WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ta ăn Tết, sao cứ phải theo ai!

Dưới đây là ý kiến chủ quan của bạn đọc có tên Thanh Minh ở Hà Nội:

Dân tộc Việt Nam này không biết bao giờ mới tiến bộ hơn người đây, khi mà chỉ suốt ngày bàn chuyện “theo ai”. Chỉ nguyên chuyện nghĩ phải “theo ai” đó thì sự tiến bộ đã bị hạn chế rồi, vì tối đa thì cũng chỉ bằng người ta, làm sao “theo” mà muốn “vượt” được.

Vậy nên, nhân chuyện ăn tết “theo tây”, “theo ta” hay “theo Tầu” mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, tôi cho rằng chúng ta chẳng nên “theo ai” cả.

Tết là niềm vui, niềm mong đợi của cả người già lẫn trẻ nhỏ từ bao đời nay.

Tết là niềm vui, niềm mong đợi của cả người già lẫn trẻ nhỏ từ bao đời nay.

Về mặt tích cực mà nói, ý kiến của GS Võ Tòng Xuân có thể mới nghe thì không thuận tai, nhưng mức độ tiến bộ trong tư duy đã vượt xa hẳn tất cả những ai phản đối. Tư duy hướng đúng tới cái “tiến bộ, tiết kiệm, vì sự phát triển” hơn hẳn mọi tư duy “cổ lỗ sĩ, lạc hậu, bảo thủ” theo kiểu “giữ gìn truyền thống, văn hóa và bản sắc dân tộc”. Tôi cho rằng, riêng từ “bản sắc dân tộc” đã quá khó hiểu. Một cụm từ Hán chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng ai cũng nói như là “đúng rồi”, “hoành tráng”. Đọc mấy nhận xét trong hai bài của GS Võ Tòng Xuân và GS Hà Đình Đức thì đủ hiểu, Việt Nam mình còn quá nhiều người cổ hủ, lạc hậu, thích tiếp tục nhấm nháp những thứ “đã ăn rồi” hoặc thích ăn mãi thứ “đang nhai trong mồm” hơn tìm kiếm, thưởng thức những thứ mới mẻ.

Tôi xin không nói thêm về gốc gác tết ta, tết tây hay tết Tầu. Tôi cũng xin không phản đối cái gọi là “Tết” ở các dân tộc, cũng không nói rằng nó đẹp hay xấu. Cứ theo quy luật tự nhiên, đẹp cũng chỉ là thứ nhất thời, không cần giữ mãi và không thể giữ mãi. Đẹp giờ nhưng mai sẽ xấu, hoặc đẹp giờ, nhưng mai sẽ có cái khác đẹp hơn. Sẽ chẳng khác nào một anh hề khi khẳng định rằng tất cả cái gì của tôi, thuộc về tôi ngày hôm nay luôn là vẻ đẹp truyền thống trường tồn. Cũng chính vì tư tưởng “cái tôi của ngày hôm nay và ngày hôm qua” trường tồn nên bao nền văn minh một thời rực rỡ phải nếm trải sự biến mất mãi mãi. Sức mạnh ngày hôm nay sẽ không phải là sức mạnh của ngày mai các bạn ạ.

Thế giới thì thay đổi từng ngày theo quy luật không thể đảo ngược. Cả dân tộc ta cứ giữ mãi cái tư duy cùng nhau duy trì ngày hôm qua thì đúng là đi ngược lại quy luật của thế giới. Ai đi ngược quy luật đều trở nên hèn yếu và bị tổn hại. Vậy mới nói, Việt Nam hèn yếu, và dễ tổn thương lâu thế. Chỉ có một cách để dân tộc trở nên không hèn yếu, đó là sống theo đúng quy luật, đổi mới tiến bộ và liên tục.

Vậy thì cái đầu tiên trong tư duy phải thay đổi là không “theo ta” cũng chẳng “theo tây”. Theo ta thì giới hạn của sự tiến bộ là “ta của ngày hôm qua và ngày hôm nay”. Theo tây thì giới hạn cũng không khá hơn. Giờ bỏ hết chúng nó đi. Ta sẽ lọc lại cái gì là cần thiết để duy trì sự tồn tại cơ bản của xã hội, dân tộc và tập trung học tập, lao động, sáng tạo sao cho chắc chắn rằng tây sẽ ăn tết theo… ta.

