng cuộc chiến đã kết thúc ngày 30/4/1975.
Miền nam thua vì “hết đạn”, đơn giản vậy thôi.
Gọi là cuộc chiến tranh giải phóng cho vui thôi chứ kỳ thật chỉ là cuộc chiến tranh xâm lược, khó mà phủ nhận được.
Nay Huy Đức coi như Bùi văn Tùng là người tiếp thu dinh Độc lập, tin tức do “Cách mạng” đưa ra không thống nhất về việc này, sau 30/4/1975 báo Sài gòn Giải Phóng nói người tiếp thu là một Đạị tá Cách mạng, một năm sau tờ báo này còn đăng hình Đại tá đó. Chuyện xe tăng vào dinh Độc lập từ 1975 đến nay có nhiều thông tin hoàn toàn khác nhau. Năm 1976 có một bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng nói đạo quân và chiến xa từ Long An vào chiếm dinh Độc lập trước nhất, họ đăng hình những xe lội nước PT-76 ở trong sân dinh, nay thì có nhiều tin khác nhau về chuyện này.
Năm 1981 Đại Tá Bùi Tín lúc còn tại chức đã trả lời phỏng vấn một ký giả Pháp ở Hà Nội, ông cho biết chính ông đã đại diện “cách mạng” tiêp thu dinh, sự kiện được xác nhận trong video clip (xin vào link http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY hay vào www.youtube.com đánh bằng tiếng việt Phong van Bui tin 1981). “Cách mạng” đã chính thức xác nhận như thế, từ đó các sách Mỹ về chiến tranh VN đều nói Bùi Tín tiếp thu dinh Độc lập nhưng từ đầu thập niên 90 khi Bùi Tín bỏ đảng (tức “bảng đỏ”) thì Cách mạng gạt bỏ Bùi Tín ra. Sau đó nhiều tin khác nhau về chuyện này, ký giả Nguyễn trần Thiết cho rằng Cao đăng Chiếm là đại diện Cách mạng tại dinh Độc lập trưa 30/4/1975, một ký giả khác nói Đại tá Nam Long. Năm 2005 một tờ báo tại Hà Nội (Thanh Niên?) mở cuộc phỏng vấn để tìm ra người tiếp thu dinh Độc Lập và đã công nhận ông Bùi văn Tùng trong vài trò này, những chuyện vừa kể người miền nam ít ai quan tâm.
Tác giả ghi lời kể của trung úy Bùi quang Thận, anh ta nhẩy từ xe tăng xuống cầm cờ giải phóng chạy vội vào cửa dinh Độc lập đâm sầm vào cửa kính lớn và ngã bò xuống đất, tác giả nói từ thuở bé anh này chưa hề biết có tấm kính lớn như vậy. Khi Đại tá Chánh văn phòng VNCH mời Thận vào thang máy để lên nóc dinh treo cờ thì anh không chịu vào, sợ bị nhốt luôn trong đó vì anh chưa bao giờ biết thang máy là cái gì. Đọc đến đây tôi không khỏi thấy xót xa trong lòng, một sĩ quan “quân đội nhân dân anh hùng” chưa hề thấy một tấm kính lớn và cái thang máy bao giờ trong khi tại Sài Gòn từ 1961(thời ông Diệm) rạp Rex đã có thang máy, từ giữa thập 60 nhiều building Sài Gòn đã có thang máy, như thế ta thử tưởng tượng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975 lạc hậu và khốn khổ như thế nào? Năm 1978 một người bạn tù nói với anh em: nếu được tha về tôi sẽ ra Bắc chơi, cứ nghe nói nó lạc hậu, mình ra xem nó lạc hậu đến cỡ nào!
Chương 2. Cải tạo. Tôi xin góp ý thêm về chuyện cải tạo, chẳng qua nó chỉ lả sự áp dụng rập khuôn theo lý thuyết Lenine từng chữ một. Khi CS chiếm xong Sài gòn, họ thành lập “Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn Gia định” (UBQQ) do Thượng tướng Trần văn Trà làm chủ tịch, Ủy ban QQ có nghĩa là quân đội tạm thời cai trị chờ khi có chính quyền dân sự. Khoảng hơn một tháng sau ngày 30/4 (chứ không phải ngày 5/5 như tác giả viết) UBQQ đăng thông cáo của Trân văn Trà yêu cầu những đối tượng sau đây đi trình diện cải tạo: Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long và một vài trường khác (quên tên), mang theo quần áo, lương thực.. đủ dùng trong một tháng, đây chỉ là một sự đánh lừa xảo trá.
Sau đó các sĩ quan VNCH (thiếu úy trở lên) cũng có thông cáo ra trình diện, các địa phương cũng bắt sĩ quan, công chức có chức vụ chỉ huy, viên chức xã ấp đi học tập cải tạo. Toàn bộ số người trình diện hay bị bắt được ước lượng 100 ngàn dựa theo số sĩ quan VNCH (có khoảng 90 ngàn sĩ quan VNCH và sĩ quan cảnh sát).
Sau đó họ cho xe chở hàng ngàn người lên làng cô nhi Long thành, lập lên trường học tập cải tạo do Ban lãnh đạo nhà trường quản lý. Tại đây gồm 4 khối: công chức (trung cấp và cao cấp) đông nhất; sĩ quan cảnh sát, đảng phái, nhân viên tình báo, tổng cộng trên ba ngàn người (3,000). Thời gian từ tháng 6 cho tới gần Tết (khoảng tháng1/1976) đối xử dễ chịu, cho gửi quà, tiền, có cantin bán hàng, không phải lao động, chỉ nhổ cỏ làm việc nhẹ, họ bắt đầu thanh lọc, bắt học viên kê khai quá trình.. Gần Tết họ thả về rất đông khoảng trên 500 người, đa số có thân nhân làm cán bộ bảo lãnh, những người chuyên môn, và những người lo lót, hiến vàng cho nhà nước (thực ra vào túi riêng cán bộ). Ủy ban quân quản ăn hối lộ thả nhiều nên Bộ nội vụ tại trung ương vội vã gom tù lại, những ai được về coi như thoát, ai kẹt lại lãnh đủ. Nhiều người cấp lớn (phụ tá bộ trưởng, phó tổng thư ký, tổng giám đốc.. được về rất sớm, sau này mới biết, họ được người môi giới đút tiền, vàng cho cán bộ trong UBQQ.
Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm… do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo… chừng hơn một năm thì chuyển tù ra Bắc gần hết chỉ giữ lại hơn 200 người (từ giám đốc trở xuống) để lo nhà bếp, họ đưa hàng mấy nghìn tù hình sự ở Bùi Gia Mập về từ đó chỉ thả rất ít, sau ba năm lại tự động tăng án.
Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi vả lại miền nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức.. nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm. Năm 1980, 81 (khoảng 5, hay 6 năm sau 30/4/75) họ thả về rất nhiều, chỉ còn lại khoảng chưa tới 20%, những người kém may mắn có thể lên tới 10, 13, 15 năm
Việc tập trung cải tạo không phải do quyết định của ông Trần văn Trà, ông Võ văn Kiệt hay Cao đăng Chiếm… mà là sự áp dụng máy móc những nguyên lý căn bản của Lenine. Trong một số sách của Lenine mà tôi được đọc sau 1975 như bộ Lenine tuyển tập (in tại Nga khoảng 800 trang), Làm gì.. có viết rất rõ về chính sách tập trung giam giữ: Lenine nói chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó: muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về
Ngoài ra trong bộ Lenine tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng CS (manifeste du parti communiste) có nói về Vô sản lưu manh (proletaire en haillons) như sau: Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ.
Như đã nói trên, khoảng cuối 1976, họ đưa hơn ba nghìn (3,000) tù hình sự từ Bùi Gia Mập (Phước Long) về trại Long Thành, đa số từ 16 tuổi cho tới trên 20 gồm những tên có tiền án, trộm cắp, vô gia cư, hoặc gia đình gửi đi cải tạo. Tại Bùi Gia Mập bọn tù hình sự này bị đối xử dã man, đánh đập tàn nhẫn, cho ăn đói khát, không có thăm nuôi, số tù hình sự chết như rạ vì bệnh tật, đói khát nên họ mới chuyển về Long Thành, tuy nhiên tại đây ngày nào cũng có nhiều người chết vì bệnh cũ. Trước đây tại miền nam VN nhiều người nghèo đói tưởng mình là vô sản, là con ruột của Cách mạng, lầm chết, thực ra kẻ thù của chế độ. Vô sản chân chính được định nghĩa là những người công nhân sản xuất ra của cải vật chất chứ không phải là bọn khố rách áo ôm.
Việc giam giữ tù chính trị có hai mục đích chính: giữ an ninh và trả thù, nhiều nhà kiệt quệ vì nuôi tù, ngoài ra Sở công an Thành phố còn khuyến khích cán bộ tán tỉnh lấy vợ tù cải tạo để gia đình họ tan nát không còn ý chí chống phá cách mạng. Mục đích nữa là để lấy nhà của các phạm nhân. Các nhà lớn đều bị “Cách mạng” lấy ngay sau khi vào Sài Gòn không cần lý do, nhà của tù chính trị, sĩ quan cải tạo chỉ được để ở, khi chết hay đi nước ngoài sẽ phải trao lại cho cách mạng. Nhiều người muốn ở lâu dài phải mua lại chính căn nhà mình đang ở.
Trang 68 tác giả nói sai:
“Cuối thập niên 1970 ngay cả người Sài Gòn cũng không mấy khi có gạo trắng cá tươi, cơm tù không thể nào tránh được các thiu, gạo hẩm”
Thập niên 1970 chuyện cơm trắng cá tươi đối với người miền nam chỉ là chuyện nhỏ, nhà nào chẳng có. Làm gì có cơm tù? chỉ có vài củ khoai lang, củ sắn, nửa bát boo, cả tuần may ra có được một bát cơm trắng”
Chương 3. Đánh tư sản, đổi tiền, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, kinh tế mới.. chương này liên quan đến kinh tế, trước hết tôi xin nói sơ về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới có hai nền kinh tế chính: kinh tế tự do (Anh, Pháp, Mỹ…) và kinh tế chỉ huy như (Liên Xô, Trung Cộng…) Lý thuyết kinh tế Mác xít cho rằng kinh tế tư bản đưa tới khủng hoảng vì sản xuất do tư nhân không có kế hoạch, không ước lượng nhu cầu thị trường nên sản xuất thặng dư quá nhiều. Marx chủ trương phải đưa vào kế hoạch, tập thể làm chủ. Nhà nước quản lý nền kinh tế và qui hoạch nhu cầu nên sản xuất sẽ không bị dư thừa đưa tới khủng hoảng, đó là cơ bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên nguyên tắc chỉ những nước tư bản có sẵn nền công nghiệp mới tiến lên xã hội chủ nghĩa được. Sau khi Cách mạng đã làm chủ đất nước, sản xuất cá thể của chế độ cũ sẽ được thay bằng sản xuất tập thể để tiến lên “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa”. Sản xuất tập thể sẽ không những tránh được khủng hoảng mà còn khiến cho của cải vật chất gia tăng thật nhanh, giai đoạn này gọi là xã hội chủ nghĩa, làm theo khả năng hưởng theo lao động, có bất công vì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.
