WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Benedict XVI mở cửa cho những cải tổ của Giáo hội Công giáo La Mã

Hôm Thứ Hai 12/2/2013 đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, tạo xúc động mạnh mẽ đối với hơn 1 tỉ 200 triệu tín đồ Công giáo và gây bàng hoàng cho toàn thể thế giới. Việc Giáo Hoàng của Giáo hội La Mã từ chức là một hiện tượng rất hiếm. Trong 10 thế kỷ qua chỉ xẩy ra 3 lần. Lần thứ nhất năm 1045 với đức Giáo Hoàng Benedict IX. Lần thứ nhì năm 1294 với Đức Giáo Hoàng CelestineV. Và lần cuối, năm 1415 cách đây 598 năm đức Giáo Hoàng Gregory XII từ chức.

Hôm Thứ Hai, trong một buổi lễ phong thánh tại Vatican đức Giáo Hoàng tuyên bố từ chức bằng tiếng La tinh. Trong đó ngài nói: “Sau khi đối diện với Chúa và chất vấn lương tâm mình, tôi biết rằng do tuổi già sức yếu tôi không còn đủ sức làm tròn nhiệm vụ chăn dắt con chiên.” Và ngài tiếp:

„Với tất cả sự tự do, hôm nay tôi tuyên bố rời chức vụ Bộ trưởng Hội đồng Giám mục thành Rome, chức vụ kế thừa Thánh Peter do Hội đồng Hồng Y ủy thác cho tôi ngày 19 tháng 4 năm 2005.”

Ngày 28/2/2013 ngài sẽ chính thức rời chức vụ. Và ngài sẽ sống tại Vatican cho đến khi qua đời. Theo điều lệ của Giáo hội, Hội đồng Hồng Y gồm các Hồng Y dưới 80 tuổi sẽ bầu tân Giáo Hoàng trong số các Hồng Y trong thời hạn 20 ngày. Hội đồng Hồng Y hiện gồm có 117 vị.

Trong gần 600 năm qua các vị Giáo Hoàng đều giữ nhiệm vụ cho đến khi qua đời như một thông lệ bất thành văn. Khi tuổi cao đức Giáo Hoàng được các phụ tá phụ giúp công việc Giáo hội nên lấy lý do sức khỏe để từ chức không có tính thuyết phục đối với tín đồ. Tuy nhiên thông lệ này đôi khi làm cho vị Giáo Hoàng già yếu vì tuổi tác thiếu sự bén nhạy trong công tác lãnh đạo và là nguyên nhân tạo ra sự tranh chấp quyền hành trong Giáo hội.

Trong suốt 8 năm lãnh đạo Giáo hội đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã rất chật vật duy trì giáo điều của tôn giáo trong một môi trường “dân sự” phóng khoáng đòi hỏi nhiều tự do. Khó khăn hơn cả là cơn khủng hoảng có tính thời đại do việc tiết lộ ở khắp nơi trên thế giới một số chủ chăn của Giáo hội đa số thuộc hàng linh mục vi phạm tình dục đối với trẻ em. Vài vị lãnh đạo cao cấp hàng giám mục, tổng giám mục thì bị dính líu vào việc che dấu tội lỗi của cấp dưới để bảo vệ Giáo hội. Ngoài ra ngài phải gánh vác giải quyết việc tranh chấp quyền lực của các phụ tá thân cận và gần đây việc Vatican bị tố cáo tham nhũng.

Trong một bài bình luận ngày 12/2 nhan đề: “Thời đại sau đức Giáo Hoàng Benedict XVI” (After Benedict XVI) tờ báo lớn nhất miền Tây Hoa Kỳ Los Angles Times viết:

“Trong gần 8 năm ở chức vụ, đức Giáo Hoàng Benedict XVI chứng tỏ là một vị Giáo Hoàng bảo thủ, bảo vệ một cách nghiêm túc giáo điều của Công giáo. Vì vậy quyết định từ chức của ngài là một hành động cách mạng ra ngoài khuôn khổ của một vị Giáo Hoàng bảo thủ gần 600 năm nay.

Việc đức Giáo Hoàng tuyên bố rời chức vụ ở tuổi 85 vì ngài cảm thấy trí tuệ và sức khỏe suy giảm cho thấy ngài đã nhìn vào vấn đề sức khỏe con người và công việc một cách thẳng thắn đáng cảm phục.

Nhưng thực tế thì sao? Thành phần bảo thủ trong Giáo hội không khỏi tự hỏi sự hiện diện của ngài bên cạnh vị tân Giáo Hoàng có làm cho chức vụ giáo hoàng trở nên kém thiêng liêng và huyền bí không. Đối với thành phần Công giáo phóng khoáng thì không thành vấn đề. Thành phần này cho rằng các vị giám mục thành Rome trong đó có đức Giáo Hoàng cũng như các vị giám mục khác trên thế giới khi không kham nổi nhiệm vụ thì nên từ chức.

Đức Giám mục Joseph Ratzinger được xem là một nhà lãnh đạo tôn giáo phóng khoáng khi ngài bắt đầu tham dự công tác lãnh đạo Giáo hội như một chuyên viên thần học. Nhưng sau Cộng Đồng II Vatican (10/1962 – 12/1965) mà ngài tham dự như một cố vấn thần học ngài tỏ ra không thoải mái khi Giáo hội tỏ ra quá mềm dẻo để thích ứng với lối sống văn minh. Trở thành Giáo Hoàng, ngài cảnh giác các nhà thần học phóng khoáng đừng đi quá xa, ngài khuyến khích việc dùng tiếng Latin trong các buổi lễ , và trả lại phép thông công cho các giám mục bị rút phép vì không chịu thi hành các quyết định của Cộng đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng không ngần ngại làm mất lòng giáo hội Anh giáo bằng cách chấp nhận cho các khuynh hướng bảo thủ của Anh giáo (Anh giáo phóng khoáng nên thành phần Anh giáo bảo thủ gần gũi với Vatican hơn) gia nhập gia đình Công giáo. Chính vì muốn bảo vệ uy quyền của Giáo hội mà đức Giáo Hoàng đã không mạnh tay trừng phạt các giới chức Giáo hội vi phạm tình dục đối với trẻ em.

Để dung hòa quan điểm cứng rắn của mình, đức Giáo Hoàng cũng có những nỗ lực đem Giáo hội đến gần quần chúng. Qua nhiều thông điệp ngài nhấn mạnh đến “tình thương và hy vọng”. Năm 2010 đức Giáo Hoàng đẩy mạnh công tác chấn chỉnh sự truyền giáo trong tinh thần ít khắc khe tại các các nước ngài cho là cần thiết (New Evangelization), và một cách kín đáo bày tỏ sự không đồng ý với khuynh hướng cho rằng Kinh Thánh là khuôn vàng thước ngọc tuyệt đối của niềm tin và sự hành đạo (fundamentalism). Ngài nói niềm tin (faith) phù hợp với khoa học chứ không tuyệt đối huyền bí.

Tuy nhiên, nói chung đức Giáo Hoàng nghiêng về khuynh hướng tôn trọng các niềm tin ngàn xưa truyền lại chứ không ngả về tinh thần cởi mở gần gũi với con người của Chúa Thánh Thần.

Không ai chờ đợi Hội đồng các Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng cởi mở đến độ xem sự phá thai là không trái đạo lý, chấp thuận cho hôn nhân đồng tính luyến ái hay cho phép phụ nữ thọ phong linh mục. Nhưng có thể Hội đồng Hồng Y sẽ bầu một vị Giáo Hoàng tuy đặt trọng vào các nguyên tắc căn bản của đức tin, nhưng ít bảo thủ và chăm lo mục vụ hơn và chấp thuận sự tản quyền của Giáo hội.

Hội Đồng Hồng Y cũng có thể – và nên – bầu một vị Giáo Hoàng từng có thành tích bảo vệ trẻ em bị lạm dụng tình dục. Trước và sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã không đủ nhạy cảm đối với vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em của cấp dưới, và đã không mạnh tay chận đứng khuynh hướng che dấu để bảo vệ Giáo hội.”

Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang đối diện với nhiều vấn đề đe dọa “tính bản thiện” của con người. Và quyết định từ chức, một quyết định độc đáo ngàn năm một thuở của đức Giáo Hoàng Benedict XVI có thể sẽ tạo cơ hội cho Giáo hội La Mã, một Giáo hội đầy uy tín và quyền lực đóng góp vào một giải pháp chung tốt lành cho nhân loại.

©Trần Bình Nam
Feb . 13, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

 

67 Phản hồi cho “Benedict XVI mở cửa cho những cải tổ của Giáo hội Công giáo La Mã”

  1. NậpNàVirgin says:

    ĐàoCôngKhai:
    ”Người VN, nhất là giới trẻ, cần tìm hiểu rõ ràng hơn về lịch sử; nhờ đó mới hiểu được vì sao lại có quân đội VNCH, vì sao lại có chiến tranh VN,… trong lịch sử mình, nhiều thế hệ trước vẫn chia rẽ và đâu có thương đồng loại chút nào. Chỉ có dân nghèo VN là chịu nhiều thiệt thòi. Công giáo nó vào VN phá tan cái trật tự người bóc lột người của Nho Giáo ngày xưa; và ít nhất nó đã giúp cho dân VN có cái nhìn mới về trật tự xã hội (trái nghịch với tôn ti đẳng cấp “vua là thiên tử” của Nho Giáo), không dễ dàng cúi đầu chấp nhận giai cấp thống trị bóc lột mình nữa.”(hết trích)
    You là ĐạoCôngNgủ thì đúng hơn! U nói đạo chuá vào VN phá tan cái trậttự người bóc lột người của nho giáo, thế thì cái vănhóa đi chiếm thuộcđịa của bọn chúng
    không phải là ”người cướp của người và diệtchủng người hay sao??? Một khi cái tên ”thượngđế”(một sảnphẩm tưởngtượng) có thể nói cái câu: ”Bring them here, those who don’t let me rule over them, slaughter them before me!” (Mang chúng ra đây, những kẻ ko để cho ta ngựtrị lên chúng, hànhhình chúng ngay trước mặt ta!) Thì đó ko phải là câu nói của một tên tướngcướp hay sao? Thằng ăn cướp dọa người bằng dao, bằng súng để cướp của, tên ”thượngđế” dọa người bằng kwyền năng tựban, tựsướng của mình để đoạt luôn cả cuộc đời ngườita, bắt làm nôlệ đờiđời, sống thì nôlệ bọn ”buônthầnbánthánh” tức giáophiệt, chết thì về ”môđó” tiếptục làm nôlệ cho ”choá”! Đúng không, ĐạoCôngNgủ???!!!

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      LẤY TÊN NGƯỜI KHÁC, DÙ LÀ NICKNAME, ĐỂ CHỬI TỤC TRONG TRANH LUẬN LÀ ĐIỀU NÊN BỊ CẤM Ở DIỄN ĐÀN NÀY.

