WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4]

Việt Nam tôi đâu? Việt Nam tôi đâu? Việt Nam tôi đâu?

Bây giờ xin giới thiệu ý nghĩ của giới bình dân trước nạn xâm lấn của Trung Quốc. Giới này không thể viết lên tâm sự của mình, nhưng chúng ta có nhiều nhà văn, nhà báo ghi lại tâm sự của họ qua những bài phóng sự. Ở đây xin giới thiệu một bài của Thiên Thư. Với nhan đề “Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái: Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê” nhà báo Thiên Thư đã ghi lại những cái thấy, điều nghe về chuyện người Trung Quốc đã chiếm Móng Cái và Trà Cổ bằng kinh tế với thân phận người dân Việt ở đây:

“Sau chiến tranh biên giới tháng Hai năm 1979, thị trấn Móng Cái bị tàn phá nặng nề, mãi đến năm 1991, khi quan hệ Việt Trung trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên.

Móng Cái cũng như nhiều thành phố vùng giáp biên khác, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí được đầu tư bởi các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc. Một trong hai khu giải trí, kinh doanh lớn nhất thành phố Móng Cái là của công ty Hồng Vận và công ty liên doanh Hải Ninh – Lợi Lai. Như nhiều nhà đầu tư Trung Quốc khác, hai công ty này được thuê đất 50 năm với nhiều loại hình kinh doanh như sòng bạc, khách sạn, sàn nhảy, dịch vụ, mua sắm hàng hiệu (nhái), cửa hàng ăn Trung Quốc.

Cuối tuần, khách du lịch từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đến Móng Cái nghỉ rất đông. Các cửa hàng, khách sạn, cho đến sân golf dường như hoạt động hết công suất. Tất cả tiền đều chẩy vào túi chủ Trung Quốc, chẳng có thứ gì của Việt Nam được tiêu dùng, trừ những người phục vụ luôn là người Việt Nam biết hai thứ tiếng. Vì thế dân ba miền Bắc Trung Nam rủ nhau về Móng Cái như trẩy hội, kẻ không ruộng nương lên đây làm cửu vạn, người có vốn lên đây đánh hàng”.

Móng Cái thì như vậy, còn Trà Cổ ông Thiên Thư viết:

“Tôi về thăm Trà Cổ vào những ngày cuối tháng Bảy dương lịch, khi cả nước tổ chức “về nguồn”, đại giỗ cho những người con đất Việt đã chiến đấu và hy sinh trong các cuộc chiến tranh. Duy chỉ có vành đai biên giới phía Bắc này khói hương không được tỏa. Ba mươi năm qua  những con người nằm xuống trong cuộc chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc không được ghi nhận, ở nghĩa trang, trên bia mộ, trong sách sử và truyền thông cả nước không được nhắc đến…

Có những quá khứ bị buộc phải bịt kín và lờ đi để phục vụ cho lợi ích hiện tại, nhưng tương lai sẽ như thế nào sau những gì đang diễn ra. Có thể lâu lâu tôi về đây mà ngây ngấy đâm lo, rồi nỗi lo của tôi cũng vơi đi theo nhịp sống hối hả của thị thành, nhưng những người dân miền biên ải thì đêm chẳng yên giấc, mối lo mất nước luôn thường trực như những gì buộc họ phải khắc cốt ghi tâm.

Đứng từ mũi cực đông Sa Vĩ, phóng tầm mắt về phía đông bắc có thể trông thấy cột mốc biên giới trên biển Việt – Trung, cứ vài phút lại thấy ca nô của lực lượng biên phòng phóng vút trên mặt sóng. Bên kia vùng biển của Trung Quốc, những cảng biển, cầu tầu hiện đại và những công trình kiên cố trải dài trắng rực cả vành đai biên giới…

Một ông lão làng chài nhìn thời vận mà thốt lên “Danh nghĩa là đất của mình, nhưng Trung Quốc đã thuê 50 năm tới, không chỉ Trà Cổ, Móng Cái mà cả cái tỉnh Quảng Ninh này, từ sân golf, khách sạn, các khu trung tâm mua sắm, quảng trường cho đến cái quán ăn vỉa hè đều có chủ là người Trung Quốc. Sống trên đất Việt, nhưng người Việt chỉ là kẻ làm thuê, lại phải tiêu dùng mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc thì có đau không, có lo không?”.

