WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

2. Xây dựng chế độ dân chủ

a. Thay đổi hiến pháp

Đầu năm 1946, theo chương trình dân chủ hóa, nội các Shidehara Kijuro chịu trách nhiệm soạn thảo bản hiến pháp mới, nhưng tướng Mac Arthur đã bác bỏ bản hiến pháp này vì đã giữ nguyên cơ cấu chính trị Nhật như hiến pháp Minh Trị (1889). Sau đó ông đã chỉ thị tướng Coutney Whitney, người đứng đầu Bộ Phận Chính Quyền trong Tổng Hành Dinh Đồng Minh (Allied Powers General Headquarters – GHQ) thành lập một ban đặc nhiệm soạn thảo hiến pháp, căn cứ theo tài liệu chỉ dẫn của Bộ Ngoại Giao, Chiến Tranh và Hải Quân Mỹ. Đó là bản hiến pháp Mac Arthur. Sau khi được chính phủ Nhật sửa chữa chút ít, bản hiến pháp mới được chuyển lên Quốc Hội dưới hình thức là một tu chính án của hiến pháp Minh Trị (1889), và được thông qua ngày 3/11/46.

Hiến pháp mới đã thay đổi nước Nhật từ một nước quân chủ lập hiến hình thức, còn bản chất là quân chủ chuyên chế thành một nước dân chủ đại nghị với những điểm chính như sau:

- Hoàng Đế là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của nhân dân.

- Quyền tối thượng thuộc về nhân dân.

- Quốc Hội gồm hai viện: Hạ Viện (House of Representatives) và Thượng Viện (House of Councillors) đều do dân bầu và Hạ Viện có quyền cao hơn Thượng Viện.

- Đảng chiếm đa số ghế Hạ Viện sẽ thành lập nội các. Thủ tướng và các bộ trưởng trong nội các đều là đại biểu Hạ Viện và chịu trách nhiệm trước quốc hội.

- Tư pháp độc lập với quốc hội và hành pháp.

- Thực hiện quyền tự trị địa phương: Quận trưởng, thị trưởng và hội đồng thành phố đều do dân bầu.

- Từ bỏ chiến tranh và không duy trì quân lực.

- Nam nữ bình quyền, vợ chồng bình đẳng.

- Nhân quyền được bảo đảm, đặc biệt là quyền sống tự do và theo đuổi hạnh phúc.

- Quyền phổ thông đầu phiếu cho công dân từ 20 tuổi.

- Tôn giáo được tách khỏi nhà nước.

- Công nhân có quyền tổ chức công đoàn, đình công và thương lượng tập thể với chủ.

- Thiết lập nền giáo dục tự do và bình đẳng.

- Hủy bỏ giai cấp quý tộc (peerage).

Vào Tết năm 1946, trước khi hiến pháp mới có hiệu lực, Hoàng Đế Hirohito, theo sự khuyến khích của SCAP, đã tuyên bố ông không phải là thần thánh (divine). Từ đó ông thường ra khỏi cung điện để thăm hỏi dân tình.

3. Cải cách kinh tế 

Để thực hiện mục tiêu dân chủ hóa kinh tế, SCAP tiến hành thay đổi hệ thống kỹ nghệ và ruộng đất ở nông thôn.

a. Về kỹ nghệ:

Những nhà làm chính sách ở Washington căn cứ trên những chứng cớ, thống kê và điều tra đã kết luận rằng:

- Hệ thống Zaibatsu đã kiểm soát 3/4 những hoạt động kỹ nghệ và thương mại và những người đứng đầu hệ thống Zaibatsu đã thông đồng với giới quân phiệt để mở rộng đế quốc Nhật.

- Sự tập trung tài sản quá lớn đã ngăn cản việc phát triển dân chủ ở nhật.

Vì thế việc đầu tiên đối với kỹ nghệ là phải phá bỏ hệ thống Zaibatsu. Theo đó những thành viên trong gia đình của Zaibatsu và những người điều hành hàng đầu phải bị thanh trừng. Những công ty chủ quản Zaibatsu (holding company) phải bán chứng khoán cho công chúng.

Việc thứ nhì là ban hành luật chống độc quyền, cấm cartels, trusts cùng những thỏa hiệp hạn chế mậu dịch.

Thứ ba là ban hành luật hủy bỏ sự tập trung quá mức của quyền lực kinh tế. Luật này cho phép hủy bỏ bất cứ công ty nào chế ngự một thị trường đặc biệt mà những công ty mới vào khó tồn tại.

Theo luật này thì trên 1000 công ty sẽ bị giải tán, nên giới doanh nghiệp và chính trị ở Nhật và Mỹ đã phản đối với lý lẽ là chương trình khó thực hiện và sẽ làm chậm sự hồi phục kinh tế Nhật. Vì thế chương trình đã được xét lại và kết quả là số công ty trong danh sách giải tán đã giảm từ số ngàn xuống còn 11 công ty. Tuy thế 83 công ty chủ quản Zaibatsu bị giải tán và khoảng 5000 công ty khác phải tổ chức lại theo luật chống độc quyền. Chẳng hạn 2 đại công ty Mitsui và Mitsubishi đã bị phân thành 240 công ty riêng biệt.

Theo dõi kết quả của chương trình cải cách hệ thống Zaibatsu, sử gia Mikiso Hane đã tổng kết: “Nỗ lực hủy bỏ hệ thống doanh nghiệp lớn đã không kéo dài được lâu, vì sau khi SCAP ra đi, hầu hết những công ty Zaibatsu cũ đã kết hợp lại, mặc dù dưới một hình thức lỏng lẻo hơn. Và sự kết hợp đã gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh trong những năm cuối thập niên 1950-60”

(Mikiso, anedđd. tr. 347)

Cùng với chương trình thay đổi hệ thống kỹ nghệ, SCAP cũng thúc đẩy chính quyền Nhật ban hành một số đạo luật lao động để xây dựng và phát triển phong trào nghiệp đoàn độc lập. Trong đó có thể kể:

- Luật nghiệp đoàn (Trade Union Law): Bảo đảm cho công nhân ở cả 2 khu vực công và tư, quyền tổ chức, tham dự vào việc thương lượng tập thể và đình công.

- Luật tiêu chuẩn lao động (Labor Standard Law): Qui định lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa (8 giờ/ngày – 48 giờ/tuần. Ngày nghỉ được trả lương, an toàn lao động, học nghề, nghỉ bệnh, bồi thường tai nạn. Việc làm của phụ nữ và trẻ em (hai nhóm đã bị những nhà kỹ nghệ khai thác quá mức trước chiến tranh).

