WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

5-Sach-eac52
Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh năm 1962 tại Hà Tỉnh, năm nay 51 tuổi. Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng sản Bắc Việt xô sập cổng Dinh Độc Lập tại Sài gòn và chấm dứt cuộc nội chiến ông mới lên 13, một tuổi còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa lịch sử của nó.

Ông nhập ngũ năm 17 tuổi và trở thành sĩ quan, công tác một thời gian tại chiến trường Cambodia, trước khi trở về làm báo. Năm 2005, ông được chính quyền Hà Nội gởi đi tu nghiệp tại Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2006 về nước, tiếp tục làm báo. Năm 2012 ông lại được gởi qua đại học Harvard, một đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ để nghiên cứu về “phân tích chính trị”. Gởi học viên đi tu nghiệp tại các nước tư bản là một phần trong chương trình đào tạo chính quy các nhà lãnh đạo tương lai tại Trung quốc khi thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa” (1). Ông Huy Đức đang ở Hoa Kỳ khi cho xuất bản bộ sách “Bên Thắng Cuộc”

Theo tác giả, khi có cơ hội tiếp cận với miền Nam, anh –cũng như bà Dương Thu Hương – nhận thấy miền Nam không giống gì với những điều đảng Cộng sản Việt Nam đã dạy dỗ anh. Từ năm 1980, vừa làm báo anh vừa để tâm thu thập tài liệu để viết một tài liệu về cuộc chiến Việt Nam để tự trả lời các thắc mắc của chính anh đối với các hiện tượng chính trị và xã hội trước mắt. Và công việc biên soạn này trở thành một thúc bách khi tình hình khối Cộng sản quốc tế biến chuyển một cách căn bản .

Tại Liên bang Xô viết, Gorbachev đề ra chương trình cởi mở chính trị “glasnost” và cải tổ hành chánh “perestroika” đưa đến sự sụp đổ của Đông Âu. Năm 1986 tại Đại Hội 6, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định “đổi mới”. Và cuối thập niên 1980 Liên bang Xô viết sụp đổ, đảng Cộng sản Liên xô bị giải tán.

Huy Đức có cơ hội và được phép sưu tầm tại liệu cũng như tiếp xúc và phỏng vấn các nhân vật chính yếu của chế độ cho thấy anh được khuyến khích và giúp đỡ. Một luồng tư tưởng mới hay một sáng kiến ở sau lưng dự án?

Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” hoàn tất năm 2012 được Huy Đức trình bày thành 2 cuốn. Cuốn I “Bên thắng Cuộc: Giải phóng”, cuốn II “Bên Thắng Cuộc: Quyền bính”. Hai cuốn sách gộp lại dày 1000 trang cỡ chữ 11, gồm 22 Chương, 195 Danh Mục Tác phẩm và 52 Hồi ký, Bản thảo truyền tay trong nước được dùng để tham khảo, với 1262 mục chú thích . Phần chú thích (Cuốn I 82 trang, cuốn II 66 trang) tổng cộng 148 trang là một phần không thể tách rời với bộ sách. Tác giả để riêng ra để cho phần trình bày có tính liên tục.

Bộ sách của Huy Đức là một tác phẩm đồ sộ. Đồ sộ ở bề dày của nó đã đành, nó còn “đồ sộ” ở chỗ tác giả của nó là một người Cộng sản nhưng không viết để ca ngợi chiến thắng và tuyên truyền cho tính vô địch của chủ thuyết Mác- Lê Nin.

Cuốn sách là một tài liệu lịch sử mặc dù tác giả không trình bày dưới lăng kính của một nhà viết sử. Tác giả đóng vai một bác sĩ giải phẫu mổ xẻ một cơ thể, trình ra những sự kiện lịch sử có chứng liệu. Trong đó những nhân vật lịch sử suy nghĩ, hành xử và thao tác trước thực tế khách quan.