Ngày trước, đứng từ mũi Sa Vĩ địa đầu phía đông của tổ quốc có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của bờ biền Trà Cổ cong và dài 17 cây số, được mệnh danh là thơ mộng nhất Việt Nam. Nhưng bây giờ nhìn từ bức phù điêu này, Trà Cổ chỉ là một bãi lầy xộc xệch, bờ biển bị băm nát rào kín bởi các dự án của Trung Quốc, có chăng chỉ là hai cây đa do ông Trần Đức Lương (cựu Chủ Tịch nước) và Nguyễn Tấn Dũng (đương kim Thủ Tướng) trồng, nó ốm yếu trước gió biển Đông Thổi vào.

Bạc nhược thay! Án ngữ mũi Sa Vĩ ngày nay là sân golf 18 lỗ của Trung Quốc. Để lấy đất làm sân golf này, người ta đã cho di dời cả ngôi miếu thờ thần hoàng làng, rồi bứng cả đồn biên phòng nằm sát mép biển vào sâu trong bờ. Bao quanh sân golf là rừng phi lao kín, lớp ngoài là dây kẽm gai che chắn mọi sự tò mò từ bên ngoài.

Từ mũi Sa Vĩ theo con đường nhựa đến mái đình Trà Cổ, hai bên đường đã thay đổi nhiều, nhà cao tầng, khách sạn, nhà trọ mọc lên rất nhiều, nhưng vẫn thấp thoáng những cụ già ngồi vá lưới trong những căn nhà ọp ẹp buồn đến cay mắt. Trà Cổ đã thay đổi rất nhiều, nhưng ngôi đình Trà Cổ là vẫn thế gần 600 năm qua. Nếu đình Trà Cổ là báu vật, là cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa của Việt Nam tại vùng biên ải này thì người dân Trà Cổ sống làm người nước Nam, có chết vẫn là “thằng người” làm ma nước Nam như một bô lão trong làng đã khẳng định”.

(Thiên Thư: Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái: Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê/nguoi-viet.com/7/29/2009)

Sợ mất nước đã thành chủ lưu thì thì sự phê phán chính quyền Cộng Sản đã đưa đất nước đến nguy vong đó cũng đã thành chủ lưu. Nói thẳng, không còn sợ, kiêng nể gì nữa đã trở thành hiện tượng đặc biệt dưới chế độ độc tài toàn trị. Hàng ngày cứ lướt qua những trang mạng trong nước như: Tự Do Ngôn Luận, Bauxitvietnam, Dân Luận, X-café… chúng ta sẽ thấy những bài phê phán đảng và chính quyền Việt Nam về thái độ khiếp nhược và tiếp tay cho sự xâm lấn của Trung Quốc.

Ở đây xin chép lại ít điều:

1. Trước hết là tiếng thơ của người trẻ:

Trong bài Đất của Thái Hữu Tình có đoạn:

Nghìn năm văn vật

Không bằng lô đất mặt tiền

Cướp đất của dân, rồi Tàu cũng cướp.

Tổ quốc đang thành xơ mướp

Nhanh tay nào, mau cướp chúng bay ơi.

Trong bài “Một ngày phải khác mọi ngày” Bùi Chí Vinh đã viết:

Chào một ngày đất nước tự lưu vong

Cội rễ văn hiến 4000 năm trốc gốc

Tuổi teen gối đầu giường Lý An, Ngô Vũ Sâm, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca lạ hoắc.