Sản xuất tập thể khiến xã hội đạt được sản lượng lớn mà hàng hóa ê hề, tràn đầy, khi ấy không cần quyền tư hữu vì TV, quần áo, xe hơi, lúa gạo, thực phẩm đầy kho muốn xài bao nhiêu cũng được, muốn ăn bao nhiêu cũng có, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Giai đoạn này gọi là Cộng sản văn minh, không còn bất công, khi ấy không những không cần quyền tư hữu mà sẽ không còn biên giới quốc gia, thế giới tiến tới Đại đồng đó gọi là Thiên đường Cộng Sản. Trên thực tế chỉ có những thằng điên mới tin được cái lý thuyết này.
Như đã nói ở trên muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa phải trải qua thời kỳ tư bản. Việt Nam Trung Hoa là những nước nông nghiệp, nông vi bản chưa đủ điều kiện để áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không đủ điều kiện để theo một cái lý thuyết kinh tế thổ tả thì có nhục hay không?
Trở lại miền nam VN, sau khi đã đổ bao nhiêu xương máu trong cuộc chiến này Cách mạng không chấp nhận đường lối “làm ăn cá thể” mà mà phải “tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa” do đó có đánh tư sản, cải tạo cộng thương nghiệp tư doanh. Kỳ thực nói nghe cho văn vẻ nhưng chỉ là để lấy nhà, cướp đoạt tài sản nhân dân, thực hiện bần cùng hóa nhân dân. Trí Dân hiện ở Tiệp Khắc, xưa là bộ đội đã tham gia chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử, sau khi giải phóng miền nam ông hoàn toàn thất vọng vì đã bị Đảng lừa gạt, Sài Gòn quá văn minh. Dương thu Hương khi vào tới Sài gòn đã khóc và nói đây là một cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhât của lịch sử, xứ mọi rợ đánh chiếm một xứ văn minh.
Trí Dân góp ý trên diễn đàn cho biết sở dĩ Đảng phải thực hiện bần cùng hóa nhân dân làm cho miền nam tiêu điều như miền bắc để người miền bắc khỏi thất vọng khi thấy cảnh văn minh sung túc của miền nam được giải phóng. Ta thấy chính sách Cách mạng phản văn minh, phản tiến bộ là nhường nào. Những năm 1978, 79 đài BBC thường nói mặc dù bị đánh tư sản nhiều lần nhưng nay mức sống của miền Nam vẫn còn quá cao so với miền Bắc, Hà nội vẫn cố gắng hạ thấp đời sống của miền Nam xuống cho bằng miền Bắc.
Đổi tiền là cách cướp cạn hợp trắng trợn của Cách mạng đã được tác giả nhìn nhận :
“Người dân miền nam từng nghe những “luận điệu” như Việt Cộng về thì sẽ lấy kìm rút móng những ai còn sơn móng, bắt đàn bà con gái lấy thương binh. Ít ai lường được sẽ có những mũi kìm êm ái hơn như… đổi tiền”
(trang 85)
Cải tạo công thương nghiệp, ép buộc dân đi kinh tế mới trước hết là để chiếm nhà, sau 30/4 Cách mạng cũng giải phóng luôn nhiều căn hộ thành phố để lấy nhà cho những người có công với cách mạng. Cán bộ lớn ở nhà lớn, cán bộ nhỏ thì nhà nhỏ, hiện nay nhà cửa tại Sài gòn đã đổi chủ gần hết, người cũ nay còn đâu?
Chính sách kinh tế mới chỉ là sự lường gạt, đưa hàng trăm nghìn người lên những vùng đồi núi khô cằn như sỏi đá, không có một tí kế hoạch nào khác hẳn chính sách dinh điền dưới thời ông Diệm 1955, 56… đã biến đất hoang thành những khu trù mật. Mấy năm sau 30/4 hàng ngàn, vạn người đi kinh tế mới trở về thành phố trắng tay, mất hết cơ ngơi, tài sản, vô gia cư, lang thang đầu đường xó chợ. Chính sách cải tạo công thương nghiệp, cải tạo kinh tế miền nam thất bại hoàn toàn vì không thể đem áp dụng một lý thuyết kinh tế bán khai, mọi rợ vào một xã hội văn minh sung túc.
Trong phần nói về đánh tư sản, trang 98, 102… tác giả kể lại một giai thoại hay về nhân vật huyền thoại Lý Mỹ, cô học sinh lớp 12 người việt gốc Hoa, gia đình tư sản. Lý Mỹ sớm giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào đoàn thanh niên CS năm 1978 , quá nhiệt tình với Cách mạng cô đã dẫn các đoàn viên về nhà chỉ chỗ cha mẹ mình cất dấu tài sản và được báo chí ca ngợi “Lý Mỹ đã hòa mình trong ngọn lửa triều thời đại ấy”. Khi nhà nước cho người Hoa đi bán chính thưc, Lý Mỹ đã tình nguyện ở lại với Cách mạng, cô được Thành ủy ca ngợi như một thần tượng của đoàn thanh niên CS. Cha mẹ cô vượt biên bị bắt, người ta tịch thu nhà mặc dù cô là nhân vật “điển hình”, thần tượng của đoàn thanh niên CS
“Nó xẩy ra trắng trợn và quá mau lẹ, Lý Mỹ cắn răng đi tìm đồ đạc thì hầu như trong nhà không còn gì quí giá”
(trang 130)
Người ta đã lột sạch…căn nhà cô trước là một cửa hàng bách hóa lớn và sang trọng giờ đây tan hoang… Giai thoại thật hay, chua chát, có lẽ nó là giai thoại ly kỳ nhất của cuốn sách.
Chương 4 Nạn Kiều. Tôi xin góp ý thêm về chính sách cho đi bán chính thức. Sau 1975 chính quyền CSVN và CS Trung Hoa bắt đầu rạn nứt dần đi tới chỗ thù nghịch. Hà nội bắt đầu tìm cách tống cố người Việt gốc Hoa đi để trừ hậu họa và cũng là để cướp nhà, lấy vàng, lấy tài sản của họ. Tại miền nam các tỉnh và Sài Gòn cho tổ chức đi bán chính thức bằng tầu vượt biên. Họ lập danh sách những người Việt gốc Hoa xin đi bán chính thức, mỗi người phải đóng 8 lượng vàng (tức 8 cây), đó là một số tiền rất lớn. Sau 1975 vàng trị giá cao, một lượng có thể nuôi một nhà ba người trong một năm, chỉ những nhà giầu mới đi được, cũng có một số người Việt tham gia nhưng phải khai tên giả (tên Tầu).
Các tỉnh miền Nam Rạch giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng .. là nơi người Hoa đi nhiều, họ đóng nhiều tầu lớn đậu trên các sông để chở khách, tầu có thể chứa hàng trăm người. Vì số người ra đi quá đông, tầu đóng vội vã, gỗ không đủ bảo đảm nên nhiều tầu ra khơi bị lủng, bể chìm chết rất nhiều. Theo lời dân địa phương ở Bạc Liêu kể lại những năm 1977, 78, thời kỳ cho đi bán chính thức dân vượt biên chết như rạ. Thí dụ tại cửa Đại Ngãi, một chiếc tầu bị mắc cồn cát, khi nước lên khiến hàng trăm người chết, xác trôi vào đầy trong bờ, chỉ có một số ít sống sót. Những tầu này bị hải tặc Thái lan bị cướp bóc hãm hiếp dữ dội, hải tặc thích săn tầu vượt biên vì cướp được nhiều vàng.
Một thời gian sau, chính sách cho đi bán chính thức bị bãi bỏ, những tầu đóng sẵn vẫn còn nằm chình ình trên những con sông tại các thành phố Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ. Các tỉnh lấy vàng để tự túc nhưng phần nhiều vào túi cán bộ, đảng viên bất kể sinh mạng của người dân. Có người trước ở Rạch Giá cho biết Nguyễn Tấn Dũng hồi đó là cán bộ cấp lớn tại địa phương này là người đứng ra tổ chức việc cho đi bán chính thức để lấy vàng.
Tác giả nói tổng số nạn nhân lên tới 902 ngươi, có 9 tầu bị nạn tại Đồng Nai, Bến Tre, Sông Bé, Tiền Giang, Long an, Sài Gòn.. nhưng con số người chết trong đợt này cao hơn nhiều, chắc phải hàng mấy nghìn người hoặc hơn thế.
Chương 5. Chiến tranh. Trong trận chiến biên giới Việt Hoa (trang 170), tác giả nói bắt đầu sáng 17/2/79 Tầu đỏ tập trung 450 ngàn quân, chín quân đoàn chủ lực, xử dụng 200 ngàn quân trong ngày tấn công đầu tiên 17/2 . CSVN bị đánh bất ngờ. Không thấy nói lực lượng VN tham chiến là bao nhiêu sư đoàn, bao nhiêu người mà chỉ thấy nói một vài tiểu đoàn. Trận đánh kéo dài khoảng hai tuần lễ cho tới đâu tháng 3, Trung Cộng thiệt hại khoảng 25 ngàn, bị thương 37 ngàn, phí tổn 5,5 tỷ nhân dân tệ, bằng một phần tư ngân sách (22,3 tỷ). VN đánh thắng Trung Cộng với một lực lượng địa phương nhỏ hơn nhiều (không thấy nói ta thiệt hại bao nhiêu). Mấy năm trước tôi có được đọc một số bài của phía Trung Cộng viết, họ nói phía VN bị thiệt hại nặng, xác chết đầy cả ra trên chiến địa trong cuộc chiến này.
Tác giả mô tả trận chiến không mạch lạc và khó hiểu. CSVN với một lực lượng nhỏ có thể đánh bại một đạo quân quá đông lại tinh nhuệ nhưng đánh bại như thê nào? Một trận đánh có hai tuần lễ mà Trung cộng phải tốn một phần tư ngân sách thì thật quá đáng. Tác giả nói VN bị bất ngờ, nhưng tôi nhớ năm 1978, 79 báo Sài Gòn Giải phóng hàng ngày đều đã loan tin Trung quốc tăng cường khiêu khích biên giới như thế không thể nói là không biết trước.
