WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sửa Hiến pháp – Bất khả thi

toi-ung-ho-doi-hien-phap

Đảng và chính quyền đang tung chiến dịch kêu gọi toàn dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Nhưng qua nội dung bản dự thảo và những ý kiến được phát biểu trên cả báo lề phải cũng như lề trái cho tới nay, người ta thấy việc sửa hiến pháp sắp tới sẽ khó thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân. Có ba lý do để các  chuyên gia pháp lý nghĩ như vậy: 1-Thời hạn ba tháng góp ý quá ngắn. 2-Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem). 3-Cán bộ pháp lý cao cấp của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).

I-Thời gian góp ý được Đảng qui định đã được một số trí thức hàng đầu cho biết là không đủ. Lý do dễ hiểu là trong việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp có hai thành phần dân chúng: Thành phần ngoài giới pháp luật và thành phần luật gia. Nếu ba tháng có thể tạm đủ cho thành phần dân chúng ngoài giới luật pháp nêu lên ý kiến của mình thì những ý kiến đó chỉ bộc lộ những mong muốn, ước vọng, và ý thích. Những mong muốn của quần chúng thật quan trọng để chính quyền quan tâm khi hình thành bản hiến pháp hợp lòng dân. Nhưng những mong muốn của người dân thì đa dạng, người muốn thế này, người muốn thế khác. Làm thế nào để đạt sự đồng thuận, dù luôn luôn chỉ là tương đối? Đây là vấn đề của những luật gia, những người được học hỏi những lý thuyết triết học, xã hội, kinh tế và pháp luật đã có trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người. Chính những luật gia sẽ thu thập tất cả nguyện vọng của người dân, những nguyện vọng có thể đối chọi nhau, để tìm kiếm trong kho tàng kiến thức luật pháp của nhân loại những lý thuyết pháp lý, học thuyết, mẫu mực tổ chức công quyền đáp ứng nhiều nhất ước vọng của người dân. Chính các luật gia mới là những người có thể giúp người dân hiểu rõ lý thuyết nào, hình thức chính quyền nào bảo vệ quyền lợi của họ hữu hiệu nhất, nhiều nhất; những lý thuyết nào, mẫu mực chính quyền nào làm thiệt hại quyền lợi của họ nhất, để người dân có được những quyết định xác đáng nhất (informed decisions) (1). Về mặt kỹ thuật, bài nghiên cứu sau khi hoàn thành phải đăng trên mọi hình thức truyền thông, chờ các luật gia khác nghiên cứu góp ý phản hồi. Thêm nữa, để giúp quần chúng thông hiểu vấn đề, các luật gia không thể viết một bài nghiên cứu toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, vì sẽ quá dài và phức tạp, mà phải nghiên cứu từng vấn đề mà bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp nêu lên. Như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Thời gian để các luật gia nghiên cứu, phổ biến ý kiến, thảo luận phải nhiều tháng, có khi một năm, như nhóm trí thức do cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc trưởng đoàn vừa đề nghị. Tóm lại, quá trình trao đổi góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp phải dài nhiều hơn là ba tháng. Đây là trở ngại thứ nhất khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới có tính cách “bất khả thi”, trong ý nghĩa khó đạt hiệu quả đa số nhân dân mong muốn.

II-Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem).

Theo lý thuyết chính trị & kinh tế dĩ công vi tư (Public choice theory, chữ dịch của tác giả) (2), chính quyền, gồm những con người, tự bản chất, luôn luôn giống như mọi con người bình thường khác (rational people), luôn muốn có những đạo luật, những chính sách, những quyết định có lợi cho mình, đi ngược lại quyền lợi của người dân. Kẻ cầm quyền sẽ không phục vụ lợi ích của nhân dân nếu không có lý do thúc đẩy họ làm như thế. Tại những quốc gia dân chủ, các chính trị gia không thể tham nhũng, cho nên lợi ích của họ là lấy lòng cử tri để được tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp. Trong một chế độ mà các người lãnh đạo công quyền không phải do người dân bầu ra, việc tái đắc cử hay được tiếp tục giữ chức vụ hoàn toàn do đảng quyết định, người dân không có tiếng nói quyết định vận mạng chính trị của họ, thì họ không quan tâm tới nguyện vọng của người dân. Vì thế không có lý do gì để tin tưởng rằng Đảng và chính quyền hiện nay có thực tâm sửa đổi hiến pháp.  Điều này được chứng minh qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài Ngồi trên trời mà làm chính sách” (http://www.tinnongtrongngay.net/2013/01/ngoi-tren-troi-ma-lam-chinh-sach.html) Khi được hỏi:
“*Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thừa nhận có tình trạng thông tư của bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình, … ông nghĩ sao?” Đại biểu Minh trả lời:

- Tôi đồng tình với quan điểm của ông Đam.

Sự thiếu tin tưởng rằng Đảng và chính quyền có thực tâm sửa đổi hiến pháp cũng dựa trên mấy hành động thực tế của Đảng như thủ tục thu thập ý kiến của người dân dưới đây:

Đảng để thời gian thu thập ý kiến của người dân quá ngắn khiến người dân nghĩ rằng việc thu thập ý kiến của nhân dân chỉ có tính cách hình thức.

Thủ tục góp ý có tính cách hành chánh quan liêu: chỉ ghi nhận những ý kiến người dân mang tới văn phòng của Ủy Ban, hay gửi vào trang mạng của Ủy Ban Soạn thảo Dự án hoặc được đăng trên các báo nhà nước. Các ý kiến phát biểu trên các trang mạng hay các blog của người dân không được Đảng chấp nhận. Nếu thực tâm muốn thu thập toàn bộ ý kiến của người dân thì bất cứ ý kiến được phát biểu dưới hình thức nào cũng cần được thu thập để đánh giá.

Việc thu thập ý kiến có tính cách đe dọa người dân có ý kiến không hợp ý Đảng. Trong lịch sử cầm quyền của Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến Pháp. Cho tới mới đây những ý kiến kêu gọi Đảng sửa đổi Hiến pháp chẳng những không được đáp ứng mà những người nêu ý kiến còn bị Đảng bỏ tù như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (thập niên 1950), Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ mới đây, và không ít người bất đồng chính kiến khác nữa, khiến người  dân sợ không dám đụng chạm tới đề tài cấm kỵ này. Với tâm trạng lo sợ đó mà nay Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến phải viết tên, địa chỉ và số điện thoại thì chỉ có những người đóng góp những ý kiến vụn vặt hay thuận theo bản dự thảo của Ủy Ban soạn ra mới dám lên tiếng, chứ những người có những ý kiến liên quan tới những điều quan trọng trái ngược với bản Dự thảo của Ủy ban Soạn Thảo thì chắc chắn không dám. Đây là trở ngại khá lớn để lần sửa đổi này có khả năng đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân.

Một sự kiện nữa khiến người dân chưa tin đảng thực tâm muốn sửa đổi Hiến pháp lần này là phát biểu mới đây nhất của ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 cho biết Đảng sẽ soạn Luật Đất đai trước rồi sau đó mới soạn Hiến Pháp sao cho Hiến pháp phù hợp với Luật Đất đai. Điều này là trái với nguyên tắc thông thường soạn thảo và sửa đổi Hiến Pháp. Trên thế giới ngoài khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản, không nước nào soạn thảo hay sửa đổi Hiến Pháp một cách thiếu hiến tính như vậy.

(Nguyễn Tường Tâm – Sửa Hiến Pháp – Bịp có bằng chứng)

Và quan trọng hơn hết, chính Ô. Nguyễn minh Triết, Chủ tịch nước đã mạnh dạn tuyên bố “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát.” Quan điểm của Đảng đã định trước như thế thì việc sửa đổi hiến pháp trong tương lai nếu có cũng chỉ là bề mặt như nhiều người đã nhận định.

III- Cán bộ pháp lý của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).

Sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo tư pháp của Đảng và Nhà nước trước tiên thể hiện ở việc qui định thời gian góp ý quá ngắn. Như đã trình bày ở mục I (thời gian góp ý quá ngắn). Nếu có kinh nghiệm nghiên cứu một đề án lớn, người ta sẽ không qui định thời gian góp ý ngắn như vậy.

Nhiều báo cáo chính thức của cán bộ đầu ngành tư pháp Việt Nam xác nhận trên 50% thẩm phán, Kiểm sát viên viện kiểm sát thiếu trình độ chuyên môn (báo cáo chính thức quá nhiều nên xét thấy không cần trích dẫn ra đây.) Ngay cả Chánh án tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng bị cán bộ tư pháp trong ngành tố cáo là bằng “rỏm”, tức là bằng thật nhưng không thật vì không biết hai vị đó học lúc nào, tại trường đại học nào (việc tố cáo đã gây rầm rộ một thời nên xét thấy cũng không cần trích dẫn).

Sự thiếu khả năng pháp lý ở cấp cán bộ cao nhất nước đã đưa tới việc soạn thảo những đạo luật phải cần từ 200 tới 400 thông tư, nghị định hướng dẫn như lời Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong buổi phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trước Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội được  đăng trên báo Lao Động ngày 17-122-2012 (http://laodong.com.vn/Chinh-tri/UB-Thuong-vu-QH-thao-luan-ve-luat-dat-dai-sua-doi-Phai-tiep-tuc-tiep-thu-hoan-thien/95771.bld) Nếu cán bộ lãnh đạo tư pháp có trình độ đúng mức thì không thể có những đạo luật như vậy.

Mới đây nhất, theo báo Pháp Luật, Bộ Công Thương vừa công bố một nghị định hướng dẫn Luật Điện Lực (sửa đổi) theo đó bên mua điện sử dụng lượng điện thấp hơn 50% công suất được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện cũng bị xem là vi phạm và sẽ bị phạt. Chỉ có ở Việt Nam mới có những cán bộ tư pháp cấp cao mà thiếu trình độ đề ra luật “điên” như vậy.

Những dẫn chứng về sự thiếu trình độ tư pháp của cán bộ tư pháp mọi cấp của Việt Nam thì tràn lan hàng ngày trên báo chí của chính quyền.

Chưa nói tới trình độ tư pháp, riêng về trình độ văn hóa phổ thông, cán bộ lãnh đạo ngành tư pháp Việt Nam cho thấy chỉ ở trình độ học hết cấp 1 theo tiêu chuẩn giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Sau khi học hết cấp 1 thì người học sinh không thể viết một bản văn có những từ vô nghĩa, hay tác giả không hiểu nghĩa. Vậy mà trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 hiện nay có những từ vô nghĩa, không ai biết nghĩa là gì, ngay cả giới lãnh đạo khi được hỏi cũng không giải thích được, đó là mấy từ “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; “dân chủ tập trung”; “Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Thêm nữa, khi học hết cấp 2, học sinh đã biết viết một bài văn luận đề trong đó không được có những ý tưởng mâu thuẫn nhau (thiếu logic). Vậy mà trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay có những điều khoản mâu thuẫn với điều 4 của Dự thảo (đã được nhiều người nêu lên).

Ngoài ra, trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay cũng còn nhiều điều cho thấy cán bộ lãnh đạo cũng như các chuyên viên soạn thảo thiếu trình độ pháp lý cần thiết, sẽ được trình bày trong các bài chuyên đề tiếp theo sau này.

Trình độ yếu kém của cán bộ cao cấp ngành tư pháp cũng được thể hiện qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài “Ngồi trên trời mà làm chính sách”  nêu trên. Khi được hỏi:

* Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông là từ đâu, do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó? Đại biểu Quốc Hội Ngô Văn Minh đã trả lời:

- Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu.

Tóm lại, trong ba yếu tố khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới khó đáp ứng được nguyện vọng của người dân thì hai yếu tố quan trọng nhất là Đảng và Chính quyền thiếu thực tâm và thiếu kiến thức luật pháp.

*

Ghi chú:

-Tác giả sẽ có nhiều bài tiếp theo dựa trên lập luận pháp lý để phân tích những điều khoản thiếu hiến tính trong Bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992 đang được nhiều người quan tâm mà chưa được luật gia nào phân tích.