Pano giăng khắp nơi hình ảnh Củng Lợi, Chương Tử Di, Thành Long phơi phới toét miệng cười.

Chào một ngày phát triển giống đười ươi.

Đi trên xã tắc thấy người thua xa khỉ

Thấy lô cốt ngáng đường, thấy nước ngập tận mông, thấy thánh hiền sợ quỷ.

Thấy truyền thống chống ngoại xâm co rúm lại vì tiền.

Chào một ngày vong bản vì hèn.

Sống chết mặc bay, túi thầy vô cảm.

Ải Nam Quan nằm ngoài ranh giới Việt Nam, xưa rồi Diễm

Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Phi Khanh rơi tận nước Tàu

Chào một ngày giống hệt cõi âm

Những xác chết anh hùng bật dậy

Máu trả máu, đầu trả đầu. Nhớ đấy

Mãi quốc cầu vinh, tất quả báo nhãn tiền.

Chào một ngày soi rõ mặt anh em.

2. Thư của một phụ nữ tên N.H gửi các bác Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh và Nguyễn Hữu Anh trên mạng Bauxit Việt Nam có đoạn:

“Thưa các bác, việc 10 tỉnh cho nước ngoài thuê đất rừng 50 năm đã là con số cuối cùng chưa ạ? Việc cho nước ngoài thuê đất ven biển 50 năm liệu có gây hậu họa như việc cho thuê đất rừng 50 năm không? Cảng Đà Nẵng là vị trí chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn để đổ bộ vào xâm lược Việt Nam. Vậy mà hiện nay, đất ven biển Đà Nẵng cũng đã cho nước ngoài (có cả Trung Quốc, Đài Loan) thuê 50 năm…

Việc cho nước ngoài thuê đất rừng, ven biển hình như mang lại siêu lợi nhuận về kinh tế, cho nên các tỉnh, thành phố đã coi nhẹ vấn đề an ninh quốc gia hay còn một lý do nào khác nữa mà sao cháu thấy họ đua nhau cho thuê nhiều đến thế?

Một vị lãnh đạo cao nhất của thành phố trực thuộc trung ương đã trả lời và phân tích cho cử tri khi họ thắc mắc về việc thành phố cho nước ngoài thuê 50 năm quá nhiều đất ven biển: “Chúng ta chẳng phải làm gì cả mà lại có tiền thu được từ việc cho thuê đất và từ các dịch vụ kinh doanh của họ thì sướng quá chứ còn kêu ca, thắc mắc cái gì. Thành phố chỉ cho thuê 50 năm chứ có bán đâu mà sợ mất nước”.

Cháu thấy câu trả lời phân tích của vị lãnh đạo sao mà đơn giản quá và hình như là còn chưa xứng tầm nữa, phải không bác?

3. Tiếng nói của trí thức

Trong bài “Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng?”, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết:

Hỡi sông Hồng tiếng thét bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?

Hãy trông kìa

Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc

Bịt miệng người kêu nỗi đau Ải Bắc

Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa

Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà?

Giáo sư Hà Văn Thịnh, Đại Học Khoa Học Huế, trong bài “Đất nước đang bất ổn thật rồi” có đoạn:

“Dân tộc Việt Nam đang sống trong nền văn minh nào đây? Nếu nói là nền văn minh “của dân”, sao người dân khổ thế? Nếu nói rằng đây là nền văn minh của chịu đựng và nhẫn nhục thì xin hỏi, chờ đến bao giờ? Nếu nói rằng nền văn minh “hữu nghị” của “thỏa đáng thật thà”, sao dối trá và lường gạt cứ như chuyện chợ trời?

27 tháng 5, thả ngư dân bị bắt, sau khi đã trấn lột hơn nửa tỷ đồng tài sản của ngư dân ta, ông Hồ Cẩm Đào nói rằng đã tìm được giải pháp “thỏa đáng” cho Biển Đông. Lời ông nói gió chưa kịp thổi bay thì 29/5, ông ta xấc xược và côn đồ khi ngang nhiên ban hành “Lệnh” cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, phần lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ ngày 16/5 đến 1/8/2010! Năm ngày sau, ngày 4/5, lính Trung Quốc lại bắt giữ tàu QNG-0281 với 12 ngư dân và đòi tiền chuộc 70 vạn nhân dân tệ.