Trong tất cả các cuộc chiến tranh với Thực dân, Mỹ Ngụy, Trung Cộng, trận nào “Cách mạng” cũng thắng lớn cả, từ Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa, trận Điện biên phủ trên không Giáng sinh 1972 … cứ thấy toàn là thắng lợi cả. Thắng trận chẳng hay ho gì, thắng trận mà khiến miền Bắc tan tành, miền Nam tiêu điều, hàng triệu thanh niên miền Bắc mất mạng. Từ ngày CSVN cướp chính quyền 1945 đến 1992 không lúc nào là ngớt chiến tranh, hết chống Thực dân, Đế quốc cuối cùng là cuộc chiến giữa các chế độ CS, nó đã khiến người dân chán ngấy đến tận cổ.
Chương 6 Vượt biên. Xin bổ túc thêm với tác giả vì tôi là người trong cuộc. Sau 1975 miền Bắc thất vọng vì thấy miền nam quá văn minh sung túc so với họ, người miền nam thì tuyệt vọng, không thấy một tia ánh sáng nào. Làm công nhân viên lương chết đói không đủ sống nhưng để khỏi phải đi kinh tế mới. Năm 1980, chúng tôi ở tù về gặp họ hàng, bạn bè chỉ thấy toàn là chuyện thúi ruột, một cô em họ nói: đi thì may ra còn sống được, ở lại rồi cũng chết đói. Một bà mẹ có con vượt biên bị giam mấy năm nay than: Sống thế này thì cũng như chết rồi.
Sở dĩ tôi nói miền nam tuyệt vọng vì không còn đường sống, hoặc chỉ trông vào tiền, quà ở ngoại quốc gửi về hay bán đồ đạc, quí kim ăn dần. Buốn bán thường lỗ vốn, bán một, hai lượng vàng để mở quán, sập ngoài chợ nhưng khi thu lại không mua nổi số vàng đã bán ra vì vàng lên giá nhanh, bởi vậy chẳng thà để vàng bán ăn dần hơn là làm vốn kinh doanh.
Những gia đình liên hệ chính trị, ngụy quân, ngụy quyền bị kỳ thị, con cái rất khó xin việc hoặc vào các trường cao đẳng. Những gia đình liên hệ chế độ cũ bị trả thù, theo dõi nhất là tại các tỉnh địa phương. Những người tìm đường đi vừa vì kinh tế và vì cả chính trị, vả lại người dân đã quen sống tự do, không thích hợp với môi trường của chế độ độc tài. Làm ăn đã khó lại hay bị địa phương nhũng nhiễu, làm tiền. Hối lộ tràn lan, cái gì cũng phải mất tiền.
Tuy nhiên đi vượt biên không phải là chuyện dễ mà vô cùng gian nan, trầy da tróc vẩy. Trước hết phải có vàng , có tiền, chỉ những nhà khá giả giầu có mới đủ điều kiện đi vượt biên, tiền đóng cho tổ chức rẻ nhất một lượng vàng (cây), một số tiền rất lớn. Những chỗ rẻ không bảo đảm, hay bị lừa, thường những chỗ ba hay bốn cây bảo đảm hơn. Có nhiều người xuống vùng ven biển đóng ghe tự tổ chức lấy, có tổ chức mua bãi tức lo lót cho công an địa phương tốn kém hơn nhưng khi lên ghe, tầu dễ hơn, những tổ chức nghèo phải trốn tránh khó khăn.
Công an vừa ăn tiền của tổ chức lại hay gửi người của họ xuống tầu. Chỉ có một số rất ít những người đi một lần đầu thoát ngay, thường là năm ba lần trở lên, có người đi mười lần, mười lăm lần, thậm chí hai mươi lần mới thoát. Có người đi hàng chục lần không thoát, tan gia bại sản vì vượt biên, nhà bị chính quyền tịch thu, lang thang đâu đường xó chợ. Có trường hơp ra khơi bị bắt, bị gió bảo dạt vào bờ. Có nhiều trường hợp bị lừa, lường gạt quá nhiều, tới 70%, cuộc sống gian khổ người ta lại đạp lên đầu nhau mà sống. Số người chết do Liên hiệp quốc ước lượng khoảng từ một trăm ngàn tới vài trăm ngàn nhưng không hoàn toàn chính xác. Nhiều tầu bị gặp bão, hoặc bị hải tặc cướp rồi đâm chìm tầu để phi tang, có khi bị chính quyền các nước kéo ra khơi dã man. Trong số các nước láng giềng thì Thái Lan và Mã lai đối xử với thuyền nhân tồi tệ dã man nhất, Phi luật Tân, Nam Dương nhân đạo hơn.
Ngoài ra phải kể thêm những người chết trong bờ hay ngoài cửa biển vì lằn đạn của du kích, công an biên phòng. Giữa năm 1981, trong một lần vượt biên tại Bạc liêu, vào lúc khuya trời tối mù mịt, chúng tôi ngồi trên chiếc ghe nhỏ chờ tầu thì một chiếc tầu lớn thuộc tổ chức khác chạy ào ào ra cửa biển Đại ngãi. Khi ấy du kích mai phục trên bờ, hàng mấy chục tay súng bắn như mưa vào chiếc tầu gỗ. Sáng hôm sau, chúng tôi bị bắt được biết nhiều người bị bắn chết tối qua, một ghe chở đầy xác chết đi về huyện.
Một ông trưởng ấp tử tế cho chúng tôi biết đi vượt biên rất nguy hiểm, nếu xui gặp tầu công an biên phòng nó cướp vàng và còn bắn chìm tầu bằng đại liên 12 ly 7 để phi tang. Người mình đối với nhau còn dã man như vậy thì còn trách gì Thái Lan, Mã Lai. Nhiều tầu gặp tầu các nước ở hải phận quốc tế nhưng không được vớt vì họ tránh trách nhiệm.
Vượt biên khởi đầu từ 1977, 78 những năm79, 80.. 81, 82 là thời kỳ cao điểm, số người vượt biên bị bắt giam trên toàn quốc có tới hàng mấy chục ngàn, có trại chỉ giam năm bẩy tháng, có trại giam mấy năm như các trại ngoài trung. Trưởng trại ăn hối lộ công khai, ai lo tiền, vàng được về ngay trước mặt mọi người. Các trại vượt biên đa số trấn lột thuyền nhân bị bắt, cướp vàng bạc, tư trang, có khi đánh đập họ tàn nhẫn. Các tỉnh miền nam có vượt biên nhiều nhất là Rạch giá, Cà Mâu, Sóc Trăng, Bặc Liệu.. họ đi sang phía Thái Lan , Nam Dương. Ngoài trung Nha Trang, Đà Nẵng thường sang Phi luật Tân hay Hồng Kông. Thuyền nhân vừa là nạn nhân của hải tặc, chính quyền Thái Lan, Mã Lai và của cả công an, chính quyền địa phương CSVN.
Sau khi CSVN chiếm Cam bốt, có nhiều tổ chức dẫn người đi bằng đường bộ qua biên giới Thái Lan. Những tổ chức này của bộ đội, giá cả tương đương đường biển nhưng có phần gian nguy ghê sợ hơn nhiều. Qua biên giới Thái Miên gặp bộ đội CSVN cũng chết, mà gặp lính Miên lính Thái cũng nguy, số người thoát cũng có, bị bắn chết, cướp bóc hãm hiếp cũng nhiều, con đường đi vượt biên chẳng qua chỉ là địa ngục.
Sau ngày 30/4/1975 người ta tưởng hòa bình rồi, sẽ không còn cảnh chết chóc nhưng ai dè đâu, mấy năm sau biết bao gia đình mất người, mất của tại biển đông. Chính quyền CSVN dửng dưng trước cảnh đồng bào chết chìm, chết bắn giữa biển cả mênh mông, họ mong cho nhân dân chết bớt đi cho đỡ phải nuôi hàng triệu miệng ăn.
Chương 8 Thống nhất. Trang 244 tác giả nói ngày 20/12/1960 Đảng thành lập Mặt trận giải phóng miền nam.
“Ảnh hưởng của Mặt trận có vẻ như tăng hơn khi lôi kéo được nhiều trí thức có uy tín bỏ Sài Gòn ra chiến khu”
Hoàn toàn sai, số người theo Mặt trận chỉ có một số rât ít gồm những người bất mãn, những người có thân nhân VC móc nối, ngoài ra những người trong bưng thì hầu hết theo vì sợ, vì áp lực. Từ 1945 đến nay, những người theo CS phải nói 90% là vì sợ, sợ bị cho đi mò tôm.
Trang 250 tác giả nói Hội nghi hiệp thương thống nhất hai miền được tổ chức từ 15 đến 21/11/75 tại dinh Độc Lập, trưởng đoàn CSBV là Trường Chinh, trưởng đoàn miền nam Phạm Hùng, ông này ủy viên trung ương đảng cũng là CSBV. Đúng12 giờ ngày 21/11/75 hội nghị kêt thúc, hai miền là một
“Cuộc lánh nạn của của những người di cư, vì thế, chỉ có giá trị hai mươi năm. Những gì mà họ lo sợ bỏ chạy hồi năm 1954, sau ngày 30/4 lại ở ngay trước mặt”
Câu này thì tác giả nói đúng quá, năm 1954 dân Bắc Kỳ di cư chạy trốn “Bác và đảng” nay lại gặp thấy “Bác và đảng”, rầu thúi ruột thúi gan.
Đảng đưa 300 ngàn quân chính qui nuốt trọn miền Nam rồi dựng lên cái chính phủ bù nhìn Cộng Hòa miền nam VN. Sau đó hiệp thương thống nhất hai miền theo lời Bác, diễu hết chỗ nói, trò hề rẻ tiền nhất thế giới.
Trên thế giới sau thế chiến thứ hai có hai nước bị chia đôi là Đức và Triều tiên, năm 1954 Việt Nam cũng bị chia đôi. Năm 1990 Đông Đức sáp nhập vào Tây Đức, thống nhất trong hòa bình. Hơn mười năm sau, tôi có đọc một bài báo viết về thống nhất nước Đức, nó cho thấy trên thực tế vẫn là hai nước, một bên văn minh, một bên vẫn lạc hậu. Người Tây Đức than thở phải gánh cái của nợ Đông Đức, đúng là cái của nợ, họ than nó vừa ngu vừa lười, đủ thứ thói hư tật xấu, thế mà trước đây thế giới đỏ khen lấy khen để Đông Đức văn minh nhất.
Nay Nam Hàn không muốn thống nhất với Bắc Hàn dù là trong hòa bình vì họ trông cái gương nước Đức, người Nam Hàn không muốn sống chung với anh nghèo đói miền Bắc vì họ sẽ phải nai lưng nuôi cái của nợ này. Miền nam VN trước 1975 có mức sống cao hơn miền Bắc cũng không muốn thống nhất với miền Bắc dù là trong hòa bình y như thực trạng của Nam Hàn với Bắc Hàn bây giờ, huống hồ là thống nhất trong sự áp bức của miền Bắc.