Từ sự khuyến khích của SCAP và những bộ luật lao động, số công đoàn và đoàn viên đã phát triển nhanh chóng. Tháng 8 năm 1945 không có công nhân mang thẻ nghiệp đoàn, nhưng tới tháng giêng năm 1946, 120 công đoàn đã được thành lập với số đoàn viên gần 900.000. Tới năm 1949, 6.5 triệu trong tổng số 15 triệu công nhân kỹ nghệ đã được kết nạp vào hơn 35.000 công đoàn.

b. Về cải cách ruộng đất:

Khi chiến tranh kết thúc, 70% nông dân là tá điền hay phải thuê thêm đất, và số đất được thuê mướn chiếm khoảng 46%. Nhưng Nhật không có điền chủ lớn, chỉ vào khoảng 2000 điền chủ có 100 acres. Hầu hết những cá nhân làm chủ chỉ khoảng 10 acres.

Dưới sự chỉ đạo của SCAP, Quốc Hội đã thông qua luật cải cách ruộng đất tháng 10 năm 1946. Đạo luật này đã giải quyết việc phân chia ruộng đất cho nông dân như sau:

- Chính quyền mua tất cả ruộng đất của địa chủ vắng mặt (không sống thường trực trên đất của mình), rồi bán lại cho nông dân theo giá mua. Mỗi gia đình được mua 2.5 acres và phải trả trong 30 năm với lãi xuất 3.2%.

- Việc mua bán đất được 13.000 Ủy Ban Ruộng Đất điều hành do địa phương bầu ra.

- Địa chủ sống trên đất của mình được giữ lại 2.5 acres để canh tác và thêm 7.5 acres có thể cho thuê.

- Một sự kiện đặc biệt là nông dân đã mua được đất ruộng với giá rất thấp, vì sự lạm phát phi mã sau chiến tranh, với hậu quả là tiền mất giá giữa thời gian khi giá bồi thường được quyết định và thời gian khi mua bán kết thúc, đưa đến một tình trạng là địa chủ thực tế đã không được bồi thường. Trong nhiều trường hợp giá mỗi acre trả cho địa chủ chỉ bằng một cây thuốc lá ngoài chợ đen. Tình trạng này đã giúp cho nông dân có thể trả hết số nợ mua đất trong thời gian ngắn.

Chương trình cải cách điền địa kết thúc vào tháng 8/1950. Với kết quả khoảng 2.8 triệu acres đất ruộng và 1.95 triệu acres đất vùng cao đã được mua từ 2.34 triệu địa chủ và bán lại cho 4.75 triệu tá điền và những nông dân có ít đất hơn mức tối đa theo luật. Sự thành tựu của chương trình cải cách ruộng đất đã nhanh chóng đưa nông dân Nhật lên vị thế độc lập và biến Nhật thành một xứ sở của tiểu nông.

4. Cải cách giáo dục

Trên hướng dân chủ hóa và mở rộng giáo dục, SCAP đã tiến hành thay đổi nền giáo dục của Nhật như sau:

- Thứ nhất, về cấu trúc đã mô phỏng hệ thống giáo dục của Mỹ, bao gồm tiểu học 6 năm, trung học đệ nhất cấp 3 năm, trung  học đệ nhị cấp 3 năm và cao đẳng 4 năm.

- Thứ nhì, về triết lý giáo dục, bỏ sắc lệnh giáo dục của Hoàng Đế và thay bằng bộ luật căn bản giáo dục với nội dung: “Đề cao giá trị cá nhân và nỗ lực đào tạo những công dân yêu chân lý và hòa bình”. Vì thế, học đường đã bỏ những giáo trình về đạo đức, luân lý và những nhà giáo dục đã viết lại sách giáo khoa với nội dung đề cao những giá trị dân chủ và hòa bình, đặc biệt về các ngành khoa học xã hội.

- Thứ ba, về mở rộng giáo dục, SCAP mở rộng cửa giáo dục cho học sinh tiếp tục học sau 9 năm giáo dục cưỡng bách. Vì thế trường đại học đã được thiết lập ở mỗi quận (Prefecture) và đại học tư cũng được thiết lập theo sự khuyến khích của SCAP. Nói chung, đến cuối thập niên 1960, Nhật đã có khoảng 600 trường đại học và cao đẳng.

4. Phát triển chính trị dân chủ

Trên tiến trình dân chủ hóa chính trị Nhật Bản, SCAP đã tiến hành những bước như sau:

a. Mở đường cho tự do lập hội:

Ngay sau khi nắm quyền cai trị Nhật Bản, SCAP ban hành “Civil Liberties Directive”, tháng 10/1945 và ra lệnh phóng thích tất cả chính trị phạm, khoảng 3000 người, trong đó có nhiều đảng viên Cộng Sản, đáng kể là 2 thủ lãnh Cộng Sản Tokuda Kyuichi và Shiga Yoshio. Với quyền tự do lập hội, chính đảng đủ các khuynh hướng: Bảo thủ, cấp tiến, xã hội và cộng sản đã thi nhau xuất hiện, khoảng trên 300 đảng. Chính việc mở đường tự do này mà những người Cộng Sản đã gọi lực lượng chiếm đóng là quân giải phóng.

b. Thực hiện bầu cử:

Sau khi chấp nhận đầu hàng, Nhật Hoàng đã chỉ định hoàng thân Higashikuni lập nội các thay Đô Đốc Kantaro Suzuki ngày 16/8/45. Nội các Higashikuni đã từ chức sau 45 ngày, nên Shidehara, người chủ trương chính sách hòa bình trước và sau thế chiến II, đã được SCAP chỉ định lập  nội các mới (9/10/45). Nhưng nội các Shidehara chỉ tồn tại được 6 tháng, vì đảng Cấp Tiến của Shidehara đã về nhì trong cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh. Đảng Tự Do đã về nhất, đáng lẽ lãnh tụ đảng, Hatoyama Ichiro, thành thủ tướng, nhưng ông đã bị SCAP thanh trừng vì những hoạt động trước và trong chiến tranh của ông. Vì thế Yoshida Shigeru, Bộ Trưởng Ngoại Giao trong nội các Shidehara, đã thay Hatoyama lập nội các.

Hiến pháp mới có hiệu lực từ tháng 5/47, nên SCAP ra lệnh tổ chức bầu cử vào tháng 4/47. Kết quả bầu cử: Đảng Xã Hội (Socialist party) về nhất, lãnh tụ đảng là Katayama liên minh với đảng Dân Chủ của Ashida, lập nội các. Nhưng chính quyền Xã Hội đã hoàn toàn bất lực do sự phân tranh nội bộ và đổ tháng 3/ 1948. Ashida thay Katayama lập nội các, nhưng nội các Ashida cũng đổ sau mấy tháng (10/48) do bất lực, tham nhũng và hối lộ.