      ĐÓ LÀ CHƯA KỂ LẤY NICKNAME THẬT PHẢN CẢM, ĐỂ PHÁT BIỂU Ý KIẾN !

      ĐỀ NGHỊ BAN BIÊN TẬP NÊN ÁP DỤNG CHẶT CHẼ NỘI QUI HƠN NỮA.

      Kính cáo,
      LMC

      TB:
      Nhân đây cũng cám ơn Đào Công Khai & Việt Quốc, đã tạo ra một cuộc tranh luận hứng thú, bổ ích !

    • Dao Cong Khai says:

      Đây là trang web chính trị, và tôi vào đây để tranh luận về chính trị. Tôi cũng không phải duy tâm, do đó những giáo lý trong nhà thờ của công giáo hay trong chùa trong đền thờ của phật giáo hay tất cả mọi tôn giáo khác tôi xin miễn phê bình và tôi không muốn tìm hiểu hay tranh luận. Những chuyện you nói nó liên quan tới duy tâm và tôi không có khả năng tranh luận với you về thiên đàng hay niết bàn, chỗ nào hạnh phúc hơn. Tôi cũng không có ý kiến gì khi you nói địa ngục hay luân hồi rùng rợn hơn. Miễn bàn.

      Tôi chỉ nói chuyện thực tế. Tất cả mọi tôn giáo qua từng thời đại đều có ích cho xã hội, giúp giai cấp bị bóc lột và chống lại bạo lực. Công Giáo trong thời đại này thì tôi thấy nổi bật nhất cái phương diện đó, bởi vậy người ta mới chế nhạo, “đi đạo để kiếm gạo”. Đâu có gì bất công và bất lương? Người ta cho thì mình lấy, và mình đói thì mình xin, người cho và người nhận cùng đều vui vẻ. Tôi hoàn toàn không thấy người công giáo họ mang luận điệu bôi nhọ tôn giáo khác nơi công cộng hay những trang web như những người khác đang nêu ra. Chuyện “thượngđế” đó có thể là những bài trong giáo lý của họ giảng trong nhà thờ, cho những người duy tâm theo công giáo (chuyện đó thuộc phạm vi tôn giáo của họ). Ngược lại chính những người không theo công giáo thường hay bôi nhọ giáo lý của công giáo trong những nơi ngoài phạm vi tôn giáo. Tôi không phải người công giáo, và không thích bàn luận sâu vào giáo lý của mỗi tôn giáo. You không thể bắt tôn giáo kia có niềm tin như tôn giáo you, khi họ không có niềm tin về điều gì thì họ loại trừ điều đó. Còn chuyện bôi nhọ tôn giáo, đó là những chính những người đem chuyện đó ra đây để bôi nhọ. Việc you làm chính là you tự tố cáo chính mình là người như thế.

      Tôi thuần tuý bàn tới những tôn giáo về phương diện chính trị và xã hội. Từ đó tôi quan niệm sự can thiệp chính trị của công giáo vào VN là có lợi cho tự do dân chủ và tiến bộ của dân tộc VN. Chúng ta đừng để bị VC tuyên truyền, lèo lái những tranh luận chính trị đi sâu vào giáo lý của từng tôn giáo với mục đích bôi nhọ và gây chia rẽ tôn giáo. Tôi đâu phải duy tâm để you có thể lôi kéo tôi đi sâu vào giáo lý của từng tôn giáo nhằm gây hấn với những tôn giáo. (Khi một người đi chùa mà vào đó nói rằng họ tin Chúa thì người ta có đồng ý không? Đã vào đó thì phải từ bỏ tất cả mọi tôn giáo khác, điều đó cũng tương tự như “”Bring them here, those who don’t let me rule over them, slaughter them before me!” (Mang chúng ra đây, những kẻ ko để cho ta ngựtrị lên chúng, hànhhình chúng ngay trước mặt ta!)”. Cái đó có thể trong kinh thánh công giáo ngày xưa. Tôi không và không muốn bàn luận (kinh thánh), hay lời của đức Phật… Tôi chỉ bàn luận thái độ người công giáo trong tranh luận họ không làm như vậy (mặc dù trong kinh thánh có thể có chuyện đó), nhưng chính những người không công giáo lại làm như vậy.

      Những kẻ muốn chia rẽ tôn giáo và nhất là tấn công công giáo thường đi quá xa vào nội bộ duy tâm của công giáo, mang những chuyện thời cổ đại và riêng tư trong giáo lý ra so sánh với thời đại ngày nay. Pha trộn tôn giáo với chính trị. Cho dù người ta cố gắng bôi bác những tôn giáo họ không theo, nhưng thời cuộc ngày nay nó sẽ xẩy ra như ngày hôm nay. Càng bôi nhọ thì những tôn giáo đó càng phát triển mạnh. Lịch sử VN đã chứng minh điều đó. Sau 75, CS xếp người công giáo vào lý lịch xấu không thể tiến thân trong xã hội, và có người bỏ đạo để theo đảng… Nhưng đạo công giáo không những không bị tiêu diệt mà càng phát triển, những đảng viên VC bỏ đảng để theo công giáo đông hơn những người bỏ công giáo để theo đảng. Công giáo và tin lành càng ngày càng phát triển ở VN, đó là chuyện thời đại, người ta có thể ghen tị nhưng không thể nào thay đổi được.

      Khi xã hội tiến bộ hơn, thì những tư tưởng bất công, đẳng cấp của Nho Giáo sẽ bị giới trẻ đào thải, và những gì mà những người bảo thủ VN không muốn xẩy ra nó sẽ xẩy ra. Sự hoà nhập của GIÁO HỘI công giáo theo thời cuộc (như việc làm của Đức Giáo Hoàng hiện nay) đã giúp tôn giáo họ phát triển theo thời cuộc. Có những người thuộc tôn giáo khác cũng cố gắng làm như vậy, chẳng hạn như thiền sư Nhất Hạnh, ni cô Thanh Hải… nhưng quả là không dễ dàng, bởi 2 nền văn minh Âu Á nó không có nhiều điểm tương đồng.

    • Trung Kiên says:

      Bạn Đào Công Khải viết:..

      Trong lúc suy tàn đó thì văn minh Tây Phương và Thiên Chúa Giáo như một luồng gió mới thổi vào đất nước VN. Dĩ nhiên, đối với giai cấp thống trị VN, đối với những người tiêm nhiễm nho giáo và văn minh Tàu, những “kẻ sĩ” đó coi đạo công giáo nói riêng và văn minh Tây Phương nói chung như một thảm hoạ cho dân tộc VN. Họ ghét nhất là quan niệm nam nữ bình đẳng, đàn ông không được lấy nhiều vợ (như nho giáo, 5 thê, 7 thiếp, 9 nàng hầu). Họ ghét nữa là công giáo không chấp nhận thờ phượng ông bà, mà chỉ cho phép tôn kính tổ tiên thôi. Nếu chấp nhận công giáo thì giáo hữu chỉ thờ chúa, chứ không có quyền THỜ VUA như chế độ phong kiến. Dĩ nhiên giai cấp thống trị phong kiến làm sao chấp nhận đạo công giáo được. Đi ngược lại quyền lợi của giai cấp cai trị, bởi vậy họ tàn sát không nương tay. Có bao nhiêu quan lại VN theo đạo công giáo? rất hiếm. Phần đông tín đồ công giáo là những nông dân nghèo vùng đồng bằng Bắc Việt, và duyên hải Trung Phần, và Gia Định“.

      Nhận xét trên đây của bạn Đào Công Khải rất chính xác!

      Vua quan ngày xưa vừa tham quyền lực, của cải, lại vừa tham dục vọng với… năm thế bảy thiếp, thì họ đâu có thể dễ dàng bỏ quyền lực và dâm ô…để theo đạo CHÚA; vừa phải hãm mình ép xác, phải sống ngay lành, yêu thương đồng loại, làm việc bác ái và chỉ được một vợ một chồng???

      Hãy xem những nước lân cận như Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Singapore nữa, có nước nào văn minh và tiến bộ bằng miền Nam Việt Nam trước 1975?

      Bạn NậpNàVirgin đã lầm lẫn khi viết rằng;

      You là ĐạoCôngNgủ thì đúng hơn! U nói đạo chuá vào VN phá tan cái trậttự người bóc lột người của nho giáo, thế thì cái vănhóa đi chiếm thuộcđịa của bọn chúng không phải là ”người cướp của người và diệtchủng người hay sao??? “.

      Không thể đồng hoá “nhà nước” Pháp và “Đạo Công Giáo”. Cũng không thể “kết tội đạo Công Giáo” với cuộc xâm lăng Việt Nam của chính quyền Pháp!

      Theo tài liệu thừa sai C.Poncet thì:…” các thương buôn người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thường ghé Việt Nam để mua thêm lương thực hoặc trữ thêm nước mà không ở lại. Trên các thương thuyền đó thường có các giáo sĩ đi theo. Trong cuốn sách “Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hoà Lan giao tiếp với Đại Việt” của Giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ cũng xác nhận một lần nữa điều đó. Họ chỉ ghé Việt Nam sau đó đi sang Tầu hoặc Nhật Bản. Ngay như thánh Phan xi cô cũng chỉ ghé Việt Nam 3 lần vào các năm 1549, 1551,1552 nhưng ngài không bao giờ ở lại. Vì thế, trong các thư từ của ngài không thấy nhắc tới Việt Nam“.

      Người Công giáo Việt Nam đầu tiên…

      Như vậy thì ĐẠO CHÚA đã được du nhập vào VN từ thời 1549, 1551,1552 qua các vị thừa sai người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, và sau này là người Pháp!

      Thế nhưng tại sao mãi đến năm 1858 người Pháp (chính quyền Pháp) mới tấn công và xâm chiếm VN làm thuộc địa?

      LỊCH SỬ VIỆT NAM
      Và Thời Pháp Thuộc

      …đã giải thích như sau:

      Những nhà truyền giáo người Pháp đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn dẫn đến chiến thắng của vua Gia Long. “Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo [17]. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo“. (!!!)

      Sự kiện trên cho thấy, để bảo vệ người công giáo mà “Pháp” đã phải can thiệp vào VN, và vì chính quyền VN ở thời điểm đó rất yếu thế, nên Pháp mới có thể “chiếm” và ở lại VN hơn 80 năm.

      Câu hỏi khác được đặt ra;

      Nếu không có Pháp ở VN vào thời điểm đó (Trong lúc suy tàn đó… của Đào Công Khải) thì…Liêu VN ngày nay “có thể” đã là một tỉnh của Tầu (TQ) không?

  2. Dao Cong Khai says:

    Toàn đưa ra những luận điệu vu khống, bôi nhọ một chiều nặng tính chính trị mà không khách quan tìm hiểu vấn đề. “Công giáo là tay sai thực dân Pháp”, cứ nhắm mắt nói theo những khẩu hiệu tuyên truyền của VC. Rồi lúc nào cũng cứ phải đấu tranh cho độc lập và thống nhất đất nước; nói như vẹt mà chẳng hiểu độc lập là như thế nào.