Đến như vậy mà còn nhắm mắt đưa chân tin vào “Năm Hữu Nghị”, thì tôi không hiểu những người lãnh đạo có trách nhiệm với dân tộc, đất nước hiện nay đang muốn làm gì khi cứ cúi  đầu thấp hơn nữa? Điện Biên Phủ đâu? Hào khí Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử ở đâu, hay đang rủ nhau cùng trốn chạy trong cái góc khuất hay tăm tối đớn hèn nào đó?”.

Ông Hà Sĩ Phu, trong bài “Từ Vụ Bauxite nghĩ Về Vận Nước”, đã viết:

“Trong lịch sử 4000 năm đã có bao giờ bị thất thủ mất đất, mất biển đơn giản như thế, đã có bao giờ ngoại bang cưỡi lên lưng, tóm lấy yết hầu, chi phối nhân sự dễ dàng như thế? Đã có bao giờ người cầm đầu xã hội bạc nhược đến mức không dám gọi đến tên kẻ đã đánh giết dân mình, chứ chưa nói đến có gan chống lại”.

(doi-thoai.com/7/27/2009)

Và trong bài “Giải “Cộng” Nhi Thoát”, ông lại viết:

“Phơi hết sự tàn bạo bất cận nhân tình không cần che đậy, tự “khỏa thân chính trị” của chế độ chuyên chính trong nước. Đồng thời, sự chuyên chính trong thế giới Cộng Sản với nhau cũng “khỏa thân” luôn không che đậy: Việc chính thức thành lập thành phố biển Tam Sa với đầy đủ quy chế hành chính và quân sự, việc kêu gọi đầu tư ngay trong thềm lục địa đương nhiên của Việt Nam, đưa 23.000 tàu đánh cá tràn vào vùng biển Việt Nam… đã tự lột trần cái bản mặt giả dối của chủ nghĩa quốc tế Cộng Sản đến mức không còn một chút lá nho, cả những 16 chữ vàng, quan hệ 4 tốt, và cuộc thi ca khúc Việt-Trung và lời kêu gọi tri ân kẻ đã xâm lược cũng trở nên trơ trẽn, hèn hạ không thể chấp nhận”…

Đến giai đoạn này thì các Blogger trong nước cũng không giữ lễ nữa: Không cần ám chỉ mà kể thẳng tên dù là thủ tướng hay tổng bí thư, hay Bộ Chính Trị. Mác- Lê không còn là điểm nhạy cảm phải kiêng, lại còn nghi ngờ rằng Đảng và nhà nước có định chống xâm lược thật không (hay đã đồng tình với giặc xâm lược?), coi chính quyền chỉ là một đám cướp lớn phản động đã rõ ràng”.

(danchimviet.info/8/10/2012)

III. Nghĩ gì

Qua những phần trình bày về Nhật Bản hậu chiến và Việt Nam hậu chiến, chúng tôi có mấy nhận định sau đây:

1. Sau cuộc chiến tranh vì tham vọng mở rộng đế quốc, Nhật bại trận và trở thành một nước bị Hoa Kỳ cai trị. Nhưng Yoshida và đảng Dân Chủ Cấp Tiến đã nương theo Chế Độ Chiếm Đóng để tìm sinh lộ cho nước Nhật mà sinh lộ này đã bị chế độ quân phiệt Nhật hủy diệt. Cái may của Nhật là Hoa Kỳ tới cai trị, nhưng không coi Nhật là kẻ thù mà đến để giúp Nhật hủy diệt chế độ quân phiệt và thực hiện những cải cách dân chủ cho Nhật. Từ đó, Yoshida đã có cơ hội để thực hiện chủ trương ông đã ôm ấp từ thập niên 1930 là Nhật phải trở thành cường quốc đại dương và phải liên kết với thế giới Tây Phương trên hướng đó mà sau đệ nhị thế chiến thì Mỹ đã thay Anh đứng đầu thế giới này.