Yoshida trở lại chính quyền trong tháng 10/48, và ông đã tổ chức một đảng mới, đảng Dân Chủ Tự Do (Democratic Liberal Party) bằng sự kết hợp đảng Tự Do với thành phần chống đối trong đảng Dân Chủ. Trong cuộc bầu cử tháng 1/1949, đảng Dân Chủ Tự Do thắng lớn, từ 152 lên 264 ghế, trở thành đảng đầu tiên sau chiến tranh nắm đa số tuyệt đối trong Hạ Viện gồm 466 ghế. Đảng Dân Chủ về nhì, nhưng bị tụt từ 90 xuống 68 ghế, đảng Xã Hội từ 111 xuống 49 ghế. Còn đảng Cộng Sản lấy lại được một phần thanh thế, từ 4 lên 35 ghế. Từ đây, Yoshida đã giữ chính quyền trong 7 năm (46-47 và 48-54). Với chính sách củng cố cơ chế dân chủ, khuyến khích chủ nghĩa tư bản, liên kết với thế giới tự do, chống lại chủ nghĩa cộng sản, ông đã vạch được con đường sống phát triển của Nhật.

Còn những người theo xã hội chủ nghĩa, bị đàn áp trước chiến tranh, đã chấp nhận hiến pháp dân chủ và ủng hộ những cải cách của SCAP, nhưng họ chống lại chủ nghĩa tư bản và đòi hỏi:

- Không được thả lỏng xí nghiệp tư.

- Quốc hữu hóa những ngành kỹ nghệ lớn.

- Gia tăng những chương trình phúc lợi xã hội.

Những người xã hội chủ nghĩa cũng chống lại chính sách của chính quyền bảo thủ liên kết với Hoa Kỳ và thế giới tư bản trong chiến tranh lạnh. Từ đó, những người theo xã hội chủ nghĩa đã trở thành một đối lực của những lực lượng dân chủ bảo thủ.

II. Bại mà khôi phục nền độc lập trong 7 năm

Trong mấy năm hậu chiến, Nhật đang nỗ lực thực hiện cải cách dân chủ và khôi phục kinh tế thì tình hình thế giới biến đổi nhanh. Trên bình diện quốc tế, sự phân tranh ý thức hệ tư bản – cộng sản giữa thế giới tư bản và khối cộng sản do Liên Sô lãnh đạo đã chuyển thế giới sang chiến tranh lạnh. Còn ở Á Châu thì cuối năm 1949 đảng Cộng Sản Trung Hoa của Mao Trạch Đông đã thắng chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và tiếp đó mùa hè năm 1950, chiến tranh Hàn quốc (Cao Ly) bùng nổ do Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn.

Trước tình thế ấy, Hoa Kỳ chuyển sang chính sách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản trên thế giới, và muốn kết Nhật thành đồng minh của Mỹ trên tuyến ngăn chặn Cộng Sản ở Châu Á Thái Bình Dương. Từ đó chính sách của Mỹ đối với Nhật cũng thay đổi, từ một nước bị Mỹ cai trị thành một nước độc lập, đồng minh của Mỹ. Thật ra vấn đề trả độc lập cho Nhật đã được tướng Mac Arthur đề cập đến trong một cuộc họp báo từ tháng 3/1947, với lý do là ông đã thấy sự tiến triển của chương trình cải cách cùng khả năng điều hành cải cách của chính phủ Nhật, hơn thế việc kéo dài chiếm đóng sẽ có những phản tác dụng. Nhưng có lẽ Mac Arthur đã nói ra vấn đề quá sớm, khi Mỹ đang chuyển thế trước trận chiến mới của Liên Sô. Vì thế đến năm 1950, chính quyền Mỹ mới tính đến việc trao trả độc lập cho Nhật, và Foster Dulles, cố vấn Bộ Ngoại Giao, sau đó là ngoại trưởng, đã được Tổng Thống Truman trao nhiệm vụ giải quyết vấn đề.

Trước hết, F. Dulles tham khảo những cường quốc Đồng Minh để tìm một sự đồng thuận về một hiệp ước hoà bình cho Nhật. Còn đối với Hoa Kỳ, ông đưa ra 5 điều kiện để Nhật có thể thu hồi nền độc lập:

- Thứ nhất, Nhật phải quên bản hiến pháp Mac Arthur, để tái vũ trang với số quân 350.000 người.

- Thứ nhì, hiệp ước hòa bình chỉ được ký với các nước Âu Mỹ, những đồng minh chống Cộng Tây phương.

- Thứ ba, Nhật không được chọn chính sách trung lập. Hoa Kỳ cần một đồng minh ở Đông Bắc Á.

- Thứ tư, Mỹ cần duy trì những căn cứ hải, lục, không quân ở Nhật trong chiến lược đối phó với Liên Sô và Trung Cộng.

- Thứ năm, Nhật chỉ công nhận chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan.

Với 5 điều kiện trên, Hoa Kỳ muốn biến Nhật thành một đồng minh mạnh trong chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản ở Á Châu. Đổi lại, Nhật sẽ được thu hồi chủ quyền, được trợ giúp thêm về kinh tế, và đi vào khối mậu dịch Tây phương, và được trợ giúp tái vũ trang để Nhật góp phần vào sự tự vệ khu vực.

Đối lại với lập trường của Mỹ, đa số dân Nhật đã bày tỏ một lập trường khác hẳn:

- Chống lại việc tái vũ trang để liên kết với Tây phương và sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên đất Nhật.

- Muốn Nhật trung lập, đứng ngoài sự phân tranh mới của thế giới Tư Bản và khối Cộng Sản.

- Muốn hiệp ước hòa bình phải bao gồm cả Trung Cộng và Liên Sô. Vì như thế chứng tỏ đó là một chính sách trung lập đúng nghĩa của trung lập.

Còn đối với thủ tướng Yoshida, người có trách nhiệm thương thuyết với Foster Dulles về vấn đề độc lập của Nhật thì trong 5 điều kiện của Mỹ, ông đã bác bỏ việc tái vũ trang với đội quân gồm 350.000 người. Vấn đề này ông đã nói với F. Dulles là Nhật không thể thực hiện vì kinh tế Nhật không đương nổi, dân Nhật không chấp nhận, hiến pháp cấm và các nước lân bang sẽ hoảng sợ.

Còn bốn điều kiện sau thì điều kiện duy trì quân đội Mỹ trên đất Nhật là khó khăn nhất, vì đa số dân Nhật và những đảng đối lập không chấp nhận. Nhưng đây lại là trọng điểm trong chiến lược mới của Mỹ, nên cuối cùng ông đã chấp nhận để đổi lấy nền độc lập bị một phần lệ thuộc, đổi lấy việc phát triển kinh tế, đổi lấy việc liên kết với Mỹ để mở đường cho Nhật đi vào thế giới Âu Mỹ cả về chính trị lẫn kinh tế.

Tháng 9/1951, việc thương thuyết kết thúc. Nhật và 47 nước cựu thù ký vào Hiệp Ước Hòa Bình ở San Francisco. Ngoại trưởng Liên Sô không ký, còn Trung Cộng và Trung Hoa Đài Loan không được mời, vì sự bất đồng giữa Mỹ và Anh về chính quyền nào, Taiwan hay Bắc Kinh, là chính quyền hợp pháp. Cùng ngày đó, Hoa Kỳ và Nhật ký Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật. Với hiệp ước này:

- Quân đội Mỹ được tiếp tục ở lại trên đất Nhật.

