WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc “BÊN THẮNG CUỘC” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai

benthangcuoc1

Tháng 2, 1, 2013
Cuốn sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức vừa mới ra đời đã tạo thành một hiện tượng, nhiều người tìm đọc, giới thiệu cho nhau, ngợi ca và phê phán. Một cơn sốt trong dư luận như thế này là điều hiếm có từ một cuốn sách khá khô khan.

Về bản thân cuốn sách Bên thắng cuộc

Nội dung của Bên thắng cuộc không phải là vấn đề mới. Lịch sử Việt Nam sau 1975, ai đã từng trưởng thành trong giai đoạn này mà không sống trải, chiêm nghiệm hay nghe, biết ít nhiều về những gì đang trào sôi trên đất nước và ảnh hưởng đến từng số phận con người. Cái mới ở chỗ tác giả đã tập trung vào một số chủ đề nổi cộm với cách trình bày sáng sủa, đầy ắp tư liệu để cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể, sinh động và liên tục.

Có người nói cuốn sách không trình bày được toàn bộ sự thật về giai đoạn lịch sử này. Điều ấy tất nhiên và đòi hỏi đó là một yêu cầu vô lý. Ai, cuốn sách nào có thể trình bày được như thế? Không ai cả, nếu không phải là hàng trăm cuốn sách và một độ lùi lịch sử vài ba chục năm nếu tình hình thuận lợi, không còn độc đảng toàn trị, độc quyền viết lịch sử.

Có người ở ngành lịch sử trong nước than: ước gì chúng tôi có thể có tư liệu và tự do để viết như Huy Đức, một người làm báo. Người viết sử chính thức trong hệ thống chỉ được phép sử dụng tư liệu chính thống và viết theo quan điểm chính thống. Làm sao có sự thật lịch sử.

Có người còn nói về thể loại, cho rằng Bên thắng cuộc không phải là sách lịch sử, không có giá trị. Sao lại phải gọt chân cho vừa giày? Thiếu gì sách lịch sử “đúng kiểu” mà lại chẳng có bao nhiêu lịch sử trong đó. Tác phẩm làm ra các thể loại chứ không phải thể loại làm ra tác phẩm. Điều này đúng không phải chỉ cho lịch sử mà còn trong văn học nghệ thuật. Thí dụ có nên tranh cãi tiểu thuyết và truyện ngắn cần phải có cốt truyện hay không. Đơn giản là cuốn Bên thắng cuộc viết về đất nước thời kỳ sau 1975 và giá trị của nó ở chỗ mang lại điều gì có ích cho người đọc.

Bên thắng cuộc có nhiều điều mới và không mới, đúng và không đúng, đối với người này người khác. Chuyện “tuẫn tiết”, tù cải tạo, vượt biên, không thể nào Huy Đức biết được nhiều, đầy đủ và thấm thía bằng những người trong cuộc, nhất là khi nhiều người trong số họ sau khi ra nước ngoài đã viết bút ký, hồi ký về chuyện của mình và những người đồng cảnh. Cũng những chuyện đó và nhiều chuyện khác, thế mạnh của Huy Đức là người có hiểu biết, có tư liệu đặc biệt của bên thắng cuộc mà nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa được phổ biến công khai. Những cuộc phỏng vấn, chuyện trò cá nhân, các hoàn cảnh và tâm tình riêng tư của giới lãnh đạo được đưa vào không phải là những “chuyện vặt vãnh” mà chính là giúp soi rọi thêm tình hình, vì lịch sử không chỉ là những sự kiện khô khan, những con số, ngày tháng, chủ trương chính sách mà do con người cụ thể tác động, nhất là những người nắm quyền lực.

Có những vấn đề tuy đã chú ý tập trung nhưng Huy Đức cũng không thể nào giới thiệu đầy đủ như chuyện “cởi” và trói” thời Nguyễn Văn Linh, chỉ riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí. Tác giả đã không đề cập cơn sóng phản kháng đòi tự do dân chủ cuồn cuộn trong giới văn nghệ và báo chí ở nhiều tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Nam, kể cả trong một số báo Đảng và những hệ lụy sau đó. Đây chỉ là một nhận xét, dĩ nhiên không thể đòi hỏi quá nhiều ở tác giả trong một cuốn sách viết toàn diện về một thời kỳ dài phức tạp như thế.