Nhưng thời gian Yoshida làm thủ tướng (7 năm từ 1946 tới 1954) lại rơi vào thời gian khởi đầu chiến tranh lạnh (1947) với sự hình thành khối Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo. Vì thế ông phải đối phó với phong trào do Tả Phái, đảng Cộng Sản và trí thức Nhật đòi Mỹ rút quân, đòi trung lập như chủ trương của Mac Arthur trong giai đoạn đầu việc chiếm đóng. Ông biết tinh thần và ước nguyện của dân Nhật. Nhưng ông cũng biết Mỹ sợ Nhật ngả về phía Cộng Sản và sẽ kéo dài việc chiếm đóng, nên ông đã thỏa thuận với Mỹ để quân Mỹ ở lại đất Nhật với điều kiện là Mỹ trả lại nền độc lập cho Nhật.

Mặc dù Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật đã đem tới cho ông nhiều cay đắng khi báo chí gọi ông là “bù nhìn của Mỹ”, nhưng ông đã giữ chính quyền tới năm 1954, khi Nhật đã lấy lại chủ quyền, kinh tế đã phục hồi và chạy đều với con đường sống ông đã mở cho Nhật. Con đường đó là Nhật phải liên kết với Mỹ và Tây Phương và vận dụng cái dù an ninh của Mỹ và viện trợ Mỹ để phát triển kinh tế với kỹ thuật mới. Từ đó, Nhật đã có thể mở rộng thị trường vào Mỹ Châu, Âu Châu và Á Châu. Mục tiêu này chiến tranh của chế độ quân phiệt đã thất bại. Nhưng trong hòa bình, Yoshida đã thực hiện giấc mộng này cho nước Nhật. Và từ sự thành tựu kinh tế của Nhật, nhiều sử gia viết về Nhật Bản đều có một nhận định là Nhật đã thua trong chiến tranh nhưng thắng trong hòa bình.

2. Còn Việt Nam, việc tìm đường cho nước của đảng Cộng Sản đã đưa đất nước vào vòng phân tranh Quốc Cộng, với một thảm kịch máu xương, tàn phá và thù hận đến nay chưa dứt. Sự chiến thắng của đảng Cộng Sản Trung Quốc cuối năm 1949 là cơ may cho đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng lại là vận đen cho dân tộc Việt Nam. Vì đảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng chủ nghĩa Cộng Sản và dùng viện trợ để cột chặt Cộng Sản Việt Nam vào đảng Cộng Sản Trung Quốc. Với cái nợ chủ nghĩa, cái nợ viện trợ và cái nợ dựa lưng Trung Quốc để tồn tại, Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước vào vòng lệ thuộc Trung Quốc.

3. Hầu hết những cuốn sử Nhật Bản đều có phần viết về chính sách của Yoshida đã buộc Nhật phải lệ thuộc Mỹ về đường lối ngoại giao trong một thời gian dài. Nhưng sự lệ thuộc về ngoại giao này Yoshida đã chọn để tìm sinh lộ cho nước. Vì ông biết Mỹ cần Nhật trong chiến lược chận Cộng Sản, còn Nhật cần Mỹ để phát triển. Vì thế ông đã nói với những ngưòi cộng sự thân tín: “Chẳng được gì khi từ bỏ Tây Phương để ủng hộ những nước Á Châu” (ám chỉ mấy quốc gia Trung Lập như Ấn Độ, Thái Lan).