- Nhật được bảo vệ trước những cuộc xâm lăng từ bên ngoài và những cuộc nổi loạn ở trong nước do những cường quốc bên ngoài yểm trợ.

Đảng Xã Hội và Cộng Sản chống lại việc phê chuẩn hiệp ước Hoà Bình và hiệp ước An Ninh. Nhưng đảng Dân Chủ Tự Do của Yoshida chiếm đa số trong Quốc Hội, vì thế cả hai Hiệp Ước đã được phê chuẩn và có hiệu lực ngày 28/4/1952.

Hai Hiệp Ước Hòa Bình và An Ninh đã trả lại chủ quyền cho Nhật và mở cửa cho Nhật trở lại với cộng đồng thế giới, nhưng Yoshida đã bị phê phán gay gắt ở Hiệp Ước An Ninh, vì đã nhượng bộ quá nhiều khi để cho Mỹ tiếp tục duy trì số quân quá lớn với nhiều căn cứ, cùng những hoạt động tự do của quân Mỹ trên đất Nhật. Tuy vậy theo sử gia James McClain thì “Yoshida đã coi việc thi hành hệ thống San Francisco là sự chiến thắng lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Nhật đã khôi phục chủ quyền, việc chiếm đóng lâu dài của nước ngoài đã kết thúc, quốc gia đã kết với khối Anh Mỹ hùng mạnh và đất nước đã được bảo đảm sự trợ giúp kinh tế của những cường quốc kỹ nghệ của thế giới”.

(James McClain: Japan: a Modern History, w.w. Norton &Company, New York, 2002, tr. 558)

© Đàn Chim Việt

Pages: 1 2

10 Phản hồi cho “Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Như thế năm 1945, Nhật đi vào thời kỳ tái thiết hậu chiến thì … mãi đến 30/4/1975, … Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới đi vào thời kỳ hậu chiến.”

    Thật ra cái mốc 30-4-1975 không phải là lúc Việt Nam đi vào giai đoạn hậu chiến. Sau 30-4-1975 Việt Nam vẫn tiếp tục có chiến tranh. Về mặc cơ cấu chính trị, xã hội, Việt Nam vẫn tổ chức theo lối để phục vụ cho chiến tranh và về mặt tư tưởng tiếp tục chính sách chiến tranh thường trực của Lê Nin để toàn khối Cộng Sản do Liên Xô lãnh đạo sẽ toàn thắng trên thế giới. Về mặt thực tế, cả hai phe Cộng Sản do Liên Xô và Trung Quốc dẫn đầu vẫn tiếp tục chính sách chiến tranh. Vì vùng Đông Dương vẫn nằm trong ảnh hưởng của Cộng Sản, dù là lãnh đạo bởi Liên Xô hay Trung Quốc, thì ý đồ theo đuổi chiến tranh vẫn chỉ đạo do đó đi đến chiến tranh Việt Miên, chiến tranh Việt Hoa vào cuối thập niên 1970. Chỉ đến khi Liên Xô bị khó khăn kinh tế vì giá dầu hỏa xuống phải cắt viện trợ cho Việt Nam vào 1986 thì Việt Nam mới phải chịu ngừng chiến tranh, bắt đầu rút quân từ Campuchia về.

    Từ 1990, Việt Nam bắt đầu chuyển qua kinh tế thị trường và các cường quốc Liên Xô, Trung Quốc không còn đưa vũ khí cho đàn em đánh nhau thì Việt Nam mới đi vào giai đoạn hậu chiến. Nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc tầng lớp lãnh đạo với đầu óc chiến tranh vẫn tiếp tục lãnh đạo. Khác với Nhật, những kẻ chủ chiến bị loại khỏi chính trị và những người Nhật có óc hòa bình lên nắm quyền và hoạch định việc phát triển kinh tế. Tại Nga thì sau năm 2000, Vladimir Putin lên cầm quyền kéo theo tầng lớp chủ chiến cũ của Liên Xô vào chính quyền.

    Vì các nước Cộng Sản vẫn do tầng lớp hiếu chiến cầm quyền nên tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam, họ chỉ nghĩ là sẽ tạm nghỉ chiến tranh để kinh tế hồi phục lại rồi sau đó họ vẫn tiếp tục đi theo con đường chiến tranh. Chính vì thế mà ngày nay Trung Quốc và Nga đã lại tiếp tục bành trướng bằng quân sự. Còn những kẻ hiếu chiến tại Việt Nam vẫn tiếp tục xem những kẻ lãnh đạo tại Nga và Trung Quốc là ông thầy của mình. Chỉ có điều là ông thầy Trung Quốc lại đi ăn hiếp đàn em, và đàn em thì đành chịu lép vế không dám to tiếng hô hào chống xâm lăng như đã từng làm với Mỹ.

  2. LÒNG YÊU NƯỚC VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC :
    TRƯỜNG HỢP DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ DÂN TỘC NHẬT BẢN

    Tinh thần yêu nước quyết định kết quả phát triển đất nước, đó chỉ là điều tự nhiên. Tuy vậy thật ra trên thế giới dân tộc nào cũng yêu nước họ cả, vấn đề là tính chất và mức độ có khác nhau như thế nào đó thôi. Cũng vậy, nhiều người vẫn thừa nhận người dân nước ta và người dân Nhật đều yêu nước, nhưng tính cách và hoàn cảnh khác nhau nên kết quả cũng hoàn toàn khác nhau là điều thấy rất rõ.

    Bởi thế lòng yêu nước không phải nói chung chung mà chính là tính cách biểu hiện của nó ra làm sao và tính cách của người cầm quyền hay người lãnh đạo đất nước đối với nó như thế nào. Có nghĩa lòng yêu nước không thể chỉ nói suông, ngoài miệng, vì như thế cũng chẳng làm thế nào hay cũng chẳng ai có thể tin được.

    Nhưng cho lòng yêu nước đó là thực chất chăng nữa, nó cũng phải sáng suốt, mang tính lý trí và ý chí, không thể chỉ thụ động hay hoàn toàn cảm tính. Có nghĩa lòng yêu nước để có hiệu quả và kết quả, phải đi theo với trình độ nhận thức, năng lực thực hiện. Không có hai yếu tố này, nhiều lúc nó chuyển thành sự cản ngại cho người khác, nó trở thành tiêu cực và thậm chí phá hoại một cách tai hại.

    Chẳng hạn ngay như cha mẹ đối với con, tình thương yêu cũng phải đúng đắn, khách quan thì mới kết quả, nếu ngược lại cũng chỉ làm hại con thôi. Huống gì người lãnh đạo một đất nước, nếu lòng yêu nước chỉ là chiêu bài hay giả dối, hoặc nếu lòng yêu nước không đúng cách, không đi đúng khách quan thực tế, tất nhiên cũng không làm lợi mà thực chất chỉ làm hại đất nước.

