WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo ‘lề phải’ bàn về “Bên Thắng Cuộc”

LTS: Bên Thắng Cuộc- cuốn sách vừa ra mắt của Huy Đức- đã gây lên cơn sốt với người đọc trong và ngoài nước qua việc đặt mua ấn bản online. Các trang mạng ‘lề trái’ đã có nhiều bài bình sách, nhưng đây có lẽ là bài đầu tiên trên một trang ‘lề phải’.

—————————————-

Cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử

(PL)- Chưa bàn đến những chi tiết cụ thể của cuốn sách này, góc tiếp cận của tác giả đã khó vươn tới điều mình muốn: Hiểu đúng về bản chất của cuộc chiến tranh.

Bên thắng cuộc là cuốn sách gồm hai tập của Huy Đức. Phần I với tựa đề Giải phóng đã phát hành trên mạng Internet từ trung tuần tháng 12-2012. Nội dung xoay quanh những diễn biến tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất 30-4-1975. Lời đầu sách, tác giả viết “không ai có thể bước tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ. Nhất là một quá khứ chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

Ngày thống nhất

30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”.

Ngay những dòng đầu tiên của chương đầu tiên, tác giả đã gói cuộc chiến chống ngoại xâm vỏn vẹn vào 20 năm. Song cuộc kháng chiến ấy thật sự bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước đó, khi người lính đầu tiên của quân xâm lược Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam. Từ đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, người Mỹ đã bộc lộ âm mưu can thiệp vào Việt Nam từ trận Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến giành độc lập vì vậy đã trải qua thêm một chương bi tráng và khốc liệt: chống Mỹ.

Sự thật không thể phủ nhận là người Pháp đã khởi đầu chiến tranh, người Mỹ thay vai chuyển nó sang một giai đoạn khác và cả dân tộc này đã đổ máu xương để kết thúc nó. Không phải chỉ có 20 năm và càng không thể là cuộc chiến“da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” như Huy Đức đã viết.

Lịch sử diễn ra liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này, người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất nước ta. Dù vậy, người Mỹ không thể phủ nhận sự thật là người Việt đang chiến đấu vì Tổ quốc mình.

Bìa cuốn sách Bên thắng cuộc do Huy Đức xuất bản với tư cách cá nhân và phát hành trên mạng Internet tháng 12-2012.

Bìa cuốn sách Bên thắng cuộc do Huy Đức xuất bản với tư cách cá nhân và phát hành trên mạng Internet tháng 12-2012.

Cuộc chiến giành độc lập của người Việt Nam thực sự đã nổ ra từ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 với rất nhiều cuộc khởi nghĩa và những phong trào đấu tranh, dù bị đàn áp, thất bại nhưng chưa bao giờ quy phục. Những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Vì thế, nó là cuộc chiến không của một chính thể mà của cả dân tộc. Càng không là cuộc chiến của miền Bắc XHCN với nửa nước còn lại. Vì thế, 30-4-1975 là ngày đất nước thống nhất sau hơn một thế kỷ bị xâm lược, đô hộ và chia cắt, không phải “Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Đó không phải là chiến thắng của một “bên thắng cuộc” hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia.

Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.

Viết về chiến tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại.

Ngày cuối chiến tranh và “tù cải tạo”

Huy Đức viết: “Cuốn sách này bắt đầu từ những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”.

Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc” bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.

Hơn 10 năm trước, một đoàn làm phim của hãng BBC qua Việt Nam, họ muốn làm một bộ phim về ngày cuối chiến tranh từ trận đánh cầu Rạch Chiếc. Nơi đó, trong ba ngày cuối cùng, một đơn vị bộ đội biệt động đã quần nhau với hai tiểu đoàn Trâu Điên giữ cầu và nhà máy điện Thủ Đức cùng với lực lượng chi viện hùng hậu. Nhiều người lính đã hy sinh trên cầu để chiếc cầu, nhà máy điện được giữ nguyên, cửa ngõ ấy mở ra cho những đoàn tăng T.54 vào giải phóng và góp phần giữ nguyên vẹn Sài Gòn cho hôm nay. Và trong những ngày ấy, có rất nhiều sự hy sinh như thế của những người lính giải phóng.

Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959.

Cần phải đặt trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên thắng cuộc đã không làm hoặc không muốn làm điều đó.

Để có bản tin giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc.

Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa.