    Nho Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo và Công Giáo đều là những tôn giáo có nhiều giá trị đối với VN trải qua từng thời đại. Nho Giáo rất cần thiết cho VN thời mới dựng nước, Phật Giáo cũng vậy. Bởi vì khi người Tàu họ trở nên văn minh, có ý thức quốc gia và xây dựng được tổ quốc hùng mạnh ở Trung Quốc thì người VN (Bách Việt) cũng như đa số các sắc tộc thiểu số khác ở cạnh người Tàu đó vẫn chỉ còn là những bộ lac mọi rợ, thiếu văn hoá; nên đã bị người Tàu đồng hoá và đánh đuổi chạy dần về hướng Nam, và chỉ còn tồn tại 2 nhóm trong hàng trăm nhóm VN đó (Âu Việt, và Lạc Việt). Chuyện vua Hùng Vương dựng nước chỉ là dã sử, với An Dương Vương có chiếc nỏ thần… Rồi bị Triệu Đà bên Tàu sang chiếm. Lịch sử thực của VN có từ thời Triệu Đà (một tướng ly khai của Tàu) sang chiếm đất VN đặt tên là nước Nam Việt, và Việt Sử gọi đó là nước Việt Nam đầu tiên. Trước đó thời An Dương Vương dân tộc VN chưa có ý thức QG, thời Triệu Đà thì QG đó cũng chỉ là của nhóm ly khai người Tàu chạy sang cai trị các bộ lạc VN ở đồng bằng Bắc Việt. Trong thời Bắc Thuộc sau đó, hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều do các tướng Tàu sang cai trị ở VN, nổi dậy chống lại triều đình trung ương bên TQ, và ly khai thành lập nước An Nam. Lý Bôn, Phùng Hưng, Bố Cái Đại Vương, Triệu Quang Phục… , toàn là người Tàu và xuất thân là quan của Tàu.

    Khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, thì cuộc khởi nghĩa này là của người VN, và lúc đó sử nhắc tới những trưởng tộc của những bộ lạc (lạc hầu, lạc tướng) đều hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này, nhưng nó thất bại nên không thành lập nổi QG. Chỉ đến đời Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán thì người VN mới thực sự thành lập QG và có ý thức tổ quốc từ đó. Nhưng ý thức đó cũng được khởi nguồn từ văn minh Nho Giáo. Chính người Tàu họ truyền bá Nho Giáo, dạy cho người kinh của VN để những người này biết sống trật tự trong một xã hội phong kiến, biết làm tay sai, nô lệ cho chế độ phong kiến; nhưng cũng chính nhờ Nho Giáo mà dân VN được khai hoá từ cuộc sống bộ lạc thành ý thức quốc gia, để có được chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 939.

    Dĩ nhiên sau đó thì Nho Giáo và Phật Giáo là kim chỉ nam cho sự tiến bộ của dân tộc VN. Đến thời nhà Trần, Nho Giáo qua mặt Phật Giáo, trở thành độc tôn và nhờ đó mà nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ, rồi nho giáo trở nên cực thịnh vào đời Hậu Lê. Nhưng cuối đời Hậu Lê thì văn minh Nho Giáo bắt đầu suy tàn, người VN bắt đầu chế ra chữ Nôm để xài trong văn chương, nhưng chữ Nôm lại không thay thế được chữ Nho trong cơ quan nhà nước. Thực tế là kỷ cương nho giáo không làm cho dân VN đoàn kết được như trước, mà nó gây cho đất nước VN bị phân tranh giữa những giòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn cho đến khi người Pháp sang cai trị VN mới chấm dứt.

    Trong lúc suy tàn đó thì văn minh Tây Phương và Thiên Chúa Giáo như một luồng gió mới thổi vào đất nước VN. Dĩ nhiên, đối với giai cấp thống trị VN, đối với những người tiêm nhiễm nho giáo và văn minh Tàu, những “kẻ sĩ” đó coi đạo công giáo nói riêng và văn minh Tây Phương nói chung như một thảm hoạ cho dân tộc VN. Họ ghét nhất là quan niệm nam nữ bình đẳng, đàn ông không được lấy nhiều vợ (như nho giáo, 5 thê, 7 thiếp, 9 nàng hầu). Họ ghét nữa là công giáo không chấp nhận thờ phượng ông bà, mà chỉ cho phép tôn kính tổ tiên thôi. Nếu chấp nhận công giáo thì giáo hữu chỉ thờ chúa, chứ không có quyền THỜ VUA như chế độ phong kiến. Dĩ nhiên giai cấp thống trị phong kiến làm sao chấp nhận đạo công giáo được. Đi ngược lại quyền lợi của giai cấp cai trị, bởi vậy họ tàn sát không nương tay. Có bao nhiêu quan lại VN theo đạo công giáo? rất hiếm. Phần đông tín đồ công giáo là những nông dân nghèo vùng đồng bằng Bắc Việt, và duyên hải Trung Phần, và Gia Định.

    Vì những niềm tin trái nghịch với “truyền thống dân tộc” đó nên người công giáo mặc nhiên bị kết tội phản quốc. Nhưng những triết lý sống khác biệt đó đã mở đường khai hoá cho dân VN, mở đường cho những tiến bộ xã hội, kinh tế, chính trị sau này; nảy mầm ý thức tự do dân chủ trên quê hương VN từ đó.

    Còn nói về tay sai thực dân Pháp thì cái vinh dự đó không đến với nông dân VN (khu vực có một tỉ số người công giáo). Tay sai cho thực dân đầu tiên cũng chính là Triều Đình Huế (những kẻ không cho phép dân VN buôn bán với Pháp trước đó), rồi tới các quan lại cấp dưới của nho giáo. Nguyễn Văn Tường, lúc đầu chống Pháp, ngăn cản vua Tự Đức khi bàn thảo về việc buôn bán với nước Pháp; đến khi kinh thành Huế thất thủ, bỏ chạy một thời gian rồi ra đầu thú Pháp. Vô số quan lại VN hợp tác với Pháp, chỉ điểm cho Pháp đàn áp phong trào Cần Vương. Tôn Thọ Tường làm thơ ca ngợi việc ông ta ra cộng tác với Pháp, vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại… đều hợp tác với Pháp. Chính những quan lại VN lại làm tay sai chỉ điểm cho Pháp, đặc biệt họ chèn ép dân, vu khống những người dân không chịu để cho họ bóc lột cho Pháp bắt. Ở quê, cô gái đẹp nào không chịu làm vợ bé của quan huyện thì gia đình cô ta sẽ bị quan huyện vu khống đưa lính Tây vào nhà bắt giam cha me. (Toàn đưa ra những luận điệu vu khống, bôi nhọ một chiều nặng tính chính trị mà không khách quan tìm hiểu vấn đề. “Công giáo là tay sai thực dân Pháp”, cứ nhắm mắt nói theo những khẩu hiệu tuyên truyền của VC. Rồi lúc nào cũng cứ phải đấu tranh cho độc lập và thống nhất đất nước; nói như vẹt mà chẳng hiểu độc lập là như thế nào.

    Nho Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo và Công Giáo đều là những tôn giáo có nhiều giá trị đối với VN trải qua từng thời đại. Nho Giáo rất cần thiết cho VN thời mới dựng nước, Phật Giáo cũng vậy. Bởi vì khi người Tàu họ trở nên văn minh, có ý thức quốc gia và xây dựng được tổ quốc hùng mạnh ở Trung Quốc thì người VN (Bách Việt) cũng như đa số các sắc tộc thiểu số khác ở cạnh người Tàu đó vẫn chỉ còn là những bộ lac mọi rợ, thiếu văn hoá; nên đã bị người Tàu đồng hoá và đánh đuổi chạy dần về hướng Nam, và chỉ còn tồn tại 2 nhóm trong hàng trăm nhóm VN đó (Âu Việt, và Lạc Việt). Chuyện vua Hùng Vương dựng nước chỉ là dã sử, với An Dương Vương có chiếc nỏ thần… Rồi bị Triệu Đà bên Tàu sang chiếm. Lịch sử thực của VN có từ thời Triệu Đà (một tướng ly khai của Tàu) sang chiếm đất VN đặt tên là nước Nam Việt, và Việt Sử gọi đó là nước Việt Nam đầu tiên. Trước đó thời An Dương Vương dân tộc VN chưa có ý thức QG, thời Triệu Đà thì QG đó cũng chỉ là của nhóm ly khai người Tàu chạy sang cai trị các bộ lạc VN ở đồng bằng Bắc Việt. Trong thời Bắc Thuộc sau đó, hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều do các tướng Tàu sang cai trị ở VN, nổi dậy chống lại triều đình trung ương bên TQ, và ly khai thành lập nước An Nam. Lý Bôn, Phùng Hưng, Bố Cái Đại Vương, Triệu Quang Phục… , toàn là người Tàu và xuất thân là quan của Tàu.

    Khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, thì cuộc khởi nghĩa này là của người VN, và lúc đó sử nhắc tới những trưởng tộc của những bộ lạc (lạc hầu, lạc tướng) đều hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này, nhưng nó thất bại nên không thành lập nổi QG. Chỉ đến đời Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán thì người VN mới thực sự thành lập QG và có ý thức tổ quốc từ đó. Nhưng ý thức đó cũng được khởi nguồn từ văn minh Nho Giáo. Chính người Tàu họ truyền bá Nho Giáo, dạy cho người kinh của VN để những người này biết sống trật tự trong một xã hội phong kiến, biết làm tay sai, nô lệ cho chế độ phong kiến; nhưng cũng chính nhờ Nho Giáo mà dân VN được khai hoá từ cuộc sống bộ lạc thành ý thức quốc gia, để có được chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 939.

    Dĩ nhiên sau đó thì Nho Giáo và Phật Giáo là kim chỉ nam cho sự tiến bộ của dân tộc VN. Đến thời nhà Trần, Nho Giáo qua mặt Phật Giáo, trở thành độc tôn và nhờ đó mà nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ, rồi nho giáo trở nên cực thịnh vào đời Hậu Lê. Nhưng cuối đời Hậu Lê thì văn minh Nho Giáo bắt đầu suy tàn, người VN bắt đầu chế ra chữ Nôm để xài trong văn chương, nhưng chữ Nôm lại không thay thế được chữ Nho trong cơ quan nhà nước. Thực tế là kỷ cương nho giáo không làm cho dân VN đoàn kết được như trước, mà nó gây cho đất nước VN bị phân tranh giữa những giòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn cho đến khi người Pháp sang cai trị VN mới chấm dứt.