Yêu nước và thực dụng, Yoshida đã mở đường cho Nhật, nhưng ông phải trả giá, vì đụng phải tinh thần dân tộc của dân Nhật. Ông biết như thế, nên ông sợ và Yoshida đã để lộ cái sợ này khi từ Hội Nghị San Francisco năm 1951 trở về nước, được dân chào đón nồng nhiệt từ phi trường và dọc hai bên đường vào thành phố Tokyo, nhưng trong khi vẫy tay chào những người dân và học sinh phất cờ, ông đã khóc. Theo Akira Matsui, viên bí thư đi với ông thì Yoshida khóc không phải vì cảm động mà khóc vì sợ sẽ phải chịu một số phận như ngoại trưởng Jutaro Komara, trở về sau cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh với Nga năm 1905. Những người dân tộc cực đoan nghĩ rằng Jutaro đã không khai thác đủ những nhượng bộ của Nga từ sự chiến thắng của Nhật. Vì thế Jutaro Komara đã bị nhạo báng và nhà ông bị ném đá.

(William Chapman, đd, tr. 88)

Theo chúng tôi nghĩ thì sự giải thích đó có thể chỉ đúng một phần, vì Yoshida là một chính khách có bản lãnh và cứng cỏi, nên khó có thể khóc vì sợ bị nhạo báng và ném đá mà có thể ông đã khóc vì biết rằng ông chỉ mới thực hiện được một nửa nguyện vọng của dân Nhật là thu hồi nền độc lập, nhưng vẫn phải để quân Mỹ trên đất Nhật. Hoa Kỳ đã giúp Nhật tái thiết thời hậu chiến, tan nát và đói, nhưng dân Nhật  đòi Mỹ phải ra khỏi nước Nhật, mà Yoshida chưa thể hoàn thành được điều này.

Yêu nước và tận lực tìm đường sống tự do và phát triển cho nước, nhưng Yoshida sợ tinh thần dân tộc Nhật. Và đúng như thế, vì sau khi bản Hiệp Ước An Ninh Mỹ- Nhật được công bố, dân Nhật gồm những đảng đối lập, công đoàn, sinh viên, trí thức đã biểu tình dữ dội khắp nơi chống Mỹ và đòi Yoshida từ chức. Mặc dù Yoshida đã lãnh đạo Nhật qua những năm Mỹ chiếm đóng, đã giữ được danh dự cho Nhật trước ông tướng Toàn Quyền Mac Arthur, đã đưa Nhật tới phát triển tự túc và độc lập, nhưng ông phải từ chức năm 1954. Nhưng sau đó và đến nay thì dân Nhật đã tôn ông là một chính khách yêu nước lớn của Nhật.

4. Chuyện người lãnh đạo Nhật và dân Nhật như thế, còn trở lại Việt Nam, chúng tôi nhớ là  sau khi hai Hiệp Định Biên Giới và Vịnh Bắc Bộ được ký ở Hà Nội cuối năm 1999 và 2000, thì đảng Cộng Sản và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã mở tiệc ăn mừng. Trong đó Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương và Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm, mặt người nào cũng hớn hở (ảnh trên Net) nâng ly chúc tụng Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc  Đường Gia Triền. Đó là hai hiệp định bán nước, nhưng báo nhà nước không đăng, dân không  hề biết đến một điều. Nước Việt đã tồn tại 4000 năm, nhưng bây giờ là của ai mà dân Việt phải cúi đầu để Đảng Cộng Sản ăn mừng trên hiệp định bán nước với kẻ cướp nước?

Như thế cho đến nay nhìn vào sự nguy vong của Việt Nam trước thủ đoạn thôn tính mềm của Trung Quốc, chúng ta có thể nói rằng đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắc một cây cầu từ nô lệ Tây qua nô lệ Tàu mà cây cầu đó đảng Cộng Sản đã xây bằng xương máu của dân Việt.