Cuốn sách trình bày một cuộc sống lịch sử có tính nhân sinh sống động. Qua đó người đọc đôi khi thấy quy luật của cuộc sống át hẵn quy luật lịch sử. Ông Võ Văn Kiệt, ông Đỗ Mười, ông Lê Duẫn …, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Kissinger … , ông Võ Nguyên Giáp , ông Văn Tiến Dũng … tuy vẫn còn là những Thủ tướng, những Tổng Bí thư, Tổng thống, Cố vấn chính tri …, những ông Tướng … nhưng chính yếu dưới ngòi bút của Huy Đức là những con người bằng xương bằng thịt lấy những quyết định lịch sử của mình liên quan đến cái sống và cái chết của hằng trăm ngàn người khác như một con người trước thực tế sinh động và hạn chế của nó.

Những ai quan tâm đến những biến chuyển của lịch sử diễn ra trên đất nước chúng ta trong 60 năm qua tìm thấy qua bộ sách “Bên Thắng Cuộc” một bức tranh hậu trường trọn vẹn bên phe xã hội chủ nghĩa. Tác giả gạn lọc và trình bày một bức tranh nối kết sự kiện này với sự kiện khác một cách nhân quả (causal). Đối với các nhà nghiên cứu, cuốn sách cung cấp những sử liệu về người và việc từ trước đến nay không có sẵn sàng như vậy.

Cuốn “Bên Thắng Cuộc” là một cuốn sách nói về những cay đắng của người thắng cuộc. Thắng xong mới thấy mình mới là kẻ bại trận. Cuốn sách cũng chứa đựng những oái oăm của cuộc sống . Chỉ riêng mối tình của Lê Duẫn với bà Nguyễn Thụy Nga người vợ thứ do Đảng cưới cho ông tại Cà Mâu năm 1948 trong thời gian chống Pháp đã có đủ chất liệu cho một thiên tình sử. Ông Duẫn có những ngày hạnh phúc với bà Nga khi ông còn lãnh đạo phong trào Cộng sản ở miền Nam trước Hiệp Định Geneve năm 1954. Năm 1957 khi ông được điều ra Bắc trở thành Bí thư thứ nhất của đảng với quyền uy chính trị chỉ sau ông Hồ Chí Minh ông đã không bảo vệ nổi bà Nga trước lối sống công thức giữa một thủ đô vừa lấy lại trong tay người Pháp và áp lực của người con gái lớn của bà vợ cả. Bà Nga được gởi đi học và sống một mình ở Trung quốc 5 năm, sau đó trở lại miền Nam tham gia cuộc đấu tranh chống chính quyền miền Nam. Vợ ông Võ Văn Kiệt, bà Trần Kim Anh và hai con nhỏ bị bom chết năm 1966 trên đường di chuyển từ Bến Cát đến căn cứ Củ Chi ông Kiệt gặp khó khăn trong đời sống gia đình cho mãi đến năm 1984 khi cưới bà Phan Lương Cầm, con ghẻ tướng Phan Tử Lăng và vẫn không yên với dư luận vì bà Cầm quá mới! Tách chúng ra khỏi cuốn sách đó là những mối tình rất con người. Nó bị cọ xác và đầy đọa bởi chiến tranh, phân ly, ghen tuông, quyền lực và phong tục tập quán.

Tôi còn nhớ một bi kịch xẩy ra tại trại cải tạo Lam sơn, trong tỉnh Khánh hòa khi tôi đang bị giam tại đó cuối năm 1975 giữa một cán bộ Cộng sản và một Trung úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa trẻ tuổi. Trong một buổi lên lớp khi người cán bộ xỉ vả học viên là phản bội tổ quốc, viên Trung úy đứng lên nói, anh không phản bội ai cả. Anh nói: “Nếu Mẹ tôi sinh tôi ra trên vĩ tuyến 17 thì bây giờ tôi cũng đang đứng chỗ của anh và có thể đang mắng nhiếc anh là phản quốc.” (2)