    Lãnh đạo Nhật bản trong thời phong kiến, họ có lòng yêu nước thật sự, nhờ đó họ đã duy tân và phát triển đất nước thật sự. Đó là điều hoàn toàn đúng. Nhưng sau đó vì tham vọng đế quốc, họ đã biến nước Nhật đi vào chiến tranh tàn khốc và cuối cùng phải bại trận đầu hàng, đó là tính cách sai lầm của lãnh đạo. Tuy nhiên sau khi bại trận, giới lãnh đạo Nhật lại đi đúng hướng, thế là đất nước họ lại tái phát triển mạnh mẽ và trở lại thành cường quốc như cũ.

    Trong khi đó ở Việt Nam thì sao, thời nhà Nguyễn đã không sáng suốt, tức lãnh đạo tồi, nên đã để đất nước không canh tân lên được và phải chịu sự đô hộ của người Pháp. Mãi tới năm 1945, Nhật hất cẳng người Pháp trao trả lại nền độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại lại vụng về không lợi dụng thời cơ được, thế là tình thế dậm chân tại chỗ và chính phủ Trần Trọng Kim khi đó phải sụp đổ.

    Ông Hồ Chí Minh xuất hiện, tưởng ông làm được điều gì ngoạn mục để cứu vớt đất nước, đăng này mục đích tối hậu của ông chỉ duy nhất là xây dựng chủ nghĩa cộng sản mác xít, đó chính là nền tảng thất bại của đất nước ta cho tới nay so với mọi đất nước khác đều thành công tốt đẹp mọi mặt, trong đó dĩ nhiên phải có Nhật bản. Bởi vì sao, vì chủ nghĩa cộng sản trong cơ bản của nó chỉ đặt nền tảng trên bạo lực xã hội, trên giai cấp giả tạo, trên đấu tranh giai cấp không có cơ sở khoa học và thực tế, trên kinh tế tập thể phản ngược lại chính nguyên tắc xã hội và kinh tế. Đặt biệt thuyết chuyên chính vô sản do Các Mác đưa ra là sự thủ tiêu mọi phát triển và tiến bộ tự nhiên khách quan của lịch sử. Nó hủy diệt mọi nền tảng tự do dân chủ khách quan và chính đáng của con người, nên mọi sự thất bại của bất cứ đất nước nào theo chủ nghĩa cộng sản mác xít là hoàn toàn tự nhiên và tất yếu.
    Bởi vậy khi ông Hồ lãnh đạo đất nước tất nhiên sẽ dẫn đến chiến tranh chồng Pháp và chồng Mỹ, bởi đó luôn là các thế lực thù địch tự nhiên với cộng sản quốc tế, giống như đưa đất nước vào một vòng xoáy quốc tế hoàn toàn khách quan và khốc liệt thì còn làm thế nào mà yên ổn được. Điều đó hoàn toàn rõ ràng vì sau khi chiến tranh tàn khốc suốt 30 năm, hao tốn bao xương máu, thời giờ, nhân lực mọi mặt, cuối cùng miền Bắc thắng miền Nam và liền bắt tay thực hiện chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng phải thất bại và chuyển sang kinh tế thị trường như cũ cho mãi đến nay. Tức ông Hồ đã dẫn đất nước đi một đoạn đường vòng dài đầy gai góc hoàn toàn không cần thiêt, trong khi các nước khác người ta cứ thoải mái thẳng tiến lên suốt thời gian đó mà không đánh mất gì cả, thử bảo dân tộc chúng ta ngày nay làm sao không thua sút họ mọi mặt được.

    Nhưng còn điều nguy hiểm hơn cả là phần lớn người dân đều không biết sự thật và cũng không được quyền biết sự thật. Đây mới thật sự là điều nghiêm trọng và tai hại nhất. Bởi trước hết nó làm hi sinh đi phần lớn con người mà khi sống không biết sự thật và cả khi chết cũng chẳng biết sự thật ra sao. Đây thật là điều oan uổng và mất mát lớn nhất của họ, bởi vì mãi mãi không có bất kỳ điều gì có thể bù trù lại cho điều đó được. Như vậy cũng có nghĩa là lòng yêu nước đã không được sử dung một cách khách quan, đúng chỗ và đúng nghĩa, thế thì làm thế nào có hiệu quả và có kết quả hoàn toàn tích cực. Đây cũng chính là điều lầm lỗi và trách nhiệm rất lớn của người lãnh đạo.
    Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì quá tin tưởng vào sự thành công tất yếu của chủ nghĩa cộng sản và tính cách hoàn toàn tốt đẹp của nó, nên sẳn sàng sử dụng mọi phương tiện kể cả phương tiện khống chế và tuyên truyền che giấu mọi mặt. Ai dè thực chất khách quan nó không phải như vậy, nên việc mất cả chỉ lẫn chài là điều hoàn toàn không thể tránh được, đó là lý do tại sao hiện giờ nước ta thật sự lạc hậu rất nhiều mặt so với các nước chung quanh. Nhưng mặt tệ hại khác là mọi người dân cũng như mọi đảng viên, kể cả người cầm quyền cao nhất cũng không ai dám nói lên sự thật. Bởi nếu có người nói lên sự thật thì cũng còn lối thoát ra cho đất nước, cho mọi người. Đàng này hoàn toàn trái ngược lại, nên xã hội chỉ theo quán tính, không làm thế nào mở mang hay thay đổi gì khác được đối với con đường cũ nữa.

    Mọi phương tiện thông tin đại chúng đều chỉ theo một mặt, luật pháp cũng theo một mặt, chính trị xã hội đều chỉ theo một mặt, tự do dân chủ và tự do báo chí bị hạn chế tối đa hay có thể coi như không có bởi vì nó chỉ là công cụ sử dụng của lãnh đạo. Như vậy hỏi làm sao không chủ quan, không chuyên quyền hay không lạm quyền được một cách dễ dàng thuận lợi nhất. Điều này thử hỏi trách nhiệm là từ đâu nếu không phải do chính người hay những người nào đã xây dựng và thiết đặt ngay từ đầu.

    Cho nên đến giờ này thì mọi cơ hội phát triển đất nước bằng hay vượt được các nước khác đã hoàn toàn trôi đi mất xa rồi. Bởi phát triển không phải sự tưởng tượng, tự bơm mình lên, mà phải có những cơ sở khách quan kỹ thuật và xã hội đúng nghĩa thật sự. Cả bao năm sau chiến tranh không hề quan tâm xây dựng nền tảng khoa học kỹ thuật thực tế, chỉ nhằm xây dựng ý thưc hệ cộng sản bằng mọi cách, nhằm chạy theo chủ nghĩa một cách hoàn toàn hình thức mà thực tế kinh tế đúng nghĩa thì bỏ ngõ, chỉ xem như thứ yếu, chờ khi nước đến trôn rồi mới nhảy vậy thì sẽ còn bắt kịp được ai.

