WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quan hệ Nhật Trung đi về đâu?

Thời gian gần đây quan hệ Nhật – Trung trở nên xấu đi một cách nhanh chóng và nghiêm trọng vì hồ sơ tranh chấp Senkaku / Điếu ngư. Trung cộng đã đơn phương hủy bỏ nhiều cuộc họp quan trọng, đã có những lời lẽ trịch thượng và hành động khiêu khích. Phía Nhật đã thực hiện một chính sách “cương nhu” nhằm làm dịu căng thẳng và không để tình hình vụt khỏi tầm kiểm soát, nhưng liệu cái chính sách “cương nhu” phối hợp này có mang lại hòa bình trên vùng biển Hoa đông không?

Tranh chấp Senkaku / Điếu ngư là một tranh chấp quyền lợi quốc gia mang tính lịch sử, nó đã có từ lâu nhưng tại sao nó lại bùng lên vào lúc này?
Theo một cách nhìn nào đó thì Senkaku hay Điếu ngư đảo nằm trong một vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt và hải sản.
Trung cộng hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với dự trữ ngoại tệ lên đến trên 3000 tỷ mỹ kim, là nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, TC cần rất nhiều thứ để duy trì đà tăng trưởng kinh tế của mình từ dầu mỏ khí đốt đến đồng, sắt, nhôm, titan cho nền công nghiệp và lương thực thực phẩm để nuôi sống hơn 1,3 tỷ dân và xa hơn nữa là một không gian sinh tồn với tham vọng của một dân tộc, “một quốc gia lớn”.

Điều này được chính Ngoại trưởng TC Dương khiết Trì nói ra trong hội nghị Shangri-la 2010: “Trung quốc là một nước lớn và các nước Đông nam Á là những quốc gia nhỏ, đó là một thực tế ”.

Còn ở một cách nhìn khác thì hiện nay TC và Hoa kỳ đang ở vào thế chạy đua cạnh tranh chiến lược cho nên Senkaku / Điếu ngư đảo không đơn giản là một tranh chấp mang tính thuần kinh tế, nó còn là một mục tiêu mà TC đã nhắm đến từ lâu và lúc này khi kinh tế đã phát triển, nguồn lực cho quốc phòng dồi dào chỉ sau Mỹ, TC giờ đây có đủ tự tin để lao vào cuộc tranh chấp với Nhật và xa hơn là với Mỹ trong tương lai.

Tình hình hiện nay khi Mỹ chuyễn trọng tâm chiến lược từ châu Âu- Đại tây dương sang châu Á- Thái bình dương đã đặt TC vào một tình thế bị bao vây một cách tế nhị và không hề dễ chịu chút nào khi người Mỹ tiếp tục khẳng định sự hiện diện tại khu vự Đông Á và đã liên tục phô trương sức mạnh trước mắt TC như sự xuất hiện của hai hàng không mẫu hạm George Washington và Jonh Stenis tại vùng biển Đông và Hoa đông trong những ngày cuối năm 2012 vừa qua.
Phải chăng nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, bên trên đó là nhu cầu về an ninh chiến lược và nhu cầu vươn ra biển xanh vừa để thoát khỏi vòng vây của Mỹ vừa tìm kiếm một bàn đạp để tung hoành thực hiện ước mơ bá chủ đã tạo nên những căng thẳng ngày hôm nay?

Dù vì lý do gì Nhật bản hiện nay cũng đang đứng trước một thách thức an ninh nghiêm trọng chưa từng thấy đó là phải đối mặt với sự đe dọa mỗi ngày một lớn của anh hàng xóm khổng lồ vừa tham lam vừa hận thù vì một quá khứ bị sỉ nhục và ở một mức độ nào đó là sự “va chạm tâm lý” của hai dân tộc lớn muốn áp đặt giá trị của mình lên người khác. Trong cuộc đệ nhị thế chiến người Nhật đã làm điều này và có lẽ đây sẽ là mục tiêu và mơ ước của người Hán trong tương lai?

TC và Nhật bản ngày hôm nay là đối thủ trên nhiều phương diện từ kinh tế đến văn hóa và chiến lược. Với chừng đó mâu thuẫn e rằng tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận để hai người khổng lồ này song song tồn tại, cùng phát triển trong hòa bình là một việc không dể dàng nếu không muốn nói là bất khả thi vì chấp nhận nguyên trạng hiện nay với người Hán là chấp nhận tủi nhục của quá khứ, chấp nhận trật tự do Mỹ lãnh đạo, điều này chỉ đúng với những quốc gia và dân tộc nhược tiểu chứ không thể đúng với người Hán và nước Trung hoa được.