1*Một quyết định xác đáng (an informed decision) là một quyết định sau khi người quyết định được biết tất cả những thông tin quan trọng liên quan tới trọng tâm của quyết định (

An informed decision is a decision made after learning relevant facts (informing oneself) about the focus of the decision. (http://wiki.answers.com/Q/What_is_an_informed_decision)

*2-Lý thuyết “dĩ công vi tư” (Public choice theory) cho rằng mọi người chủ yếu bị hướng dẫn bởi quyền lợi của họ, và quan trọng hơn nữa, lý thuyết này cho rằng động cơ của con người trong tiến trình chính trị (chính trị gia hay người dân bầu cử-chú thích của tác giả) không khác với động cơ của con người khi vào nhà hàng ăn hay mua xe hơi. Sau cùng, tất cả họ cũng là con người như nhau. Như thế, cử tri “bỏ phiếu cho túi tiền của họ”, ủng hộ những ứng cử viên nào và các dự án luật nào mà họ nghĩ sẽ khiến quyền lợi của họ được nhiều hơn; các viên chức nhà nước thì cố gắng để thăng tiến trong nghề nghiệp.

(But public choice, like the economic model of rational behavior on which it rests, assumes that people are guided chiefly by their own self-interests and, more important, that the motivations of people in the political process are no different from those of people in the steak, housing, or car market. They are the same human beings, after all. As such, voters “vote their pocketbooks,” supporting candidates and ballot propositions they think will make them personally better off; bureaucrats strive to advance their own careers; ) (http://www.econlib.org/library/Enc/PublicChoice.html)

© Nguyễn Tường Tâm (luật gia)

 

19 Phản hồi cho “Sửa Hiến pháp – Bất khả thi”

  1. Dân Đen says:

    Sửa..Đổi…hiến pháp ?

    Dân ngu khu đen tôi dốt nát, nên khi nghe quí vị bàn việc vua, luật nước làm Đen tôi rối quá!
    Vậy xin có vài câu hỏi nhờ các vị Cao Minh chỉ dạy:
    1-Sửa Đổi và Tu Chính Án hiến pháp khác nhau chổ nào?
    2-Trong hiến pháp của một nước dân Chủ thật sự, Dân chúng và các Đảng Phái đối lập phải làm gì trước khi Luật đó trở thành luật định trong hiến pháp?
    3- Bất cứ Ai : người Dân, kể cả Chính Phủ, vi phạm luật đó, chuyện gì Đã và Sẻ xảy ra?

    Riêng hiến pháp XHCN Việtnam:
    1-Ai viết ra hiến pháp XHCNVN, từ 1945 đến Hiện Thời? Ai đồng Thuận, Ai không đồng Ý ?
    2- Ai vi Phạm, Ai không vi Phạm những điều trong hiến pháp từ Đó đến Nay?
    3-Sửa, Đổi điều gì? Tại sao ?
    4- Ai đủ Tư Cách- Đại Diện- Nhân Danh để sửa đổi?
    5- Sau khi Sửa, Đổi, nếu Ai vi phạm, Ai làm gì nhau?

    Xin chân thành cảm ơn và chờ sự chỉ giáo
    Dân Đen
    Cầu Ba Cẵng, Sài Gòn 12/2/2013

    • Dân ngu says:

      Khi người câm quyền sinh sát trong tay tuyên bố “Tự Do là con C…”, thì hiến pháp không bằng tờ giấy vệ sinh dùng để chùi “Tự Do”.

    • Hà Huy says:

      Hiến pháp từ 1945 đến nay ở Bắc Việt cũng như cả nước , từ 1975 đến nay đều do ĐCS soạn thảo , cũng lấy ý kiến đóng góp ( chủ yếu từ trong nội bộ đảng ) và làm theo dân chủ giả hiệu . Hiện nay xã hội không còn mấy ai tin vào CNXH nữa , nhưng chính quyền vẫn cố bám giữ chủ thuyết Mác-Lê ( bảo thủ nhất thế giới ) nên lòng tin của dân chúng với CS không còn nữa . Vì CS đưa ra bản HP không có sự tham gia soạn thảo dựa vào chuẩn mực Quốc Tế nên , họ trắng trợn vi phạm , đàn áp dã man đồng loại ( vì chuyên chính vô sản ) họ ca ngợi TQ trong vụ đàn áp Thiên An Môn ( 1989) , họ đã từng ca ngợi hết lời các Tổng Thống độc tài ở Irac , Lybia , Syria , .. Ca ngợi Anh bạn trẻ Họ Kim bên Triều Tiên ( lạc hậu và đói ăn nhất Châu Á ) thử Hạt nhân làm cho CNTB mất ăn , mất ngủ . Vậy họ vi hiến liên tục rồi lại nhận trách nhiệm ( cho nói vui ) liên tục , rồi họ lại xin lỗi ( do giết chết hàng vạn người , hay làm thất thoát hàng tỷ đô ) ,… Họ không từ chức , họ không đi theo các nước văn minh , mà cứ bắt người dân đi theo con đường tù mù ( CNCS ) . Đến khi bị người dân đạp đổ thì họ lại nhũn như con “Chi Chi ” xin tha mạng chó để con cháu không bị trả thù . Cộng Sản là vậy . Hitle sống lại cũng bái phục sự tàn ác của CS ( Tàn ác ngay quê hương mình )

  2. p says:

    Thuyền rồng chở trái ‘ mù u ‘
    Người khôn nói với kẽ ngu bực mình

    Thà làm tớ người khôn , hơn làm thầy kẽ dại

    Các chế độ độc tài, toàn trị đều thích xài kẽ ngu dốt , dễ sai khiến vì biết quỵ lụy , quỳ gối khom lưng , sai đâu đánh đó . Nếu có xài trí thức , thì chỉ xài đám trí ngũ xôi thịt , mũ nĩ che tai , gọi dạ bảo vâng , ngoan như … cừu ! nói như vẹt !

  3. David Nguyen says:

    Các bạn suy nghỉ làm chi cho mệt. TT Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời từ lâu: Đừng Nghe Những Gì Cộng Sản Nói, Hãy Nhìn Những Gì Cộng sản Làm. Họ chỉ đưa ra những trí thức cò mồi nói những gì Mỹ thích, để xem Mỹ hay TC nóng lòng đưa cho mượn vài tỉ đô la xài chơi! Chẳng lẻ, CSVN tự đào hố chôn mình?

    • Thang ban Bai says:

      Tôi đồng ý với David Nguyen, nhung nguoi CS coi ban van HienPhap nhu mot to giấy lộn, muon sửa luc nao la chung viet vaò va xóa cái chúng không muốn di, Tren thế giới co nuoc naò làm như vậy ? Neú có những diều không phù hợp với tiến trình phat triển phat triển của xã hội thỉ nguoi ta cấp nhật bằng tu chinh án va cung khong co dat nuoc nao ma mot dang chinh tri cua mot nhom nguoi ma nghiem nhiên duoc xac dinh quyen lanh dao toi cao trong dieu khoan quan trong thu 4 trong ban van hien phap. Đây la mot su băt coc ca mot dan toc,

  4. Trung Kiên says:

    Thiển nghĩ, việc sửa đổi Hiếp Pháp cho phù hợp với hiện tình đất nước và trào lưu tiến bộ của nhân loại là điều rất quan trọng…

    Cho dù chỉ với 72 vị khởi xướng và hiện nay đã có hơn 2’500 người hưởng ứng, ký tên ủng hộ, cùng với những góp ý tới tấp khá tích cực, mong sao có một bản Hiếp Pháp mang tính dân chủ để dần xoá bỏ độc tài csvn, thì với “Sửa Hiến pháp – Bất khả thi” của tác giả Nguyễn Tường Tâm…có gì đó nghe không ổn!

    Với cái tựa đề này, hình như tác giả muốn nói “bất khả thi”, có nghĩa là miễn bàn luận, miễn đóng góp ý kiến,…hãy để cho csvn tiếp tục lãnh đạo và tưng tung tự tác?

    “Có thể” những góp ý sửa đổi Hiếp Pháp không được csvn lắng nghe hay chấp nhận. Nhưng chí ít, chúng ta hay người dân cũng đã nói lên được ước vọng và mong muốn của mình, nó cũng là sức ép khiến csvn phải thay đổi…

    Nhưng sự thay đổi ấy thế nào, nhiều hay ít, sớm hay muộn thì còn tùy thuộc vào sự quyết tâm và ý chí đấu tranh của nhân dân và những người đấu tranh cho dân chủ…

    Do vậy, đối với tôi thì…Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp là điều nên làm và phải làm. Nhưng cần làm một cách tích cực với những đóng góp xây dựng, chỉ có thế thì mới có thể loại bỏ được độc tài và góp phần xây dựng đất nước…

  5. Họ đưa ra một bản “dự thảo”tức laF MỘT BẢN SẼ THỰC THI VÀ CHỈ cho DÂN ĐƯỢC GÓP Ý VÀI CÁI RÂU RIA ! Ngoài những cái đã cấm từ trước qua lời ông vua Trọng! Đó là SỰ LÃNH ĐẠO TUYỆT ĐỐI CỦA ĐOẢNG ,2- Đất đai là sở hữu toàn….đảng viên thay mặt Dân !Không có tam ,tứ ,ngũ quyền phân hay cứt lập gì hết >Ai góp ý ?Bọn tớ sờ,giờ sờ lói ngọng chưa học xong lớp 10 ăn lương để tụng lại một bài kinh ĐẢNG QUANG VINH LÃNH ĐẠO DÂN TA MUÔN ĐỜI ! Vậy mà vẫn không ít người tưởng bở ,vẫn mất công góp ý để chúng đưa váo sổ đen , cho đi cải tạo có ngày !Còn 72 vị trí thức góp ý bằng cách đua ra MỘT BẢN HIẾN PHÁP KHÁC ….thì xin lỗi “Lạc đề” nên chúng sẽ vứt vô sọt rác cho coi .>>.Ký cho lắm vào thêm bực cái mình ! -

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả và bà con,

    1/
    Không ít người ở trong và ngoài nước đã không tin có sự đột phá trong tu chính hiến pháp 1992 lần này. Thậm chí không ít người còn bi quan, cho đó chỉ là một trò hề dân chủ, do CS bày trò ra, mà mục đích sau cùng là củng cố thêm nữa quyền lực của đảng và nhà nước CS.

    Có người còn điểm mặt quá khứ, nhắc lại vào giữa thập niên 50, sau khi chiếm được quyền lực ở nửa nước, CSVN bắt chước CS Tàu tung ra chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở, Trăm Nhà Đua Tiếng (Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tề Minh), để moi móc tìm ra cái gọi là các “ổ phản động” đã nín thở qua sông, nằm phục sẵn trong đảng, nhất là trong đám trí thức tiểu tư sản, vì lý do này lý do khác, đã lọt lưới đảng trong kỳ “rèn cán chỉnh cơ” (rèn luyện cán bộ và chỉnh đốn cơ cấu, từ Mặt trận Việt Minh yêu nước nay tự lột mặt nạ, lộ diện ra thành Cộng Sản, chỉ yêu lãnh tụ CS là bác Hồ cùng đảng mà thôi. Nhân tiện nói luôn là người ta thường gọi lầm cụm từ này thành “rèn quân chỉnh cán”, với ý nghĩa đứng trước giai đoạn mới là “cách mạng” VN sắp tới đích là đánh đổ thực dân phong kiến, nên Việt Minh cần rèn luyện quân lính và chỉnh đống hàng ngũ cán bộ lãnh đạo để tiếp thu đất nước và dân tộc !) .
    Đồng thời chúng cũng nhân đó đánh trực diện vào bọn trí thức văn nghệ sĩ ở vùng tạm chiếm còn sót lại, chưa kịp bỏ chạy vào Nam, hay còn nấn ná ở lại vì nhiều lý do khác nhau.