Chương 10. Đổi mới, sự thực nói là đổi mới cho đỡ nhục, đỡ xấu hổ, đổi mới nói trắng ra là bỏ xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Làm đổ bao nhiêu xương máu của cả hai miên Nam Bắc để tiến lên xã hội chủ nghĩa, nay thấy xã hội chủ nghĩa sai và chuyển sang tư bản thì biết ăn nói sao với nhân dân bây giờ.
Từ trang 339 tới trang 353 tác giả nói ông Trường Chinh là người đầu tiên khởi xướng đổi mới kinh tế, tháng 11/1986 ông đại diện cho đảng sang Moscow trình diện ông anh cả Gorbachev để xin cho VN đổi mới và được chấp thuận. Gorbachev còn khen VN đi xa hơn Nga trong tinh thần này.
Ngày 15/12/1986 trong kỳ Đại hội 6 này ba ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên không ra ứng cử, trên TV ông Trường Chinh tuyên bố cho cả nước biết ông và Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ xin rút tên ra ứng cử chức Tổng bí thư. Ngày 15/12/1986 Nguyễn văn Linh được bầu làm Tổng bí Thư gọi là TBT đổi mới.
Như đã nói trên, năm 1989 tôi có được tiếp xúc với một ông cán bộ, giám đốc về hưu cho biết năm 1986, Gorbachev cử người sang Hà nội làm đảo chính “nhưng không cho đổ máu”, hư thực không rõ nhưng người dân đều nghĩ Liên Sô buộc CSVN phải đổi mới. Chuyện đổi mới hay nói khác đi là theo kinh tế tư bản là chuyện tất nhiên, muốn chết đói thi cứ tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa.
Kết luận
Nhìn chung tác giả có khuynh hướng đánh giá thấp kinh tế xã hội chủ nghĩa, Bên Thắng Cuộc nghiêng về kinh tế hơn là chính trị. Cuốn sách hiện được phổ biến ở hải ngoại nhưng không được phổ biến tại VN, nhiều người trong nước muốn được đọc nhất là thế hệ trẻ, đối với hải ngoại thì cũng không lấy gì làm lạ cho lắm. Theo ý kiến của một số người trong nước, cuốn sách cho thấy sự sai lầm của giới lãnh đạo CS sau ngày 30/4, họ đã bỏ lỡ cơ hội áp dụng kinh tế thị trường để cứu vãn tình hình suy sụp của đất nước.
Trước thế chiến thứ hai chỉ có một mình nước Nga theo Cộng sản từ 1917 tới 1945, Staline chủ trương chỉ áp dụng xã hội chủ nghĩa tại Nga trước đã, trái với Trosky, đối thủ Staline chủ trương tiến lên vô sản toàn thế giới. Trosky trốn sang Mễ Tây Cơ bị Staline cho người theo giết năm 1940. Năm 1945 Sô viết đánh Đức quốc xã rồi tràn qua Đông Âu lập nên một lô các nước CS tại đây. Bên Á châu, Sô viết đánh Nhật chiếm Mãn châu, Mông Cổ, Bắc Hàn dựng thêm vài nước CS và giúp Mao nhuộm đỏ Trung hoa. Tính tới 1975 trên thế giới có 17 nước xã hội chủ nghĩa nhưng nay rơi, rớt, rụng dần chỉ còn vài nước đếm trên đầu ngón tay. Nếu không có Thế chiến thứ hai thì chỉ có một mình nước Nga theo CS và bây giờ chế độ CS đã bị xoá tên
Từ đổi mới năm 1986 dẫn tới một cuộc cách mạng lớn tại Đông Âu đầu thập niên 90, trái ngược với cuộc cách mạng vô sản “nong trời nở đất” 1917. Các nước CS Đông Âu, Liên xô lần lượt bỏ chế độ Cộng sản trở lại chế độ tư bản của họ trước đây từ những năm 1945, 1917.
Nay le que còn sót vài nước CS đang ráng sức quay ngược bánh xe lịch sử được tí nào hay tí nấy
Ngạn ngữ ca dao bình dân thường nói:
“Khôn tới mấy cũng không ai khôn hơn được ông Trời”
Viết xong đêm giao thừa 2012
Chúc Mừng Năm Mới
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
Người HN says: “Ông Thiến Heo ơi, ông mải miết tay dao tay kim thiến heo hay sao mà lại nói 2 cái điều quá đơn giản vậy, tôi chẳng bình luận yêu cầu thứ nhất của ông, vì mỗi người hiểu một cách, yêu cầu thứ hai thì ông quả là lạc hậu, thương phế binh hay bất cứ ai mà chẳng có quyền đấy, quyền nhận sự giúp đỡ của người khác, ông thử nói trường hợp nào và ai làm khó dễ cho ông nào” . Người HN.
***Công an tấn công chùa Liên Trì vì phát quà Noel cho thương phế binh VNCH
29.12.2012 – Sài Gòn – Chùa Liên Trì phát quà Noel cho các thương phế binh, hôm thứ Bảy 22.12.2012. 45 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã nhận quà xong, ra về thì công an mới biết tin và điều đồng người đến gây rối.
Hòa thượng Thích Không Tánh kể: “Mấy ngày sau, công an canh suốt từ 7 giờ sang đến 5 giờ chiều”. Thầy cho biết thêm, mấy hôm nay họ cho côn đồ ném đá vào chùa. Không những thế, mấy hôm nay, công an còn cho một người mang súng săn đi quanh chùa bắn chết nhiều chim bồ câu do chùa Liên Trì đã nuôi từ hơn 10 năm nay. Thầy Tánh còn cho biết, trước đây chùa có nuôi hai con chó, thì một con họ quăng dây bắt và một con bỏ thuốc độc cho chó ăn chết.
Tuy khó khăn liên tục, nhưng Chùa Liên Trì vẫn không bỏ rơi người nghèo, nhất là các thương phế binh. Biết giờ công an canh, TPB không vào được, thầy Tánh đã mời họ đến lúc 6 – 7 giờ tối, nên 12 người nữa nhận được quà Noel.
Khi biết vậy, công an triển khai canh ngày đêm luôn. Hễ TPB nào đến gần chùa là họ đuổi về, không cho vào chùa.
…………………
****NHÀ CHÙA PHÁT QUÀ, CÔ HỒN CÁC ĐẢNG NHÀ NƯỚC ĂN CƯỚP
Aug 15, ’11
Cách đây vài ngày, thầy Thích Không Tánh (trụ trì chùa Liên Trì, Sài Gòn) nhắn mời tôi và mấy chị em bạn trưa ngày 12/8/2011 sang ăn cơm chùa nhân dịp lễ Vu Lan và phát quà cho thương phế binh (TPB) VNCH.
Đúng hẹn, tôi và chị Dương Thị Tân,Lưu Thị Thu Trang, ông Nguyễn Văn Mỹ đến chùa.
Tại đây, tôi được tiếp xúc nhiều TPB tình trạng thân thể rất thê thảm, nặng nhất có chú Hai Giúp (tức Huỳnh Minh Trí 64 tuổi, số quân 508 655, Tiểu Khu Sa Đéc) ở Đồng Tháp mất 2 mắt, 2 chân cụt tới háng và 1 tay.
Anh Tùng (con trai chú Hai Giúp) nói: “Phiếu nhận quà của chùa gởi xuống Ba tôi bị công an (CA) đến tận nhà lấy, hăm dọa ba tôi không được đi nhận quà. Tôi cõng ba tôi trốn đi từ 5 giờ sáng. Còn ở xóm tôi có 5 TPB cũng bị CA lấy mất phiếu nhận quà, hăm dọa nên mấy chú đó sợ không dám đi”.
Vu Lan năm nay, thầy Thích Không Tánh gửi giấy mời nhận quà đích danh 150 TPB VNCH và 50 cựu tù nhân chính trị đến chùa nhận quà.
Công an đặt chốt chặn hai con đường vào chùa, nghe nói TPB nào đi ngang họ chặn lại, bắt nộp giấy mời. Một số người tàn tật khác (có phải thương binh Nhà Nước hay không thì chưa biết) lại có nhiều giấy mời cầm vào chùa giả TPB VNCH nhận quà. Tuy nhiên, các Phật tử phụ giúp chùa cảnh giác xem xét lại giấy tờ, phát hiện nhiều người mặt non choẹt mà cầm giấy của ông cụ, giấy ghi quê quán miền Bắc mà nói giọng Nam hoặc ngược lại, nên không phát quà. Bọn này tức giận, văng tục um sùm ngay chánh điện.
Rất đông TPB ngồi ở sân trước chánh điện, hành lang dọc hai bên hông chánh điện, trong chánh điện. Thầy Thích Không Tánh liên tục phát loa mời anh em TPB vào chánh điện ngồi trật tự thầy sẽ phát quà tận tay, không có chuyện chùa không phát quà như Công an tuyên truyền sai sự thật, những TPB bị mất phiếu mời nhận quà chỉ cần báo họ tên, địa chỉ, số quân đúng với danh sách nhà chùa đang giữ cũng được nhận quà, ai ở xa sẽ được cho thêm tiền xe đi về. Thầy Không Tánh còn phát loa lớn ra đường lặp di lặp lại: “Hôm nay là Vu Lan, chùa chỉ phát quà an ủi các TPB VNCH, chứ có làm gì đâu… Tại sao các ông công an lại cướp phiếu mời lãnh quà của các TPB? Các TPB nào có mất phiếu thì cứ vào chùa, danh sách đã có sẵn, sẽ phát sau khi kiểm soát lại giấy tờ.”.
Sáng nay, tôi đếm thấy có ít nhất là ba công an mặc thường phục cầm camera xộc vào chùa nghênh ngang như chỗ không người để ghi hình tất cả những người có mặt trong chùa. Xộc vào tận phòng ăn ghi hình mọi người đang ăn cơm. Một tay mặc thường phục đứng tuổi, đeo kính trắng, đi tới đi lui trong chùa để chỉ huy hơn 20 công an khác mặc thường phục vây kín từ cổng chùa vào đến mọi nơi trong chùa. Có mấy công an còn vào phòng ăn lấy bánh mì, lấy nước đá uống “tự nhiên như ruồi”.
Ở quán cà phê đối diện cổng chùa, công an mặc thường phục đặt camera lớn có 3 chân chống chỉa thẳng vào chùa để ghi hình.