Giá trị nội dung của bản thân Bên thắng cuộc, chính là lịch sử, hay hoàn cảnh đất nước từ sau 1975, được tái hiện một cách công phu, tập trung, với tư liệu phong phú, có thể tin cậy, một cách tương đối khách quan, bằng bút pháp trong sáng của một nhà báo có tâm, có nghề, được chuẩn bị một cách có ý thức và khoa học qua nhiều năm tháng, với ý chí và ý định rõ rệt muốn mang lại sự thực cho một giai đoạn lịch sử hiện tại, đáng lý rõ rệt thì lại quá mù mờ.

Các nguồn tư liệu riêng và chung phong phú, với hàng nghìn chú thích nghiêm túc (cuốn I có 608 chú thích, cuốn II có 654 chú thích), không chỉ về những vấn đề sau 1975 mà còn ngược về quá khứ nhiều năm trong những sự kiện liên quan, cho thấy sự làm việc cẩn trọng, cần mẫn của tác giả. Có thể đã có những sai sót đây đó nhưng có lẽ do vô tình chứ không phải cố ý của tác giả.

Vì mục đích nói về bên thắng cuộc nên những tư liệu đưa ra cũng chủ yếu của bên này. Có những tư liệu chứng tỏ sự dối trá rõ rệt và đó là dối trá của nhà cầm quyền chứ không phải là dối trá của người trích dẫn, như ta có thể thấy khi tác giả đưa ra những tư liệu trái ngược chung quanh chuyện cải tạo. Thí dụ một trích dẫn trên báo Tin Sáng mô tả “không khí trong các trại cải tạo từa tựa như một trại hè” trước khi giới thiệu một lá thư của người chồng là sĩ quan đang cải tạo gởi cho vợ. Người đọc có thể thấy dụng ý mỉa mai của tác giả chứ không phải đồng tình khi cố ý đưa ra trích dẫn đó một cách khách quan và đặt trong bối cảnh bi đát của toàn bộ chuyện cải tạo.

Những cách đọc Bên thắng cuộc

Bên thắng cuộc chắc chắn là một cuốn sách đáng để đọc, nội dung của nó không tranh luận, tranh cãi với ai nhưng vừa mới ra mắt đã tạo nên nhiều dư luận ngược chiều, tranh luận, tranh cãi đến mức cực đoan và chắc chắn chuyện này còn tiếp diễn. Đây là hiệu ứng thành công và đáng mừng của một tác phẩm.

Trừ một số bài viết dù ở bên này hay bên kia, có nhận định một cách khách quan, phần lớn các bài viết chống cuốn sách ở cả hai phía thắng và thua cuộc (kể cả việc biểu tình chống dù chưa đọc sách), đều chứng tỏ “hội chứng chính nghĩa” của cuộc chiến trước đây đến nay vẫn chưa chấm dứt mà còn tiếp diễn một cách gay gắt khi sự ra đời của cuốn sách kích động lên.

Dĩ nhiên có một số sự kiện lịch sử trước và sau 1975 vẫn chưa được soi sáng đầy đủ và chưa có nhận định thống nhất từ nhiều phía do tính chất mù mờ phức tạp của lịch sử và quan điểm, chính kiến của người trong cuộc. Tuy nhiên tâm trạng rõ rệt của những người chống cuốn sách vẫn là phe ta, đường lối chính sách của phe ta có chính nghĩa, ai nói khác đi đều là thứ phản bội, tội đồ của dân tộc. Chính điều này đã góp phần làm lịch sử “giẫm chân tại chỗ” khi đáng lý phải vùng vẫy thoát ra khỏi vũng bùn của máu và nước mắt.

Về tựa đề Bên thắng cuộc và tên hai phần của cuốn sách (Giải phóng và Quyền bính), có lẽ tác giả Huy Đức đã nghiền ngẫm sâu xa và sự lựa chọn có sức gợi nhiều ý nghĩa.

Bên thắng cuộc vì sau 1975 đất nước thuộc về bên thắng cuộc, bên phải chịu tránh nhiệm trước dân tộc và lịch sử, hiện tại và mai sau. Tác giả là người đã trưởng thành, làm việc và chiêm nghiệm trong bộ máy cai trị, có cái nhìn cận cảnh từ bên trong, hi vọng có thể đưa ra một tiếng nói về sự thật, khác với tiếng loa đồng ca một chiều đinh tai nhức óc như hình chụp dùng làm bìa cho tác phẩm.