    Tương tự như sau khi chiếm được miền Nam bằng vũ lực, đánh lừa được hầu như toàn bộ quân cán chính VNCH vào cái rọ khổng lồ, mà CS gọi đó bằng mỹ từ đi “tập trung cải tạo” / concentrated re-education , mà không cho đó là đi tù (mặc dù về mặt hình thức chả khác gì đi tù, bởi đương sự sau đó bị quản chế, phải tự ghi vào lý lịch mỗi khi đi xin việc chẳng hạn, và có thể bị gọi đi tập trung cải tạo lại khi cần thiết. Chẳng hạn như ở ngoài Bắc khi Mỹ dội bom lại miền Bắc, các sĩ quan Ngụy như ông Kiều Duy Vinh đã phải khăn gói đi tù). Những kẻ lọt lưới trong đợt đó đã bị CS vét chuyến tàu chót, bằng đòn sáng tạo tài tình núp dưới danh nghĩa “phong trào Phục Quốc” !

    CS đa nghi hơn Tào Tháo, xưa nay vốn chủ trương “thà bắt lầm hơn bỏ xót”, đã chà qua sát lại vài lần thành phần chúng đặt tên là “Ngụy quân Ngụy quyền”, để chỉ binh lính và cán bộ công nhân viên của chế độ cũ, như thời thực dân hay thời Bảo Đại hoặc thời đệ nhất và đệ nhị VNCH.
    Ngay cả những người dân không dính dáng gì đến chính trị hay quân đội trong chế độ cũ, nhưng bị CS liệt vào hàng ngũ bọn phản động trong cuộc đấu tranh giai cấp để xây dựng chính quyền chuyên chính vô sản, mà chúng đặt tên là bọn “địa chủ, bọn cường hào ác bá nông thôn”; cũng như ở tình thành có bọn ăn bám xã hội, ít nhiều tham gia vào việc bóc lột giới lao động (công và nông dân) là giới doanh gia và những người buôn bán lớn nhỏ trong xã hội. CS ra sức tiêu diệt bằng các chiến dịch gọi là “cải cách ruộng đất”, “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” bla bla bla

    Trong quá khứ đã biết bao lần thay đổi hiến pháp, cuối cùng chả khác gì chuyện đảng CS may cắt lại cái áo khoác ngoài cho vừa với tấm thân khi béo (mập) khi gầy (ốm) của mình ! Một điều đáng buồn là, dân chủ tự do nhân quyền ngày càng teo tóp sau những lần tu chính hiến pháp, theo như thống kê báo cáo kô chính thức của một số chuyên gia và nhà nghiên cứu hiến pháp thời CS, từ 1946 đến nay.

    Tóm tắt, nói đến quốc hội và hiến pháp do CS nặn ra chỉ đáng buồn nôn và đáng phỉ nhổ, bởi quốc hội chỉ giữ vai trò bù nhìn, chứ ko phải là nơi tập trung quyền lực cao nhất của nhà nước CS (mà thực chất nằm trong tay đảng CS, bởi muốn trở thành đại biểu dân ở mọi cấp đều phải qua cái cơ chế Mặt trận Tổ quốc làm việc theo lối “đảng cử dân bầu”); các đại biểu quốc hội là nghị gật, con rối của đảng CS mà thôi.

    Những sự kiện trên là có thực, không sai, không thể nào phủ nhận nổi trước hàng núi bằng cớ rành rành, như tôi đã sơ lược khái quát bên trên.

    2/
    Nhưng đó là thời chiến, thời CS còn non yếu, cần tranh sống, tiếp nối với thời Chiến tranh Lạnh (Cold War) giữa hai phe Tư Bản và Cộng Sản. Thời Post-Cold War có khác đi nhiều hơn trước.

    Cái khác này đến từ các siêu cường thế giới như Mỹ, LX rồi Nga và Tàu. Nói rõ hơn từ Nga Hoa. Thời Hậu CS, Nga đã đánh mất vị trị số một trong trật tự của thế giới cũ (thời CT Lạnh) và Tàu cộng nghiễm nhiên thay thế không kèn không trống, kể từ khi Đặng Tiểu Bình chính thức nắm quyền bính, thực hiện thành cộng cái gọi là “Tứ Hiện Đại Hoá” ở lục địa Tàu; rồi Hongkong và Macao lần lượt sát nhập vào Tàu cộng theo hiệp ước quốc tế, và thoả thuận giữa các tay tổ với nhau qua giải pháp gọi là “một nước hai chế độ” !

    wikipedia
    Đặng Tiểu Bình (giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8, 1904 – 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng Cộng sản tại Thượng Hải.

    Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (còn gọi là Tổng thư ký Ban Bí thư Trung ương, chức vụ đứng sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng, tương đương chức vụ Thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc hay Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) thời kì còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách “một nước hai chế độ”.
    [hết trích]

    VN sau khi thống nhất đất nước, phe cánh Lê Duẫn mau chóng tổ chức hiệp thương chính trị hai miền đất nước, để Duẩn chính thức một bước từ chức vụ Bí thư thứ nhất trung ương đảng lên thành tổng bí thư, cũng như thay tên đổi họ đảng Lao động VN thành đảng CSVN, thủ tiêu danh hiệu VN Dân chủ Cộng hòa để biến thành Cộng Hoà Xã nghĩa VN …
    Mục đích quan trọng hàng đầu ở đây là, chính thức thủ tiêu sạch đám bù nhìn Mặt trận Phòng giái lẫn tổ chức quân lực phỏng giái … trước tiên. Nghĩa là thanh lý nội bộ, đồng thời với thanh lý tàn tích chế độ cũ như đã nói.
    Việc làm này tuy không đơn giản, nhưng CS đã tích lũy kinh nghiệm từ quá khứ khi tiếp thu miền Bắc từ tay thực dân Pháp, nên lần này phải thừa nhận chúng làm rất chỉnh chu, gọn ghẽ.
    Mà thực ra như tôi từng thưa, phía thua trận bị phá sản toàn bộ, nhất là về mặt tinh thần, nên không còn sức phản kháng nào cả, nếu không muốn nói là buông xuôi đầu hàng. Nguyễn Chí Thiện trong tù CS, khi nghe tin “đại thắng mùa xuân 75″ từ các cái loa tuyên truyền (giấy báo tử bay đầy mái ra, chỉ có cái loa là vui), đã vật vã khóc than trong khám tối.

    Ðất này chẳng có niềm vui
    Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
    Trại lính, trại tù người đi không ngớt
    Người về thưa thớt dăm ba…
    Trẻ con đói xanh như tàu lá
    … Buồn tất cả
    Chỉ cái loa là vui!”

    Còn Dương Thu Hương ở ngoài “nhà tù lớn” là toàn cõi VN, sau này tâm sự, khi vào đến Sài Gòn vào giây phút được “giải phóng”, bà đã choáng ngợp và ngồi thụp xuống lề đường khóc ngon lành ! Bởi trong vực thẳm của lý trí ở cái đầu bị nhồi sọ có hệ thống từ bé đến lớn của nữ sĩ họ Dương vốn dân tỉnh Thái Bình, đã mơ hồ hình dung ra cảnh “khi cái ác ngự trị ngôi chúa tể từ nay” !)

    Lê Duẫn muốn thoát khỏi ảnh hưởng Tàu cộng, nên quay lưng với Bắc Kinh, ngả ngớn trong vòng tay Liên Xô từ thời Breznev, rõ nét nhất là qua vụ cho LX thuê dài hạn quân cảng Cam Ranh, trong lúc Tàu ngả theo Mỹ từ đầu thập niên 70, trong lúc Nga Hoa căng thẳng với các cuộc chiến tranh biên giới lớn nhỏ kéo dài triền miên, Nga rút hết chuyên gia về và bỏ ngang các dự án lớn (megaprojects) đang còn dang dở thực hiện ở Tàu, khiến Tàu đau hơn hoạn !
    Lê Duẫn đã tự khai chiến với Tàu, nên mới có cớ sự Chiến tranh Biên giới phía Bắc với Tàu và phía Tây Nam với Miên ở cuối thập niên 70, vụ Nạn kiều aka chính sách đuổi toàn bộ người Việt gốc Hoa ra khỏi VN, hay ít ra thanh lọc hàng ngũ trong đảng và nhà nước CS để loạ mọi cán bộ công nhân viên Việt gốc Hoa, cũng như cả trong dân nữa …

    Vào giữa thập niên 80 ở Liên Xô do khủng hoảng lãnh đạo cấp cao nhất, sau những cái chết liên tục của các tổng bí thư đảng CS, kiêm chủ tịch nhà nước Liên Xô, Gorbachov lên nắm quyền tột đỉnh quyền uy ở đó.
    Gorbachov còn trẻ, học cao và chính qui, có những cái nhìn bén nhậy, do tránh được các lỗi lầm giáo điều cứng nhắc duy ý chí thường gặp ở các lãnh tụ già nua trong đảng, nên thấy rõ nguy cơ phá sản toàn bộ của LX, khi đảng CS LX cứ tiếp tục cái đà dốc toàn lực tranh đua với Mỹ và đồng minh để gây thanh thế, bành trướng ảnh hưởng thế lực trong thế giới CS và cả trong khối thứ ba phi liên kết. Các viện trợ lãng phí, những leo thang đến chóng mặt qua sáng chế và sản xuất liên tục với khối lượng lớn các vũ khí hiện đại trong lãnh vực hạt nhân (nuclear weapons) với sức tàn phá kinh người nhằm hủy diệt con người hàng loạt (massa-destroying weapons); rồi các chạy đua về khoa học không gian …, chỉ làm cho LX xuất huyết ngày một nhiều, tiêu hao vô kể tài nguyên thiên nhiên. do bởi cơ chế quản lý kém hiệu năng, cứng nhắc của hệ thống độc tài độc đảng.
    Chính vì thế mà Gorbachov bèn cấp tốc đưa ra chiêu bài Perestroika kèm theo Glasnost chẳng riêng gì cho Liên Xô, đồng thời kêu gọi các nước chư hầu ở Đông Âu, lẫn đồng minh ở nơi khác hãy đi theo mình.

    Trái với lúc Cút-Xếp trong đại hội đảng LX lần thứ 20 ở thập niên 50, chủ trương sống chung hòa bình với Tư bản, cụ thể là Mỹ với đồng minh, cũng như chống tệ nạn sùng bái cá nhân (thực chất nhắm vào lãnh tụ Stalin coi như vị anh hùng trong cai gọi là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của LX thời thế chiến Hai), Mao đã rủ Hồ chống lại bọn Xét Lại (Revionist) LX, Gorbachov được Bắc Kinh chào đón như thượng khách, mặc dù trong lúc sinh viên đang chiếm đóng (occupy) ở quảng trường Thiên An Môn, để biểu tình đòi hỏi đảng CS thay đổi.
    Gorbachov trở thành nguồn hứng khởi (inspirations) mạnh mẽ cho sinh viên và phe ủng hộ biểu tình đòi cải cách mạnh hơn nữa ở Thiên An Môn, đã khiến cho phe bảo thủ ở Trung Nam Hải e ngại, sợ đi quá đà ngoài tầm tay, nên đã nhanh chóng ra tay đàn áp.
    Thực ra cả Đặng Tiểu Bình lẫn Gorbachov đã có viễn kiến là, mô hình CS kiểu cũ không thể áp dụng được, phải sửa đổi để thích hợp với tình thế mới, nếu như muốn sống còn !
    Ỡ LX, đám bảo thủ đã tìm mọi cách chống lại, bất ngờ làm đảo chánh và giam giữ Gorbachov lại một nơi xa Moscow, nhưng không ngờ lại tạo cơ hội thuận tiện cho Jelsin lên làm người hùng, thay cho Gorbachov như ai cũng rõ.
    Ở Tàu, họ Đặng vốn từng là nạn nhân của đám bảo thủ là “bè lũ bốn tên:, cho nên họ Đặng đã quyết cải cách toàn bộ trước cả Gorbachov, nhưng phải theo tốc độ của mình, mà y gọi là ” đổi mới mang mầu sắc Trung Quốc” !

    VN chỉ là một vệ tinh nhỏ bé trong thế giới CS, khi Gorbachov cho đổi mới thì ở VN tổng bí Nguyễn Văn Linh cũng kêu gào: đổi mới hay là chết !
    Nhưng khi thấy thế giới CS ở Đông Âu rồi ngay chính ở LX đảng và nhà nước CS bị thủ tiêu, đảng CS bị Jelsin đặt ra ngoài vòng pháp luật, bèn hoảng sợ thụt lùi lại vào cuối thập niên 80. Cái gọi là phong trào PHẢN TÌNH PHẢN KHÁNG ở thời điểm đó trong giới văn nghệ sĩ quốc nội, nhất là ở miền Bắc đã khựng lại, mà nhà thơ Nguyễn Duy sau này đã tiết lộ theo kiểu khôi hài đen: CÁNH CỬA ĐỐI MỚI MỚI HÉ MỠ ĐÃ VỘI ĐÓNG SẬP LẠI LÀM CHO NHIỀU NGƯỜI BỊ KẸP TAY ĐAU ĐIẾNG !