Trong thời gian sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, người Pháp trở lại, nhưng một số vùng như Thanh-Nghệ -Tỉnh, Bình Định-Phú Yên, Cà Mâu -Đồng Tháp vẫn nằm trong vòng kiểm soát của phe kháng chiến do đảng Cộng sản lãnh đạo, và nhiều thanh niên vì điều kiện địa lý này đã ở bên này hay bên kia và có khi anh em một nhà biến thành kẻ thù bắn giết nhau. Bên thắng hay bên thua chỉ là ngẫu nhiên của lịch sử và may mắn hay rủi ro của từng số phận. Cái còn lại là cái tâm.

Nhưng có cái tâm tốt chưa chắc vượt ra khỏi nghịch cảnh. Sau năm 1975 ông Võ Văn Kiệt giữ chức vụ lãnh đạo tại Sài gòn- Gia Định ông cũng phải ngăn sông cấm chợ để cho dân Sài gòn nằm trên vựa lúa mà đói. Guồng máy buộc ông làm vậy nếu ông không muốn bị kết án là phản cách mạng, phản bội nguyên tắc kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa! Nhưng ít nhất ông Kiệt còn trăn trở tìm lối thoát ra khỏi cái gông tự tròng vào cổ mình của đảng. Bên cạnh còn biết bao kẻ tầm thường tin tưởng tuyệt đối chủ thuyết Mác Xít: Đỗ Mười, Võ Chí Công, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh … Thật khó mà định giá những nhân vật như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Lê Đức Thọ … để biết họ muốn gì. Họ là những tay “ma nớp” quyền lực như một thú vui trong khung cảnh lịch sử mà họ đang sống?

Huy Đức vẽ con người rất con người và các sử gia nếu muốn nghiên cứu các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam thì bộ sách của Huy Đức là một nguồn tài liệu phong phú muôn màu muôn vẻ.

Nhưng nét nổi bật nhất của bộ sách là đường nét ngây ngô của bộ máy Đảng. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, ngăn sông cấm chợ, sở hữu công của tư liệu sản xuất, đất đai thuộc về toàn dân là những nhát búa đảng Cộng sản tự đập vào chân mình.

Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” cho thấy trong thập niên 1980 đảng Cộng sản Việt Nam đã vùng vẫy để thoát hiểm trước cơn giông tố đang làm lung lay tận gốc phong trào cộng sản thế giới. Gorbachev tại Liên xô. Đặng Tiểu Bình ở Trung quốc với “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng tốt miễn là bắt được chuộc”. Thắng cuộc, nhưng Việt Nam phải “đổi mới” để tồn tại. Nhưng “đổi mới” mà không có chính sách. Chỉ có những bước mò mẫm trong sương mù của “kinh tế thị trường” không định hướng, ngoại trừ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để níu kéo lĩnh vực quốc doanh cứu đảng.

Kết quả duy nhất của sự đổi mới mà vẫn duy trì chế độ độc đảng là làm cho dân “có gạo ăn” nhưng không xây dựng được tiềm năng của quốc gia. Chính sách của quốc gia dựa vào trí tuệ giới hạn nếu không muốn nói là kém cỏi của “Bác” của anh Ba, anh Sáu, anh Mười … một cách rất là tùy tiện.

Bộ sách của Huy Đức có một nét đặc thù là không những bày ra cái yếu kém của chủ nghĩa Mác, mà còn bày ra cái yếu kém của người Việt Nam. Người Việt Nam thông minh, nhưng thiếu cái nhìn lớn và vọng ngoại. Dân khổ triền miên vì vậy.

Nhìn bộ sách đồ sộ của Huy Đức khó mà nghĩ một cách đơn giản rằng đó là thành quả của một cá nhân. Anh Huy Đức dù xông xáo cũng khó tiếp cận với tài liệu nhất là tiếp cận phỏng vấn các nhân vật đang nắm quyền lực mà thói quen sinh hoạt của đảng là mật, cái gì cũng là mật.