    Trong lúc suy tàn đó thì văn minh Tây Phương và Thiên Chúa Giáo như một luồng gió mới thổi vào đất nước VN. Dĩ nhiên, đối với giai cấp thống trị VN, đối với những người tiêm nhiễm nho giáo và văn minh Tàu, những “kẻ sĩ” đó coi đạo công giáo nói riêng và văn minh Tây Phương nói chung như một thảm hoạ cho dân tộc VN. Họ ghét nhất là quan niệm nam nữ bình đẳng, đàn ông không được lấy nhiều vợ (như nho giáo, 5 thê, 7 thiếp, 9 nàng hầu). Họ ghét nữa là công giáo không chấp nhận thờ phượng ông bà, mà chỉ cho phép tôn kính tổ tiên thôi. Nếu chấp nhận công giáo thì giáo hữu chỉ thờ chúa, chứ không có quyền THỜ VUA như chế độ phong kiến. Dĩ nhiên giai cấp thống trị phong kiến làm sao chấp nhận đạo công giáo được. Đi ngược lại quyền lợi của giai cấp cai trị, bởi vậy họ tàn sát không nương tay. Có bao nhiêu quan lại VN theo đạo công giáo? rất hiếm. Phần đông tín đồ công giáo là những nông dân nghèo vùng đồng bằng Bắc Việt, và duyên hải Trung Phần, và Gia Định.

    Vì những niềm tin trái nghịch với “truyền thống dân tộc” đó nên người công giáo mặc nhiên bị kết tội phản quốc. Nhưng những triết lý sống khác biệt đó đã mở đường khai hoá cho dân VN, mở đường cho những tiến bộ xã hội, kinh tế, chính trị sau này; nảy mầm ý thức tự do dân chủ trên quê hương VN từ đó.

    Còn nói về tay sai thực dân Pháp thì cái vinh dự đó không đến với nông dân VN (khu vực có một tỉ số người công giáo). Tay sai cho thực dân đầu tiên cũng chính là Triều Đình Huế (những kẻ không cho phép dân VN buôn bán với Pháp trước đó), rồi tới các quan lại cấp dưới của nho giáo. Nguyễn Văn Tường, lúc đầu chống Pháp, ngăn cản vua Tự Đức khi bàn thảo về việc buôn bán với nước Pháp; đến khi kinh thành Huế thất thủ, bỏ chạy một thời gian rồi ra đầu thú Pháp. Vô số quan lại VN hợp tác với Pháp, chỉ điểm cho Pháp đàn áp phong trào Cần Vương. Tôn Thọ Tường làm thơ ca ngợi việc ông ta ra cộng tác với Pháp, vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại… đều hợp tác với Pháp. Chính những quan lại VN lại làm tay sai chỉ điểm cho Pháp, đặc biệt họ chèn ép dân, vu khống những người dân không chịu để cho họ bóc lột cho Pháp bắt. Ở quê, cô gái đẹp nào không chịu làm vợ bé của quan huyện thì gia đình cô ta sẽ bị quan huyện vu khống đưa lính Tây vào nhà bắt giam.

    (Hãy đọc cuốn “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, sách giáo khoa trong chương trình trung học của VC, thì rõ. Đọc Vũ Trọng Phụng, hay Đoạn Tuyệt của Nhất Linh sẽ thấy. Trời ơi các đồng chí học mà không đem ra thực hành thì học làm gì?)

  3. Dao Cong Khai says:

    Trả lời Việt Quốc.

    Đáng lẽ tôi không muốn đối thoại vì đọc sơ qua tôi biết rằng you chỉ muốn đả kích chứ không muốn nhìn nhận sự thực (theo lương tri con người). Nhưng nghĩ rằng đây là vấn nạn chung của khá nhiều người VN bị tuyên truyền và lệch lạc giống như vậy, nên tôi xin cố gắng cô đọng và đầy đủ càng nhiều càng tốt. Tôi muốn viết nhiều để chia sẻ nhiều hơn nhưng viết dài như you thì tôi không có thì giờ, và người đọc cũng chẳng có thì giờ luôn.

    Văn minh Tây Phương khởi nguồn từ văn minh Hy Lạp rồi tới La Mã. La Mã tiếp thu tất cả nền văn minh đó sau khi họ chiến thắng Hy Lạp. Đạo Công Giáo từ Do Thái sang đó loan truyền và bị La Mã tiêu diệt suốt 300 năm, cho tới thời Hoàng Đế Constantine thì ông này nằm mơ thấy dấu hiệu của thánh giá, ông ta in thánh giá vào cờ của ông ta và chiến thắng được phe kia (lúc đó La Mã bị nội chiến), rồi ông ta theo công giáo và cho xây dựng nhà thờ khắp nơi; và từ đó Đế Quốc La Mã trở thành đế quốc công giáo (đầu thế kỷ thứ 4). Giáo Hội công giáo tới đó chính là bộ mặt của Đế Quốc La Mã luôn và lúc đó đế quốc La Mã thống trị khắp âu Châu và cả Trung Đông, tới Tiểu Á và Bắc Phi. Khi nó trở thành đế quốc Công Giáo thì nó tiếp thu toàn bộ khoa học và hoà nhập với triết học của La Mã, Hy Lạp. Và chỉ triết học thôi, chứ không chấp nhận các tôn giáo cũ ở Âu Châu, vì lúc đó là công giáo độc tôn. Và nền văn minh Âu Châu cứ tiếp tục phát triển song song với đạo công giáo ở đó. Các khoa học gia thời Trung Cổ cũng toàn là công giáo (dân ngoại khác chỉ là những bộ lạc man di mọi rợ, làm sao biết tới khoa học mà có khoa học gia?). Chính vì thế trong thời trung cổ thì khoa học gia cũng là công giáo luôn, tới cuối thời Trung Cổ thì có nhóm tách ra thành Tin Lành (cho phép linh mục lấy vợ), nhưng họ cũng cùng niềm tin Chúa giống công giáo. Chỉ tới sau Cách Mạng Pháp 1789 thì văn minh Tây Phương mới có thêm nhóm vô thần nữa. Nhưng khi nói tới văn minh Tây Phương thì người ta nói tới nền tảng của nó được dính vào công giáo, vì cho tới nay các trường học lớn và nổi tiếng của Tây Phương cũng có con số lớn trường đại học công giáo và có những trường đại học công giáo, được thành lập từ thời Trung Cổ đến nay. Những viện nghiên cứu khoa học Âu Châu thời Trung Cổ phần nhiều thuộc những tu viện công giáo, và còn rất nhiều vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

    Ông Galilee cũng là người công giáo, và thời đó thi đạo công giáo cũng có án tử hình, và vì luật lệ thời trung cổ nó nối tiếp từ thời La Mã nó như thế nên ông ta bị án tử hình. Sau này khi chắc chắn vấn đề khoa học đó thì công giáo họ trả lại danh dự cho ông Galilê. Về lịch sử thì công giáo nó cũng phải tiến bộ từ từ, lúc đầu nó cũng đâu có gì hoàn hảo. Tôi ca tụng công giáo vì tôi học trường của nó thấy tốt, và tốt y như người đời thường ca ngợi; tôi thấy sự hiện diện của công giáo trong xã hội cũng rất tốt, nhất là đối với người VN bị đau khổ và bóc lột bởi giai cấp thống trị. Và tôi thấy ngay cả công giáo nó can thiệp vào chính trị cũng rất tốt nữa, mấy tôn giáo khác có thể hưởng “sái” (ngoại trừ vấn đề truyền giáo thì tôi biết các tôn giáo khác không thích công giáo, vì theo không lại).

    Tôi chỉ có thể chia sẻ với quý vị về mặt xã hội, nhân bản, công bằng và bác ai của công giáo thôi. Bàn về tín lý, giáo lý thì xin nhường cho những người công giáo nói chuyện với quý vị; vì tôi duy vật (nói chuyện gì thì phải có hứng, có niềm tin thì mới có thể nói được). Tôi tin rằng tôn giáo mang lại hạnh phúc cho con người chắc chắn hơn là chính trị, nhưng tôi không có nhiều kiến thức về giáo lý của các tôn giáo.

    Nói về ông Galilee thì bây giờ giáo hội công giáo đâu còn chấp nhận bản án thời xưa nữa, họ đã khôi phục danh dự cho ông ta rồi. Tôi thấy OK, bởi vậy tôi mới duy vật và không phải là tín đồ công giáo. Và bởi vậy tôi mới… ca tụng công giáo! Nó không cố chấp như mấy ông YÊU NƯỚC của VN, nó không bảo thủ như các chế độ chính trị ở VN. VNCH sẽ ra sao nếu trong đó không có mặt công giáo? Làm sao nó tồn tại được tới 75, nếu không có người công giáo, không có các xứ đạo công giáo, không có lính công giáo. Trong bài học chính trị của VC, tôi được học rằng, “Ngụy nó rất gian manh; nó đã đưa người Bắc 54 định cư ở dọc quốc lộ 1, vùng đồng bằng Cửu Long và các chốt quan trọng ở Ban Mê Thuật, cao nguyên; mở nhiều xứ đạo nơi đó để cản sự bành trướng của vùng Giải Phóng.

    Tôi không tin “tổ quốc”, nó mập mờ lắm, nhưng tôi tin vào lý tưởng chống cộng; do đó những tranh luận của tôi là để chứng minh cho độc giả thấy rằng chống cộng là lý tưởng thực tế của người VN. Sau khi đập tan được bọn cộng phỉ, người VN mới nên bàn tới vấn đề tổ quốc.

    Người công giáo họ theo Pháp thì có nhiều lắm chứ. Đâu riêng gì người công giáo, cả những ông theo Văn Thân, triều đình Huế, phật tử, nho sĩ… cũng theo Pháp sợ còn nhiều hơn người công giáo nữa. Hoàng Cao Khải là quan của triều đình Huế chứ đâu phải người công giáo, nhưng chuyên môn chỉ điểm cho Pháp đánh phá những tổ chức kháng chiến VN. Vua Đồng Khánh, Khải Định, cũng toàn là phật tử; tại sao họ lại làm tay sai cho Pháp? Đa số người của triều đình Huế được sang Pháp du học, họ phần đông là phật tử. Người công giáo có đi là do chủng viện công giáo gửi đi. Quý vị có biết anh hùng cua đám Cần Vương là vua Hàm Nghi sau này ra sao không? Ông ta bị tù ở đảo, rồi lấy vợ Pháp, rồi làm đi lính Pháp làm sĩ quan của Pháp. Tiếc là ông ta không được đưa sang VN đánh trận Điện Biên Phủ để Việt Minh bắt làm tù binh thôi. Bình thường thôi, phải như thế tôi mới phục vua Hàm Nghi.

    Linh Mục Trần Lục, tôi không biết rõ có lẽ thời Bình Tây Sát Tả thì ông ta chưa sinh ra; nhưng nói rằng ông ta mộ lính theo Pháp để chống triều đình thì tôi tin chứ. Theo Pháp có gì là xấu? Bác Hồ cũng xin làm cu li cho Pháp, lên Tàu theo Pháp, nhờ đó ông ta mới quen được mấy đứa ma cô, đảng viên CS pháp ở đó. Triều đình phong kiến VN tàn sát dân công giáo thì họ phải tự vệ chứ, không có vũ khí thì phải theo Pháp mới có vũ khí. Vấn đề là dùng vũ khí đó để làm gì, trừ gian diệt bạo đó là yêu nước; theo Pháp nhưng không hại dân hại nước thì cái đó vẫn là tốt. Ông Cao Bá Quát, theo giặc Phan Bá Vành rồi cũng bị triều đình đó bắt trước đó và chu di tam tộc, nhưng lịch sử VN vẫn ca ngợi ông ta.