    Theo LX không song, mất định hướng một vài năm, rồi vào khoảng giữa thập niên 90 Hà Nội đã đổi mới theo Tàu. Nghĩa là ĐM version Nga bị vất vào thùng rác, ĐM version Tàu được nhập nội toàn bộ.
    Ngắn gọn, CS Ta chạy vòng vòng rồi cuối cùng cũng rơi trở lại vào qũi đạo CS Tàu.
    Nói khác đi, trong mọi thời đại Việt Nam chỉ là một BẢN SAO MỜ NHẠT (a faded blueprint) của Tàu !

    (còn tiếp)

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bà con,

      VN ta xưa nay có truyền thống cố hữu là cố học hỏi để BẮT CHƯỚC Tàu càng nhiều chừng nào càng hay chừng đó ! Chuyện này không gì lạ cả, đã có sẵn từ thời lập quốc đến nay.
      Những huyền sử thời lập quốc con Rồng cháu Tiên cho đến thời vua Hùng, ta thấy thuộc loại dã sử, bởi tính toán cho kỹ về niên lịch thì các vua Hùng phải thọ khoảng trên dưới trăm tuổi.

      Xem lại sử Tàu thời thượng cổ cũng lắm huyền thoại, với tổ là ông Bàn Cổ, sống hàng mấy ngàn năm; vừa là thủy tổ loài người lẫn người Tàu ! Sau Bàn Cổ là Tam Hoàng với Phục Hi, Thần Nông rồi Hoàng Đề, nối tiếp là Ngũ Đế mà nổi tiếng có Đế Nghiêu, đế Thuấn và Vũ Đế. Các ông này đều sống dai kinh hồn !
      Đó là thời đại dân chủ, bởi vua tìm người hiền truyền ngôi, chẳng hạn như ông Nghiêu truyền ngôi cho ông Thuấn; ông Thuấn truyền cho ông Vũ, chứ không theo lối phong kiến thế tập !
      Vũ đế lập ra nhà Hạ, khởi đầu cho sư thế tập cha truyền con nối. Sau đến nhà Thương, nhà Chu … cứ nối tiếp cái truyền thống thế tập cũ để trị vì bá tánh.

      Thực ra thì sử sách các nước lâu đời thường là huyền sử, chẳng hạn như ở Hy Lạp thời thượng cổ cũng toàn thần thánh ngự trị, cũng hỉ nộ ai ố, tranh giành đánh nhau rồi gian dâm … như điên. (Dã sử Tàu với thiên cung với vua là Ngọc Hoàng thượng đế với vợ là bà Tây Vương Mẫu, cùng đám quan lại quân tướng sinh hoạt xem ra chả khác gì các triều đình dưới trần gian. Có điều là phạm tội trên thiên đình thì bị cử xuống trần gian làm gian thần hay tôi trung. Thí dụ Nữ Thổ Bức (con dơi) đang họp triều đình lại đánh rắm nên bị một thiên tướn nổi giậm đập chết oan mạng. Ngọc Hoàng đày thiên tướng xuống trần làm Nhạc Phi, một tôi trung, khiến con dơi kêu oan đòi mạng. Ngọc Hoàng bèn cho xuống trần trả oán cũ là Tần Cối, giữ chức thừa tướng nhưng là tội nịnh, có cơ hội để hãm hại Nhạc Phi !)

      Riêng VN ta chỉ có một thời gian được độc lập rồi trở nên thuộc địa của Tàu hai lần tổng cộng cả ngàn năm dài. Phải nói rõ là Tàu lớn hơn ta gấp mấy chục lần, chẳng những về diện tích mà cả dân số. Tàu có một nền văn minh lâu đời nhất và cũng sáng rỡ từ trước thời Công nguyên hàng mấy trăm năm, cho nên chịu ảnh hưởng văn minh văn hóa Tàu là điều không tránh khỏi, cũng như kô có gì là xấu hổ. Cứ xem như đa phần ở Âu châu kế thừa văn minh của hai đế quốc Hy Lạp và La Mã thời cổ, rồi sau này chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, nên người ta thường bảo đó là nền văn minh văn hóa Hy-La, cộng thêm với văn minh văn hoá kitô giáo. Rồi có một số nước từng bị phía Ả Rập Hồi giáo xâm chiếm làm thuộc địa, như Tây Ban Nha chẳng hạn, nhập thêm văn minh văn hóa của Hồi giáo vào.

      Nước ta hiện nay gồm ba miền Bắc Trung Nam, nằm kẹp giữa hai nước lớn có nền văn minh văn hóa phong phú và lâu đời là Trung Hoa và Ấn Độ, cho nên ta thấy rõ miền Bắc thuộc văn minh văn hóa Đông Sơn (sau này các nhà khảo cổ đã khám phá thêm nữa), miền Trung chịu văn hóa …, miền Nam văn hóa văn minh Ốc Eo. Và ta thấy rõ thời cổ miền Bắc là chịu ảnh hưởng của Tàu với các triều đại vua Việt tộc Kinh hay tộc thiểu số khác ở đất Bắc. Vì thế có ảnh hưởng của Phật giáo phái Đại Thừa rất sâu đậm.
      Trong khi ở miền Trung là tộc Chăm (Chàm) làm vua, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ (ban đầu theo đạo Bà La Môn, tức Ấn Độ giáo), sau theo đạo Hồi, nhưng vẫn còn giữ lại mầu sắc đạo cũ là Bà La Môn; miền Nam thuộc Miên, chịu ảnh hưởng cũng của Ấn Độ nhưng lại theo Phật giáo phái Tiểu thừa !

      Đến khi nhà Nguyễn thống nhất giang sơn về một mối từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, thì tộc Kinh chiếm đa phần, khoảng hơn 80 % dân số, và có gần 60 tộc thiểu số trong cả nước. Sinh hoạt cả nước từ đó mang dấu ấn của tộc Kinh. Chẳng hạn sử ký (history) là dựa theo sử sách của tộc Kinh, nhưng cứ gọi là Việt sử chẳng hạn.

      Trong xã hội của người Kinh, thường ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải và sau này ở một số nơi thị tứ ở sáu tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kỳ, có đạo Phật đạo Nho và đạo Lão sống hoà đồng, nên được gọi là “Tam giáo đồng nguyên”, nhưng thực ra làm giềng mối cho quốc gia và xã hội vẫn chính là Nho giáo.
      Trong chốn quan trường Nho giáo có ảnh hưởng rất mạnh, bởi chưng Lão giáo bị biến thể từ thuyết Vô Vi thành ra một tôn giáo tu tiên, chú trọng luyện phép trường sinh bất lão, luyện linh đan … Các đạo sĩ thường ẩn mình nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập, xa lánh cõi trần để vừa có sự thanh tịnh lẫn dễ tiếp cận với thiên đình hơn. Phật giáo cũng mang nặng tính xuất thế, nên chỉ còn Nho giáo nhập thế tích cực, để cai quản hay quán xuyến tất cả mọi sự nơi trần thế. Vì thế Nho giáo có tính thực tiễn bởi tích cực nhập thế trong điều kiện lý tưởng một mình một chợ !
      Chỉ khi có sự xâm nhập của Kitô giáo, một tôn giáo còn nhập thế mạnh hơn và có tổ chức hơn vì mang tính khoa học hóa vượt trội. Nói đúng hơn một sự đụng độ nảy lửa, không cân sức, giữa hai văn nền văn minh và văn hóa, một địa phương tức ở phương Đông và một từ nơi xa phía Tây tới. Ai thắng ai đã rõ không cần bàn thêm chi tiết làm chi ở đây.

      Nếu so sánh với bên Tàu thì diễn tiến giữa Ta với Tàu y chang nhau, chỉ cần thay đổi tộc Kinh bằng tộc Hán là song. Thực ra tổ chức xã hội của ta bắt chước y chang Tàu từ ngàn xưa, rồi dù trong những thời kỳ độc lập, gọi là tự chủ về phần xác, chứ phần hồn vẫn lập lại y chang ở thiên triều phương Bắc.
      (Xin lỗi cũng chẳng khác gì ở Âu châu, đế quốc La Mã tan vỡ từ hàng ngàn năm qua, nhưng ảnh hưởng của văn minh văn hóa Hy La và nhất là sau đó Kitô giáo đặt dấu ấn khằn lên các triều đại vua chúa từng vương quốc một. Thậm chí còn lệ thuộc về tinh thần hơn cả ở Á châu, như vua hay hoàng đế vẫn chịu lễ phong vương từ giáo hội mẹ Vatican ở Roma; vẫn phải tuân thủ theo những luật lệ phép tắc từ đó … Hiếm trường hợp dám đòi hỏi ngoại lệ, chẳng hạn như Napoléon đại đế đòi ly dị vợ với lý do hoàng hậu không sinh con nối dõi, nên hoàng đê phải ly dị để cưới vợ khác chính thức phong làm hoàng hậu. Còn ở Anh ly khai lập ra Anh giáo mà vua Anh kiêm luôn chức giáo chủ Anh giáo)

      Sự lệ thuộc Tàu kéo dài và tiếp diễn cho đến khi bi thuộc địa hóa, có chữ viết riêng bằng mẫu tự La Tinh. Người Pháp cai quản VN trên phần xác, phần hồn vẫn là Tàu. Các từ Hán Việt nảy sinh, trích dẫn từ sách Tàu. Thí dụ như Canada là phiên âm từ chữ Tàu [Cá-ná-tài] thành Gia-Nã-Đại; France thành Phú-Lang-Sa; Monstesqueu thành Mạnh-Đức-Tư-Cưu; inspiration thành Yến-sĩ-phi-lý-thuần …. thay cho hứng khởi !
      Nói đâu xa thập niên 20,30 toàn là đọc sách dịch của Tàu để tìm hiểu về văn minh văn hóa phương Tây, chứ chả mấy ai đọc từ bản gốc. Các bố CS nhà ta cũng rứa, đọc sách về chủ nghĩa CS hay Mác, Ăng ghen toàn từ mấy tay CS Tàu (như Trần Độc Tú, tổng bí thư đầu tiên của Cộng đảng Tàu)

      wikipedia
      Trần Độc Tú là người tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời trẻ, ông lưu học tại trường Đại học sư phạm Đông Kinh Nhật Bản (Đại học Waseda). Về nước, ông dạy ở trường tiểu học Hàng Châu. Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Trần Độc Tú tham gia chính quyền cách mạng ở tỉnh An Huy. Năm 1915, ông sáng lập Tạp chí Tân thanh niên, viết nhiều bài báo vận động cho phong trào văn hóa mới. Ông trở nên nổi tiếng và được mời lên dạy ở khoa văn trường Đại học Bắc Kinh.
      Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, Trần Độc Tú là một trong người đầu tiên tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Trung Quốc. Được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, các địa phương cử đại biểu đến Thượng Hải dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đại hội này, Trần Độc Tú được cử giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.
      [hết trích]

      Các nhà ái quốc lớn của ta thời thực dân như cụ Phan Sào Nam. chịu ảnh hưởng của các đại trí thức thời Thanh mạt như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Cánh Nam Đồng Thư xã sau này tổ chức thành Việt Nam Quốc dân đảng là phỏng theo mô hình Quốc dân đảng Trung Hoa lấy Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên làm lý thuyết.
      Nếu ta đọc kỹ phần sử cận đại của Tàu dưới đây sẽ thấy giữa hai quốc gia có những diễn tiến lịch sử y chang nhau, vì thế cho nên không lấy làm lạ là cụ Phan Bộ Châu đã bắt chước theo Tàu khởi xướng phong trào Đông Du, đưa thanh niên ưu tú VN sang Nhật du học, nhất là vào lúc đó thanh thế Nhật đang lên như diều, đánh bại cả thiên triều là Thanh Triều, lẫn phương Tây (đánh tan hạm đội Baltique của Nga ở eo bể Đối Mã năm 1905)

      wikipedia
      Lương Khải Siêu (1873 – 1929), tự: Trác Như, hiệu: Nhiệm Công, bút hiệu: Ẩm Băng Tử, Ẩm Băng Thất chủ nhân. Ông là nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại.