Sài Gòn, ngày 12/8/2011
Tạ Phong Tần
Sau gần bốn thập niên chấm dứt chiến tranh, con cháu bác Hồ (ly) vẫn đối xử
vô nhân với những kẻ ngả ngựa thương thật của bên thua cuộc thế mới biết bác Hồ
trăm năm trồng người giống như lang sói . Không riêng gì với những kẻ bên thua cuộc mà chính với nhân dân chúng nó cũng không tha . . con người hành xử như lang sói trong
rừng than ôi! nước mất vào lũ lang só này sớm muộn gì cũng rơi vào tay thằng Tàu gian ngoan, bày lang sói này chỉ hung dử với dân nhưng đối với đám Tàu di dân thì sợ một phép như gặp hổ báo là cúp đuôi chạy . Tội nghiệp dân tôi khốn khổ còn đến bao giờ ?!
ST
Huy Đức tuy chỉ nói lên được một phần nào “trái khoáy” của “Bên Thắng Cuộc”. Nhưng điều lớn nhất là HĐ đã nói ra nhận thức của mình và quá trình thay đổi tư duy, gột rửa dần những gì anh đã bị nhồi sọ từ tuổi thơ…để rồi tự nói với “Bên Bại Cuộc” rằng:
TÔI giải phóng ANH, hay chính TÔI đã được ANH (Bên Bại Cuộc) giải phóng tư duy???
Nhìn vào tình trạng nước ta ngày nay, trước sự đe dọa và lấn áp của TQ, trước sự tham nhũng, sự bất tài, bất hạnh, độc tài của đảng CSVN, ta có thể kết luận rằng toàn thể dân tộc VN và nước VN thua, thua thậm tệ.
Nhưng những điều này, người quốc gia, sau vụ ám sát cụ Diệm năm 1963 do lũ quân phiết DVMinh gây ra, đã rõ ràng nhìn thấy.
Tất cả những lời bàn qua lại đều thừa và mất thời giờ.
Huy Đức có biết chuyện tham nhũng và bất tài của bên thắng cuộc chăng ?
Bác sĩ bệnh viện và Y tá tham nhũng?
Ngây thơ thật chứ không phải “ngây thơ cụ”
Trước hết xin bàn đến phát ngôn của bà Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Cái máu của tôi vẫn vậy, cứ thấy “người đẹp” phát ngôn là đọc trước cái đã. Dù có là chức tước gì chăng nữa, bà vẫn là “liền bà” và lại là “liền bà đẹp” nữa mới chết chứ. Thế thì tội gì không xem trước.
Thật ra lời phát ngôn này tôi đã đọc trong bài tường thuật về phiên trả lời chất vấn ngày 14-11-2012 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội VN khóa XIII. Bà bộ trưởng đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện và nâng cao y đức lương y một lời yêu cầu bất hủ:
“Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”.
Một giải pháp coi như “mission impossible”, ngay cả các điệp viên cũng khó thực hiện được chứ nói gì đến người dân. Làm sao chụp được ảnh mấy ông bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đây? Có nhận cũng phải nhận kín đáo như các quan nhận tiền hối lộ, tiền lót tay dưới gầm bàn hoặc đưa cho vợ con quan, coi như đây là hành động “tối mật” chứ khơi khơi đứng giữa bệnh viện mà nhận phong bì hối lộ sao, thưa bà Bộ Trưởng? Dư luận râm ran phê phán gay gắt, cho là giải pháp không tưởng. Nhưng tôi thì hơi khác một tí. Tôi cho là lời phát ngôn “hơi bị ngây thơ”.
Bà ấy “khôn như Khổng Minh, tinh như Tào Tháo”, chẳng bà nào chịu “ngây thơ” một tí cho nhà cháu nhờ. Thế nên tôi lại thấy… hơi thích những người đàn bà đẹp có vẻ ngây thơ như thế này. Chắc nhiều nam độc giả cũng có ý thích đó như tôi nhưng “chả dám” nói ra mà thôi. Tôi cam đoan đây không phải là “ngây thơ cụ”, tức giả vờ ngây thơ cho duyên dáng thôi. Đây là sự ngây thơ rất thành thật vì phát biểu trước Quốc Hội kia mà. Còn lâu bạn mới gặp được một người đẹp ngây thơ như thế.
Sự Bất Tài ?
Hãy thôi biểu diễn màn cưỡi ngựa xem hoa
- Nhìn thấy những hình ảnh “hoành tráng” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát kiểm tra thực phẩm tại các chợ ở Hà Nội, nhiều bạn đọc ngỡ ngàng. Bạn đọc Hoàng Khắc Kha nhận xét: “Đi kiểm tra mà rần rần như đi lễ hội như vậy thì làm sao mà phát hiện thực phẩm không an toàn? Sao các vị không thử tìm hiểu xem người dân hàng ngày sinh sống, ăn uống ra sao?”.
- Trước những hình ảnh kiểm tra nhanh không phát hiện thực phẩm không an toàn, cả đoàn kiểm tra vỗ tay tán thưởng trên truyền hình, bạn đọc Hữu Luân bày tỏ: “Quá biểu diễn! Đoàn đi kiểm tra có báo trước không? Cách kiểm tra như vầy là một kiểu hình thức, thông báo cho báo chí đến phỏng vấn chụp hình rồi loan báo: “Chúng tôi có đi kiểm tra thực tế đây, cách kiểm tra như vậy thì tốt đẹp rồi…”.
- Bạn Teddy tiết lộ thêm: “Năm nào chả vậy, cứ năm hết tết đến thì nào là CA Phường, quản lý thị trường, phòng cháy chữa cháy… tấp nập hỏi thăm các công ty trên địa bàn. Mục đích cũng chỉ là thu đủ số phong bì về tiêu tết. Ngày trước ở một số phường còn làm hẳn cái công văn. Năm nay hoành tráng hơn, có cả đoàn cán bộ rất to đi…”.
Mang bày hàng toàn những “cử tri mẫu”, hàng mẫu
- Bạn Vĩnh nêu một cảnh mắt thấy tai nghe: “Các vị chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi, nhà tôi tại một chợ nhỏ nên rất dễ phát hiện người bán tẩm hóa chất vào thực phẩm chín, tươi sống như các loại dưa chua tẩm bằng chất bột màu trắng pha vào nước, cá biển tẩm phân u rê, thịt sống thì hàn the….chẳng thấy ai kiểm tra cho nên họ an toàn mà bán…”
- Chán nản với cách làm này, bạn đọc Quang Vinh phân tích: “Không riêng gì kiểm tra thực phẩm mà bất cứ việc gì khi có đoàn cán bộ lớn đến thì địa phương, cơ quan liên quan được thông báo rầm rộ. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thì địa phương chọn lọc “cử tri mẫu”. Công an kiểm tra lấn chiếm lòng lề đường thì bà con buôn bán được báo trước dọn dẹp cho vừa mắt. Kiểm tra trường học thì học sinh được học trước bài và thực tập để “giơ tay thẳng hay giơ tay cong”… Cái bệnh hình thức đã ăn sâu vào mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Người dân ai cũng biết nên đâu thể “lòe” mãi được. Hãy gắng làm việc gì thực chất đừng cố đóng kịch làm gì”.
Điều đáng lo ngại là trước “thành công” của chuyến vi hành này, nhiều người dân sẽ không còn đề phòng với nguồn thực phẩm tại các chợ. Vẫn có người tin vào những cuộc kiểm tra “nghiêm khắc” của các cấp “lãnh đạo” bởi không dám tin vào những ông quản lý thị trường, những ông có nhiệm vụ kiểm soát thực phẩm hàng ngày ở các chợ. Kết quả là người dân lãnh đủ.
Cùng quí vị đọc giả Đàn Chim Việt,
XE HƠI ‘MADE IN CAMBODIA’
Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và bình điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi dòng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h. (Hình ảnh của: TANG CHHIN SOTHY/AFP/Getty Images) Nên đính chính lại: The Angkor EV 2013 can travel around 37 (chừng 60 Km/giờ) miles per hour and for as many as 186 miles (chừng 300 Km) between charges, say manufacturers. Some of the parts used in the Angkor EV 2013 were made in Cambodia, while others are imports, wrote the Post, meaning that the vehicle is not entirely locally made. It’s also unclear how many of the cars will go to market in 2013 — according to blogger Khmerba, production of the little vehicles was pushed back to December 2012 from several months earlier.
Xin vào trang mạng dưới đây xem người láng giềng làm xe trong lúc các quan thái thú đang dùng trí tuệ để vơ vét tiền của nhân dân . Thật là xấu hổ :
according to blogger Khmerba
Các đỉnh cao của trí tuê loài khỉ của ” Bên Thắng Cuộc” hãy mở mắt ra xem người láng giềng mà bị dè bỉu là ” đường Thổ”… đây nè… họ thua các bộ óc hèn với giặc, ác với dân chỉ biêt
cướp của dân và nghĩ tới túi tiền của mình… và luôn mồm vì dân vì nước !!!!!!!!
Bao giờ Việt Nam tự sản xuất được một chiếc moped ?
Việt Cộng là bên thắng cuộc. Cũng được đi. Bi giờ mình thắng cuộc thì mình nên thừa thắng xông lên đánh thằng Tàu cộng lấy đất lấy biển của VN đi. Chứ VNCH là bên thua cuộc mà 40 năm nay rùi còn gì nữa đâu. Còn chăng là mấy anh thương phế binh già yếu ở VN .
Cái gì cái, gì thì gì, bên thắng cuộc mình cũng nên tỏ ra anh hùng một chút, đừng để ý mấy anh này làm gì. Người ta thua cuộc mà, bây giờ chỉ còn nhờ đồng bào hải ngoại giúp đở chút quà tình nghĩa thôi.
Ừ thì coi như VNCH thua cuộc đã từ khuya. Chúng tôi bây chừ cũng “ổn định” gia đình con cái cả rồi. Chúc “thắng cuộc” chân cứng đá mềm. Chúng tôi nói thật cũng không cần thắng cuộc ưu ái gì cả. Chuyện cũ bỏ qua. Chúng tôi xin 2 điều sau đây :
1- Bên thắng cuộc nên để đồng bào VN tự do biểu tình yêu nước chống giặc Tàu
2- Bên thắng cuộc đừng cản trở các anh thương phế binh VNCH nhận quà tình nghĩa đồng bào từ hải ngoại gởi về.
Còn chúng tôi thì vẫn khỏe. Bên thắng cuộc khỏi phải “ưu ái” làm gì. Xin cám ơn.