    Đó là chưa nói đến việc toàn thể xã hội hoàn toàn bị cho sống bằng khẩu hiệu một cách sáo rỗng, chẳng khác gì ăn toàn bánh vẽ. Lúc nào cũng thành tích khếch trương, lúc nào cũng ưu việt và sáng suốt, như khi chưa đổi mới cũng ưu viết và khi buộc phải đổi mới thì cũng chỉ luôn luôn sáng suốt. Tính chủ quan tự che giấu nhược điểm bằng các ngôn từ và hình thức giả tạo đó là gì nếu không phải là sự coi thường xã hội, coi thường người dân, tức là sự khinh dân, thế thì hỏi lại lòng yêu nước, tinh thân yêu nước đích thực là ở đâu, nếu không phải đó là lòng yêu nước mệnh danh, giả vờ hay giả tạo.
    Nên nói chung lại, tình yêu nước là hoàn toàn thiết yếu và quyết định cho sự phát triển một đất nước, nhưng tự nó chưa đủ mà còn cần phải số đông có nó, chất lượng của nó, cơ cấu xã hội có phù hợp không, hiệu quả không, người lãnh đạo có biết huy động và tổ chức thực hiện nó một cách đúng hướng khách quan và hiệu lực hay không. Nên như lời ông Lê Duẩn nói năm 1975 là VN sẽ đuổi kịp Nhật bản sau 15, 20 năm, hoặc như ông Đỗ Mười nói chỉ có đảng CS mới có đổi mới, hay như ông Lê Khả Phiêu nói Trung Quốc thành công thì chúng ta cũng thành công, đều toàn chỉ là cách nói thuần túy cảm tính, tự ru ngủ hay kiểu điếc không sợ súng. Chính mọi sự lãnh đạo đất nước theo kiểu tự phát hay chỉ theo bài bản đã có sẳn của nước ngoài rồi mình sao chụp lại thì thử lại liệu có bao giờ vựt được đất nước đi lên hay làm cho đất nước phát triển thật sự theo đúng nghĩa được.

    Nên nói chung lại, tình yêu nước là hoàn toàn thiết yếu và quyết định cho sự phát triển một đất nước, nhưng tự nó chưa đủ mà còn cần phải số đông có nó, chất lượng của nó, cơ cấu xã hội có phù hợp không, hiệu quả không, người lãnh đạo có biết huy động và tổ chức thực hiện nó một cách đúng hướng khách quan và hiệu lực hay không. Nên như lời ông Lê Duẩn nói năm 1975 là VN sẽ đuổi kịp Nhật bản sau 15, 20 năm, hoặc như ông Đỗ Mười nói chỉ có đảng CS mới có đổi mới, hay như ông Lê Khả Phiêu nói Trung Quốc thành công được thì chúng ta cũng thành công, đều toàn chỉ là cách nói thuần túy cảm tính, tự ru ngủ, hay kiểu điếc không sợ súng. Chính mọi sự lãnh đạo đất nước theo kiểu tự phát, hay chỉ theo bài bản đã có sẳn của nước ngoài rồi mình sao chụp lại, thì thử hỏi liệu có bao giờ vựt được đất nước đi lên, hay làm cho đất nước phát triển một cách thật sự theo đúng nghĩa khách quan được.

    Còn điều cuối cùng cũng phải nói là trong mọi cung cách lãnh đạo của người cộng sản, không hề có khái niệm phê bình lãnh đạo. Bởi đây là điều tuyệt đối hoàn toàn cấm kỵ. Chỉ có sự tâng bốc duy nhất một chiều từ đầu đến cuối. Điều này từ khi ông Hồ còn sống và kể cả khi ông chết đi lâu cũng chỉ có thế. Mọi người chỉ được tung hô và dựng tượng nhưng không ai được quyền nhận xêt hay phê phán cho dù bất kỳ ai. Điều này ngay cả vào những thời chế độ quân chủ xa xưa nhất của thế giới cũng chưa từng có. Có nghĩa người ta chỉ có biết yêu quyền lực mà không hề có ai thật lòng thật bụng yêu dân yêu nước một cách hoàn toàn thẳng thần và thực bụng, thế cũng chẳng trách mọi thực trạng nào đang diễn ra trên đất nước ta mọi mặt ngày hôm nay thì cũng chẳng lấy gì để làm ngạc nhiên cả.

    ĐẠI NGÀN
    (12/10/15)

    **

  3. carl says:

    Đúng là dân Nhật và dân Viêt về truyền thống cũng như các giá trị khác có nhiều khác nhau Tuy nhiên tôi nghĩ sở dĩ Nhật thành công sau chiến tranh là ở chỗ khác. Trước chiến tranh Nhật là một nước quân phiệt, độc tài, không có dân chủ. Sau chiến tranh thì Nhật lại may mắn trở nên một nước dân chủ đại nghị. Và một điều quan trọng nữa là trước hay sau chiến tranh Nhật vẫn là môt nước theo tư bản chủ nghĩa, tức nhà nước tôn trọng quyền tư hữu của người dân. Ngược lại, Việt nam- Miền Nam trước năm 1975 và miền Bắc trước 1954- theo chủ nghĩa tư bản,nhưng sau đó đều lần lượt bị cưỡng ép vào chủ nghĩa xã hội. Miền Nam trươc 1975 , mặc dầu trong giai đoạn phôi thai nhưng là một quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là nguyên nhân vì sao 40 năm sau chiến tranh VN vẫn cón là một nước chậm tiến. Còn nói về tinh thần dân tộc thì tôi nghĩ VN cũng không thua Nhật lắm đâu.

  4. Lữ Út says:

    Dân Nhật đối với tướng Mac Arthur như thế nào ?
    Khi ông ta mới đến Nhật, dân Nhật không được quay mặt ra đường khi đòan xe của ông đi qua, nhưng khi ông rời Nhật ở vị thế qủa người bị tước quyền chỉ huy, một trăm ngàn dân Nhật đã ra phi trường để tiễn đưa .

  5. Người Hà Nội Chính Gốc says:

    Ngồi “lói chuyện” với họ hàng hay bạn bè vốn gốc “Bắc 75″ nhiều khi dở khóc, dở cười :

    Tôi than : Nhật là nước bại trận mà chỉ cần 20 năm, từ một đống tro tàn đã trở thành cường quốc; Trong khi VN là một nước – dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng xuốt của bác và đảng – đã liên tiếp đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác…Thế mà nước vẫn nghèo .

    Bạn trả lời : Ông so sánh khập khiễng quá, dù Nhật bại trận, nhưng họ vốn đã có dân trí từ trước, nên chỉ cần 20 năm là tự “đứng được trên đôi chân của mình”….Còn VN là một nước nghèo, dân trí lại thấp, thì làm sao mà so sánh với Đức, với Nhật được !

    Tôi lại hỏi :

    - Tôi và anh cùng được học trong sách giáo khoa , và thường nghe chính bác Hồ cùng các lãnh đạo đảng ta vẫn khoe với người nước ngoài rằng : (*)

    ” Dân Tộc VN là một dân tộc Cần Cù, Thông Minh, Hiếu Học” (Đúng không ?)….Thế mà đã gần bốn mươi năm “hòa bình ổn định”, lại được lãnh đạo bởi một đảng quang vinh, lại được thấm nhuần tư tưởng đao đức Hồ Chí Minh sáng ngời, sao dân trí ta vẫn….Thấp ?