      Năm 1890, ông đỗ cử nhân. Mùa thu năm 1891, ông đến gặp Khang Hữu Vi (1858-1927) lúc bấy giờ đang dạy học tại Vạn Mộc thảo đường Quảng Đông. Nghe ông này bài xích cựu học, Lương Khải Siêu tin theo, tôn Khang Hữu Vi làm thầy, rồi trở thành người lính xung kích của phái tân học.

      Tháng 7 năm 1894, quân Nhật Bản không tuyên chiến đã tấn công và đánh chìm quân hạm của Trung Quốc gần ASan (tức Nha Sơn thuộc Triều Tiên). Sau đó, quân đội nhà Thanh còn đại bại trước quân đội Nhật thêm mấy trận nữa…

      Bị một nước nhỏ là Nhật đánh thua, nhiều kẻ sĩ Trung Quốc bỗng thức tỉnh. Họ nhận ra rằng cần mà phải thay đổi chế độ và duy tân mọi mặt mới chấn hưng được nước nhà. Trong số ấy, có Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là người hăng hái nhất. Bởi ngay sau đó, nhân đến Bắc Kinh dự thi Hội, Khang Hữu Vi liền tranh thủ vận động được 1.300 sĩ tử cùng ký tên vào Bức thư vạn chữ (Vạn ngôn thư) của mình, đề nghị Hoàng đế không phê chuẩn điều ước Mã Quan với Nhật và cần làm gấp cuộc biến pháp duy tân (nói vắn là biến pháp). Trong khi đó, Lương Khải Siêu cũng đã thảo thư với nội dung tương tự, kèm theo chữ ký của 190 cử nhân tỉnh Quảng Đông.

      Sau đó, hai thầy trò cùng vào dâng thư, nhưng thư không đến được tay Hoàng đế, vì bị Viện đô sát ở Thanh đình từ chối. Tuy nhiên, việc làm này của hai ông đã gây chấn động lớn ở kinh thành. Bởi từ thế kỷ 7, đời Nam Tống đến bấy giờ (cuối thế kỷ 19), mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên Hoàng đế .

      Tháng 6 năm 1896, Khang Hữu Vi (lúc này đã đỗ Tiến sĩ, đang làm ở bộ Công) và Lương Khải Siêu lại dâng thư đề nghị biến pháp. Lần này nhờ có thầy dạy Hoàng đế là Trạng nguyên Ông Đồng Hòa, giúp đỡ nên thư mới đến tay Hoàng đế.

      Sau đó, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được Hoàng Đế Quang Tự cho mời vào cung. Khi nghe hai ông trình bày chủ trương biến pháp xong, Hoàng đế tỏ ý rất đồng tình.

      Để chuẩn bị cho công cuộc biến pháp, tháng 7 năm 1896 tại Bắc Kinh, Khang Hữu Vi cho ra báo Trung ngoại ký văn (Văn chương chép việc trong ngoài) và lập Cường học hội vào tháng sau, rồi giao cho Lương Khải Siêu làm Chủ bút và làm lãnh đạo hội.

      Kể từ lúc ấy, Lương Khải Siêu viết báo, dịch sách ở Đại học đường, và cùng các thành viên trong hội đi diễn thuyết nhiều nơi, lập ra Cường học hội ở các tỉnh lớn như Thượng Hải, Nam Kinh, Hồ Nam, v.v…Ngoài ra, ông còn cùng bạn bè là Đàm Tự Đồng, Hoàng Tuân Hiến, Đường Tài Thường, Uông Khang Niên ra tờ Thời vụ báo (Báo thời sự) ở Thượng Hải và tờ Tương học báo tại Hồ Nam…

      Trên tờ Thời vụ báo, ông lần lượt cho đăng bài Luận báo quán hữu ích vu quốc sự (Bàn về báo quán có ích lợi cho quốc sự) và Biến pháp thông nghĩa (Nghĩa chung của biến pháp), gây được tiếng vang trong và ngoài nước. Trong thời gian này, ông còn soạn bảng Tây học thư mục biểu, liệt kê ra 300 loại sách đã phiên dịch từ tiếng Âu Mỹ ra tiếng Trung Quốc trong hơn 20 năm, để mọi người biết mà tìm đọc.

      Phái thủ cựu lo sợ trước ảnh hưởng của của tư tưởng duy tân do hội này đề ra, nên ra lệnh cấm vào tháng 1 năm 1897. Thế nhưng, các hội vẫn hoạt động được bằng những tên gọi khác.

      Ngày 11 tháng 6 năm 1898 (Mậu Tuất), công cuộc biến pháp bắt đầu bằng hàng loạt các sắc lệnh của Hoàng đế, như mở trường học, làm đường sắt, cải cách chế độ thi cử, giảm biên chế các tổ chức hành chính, luyện tập quân đội theo lối mới, v.v…Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là “toàn biến” và “tốc biến” như khẩu hiệu đã đề ra. Lúc này Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều được Hoàng đế phong chức Kinh khanh[7] để có điều kiện lo cho công việc.

      Cuộc biến pháp đang tiến hành, thì vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu (sử gọi là Hậu đảng), mà người đứng đầu là Thái hậu Từ Hi.

      Đàm Tự Đồng, một thành viên của phái duy tân, thấy Thái hậu Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, bèn khuyên Hoàng đế Quang Tự đoạt lấy chính quyền. Hoàng đế nghe lời bèn triệu Viên Thế Khải lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên.

      Chẳng may việc đó bị tiết lộ (chính Viên phản Hoàng đế Quang Tự, vì thấy Từ Hi và phe cánh của bà hãy còn mạnh). Thái hậu Từ Hi vội vàng trở về Bắc Kinh, họp Hoàng đế Quang Tự và các đại thần lại. Quát mắng tất cả một hồi, bà tuyên bố rằng Hoàng đế đau, bà phải thính chính trở lại, và sai quân đem giam Hoàng đế Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển.

      Sau đó, bà ban lệnh cấm sĩ dân dâng thư, phế bỏ cục Quan báo, đình chỉ việc lập học hiệu, dùng lại lối văn tám vế để chọn kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế, bỏ các tổng cục nông công thương, cấm hội họp, cấm báo quán và cho truy nã các Chủ bút…Tóm lại là chỉ trong một hai tuần, bà đã làm cuộc “toàn hủy” và “tốc hủy” các cải cách của Hoàng đế Quang Tự. Sử gọi vụ đấy là Chính biến Mậu Tuất (1898), là Bách nhật duy tân (Cuộc cải cách trăm ngày).

      Cuộc biến pháp bị hủy bỏ, những người đề xướng đều bị quan quân đi lùng bắt. Nhờ hay trước, Khang Hữu Vi trốn vào sứ quán Anh ở Thượng Hải, rồi sang Nhật. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra mới trốn qua đấy. Đàm Tự Đồng không chịu trốn nên bị giết cùng với năm người nữa, được người đời gọi tôn là “Lục quân tử” (trong đó có em của Khang Hữu Vi là Khang Quảng Nhân).

      Ở Nhật, Khang Hữu Vi lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Thái hậu Từ Hi, phò trợ Hoàng đế Quang Tự lên nắm lại vương quyền. Lương Khai Siêu xuất bản báo Thanh Nghị để ủng hộ Hoàng đế Quang Tự và công kích Từ Hi. Tức giận, Từ Hi yêu cầu Anh, Nhật giao cả hai cho bà, nhưng không thành công vì họ coi hai ông là phạm nhân chính trị.

      Nhưng không lâu sau, vì thấy cuộc cách mạng Pháp (1789-1799) và sự tranh giành chính quyền ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ gây nhiều chết chóc và hỗn loạn quá; Khang Hữu Vi bèn đòi Thanh đình phải cải cách quốc gia theo quân chủ lập hiến. Lương Khải Siêu theo thầy, cho ra tờ Tân Dân tùng báo để cổ súy cho chính thể này.

      Từ đó cho tới năm 1901, Lương Khải Siêu lúc thì ở Nhật, lúc thì ở Hạ Uy Di (Hawaii), Nam Dương, châu Úc,…viết báo để cảnh tỉnh đồng bào ông.

      Việc làm này của hai ông có ít nhiều tác dụng, bởi sau liên quân tám nước kéo vào Bắc Kinh, dẫn đến hòa ước Tân Sửu (1901), thì Thái hậu Từ Hi buộc phải cho khôi phục lại những sắc lịnh mà cuộc biến pháp đã đề ra để mua chuộc lại lòng dân lúc bấy giờ đang oán hận.

      Tuy nhiên, việc ban bố Hiến pháp thì mãi đến năm 1908, Thanh đình mới thực hiện, nhưng liền bị là lập hiến hình thức, bởi quyền vua vẫn còn rất lớn, mà quyền dân thì rất ít.

      Nói gọn, trong 13 năm sống lưu vong, Lương Khải Siêu lập đảng Tiến bộ, làm báo (làm Chủ bút cho các báo Thanh Nghị báo, Tân Dân tùng báo, Tân tiểu thuyết) và viết sách cổ vũ cho công cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc.

      Trong khoảng thời gian ở Nhật, Phan Bội Châu (nhà cách mạng Việt Nam) có đến gặp ông (1905). Nghe lời khuyên của ông, Phan Bội Châu biên soạn quyển Việt Nam vong quốc sử (Lịch sử mất nước của Việt Nam) nhằm lên án chế độ thực dân, tuyên truyền cách mạng… và phát động phong trào Đông Du, tức đưa thanh niên sang Nhật học tập để sau này trở về cứu nước.
      [hết trích]

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Trở lại Thời CS, CS Ta đã rập khuôn Tàu ngay từ thuở ban đầu. Lý do đơn giản, hoàn cảnh địa lý, nhân văn, chính trị, lịch sử … của Tàu và Ta giống nhau như hai giọt nuớc. Chưa kể chuyện các tài liệu về CS ở thời đó đều là từ sách Tàu dịch từ sách ngoại quốc mà ra, và ta sao chép lại, rồi học tập, hơn là học từ bản gốc.
      Có thể tạm kết luận, bao giờ Tàu cũng đi trước ta một bước, ngay từ lúc giao thời cải đổi một xã hội nông nghiệp lạc hậu dưới thời quân chủ chuyên chế, vua là con trời (thiên tử), đại diện cho trời cai trị dân, tiến sang mô hình một nhà nước dân chủ hơn, kể sau cuộc Cách Mạng Tư Sản ở Pháp 1789. Cuộc cách mạng này là phát súng hiệu, báo trước một tiến trình thủ tiêu mô hình xã hội cũ, dựa trên nông nghiệp là chính, bởi loài người bắt đầu bước sang thời kỳ cách mạng kỹ nghệ, sau khi đạt được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật không ngừng, tạo dựng ra một giai tầng trí thức tư sản. Họ chinh là các thị dân trung lưu, có kiến thức chuyên môn với có học thuật cao ngày một cao, sống tự lập, không cần dựa vào thế lực của vua chúa nữa; hay ngược lại vua chúa phải sống nhờ họ ngày một nhiều. (Thực ra ở xã hội phương Tây từ thể kỷ 14, 15 trở đi, ngành hàng hải phát triển, cho nên các tay thương buôn đã dần dần tạo ra thế lực riêng. Họ liên kết với nhau thành các công ty lớn với các hạm đội thương thuyền, có tổ chức quân đội riêng bảo vệ, nên đã xuất hiện những thành phổ cảng làm ăn buôn bán phồn thịnh, (lăm le) tách rời dần khỏi vương quyền. Ở Hòa Lan ta thấy có các thành phồ ven biển lớn, điển hình như Amsterdam chẳng hạn, sự thịnh vượng đến từ công ty hàng hải Đông Ấn.