Trên đây chỉ là một số nhận xét về cuốn sách. Người viết không có ý định đi sâu vào tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết bởi nó không mới và không hẳn cần thiết. Tuy nhiên, đã có phản hồi bất bình của những nhân vật trong sách, từ cả hai phía, về tính chính xác của các sự kiện và cách trích dẫn cắt cúp, tách bối cảnh ra khỏi sự kiện để gián tiếp giải thích nguyên nhân theo chủ kiến của tác giả.

Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận. Với ưu thế là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, anh có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin. Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật.

NGUYỄN ĐỨC HIỂN

TP.HCM ngày 31-12-2012

————————————————-

Hợp tác xã và thời bao cấp

Không thể phủ nhận nền kinh tế bao cấp đã không còn phù hợp sau một thời gian áp dụng nhưng cũng không thể chỉ nhìn thời bao cấp ở những trì trệ trong những ngày cuối cùng của nó. Tại một giai đoạn lịch sử nhất định, nhất là tại miền Bắc trước năm 1975, nó đã góp phần quan trọng tạo nên một hậu phương vững chắc để phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Vì vậy khi phê phán hay rút kinh nghiệm đều cần phải đặt trong bối cảnh, thời điểm đặc biệt. Một doanh nhân đã nói: Có thể xem nền kinh tế bao cấp như một thai nhi nằm trong bụng mẹ. Thằng anh ra trước không thể chê trách thằng em mày có miệng, có mũi sao không thể tự ăn mà lại ăn qua dây rốn. Nhưng khi đã ra đời, sẽ là vô lý khi thằng em đã thành người mà vẫn phải nuôi sống mình bằng sợi dây rốn ấy. Thời bao cấp cũng cần được nhìn nhận như thế.

Bên thắng cuộc phê phán mô hình hợp tác xã ở miền Bắc trước giải phóng nhưng không nhìn thấy một điều: Nếu thời điểm ấy chia ruộng khoán ngay, những gia đình có con em đi bộ đội sẽ không còn nhân lực lao động. Ai sẽ yên tâm đi chiến đấu khi ở nhà không có người nhận khoán? Hợp tác xã đã giải quyết được vấn đề này và nhiều vấn đề khác vào thời điểm ấy.

3 Phản hồi cho “Báo ‘lề phải’ bàn về “Bên Thắng Cuộc””

  1. thanh says:

    Trần Thế Say là ai? Phải hiểu rằng sau giải phóng, tuy cuộc sống của người dân có khó khăn vì phải khắc phục hậu quả chiến tranh, song người Việt nam không ai phải làm hoặc được làm những việc như đi chém giết, tàn sát,đày đọa……chính người dân Việt Nam.Tôi xin hỏi nhà anh: Ai ? Ai? đã lê máy chém đi khắp Miền nam?Họ đã làm gì khi sử dụng cỗ máy chém ấy?Hàng vạn bộ đội MiềnBắc họ có lỗi gì trên đất nước của họ mà đi bộ đội từ 1967 đế bây giờ chưa trở về . Ai mang chất độc rải thảm để đến bây giờ hàng vạn trẻ thơ dị dạng. Mĩ, ngụy đã đối xử với nhưỡng người bị nhốt trong chuồng cọp, nhà tù Côn Đảo NTN? …/

  2. Phan BA says:

    Chúng ta nên để ý một điều này; trong khi giặc Trung cộng giết dân, cướp đất, cướp biển thì lũ việt cộng không chống lại chúng, miệng câm như bị đấm rụng răng, nhưng việt cộng lại dành tiền, dành sức không ngừng tấn công người Việt hải ngoại. Y chang như năm 1974! Trung cộng chiếm lãnh thổ VN, việt cộng càng đánh mạnh miền nam!

    Từ Nghị quết 36 dĩ đào vi thượng. Chúng chơi xỏ dùng số 36 rồi nhằm vào người bỏ chúng mà chạy nữa chớ!

    Vừa rồi gả anh tuấn với vụ Há Và trần nhân tông hoà giải, bị người ta từ chối nhận giải, bị vạch mặt, quê độ.

    Bây giờ lại cho một gả văn nô, răng vẩu, cũng tới Há Và và viết sánh ‘sự thật’!! lịch sử chiến tranh Vietnam theo hướng việt cộng!

    Lũ cò mòi bèn nhao nhau lên viết, làm bộ vừa khen, vừa chê; theo ông Bùi Tín là cuốn sách chỉ có 33% sự thật và đầy dẫy gian dối. Một nửa sự thật là đã gian rồi mà gả này chỉ nói 33% sự thật. Có lẽ gả răng vẩu này ghiền bia 33 của Pháp!