Năm 1967 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara trong khi điều hành cuộc chiến Việt Nam nhận ra sự phi lý của cuộc chiến mà quốc gia và cá nhân ông đang vướng vào, ông kín đáo cho lập một Ủy ban nghiên cứu các biến chuyển từ năm 1945 dẫn đến cuộc chiến tranh. Tài liệu nghiên cứu được gọi là “Hồ sơ của Lầu Năm Góc” (The Pentagon Papers). Bộ sách của Huy Đức có nét tương tự của Pentagon Papers. Phải chăng mục đích của bộ sách là thu thập dữ kiện một cách khách quan để tìm ra nguyên ủy của các mâu thuẫn ngự trị trên đất nước Việt Nam? Cái khác bề ngoài phải chăng là công việc truy tìm này được giao phó cho Huy Đức như một nghiên cứu cá nhân?

Bộ sách của Huy Đức phanh phui ra các dữ kiện tự nhiên từ việc này dẫn đến việc khác cho thấy tại sao chúng ta là nạn nhân. Nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử, nạn nhân của các tranh chấp quốc tế, và trên hết là nạn nhân của chính tầm nhìn kém cỏi của chúng ta.

Nếu tài liệu “The Pentagon Papers” đã giúp cho nhân dân Hoa Kỳ vượt qua “Hội chứng Việt Nam” để nhanh chóng hóa giải căng thẳng và sự chia rẽ trong xã hội do cuộc chiến Việt Nam gây ra thì bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức cũng có thể là một liều thuốc hóa giải sự chia rẽ dân tộc Việt Nam giữa người thắng kẻ thua.

Câu hỏi then chốt là chúng ta đã sẵn sàng để hòa giải với nhau chưa?

Trong phần kết thúc cuốn sách tác giả kết luận: “Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân là nền tảng hình thành chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được “Nhân Văn Giai Phẩm, tránh được biết bao cuộc binh đạo xung đột trong nội bộ gia đình”.

Và giờ đây đảng Cộng sảnViệt Nam vẫn còn duy trì Điều 4 Hiến pháp nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước, đảng vẫn chưa trả quyền tự do ngôn luận cho dân, đảng vẫn còn ràng buộc với ý thức hệ Mác xít chưa chịu trả quyền tư hữu và quyền sở hữu đất đai lại cho dân thì rõ là chưa có cơ hội hòa giải dân tộc.

Nhưng con đường thiên lý nào cũng phải bắt đầu bằng dặm đầu tiên. Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là bước bắt đầu và là một bước tích cực của quá trình hoà giải dân tộc.

Jan 23, 2013

© Trần Bình Nam
© Đàn Chim Việt

———————————

Chú thích:

(1): Theo The Life of the Party: The Post Democratic Future Begins in China của Eric X. Li – Foreign Affairs Jan-Feb. 2013
(2) Cán bộ trại đã phạt nhốt viên Trung úy vào thùng sắt, loại connex quân đội Mỹ dùng chuyên chở quân dụng.

21 Phản hồi cho “Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức”

  1. bui le says:

    Tóm lại tôi thấy,
    - Bên thắng cuộc thì được giãi phóng. Còn bên thua cuộc thì bị Bắc hóa :-)))
    - Bên thắng cuộc thì bị mất đất cho Tàu, bên thua cuộc thì chạy ra ngoài sống “-)))
    khaaaaaaa, Cũng may có mấy thằng bần cố nông việt cộng thành ra tớ mới thấy
    tại sao VN luôn luôn là một third world country!

  2. Ông già Cali says:

    Câu hỏi then chốt là chúng ta đã sẵn sàng để hòa giải với nhau chưa?

    Chà câu hỏi này thật khó trả lời!

    Để tôi coi, thằng ăn cướp, nó xâm vào nhà cướp của, lấy nhà, đuổi tôi, đày đoạ tôi, chút xíu nữa thì tôi chết, tôi trốn thoát, nó mắng tôi.