      Chỉ sau cái gọi là “đại thắng mùa Xuân 1975″ đảng CS nắm quyền trọn cả nước VN, Lễ Duẫn và đồng bọn mới bỏ Tàu theo Liên Xô. Chuyện Duẫn bỏ Tàu theo LX cũng dễ hiểu:

      1- thứ nhất, Tàu chơi xấu CSVN trong thời kỳ “chống Mỹ Ngụy cứu nước”.
      Bằng chứng, “liếm láp” ít nhiều hàng viện trợ của LX và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, khi chuyên chở bằng thiết lộ băng ngang qua xứ Tàu. Rồi nhân cơ hội chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974, đặt Bắc Việt trước sự đã rồi.
      Điều quan trọng hơn cả là Tàu không muốn Bắc Việt thôn tính trọn gói miền Nam vào thời điểm trên. Đó là sự thật, bởi chính khi “răng cắn môi toé máu” vào cuối thập niên 70, chính CSVN đã tổ khổ Bắc Kinh không tiếc lời về vụ việc này.

      2- thứ hai, Tàu gần sát bên trong khi Nga ở xa, ko sợ cái họa chiếm đất chiếm biển !
      (Mở ngoặc đơn, cái tâm lý này chả khác gì có những người quốc gia, bênh vực cho chủ trương thân Mỹ, cũng trưng ra là Mỹ kô có tham vọng chiếm đất, cũng như tài nguyên thiên nhiên của VN. Nhưng họ quên rằng Mỹ âm mưu dùng VN làm phên dậu, để be bờ từ xa ! Nghĩa là sẵn sàng hy sinh xương máu của dân Việt, cũng như tàn phá đất Việt, hay đúng hơn toàn cõi Đông Dương, để ngăn ngừa chiến tranh hay làn sóng Đỏ CS lan đến xứ họ. Đông Dương phải là tiền đồn chống Cộng thời Chiến tranh Lạnh và nay cũng giữ vai trò tương tự ngăn chặn sự bành trướng thế lực của Tàu ở Đông Á)

      3- thứ ba, các vũ khí hiện đại của Liên Xô, như các dàn hỏa tiễn SAM, phi cơ Mig-17, 21, xe tăng, súng AK, B40, 41 …. đóng góp một phần kô nhỏ trong chiến thắng ở Đông Dương chống lại đế quốc Mỹ !
      Cho nên theo theo LX mới có hy vọng tiến bộ xa hơn nữa, nhất là có khả năng chống lại anh chàng hàng xóm tham lam và ích kỷ, cũng như đám tư bản Mỹ và đàn em ở ĐNA.
      Chính vì thế mà Lê Duẫn đã quyết định nhanh chóng đi theo mô hình LX, quyết công nghiệp hóa, nhất là kỹ nghệ nặng, rồi điện khí hóa …. Sau này cho LX thuê dài hạn cảng quân sự nổi tiếng Cam Ranh.

      Một nhà báo CS đã khẳng định:
      “Trước đổi mới, tức là trước Đại hội VI (năm 1986) trở về trước, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xô Viết. Đây cũng là tình hình chung trong tất cả các nước trong hệ thống XHCN. Vậy quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta trước đổi mới là gì?
      (…)
      Đến Đại hội IV của Đảng (năm 1976), với khí thế của người chiến thắng, Đảng ta đã đề ra đường lối đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH trên phạm vi cả nước.

      Đại hội IV cũng xác định đường lối chung cách mạng XHCN ở nước ta là: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu…; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

      Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng ta về mục tiêu, bản chất của CNXH và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta là đúng đắn – giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Điều này phù hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. ” (sic)
      (tham khảo: Học thuyết Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay qui luật tất yếu. Bài hai : CNXH ở VN trước thời Đổi Mới. SGGP thứ tư,07-10-2009)

      Tôi còn lõm bõm nghị quyết của Đại hội Bốn đảng CSVN vào thời điểm 1976, đại khái còn có câu này: Ưu tiên phát triển CÔNG NHIỆP NẶNG một cách hợp lý trên cơ sở bla bla bla. Tóm lại, phải nhanh chóng biến VN từ một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu, người bóc lột người thành một nước công nghiệp hiện đại, tiên tiến, nhất là xoá bỏ cảnh người bóc lột người để kiến tạo một thiên đường mặt đât kiểu CS.

      Phải nói thẳng là CSVN đã quá hồ hởi phấn khởi trước chiến thắng đế quốc đầu sỏ Mỹ, cho nên lạc quan tếu mà rằng, “Bỏ qua thời kỳ quá độ, để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội !)
      Đám lãnh đạo CS ở Hà Nội còn mộng mơ vẽ vời rằng, trong khoảng 50 năm nữa, ta sẽ tiến lên ngang bằng với Nhật !???

      4- Tàu thời Mao là một đại hoạ, với những thất bai thê thảm điển hình như từ “Bước Đại Nhảy Vọt (The Great Leap), cho đến Cách Mạng Văn Hóa (Cultural Revolution).

      Bước Đại Nhảy Vọt biến Tàu cộng đang từ một nước xuất cảng lúa gạo thành một nước phải nhập cảng gạo từ Canada. Bài học “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” này của Tàu đã không được CSVN học thuộc lòng (unlearned lesson), nên lại tái diễn ở VN bởi đám Lê Duẫn trong đại hội Bốn đảng CS. Điều này nêu bật lên tính DUY Ý CHÍ của CS !

      wikipedia:
      Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế. Một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết, chính là kết quả những nỗ lực của Mao. Sách báo tiếng Việt còn có một số sách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt.
      Mao thấy sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Ông tiên đoán rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh. Trong các cuộc họp Bộ chính trị tháng tám năm 1958, quyết định được đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong năm, đa số sản lượng gia tăng là từ các lò nung thép sân vườn. Mao được Đệ nhất Bí thư tỉnh An Huy là Zeng Xisheng cho xem một thí dụ về một lò nung thép sân vườn ở Hợp Phì tỉnh An Huy vào tháng 9 năm 1958. Lò nung này được cho là đang sản xuất thép chất lượng cao (mặt dù thực tế thì thép tinh luyện này đã được sản xuất ở đâu đó). Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ lấy từ nông dân và các công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt đốn bừa bãi gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp “sắt vụn” cho các lò nung để mục tiêu sản xuất đầy lạc quan ngông cuồng đó có thể đạt được. Nhiều nam lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Đối với những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có thể đoán ra được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Tuy nhiên, chính sự ngờ vực sâu đậm của Mao đối với giới trí thức và thêm vào đó là niềm tin vào sức mạnh huy động khổng lồ của giới nông dân đã khiến ông ra lệnh thực hiện nỗ lực khổng lồ này trên toàn quốc mà không cần hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia. Hơn nữa kinh nghiệm của các tầng lớp trí thức theo sau Chiến dịch trăm hoa đua nở đã khiến những ai biết được kế hoạch như thế là một chuyện điên rồ cũng chẳng dám lên tiếng chỉ trích. Theo bác sĩ riêng của ông là Lý Chí Tuy, Mao và đoàn tùy tùng đến viếng thăm khu sản xuất thép truyền thống tại Mãn Châu tháng giêng năm 1959 và chính tại đó ông mới biết được là thép chất lượng cao chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy qui mô lớn sử dụng nhiêu liệu đáng tin cậy như than đá. Tuy nhiên ông quyết định không ra lệnh ngưng các lò nung thép sân vườn vì không muốn dập tắt nhiệt tâm cách mạng của quần chúng. Chương trình chỉ được bãi bỏ một cách lặng lẽ nhiều tháng sau đó trong năm.

      Nỗ lực lớn lao đã được thực hiện trong suốt Đại nhảy vọt trên phạm vi rộng như các dự án xây cất cơ bản thường được hoạch định cẩu thả, thí dụ như các công trình thủy lợi, thường được xây mà chẳng có hỏi ý từ các kỹ sư được đào tạo.

      Tại các công xã, một số sáng kiến nông nghiệp gây tranh cãi và cấp tiến được đề bạt theo mệnh lệnh của sự Mao. Nhiều trong số các sáng kiến này dựa theo các ý tưởng của nhà sinh vật học mà ngày nay đã bị bất tín nhiệm của Liên Xô là Trofim Lysenko và những người theo chân ông. Các chính sách bao gồm việc trồng trọt trong đó hạt giống được gieo với mật độ dầy hơn bình thường với nhận định sai lầm là các hạt giống cùng loại sẽ không cạnh tranh đất sống với nhau. Cày sâu được khuyến khích vì niềm tin sai lầm điều này sẽ cho cây trồng có thêm hệ thống rễ lớn hơn. Thậm chí tai hại hơn là có ý kiến cho rằng một phần đất trồng nên bỏ hoang.

      (…)

      Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù, những sáng kiến nông nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được mùa. Chẳng may, số lượng lao động đã chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây dựng có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư không thu hoạch tại một số nơi. Một lý do khác là kết quả của Chiến dịch diệt chim sẻ. Mặc dù các vụ mùa thu hoạch giảm sút, các quan chức địa phương, dưới áp lực kinh khủng của chính phủ trung ương báo cáo các vụ mùa thu hoạch kỷ lục ứng với các sáng kiến mới, đã tranh với nhau thông báo kết quả ngày càng thổi phồng. Các con số này được dùng như căn bản để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước lấy để cung cấp cho thị thành và để xuất khẩu. Việc các con số khác biệt giữa báo cáo và thực sự khiến cho nhiều nông dân không còn gì để lại nuôi sống mình và gia đình, và trong một số nơi, nạn đói bắt đầu. Trong năm 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông.

      Năm 1959 và 1960, thời tiết ít thuận lợi hơn và tình hình trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều tỉnh của Trung Quốc gặp phải nạn đói trầm trọng. Khô hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hoàn toàn trở tay không kịp. Tháng 7 năm 1959, Hoàng Hà gây lụt Đông Trung Quốc. Theo Trung Tâm Thảm họa, (Disaster Center), nạn lụt giết chết, cả vì đói do mùa màng thất bát hay chết đuối, ước lượng là 2 triệu người.

      Năm 1960, ít nhất một góc độ nào đó của hạn hán và thời tiết xấu khác đã làm ảnh hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác, trong khi đó có chừng 60 phần trăm đất nông nghiệp ở miền bắc không có một chút mưa nào.

      Với năng suất giảm ngoạn mục, thậm chí các khu vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm rất nhiều khẩu phần lương thực; tuy nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở nông thôn là nơi con số thống kê sản xuất bị thổi phồng vĩ đại, kết quả là chỉ có ít lúa gạo được để lại cho nông dân ăn. Sự thiếu lương thực thì tồi tệ khắp đất nước; tuy nhiên, các tỉnh nào mà áp dụng cải cách của Mao triệt để nhất, thí dụ như An Huy, Cam Túc và Hà Nam, thường chịu thiệt hại nhiều hơn. Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và được biết đến tại Trung Quốc như “vựa thóc của Trời” vì sự màu mỡ của nó, được cho rằng là nơi có con số người chết tuyệt đối lớn nhất vì nạn đói do sự hăng say của người lãnh đạo tỉnh là Li Jinquan thực thi những cải cách của Mao.

      Các chính sách nông nghiệp của Đại nhảy vọt và nạn đói liên quan vẫn tiếp tục cho đến tháng giêng năm 1961, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương lần thứ 9, việc phục hồi sản xuất nông nghiệp bằng việc lật ngược các chính sách của Đại nhảy vọt được bắt đầu. Xuất khẩu lúa gạo ngưng lại và những lần nhập khẩu từ Canada và Úc giúp giảm tác động của việc thiếu lương thực, ít nhất là tại các thành phố duyên hải.
      [hết trích]

      (còn tiếp)

  7. Lê Dân Việt says:

    Lũ bán nước hại dân CSVN bầy cái trò khỉ ‘sửa đổi hiến pháp” này để tiếp tục lường bịp người dân VN mà thôi. Nếu chúng thực sự muốn sửa thì đâu cần phải hỏi ai cứ bỏ ngay cái điều 4 độc quyền bán nước đi cũng đủ để làm một “cú hích” (nói như lão sử da “Dê Tầu” vì đọc cuốn Trần Dâm Tiên kể chuyện lão cáo Hồ bán nước, mà chọn nghề sử gian) để thay đổi bộ mặt của XH rồi.