Giải phóng nhưng những điều diễn ra sau đó với cải tạo, vượt biên, đánh tư sản, ngăn sông cấm chợ… lại không hề mang ý nghĩa giải phóng. Ngược lại thực tế đã chứng minh nhân dân Miền Nam và cả nước lại đi vào vòng trói buộc, vào cảnh trì trệ thay vì cất cánh như đáng ra phải có sau khi đã “thống nhất đất nước, quy giang sơn về một mối”. Chưa kể đến gợi ý trong lời mở đầu của tác giả, đây là Miền Bắc giải phóng Miền Nam hay ngược lại.

Quyền bính bộc lộ bản chất của một tập đoàn khi đã nắm được quyền lực cai trị. Trình độ kém cỏi trong xây dựng đất nước thời bình, bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí và kiêu ngạo cộng sản; sự quyết đoán của những cá nhân lãnh đạo không đủ tầm và tâm; các cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực; “lỗi hệ thống” mang tính bao trùm mà những cá nhân dù có thiện chí và ý chí cũng không sao xoay chuyển…

Trong Quyền bính không phải không có những điều tích cực nói về những người lãnh đạo và những người cộng sản. Sinh ra và trưởng thành trong nô lệ và chiến tranh, nhiều người không được học hành. Họ thường xuất thân là nông dân nghèo, làm thuê, ở đợ rồi “tham gia cách mạng”. Không được học hành không phải lỗi ở họ. Tuy nhiên sau đó họ đã học trong trường đời và đấu tranh cách mạng, với ý chí kiên cường, chịu đựng gian khổ và chấp nhận hi sinh lớn lao. Khi ở vai trò lãnh đạo, nhiều người cũng đã hết sức ưu tư về tình hình đất nước, khiêm tốn học hỏi, lắng nghe các trí thức chuyên gia để tìm ra những quyết sách đúng. Tác giả cũng đã không giấu thiện cảm đối với một số người, đặc biệt đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Đội ngũ các chuyên gia và các trí thức tham mưu cũng đã ra sức tìm tòi cái mới của thời đại, học hỏi các nước láng giềng và phương Tây, tham mưu cho lãnh đạo thoát khỏi bế tắc. Nổi bật là vấn đề kinh tế thị trường, cho dù vẫn còn “cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đa phương hóa, từng bước đi vào hội nhập toàn cầu. Kết quả dù quá chậm nhưng đất nước đã không rơi vào vực thẳm.

Tuy nhiên mọi cố gắng đó đều chỉ đạt thành tựu rất thấp, không tương xứng với năng lực của một dân tộc không kém cần cù và thông minh so với bất cứ dân tộc nào khác, sau khi đất nước đã thống nhất. Nguyên nhân chính là “lỗi hệ thống”, bắt nguồn từ sự độc tài đảng trị, bám chặt giáo điều cổ hủ vì sợ “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” và sự vận hành của guồng máy đã đè bẹp mọi cá nhân có ý muốn cưỡng lại, cho dù họ ở cấp cao nhất như Võ Văn Kiệt, Trần Xuân Bách, Trần Độ…

Bên cạnh đó, vì liên minh ý thức hệ và muốn có chỗ dựa để giữ vững độc quyền lãnh đạo, những người cộng sản cầm quyền đã lọt vào gọng kềm của Trung Quốc, trở thành một mối họa lớn cho dân tộc. Đảng Cộng sản rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, loay hoay giữa hai nguy cơ “mất nước hay mất Đảng”.

Tác giả Bên thắng cuộc không minh nhiên nói ra những điều trên nhưng qua những gì được trình bày một cách khách quan, chi tiết, cả chiều rộng và chiều sâu, người đọc có thể cảm nhận rất rõ thông điệp nào đã được gởi đi từ cuốn sách.

Cho dù những điều trên là đúng như thế, tác giả có phải là một kẻ nói xấu Đảng, phản bội đất nước như một số báo chí trong nước quy chụp, hay là một tên cộng sản tay sai tuyên truyền cho Nghị quyết 36 như một số người ở hải ngoại quy kết? Thật nực cười khi có hai kết luận trái ngược nhau như thế về cùng một cuốn sách và một tác giả.

Lịch sử đã qua và đang đi qua từng ngày. Phải nhận rõ quá khứ nhưng càng phải thấy rõ hơn bước đi cho hiện tại và tương lai. Hận thù hay kiêu căng về quá khứ để tranh phần chính nghĩa không ích lợi gì cho số phận và tương lai dân tộc. Thực tế lịch sử, những người cộng sản đã là bên thắng cuộc và cũng thực tế họ đang đưa đất nước vào nguy cơ. Vấn đề là phải làm gì có hiệu quả để giải quyết nguy cơ trước mắt và kiến tạo tương lai chứ không phải nguyền rủa nhau. Đọc Bên thắng cuộc chính là cơ hội để mọi người nhìn lại toàn bộ tình hình một cách tỉnh táo.