    Sau này có linh mục Lê Hữu Từ lập quân đội công giáo, xin vũ khí của Pháp để chống Việt Minh. Cái đó quá tốt, theo Pháp để chống cộng. Nhiều ông theo Mỹ chống cộng cũng bày đặt phê phán linh mục Lê Hữu Từ. Quý vị cần biết rằng sau hiệp định Geneve, quân đội công giáo ở Bùi Chu Phát Diệm di cư vào Nam và gia nhập hết vào quân đội VNCH. Ngoài ra còn có quân đội Nùng chống cộng ở ngoài Bắc nữa, sau năm 54, họ di cư vào Nam và gia nhập hết vào quân đội VNCH. Họ là những phần tử cốt cán và bảo đảm nhất của quân đội VNCH.

    Người VN, nhất là giới trẻ, cần tìm hiểu rõ ràng hơn về lịch sử; nhờ đó mới hiểu được vì sao lại có quân đội VNCH, vì sao lại có chiến tranh VN,… trong lịch sử mình, nhiều thế hệ trước vẫn chia rẽ và đâu có thương đồng loại chút nào. Chỉ có dân nghèo VN là chịu nhiều thiệt thòi. Công giáo nó vào VN phá tan cái trật tự người bóc lột người của Nho Giáo ngày xưa; và ít nhất nó đã giúp cho dân VN có cái nhìn mới về trật tự xã hội (trái nghịch với tôn ti đẳng cấp “vua là thiên tử” của Nho Giáo), không dễ dàng cúi đầu chấp nhận giai cấp thống trị bóc lột mình nữa.

  4. Trung Kiên says:

    Cám ơn phản hồi của Việt Quốc.

    Được là người Kitô hữu thì Trung Kiên rất hãnh diện, chẳng có gì phải dấu diếm hay hay “chối bỏ”….

    Do vậy, thiển nghĩ…Ông Lại Mạnh Cường cũng sẽ không phủ nhận (nếu ông là người Công Giáo).. khi bạn Việt Quốc khăng khăng “buộc” ông Cường… phải là người Kitô hữu!

    Việt Quốc không những đã không tế nhị, không thật thà, không tử tế, mà còn hồ đồ nữa… khi viết rằng:

    Các tín hữu Giatô VN thì luôn luôn ma giáo như thế,luôn đội lốt để ca tụng hay lăng mạ xiên xỏ nhưng rốt cuộc dấu đầu lại lòi đuôi

    Như thế là… không ” XẤC XƯỢC” và xúc phạm bạn đọc sao?

    Kông cần biết Việt Quốc là ai, theo tôn giáo nào. Nhưng chính những điều Việt Quốc nói ra, nó sai sự thật và phản lý trí con người, “trái tai gai mắt” (lời của VQ)…nên TK mới góp ý mà thôi.

    Đúng là Việt Quốc đang là kẻ rỗi Hơi “ĂN CƠM NHÀ MÀ ĐI VÁC NGÀ VOI “…tiếp tay và làm tên xung kích cho những kẻ hận thù và đánh phá Đạo Công Giáo!

    - Nếu Bạn hiểu rằng: “phá thai là tội ác giết người” thì lương tâm con người có cho phép phá thai không?

    Điều răn thứ Năm: Chớ giết người! Phá thai cũng là giết người, vì nó cướp đi sự sống của thai nhi.

    - Vấn đề “Hôn nhân đồng tính” đi ngược lại luật tự nhiên của con người. Đó chỉ là cách “thoả mãn sinh lý” của những người đồng tính. Và như vậy thì “Lê-vi 18: 22: (nếu có) Không được đồng giống luyến ái, đó là một tội đáng tởm! …thì cũng là điều dễ hiểu!

    - Về luật pháp thì họ (đồng tình luyến ái) “có quyền kết hôn”. Nhưng trong thực tế thì nó làm giảm giá trị gia đình, trái ngược với luân lý tự nhiên: Vợ + Chồng = Con cái.

    Dĩ nhiên nó phản luật tự nhiên, và do vậy không thể đồng hoá “hôn nhân đồng tính” với “Hôn nhân tự nhiên” (Nam+Nữ) đươc!

    - Đạo Công Giáo nâng “Hôn Nhân” lên hàng “Bí tích”. Do vây việc “giao hợp” giữa vợ chồng nên diễn ra rất tự nhiên trong tiến trình sinh sản con cái. Dùng bao cao su khi giao hợp sẽ gây cản trở ý tưởng tốt đẹp trên.

    Tuy nhiên, điều chính yếu là không nên “lạm dụng bao cao su” để thoả mãn tình dục, không chỉ đối với vợ chồng, mà còn với người khác, phạm điều răn thứ sáu (ngoại tình).

    Do vậy, việc…Toà thánh Vatican “KHÔNG CHẤP NHẬN PHÁ THAI” là điều cần được ủng hộ, vì đó là “bảo vệ sự sống” của hài nhi và con người!

    - Việc “NGỪA THAI” thì có nhiều cách, không nhất thiết “phải dùng bao cao su”, mà còn có những cách ngừa thai tự nhiên.

    Ngừa thai tự nhiên là biện pháp ngăn cản sự thụ tinh mà không cần dùng đến bất kì một dụng cụ, thuốc men hay thủ thuật ngừa thai nào…./…Tránh thai bằng cách tính ngày “quan hệ vợ chồng. “Uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng phải đúng cách. Không phân biệt được tác dụng phụ của thuốc tránh thai

    Dĩ nhiên thì cách nào cũng không thể bảo đảm được 100% (bao cao su cũng thế). Nhưng “dùng bao cao su” là điều “Hội Thánh” khuyên…không nên, ó không thể đưa đến sự sung mãn giữa haingười mà còn làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó (sinh sản).

    Những chuyện trên đây không phải là “TÍN LÝ” của Thiên Chúa giáo, mà chỉ là những lời “khuyên dạy” khôn ngoan của Hội Thánh. Ai giữa và sống đúng “ĐỨC TIN” Công Giáo và tuân giữ những lời dạy bảo của các đấng bậc làm thây về cách “sống đạo” thì mới là người Kitô hữu chân chính!

  5. Đọc cái comment của ông này không có tính ôn hoà chút nào cả , gây cãm giác khó chịu cho người đọc , dù biết rằng luận điệu của ông có hợp lý hay không đối với nhiều người , những điều ông nói ra không thích hợp không chấp nhận được , mang nhiều đặc tính đánh phá bôi nhọ chia rẻ là chính , thuyết phục người đọc cùng cãm nhận như mình còn kém lắm

    Có nhẻ sở trường của ông là chuyên gia đánh phá nên rất năng động trong mãng đó . Khâu này thì ông rất xuất sắc ))

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Hà hà hà hà

    Quả thực ông Việt Quốc già hàm thật đấy.
    Các cụ ta từng bảo: Một kẻ nói ngang ba làng cãi không lại !

    Tên ông rõ ràng dấu huyền, nay mới cải lại dấu sắc !

    Tôi nói rõ cho ông khỏi “théc méc”, cố chạy tội bằng cách “chẻ chữ như chẻ rau muống“, là tôi KHÔNG THEO ĐẠO NÀO CẢ !

    Nói rõ hơn, tôi chọn lọc ra, để thích giáo lý chỗ này chỗ kia trong kinh bổn của đạo này đạo kia một tí. Như ông thấy rõ, tôi đã bình luận rất công bằng về cái hay cái dở của mỗi đạo (Phat & Kito), nói đúng hơn các giáo hội trần gian các tôn giáo lớn na`y.
    Tôi không đao to búa lớn, tìm cách mạt sát thậm tệ người khác đạo, hay không chia xẻ cùng quan điểm.
    Trái lại ông đã làm mất lòng không ít người khác, qua ngôn từ di quá biên hạn cho phép, vu khống vô tội vạ …

    Nếu qủa thực là tín đồ Kitô giáo, tôi sẽ thậm xưng theo thói quen của nhiều người trong và ngoài đạo này, gọi Kitô giáo là Công giáo (đạo của công chúng) hay Thiên Chúa giáo ….; Kinh Thánh (the Holy Bible), chứ không gọi là kinh bổn đạo Kitô; hay đức Thánh Cha, đức giáo hoàng thay cho giáo chủ đạo kitô v.v…

    Nói tóm gọn, tôi chỉ muốn bàn luận về sự từ chức bất ngờ của ông giáo chủ Kitô Bê-Nê-Đít-To (Biển Đức), sau khi điểm mặt một số điều từ trong ra đến ngoài giáo hội Kitô nhánh Roman Catholic, từ quá khứ đến vị lai ….
    Đáng tiếc có ông và Thích Sự Thật (bình loạn ở dưới) lại đi moi móc nhân thân tôi ra làm đầu đề, khiến trọng tâm thảo luận sai lệch hẳn đi.

    Sau giải thích trên, tôi hy vọng các ông hãy trở về đường chính, để bàn luận không lạc đề.

    LMC

  7. Timsuthat says:

    Góp ý cùng Việt Quốc, conmeo, v.v. để ôn lại bối cảnh lịch sử và để xác định rằng những kết án của ông về người CG VN là vô căn cứ, bất kể giá trị, tính chất hư/thật của đạo CG.

    Từ những giao thương với các quốc gia Âu Châu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan) từ thế kỷ 16, Thiên Chúa Giáo đã đến VN không có sự việc gì đáng kể. Đến cuối thế kỷ 18, Nguyễn Ánh đã cậy nhờ Giám Mục Pháp Pigneau, hứa hẹn cho tự do truyền giáo, để có quân lực (lính tự nguyện, không phải của triều đình Pháp) và vũ khí cho mục đích đánh thắng Tây Sơn và lên ngôi vua. Đây là một cuộc nội chiến rõ ràng giữa các nhân vật muốn làm vua thiên hạ mà đưa tới việc ‘rước rắn cắn gà nhà’. Không có khác biệt ý thức hệ gì ở đây, không có tranh chấp giữa các QG, cũng không có vấn đề tôn giáo mà chỉ có tham vọng cá nhân.