Tôi là người sống ở cả nông thôn và thành thì cũng đủ lâu để hiểu, cái tết ta chẳng có nghĩa lý gì. Nhiều người vùng nông thôn cảm thấy ngao ngán khi phải nghỉ cả chục ngày ở nhà mà chả có gì làm. Chỉ bọn chơi cờ bạc là thích, ngày nào cũng rủ nhau xóc đĩa, đánh bạc, sát phạt nhau. Lại còn hội hè say sưa nữa. Những người trưởng thành thực không ai thích tết ta dài đâu. Những năm có vụ, họ đi cấy từ ngày mùng 2 luôn, vì ở nhà chán. Chúc nhau thì đi buổi mùng 1 là hết. Học sinh thì tổ chức cả lớp đi tới chúc tết thầy cô một ngày mùng 1 cũng hết luôn rồi.

Vậy thì, thà như GS Xuân, cứ mượn tết tây về xài đỡ đã. Sau này, có sáng kiến nào tốt hơn thì áp dụng. Chứ cứ tết ta cả 3 ngày tới 10 ngày thật quá lạc hậu và lãng phí.

Pages: 1 2

6 Phản hồi cho “Ta ăn Tết, sao cứ phải theo ai!”

  1. anh vy says:

    “Tôi là người sống ở cả nông thôn và thành thì cũng đủ lâu để hiểu, cái tết ta chẳng có nghĩa lý gì”
    Mất gốc rồi, Thanh Minh ở Hà Nội mà nói năng văn vẽ bốp chát quá, còn gì hồn cốt dân tộc? chắc chắn đem vấn đề này mà nói với các cụ, bố mẹ của bạn thì bị tống ra khỏi nhà, khỏi đón giao thừa. Bạn không biết cảm giác đêm 30, ngày đầu năm, ngày sum họp gia đình. Rất may tư duy này không hề có nhiều ở lớp trẻ ngày nay. Chao ôi, càng đọc càng sửng sôt. Loạn ngôn, chủ quan đến không chấp nhận được và có hơi xúc phạm các bài viết của các bậc tiền bối làng văn, làng báo

  2. anh vy says:

    “Tôi là người sống ở cả nông thôn và thành thì cũng đủ lâu để hiểu, cái tết ta chẳng có nghĩa lý gì”
    Mất gốc rồi, Thanh Minh ở Hà Nội mà nói năng văn vẽ bốp chát quá, còn gì hồn cốt dân tộc? hắc chắn đem vấn đề này mà nói với các cụ, bố mẹ của bạn thì bị tống ra khỏi nhà, khỏi đón giao thừa. Bạn không biết cảm giác đêm 30, ngày đầu năm, ngày sum họp gia đình. Rất may tư duy này không hề có nhiều ở lớp trẻ ngày nay. Chao ôi, càng đọc càng sửng sôt. Loạn ngôn, chủ quan đến không chấp nhận được và có hơi xúc phạm các bài viết của các bậc tiền bối làng văn, làng báo

  3. Nhàn says:

    Tại sao ta phải ăn Tết theo ai? Nếu vậy nếu tổ chức Tết theo Tây Phương có theo tục lệ của Tây Phương không? Chẳng lẽ không có?
    Theo tôi Tết chỉ là một dịp để gia đình đoàn tụ mà thôi, bắt đầu ta bắt chước theo Tầu, lâu dài nó trở thành phong tục của ta, cũng như bao nhiêu thứ trên đời ta đã bắt chước những dân tộc khác và những dân tộc khác bắt chước ta. Nếu sợ bắt chước như vậy thì điều đầu tiên tác giả nên đừng dùng chữ Latin, máy computer nữa, cũng đừng dùng thuốc (medicines) của Tây nữa. Có được không?
    Đời sống con người là vậy, xã hội nầy bắt chước xã hội khác dần dà nó trở thành tục lệ chung, giá trị chung. Giả thử ta không muốn ăn Tết theo âm lịch nữa, và bắt đầu ăn Tết Dương Lịch như dân Tây, vậy thì cũng là bắt chước họ thôi. Chẳng lẽ bắt chước Tây thì được nhưng bắt chước như Tầu thì không được?
    Nếu bảo việc nghỉ Tết Ta không tốt cho việc thương mại vì khi ta nghĩ người Tây làm việc, thế khi Tây nghĩ ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ta có bắt chước họ nghỉ không?
    Chẳng có gì phải càm ràm khó chịu về điều khoản hoặc tục lệ nầy cả vì thật sự xã hội con người cần những tục lệ như vậy để con người có giây phút nghỉ dưỡng thoải mái, giải lao vui vẻ gặp gở và quây quần quanh người thân và bạn bè…
    Cái tốt hơn hết, cứ thấy lễ nào lạ, muốn tổ chức để học hỏi văn hóa người, hoặc chọn dịp cho cộng đồng vui chơi với nhau, thế đời mới vui và có ý nghĩa. Như ăn cơm ăn một mình đâu thể nào bằng ăn cơm với gia đình với người thân. Có dịp nghỉ dưỡng sức cũng là tốt thôi, chứ sợ nhất là thời nay con người chạy theo đồng tiền không có lúc nghỉ ngơi tụ họp với gia đình, đó mới là điều đang tiếc và thiệt thòi nhất cho cuộc sống của con người.