    Bầy đặt làm trò khỉ làm gì, ai tin lũ khốn này nữa đây. Càng sửa càng sai. Chữa lợn lành thành lợn què như một bài báo bên Dân Làm Báo bình luận. Chỉ còn cách duy nhất là dân cứ kéo đầu mấy thằng trong BCT CSVN ra hỏi tội là xong hết. Lập ra một hiến pháp mới, theo ý của dân, bảo vệ quyền lợi của đại đa số người dân. Bởi vì cái hiến pháp của CSVN chỉ là một mớ luật rừng của bọn thảo khấu áp đặt lên đầu người dân để bảo vệ quyền lợi của bè đảng CSVN mà thôi. Sửa cái gì được mà sửa, mới đổi. Toàn là trò khỉ làm hề.

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    AI THẮNG AI ?

    Thưa tác giả và qúi đồng hương,

    1/
    Trước tiên tôi xin bàn gói gọn trong bài viết của tác giả Nguyễn Tường Tâm thôi nhé.

    Có những sự việc (facts) ta ghi nhận được qua tường thuật của tác giả:

    - Tu chính hiến pháp cũ 1992.
    - Lần đầu tiên đã kêu gọi dân đóng góp ý kiến rộng rãi.
    Trong khi trước đó ai đòi thay đổi hiến pháp là bị tù đày.
    Kết luận, CSVN có nhu cầu CAO sửa đổi hiến pháp, cho phù hợp với tình thế mới.

    Nhưng cũng nói luôn, xin lỗi vi von tục mà thanh, “vừa đéo vừa run” !
    Bởi cho thời hạn góp ý quá ngắn ngủi; cũng như thay đổi cho có hình thức, hơn là có thực chất về nội dung, hay nói thẳng ra mục đích chính là mị dân, nhằm tạm thời trấn an lòng dân !

    2/
    Tổng hợp tin tức, xác nhận đúng là chỉ có thay đổi “lặt vặt”, chứ đảng CS vẫn là đảng duy nhất cầm quyền, vẫn sở hữu đât đai kiểu tập thể là toàn dân, trong khi chủ nhân thực sự là CS …. Ngắn gọn, “rượu cũ bình mới” !

    Chẳng hạn trong bài bình luận “QUỐC HỘI CHỈ SỬA HIẾN PHÁP LẶT VẶT” đăng trên BBC ngày thứ năm 08 tháng 11 năm 2012, đã cảnh giác : “Lần tu chính hiến pháp mà kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 đang bàn thảo chỉ sửa đổi về mặt kỹ thuật, hình thức của ‘đạo luật gốc’ là chính mà không đề cập các vấn đề cơ bản như điều chỉnh hệ thống, thể chế chính trị, cùng các quyền cơ bản của người dân, theo một số chuyên gia từ trong nước.”
    Rối bài báo dẫn chứng nhận xét của một số quan chức để chứng minh đó là sự thật.

    [trích]
    Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/11/2012, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Hợp, chuyên gia luật hành chính từ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói ông tin rằng các sửa đổi đều nằm trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng, do đó sẽ không có sửa đổi gì lớn:
    “Tôi cho rằng lần này sửa hiến pháp, thì đảng và nhà nước vẫn chưa có quyết định gì lớn.
    “Hầu như các vấn đề lớn và cơ bản vấn giữ nguyên. Các sửa đổi là rất nhỏ.”
    “Cái gì cần thiết lắm thì mới sửa, còn cái gì chưa thực cần thiết mà chưa có cản trở gì, thì vẫn để tiếp tục. Chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, còn theo tôi không có sửa gì nhiều lắm.”
    [hết trích]

    Ông này còn nói thêm, “Cũng có một số ý kiến lần này cho rằng cần tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, nhưng tôi cho rằng chưa chắc Quốc hội quyết định như thế.”
    Ông cũng phủ nhận luôn khuynh hướng cải tổ thành tổng thống chế trong hiến pháp !
    “Còn về trưng cầu dân ý, thì bây giờ chúng ta phải làm luật về trưng cầu dân ý. Cái đó chúng ta chưa làm.”, ông phát biểu dứt dạt như trên.
    Về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, ông Hợp nói: “quan điểm của đảng và nhà nước vẫn để như là trong hiến pháp quy định hiện nay, tức là không có sửa gì cả.”

    Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, cho rằng lần sửa đổi này chưa có tính đột phá vì chưa đảm bảo được yêu cầu của việc cải cách chính trị đi cùng với cải cách kinh tế, đặc biệt là đảm bảo một số nhu cầu và quyền cơ bản của công dân trong xã hội.
    Nói rõ ra là, nhân quye2n chỉ là cái “nhân bánh vẽ” trong tay CS mà thôi !

    3/
    Tuy nhiên vẫn chưa gọi là hết hy vọng, bởi đảng CS muốn là một chuyện, nhưng xem ra các đại biểu quốc hội kỳ này cũng có ý kiến riêng. Bằng chứng cũng trong bài báo trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập Pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo đã cho biết:

    [trích]
    Khác với quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, TS Thảo nhấn mạnh lần sửa Hiền pháp này so với trước đây là sửa đổi, bổ sung “không bị đóng khung” hoặc giới hạn trước. Ông nói:
    “Nếu qua tổng kết, thấy rằng những quy định trước đây hiện nay không còn phù hợp, hoặc trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa, và những điều đã rất rõ, và có sự đồng thuận cao của nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực và lập hiến, mà nhân dân thấy cần phải sửa nhiều, thì cũng sẵn sàng, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ chuẩn bị các hướng đó.
    “Còn nếu nhân dân nói, như hiện nay, tức là như Hiến pháp hiện hành, cũng đã phù hợp rồi, thì không cần phải sửa nhiều nữa, mà chỉ sửa những gì thực sự cấp bách, thực sự cần thiết và thấy nó không còn phù hợp, thì sẽ có quyết định. Lần này khác với những lần sửa đổi trước, tức là không bị đóng khung vào việc giới hạn là chỉ được làm cái này, mà không được làm cái kia.”
    [hết trích]

    Không ít đại biểu quốc hội khác cũng tỏ ra đồng quan điểm với TS Thảo:

    [trích]
    Được biết, trong đợt bàn thảo về tu chính Hiến pháp lần này, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội cân nhắc sửa đổi một số điểm trong bản Hiến pháp năm 1992 liên quan tới tăng cường vai trò của Chủ tịch Nước, xem xét vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan công quyền bởi công dân.
    Một số đại biểu cũng đặt vấn đề xem xét ra quy định cụ thể để thể chế hóa các quyền bầu cử, ứng cử và trưng cầu dân ý, cũng như quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân và nhiều nội dung khác.
    [hết trích]

    4/
    Có lẽ đây là động lực mạnh mẽ đã khiến cho một hóm 72 trí thức trong nước, đã mạnh dạn đến quốc hội để chính thức đưa ra kiến nghị, đòi hỏi có những thay đổi sâu rộng trong lần tu chính hiến pháp 1992 này.

    Cũng chỉ riêng đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, đang trùm chăn, biết chăn có rận ra sao, nên còn ngần ngại, chỉ chủ trương nên trở về thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của thời trước 1975

    Tuy nhiên nếu quan sát kỹ còn có những yếu tố khác tác động vào.

    Đó là của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như trong nội bộ đảng CSVN

    BBC đưa tin ngày 07 tháng 11 năm 2012 như sau:

    [trich]
    Trong khi Quốc hội Việt Nam có dự kiến bàn về sửa đổi luật đất đai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu quốc tế về luật đất nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

    Thông cáo báo chí về Khuyến nghị Chính sách Đất đai chung của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, nhấn mạnh:
    “Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam.”
    “Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam” bà Pratibha Mehta cho biết.

    Tương tự, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cũng nói tới tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
    “Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả , công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm.”
    [hết trích]

    BBC cũng đưa tin hôm 01 tháng 02 vừa qua một diễn ra một hội thảo ‘xây dựng Đảng’, giữa các trí thức trong đảng, nhưng bị các báo chí lề phải “lơ là” trong đưa tin !

    [trích]
    Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
    “Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ.”

    Tiến sỹ Mạch Quang Thắng của học viện trên, nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay. Ông Thắng còn chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
    “Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện.”

    Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
    “Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,”
    Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo “còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm”.

    Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng, “Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài”, theo trích dẫn trên VietnamNet.
    “Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo.”
    Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:

    Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học, đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.

    Đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng “nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực”.
    (…)

    Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
    Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
    Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị – kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
    Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu ‘xây dựng nhà nước pháp quyền’ để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
    Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.
    [hết trích]

    5/
    Thông tin cho hay, các báo đảng và nhà nước CS đã đồng loạt tung ra các luận điệu tuyên truyền và chụp mũ cố hữu, để che chống.
    Thí dụ, tờ “Quân đội Nhân dân bác bỏ các ý kiến đòi bỏ hay đổi điều 4 trong Hiến pháp 1992 ở Việt Nam là “mưu đồ dẫn tới đối lập”, và khẳng định Hiến pháp mang tính Đảng và tính giai cấp cần giữ điều này.” (BBC – thứ tư, 19 tháng 12, 2012; tựa đề “Điều Bốn Hiến Pháp Hoàn Toàn Chính đáng)

    Dù già hàm biện hộ và kể công cho đảng CS, không ai là không thấy được những bức xúc dẫn đến các xung đột trong xã hội (social conflicts) ngày một bùng nổ ở bình diện rộng trong cả nước và chuyện đôi bên đối kháng bằng bạo lực ngày một gia tăng không ngừng.

    Nguyên nhân chính yếu rõ ràng là do tham nhũng trở thành quốc nạn. Cũng theo bài bài trên của BBC cho biết:

    [trích]
    Một bộ phận quan chức bị cho là ‘xa dân, xa Đảng’ và lơ là với lý tưởng cách mạng cộng sản.

    Số liệu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu ra đầu năm 2012 và được tờ Financial Times đăng tải ghi nhận 857 vụ đình công của công nhân Việt Nam trong cả nước tính đến hết tháng 11 năm 2011.

    Trong năm 2011, quan chức ILO cũng nói lương của công nhân Việt Nam “cần phải được tăng 12%”, từ mức 85 USD một tháng cho lao động trong doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.
    Hiện ở Việt Nam chỉ có một nghiệp đoàn duy nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo được coi là hợp pháp, còn các nghiệp đoàn tự phát không được công nhận.

    Cùng lúc, chính các lãnh đạo của Đảng đang đưa ra một đợt chỉnh đốn nội bộ, phê phán lối sống ‘xa dân, xa Đảng nhưng xa hoa’ của một số quan chức.

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, Bí thư Lê Thanh Hải vừa qua đã thừa nhận “tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
    [hết trích]

    6/
    Tóm lại, cá nhân tôi ngày một thấy rõ hơn bao giờ hết, AI THẮNG AI là điều chúng ta cần phải theo dõi kỹ để có những nhận định thật chính xác trong thời điểm mấu chốt (critical time) hiện nay.

    Một bên là đảng CS đã cổ lỗ sĩ, hết thời và hết sức sống, nhưng cố bám víu lấy quyền lực để vơ vét cho đầy túi tham.
    Bên kia là khối đông đảo quần chúng bị áp bức dưới cường quyền trong nhiều năm, đang cố vùng lên đòi quyền sống.
    Họ được tầng lớp trí thức trong và ngoài nước, ngày một đông đảo tham gia nhiệt tình vào cuộc cách mạng nhung, tranh đấu cho dân chủ VN hiện nay.

    Bất cứ con dân Việt Nam nào cũng không được phép thờ ơ, đứng mãi bên lề lịch sử, phó mặc vận mệnh đất nước và dân tộc cho một đấng cứu thế nào đó, hay các đấng thần linh, các lực siêu hình!
    Phải tỏ thái độ chính trị thật quyết liệt, nếu chưa thể dấn thân cho đại cuộc. Sự chọn lựa giữa dân chủ đối kháng lại độc tài là một BẮT BUỘC lịch sử (a Historical MUST), dẫu cho lực lượng chưa cân sức đi nữa. Phải hét to lên ý chí và nguyện vọng của chính mình trước cường quyền.