Trong những ngày tháng gần đây không ít người thuộc nhiều thành phần, trước hết là trí thức và đảng viên có lương tri thực sự lo cho dân tộc đã đặt ra những vấn đề cấp thiết, đặc biệt mới nhất trong Lời kêu gọi thực thi quyền con người và Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992: Dân chủ hóa đất nước, chống độc tài đảng trị, giải quyết nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến tham nhũng, kinh tế suy thoái, văn hóa, đạo đức xã hội trên đà băng hoại, trước mắt cấp bách là chống Trung Quốc xâm lược.

Đây là nhiệm vụ của toàn dân tộc không trừ bất kỳ ai, kể cả Đảng Cộng sản cầm quyền nếu Đảng muốn còn tồn tại dù có cầm quyền hay không. Ai phá hoại nhiệm vụ này mới là kẻ phản bội tổ quốc.

Đà Lạt 31/1/2013
© 2013 Tiêu Dao Bảo Cự

37 Phản hồi cho “Đọc “BÊN THẮNG CUỘC” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai”

  1. Dao Cong Khai says:

    ĐCK chưa bao giờ cầm và đọc cuốn sách này, nhưng qua những trích dẫn, phê bình và bàn tán thì tôi thấy đây là một cuốn sách tốt và đáng đọc (đối với người VN). Nhưng đối tượng của cuốn sách thì rõ ràng là tác giả muốn viết cho những người như tác giả, những người bên cùng chiến tuyến của tác giả, những người VN đang sống trong nước và những thanh niên VN sinh ra và lớn lên sau chiến tranh ở cả trong nước lẫn hải ngoại; có nghĩa là những người dễ bị tuyên truyền nhồi sọ bởi đảng CSVN.

    Đọc qua những bài trích dẫn, phê bình… tôi có thể hiểu tác giả thuộc phía nào, và khuynh hướng cũng như thái độ chính trị như thế nào, mục đích và lý tưởng như thế nào. Một người VN sống qua thời chiến tranh đó, và chú ý đến thời thế, lịch sử thì ai cũng có những suy nghĩ như vậy.

    Đọc để biết mấy ông Bắc Việt ngày nay sau khi giác ngộ được cái “phồn vinh giả tạo” của xã hội tư bản và Đế Quốc Mỹ thì họ thay đổi suy nghĩ như thế nào, họ thành thực như thế nào, và họ đang trở nên ngưỡng mộ (nể trọng) Đế Quốc Mỹ và chủ nghĩa Tư Bản như thế nào.

    Ca ngợi Mỹ, hay VNCH quá đáng; cũng đúng vì không sống dưới thời VNCH thì làm sao họ viết đúng mức về chế độ VNCH. Cái nhìn về những ưu điểm và chính nghĩa của VNCH chưa đầy đủ cũng là vì tác giả chưa được sống dưới chế độ VNCH. Cho nên có những ưu điểm về VNCH tác giả cũng chỉ có do suy luận hoặc gián tiếp tiếp cận, và những thái độ chưa dứt khoát của tác giả đối với VNCH cũng vì tác giả không sống dưới thời đó.

    Bởi vì người ta chấp nhận VNCH là vì người ta hiểu rõ chế độ CS Bắc Việt không có nhân bản; nghĩa là đó là một xã hội tiền sử, một xã hội của dòi bọ, của thú vật… Từ đó bất cứ chế độ nào khác cũng tốt đẹp hơn chế độ VC đó. Cho dù hôm nay chế độ VC (trên phương diện ứng dụng) đã theo tư bản, nhưng nó vẫn chưa có nhiều điểm đáng so sánh với chế độ VNCH của chúng tôi ngày xưa. Xin khẳng định chế độ VNCH ngày xưa chưa làm cho chúng tôi thoả mãn, vì nó bị lệ thuộc bởi chiến tranh (nóng) và chi phối bởi phe tư bản trong cuộc chiến tranh lạnh thời đó. Tuy nhiên bây giờ sang đây sống ở Mỹ, thấy nước Mỹ có những cái tốt hơn chế độ VNCH, nhưng cũng có nhiều cái dở hơn thời VNCH chúng tôi ngày xưa, và có những cái dở hơn cả chế độ VC nữa. Chẳng hạn vấn đề kỳ thị chia rẽ Bắc Trung Nam thời VNCH không nặng nề bằng sự kỳ thị chủng tộc vẫn còn tồn tại ngoài luật pháp ở Mỹ. Ngay cả chia rẽ tôn giáo ở VN cũng chỉ tương đương với ở Mỹ thôi. TT Mỹ toàn là tin lành, chỉ có Kenedy là công giáo và gia đình ông ta là mục tiêu bị ám sát.