  4. VoMinh says:

    Chẳng có cái gì có nghĩalý gì cả! Cái gì là ”nước VN?”, cái gì là ”người VN?”, cái gì là ”Tết VN?”… tất cả đều là do anh cảmnhận, do anh tự địnhnghĩa lấy cho anh, và còn tùy theo tuổitác, thờigian khác nhau nữa kìa! Ngày xưa còn bé nghĩ khác, lớn lên nghĩ khác và lúc về già lại nghĩ khác… nay mai chết đi là mất hết, cát bụi..
    rồi lại sinh ra ở đâu đó… biết đâu là ở bên Tàu chẳng hạn, khi nghĩ về VN lại muốn tìm đủ mọi cách để thôn tính, chiếm đóng… vì cho rằng chỉ có như thế mới giúp pháttriển và làm giàu, làm mạnh cho VN thôi!!!???

  5. Văn hóa says:

    Bàn về Tết (Tết ta) thực là chuyện khó bàn. Muốn nói gì ở cấp độ nào thì cũng phải coi lê tư kiến, không thể bàn cãi về nhận định. Tư kiến của người viết (xin tạm tý ti về élémentaire cũng có, nam bắc giao hòa 1954 cũng có, tị nạn cũng có) về Tết ta, theo văn hóa xa xưa vì người dân nghèo, làm lụng quanh năm không ngưng nghỉ vì thế ngày Tết chính là ngày nghỉ ngơi cũng là ngày nhớ lại từ tổ tiên trở xuống hoặc người tha phương cầu thực thì cũng gồng gánh trở lại quê hương để đoàn tụ. Vì lẽ đó nơi thôn quê có nhiều tục lạ như không đụng chạm tới sức lao động ( cấm quét nhà vì sợ cả năm nhiều kiến v..) mục đíc để nghỉ ngơi. Nhất là quanh năm không có ngày nào nghỉ chỉ quanh quẩn với ruộng đồng (95% nông dân). Còn nếu bàn ngày nay thì tục lệ đã biến đổi theo thời gian và kinh tế tuy nhiên nông thôn vẫn chiếm đa phần, số người giầu có tăng theo đà đô thị hóa. Tuy nhiên Tết (ngày đầu năm ) của dân tộc nào đều là định vị của chu kỳ thời gian vì thế thuộc vào văn hóa của dân tộc đó. Tương tự Tết ta cũng vậy, tuy nhiên Tết nào cũng đem lại cho kinh tế một mùa sáng sủa hơn và người dân thấy hạnh phúc hơn trong những ngày đã qua. Nhất là tôn giáo được duy trì trong đời sống tâm linh (lễ hội). Vì thế Tết vẫn là Tết

  6. lequan says:

    ‘ Tôi là người sống cả ở nông thôn và thành thị thì cũng đủ lâu để hiểu , cái tết ta chẳng có nghĩa lý gì ”
    Cái Tết ta chẳng có nghĩa lý gì ……. Tôi có người bạn vượt biên sống ở Australia , năm 2008 về VietNam , gửi cho tôi email ” Saigon còn đó nhưng người Saigon đi đâu mất rồi ” Đọc nhân xét của người viết về Tết VietNam tội giật mình và buồn vô hạn không biết người viết có còn là người VietNam không . Nước VietNam còn đó nhưng trời ơi người VietNam còn được bao nhiêu người ?

Leave a Reply to VoMinh