    Bạn Trả lời :

    - Trước 1975, chỉ có nửa nước được giáo dục thành con người xhcn – còn người miền Nam thì bị Mỹ ngụy đầu độc,..cho nên dù cần cù, thông minh và hiếu học, dù đảng và nhà nước tận tâm giáo dục thì cũng phải mất thời gian vài thập niên “cải tạo để nâng cao dân trí” chứ; Cũng ví như con dao – dù là thép tốt – nếu chỉ cùn như nhân dân miền Bắc trong chiến tranh, thì mài còn chóng, chứ nó đã bị Mỹ Ngụy làm mẻ như nhân dân miền Nam thì phải mài lâu mới sắc được…Ông phải nhớ rằng : Đảng bảo “Dân Trí ta chưa cao” chứ không phải “dân trí ta thấp” ; “chưa cao” thì sẽ cao, còn “thấp” thì chẳng bao giờ cao được đâu .

    Tôi lại hỏi : Sách giáo khoa và lãnh đạo (kể cả bác Hồ) cũng dậy rằng :

    “Đất nước ta Rừng Vàng Biển Bạc, Đất đai phi nhiêu, mầu mỡ….chỉ nội đồng bằng Sông Cửu Long cũng sản xuất lúa gạo – không những nuôi được cả nước – mà còn thừa hàng triệu tấn để xuất khẩu” …Còn về khoáng sản thì nhiều vô cùng, vô tận…như mỏ than nằm tênh hênh trên mặt đất ở Quảng Ninh – Hòn Gai…Dầu lửa khí đốt thì đầy ngoài Biển Đông (đúng không ?)…Thế sao ta vẫn nghèo ?

    Anh bạn trả lời không suy nghĩ :

    - Ông nói Điêu vừa thôi ! Ai bảo ta có gần 40 năm Hòa Bình Ổn Định…”? Sau ngày Thống Nhất, “ta” đã bị Mỹ cấm vận mất 10…nên chỉ có 30 năm gân đây mới “bắt đầu” xây dựng và phát triển….Chỉ có 30 năm mà VN từ một nước “điêu tàn” vì chiến tranh phá hoại của Mỹ, đã trở thành một nước được quốc tế đánh giá là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất – nhì thế giới …phải không ? Thằng Nhật, thằng Đức đến bây giờ đã được quốc tế đánh giá là đất nước có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới chưa ?

    Việc khai thác Biển Đông thì ta và TQ đang bàn thảo kế hoạch “khai thác chung” vẫn chưa xong, nếu mà xong thì “ta” sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì dân số ta chỉ có một trăm triệu, trong khi dân TQ gấp 13 lần …Một miếng bánh chia đôi, phần “ta” chia cho mười người, phần bạn phải chia cho 130 người; Hỏi ông dân ta hay dân TQ lợi hơn ? Đảng ta sáng suốt là ở chỗ ấy !

    Tôi lại hỏi : Chính đài truyền hình VTV vừa làm phóng sự về việc các cháu học sinh vùng cao phải bắt chuột để cải thiên, và chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa than : “Đất nước có gạo xuất khẩu, sao để các cháu học sinh phải nhịn đói đi học ?”….Thế mà ông bảo là Việt Nam có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới ư ?

    Bạn tôi trả lời không thèm suy nghĩ :

    - Ông ngu bỏ mẹ, Thằng Nguyễn Tấn Dũng vừa bị BCT phê bình, kiểm điểm….nó tức quá nên bêu xấu đảng, và nó cho đám tay chân làm phóng sự “bịa” để trả thù BCT, trả thù tổ quốc; Còn cái chuyện VN được quốc tế đánh giá là Quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất nhì thế giới là “báo đài trong và ngoài nước nói” chứ có phải tôi và đảng bịa ra đâu mà ông không tin !?

    Nghe xong tôi…ngọng .

    Khỉ thật ! Ngụy biện đến khi không ngụy biện được nữa thì giở giọng nói càn, thế thì bố ai cãi cho lại ?!

    (*) Nói đến việc lãnh đạo ta ra ngoài khoe VN tốt đẹp…Không thể quên câu “P.R” để đời của chủ tịch Nguyễn Minh Triết : “Con gái đất nước tôi rất đẹp, mời các ngài đến…chơi và đầu tư !”

  6. Trầm Luân says:

    Đọc sử cận đại về những cuộc đầu hàng của miền Nam trong nội chiến Nam Bắc ở Mỹ, cho tới Nhật Bản trong thế chiến thứ hai, ta nghiệm ra một điều hiển nhiên: kẻ thắng trận trong cả hai cuộc chiến đó đều là những con người văn minh, tiến bộ và nhân bản.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại là chuyện khác.

  7. VM says:

    Nhật bại trận là bại trận, toàn dân trên danh nghĩa hoàn toàn không có gì làm chủ vận mệnh mình cả – như cá nằm trên thớt!

    Điều may của dân Nhật, đó là kẻ chiến thắng là Mỹ. Nước Mỹ không muốn biến Nhật thành đất nô lệ, bóc lột, sỉ nhục, hay giết chóc người Nhật – mà muốn Nhật là bạn, cho Nhật những cơ hội để phục hồi, làm ăn ngang bằng với người Mỹ. Nếu giả sử kẻ chiến thắng Nhật là Trung Quốc hay thậm chí Pháp như với VN trước đây – sợ rằng Nhật chẳng được như ngày nay.

    Còn so sánh dân Nhật với VN là chuyện cực kỳ khập khiễng. Từ xưa Nhật đã quật cường, tôn sùng sự hoàn thiện, xã hội kỷ cương khắc nghiệt. Khi VN, TQ, cả châu Á còn lầm than, thua kém phương Tây thì Nhật đã là cường quốc, tự đóng được cả hạm đội với tàu sân bay. Người VN thì từ xưa đến nay chưa làm được cái gì khả dĩ có thể gọi là tinh xảo; chưa làm được cái gì hơn người. Cái người VN đáng tự hào nhất, đặc biệt nhất chỉ là khả năng chịu đựng gian khó, sinh tồn, phát triển nòi giống, mở rộng bờ cõi (tính từ thời Lý)

    • HQT says:

      “Từ xưa Nhật đã quật cường, tôn sùng sự hoàn thiện, xã hội kỷ cương khắc nghiệt. Khi VN, TQ, cả châu Á còn lầm than, thua kém phương Tây thì Nhật đã là cường quốc, tự đóng được cả hạm đội với tàu sân bay. Người VN thì từ xưa đến nay chưa làm được cái gì khả dĩ có thể gọi là tinh xảo; chưa làm được cái gì hơn người. Cái người VN đáng tự hào nhất, đặc biệt nhất chỉ là khả năng chịu đựng gian khó, sinh tồn”

      Bạn viết quá đúng! Rất tiếc là người Việt (CS cũng như QG) thường đóng cửa lại tự khen với nhau. Chính cái “tôi” quá lớn, sĩ diện và tự khen này đã đóng góp làm VN như ngày hôm nay. Mở miệng ra là “Bốn ngàn năm văn hiến” v.v., vậy xin hỏi 4000 năm đó dân tộc Viêt Nam đã làm được gì? Xã hội thì chịu ảnh hưởng đậm nét Trung Hoa (khổng giáo), quốc ngữ thì dùng mẩu tự Bồ Đào Nha/Pháp, Đảng Cộng Sản và VN Quốc Dân Đảng cũng làm theo Trung Quốc, Đại Nội Huế cũng phỏng theo Tử Cấm Thành Bắc Kinh, v.v.