    Nói tóm lại cả tư bản lẫn CS đều xấu. CS chỉ là thú vật, còn tư bản thì đúng như Karl Max nói, họ là giai cấp thống trị và bóc lột. Chúng tôi theo VNCH chỉ vì đó là con đường bắt buộc để chống cộng, nhưng VNCH đã bị phân hoá bởi chiến tranh và tuyên truyền của VC, lại càng khó khăn để tồn tại hơn trước gọng kìm của tư bản Mỹ, nên khi sống thời đó chúng tôi nhìn rõ những khuyết điểm (của chế độ) nhưng không đủ khả năng giải quyết, vì cứ phải đối phó với cuộc chiến chống cộng trước đã. Bây giờ lịch sử đã trả lời rõ ràng cho những người lúc đó không quyết tâm chống cộng: BỊ VC CAI TRỊ LÀ MẤT TẤT CẢ.

  2. Áo vải cờ đào says:

    Một bài viết có quá nhiều câu hỏi và…Biện minh hơn là tìm sự “đồng thuận” về hiện tượng “BÊN THẮNG CUỘC” của HĐ. Ông TDBC muốn bào chữa cho chính bản thân ông, cho đồng chí HĐ, cho bè lũ Việt cộng hay…All of the above? Tiêu đề là: “Đọc “BÊN THẮNG CUỘC” để tìm sự đồng thuận cho hiện tại và tương lai”! Thử hỏi: Việc nguy cơ “mất nước hay mất đảng” của CSVN có dính líu, liên quan gì với sự ra đời của cuốn sách BTC? Và tại sao mọi người Cần phải đọc BTC…Mới tìm ra “Chân lý” cho hiện tại và tương lai..Đất nước VN, nó (BTC) có “Kinh điển” và mầu nhiệm thật sự xuyên suốt từ đầu đến cuối giống như lời rao giảng của…Ngài TDBC? Hay chỉ là những…Lượm lặc, pha chế bài bản, tung hứng…Kiểu: Muốn biết sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh thì tìm đọc tác phẩm của ” đại văn hào” Trần Dân Tiên??…Về những biến cố (quá khứ) LS mà đa số hầu như dân miền Nam (VNCH) ai ai cũng biết rất rõ âm mưu, ý đồ của bọn “Bựa” BBP, kể từ ngày chúng còn mang dép râu đội nón tai bèo ôm AK TC đi-B, cứu đói dân Nam và dẫn dắt dân tộc VN…Đến thế giới…Đại đồng, dù phải hy sinh đến người Việt cuối cùng! Người sống có thể…Đồng Thuận với Việt-Cộng và cho họ một “Sinh Lộ” nhưng còn những oan hồn đã nằm xuống ở nghĩa trang QĐ Biên Hòa, nay vất dưỡng nơi đâu, thử hỏi “Họ” có đồng thuận với lũ…Ma sống VC hay không? Hay trả lời đi…BÊN THẮNG CUỘC?…Avcđ.

  3. dân đói says:

    @ Thiên Lôi bảo đâu đánh đó.
    Cái con gì rúc đầu vào hang, chỉ thấy ngo ngoe ló cái đuôi ghẻ lở ra ngoài.
    Danh giá gì cái tên Thiên Lôi mà cũng tự vơ vào Thế không nghe ông bà ta thường nói “Dòng dõi tam tứ đại nhà nó là giống ‘Thiên Lôi bảo đâu đánh đó đấy mà” để chỉ những tên ngu truyền kiếp chỉ làm tay sai bưng bô ở đợ.
    Chính sách ngu dân đã ăn vào máu di căn đời này qua đời khác, thương cho cái kiếp “thiên lôi bảo đâu đánh đó” hết thuốc chữa.
    @ Bác Bần Nông ơi, đừng la tôi tánh tình nóng nẩy nhớ (nóng nẩy nhưng nhất định không bức xúc), cái giống chạy rong ngoài đường cần phải cho xơi món “đả cẩu bổng pháp”, bác cũng thông cảm cho. Dù sao Bần Nông với Dân Đói nghe có vẻ gần gũi nhau nhắm, nghèo với đói là có họ máu với nhau đấy. Chúc bác và những “người thua cuộc” năm mới giảm “Bần” bớt “Đói”.