    Một điều hết sức gian xảo, là lũ cộng và cò mòi chỉa chính mũi giáo vào những người chống chúng nhất, vạch mặt chúng nhiều nhất: Những người biểu tình ở Cali.

    Theo tôi, những người biểu tình ở Cali là những người tốt nhất, sáng suốt nhất, năng nổ nhất. Có mấy triệu nạn nhân của cộng sản, hàng trăm ngàn người bị chết, bị điên, bị trầm cảm, tâm thần, hàng triệu người chống cộng âm thầm. Nhưng chúng chỉ đưa vài người có hành động thiếu suy nghĩ (có thể vài người này là do cá tính ngông), như tuột quần ra. Rồi gộp lại là tất cả người chống lũ gian ác là quá khích!

    Chúng còn lên án Lý Tống nữa chớ!!

    Tôi nghĩ Nên có một bài viết vinh danh những người biểu tình chống lũ ác nhân, và tay sai. Từ cô gái cầm lá cờ vàng cho tới người biểu tình chống văn công.

  3. Trần Thế says:

    ” lề phải ” Nguyễn Đức Hiển….đưa ra bằng chứng chuồng cọp ở Phú Quốc, Côn Đảo. Đó là sự thật, đó là tội ác mà dư luận, báo chí miền Nam và cả chín chính quyền VNCH cũng lên án. Tuy nhiên, đó chỉ là những hành động cá nhân của những cai tù: vì thân nhân của họ bị CS giết, nhân cơ hội họ trả thù, vì sự phản ứng một cách cuồng tín của những người cán binh CS khi bị giam giử, vì một số nhỏ cá nhân với bản tính ác độc.
    Tuyệt đối, chính quyền miền Nam không Chủ Trương hay ra lệnh thi hành sự tàn bạo đó ! Nhưng dù biện minh thế nào, trên pháp lý, lương tâm và đạo đức, chính quyền VNCH đã chịu trách nhiệm trước công luận miền Nam Tự Do và thế giới.

    “Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước ”

    Thật ra cái khó khăn….so với….của Nguyền Đức Hiển ở trên có nghĩa là cuộc….Phục Thù…chưa đạt tiêu chuẩn chứ gì, phải không ?
    Với hàng trăm ngàn Quân,Cán, Chính miền Nam đi tù ” cải tạo ” hằng chục năm, khi được thả về với thân xác và tinh thần tàn tạ!
    Với hằng triệu dân thường bị đuổi đi vùng kinh tế mới và nhà cửa tài sản của họ đã tạo dựng gần cả đời người bị tịch thu,chỉ vì cái tội là dân ” nguỵ “.
    Với hằng triệu người bị đẩy ra biển khơi cho bão tố, hải tặc,vì tội bị..” kềm kẹp ” dưới chế độ..” Mỹ nguỵ “.
    Với hằng Tấn này, đến Tấn nọ máy móc, vật dụng ( dân dụng, không phải vũ khí )mà Bộ đội, Cán Bộ đua nhau chở ngày, chở đêm về miền Bắc coi như chiến lợi phẩm!
    Không có con số thống kê chính thức,nhưng nếu đem…16 tấn vàng…mà ông Thiệu để lại trong Ngân Khố Quốc Gia của VNCH so với số tài sản khổng lồ của miền Nam bị những người…Giải Phóng..tịch thu…về miền Bắc thì chả thắm vào đâu cả!
    Chỉ trong một thời gian ngắn sau 30/4/1975, người dân hiền hoà miền Nam há hốc miệng nói với nhau rằng:
    Chúng ta thật sự ” bị giải phóng ” sạch sẻ rồi !
    Còn nữa, còn những chuyện kỳ thị, bạc đải,sỉ nhục..v.v..vô số kể mà trong một phản hồi ngắn không thể viết hết được.
    Nguyễn Đức Hiển là ai ? Dân thường sau khi đọc sách rồi phản hồi cho có ” vẻ ” dân chủ, hay giả dạng nhà văn,nhà báo, viết theo đơn đặt hàng của Bộ chính trị ở Hà Nội cũng không thành vấn đề.

    Vấn đề, nếu NĐH đã gánh chịu cuộc ” giải phóng ” đó cùng 20,000,000 dân miền Nam trong thời điểm ấy, thì phải thành thật công nhận rằng, đó là cuộc…Giải phóng Trả thù…vô cùng lời. Và NĐH cũng phải thành thật công nhận đó là Chủ Trương chính sách….Thực Dân Nội Địa….thành công nhất của Đảng Cộng sản Việtnam.

Leave a Reply to thanh