Ông Thiến Heo ơi, ông mải miết tay dao tay kim thiến heo hay sao mà lại nói 2 cái điều quá đơn giản vậy, tôi chẳng bình luận yêu cầu thứ nhất của ông, vì mỗi người hiểu một cách, yêu cầu thứ hai thì ông quả là lạc hậu, thương phế binh hay bất cứ ai mà chẳng có quyền đấy, quyền nhận sự giúp đỡ của người khác, ông thử nói trường hợp nào và ai làm khó dễ cho ông nào, bây giờ có đến hàng trăm cách gửi và đâu có phải qua chính quyền mới nhận được, dễ nhất là qua tài khoản, vài phút sau khi gửi tiền đã có tin nhắn bào tiền vào tài khoản rồi, có bao nhiêu tổ chức từ thiện hải ngoại có trong tay danh sách thương phế binh của VNCH, thu tiền và gửi về giúp, hy vọng họ cũng giúp cho thương phế binh phần nào, nếu ông có ai thân thích hãy nên quan tâm đến họ!
Đúng là 2 điều ông Thiến Heo yêu cầu quá đơn giản. Thế nhưng rất tiếc “Bên Thắng Cuộc” đã không thể thực hiện được!
1) Làm sao “Bên thắng Cuộc” dám để đồng bào VN tự do biểu tình yêu nước chống giặc Tàu được, vì như thế là phản bội quan thầy, do vậy màTrần Đăng Thanh (đại tá) đã lớn tiếng răn đe rằng: Các hiệu trường, bí thư đảng uỷ các cơ sở giáo dục đại học – cao đẳng ở Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc”
2) Cũng không đơn giản, với danh nghĩa cá nhân mà gởi tiền giúp đỡ thương phế binh VNCH thì còn được, nhưng với tư cách hội đoàn, đoàn thể thì không đơn giản tí nào!
Theo tôi thì, chiến tranh đã chấm dứt gần 40 năm rồi, chẳng còn gì để mà hận thù hay trả đũa, nêu tôi là người “Bên Thắng Cuộc” có chức có quyền thì tôi sẽ:
- Tạo điều kiện „Hoà Giải – Hoà Hợp và Đoàn Kết Dân Tộc“
- Làm lễ cầu siêu cho tất cả các nạn nhận trong thời chiến
- (Không chỉ chính quyền mà tất cả các tôn giáo đểu cử hành)
- Xoá bỏ hận thù và tôn vinh liệt sĩ đôi bên, những người đã hi sinh giữ biển đảo.
- Thương phế binh đôi bên đều được hưởng trợ cấp xã hội (tùy theo mức độ)
- Tạo công ăn việc làm cho họ (hầu giảm bớt gánh nặng xã hội)
- Những người già cả, về hưu, vẫn tiếp tục được nhận trợ cấp
- Trọng dụng nguời tài, không phân biệt chính kiến
- Cấm trả thù cá nhân. Tất cả phải tuân theo luật pháp
- Tôn trọng tự do Tôn Giáo và Tự do ngôn luận
- Phải chấm dứt tham nhũng ngay lập tức
- Luật chống tham nhũng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.2.2013 (thí dụ)
- Kể từ ngày này sẽ thẳng tay với những kẻ cố tình tham nhũng, (vi phạm luật)
- Tội tham nhũng trước ngày 31.12.2012 phải được khoanh vùng
- (kê khai tài sản để tránh tẩu tán và sẽ giải quyết sau)
- Vân vân…vân vân…(còn nhiều nữa)
Đã quá đủ rồi với những trò chơi của „nước lớn“!
Người VN phải biết tự chủ và tự lập. Tận dụng thời cơ và nhữngmối bang giao, viện trợ để tạo nội lực, đoàn kết dân tộc để bảo vệ, xây dưng và phát triển đất nước…chứ không thể “bám” hay làm chư hầu cho bất cứ ai!
Chúng ta nên bang giao với tất cả các quốc gia trên trên giới trong tinh thần tôn trọng chủ quyền và tương kính lẫn nhau. Không xâm phạm nội bộ của nhau!
@nvtncs. . .đã rõ ràng nhìn thấy. Tất cả những lời bàn qua lại đều thừa và mất thì giờ.
Nvtncs đã rõ ràng nhìn thấy…Cái Gì ?
Những lời bàn qua lại có mất thời giờ, đúng. Nhưng, so với mấy triệu mạng người đã Mất vì sự điên khùng của Hồ Chí Minh và Đcsvn thì không nghĩa lý gì cả. Mà còn nên bàn nhiều nữa để những tên…người việt tị nạn cộng sản…dõm, nvtncs..nằm vùng…biết rằng cái thời bịp bợm, mị Dân của chúng đã hết rồi!
Quan trọng hơn nữa, để cho thế hệ trẻ thấy,hiểu…Tai Họa Cộng Sản đã gieo rắc đau thương lên đất nước VN hơn nữa thế kỷ! Và hiện vẫn còn đang là…Đại Hoạ !
Nghe Thiến Heo đề nghị mà Tư tui. . . . hồi hộp. . .lo quá !
Nếu,…Bên Thắng Cuộc đồng ý điều 1- với Thiến Heo và mượn….Dao của TH để tự thiến họ sạch sẽ hết !
Trời !. . . .chừng đó nhân dân Ta làm sao…ăn ngủ cho yên trước. . .pháp Nuật XHCN đây ! ?
Sự Thật
Đôi lời @ Dân No (DN)
Ông hay bà DN đã đọc qua chuyện “ Sao Hôm Sao Mai” của người lính Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ) họ Vương chưa? nếu chưa mời đọc chuyện thật thời Nam Bắc phân tranh của Việt Nam quốc, hồi họp thú vị như đọc chuyện Tam quốc vậy. Biết bao chiến sĩ vô danh chiến đấu cam go dành từng góc núi, con phố máu đổ khắp non sông và chết âm thầm mỗi ngày suốt cuộc chiến 15 năm 60-75 , lính VNCH vào khoảng hai trăm ngàn quân tử vong, bắc quân xâm lăng có khoảng gần một triệu sanh bắc tử nam.
Bao thanh niên nam nữ ưu tú học hành cao, du học tiến thân phục vụ VNCH có lẻ ít người nghỉ đến “công lao” nếu có của những người lính, họ cho là lảnh lương đi lính có khi còn khi dể lính cấp thấp nhưng thật ra chính lính là nồng cốt ngăn quân thù phương bắc mà họ xem khinh, đến khi quốc phá gia vong sau 1975 lúc ấy lo chạy giặc . . . nhiều năm sau tỉnh trí an cư lại mới nhớ ra “À thì ra bấy lâu mình sống yên vui là nhờ mấy “thằng” lính VNCH ba gai ngày xưa . . bây giờ biết ơn cũng chưa muộn nên một số đông sau 37 năm vẫn nhớ ơn người lính năm xưa qua việc đóng góp tiền cho hội để mang về cố hương giúp thương phế binh VNCH ( không phải TPB/VC). Mời DN đọc xin bấm vào link dưới đây :
http://muoisau.wordpress.com/2012/05/30/sao-hom-sao-mai-vuong-mong-long/
Lần đầu tôi được đọc Sao Hôm Sao Mai, ai khác viết có thể còn nghi ngờ thêm thắt, với VMLong tôi tin ông không tự tô bóng, bởi vì cái tối kỵ nhất của một người hùng là nói láo, và Vương Mộng Long là một người hùng. Ấy, mà không hiểu sao đất bên thắng cuộc cứ ra khỏi ngõ là gặp anh hùng, nhưng chưa ai thấy họ nói thật bao giờ, riêng vị Thượng Tá CS là một trường hợp “cá biệt”, cách cư xử của vị này với VML rất là … tam quốc, “anh hùng ngộ anh hùng” mà (có điều tánh tôi hơi đa nghi về bên thắng cuộc, không chừng vị thượng tá này coi VML như con cá đã nằm trong rọ nên mới hành xử như vậy.). Đúng là chuyện tam quốc thời đại. Cám ơn.
Có hàng nhìn lẻ một chuyện hai bên đánh nhau trong quân sử Nam Bắc chiến cuộc, cuối cùng bên thắng cuộc là Hà Nội nên Sàigòn mất tên. Giả dụ bên Sàigòn thắng cuộc chắc là không đổi tên Hà-Nội . . . Chuyện “Sao Hôm Sao Mai” thú vị hơn các chuyện khác là một thượng tá Bắc quân nhiều năm sau chiến tranh tìm cho được người chỉ huy tiểu đoàn “ Thằng Nâu” mà hàn huyện vài câu và còn khen dũng lược và thượng tá thắc mắc là làm sao mà có một tiểu quan chỉ huy quân gan lỳ đởm lược như vậy bên Nam quân bởi vì ông ta là một tay dầy dạn kinh nghiệm chiến trường Nam Bắc chưa hề gặp đối thủ nào lì như “thằng Nâu” ? thì ra vì có chút thù nhà nợ nước nên tâm trí sinh mạng đã chọn con đường
chiến đấu đến viên đạn chót. Nam quân có rất nhiều “thằng Đỏ” ( mũ Đỏ) thằng Đen” (Thiết Giáp), “thằng Xanh” ( TQLC) v.v. . nhưng có người viết chuyện nhưng không có
lý thú như chuyện “thằng Nâu” mà một vỏ quan thượng ta bắc quân tìm đến khen ngợi là chuyện khí khái thật đáng mặt anh hùng trong thiên hạ thời nay . Tiếc thay quân lính thiện chiến một lòng vì nước như vậy mà bị thảm bại chẳng qua là cấp chỉ huy kém tài ngoại giao lẫn quân sự và cấp chính trị không thủ đoạn như bắc quân . . . Các ông nghỉ xem lớp thì cấp trên không tiên liệu ( giữ đất rải quân mỏng), lớp thì bọn giải phóng miền Nam theo bắc quân, lớp thì nội gián từ dinh tổng thống đến cấp quận, lớp thì bạn đồng minh không cung cấp quân dụng ( theo tác giả Trọng Đạt thì đạn dược chỉ đủ giao tranh vài tháng hay vài tuần), lớp thì sinh viên thân cộng , sư ông và phật tử làm loạn ly gián
đồng minh với chính quyền miền Nam, lớp tay sai cộng sản báo chí nói sai sự thật về các trận đánh . . lớp bọn ăn cơm miền Nam thờ thần miền Bắc đâm sau lưng . .v.v bằng ấy thứ như dao, kiếm, mã tấu, trường thương đâm vào người lính VNCH thử hỏi làm sao mà không chết ? còn sống mà chiến đấu từ 63 đến 75 là 12 năm là quá sức tưởng tượng.
Đến lúc cuối TT. DVMinh thấy không nên hy sinh thêm một người dân hay người lính nào nữa nên ra lệnh đầu hàng. . nếu không tôi nghỉ còn hàng trăm ngàn quân đôi bên sẽ chết trên nhiều chiến trận ác liệt . Nay chỉ còn là kỷ niệm nhắc lại mà thở dài, lịch sử đã sang trang và chuyện trước mặt là nước Việt Nam sắp mất vào tay Tàu gian ác mà bọn thái thú cầm quyền Việt-Nam là đàn em của Tàu phù . . sớm muộn gì cũng tràn qua sau khi chiếm hết các đảo trên Đông Hải.