Trái với truyền thống và phong thái điềm tĩnh vi tế của người Nhật, mới đây bộ Quốc phòng Nhật trong cuốn Bạch thư 2012 đã công khai gọi TC là mối đe dọa của thế giới.

TC là mối hiểm họa của thế giới là một điều mà rất nhiều nguời VN đã biết từ lâu, chỉ có người Nhật vì mải mê làm giàu vì bị mê hoặc bởi thị trường và nguồn lợi của 1,3 tỷ người Trung hoa nên mới có nhận thức muộn màng như thế. Chính sự muộn màng này đẩy nước Nhật vào tình thế bất lợi và nguy hiểm của ngày hôm nay, đây là cái giá mà người Nhật phải trả cho chính sách thực dụng – vụ lợi của mình.

Xin được nhắc lại một lần nữa, sau đệ nhị Thế chiến nước Nhật với sự trợ giúp của Hoa kỳ đã nhanh chóng vươn lên thành nền kinh tế thứ hai toàn cầu và giữ vị trí này trong một thời gian dài mấy thập niên, nhưng với sức mạnh kinh tế và ngoại giao đó nước Nhật không bao giờ lên tiếng để bênh vực cho nhân quyền, lên án các chế độ độc tài bất hảo, cổ xúy cho những giá trị dân chủ – nhân quyền và một trật tự bao dung, trong nhãn quan của người Nhật chỉ biết có tiền mà không có viễn kiến rằng họ đang sống trong một thế giới liên lập, không thể giữ thái độ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” hoặc nói theo cách của ngày hôm nay “makeno”.

Hiện nay câu hỏi lớn nhất và mang tính sinh tử đối với người Nhật là sẽ đối phó với hiểm họa này như thế nào? Tự thân bảo vệ an ninh quốc gia hay tiếp tục nấp dưới ô dù hạt nhân của Mỹ?

Nếu dựa vào ô dù hạt nhân của Mỹ để làm đối sách với TC, Nhật bản sẽ phạm một sai lầm chí tử vì không thể buộc Hoa kỳ suy nghĩ và hành động theo quan điểm và quyền lợi của Nhật được. Trong tình huống khẩn cấp nếu Hoa kỳ và Nhật không đạt được sự đồng thuận quan điểm và ý chí thì an ninh của Nhật sẽ ra sao, lúc ấy Nhật muốn đơn phương hành động cũng đã mất thời cơ, mà trong chiến tranh thời cơ là một yếu tố hệ trọng quyết định cả cục diện.

Hiện nay TC mỗi ngày một phát triển trong khi Nhật đang có chiều hướng đi xuống, tương quan lực lượng mỗi ngày nghiên về phía TC, 5- 10 năm nữa Nhật bản có còn đủ sức để chống trả một cuộc tấn công phủ đầu của TC không? Điều này thật khó nói, nhưng rõ ràng là thời gian đang ủng hộ TC.

Việt nam cộng hòa là một bài học mà người Nhật cần phải suy nghĩ khi quyết định đặt an ninh và tương lai của mình vào ô dù hạt nhân và sự bảo trợ của Mỹ. Không có gì bảo đảm 100% là Mỹ sẽ bảo vệ Nhật như bảo vệ chính nước Mỹ, một khi tranh chấp Trung – Nhật xảy ra nếu lợi thế nghiên về phía TC thì lúc đó quyền lợi và an ninh của Mỹ sẽ quyết định thái độ của Mỹ chứ không phải cái Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật!

Người Do thái hiểu điều này hơn ai hết nên họ không bao giờ đặt mình hoàn toàn trong sự bảo vệ của Mỹ. Vì ý thức được một nước Do thái nhỏ bé giữa một thế giới Hồi giáo đông đảo và cực đoan nên người Do thái đã tự trang bị cho mình vũ khí hạt nhân để răn đe khối Ả rập cho dù không được sự ủng hộ của Mỹ (?).

Người Do thái đã có sự chọn lựa sáng suốt trong chiến lược an ninh của mình, họ biết vận dụng sự ủng hộ của Mỹ nhưng không lệ thuộc vào Mỹ trong vấn đề sống còn của dân tộc mình.