    Nếu tôi còn ở xứ của nó làm chủ, thì nó dùng đường lối ‘sở hữu toàn dân’, thì khỏi phải ‘hoà hợp, hoà giải’; nhưng vì tiền tôi ở trong nhà bank của Mỹ, nó vói không tới, nên nó tìm cách hoà giải.

    Tôi nghĩ nếu tôi là loại đầu heo, ham ăn và ngu đần, hoặt mau quên như ruồi thì tôi sẽ ‘hoà giải’.

    Con tôi còn nhỏ nhưng tôi đã dạy nó nên chơi với loại người nào, tránh loại người nào rồi. Tử vi tàu đúng lắm, có loại chó, loại heo, loại rắn, loại bò.

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Với tôi ư ?

    Tôi xin chủ quan mà rằng: Bản thân tôi, gia đình tôi, họ hàng làng nước nhà tôi, bạn bè thân hữu của tôi, hàng xóm làng giềng của tôi …. nói chung nhiều lắm, đã HIỂU CỘNG SẢN KHÔNG QUA TỪ CHƯƠNG SÁCH VỞ, MÀ BẰNG THỰC TẾ ĐÃ TRẢI NGHIỆM!

    Tôi tự thấy chả cần tìm hiểu thêm gì các ông bà gọi là “cuốc ra” quốc gia cũng như các ông bà gọi là “cuốc mả ông bà cha mẹ tổ tiên” là CS.

    Vả chăng chúng ta còn nhớ câu “thiệu” gối đầu giường: ĐỪNG NGHE MÀ HÃY NHÌN CHO KỸ !

    Hiểu thế thì chả cần tranh cãi vô bổ mất thì giờ về một quyển sách, một bài giới thiệu, một vài lời còm rồi cãi nhau như mổ bò, để rồi quên đi thực tại cấp bách trước mắt !

    Thí dụ các dissidents, những bloggers lề trái đang bị đàn áp tơi bời khói lửa !
    Những sôi sục đòi hỏi một cuộc CÁCH MẠNG DÂN CHỦ DÂN SINH đang trào dâng trong nước !

    VŨNG LÊN NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG
    THỀ CỨU LẤY NƯỚC NHÀ NGUYỆN HY SINH ĐẾN CÙNG
    CẦM GƯƠM ÔM SÚNG XÔNG TỚI
    VẬN NƯỚC ĐÃ TỚI RỒI BÌNH MINH GIEO KHẮP NƠI
    NGUYỆN CẦU TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC SANG TƯƠI MUÔN ĐỜI

    Lại Mạnh Cường

  4. noileo says:

    “Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là bước bắt đầu và là một bước tích cực của quá trình hoà giải dân tộc.”(Trần Bình Nam says)

    Thành thật khuyên Trần Bình Nam, nếu có lòng yêu Huy Đức & BTC, chớ có áp đặt cho Huy Đức & BTC cái vai trò “tên lính xung kích” trên mặt trận “hòa giải hòa hợp” bịp bợm của bọn cộng sản VN – HCM vong ban ngoại lai tay sai tàu cộng và Trần Bình Nam !

  5. Vũ Duy Giang says:

    Tác giả bài viết TBN đã điểm trúng”mạch”khi viết:”Bộ sách của Huy Đức có một nét đặc thù là không những bầy ra cái YẾU KÉM của chủ nghĩa MÁC,mà còn bầy ra cái yếu kém của NGƯỜI VN.Người VN thông minh,nhưng THIẾU cái NHÌN LỚN,và VỌNG NGOẠI…cho thấy chúng ta là nạn nhân.NẠN NHÂN của hoàn cảnh lịch sử…của các tranh chấp QT,và trên hết là NẠN NHÂN CỦA TẦM NHÌN KÉM CỎI của chúng ta”.