  4. Thiên Lôi says:

    Ngày tết nghe mấy người thua cuộc tự sỉ vả lẫn nhau cũng khoái, mấy người này mà đòi có ai theo thì chỉ bao giờ đất lộn lên trời mà thôi!

    • dân đói says:

      Cái con gì rúc đầu vào hang, chỉ thấy ngo ngoe ló cái đuôi ghẻ lở ra ngoài.
      Danh giá gì cái tên Thiên Lôi mà cũng tự vơ vào Thế không nghe ông bà ta thường nói “Dòng dõi tam tứ đại nhà nó là giống ‘Thiên Lôi bảo đâu đánh đó đấy mà” để chỉ những tên ngu truyền kiếp chỉ làm tay sai bưng bô ở đợ.
      Chính sách ngu dân đã ăn vào máu di căn đời này qua đời khác, thương cho cái kiếp “thiên lôi bảo đâu đánh đó” hết thuốc chữa.
      @ Bác Bần Nông ơi, đừng la tôi tánh tình nóng nẩy nhớ, cái giống chạy rong ngoài đường cần phải cho xơi món “đả cẩu bổng pháp”, bác cũng thông cảm cho. Dù sao Bần Nông với Dân Đói nghe có vẻ gần gũi nhau nhắm, nghèo với đói là có họ máu với nhau đấy. Chúc bác và những “người thua cuộc” năm mới giảm “Bần” bớt “Đói”.

      • Bần-Nông says:

        @dân đói

        Ko dám “la” đâu bạn ơi! Chỉ 1 lời khuyên thôi! Ông bà mình có nói: “No mất ngon, giân mất khôn”. Thân ái… Bần-Nông.

    • Bần-Nông says:

      @Thiên Lôi,

      Thấy cái nickname của ông bạn, là tôi thấy con người ko có đầu óc. “Thiên Lôi” chỉ biết chỉ đâu đánh đó ko cần nghỉ suy. Hầu hết các bạn trên diễn đàn ĐCV đưa ra comments của mình đề thảo luận & học hỏi lẫn nhau. Tuy có rất nhiều ý chỏi (conflict) nhau, như tựu trung là để cùng nhau học hỏi & cùng nhau tiến bộ. BN nầy đã học hỏi rất nhiều trên các diễn đàn như thế nầy. Thành thật cám ơn các bạn. Thân ái… Bần-Nông

  5. dân đói says:

    @Peterpham. Tánh tôi hay tiết kiemj chữ nên xin gọi tắt là Pét phạm cho tiện.
    Xin nhắc để ông Pet đừng quên – đừng bao giờ quên – đối với Cộng Sản chữ Tù không cần thiết phải đi với chữ Tội, đêm đêm ông cứ nằm vắt tay lên trán mà ngẫm xem có đúng không, thành ra ông dùng câu “Từng tù tội…” là sai be sai bét, sai từ trong cái đầu sai ra, lần sau nhớ dùng chữ phải cẩn thận để che dấu bớt “điểm đứng” của mình. Riêng về cái gọi là quá khích hay cực đoan, thường thì những người Chống Cộng được gọi là Quá Khích hay Cực Đoan là một điều dễ hiểu (bởi vì họ là nạn nhân của chính bọn độc ác cực đoan quá khích), nhưng với ông Pạm Pet đang cổ võ cho sự Hòa Giải mà sao cái giọng ông cũng rất quá khích và cực đoan. Hóa ra nhờ Mr. Pet mà tôi biết thêm một điều là bây giờ thêm 1 “trường phái ý thức” mới ra đời, đó là “Hòa Giải Quá Khích & Cực Đoan”. Chống cộng dù cực đoan quá khích tới đâu cũng không làm rụng 1 sợi lông của đám mặt lợn, nhưng Hòa Giải Quá Khích Cực Đoan thì e rằng đồng bào hải ngoại hết chỗ tị nạn.