Nếu VNCH của chúng ta trước đây nỗ lực thủ đắt được vũ khí hạt nhân để răn đe thì CS Bắc Việt sẽ không dám mạo hiểm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại, hai miền Nam- Bắc sẽ xây dựng trong hòa bình chờ cơ hội thống nhất và người Mỹ sẽ không phải đổ quá nhiều xương máu và tài sản cho cuộc chiến chống cộng – đã có 60 ngàn thanh Mỹ nằm xuống tại chiến trường VN, hàng trăm ngàn người bị tàn phế, con số này làm đau đớn và kinh hoàng bất cứ ai có lương tri.

Về phần VNCH, chúng ta sẽ tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của Mỹ để xây dựng đất nước, VNCH sẽ là con Rồng con Hổ trong khu vực này, sẽ không có chuyện năm 1974 TC tấn công ăn cướp Hoàng sa của chúng ta và bây giờ cũng không dể gì ức hiếp hoặc thôn tính chúng ta được vì chúng ta có vũ khí hạt nhân để răn đe, và ngày hôm nay để đối phó với dã tâm xâm lược của Đại Hán chúng ta cho Hoa kỳ thuê Hoàng sa và Trường sa 100 năm với một số tiền tượng trưng để họ làm căn cứ kiểm soát an ninh tại biển Đông, ngăn chận cái lưỡi bò phi pháp một cách hữu hiệu! Ngư dân chúng ta sẽ bình an và tự do đánh bắt hải sản trong vùng biển truyền thống của mình và một khi có bão tố họ sẽ ghé vào Hoàng sa để tìm sự giúp đở của hải quân Mỹ chứ có đâu thê thảm như ngày hôm nay!?

Chúng ta đã bỏ mất thời cơ nên ngày hôm nay đất nước bị đe dọa mà không có khả năng tự vệ nên tập đoàn csVN mới đi bằng đầu gối trước mặt Thiên triều để cuối cùng đảng cs VN chọn giải pháp đầu hàng TC.

Theo tôi đem an ninh của đất nước và dân tộc đặt vào tay ngoại bang là một hành động thiếu lý trí và vô trách nhiệm.

Điều bi hận là dân tộc và đất nước chúng ta bị những người CS thiển cận cam tâm làm lính đánh thuê cho CS quốc tế tạo điều kiện cho ngoại bang can thiệp nên đã tự đánh mất cơ hội để xây dựng đất nước tự lực tự cường để bây giờ nằm dưới tay của đảng CS – một tập hợp bất tài, tham nhũng với não trạng hoang đường, phá hoại và lệ thuộc ngoại bang – đẩy đất nước đến bên bờ diệt vong khi TC trên đà trỗi dậy.

Nếu ai đó còn mơ hồ về ý đồ thống trị khu vực và thế giới của TC trong tương lai thì hãy nhìn vào lịch sử nhân loại: Chính thực dân Phương Tây đã đi cướp nước người để hình thành hệ thống thuộc địa dã man, cũng chính thực dân phương Tây đã qua tận châu Phi để bắt người da đen về làm nô lệ trên những đồn điền cao su, cà phê, mía và những hầm mỏ tại Mỹ châu hình thành nên chế độ nô lệ một vết nhơ trong lương tâm nhân loại.

Người Nhật cũng đã từng làm mưa làm gió tại Á đông, đã từng có mộng xây dựng “ Khối thịnh vượng chung Đông á ” gây ra biết bao tội ác tày trời.

Thực dân phương Tây và quân phiệt Nhật vì quyền lợi tham tàn của mình mà đã hành động như vậy thì lấy lý do gì để cho rằng người Hán không muốn làm điều đó?

Khi điều kiện chín muồi người Hán sẽ chinh phục và cai trị thế giới nhưng sẽ tàn khốc hơn người da trắng rất nhiều.

Hôm nay TC đang trở thành hiểm họa trực tiếp của Nhật bản và khu vực, cũng là hiểm họa trong trường kỳ của Mỹ- Úc, điều này tạo nên sự đồng thuận nhất định nào đó của Mỹ – Nhật và các nước trong khu vực, nhưng để khẳng định và tin tưởng rằng Mỹ sẽ tham chiến khi một đồng minh nào đó bị TC tấn công thì hãy cẩn thận!