Tôi không biết phải thưa với Sự Thật says:, bao nhiêu lời CẢM ƠN cho xứng !
Phần tôi
Thật thú vị và tuyệt vời, trên cả tuyệt vời ! Được dọc bài viết “Sao Hôm Sao Mai
Xin mời quý huynh đệ vào LINK do SỰ THẬT dẫn ơ trên mà xem cho biết _ trời xuôi đất khiến cho “Người Tự Do = Bitch… ” cùng được xem may ra, sớm sáng mắt sáng lòng ! Bỏ đi cái trò ÔNG KẸ
Theo tôi :”CAÍ THÈN” VML nầy nó viết “tầm bậy tầm bạ”- chuyện THẬT tưởng như GIẢ , mà giả thì y như thật !!!!
_Đuà một chút cho vui- biết hằn không giận “loại người” như tôi, tôi mới dám lông ngôn như vậy ! Không may mà gặp anh ta thì tôi chỉ có nước QUỲ XUỐNG mà BÁI _ “Từ coĩ chết mi hiện hôn về đây chăng !!!”
Thật vậy thưa quý vị ! HAI , ba.. lần trốn traị bị bắt lại, giờ nầy nó còn SỐNG và viết được như vậy là một phép màu !
HẮN với tôi có rất nhiều cái chung -Nhất là đồng môn ! Thêm bao nhiêu caí CHUNG nữa trên “4 cùng CT!” rồi thì từ “Long Giao đến Yên Bái- HLS ” …Riêng hèn, ngu.. thì chỉ có phần tôi chứ không có hắn ! – Hiên ngang khí phách mưu lược hào hùng.. thì chỉ có hắn chứ không có tôi !! hehehehe
Viết thêm nưã về THÈN tác giả VML thì tôi cũng viết như dân đoí _ Chào anh !
_VML sao mà MI viết quá hay “hay chi mà hay rứa” !
Trân trọng kính chào
BUILAN là dân võ biền thì hơi uổng, lẽ ra ngài phải là 1 nhà ngoại giao mới đúng. Tôi có đọc Cuối Đường của VML rất là bi hùng, tình đồng đội nghĩa đồng bào…đầy nước mắt. Đọc Cuối Đường, những kẻ cùng đường năm xưa lòng lại đau thắt từng cơn. Rất tiếc cái link Cuối Đường tôi lưu giữ đã bị xóa, nguyên bài thì tôi cũng có nhưng dài quá sợ không tiện post. Nhờ ông Sự Thật giúp gửi được link Cuối Đường lên đây thì hay quá.
Chào trân trong : Tấm lòng cuả dân đói
Dành cho “thượng cấp” cuả tôi & cho tôi !
Mời bà con – quý Huynh đệ .. Ai chưa đọc thì ĐỌC ! Đọc rồi thì đọc thêm !
Thương quá là thương “Sướng khổ có nhau là hđcb ! sồng chết có nhau ……”
Kính chào – “Bên Thua Cuộc”
_”Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ.
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!”
http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=11366
_ Khóc cho Những Người Nằm Xuống
http://vietlyhuong.net/2012/05/hoi-ky-vuong-mong-long-cuoi-uong.html
Ông D Đ viết chuyện đọc cứ như đọc chuyện “Xuân Thu Chiến Quốc”. Sự Thật 40 năm đã tiết lộ nhưng mãi đến nay mới bạch hóa hồ sơ, thật ra Mỹ “bỏ pháo bắt xe” để thắng bàn cờ quốc tế nên thập niên 80 là rút thắng và Liên Sô và đông âu đã bị rã, cứu được nhân loại cuộc chiến nguyên tử . . . nếu chịu khó suy nghỉ lúc đó thế tam cường Nga Trung Mỹ thì Mỹ cô thế hơn và vô hiệu hóa Trung quốc thì thắng lợi sẽ nghiên về Mỹ và chúng ta VNCH là con pháo thí cho thế giới tồn tại . . âu cũng là số mạng an bài còn trách người làm gì nên trách cao xanh . Mời xem tài liệu mật nếu như chưa xem qua:
Bạch Hóa Hồ Sơ Liên Quan Đến VNCH Sau 40 Năm Bí Mật
http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/
Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ởGeorge Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.
Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.
Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.
Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.
Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?
Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.
Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.
Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.
Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và tiết lộ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu tiết lộ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho làPentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.
Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.
Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ởBoston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.
Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.
Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.
Ông dân đói kể lại trận đánh Long Khánh hấp dẫn quá.
Ông nói đúng, Huy Đức bỏ lửng sau chữ ‘tuy nhiên’ là vì sau khi VC “cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hòa được trực thăng vận đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18….” thì bên thắng cuộc (VC) đã bị đẩy lui, tháo chạy! Chữ ‘tuy nhiên? bị bỏ lửng, khựng lại là vì thế.
Ông Bùi Tín nói sách của Huy Đức chỉ có 1/3 sự thực là vì lúc đó với chức vụ đại tá quân đội và là nhà báo nên ông BT biết rõ hơn nhiều người khác.
Sự “thật” về những trận đánh và cách đối xử (trả thù) bất nhân của bên thắng cuộc (VC) đối với bên thua cuộc mà Huy Đức nói ra, vẫn chưa đúng sự thật và nó chỉ được khoảng 1/3 những gì ông Bùi Tín biết, mà ông Bùi Tín có lẽ cũng chỉ biết được 1/3 sự thật những tồi tệ, biệt đãi, đau đớn tủi nhục mà bên bại cuộc phải gánh chịu do bên thắng cuộc đã gây ra cho họ!
Đang viết chưa xong đột nhiên cái máy tự đông gởi, xin ĐCV cho gửi lại mới đủ bài.
Theo Bùi Tín, sách của Huy Đức chỉ có 1/3 sự thực, sự đánh giá này dưới con mắt của 1 quan lớn “bên thắng cuộc” nên có lẽ vẫn còn nói thách 2/3 của 1/3, mà trong cái phần còn lại đó vẫn mang tính chủ quan. Thực ra, ít ai chỉ đọc 1 cuốn sách (không thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật) mà có thể đánh giá chính xác tính xác thực của nó, còn như dựa vào những tài liệu khác để đánh giá thì cái gì bảo đảm cho tính khách quan của những tài liệu đó, chẳng phải chính tác giả Huy Đức cũng chỉ dựa vào những nguồn tài liệu đó mà viết đó sao ? Chắc phải ráng sống vài trăm năm nữa mới nhìn được sự thật 3/3 của lịch sử đúng nghĩa của nó.
Riêng trận Xuân Lộc, Phần 1, Chương 1 / Bên Thắng Cuôc, ông Huy Đức viết ‘Cuộc tấn công đã chọc thủng tuyến phòng ngự thị xã bằng nhiều mũi, nhanh chóng phát triển vào trung tâm. Tuy nhiên, sau khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hòa được trực thăng vận đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18”….’. Sau chữ “Tuy nhiên, sau khi…(giải thích)…” phải nói gì nữa chứ, sao lại bỏ lửng luôn ?
Hiện nay trên đất Mỹ có hàng trăm nhân chứng sống đã từng trực tiếp tử thủ giữ vững thành Long Khánh. Mặt trận Long Khánh thì rộng lớn, nhưng điểm hứng chịu toàn lực tấn công của địch chính là thị xã nhỏ bé Xuân Lộc. Không kể những “tài liệu” gọi là láo sử của “bên thắng cuộc”, những tài liệu từ những phía VNCH vẫn còn nhiều thiếu sót, mà “những nhân chứng sống” chưa đến lúc “được phép” tỏ bày. Ở đây, chỉ xin góp ý một chút về mấy chuyện nhỏ ông HĐ viết về trận XL.
- Dinh Tỉnh Trưởng lúc xẩy ra trận đánh chỉ là 1 căn nhà bỏ hoang, lúc đó tỉnh trưởng là ĐT Phúc và Ban Tham Mưu đã có mặt ở BCH/TKLK, chuyện cắm cờ tư dinh tỉnh trưởng đứa con nít cũng làm được nhưng “bên thắng cuộc” đã phải dùng tới Tiểu Đoàn Đặc Công 30 của Đại Úy Chín Hưởng.
- 2 trái CBU chỉ đươc thả sau khi quân Bắc Việt không nuốt được Long Khánh trên đường chuyển quân qua Dầu Giây, chứ không phải vì 2 trái bom này mới bỏ LK (2 chiếc C130, mỗi chiếc mang 1 trái, 1 trong 2 phi công thả bom này là Tr. Úy VCM, hiện nay là 1 vị mục sư quản nhiệm 1 nhà thờ ở Nam Cali), điều này chứng tỏ 10 người mà không thắng nổi 1 người, đành phải bỏ chứ đâu phải vì mưu lươc của tướng Trà… Tầu. Lọt vào thị xã XL chỉ là những toán lẻ tẻ, bộ đội chủ lực chưa “chọc thủng” được 1 phòng tuyến nào.
Một đôi điều nho nhỏ về trận XL. Ngay sau khi trận mưa pháo đầu tiên lúc 5 giờ sáng ngày 9-4-75 chấm dứt, xe tăng ‘bên thắng cuộc” dàn hàng ngàng băng qua phi trường tiền chiếm BCH/TKLK cách đó khoảng 400 mét, họ tưởng là dễ nuốt. Phòng tuyến này thuộc trách nhiệm của TĐ 82 BĐQ hình như Tiểu Đoàn Trưởng là Th, Tá Vương Mộng Long, vị Tiểu Đoàn Trưởng đã dùng chiến thuật “độn thổ” để tiêu diệt tăng địch, ông cho đào hố cá nhân ngụy trang, chờ cho những con cua càng bò qua đẩu đúng thời điểm mới phát pháo lệnh, những chàng dũng sĩ mũ nâu đồng loạt trồi lên dùng M72 thoải mái thổi banh càng từng con đem rang muối. Vị TĐT đởm lược này cùng với các dũng sĩ TĐ82/BĐQ đã sát cánh với lực lượng cơ hữu TK/LK góp phần không nhỏ giữ vững thành Long Khánh, sau 2 đợt tấn công của hàng chục ngàn quân Miền Bắc. Long Khánh đã hoàn toàn yên tĩnh, đột nhiên được lệnh bỏ thành rút quân, Bộ Chỉ Huy/TKLK theo Liên Tỉnh Lộ 2 rút về Bà Rịa, đến Dốc 30 bị phục kich, Bộ Chỉ Huy tan hàng, Đại Tá Phúc và 1 số sĩ quan tham mưu bị bắt tại đây khoảng 5 giờ sáng ngày 20-04-75. Trong suốt trận tử thủ, vị chỉ huy khả kính hầu như luôn luôn có mặt ở tuyến đầu sống chết cùng binh sĩ của mình, chính điều đó mà tất cả những quân nhân dưới quyền trực tiếp chỉ huy của ông trong trận tử thủ thị xã Xuân Lộc đã một lòng sống chết cùng ông.