  6. dân đói says:

    @người viết & người đọc Bên Thắng Cuộc
    Xin hỏi, ngày nay, ai thực sự là kẻ thắng cuộc ? Không chỉ những kẻ bị tan hàng 1975 (gồm VNCH và Mặt Trận GPMN) là bên thua cuộc, chính những kẻ gọi là thắng cuộc được mô tả trong Bên Thắng Cuộc cũng đã trở thành những kẻ thua cuộc (thí dụ, lão Thủ Lợn, chẳng công trạng gì bỗng không trở thành 1 trong những thằng “thắng cuộc” trong việc vơ vét của cải và đưa đất nước đến kiếp nô lệ lầm than).
    Bọn đang tác oai tác quái, đang gieo rắc tang thương trên đất nước mới chính là lũ ác quỉ thắng cuộc. Đọc “Bên Thắng Cuộc” không giúp được gì trong việc đi tìm được “Sự Đồng Thuận…”. Cách duy nhất để tìm được “sự đồng thuận”, không gì hơn là cùng nhau kéo cổ bọn quỉ dữ đang thống trị đất nước xuống, tống cổ 3 dời chúng nó nhốt vào hỏa ngục. Nếu không làm gì mà chỉ làm thầy bàn, cãi nhau om xòm, tranh luận vô bổ, viết ngàn cuốn Bên Thắng Cuộc … thì cũng chả ích gì, rồi đời cha đời con đến đời cháu chắt chúng ta cũng chỉ cúi đầu làm tôi mọi cho 1 nhóm thiểu số.

    • Bần-Nông says:

      Chi mà nóng nảy & bức xúc thế bạn?!. Với tôi, chúng ta ko bên nào thắng cả. Cả 2 bên đều đại bại, nói đúng hơn cả dân tộc VN đã đại bại trong cuộc chiến vừa qua, mà thiệt thòi nhất là người dân (hơn 2 triệu người đã nằm xuống cho cả 2 bên). “Bên thắng cuộc” ko có ai trong chúng ta cả! Thân ái… Bần-Nông

      • nvtncs says:

        Những chức vụ, nhà cửa, đất đai ở miền Nam hiện nay ở trong tay ai nhỉ? Ngay cả đến chiêu đãi viên trong Vietnam Airline cũng phải là mấy em bắc kỳ.

        Lợi nhất là Tầu.
        Lợi nhì là ĐCSVN.
        Lợi ba là dân bắc kỳ.
        Thiệt nhất là quân đội, công chức VNCH.
        Thiệt nhì là dân Nam.
        Khổ nhất là người chết trên biển cả.
        Khổ nhì là người chết trong trại cải tạo.
        Khổ ba là người đi tù cải tạo không được hưởnh thụ trương trình HO.
        Khổ tư là dân Nam.

        Trong chiến tranh VN vừa rồi, CSVN lời to.

      • nvtncs says:

        Xin chữa “chương trình” và “hưởng”.

      • Bần-Nông says:

        @nvtncs

        Còn 1 phía thắng lớn nữa là Mỹ bạn ạ! Hãy xét lại dòng lịch sử thì bạn sẽ rõ. Nếu cần, thì mình sẽ nêu ra các dữ kiện đó.

        Bạn nêu những người khổ làm mình buồn cười quá! Chết rồi còn khổ nổi gì? Chết là siêu thoát! Nó vượt khỏi các giác quan của 1 sinh vật rồi. Mình ko biết con người sẽ về đâu sau khi chết? Có thế giới nào khác nữa ko? Thân ái… Bần-Nông.

  7. peterpham says:

    Hai thái cực: Quá tàn bạo và ngu dốt của những người cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam và quá thiển cận và cuồng thù hận của một số người Việt chống cộng ở hải ngoại, không những không giúp gì được cho vận mệnh của dân tộc mà còn làm dài thêm sự trì trệ vì dốt nát và thù hận.

    Chống cộng là chống cái ác, cái bạo tàn của việt cộng, nhưng phải dẹp sự hận thù quá khích. Sự hận thù luôn mang lại một hệ lụy chẳng tốt đẹp gì cho đất nước. Hỡi các ông chống cộng, các ông nhân danh những gì, để đụng gì cũng chửi? Từng tù tội ư, từng mất nhà mất cửa ư, từng bỏ nước đành đoạn ra đi ư… không ít thì nhiều, gần 17 triệu dân miền Nam đã phải trải qua sau 1975. Đừng cái kiểu “độc quyền yêu nước” kiểu của mình, và luôn khêu gợi sự hận thù giống như sách lượ cbọn cộng sản vẫn đã và đang làm. Phải có chính nghĩa, chính nghĩa là lòng nhân vì con người, để chống Việt cộng. Dùng sách lược việt cộng để chống cộng, cũng giống như dùng một cách sai để sửa những cái sai. Cả hai đều bậy.