Tiếng kêu thảng thốt: Việt Nam tôi đâu? Việt Nam tôi đâu? Giờ đây Việt Nam Còn hay đã mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta… của nhạc sĩ Việt Khang là tiếng kêu chung của dân Việt trước đêm đen của dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn có niềm tin vì trong đêm đen ấy luôn luôn có những tia lửa bùng lên. Tia lửa đó là những phiên tòa của những kẻ bán nước xử những người yêu nước. Tia lửa đó là sự kiên định bất khuất của những người phải ở trong nhà tù vì chống Tàu. Tia lửa đó là là sự dũng cảm thách đố bạo lực của những nhà sư như Hòa Thượng  Quảng Độ, Hòa Thượng Viên Định, những vị trí thức như các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Phạm Toàn, Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đan Quế, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Hồng Sơn… cùng những người trẻ như Huỳnh Thúc Vy, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Trịnh Kim Tiến, Bùi Hằng… Những tia lửa đó là hồn nước. Trước nguy cơ mất nước, và trở thành dân nô lệ của Tàu, sẽ có một ngày những tia lửa ấy kết lại thành biển lửa để đem lại độc lập cho nước và quyền sống tự do của con dân Việt.

- Việt Nam tôi đâu? Việt Nam tôi đâu?

- Việt Nam ở trong lòng chúng ta.

- Việt Nam ở trong hồn dân Việt.

Sách tham khảo:

1. William Chapman: Inventing Japan. The Making of a Postwar Civilization, Prentice Hall Press, New York, 1991.

2. James L. Mcclain: Japan: A Modern History. W. W. Norton & Company, New York, 2002.

3. Mikiso Hane: Modern Japan: A Historical Survey. Westview Press. Boulder, 1986.

4. Edwin O. Reichauer. Japan: The Story of a Nation. Alfred A. Knopf. New York, 1970.

5. Kenneth Henshall: A History of Japan: From Stone Age to Superpower. Palgrave Macmillan. London, 2004.

© Đàn Chim Việt

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [1]

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [2]

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [3]

Pages: 1 2

5 Phản hồi cho “Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4]”

  1. lê mạnh cường says:

    gửi đàn chim việt!
    tôi 57 tuổi là người sinh ra ở gia lâm , hà nội . tô đã từng tham gia bộ đội giải phóng miền nam . là kỹ sư xây dụng . xong hiện nay vì hoàn cảnh tôi đang lang thang xứ người ( campuchia) . tôi hiện không còn nơ nương tựa . rất cần sự giúp đỡ của đàn chim việt . cho tôi mượn 500 usd làm vốn kiếm sống . tôi sẽ trae trong vòng 1 năm với lãi xuất ngân hàng . nếu được xin gửi vào tài khoản tên : lê mạnh cường . số tài khoản : 5959829 . xin chân thành cảm ơn bạn hữu xa gần qua đàn chim việt giúp đỡ cho tôi . ( xin liên hệ với tôi qua địa chỉ mail : cuonglemanh194@yahoo.com./.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Chúng tôi lấy thí dụ như công trình chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay là công trình Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương không có yếu tố Việt Nam ở trong đó”

    Chùa có đường nét Việt Nam là tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng do môn pháp Làng Mai của ông Thích Nhất Hạnh xây. Chẳng may vì ông Thích Nhất Hạnh không chịu gia nhập Giáo Hội Quốc Doanh lại còn viết thư gửi cho ông Nguyễn Minh Triết đề nghị dẹp bỏ Ủy Ban Tôn Giáo cho nên chùa Bát Nhã bị đập phá, tu sinh bị hành hung, chửi bới bắt phải bỏ tu đi về quê. Bọn vô văn hóa cai trị chỉ biết lấy sức mạnh mà đè nén người còn công trình mang tính chất văn hóa thì đi bắt chước Trung Quốc một cách ngờ nghệch.

  3. quang phan says:

    Loạt bài Từ Nhật Bản Hậu Chiến Đến Việt Nam Hậu Chiến này rất hay, các tác giả bỏ công tìm kiếm sự kiện từ quá khứ đến hiện tại để vạch trần các tội ác của bọn ngụy quyền Việt cộng bán nước, thực hiện kế hoạch ” Chệt hóa ” người Việt , thay thế văn hóa tộc Việt bằng thứ ” văn minh Cộng sản mọi rợ”….