Đại Tá Phúc, một người hùng bị bỏ quên, phần đời của ông sau khi mất nước và không kể những năm dài trong tù, còn lại là những tháng ngày cô đơn tủi hận, sống trong thiếu thốn ê chề. Sau khi đi tù về, ông cũng nộp đơn đi Mỹ chương trình HO, nhưng không hiểu sao bị phía Mỹ từ chối ??? Mãi đến năm 2005 ông và phu nhân mới qua Mỹ theo diện đoàn-tụ do một người con trai bảo lãnh. Khi tới Mỹ, những người thuộc quyền cùng ông tử thủ LK năm xưa đã góp tiền để mua vé máy bay mời 2 ông bà qua chơi Cali (ông bà ở bang khác). Qua điện thoại, ông nhận lời và cho biết một vài báo, truyền hình Mỹ, cả đài BBC nữa muốn phỏng vấn, ông nói chờ lịch trình phỏng vấn xem sao đã. Sau đó mấy tuần, bà vợ khám sức khỏe theo thủ tục thì phát hiện 1 bệnh ung thư giai đoạn cuối. Vì không phải diện tị nạn nên không được hưởng bảo hiểm sức khỏe, dù trên 65 tuổi nhưng người bảo lãnh phải lo cho ông bà đến khi có quốc tịch Mỹ, con trai ông lại không phải triệu phú, thế là ông quyết định đưa bà về lại VN chữa thuốc Nam. Số tiền những đàn em ông góp chi phí cho ông bà chuyến đi họp mặt được dùng để mua vé máy bay cho 2 ông bà về nước. Sau đó vài tháng, được tin bà đã mất, và ông đã ở lại chờ ngày theo bà chứ không qua Mỹ nữa.
Thưa Chú Phúc, lẽ ra con không được nói những điều mà chú không cho phép nói về chú. Nhưng bất công quá, sự bất công từ phía bên này, sự độc ác từ phía bên kia…Thà rằng con lạc lõng nơi xứ người. Còn chú, sao xa lạ trên chính quê hương mình.
Theo Bùi Tín, sách của Huy Đức chỉ có 1/3 sự thực, sự đánh giá này dưới con mắt của 1 quan lớn “bên thắng cuộc” nên có lẽ vẫn còn nói thách 2/3 của 1/3, mà trong cái phần còn lại đó vẫn mang tính chủ quan. Thực ra, ít ai chỉ đọc 1 cuốn sách (không thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật) mà có thể đánh giá chính xác tính xác thực của nó, còn như dựa vào những tài liệu khác để đánh giá thì cái gì bảo đảm cho tính khách quan của những tài liệu đó, chẳng phải chính tác giả Huy Đức cũng chỉ dựa vào những nguồn tài liệu đó mà viết đó sao ? Chắc phải ráng sống vài trăm năm nữa mới nhìn được sự thật 3/3 của lịch sử đúng nghĩa của nó.
Riêng trận Xuân Lộc, Phần 1, Chương 1 / Bên Thắng Cuôc, ông Huy Đức viết ‘Cuộc tấn công đã chọc thủng tuyến phòng ngự thị xã bằng nhiều mũi, nhanh chóng phát triển vào trung tâm. Tuy nhiên, sau khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hòa được trực thăng vận đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18”….’. Sau chữ “Tuy nhiên, sau khi…(giải thích)…” phải nói gì nữa chứ, sao lại bỏ lửng luôn ?
Hiện nay trên đất Mỹ có hàng trăm nhân chứng sống đã từng trực tiếp tử thủ giữ vững thành Long Khánh. Mặt trận Long Khánh thì rộng lớn, nhưng điểm hứng chịu toàn lực tấn công của địch chính là thị xã nhỏ bé Xuân Lộc. Không kể những “tài liệu” gọi là láo sử của “bên thắng cuộc”, những tài liệu từ những phía VNCH vẫn còn nhiều thiếu sót, mà “những nhân chứng sống” chưa đến lúc “được phép” tỏ bày. Ở đây, chỉ xin góp ý một chút về mấy chuyện nhỏ ông HĐ viết về trận XL.
- Dinh Tỉnh Trưởng lúc xẩy ra trận đánh chỉ là 1 căn nhà bỏ hoang, lúc đó tỉnh trưởng là ĐT Phúc và Ban Tham Mưu đã có mặt ở BCH/TKLK, chuyện cắm cờ tư dinh tỉnh trưởng đứa con nít cũng làm được nhưng “bên thắng cuộc” đã phải dùng tới Tiểu Đoàn Đặc Công 30 của Đại Úy Chín Hưởng.
- 2 trái CBU chỉ đươc thả sau khi quân Bắc Việt không nuốt được Long Khánh trên đường chuyển quân qua Dầu Giây, chứ không phải vì 2 trái bom này mới bỏ LK (2 chiếc C130, mỗi chiếc mang 1 trái, 1 trong 2 phi công thả bom này là Tr. Úy VCM, hiện nay là 1 vị mục sư quản nhiệm 1 nhà thờ ở Nam Cali), điều này chứng tỏ 10 người mà không thắng nổi 1 người, đành phải bỏ chứ đâu phải vì mưu lươc của tướng Trà… Tầu. Lọt vào thị xã XL chỉ là những toán lẻ tẻ, bộ đội chủ lực chưa “chọc thủng” được 1 phòng tuyến nào.
Một đôi điều nho nhỏ về trận XL. Ngay sau khi trận mưa pháo đầu tiên lúc 5 giờ sáng ngày 9-4-75 chấm dứt, xe tăng ‘bên thắng cuộc” dàn hàng ngàng băng qua phi trường tiền chiếm BCH/TKLK cách đó khoảng 400 mét, họ tưởng là dễ nuốt. Phòng tuyến này thuộc trách nhiệm của TĐ 82 BĐQ hình như Tiểu Đoàn Trưởng là Th, Tá Vương Mộng Long, vị Tiểu Đoàn Trưởng đã dùng chiến thuật “độn thổ” để tiêu diệt tăng địch, ông cho đào hố cá nhân ngụy trang, chờ cho những con cua càng bò qua đẩu đúng thời điểm mới phát pháo lệnh, những chàng dũng sĩ mũ nâu đồng loạt trồi lên dùng M72 thoải mái thổi banh càng từng con đem rang muối. Vị TĐT đởm lược này cùng với các dũng sĩ TĐ82/BĐQ đã sát cánh với lực lượng cơ hữu TK/LK góp phần không nhỏ giữ vững thành Long Khánh, sau 2 đợt tấn công của hàng chục ngàn quân Miền Bắc. Long Khánh đã hoàn toàn yên tĩnh, đột nhiên được lệnh bỏ thành rút quân, Bộ Chỉ Huy/TKLK theo Liên Tỉnh Lộ 2 rút về Bà Rịa, đến Dốc 30 bị phục kich, Bộ Chỉ Huy tan hàng, Đại Tá Phúc và 1 số sĩ quan tham mưu bị bắt tại đây khoảng 5 giờ sáng ngày 20-04-75. Trong suốt trận tử thủ, vị chỉ huy khả kính hầu như luôn luôn có mặt ở tuyến đầu sống chết cùng binh sĩ của mình, chính điều đó mà tất cả những quân nhân dưới quyền trực tiếp chỉ huy của ông trong trận tử thủ thị xã Xuân Lộc đã một lòng sống chết cùng ông.
Đại Tá Phúc, một người hùng bị bỏ quên, phần đời của ông sau khi mất nước và không kể những năm dài trong tù, còn lại là những tháng ngày cô đơn tủi hận, sống trong thiếu thốn ê chề. Sau khi đi tù về, ông cũng nộp đơn đi Mỹ chương trình HO, nhưng không hiểu sao bị phía Mỹ từ chối ??? Mãi đến năm 2005 ông và phu nhân mới qua Mỹ theo diện đoàn-tụ do một người con trai bảo lãnh. Khi tới Mỹ, những người thuộc quyền cùng ông tử thủ LK năm xưa đã góp tiền để mua vé máy bay mời 2 ông bà qua chơi Cali (ông bà ở bang khác). Qua điện thoại, ông nhận lời và cho biết một vài báo, truyền hình Mỹ, cả đài BBC nữa muốn phỏng vấn, ông nói chờ lịch trình phỏng vấn xem sao đã. Sau đó mấy tuần, bà vợ khám sức khỏe theo thủ tục thì phát hiện 1 bệnh ung thư giai đoạn cuối. Vì không phải diện tị nạn nên không được hưởng bảo hiểm sức khỏe, dù trên 65 tuổi nhưng người bảo lãnh phải lo cho ông bà đến khi có quốc tịch Mỹ, con trai ông lại không phải triệu phú, thế là ông quyết định đưa bà về lại VN chữa thuốc Nam. Số tiền những đàn em ông góp chi phí cho ông bà chuyến đi họp mặt được dùng để mua vé máy bay cho 2 ông bà về nước. Sau đó vài tháng, được tin bà đã mất, và ông đã ở lại chờ ngày theo bà chứ không qua Mỹ nữa.
Thưa Chú Phúc, lẽ ra con không được nói những điều mà chú không cho phép nói về chú. Nhưng bất công quá, sự bất công từ phía bên này, sự độc ác từ phía bên kia…Thà rằng con lạc lõng nơi xứ người. Còn chú, sao xa lạ trên chính quê hương mình.
Chân thành cám ơn @ Dân Đói!
Tôi là một trong hằng triệu Dân No đã…vô tình,..cố tình…Đành Lòng quên đi những công ơn,xương máu của Quân Lực VNCH !
Nhờ Dân Đói kể lại và những sự thật được tiết lộ sau nầy, để thấy sự bất công từ phía bên nầy, sự ác độc từ phía bên kia mà những chiến sỹ VNCH đã hy sinh gánh chịu cho chúng tôi được sống Tự Do ,Ấm No !
Dân No xin cúi đầu tạ lỗi trước Vong Linh những Anh Hùng VNCH đã chết cho Miền Nam Tự Do !
Một lần nữa cám ơn ông Dân Đói
Xin chia sẻ nỗi đau thương, mất mát của Đại Tá Phúc và gia đình.
Đau thương của Đại Tá Phúc chỉ là một trong muôn vàn đau thương của hàng vạn, hàng triệu gia đình khác ở miền Nam do “Bên Thắng Cuộc” gây ra. Đã có khi nào những người lãnh đạo “Bên Thắng Cuộc” dành một phút suy tư như Huy Đức để sám hối và hàn gắn vết thương dân tộc?