      Làm ơn đi, người Việt chỉ giỏi khi có giặc thì đánh, không có giặc ngoài thì đánh lẫn nhau, khi có hòa bình thì tiếp tục chịu khổ, vì xã hội có xây dựng được bao nhiêu?
      Viết như thế này thì có lẻ sẽ bị chửi, nhưng kệ thà viết ra còn hơn a dua theo mọi người ngồi đó tự mãn.

      • âudươngphong says:

        4,000 năm văn hiến ,vn không làm được gì ? Nước nào trong vòng quanh TQ đều không ít thì nhiều bị xâm lăng và đô hộ của TQ . VN cũng vậy.Tuy nhiên VN có bị tàu đô hộ một ngàn năm ,thì cũng quật cường ,tự giãi phóng mình …Cái học của TQ vào VN tuy cũng nhờ người tàu khai hóa ,nhưng vói tinh thần tự lập ,tính tự tôn dân tộc ,lòng quã cảm ,tinh thàn học hỏi và khai phá ,thông minh ,sáng tạo đã cho chúng ta một nước VN như này nay ,có biên giới có lãnh thổ chớ không bị đông hóa hay xóa sổ như một số nước khác. Đó là nét văn hoác của dân tộc ,chsng ta phải tự hào !.Hơn nữa ngày xưa khác ngày nay ,một thời một tiến lên. Nước Mỹ là cường quốc nhưng ngày xưa ,hay nói rỏ hơn là cách đây hơn mọt thế kỹ ,Hoa Kỳ cũng chảng có gì …
        Phê bình dùng QN thay vì hán tự của người Tàu như Nhật ,Triều Tiên hay một số nước chịu ãnh hưỡng của Tàu là sự phê bình mang tính độc đoán,cổ hủ nếu không nói là nặng tình vói cs lê duẩn ,hạ bộ tàu đã ,cũng bài chữ QN (lý do là của thực dân Pháp. Lê duẫn đã muốn chưng ta ,con dân vn học và viết chũ tàu. Đó là tinh thần thàn phục chũ tờ với kẻ thù bành trướng Tàu .,chủ của chúng đã đô hộ chúng ta 1000 năm và có lẻ ,ngày nay ,nếu không có sự thức tĩnh của csvn thì sẽ là quận huyện của tàu . VN sẻ bị xóa sổ như hán sở mông hồi và tây tạng …
        Còn v/đ đãng phái QDD thì đó chĩ là mươn của người tàu vói cùng mục dich và đẻ cầu sự giúp đở của đãng anh em…VÃ lại đây chĩ là giai đoạn , vn sẻ vân là đãng phái QG độc lập một khi nắm chính quyền ,xây dựng VN dân chủ tiến bộ > QD Đ Đai Loan không chống cộng triệt đe ,vậy VN sao không dựa vào ,chĩ là cái danh xưng Còn Đai Nội Huế không làm theo tữ Cấm Thành ,mặc dầu kiến trúc sư TCT là người VN trong nhóm quan lại đi theo Lê Chiêu Thông .Khi Nhà Thanh và Vua QT VN bang giao ,thì LCT được cho ra ở dân gian ,đẻ bím tóc ,sống như người Tàu (một số người đi theo vua tự tử vì không chịu cái nhục này !/ Nghe nói hiện nay phố vua Lê ở vẫn còn dấu tich của vn…
        Người Việt rất giỏi bắt chước không thua người Tàu ,thông minh và sáng tạo hay cải tiên <Người ta kể một cha cố có đồng hồ hư vào lò rèn hỏi sửa được không và người chủ nhận đồng hồ ,mấy ngày sau người thợ vn đưa ra hai cái gióng nhau và người cố đạo rất kinh ngạc ,không biết cái nào của mình…
        Cho nên ,chê trách người VN ….và cả cái 4000 ngàn năm văn hiến không có gì sáng tạo ,thực tế thì cũng có người đã đề câp tới (như 4,000 năm chĩ có 01 truyện kiều ,mà cốt truyện cũng là của Tàu ) nhưng khi viết com trong bài viết về sự canh tân của Nhật ,MTTH là vị vua sáng suốt đã học hỏi và cải tiến cái lạc hậu ,đổi mới triệt đẻ theo Tây Phương thì cũng mạt sát dân Việt hơi quá đán g ,nhất là phủ nhận chữ QN và đãng phái QG yêu nước ,chống Pháp ,chồng cộng ,chơ không theo CNCS tam vô, như tên Hồ y chồn cáo làm tay sai ,biến đất nước thành một phần của thê giới Đai Đồng (may chỉ là lý thuyết thôi và 70 năm cs biên mất /chưa hoàn toàn nhưng nay cs chĩ còn là danh nghĩa của một bọn đọc tài phi nhân bám lấy đẻ cai trị người dân !) . Và VN hiện nay dang nằm trong cái họa Đỏ ,mất nước về tay Đại Hán TC.
        VN giỏi đánh giặc ? Giặc ở đâu ra nếu không có kẻ cỏng răn cắn gà nhà ,đưa hổ cửa trước rước sư tử cửa sau như HCM đã từng nói và nay thì Y CHANG như vậy…
        Và khi phê phán VN ,dè bỉu 4,000 năm văn hiến là "không có mẹ gì hết" thì cũng là ,đang là "đánh lẩn nhau " rồi !
        (TQ cũng không di theo thời đại mà cô tây phương là bọn man di,nên không "học theo" nên sau cùng bị "8 nước xâm chiếm " . Sau đó là Nhật . Hiện nay TC chĩ phuc hận mà thôi !)
        (adp)

  8. lão làng says:

    Tác giả chắc cũng có đến đất Nhật nhưng nếu so sánh VN với Nhật hay Đức có lẽ hơi khập khểnh vì tinh thần dân N và Đ khác với VN 1 trời 1 vực . Bất cứ người VN nào có cơ hội đến N đều nhận thấy , thêm vào đó cái tính “nổ” hơn lựu đạn, dùng từ đao to búa lớn không bao giờ biết ngượng mồm để mị dân của các cấp lãnh đạo CSVN như trong đại hội lần 4 Lê Duẫn … , nay thì mọi sự đã rõ .

Leave a Reply to HQT