Người Nhật nên tự quyết định số phận và tương lai của mình như người Do thái đã làm mà không nên quá ràng buộc vào sự bảo vệ của Mỹ. Phụ thuộc vào quyết định của Mỹ sẽ làm Nhật mất thời cơ để hành động và sống còn. Mỗi một ngày trôi qua TC càng lớn mạnh, Nhật sẽ càng nguy khốn và lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn, nhưng xã hội Mỹ có nhiều học thuyết, chiến lược và dư luận khác biệt, tùy thuộc vào quan điểm của các vị Tổng thống, các đảng phái và trường phái, các học giả như kiểu Kissinger, Brzezinski (trong chiến tranh VN)và những toan tính cho quyền lợi của Mỹ. Người Mỹ đã từng bỏ rơi VNCH thì họ cũng có thể làm như vậy với Nhật bản nếu họ gặp khó khăn trong nội bộ hoặc họ muốn hợp tác với TC để chia đôi thế giới theo mô hình khối G2 nào đó, khó mà nói trước được!

Bỏ rơi Nhật bản sẽ không có lợi cho uy tín và an ninh của Mỹ (nhưng không phải là hoàn toàn không thể) còn nếu đem xương máu của người Mỹ và nguồn lực của nước Mỹ ra để bảo vệ cho một nước Nhật ích kỷ, tham lam và vô trách nhiệm liệu có đáng không?

Đây là một bài toán khó mà người Mỹ không thể không cân nhắc.

Chúng ta hãy chờ xem, sẽ không quá lâu để thấy một vùng đông Á đầy biến động vì “con rồng đỏ” đang bắt đầu làm mưa làm gió và tại Hoa kỳ TT Barack Obama đã quay lại Nhà trắng lần thứ hai và tiếp tục chiến lược “xoay trục ” nhưng với một ý chí mạnh mẽ và hành động kiên quyết hơn như lời các nhà lãnh đạo Mỹ đã cam kết. Khu vực Đông Á đang đặt nhiều kỳ vọng vào những cam kết này.

Và tại Nhật bản đảng Tự do Dân chủ đã lên cầm quyền với vị Thủ tướng mới Shinzo Abe cùng đường lối đối ngoại cứng rắn, bảo thủ.

Ngày 3/2/2013 tờ Nuovel Observateur nhận định: Trung quốc đã trở thành cường quốc và không còn cần phải che dấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực – theo RFI.

Xem ra sự đụng đầu giữa các thế lực này là không tránh khỏi vì thế giới cần thiết lập một trật tự mới để nhân loại có được cuộc sống hòa bình, phồn vinh và dân chủ lâu dài.

Như vậy số phận của CSVN và các chế độ độc tài khác cũng sẽ được định đoạt trong ván cờ Đông Á này, nhưng có một điều không cần phải nghi ngờ là CSVN sẽ “chết chắc” vì TC sẽ phải chịu cùng số phận của phát xít Đức và Quân phiệt Nhật trước đây mà thôi.

Những ai có viễn kiến hãy tự tìm cho mình một lối thoát.

Tam kỳ 05/02/2013

©Huỳnh ngọc Tuấn.

1 Phản hồi cho “Quan hệ Nhật Trung đi về đâu?”

  1. Thầy Tư Lăng Ông Bà Chiểu says:

    Quan hệ Nhật Trung đi về đâu ? Đi XHCN : xuống hố cả nút chứ còn đi đâu nữa ! Phải công nhận không lúc nào mà Trung cộng lại dai như đỉa đói bằng lúc này, quá là u-mê, coi thiên hạ, bằng vung ! : bao nhiêu ” mục tiêu ” béo bở tính dòm ngó đã bị người ta trấn áp hết cả rồi . Đã thế cửa ngõ lưỡi trâu lưỡi bò cũng lại bị chúng bít lại hết, đi đằng nào bây giờ, nhìn quanh quất chỉ còn kẽ hở Senkakou tính nhắm mắt đi đại ! Này chú Ba nghĩ lại coi chú lùn ( tính hay làm liều, thuộc loại vượt đèn đỏ không sợ gì đâu nên mới có kịch bản Trân-châu-Cảng ) chứ như đâu ông Do-Thái ( già dái nhưng non hột !? mới chỉ có đèn vàng đã rúm cả dái không dám bước tới ). Không tin chú Ba cứ thử làm tới xem, trước nhất là mất tiêu Đập-tam-Hiệp, kế là ” Vạn-lý-trường-Thành ” dưới Trung Nam Hải cũng xập luôn ! ” máu chảy ruột mền ” , thằng em có bị chú đánh đau chả lẽ thằng anh, đứng nhìn mà không giúp một tay, chỉ cần nó giúp 1 tay thôi là chú cũng tiêu, đừng thấy mồm nó bảo yêu hòa bình, không nhúng tay vào chuyện thên hạ mà làm tới là nhầm !

Phản hồi