    Từ thời Minh Mạng sau khi kế ngôi Gia Long, những người CG đã bị giết, bách hại thê thảm nếu không bỏ đạo. Tại sao? Đừng cho rằng đám dân CG ấy – một thiểu số rất nhỏ (chỉ vài trăm ngàn tín đồ theo các sách sử) – có thể dám lật đổ nhà Nguyễn, bán nước cho Pháp hay có thể có thế lực chính trị lên nắm quyền được. Ngay cả thời Ngô Đình Diệm, tỉ số CG chỉ khoảng 7% và dù với ảnh hưởng lớn hơn so với thới Minh Mạng rất .. rất .. nhiều, nhà Ngô cũng còn không sống sót nổi với chống đối, dù chính sách nhà Ngô là đối phó với CS là việc chính (mà lúc đó chỉ có du kích, khủng bố, và chắc chắn đến bây giờ vẫn có nhiều người cho rằng nhà Ngô chỉ lo củng cố ngôi vị và kỳ thị PG chứ không lo chống Cộng!). Nên nói dân CG có tham vọng phản bội nhà Nguyễn, cướp nước thời đó là một sự suy đoán quá mức, hoàn toàn là bịa đặt. Nếu hỏi thử bất cứ người CG VN nào là tập thể CG có mưu đồ chính trị không thì họ sẽ chắc chắn khẳng định là không; họ chỉ có trách nhiệm truyền đạo ngoài việc giữ đạo của họ và sống làm công dân tốt của VN. Về tham vọng chính trị cá nhân là chuyện khác và chỉ là cá nhân mà thôi, chẳng dính líu gì đến CG. Những cuộc chống đối có bạo lực của dân CG chỉ là phản ứng tự vệ sống còn (giống như phản ứng của dân CG ở Saigon và Biên Hòa khi bị dân Phật Giáo tấn công các cơ sở, trường học CG sau khi ông Diệm bị lật đổ).

    Lý luận bình thường sẽ cho ta hiểu là sau Gia Long, những khối người CG đó dần dần trở thành bia đạn của nhóm bảo thủ cực đoan sợ mất truyền thống Tam Giáo và những người ganh tị với những thành đạt về kinh tế của người CG vì họ gần gũi với các người truyền đạo Âu Châu.

    Đến bây giờ, não trạng này vẫn còn trong nhiều người Việt (như nhóm Giao Điểm) và được ĐCS khai thác tối đa từ thời kháng chiến đến nay với những bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo lịch sử – một tài năng không ai bằng của ĐCS!

    Hãy thử xét về khả năng ngoại giao của các vua Nguyễn ta qua đoạn sách sử tôi trích dưới đây. Thật không còn gì kém bằng! Thử nghĩ nếu một QG tiếp tục đóng cửa không giao thương với nước ngoài thì VN sẽ ra sao? Thời cấm vận sau 75 đã dậy cho VN bài học gì? Hẳn sống thời ăn lông ở lỗ độc lập là tốt hơn? VN đã có thể tránh được đô hộ của Pháp không?

    Chỉ cùng khoảng thời gian đó, nước Mỹ đã đến Nhật và ép Nhật giao thương; sự nhịn nhục chấp nhận đó đã giúp gì cho Nhật? Mỹ và các nước Tây phương khác sau đó có truyền đạo cũng có bao nhiêu người theo TCG đâu – ngay cả đến bây giờ. Có phải vì chống lại bước ngoại giao của Pháp mà Pháp đã có cơ hội thuyết phục, truyền đạo tốt hơn sau khi đô hộ?

    Không gì xấu hổ bằng chính ‘nhà nước’ mình, dân mình đã là căn nguyên chính của những thất bại cho VN nhưng chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác – ngoại quốc hay đồng bào.

    Đến thời đô hộ thì đương nhiên người CG đã bị phân tâm giữa vấn đề tôn giáo và chính trị, nhưng phải chăng thái độ của họ chỉ khác ở điều họ không thích dùng bạo lực, súng đạn để đòi quyền tự do độc lập – một điều mà Ngô Đình Diệm đã chứng minh và vì thế là người mà đại đa số dân CG VN đồng tâm hưởng ứng? Thái độ đó không hề là phản dân hại nước mà là thái độ khôn ngoan mà lịch sử thời đại này đánh giá cao.

    Trích Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn.


    Nguyên nhân của việc Pháp xâm lăng Việt Nam

    2- Đặc phái viên Pháp De Montigny đến Việt Nam

    De Montigny là lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, tháng 11-1855 được đặc ủy từ Pháp sang Đông Nam Á bằng đủ mọi cách để thết lập các cơ sở chính trị và thương mại cho nước Pháp. Bấy giờ Pháp nhắm vào Tiêm La, Cao Miên và Việt Nam. Dĩ nhiên Việt Nam được chú trọng hơn cả. Sau khi nhân danh hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam ký xong với triều đình Tiêm La một hiệp ước chấp thuận cho Pháp được vào tự do buôn bán, giảng đạo, nghiên cứu khoa học, đặt đại diện ngoại giao, mua các bất động sản, De Montigny qua Cao Miên vào tháng 10-1856. Tại đây sứ giả Pháp cũng có một công tác tương tự nhưng bị Tiêm ngăn trở bởi Tiêm vẫn muốn giành độc quyền ảnh hưởng chính trị tại xứ Chùa Tháp (còn nếu Tiêm ký gấp với Pháp chỉ là kéo Pháp về phe mình cho có uy thế để khỏi bị Anh hiếp chế). Bị người Tiêm để ý, quốc vương Miên không dám ra mặt thân Pháp, rồi giám mục Michel chỉ mới thu xếp được một bức thư, trong đó vua Nặc Ông Tôn gửi Napoléon đệ tam xin Pháp che chở nước Mên. Tóm lại, với Cao Mên, De Montigny thâu lượm được gì.

    Cuối tháng 10 ông tới Tourane bằng tàu Le Marceau. Đến trước tàu của viên đặc ủy này là chiếc Catinat vào ngày 16-9-1856. Thuyền trưởng của tàu Catinat là Le Lieur nói cho các quan Việt Nam ở Tourane biết có một bức thư đệ lên nhà vua do đặc ủy của Pháp mang đến. Và chỉ vài ngày nữa viên đặc ủy sẽ có mặt ở đây. Quan ta tiếp thư và bảo Le Lieur chờ hồi âm. Nhưng bức thư của De Montigny được mở ra coi rồi lại đem trả lại trên bãi biển. Le Lieur liền tuyên bố rằng việc quăng bức thư của nước Pháp trên bãi biển là cả một sự nhục mạ, và như vậy Việt Nam đã tuyên chiến với Pháp.

    Mấy ngày sau viên thuyền trưởng này thấy quân đội ở các hải đồn có phần hoạt động khác thường liền cho đổ bộ 50 tên lính và bắn vài phát đại bác vào đồn chính của ta. Đội quân đổ bộ của Pháp hạ được cổng đồn, quân ta bỏ chạy và bị bắt khoảng 40 người. Pháp hạ được thành Đà Nẵng, thu được 45 khẩu đại bác và một số thuốc súng rất lớn.

    Hôm sau quan ta trở lại điều đình, Le Lieur bảo phải đợi viên đặc ủy tới vì ông này mới đủ thẩm quyền nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng De Montigny không lên Đà Nẵng mà đi thẳng qua Hồng Kông. Đến ngày 23-1-1857 De Montigny mới trở lại. Hai bên nói chuyện, De Montigny đưa ra việc xin tự do buôn bán, đặt lãnh sự ở Huế, đặt một thương điếm ở Tourane và việc truyền giáo. Triều đình Huế đều từ chối hết.
    Cuộc thương thuyết thất bại. Trước khi rút lui De Montigny đã để lại cho sứ thần của vua Tự Đức một văn kiện nói rằng ông ta sẽ phải đệ trình với hoàng đế nước Pháp rằng vua Việt Nam đã khước từ ký kết với nước Pháp một hiệp ước trên những căn bản và hình thức đã được các nước văn minh công nhận, và nếu vua Việt Nam cứ giết đạo, cứ ngược đãi người Pháp, nếu nước Pháp phải trừng phạt thì đó là tại triều đình Việt Nam.

    Kết quả của những sự lôi thôi trên đây là các việc giết đạo càng mạnh, càng gay gắt hơn bao giờ hết. Khắp trong nước, chỗ nào cũng có những vụ giết giáo dân, đốt nhà (440 Việt Sử Toàn Thư) giáo dân và giáo đường. Một giám mục Tây Ban Nha là Diaz bị bắt và bị chém vào ngày 20-7-1857 tại Bắc Kỳ. Tin này bay về Paris, các nơi chính quyền nhao nhao lên tiếng, đòi phải đem quân lực sang đối phó thẳng tay với Việt Nam. Giám mục Pellerin và Huc được cử qua Việt Nam xét tình trạng của việc truyền giáo để về trần thuật tỉ mỉ các việc xảy ra.

    Rồi ngày 4-11-1857 trung tướng Rigault de Genouilly đang coi căn cứ hải quân Pháp ở Viễn Đông được lệnh mở ngay một cuộc thị uy mãnh liệt tại các vùng duyên hải Việt Nam. Nhưng bấy giờ nước Pháp đang đánh nhau với nhà Thanh nên ngày 31-8 năm sau tất cả hạm đội Pháp gồm 14 chiến thuyền và một tàu Tây Ban Nha mới kéo xuống được bờ biển Việt Nam.

    Ngày 1-9 Pháp gửi tối hậu thư cho các nhà cầm quyền ở Tourane, buộc phải nộp hết cả đồn ải và định giờ cho quan Việt Nam trả lời. Quá thời hạn, Pháp nổi súng, Việt Nam chống lại, nhưng nửa giờ sau bên Việt Nam ngừng bắn.
    Chỉ hai hôm cửa Đông và cửa Tây thành Đà Nẵng bị Pháp uy hiếp nặng nề, triều đình Huế cử Đào Trí và Trần Hoằng là tổng đốc Nam-Ngãi ra chống cự. Hai ông tới Đà Nẵng thì hai đồn An Hải và Tồn Hải đã thất thủ. Hữu quân Lê Đình Lý làm đô thống ra sau để tiếp ứng cho quân Nam Ngãi với một bộ đội 2000 người. Quân của Lý xô xát kịch liệt với quân Pháp ở Cẩm Lệ. Lý bị đạn được mấy hôm thì chết. Trước sức mạnh của Pháp, triều đình lại cử luôn Nguyễn Tri Phương làm đô thống và Chu Phúc Minh làm đề đốc hợp lại tăng cường cho lực lượng của Đào Trí. Rồi Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì, đắp lũy từ Hải Châu đến Phúc Ninh, cố ngăn bước tiến của Pháp-Tây. Rigault de Genouilly thấy quân Việt ở đây dồi dào tinh thần chiến đấu, lại có người cho tin 10000 quân Việt sắp từ Huế kéo vào nên ngừng lại. Và y cũng ngần ngại một phần nữa vì không thuộc đường giao thông từ Đà Nẵng ra Huế về mặt bộ. Bấy giờ là mùa Đông, tiến quân bằng hải đạo thì ngược gió, binh đội lại bị dịch tả.
    Viên trung tướng này còn thất vọng thêm ở chỗ không thấy có giáo dân nổi lên hưởng ứng nên đã kỳ kèo giám mục Pellerin vì trước đây giám mục đã đoan quyết như vậy. Lúc này giám mục cũng theo quân đội và có mặt trên chiếc tàu Némésis. Giám mục vừa xấu hổ, vừa tức giận nên bỏ về ở nhà tu Pinang tại Mã Lai. Còn Rigault de Genouilly thấy không thể vượt ra Huế được liền chú mục về Nam Kỳ rồi cương quyết để đại tá Toyon ở lại Đà Nẵng.