  4. Trúc Bach says:

    Đảng CSVN càng dãy dụa bao nhiều..thì báo hiệu một cái chết càng cực kỳ đau đớn bấy nhiêu
    .
    Tội ác của đảng CSVN đã quá lớn, càng lúc càng lớn, lớn đến nỗi “có một bộ phận không nhỏ” đảng viên cao cấp trong BCT đảng CSVN đã không dám “Bước Xuống”, khiến cho cái chết của đảng sẽ là một Cái Chết Dữ Dội, Đau Đớn và Tàn Khốc !

    Chỉ tiếc một điều là “cái chết đau đớn, dữ dội và tàn khốc” kia lại không nghiệm vào đám cán bộ lãnh đạo cao cấp – vì chúng thừa tiền bạc và phương tiện để “Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng” – Cái chết Đau Đớn Dữ Dội và tàn khốc lại chỉ giáng xuống đầu bọn bộ hạ, cấp dưới mang khẩu hiệu “Trung Với Đảng… Chỉ Biết Còn Đảng Còn Minh” và đám côn đồ “nhân dân tự phát” …mà thôi .

    Một cuộc cách Mạng Nhung, Cách Mạng Hoa, Cách Mạng Màu khó xảy ra tại VN; Đó chính là điều đáng tiếc !

  5. Vũ duy Gaing says:

    Tác giả bài viết đã phân tích rõ những yếu kém của CSVN”hậu chiến”so với Nhật Bản(ngay so với Cao Miên,thì CSVN cũng không”khôn”bằng,mà chỉ biết”ngoan”với Tầu Quen!),khiến các”chóp bu”CSVN phải chuồn bằng”cửa sau”(hậu môn theo tiếng TQ!)mỗi khi được người VN”đón tiếp”ở Mỹ!!

    Thực ra mô hình”kinh tế thị trường,lạc hướng XHCN”của CSVN, và của CSTQ đã lấy những cái tốt thành xấu của KT tư bản Mỹ(the Best become Bad of US Capitalist),khiến 1 nhà đối lập TQ đã phải than rằng CSTQ mang tính HAM làm TIỀN”Make Monney”của tư bản Mỹ,để rử người dân Tầu bắt chước,khiến họ quên tranh đấu chống chế độ”độc tài Đảng trị” thối nát ở TQ,cũng như tại VN.

    Thực ra,chế độ CS ở TQ và VN,đã xử dụng những cái xấu của cả 2 chế Tư bản và CS(the Bads of the boths Worlds Capitalist and Communist),như khuyến dụ người dân HAM làm TIỀN(“bất kỳ Mèo trắng hay đen,chỉ cần biết bắt chuột”như Đặng tiểu Bình dậy,theo Mỹ”Make monney”),cũng như ham thuốc phiện để phó mặc”độc đảng CS” dễ bề cai trị.Vì vậy mà chế độ CSTQ và CSVN không bị xụp đổ như ở Liên Xô và Đông Âu,và chế độ”quân phiệt”đang được”tư bản”hóa tại Miến Điện!

    Về vấn đề các tỉnh VN cho TQ thuê”dài hạn”,thì ngay từ thời Lê Duẩn chống TQ(đọc trên mạng Wikileak),ông này cũng đã cảnh báo rắng người TQ qua Lào xây dùm các đường”chiến thuật”mang theo vợ con,lập riêng tĩnh TQ trên đất Lào.Vậy mà sau này,các”chóm bu”CSVN không cảnh tỉnh,lại đua nhau cho Tầu thuệ đất trồng rừng,xây”China Town”(khác China Town ở San Francisco!?),thì phải chăng là để đợi ngày”đánh mại bản TQ” như trước 1979 ở Chợ lớn?!

Phản hồi