    Chưa đọc “Bên Thắng Cuộc” thì đừng nên mở mồm phê phán. Nếu muốn bình luận hoặc bình loạn, thì cũng nên đọc thật kỹ, rồi hẳn nói. Không đọc mà mở miệng phê phán, có khác chi người mù sờ voi, vài ng sờ trúng đầu, vài ông sờ trúng vòi, và lắm ông sờ trúng đít voi, vì đít voi thì bự hơn những phần khác của thân thể, và mùi nơi đó cũng mạnh hơn.

    • Bần-Nông says:

      @peterpham,

      Đọc comment của bạn, tôi nhận ra thêm 1 thái cực thứ ba (chứ ko phải 2 thái cực). Nếu muốn người khác nghe theo, thì lời lẽ cũng nên ôn hòa & lý luận có tính thuyết phục. Ngược lại, lời lẽ & lý luận như tát nước vào mặt người khác, thì thử hỏi người khác có nghe mình ko? Hay là người ta cho mình là người thiếu/ko văn hóa?

      Người ta chống cộng thì cũng có cái lý của nó. Gần 40 năm nay, nếu CSVN mưu cầu hạnh phúc người dân, xây dựng đất nước phú cường & bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thì thử hỏi người Việt hải ngoại còn lý do gì để chống cộng ko? Bạn cũng đừng lấy lý do vì người Việt hải ngoại chống cộng, mà làm trì trệ sự tiến bộ của đất nước. Lý do nầy ko thuyết phục!

      Tôi đọc xong 2 quyển của “Bên Thắng Cuộc” hơn tuần nay. Quyển 1 tên “Giải Phóng” & quyển 2 tên “Quyền Bính”, nhưng tôi chẳng ý kiến ý cò gì cả. Đây là quyển sách chỉ ghi lại các cuộc phỏng vấn nhiều chính khách VN. Vì ghi lại ý của các chính khách, cho nên nó cũng ko được khách quan cho lắm. Đời mà, có mấy ai ko nói tốt về mình? Thành thử tôi còn phải nghiệm lại các diễn biến lịch sử để xem những phát ngôn của họ thế nào?!. Nhưng ít nhiều gì, nó cũng mang lại cho tôi rất nhiều điều hữu ích.

      Bần-Nông

    • nvtncs says:

      Thưa ông Phạm,
      Thiển nghĩ, trong 100 người chống cộng thì có 100 cách chống cộng, nhất là người Việt mình. Người chống giỏi như ông, thì thuyết phục được nhiều người.
      Xin ông vui lòng tiếp tục chống công một cách thông minh, sáng suốt và mong ông hãy để cho người khác được tự do chìm đắm trong tối tăm của sự chống cộng ngu muội của họ.
      Nếu họ khôn, họ sẽ tìm đến nghe ông giảng dậy, còn nếu họ dại, họ sẽ tiếp tục trong sai lầm.

    • Trung Kiên says:

      Chào bạn peterpham

      Nửa ý kiến đầu nghe khá hay, nhưng càng về chiều thì xem ra đã mệt mỏi?

      Chống cộng là chống cái ác, cái bạo tàn của việt cộng…thì quá đúng. Nhưng,

      nhưng phải dẹp sự hận thù quá khích“…thì phải nói rõ tên, đừng vơ đũa cả nắm!

      Ở trên diễn đàn ảo này thì biết ai giả ai thật, người chống cộng hay… kẻ lưu manh giả danh chống cộng (CAM) chửi bừa mắng đại, vì thế cần phải cẩn thận khi phát biểu!

      • dân đói says:

        Hay quá ! Nói phải củ cải cũng phải nghe. Ai không nghe thì hắn không bằng cái củ.. cải. Chúc mừng năm mới.

    • Sigma says:

      Hai thái cực: Quá tàn bạo và ngu dốt của những người cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam và quá thiển cận và cuồng thù hận của một số người Việt chống cộng ở hải ngoại, không những không giúp gì được cho vận mệnh của dân tộc mà còn làm dài thêm sự trì trệ vì dốt nát và thù hận.

      ????????????

      Nhà Ông nó ở (lấy) Vợ Ông nó chơi Con Ông nó đánh.
      Đm. “cuồng thù hận “cái củ thìu biu Tui nè.
      Thần kinh.

Leave a Reply to Áo vải cờ đào