    Rigault de Genouilly đã rất thực tế: Nam Kỳ là xứ giàu, nhiều thóc gạo, lại xa chủ lực quân của triều đình Huế, đánh dễ và có nhiều nguồn lợi. Tháng Giêng năm Kỷ Mùi (1859) lên quân nhổ neo kéo và Nam Kỳ. Kể từ giờ phút này đất nước Đồng Nai lâm vào khói lửa. Còn người thay R. de Genouilly là đô đốc Page, đến Đà Nẵng vào 19-10-1859. Vào ngày 18 tháng sau Page cho hai pháo thuyền “Némésis” và “Phlégéton” ra khơi lần theo bờ biển bắn phá hết các hải đồn của Việt Nam. Việt quân chống trả ở đây rắt hăng nhưng pháo đội của Pháp-Tây ở các chiến hạm bắn lên đã hủy diệt được mọi cơ cấu bố phòng của Việt Nam. Tuy thắng trận mà Liên quân vẫn rút lui vào ngày 23-3-1860 để sang tăng cường cho quân đội của hải quân trung tướng Charner đi đánh Tàu (Lúc này liên quân Anh-Pháp đang giao tranh với quân nhà Thanh tại Hoàng Hải).

    Page sang Việt Nam với huấn lệnh ký một hòa ước với triều đình Huế, có mục đích xin bãi việc cấm đạo, giết đạo cùng đặt ba lãnh sự quán ở ba hải cảng tại Việt Nam và một đại diện ngoại giao bên nhà vua Tự Đức. Họ không đòi bồi khoản chiến tranh và nhượng đất chi hết cũng như với triều đình Mãn Thanh trước đây (1842-1847); và triều Mãn đã nhận các điều kiện này. Triều đình Huế không tỏ ý kiến nào về vấn đề này, chỉ xin gửi người sang ngoại giao với Pháp đình mà thôi. Pháp cho rằng Việt Nam có ý kéo dài cuộc thương thuyết để cho họ chán rồi họ phải đi. Do đó Page đã đoạn tuyệt cuộc giao thiệp và tiến đánh phía Bắc Tourane. Thiếu tá Dupré-Déroulède bị đạn chết trong trận này trên chiếc tàu Némésis.

    • Dao Cong Khai says:

      Hồi nhỏ, ĐCK cũng học việt sử tương tự như thế trong một trường công giáo thời VNCH. Nguyễn Tri Phương sau này ra Bắc phòng thủ thành Hà Nội, bị thua và bị thương rồi không chịu để Pháp băng bó vết thương và chết. Cuộc tấn công Hà Nội lần thứ nhất này quân Pháp thắng lớn nhưng khi đánh sâu lên tới Ô Cầu Giấy thì bị quân Cờ Đen phục kích, giết chết đại tá chỉ huy của Pháp.

      Cuộc tấn công vào Hà Nội lần thứ 2 thì tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. Quân VN thua đậm, nhưng rồi Quân Pháp tiến sâu lên phía Bắc gần ấp Thái Hà cũng bị quân cờ đen phục kích, chết một đại tá chỉ huy nữa…

      Hồi đó học việt sử, thấy quân cờ đen giết được 2 đại tá Pháp thì học sinh chúng tôi khoái chí lắm; nhưng bây giờ qua vụ VC cướp đất của nhà thờ Thái Hà, đọc tài liệu của công giáo mới biết rõ quân Cờ Đen là ai! Đây là một bọn cướp người Việt lai Tàu, sống ở biên giới Hoa Việt; chúng cướp cả người Tàu lẫn người VN, khi bị Tàu ruồng thì chúng chạy sang VN, và triều đình VN không diệt nổi bọn chúng. Người dân gọi là giặc Cờ Đen, rất tàn ác. Bọn này thường xuyên cướp bóc giáo dân VN ở đó. Tới khi nhà thờ Thái Hà bị VC cướp đất thì ĐCK mới được hiểu rõ lịch sử của quân Cờ Đen, hồi đó cứ tưởng họ là yêu nước. Bởi thế muốn hiểu lịch sử phải chủ động tìm hiểu, học trong trường nó chỉ nói những cái hay của vua quan mình thôi.

      • Thích Nói Thật says:

        Ông Đào Công Khải đã làm cho Việt Quốc cứng họng?

        Khi chống công giáo thì VC và những kẻ đánh phá Công giáo “ca ngợi” quân cờ đen, và cho rằng họ (quân cờ đen) là những người yêu nước.

        Nhưng khi bị lật tẩy, “quân cờ đen chỉ là bọn cướp người Việt lai tầu” thì bọn VC và cả Việt Quốc cũng phải tê lưỡi cứng họng!

  8. noileo says:

    Việt Quốc nói:
    “Hãy thành thành thật một chút đi các bác Kitô hữu. Cái đuôi chồn thì nên dấu cho kỹ sao cứ để lòi ra mãi vậy “CHẲNG PHẢI LÀ MỘT KITÔ HỮU”

    Người Ki tô hữu, cũng như hầu hết các tín hữu của các tôn giáo, rất kỵ việc chối đạo.

    Chỉ có bọn cộng sản, như mấy tên CAM ở đây, như dảng viên cộng sản Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng mới hèn hạ chối bỏ tư cách đảng viên cộng sản của chúng.

    - – - – - – - – - -

    Ngày 11-11-1945, 2 tháng sau ngày 2-9-1945 đăng quang nhận chức chủ tịch nước, gần 3 tháng sau ngày 19-8-1945, Hồ chí Minh tuyên bố giải tán đảng cộng sản.

    Việc Hồ chí Minh đuọc lên ngôi chủ tịch nước vào ngày 2-9-1945 là do cuộc cộng sản cướp quyền nước VN từ tay chính phủ Trần Trọng KIm ngày 19-8-1945, mà bọn cộng sản thường gọi là “cách mạng tháng 8 đánh đỏ thục dân phong kiến & dành chính quyền & dành độc lập từ tay quân Nhật”

    (trong khi thực ra thì chế độ thực dân Pháp đã bị lật đổ, đã hoàn toàn cáo chung trên toàn cõi VN từ ngày 10-3-1945,
    trong Việt nam đã độc lập từ ngày 11-3-1945, trog khi pho tượng viên toàn quyền Paul Bert tại Hà nội, tượng trưng cho quyền lực của chế độ thực dân Pháp tại VN đã bị người dân Hà nội lật đổ từ ngày 2-8-1945, trong khi quân Nhật đã đầu hàng từ ngày 10-8-1945, đã muốn giao nộp toàn bộ vũ khí cho chính phủ Tràn Trọng Kim)

    Từ sau khi tuân lệnh Tàu cộng, toa rập với thực dân Pháp chia cắt VN, đuọc Tàu cộng cho thay thế quân thục dân Pháp cai trị miền bắc VN , dựa vào súng đạn Tàu cộng Tàu cộng dựng nên chế độ độc tài cộng sản VNDCCH gian ác tại miền bắc VIệt nam, bọn cộng sản VN&HCM tay sai Tàu cộng và bọn trí thức cộng ản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, không ngừng tô vẽ & cao rao “kỳ công cách mạng tháng 8″ của đảng cộng sản,

    1
    Vậy tại sao chỉ mới chưa đầy 3 tháng sau “kỳ công cách mạng tháng 8″, đảng cộng sản đã bị chính Hồ chí Minh giải tán không kèn không trống như vậy?

    Câu trả lời là, sự việc cho thấy rõ ràng là, người dân Hà nội, người dân VN không hề chấp nhận cộng sản, những luận điệu của bọn trí thức cộng sản chân chính & chính hiệu tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian về cái gọi là “nhân dân tin đảng & yêu đảng & chọn lựa đảng cộng sản” chỉ là bịp bợm

    và hơn ai hết, Hồ chí Minh biết rõ điều ấy, biết rõ người dân VN không chấp nhận cộng sản, nên HỒ chí Minh đã phải cố gắng dấu cái đuôi cộng sản của y, bằng một cung cách hèn hạ là chối bỏ đảng cộng sản, tuyên bố giải tán đảng cộng sản, để lừa gạt người dân VN.

    2
    Nhưng tại sao HỒ chí Minh phải tuyên bố giải tán đảng cộng sản khi biết rằng người dân VN không chấp nhận cộng sản,

    [trái hẳn với sau này, sau khi đuọc Tàu cộng chống lưng, dụng nên chế độ cộng sản, áp đặt chế độ cộng sản lên miền bắc VN, người dân nào mà lỡ miêng thốt ra một câu nói nào bị bọn công an cộng sản diễn dịch ra là có ý bất mãn với cộng sản, chỉ có nước lên "cổng trời"]

    Câu trả lời cũng không khó:

    Tại vì ở thời điểm 1945 ấy nhà cộng sản Hồ chí Minh và đảng cộng sản VN hoàn toàn đơn độc, chỉ có một mình, trơ thân cùi, không có một lực lượng ngoại bang nào chống lưng cho đảng cộng sản Hồ chí Minh.

    Nga cộng thì còn đang nhân lúc Nhật bị thua MỸ, chiếm đóng các quần đảo phía bắc của Nhật, còn đang tiến hành cuộc bạo lực chính trị cộng sản dựng nên các chế độ cộng sản chư hầu tại Đông Âu,

    TRung cộng thì vẫn chưa chiếm đuọc Trung hoa, còn đang lo đối phó với phe Quốc dân Đảng TRung hoa,

    Vì thế, ở thời điểm 1945 đảng cộng sản Hồ chí Minh hoàn toàn đơn độc trong khi đối diện với nhân dân VN, trong khi đối phó với sự bất mãn của nhân dân VN đối với cộng sản,

    nên khi thấy nhân dân tỏ ra không bằng lòng với cộng sản, Hồ chí Minh đã phải vội vàng lừa bịp người dân VN bằng cách tuyên bố giải tán đảng cộng sản vào ngày 11-11-1945.

    Còn bây giờ, kể từ sau khi đón quân Tàu cộng vào VN từ 1950, sau khi Tàu cộng chiếm trọn Hoa lục từ cuối 1949, xử dụng xương máu người dân miền bắc làm phên dậu bảo vệ biên giới phia nam cho tàu cộng, đảng cộng sản VN HỒ chí Minh đã có Tàu cộng chống lưng, nên đảng cộng sản VN & HCM mới ra mặt đàn áp người dân VN.