    Nhưng chính Huy Đức và CSVN cũng thiếu tầm nhìn xa là Liên Sô và TC dùng chủ nghĩa Mác-Le làm phương tiện để quy tụ các nước đồng minh Đông Âu,hay các nước thuộc địa Á-Phi với họ,để chống lại bao vây của các nước tư bản Âu Mỹ,còn CSVN sử dụng để cướp chính quyền,rồi để tiếp tục tiến lên”thế giới đại đồng” do TC lãnh đạo và”sỏ mũi”VC với”16 chữ vàng,và tứ hảo”để bắt CSVN
    “bán đất,nhượng biển”.

    Nhìn xa qua các nước khác,thì TQ hiện có 8 đảng(ngoài đảng CSTQ)được phép hoạt đông(mà Tập Cận Bình đã tiếp xúc,ngay sau khi được phong làm”thừa kế”của CT.Hồ TQ!),nhưng vẩn chỉ có đảng CS nắm quyền.Về quyền”sở hữu đất đai” thì ở nước Anh,đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu duy nhất của Hoàng Triều nước này.

    Vậy có lẽ chưa nên vội đặt 2 vấn đề này làm điều kiện”hòa giải”,mà đã có người giận dỗi rằng”Em chả hòa giải được,anh đi đường anh,tôi đi đường tôi”. Đừng vội vã “tửơng bở”,thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ!

  6. nguyễn hiền says:

    Tôi không hiểu tại sao Thiếu ta Hải Quân Trần Văn Sơn thường hay nhắc tới chuyện ‘Hòa giải dân tộc’? Trước năm 75, với tư cách là Dân Biểu QH, ông đã đi theo con đường ‘hòa giải’ và miền Nam rơi vào tay cs, còn bây giờ con đường ‘hòa giải’ của ông sẽ đưa đất nước đến đâu?

  7. Huong Nguyen says:

    Tôi chưa đọc cuốn Bên Thắng Cuộc của tác gỉa Huy Đức. Nhưng qua những nhận xét của nhiều tác giả về những thiếu sót của dữ kiện, tính trung thực của những diễn dịch lịch sữ và cái nhìn còn nhiều thiên kiến của 1 người đã lớn lên và được đào tạo từ chế độ CS, tôi không khỏi có chút thắc mắc mắc tại sao 1 cuốn sách như thế lại được quãng cáo và đánh bóng rầm rộ , nhất là tại hải ngoại?
    Ngay cả cái tựa đề của cuốn sách cũng cần được sáng tỏ: đại diện của Bên Thắng Cuộc là ai? Là nhân dân miền Bắc hay đảng CSVN và tay sai của họ?

    Dĩ nhiên là nhân dân miền Bắc đã rất sung sướng khi CS Bắc Việt toàn thắng ở miền Nam – dù dưới cái lăng kính nào đi nữa – cho việc chấm dứt 1 cuộc chiến đẫm máu, công sức và những hy sinh họ đã bỏ ra hay cả từ những nhận định, lý tưởng “giải phóng” miền Nam mà đảng CS đã reo rắc trong lòng họ – hay cả việc họ đổ xô di cư vào Nam kiếm sống và tóm thâu miền Nam như 1 chiến lợi phẩm, họ cuối cùng cũng chỉ là nạn nhân của đảng CSVN. Một ngày nào đó, khi hiểu ra được điều này họ có còn sung sướng để hảnh diện về cái chiến thắng này?

    Nếu so sánh 1 cách gợi hình cuộc chiến “giải phóng miền Nam” như 1 cuộc chơi 1 ván bài 3 lá thì chỉ có đảng CSVN là người thắng cuộc. Tôi chưa đọc cuốn Bên Thắng Cuộc nhưng qua nhận xét của nhiều tác giả chẳng hạn như trên diễn đàn này của ông Trọng Đạt và nhất là của ông Trần Bình Nam như thế này thì thấy không cần phải mất thêm thời gian để nghiên cứu cuốn sách này nữa.