    Amsterdam, mồng Một Tết Qúi Tị
    Lại Mạnh Cường

  9. LeQuocTrinh says:

    Trò Hề Dân Chủ

    Thân chào các bác,

    Tôi đã cố giữ im lặng trong ba tháng nay, theo dõi thời sự trên các Trang Mạng nhưng không nói, không viết, vì sau loạt bài của GS Hà Văn Thịnh nhắc nhở kiều bào hải ngoại chớ nên nổi máu “anh hùng” với người dân trong nuớc.

    Nay vì tình hình tranh tối tranh sáng qua chủ đề “sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam” cùng bản Kiến Nghị của 72 vị nhân sĩ trong nước và hơn 2500 chữ ký khắp nơi, tôi xin phép được nêu lên vài ý kiến:

    Trước tiên tôi xin phép hỏi quý vị viết và ký lên bản Kiến Nghị đó định nghĩa như thế nào về hai chữ DÂN CHỦ. Thiết tưởng chúng ta không thể nào bàn tán xôn xao quanh một đề tài mà trong tâm mỗi người đều chưa thống nhất hẳn ý nghĩa rốt ráo. Tôi là kiều bào sống lâu năm ở Canada nên ít nhiều thấm được bầu không khí dân chủ như thế nào. Tôi hiểu DÂN CHỦ rất ư đơn giản: đó là quyền mỗi người dân được làm chủ vận mệnh của mình, thể hiện qua hình thức tự do tranh luận minh bạch, trong bầu không khí trong sáng và tham gia bầu cử lựa chọn người đại diện chân chính sau mỗi nhiệm kỳ.

    Thế thì suốt 60 năm qua dưới chế độ chuyên chính vô sản XHCN dân chúng miền Bắc và người dân miền Nam (từ sau 30-04-1975) có bao giờ làm chủ được tiếng nói và lá phiếu của mình để lựa chọn một Nhà Nước chân chính của họ chưa ? Câu hỏi này đề nghị 72 vị nhân sĩ, trí thức thiên tả, suy nghĩ và trả lời.

    Tôi có cảm tưởng rằng trò hề dân chủ, xoay quanh bản dự thảo Hiến Pháp, do ĐCS VN đứng sau giật dây, bắt đầu gây tác động một số người trong đó có tôi. Tôi lên tiếng bởi vì tôi thấy nó không khác gì màn bi hài kịch đang diễn ra ở Trung Quốc cùng lúc.

    Tôi lại nghe báo chí “lề trái” và đài BBC phóng sự về hình ảnh bản Kiến Nghị “đòi xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp hiện hành”, tôi đọc mãi bản dự thảo của quý vị mà vẫn chưa tìm ra được câu văn nào khẳng định “phải tuyệt đối xoá bỏ điều 4 trong Hiến Pháp 1992″, tối ư quan trọng. Phải chăng chúng ta cứ tiếp tục sống mãi trong bầu không khí sợ sệt, hoang mang “đi hai hàng, nói hai nghĩa, bắt cá hai tay” mập mờ lập lờ không khác gì 60 năm qua ?

    Đến bao giờ mọi người mới được hít thở một bầu không khí trong sạch, minh bạch, mọi người dám ngửng cao đầu nói thẳng ý kiến của mình, can đảm sử dụng tên họ cha sinh mẹ đẻ xoá bỏ phong cách “bí danh, tên giả” để gầy dựng lại niềm tin với nhau ? Phong cách này chỉ đặc biệt xảy ra ở Việt Nam, do chính tổ sư Hồ Chí Minh bày ra, tạo nên một xã hội giả dối, khủng bố, sợ hãi, nghi kỵ, lan truyền khắp 3 triệu đảng viên CS và làm ô uế cả một xã hội miền Nam kể từ 30-04-1975 trở về sau.

    Sau cùng, để kết luận tôi xin nói rõ hai điều:

    1)- Trong cao trào tranh đấu dân chủ đang âm thầm xảy ra ở VN, tôi không chống đối mọi hình thức Kiến Nghị, tuy rằng nó đã trở thành nhàm chán với một số người. Tôi biết rõ rằng ĐCS VN thừa đủ kinh nghiệm mánh khóe để gài người vào tung “hỏa mù” nhằm gây xáo trộn bầu không khí chính trị, ít ra cũng duy trì được chiếc ghế thống trị độc đảng của họ trong thời gian ngắn. Trước làn sóng dân chủ lan tràn trên khắp thế giới, họ đang bị bao vây, bị dồn vào thế thủ cho nên họ không dám vọng động gây đổ máu để kích động tình hình;

    2)- Tuy nhiên những hình thức đấu tranh bất bạo động này chưa đủ lực để lật ngược thế cờ, đây là một điều kiện ắt có nhưng chưa đủ. Bởi vì theo quy luật biến hoá vật lý, muốn hay đổi trạng thái sự vật thì cần phải có một luồng năng lượng cực kỳ vĩ đại, đưa đến thay đổi toàn diện. Nếu ngày xưa ông Hồ đã sử dụng chính sách khủng bố bạo lực cách mạng gây tang thương cho cả triệu nguời dân VN để “đưa đất nước đi lùi về thời kỳ phong kiến” thì ngày nay dân tộc VN lại phải cần đến một nguồn năng lượng cực kỳ vĩ đại hơn để chuyển hoá tận gốc bắt kịp đà tiến hoá của nhân loại. Bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 của 72 vị nhân sĩ xem ra chưa đủ tầm để làm nên chuyện trọng đại như vậy, chưa nói đến hiện tượng “bình mới rượu cu”.

    Chào thân ái và thân chúc các bác một năm mới khang an, thịnh vượng.

    Lê Quốc Trinh, Canada

    T.B: Nhân tiện xin phép DanChimViet trích dẫn một bản nhạc xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài ca:

    Đi Tìm Quê Hương

    Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1969)

    Người nô lệ da vàng ngủ quên
    ngủ quên trong căn nhà nhỏ
    đèn thắp thì mờ
    ngủ quên, quên đã bao năm
    ngủ quên không thấy quê hương

    Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta?
    Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do?

    Người nô lệ da vàng bước đi
    bước đi, đi về đầu non
    Người nô lệ da vàng bước đi
    bước đi, đi về biển xanh
    Đi khâu vá con sông Việt Nam hai mươi năm liền
    thịt xương phơi trên đôi miền
    đi cho thấy quê hương.

    Người nô lệ da vàng ngồi yên
    ngồi yên trong căn nhà nhỏ
    đèn thắp thì mờ
    ngồi yên quên nước quên non,
    ngồi yên xin áo xin cơm

    Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân?
    Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc hờn căm?

    Người nô lệ da vàng bước đi
    bước đi, đi về ruộng nương
    Người nô lệ da vàng bước đi
    bước đi, đi về đồi hoang

    Đi nói với anh em đòi cho quê hương thanh bình
    Dựng xây tương lai Tiên Rồng

    Đi cho thấy quê hương! Đi cho thấy quê hương!

    Đi cho thấy quê hương … Đi cho thấy quê hương!

    Le Quoc Trinh, Canada

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      From: lmcuongadam@hotmail.com
      To: Le Quoc Trinh, Canada
      Subject: FW: SUA DOI HIEN PHAP
      Date: today (to die or not to die ! That’s the biggest question)

      Xin giới thiệu sơ bảy điểm trong kiến nghị đòi sửa đổi hiến pháp 1992 như sau:

      1/
      Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I

      Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
      Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:

      “Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”

      Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì VIỆC ĐỊNH TRƯỚC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI THUỘC VỀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ HAY MỘT TẦNG LỚP LÀ TRÁI VỚI QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NGƯỢC LẠI VỚI BẢN CHẤT CỦA MỘT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.

      LMCường bình luận:
      Kêu goi thủ tiêu điều bốn hiến pháp qui định đảng CS là đảng chính trị duy nhất nắm quyền để thiết lập cái gọi là chính quyền chuyên chính (độc tài) vô sản !

      Đó là lý do mà ông Nguyễn Trung ngay trong giây phút góp ý đầu tiên, đã nhấn mạnh :

      “Cho nên bây giờ chúng tôi rất thiết tha đề nghị với Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp quan tâm đến chuyện này và lưu ý đến những các đề nghị của chúng tôi. Nhất là chúng tôi thiết tha đề nghị nên có một DIỄN ĐÀN CÔNG KHAI, CỞI MỞ.
      Một cái diễn đàn này mà tôi nghĩ rằng là hoàn toàn trong tầm tay tổ chức chứ không phải là có vấn đề gì trừ phi là chúng ta sợ cái sự thảo luận công khai thì chúng ta không dám làm. Còn nếu chúng ta thật sự vì quan tâm đến vận mệnh của đất nước, thực sự là vì muốn cần phát huy cái ý chí của nhân dân, thực sự cần một cái sự đồng tâm nhất trí rất cao độ, nó gần như là một cái dạng Diên Hồng mới cho một thời điểm vô cùng quan trọng của đất nước, thì tôi đề nghị một cái diễn đàn như vậy. Dân tộc này hoàn toàn đủ trưởng thành để mà có một cái diễn đàn như vậy. Tôi không nghĩ rằng chúng ta làm được một cái diễn đàn như thế, những cái người nào xấu, những cái người nào mà muốn lật đổ cái đất nước Việt Nam này có thể có chân trong cái diễn đàn đó được. Đấy là một cái đề nghị rất thiết tha của chúng tôi. Xin hết.”

      Nói như thế ta có thể hiểu rằng, việc sửa đổi hiến pháp phải được sự tham khảo rộng rãi trong dân, chứ không phải chỉ là chuyện trong nội bộ đảng và nhà nước CS.

      2/
      Kiến nghị thứ hai về quyền con người

      Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

      Nếu các quyền này được ghi trong Hiến pháp mà không được thực thi nghiêm túc như hiện nay, thì việc quy định các quyền ấy cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập.

      3/
      Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai

      Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.

      4/
      Kiến nghị thứ tư về tổ chức Nhà nước

      Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật.

      LMC: Tam quyền phân lập và nhà nước pháp quyền !

      5/
      Kiến nghị thứ năm về lực lượng vũ trang

      Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

      LMCường: Tách rời chính trị ra khỏi quân đội.

      6/
      Kiến nghị thứ sáu về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp

      Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”

      7/
      Kiến nghị thứ bảy về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

      Thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.

      Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2013

  10. Lữ Út says:

    Không biết có đồng chí nào còn nhớ chị Kiều, không có bằng tiểu học, công nhân quét rác sở vệ sinh Sài Gòn của chính quyền Ngụy, sau ” Giải Phóng ” được bồi dưỡng trở thành Đại Biểu Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ( ngay sau thống nhất ).
    Chính chị Kiều là thành viên của ủy ban soạn thảo Hiến Pháp 1980.

    • Nguyễn Tường Tâm says:

      Chào anh Lữ Út,
      là người mien Nam, di nhiên tôi nhớ bà đại biểu quốc hội xuất than người phu quét đường của thành phố Saigon. Nhưng tôi không nhớ tên của bà đại biểu quốc hội đó. Nay anh nhắc lại làm tôi thấy vui-vui, vì đó là chuyện đê làm chúng ta, người mien nam, cười dzui. Nhưng xin hỏi anh có thực chị ấy tên là Kiều ko? và quan trọng hơn, có thực chị ấy là thành viên ủy ban soan thảo hiến pháp 1980 ko/ là người nghiên cứu pháp lý, với tôi chi tiêt này rất quan trọng. Nếu đúng vậy xin anh cho biết nguồn. Cám ơn anh chiều lắm

      • Lữ Út says:

        Thưa luật sư, tôi viết theo trí nhớ có thể sai về dấu, còn về nguồn tin thì nếu LS có được bộ báo SGGP năm 1979 thì chắc sẽ tìm ra. Kính.
        PS: tôi muốn có được bản sao của caricature trên SGGP ngay trước ngày các SQ ” Ngụy ” đi trình diện vào tù cải tạo trong đó vẽ họ là những con thú có đuôi, ” đi cải tạo để được cắt đuôi thành người “. Ai sao được, post lên DCV tôi xin hậu tạ.

Phản hồi