    Vai trò của ông Trần Bình Nam ngày càng rõ rệt. Dù sao thì cũng cám ơn ông vì trong câu kết luận của ông vấn đề bỗng dưng sáng tỏ: Bên Thắng Cuộc là khởi đầu của 1 cuộc tiến công mới (Hiệp 2, Hiệp 3?) của 1 lý tưởng Hoà Hợp và Hòa giải dân tộc!

  8. kbc3505 says:

    Cộng sản Việt Nam đã gây ra quá nhiều tội ác cho đất nước và dân tộc. Tội ác chúng bắt đầu gây ra từ ngày có đảng do Hồ lãnh đạo, kéo dài triền miên trong chiến tranh, xuyên qua hòa bình, và hiện vẫn đang cầm quyền tiếp tục tàn phá triệt để mọi mặt trên đất nước. Hậu quả để lại muốn xóa bỏ cũng phải mất vài thế hệ hay cả hàng trăm năm. Làm sao gội rửa được?

    Những tội ác của cộng sản đã và đang làm từng ngày, từng giờ, từng phút ăn sâu vào máu của từng mỗi người dân Việt, ấy thế mà đảng và nhà nước Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thức nhận tội, xin lỗi, trả lại quyền hành cho người dân, chúng vẫn còn cố bám quyền lực, để làm gì? Nếu không phải để tiếp tục gây thêm tội ác và làm cho xong nhiệm vụ bán nước mà thế hệ Hồ chưa làm xong, dâng hiến cả tiền đồ quốc gia dân tộc cho Tàu ngoại xâm? Làm sao đất nước và người dân Việt tha thứ được?

    Ngày nay cán bộ đảng ăn ngon mặc đẹp, nhà cao xe bóng, vẫn còn dùng quyền lực làm giầu trên xương máu và linh hồn dân tộc; vẫn dùng quyền hành cướp đất của dân, vẫn coi dân như nô lệ, bỏ tù tất cả người dân yêu nước, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, đối xử tàn ác dã man người dân cùng dòng máu Việt còn hơn thời thực dân Pháp; và cho tới nay, cộng sản đã trả lại công đạo, đã trả lại những gì đã cướp, đã chiếm đoạt của dân và đất nước?

    Dù có đánh lừa được dân cũng không đánh lừa được lịch sử. Một cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, hay dẫu có một trăm, một ngàn cuốn “Bên Thắng Cuộc” cũng khổng tẩy rửa được tội ác của cộng sản. Chừng nào lãnh đạo cộng sản Hà Nội chưa nhận tội, chưa thả hết người tù yêu nước, chưa trả hết những gì đã chiếm đoạt của dân, chưa trả hết những gì đã cướp của đất nước, và trả hoàn toàn quyền tự quyết cho dân tộc thì dầu có ngàn lời xin lỗi cũng chỉ là vô nghĩa.

    kbc

  9. Nguyen Huu Du says:

    Trích:”"Chỉ riêng mối tình của Lê Duẫn với bà Nguyễn Thụy Nga người vợ thứ do Đảng cưới cho ông tại Cà Mâu năm 1948 trong thời gian chống Pháp đã có đủ chất liệu cho một thiên tình sử.”(Hết trích) Chuyện nầy không lãng mạn như ông Huy Đức viết. Muốn biết rõ chuyện Lê Duẩn cướp bà Nga như thế nào, xin hỏi những người đã ở trong bưng với Lê Duẩn lúc đó. Bà Nga đang ngủ trưa trên võng bị bắt đi…Tôi không thích kể lại vì đây là chuyện private. Ông Huy Đức hoặc không biết hoặc muốn làm đẹp cho LD. Bà Nga bị chuyện đã rồi, đành chấp nhận. Nhiều chuyện trong sách nầy cần phải xét lại, vì dù sao Huy Đức cũng chỉ là một cán bộ CS.
    ND

  10. vohoan says:

    Không thể hoà giải được ! Anh đi đường anh tôi đi đường tôi trên con đường đấu tranh xây đựng đất nước

Phản hồi