    Đảng cộng sản & Hồ chí Minh đã chỉ có thể xây dựng, củng cố chế độ cộng sản độc tài tại VN, đàn áp trí thức, trấn lột dân nghèo, mãi quốc cầu vinh, ăn cắp quốc khố, là nhờ có ngoại bang chống lưng, là nhờ có cộng sản Nga & cộng sản tàu Tàu chống lưng,

    Không có sự chống lưng của ngoại bang NGa Tàu cộng, khi phải đối diện với nhân dân VN, đảng cộng sản VN chỉ có từ thua tới thua .

    Đó là lý do tại sao những tay đầu đà cộng sản NGuyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Đức Anh … phải lê gót sang Thành Đô trung quốc năm 1990 xin tái nô cộng sản Tàu.

    Đó là lý do tại sao Hồ chí Minh & Phạm Văn Đồng & bộ chính trị cộng sản 1958 gồm những Trường Chinh, Võ Nguyên Giap, Lê Duẩn…, đã ký bản văn tự bán nước, dâng Hoàng sa & Trường sa vào lãnh hải Tàu cộng.

    Đó là lý do tại sao Hồ chí Minh, đảng cộng sản tuân lệnh Tàu cộng c, đồng lõa với thực dân Pháp tại hội nghị Giơ ne vơ 1954, chia cắt VN tại vĩ tuyến 17

    Đó là lý do tại sao Hồ chí Minh & cộng sản VN mở của biên giới Việt hoa cho quân Tàu cộng tràn vào VN năm 1950, ngay sau khi tàu cộng chiếm trọn Hoa lục từ cuối 1949,

    Đó là lý do tại sao Hồ chí Minh & cộng sẩn VN ký bản văn tự bán nước ngày 6-3-1946, đặt VN vào vòng nô lệ Pháp lần thứ 2, rước quân Pháp vào VN, xô đảy nhân dân đất nước VN vào cuộc chiến tranh gían khổ chống Pháp

    Tóm lại:

    1
    mọi luận điệu về cái gọi là “đảng với nhân dân là một & nhân dân tin đảng & yêu đảng & chọn lựa đảng cộng sản & bác Hồ chí Minh” chỉ là luận điệu bịp bợm của bọn chuyên gia làm chứng gian, dựa vào sự chống lưng của bọn công an cộng sản Hồ chí Minh mà nói bừa!

    2
    Đảng cộng sản chỉ đứng vững, đàn áp người dân VN, củng cố quyền lực cai trị VN là nhờ có ngọai bang chống lưng, nhờ có Nga cộng Tàu cộng chống lưng

    3
    không có ngoại bang chống lưng, không có Nga Tàu cộng chống lưng, khi phải đối diện với nhân dân VN, đảng cộng sản VN & HCM chỉ có từ thua tới thua!

  9. Hoài An says:

    Gởi @ Phó thường dân Việt

    Tuổi đời gần bảy bó, trong gia tộc có người là Hồng y, làm bà mẹ bề trên, hay nhiều anh em con cháu làm Linh mục thì vẫn chưa thể bảo chứng cho ai đó là một tín hữu Công giáo thuần thành (người công giáo đúng nghĩa)!

    Một người mà, Đức Giáo Hoàng vừa từ nhiệm gây shock và thắc mắc cho rất nhiều người khác, đã thản nhiên nói như kẻ vô cảm rằng; “Rất tiếc việc từ chức của vị Giáo hoàng này đã không xảy ra 3-4 năm trước. Với những quyết sách sai lầm, vị Giáo hoàng này đã làm chậm (cản trở) tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Với tư cách là một công dân Việt Nam và là một tín đồ Công giáo, tôi tán thành việc từ chức này“, thì rõ ràng không thể là một Kitô hữu đúng nghĩa.

    Tôi không chụp mũ mà cũng không khinh miệt ai hết. Nhưng một người mà ăn nói như trên thì chắc chắn không thể là một người Công Giáo thuần thành. Lại càng xấu hổ hơn khi xưng danh là người Công Giáo!

    Canh tân là tốt, “những gì tốt thì theo, những gì chưa/không tốt thì nên hoài nghi/phản biện”, là đúng. Nhưng phải biết phản biện đúng đắn và trong tinh thần xây dựng.

    Đương nhiên, Giáo hoàng và các hàng giáo sỹ đều là con người, cũng có những sai lầm, tội lỗi như bất cứ ai.

    Nhưng ơn “bất khả ngộ” của Giáo Hoàng là khi ngài tuyên bố về các tín điều, những điều phải sống và tin trong đạo.

    Khi Phó thường dân Việt còn chưa hiểu được điều này, còn nói là: “Ngày xưa tôi còn bé đi học giáo lý, các soeur và linh mục hướng dẫn luôn nói về Giáo hoàng là “bất khả ngộ”, và nay thì ai cũng biết (trừ những người cuồng tín) thực tế như thế nào.“, thì không phải là một người Công Giáo thuần thành, hoặc chỉ một là người ‘mang hay mượn danh công giao’ mà thôi!

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      Thưa qúi vị,

      Hiểu thế nào về từ ngữ THUẦN THÀNH ở trên cho thật đứng đắn ?

      1/
      Một tín đồ của một đạo giáo HIỂU THẤU ĐÁO giáo lý đạo mình.

      2/
      Một tín đồ luôn luôn TUÂN PHỤC GIÁO LÝ đạo mình và nhiệt thành sống đạo !

      3/
      Một tín đồ sẵn sàng TUÂN PHỤC chẳng những GIÁO LÝ, mà cả TU SĨ, hay nói rông ra GIÁO HỘI trần gian của đạo mình.

      Hiểu theo nghĩa số hai và số ba, hình như ở ta có từ ngữ bình dân là NGOAN ĐẠO !

      Nhận xét riêng, Phó thường dân ở loại Một !
      Đào Công Khai, kẻ ngoại đạo (nếu qủa là thế), nhưng do ảnh hưởng bên ngoài nên trở nên kẻ “ngoan đạo” theo nghĩa số Ba, hahhahahahaaaa :-) !

      Cuộc đời luôn luôn có những bất ngờ đầy … thú vị,
      nhưng cũng có khi ngược lại, thấy “choáng” hết sức !

      Just Kidding :-) !

      Lão Ngoan Đồng

      • Hoài An says:

        Cám ơn ông LÃO NGOAN ĐỒNG đã giải thích ý nghĩa “thuần thành”.

        Ông Lão Ngoan Đồng và ông Đào Công Khải cả hai người không phải là Công Giáo, nhưng hai vị hiểu rõ và tôn quí Đạo Công Giáo hơn hẳn ông Phó thường dân Việt, một người tự xưng là có đạo với gốc rễ lớn, khoe rằng trong gia tộc có người làm HY, LM, nhưng phát biểu của ông làm cho tôi nghi ngờ!

        Trân trọng ý kiến của ông Lão Ngoan Đồng: “Một tín đồ của một đạo giáo HIỂU THẤU ĐÁO giáo lý đạo mình, luôn luôn TUÂN PHỤC GIÁO LÝ đạo mình và nhiệt thành sống đạo!”

        Đúng vậy; Nếu là Phật tử, thì ngưòi đó đúng là “Phật tử thuần thành” . Còn nếu là Công Giáo thì người đó là một Kitô hữu thuần thành, là một tín đồ đúng nghĩa, chứ không giả hiệu, đời sống tôn giáo hời hợt, biểu hiện bề ngoài mà không có đời sống nội tâm.

    • Phó thường dân Việt says:

      Gởi bạn Hoài An,
      Trên trái đất này có lẽ chỉ có mình bạn là Công giáo thuần thành (!) ; số còn lại không phải là tính đồ Công giáo!
      Mặc dù là sinh ra trong một gia đình nhiều đời theo đạo, tôi chỉ tin theo những gì đúng, còn những gì sai trái, thần thánh hóa mấy người trần mắt thịt thì xin miễn, kể cả Giáo hoàng!.
      Tới giờ này mà bạn còn mê muội đến vậy! Bạn nên tìm hiểu về Kito giáo nói chung, giáo hội Công giáo nói riêng và lịch sử các đời Giáo hoàng để rõ hơn.
      Đặc biệt, dưới áp lực của nhà cầm quyền, Vatican cách chức Tổng giám mục Hà nội Ngô Quang Kiệt và được “cho phép” của nhà cầm quyền Việt Nam, Vatican bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng giám mục Hà Nội…. đủ thấy rõ Vatican hoạt đầu chính trị cỡ nào!
      Bạn có lẽ thuộc loại người bảo hoàng hơn vua và thú thật với bạn, tôi cũng không hiểu thế nào là thuần thành theo nghĩa bạn đề cập đến.
      Xin chào người Công giáo thuần thành,

  10. Trung Kiên says:

    Tôi có vài hàng với ông Việt Quốc là:…”Hãy thành thật một chút để có một chút tôn trọng từ người đọc.“…

    Ông Lai Mạnh Cường khẳng định… mình không phải là người Công Giáo khi viết rằng:..”“CHẲNG – PHẢI – LÀ – MỘT – KITÔ – HỮU, nhưng tôi hằng quan tâm khi có
    những sự kiện quan trọng xảy tới, bởi Kitô giáo là một trong những giáo hội lớn nhất, đóng nhiều vai trò tích cực chẳng những cho cuộc sống tâm linh con người, mà cả cho phát triển xã hội loài người từ nhiều chục thế kỷ qua. Công bằng mà xét, các mặt tiêu cực và tích cực đều có cả, nhưng tổng kết tích cực hơn tiêu cực nhiều.
    ”…

    Vậy thì ông Việt Quốc có thật thà tử tế không, khi “buộc” ông Lại Mạnh Cường phải là người Công Giáo???

    Lại càng xấc xược, xúc phạm bạn đọc khi viết rằng:…”Các tín hữu Giatô VN thì luôn luôn ma giáo như thế,luôn đội lốt để ca tụng hay lăng mạ xiên xỏ nhưng rốt cuộc dấu đầu lại lòi đuôi” (?) (sic).

    Kẻ đau mắt thì luôn sợ ánh sáng, kẻ thủ ác thì luôn sợ công lý và pháp luật!

    Nhà cầm quyền csvn vì sợ mất ghế lãnh đạo…nên luôn nhìn cò ra quạ, chỗ nào cũng thấy “địch” và những kẻ âm mưu…”diễn biến hoà bình”., đòi “lật đổ chính quyền nhân dân” (sic)!

    Còn Việt Quốc là kẻ hận thù Công Giáo…nên hễ thấy ai lên tiếng ca ngợi đạo Chúa thì vội qui chụp ngay cho cái mũ “Giatô VN” để rồi phát biểu hồ đồ rằng…”chỉ thấy toàn là Mèo khen mèo dài đuôi một cách lố bịch không thôi à !“.

    Việt Quốc viết:…”Theo tôi,có rất nhiều nghi vấn về việc Giáo Hoàng Benedicto từ chức,chưa chắc đã là vì tuổi già bệnh hoạn. Nếu có thì chỉ một phần vì Vatican là một tổ chức đầy bí hiểm mưu lựợc gian trá khó lường,nên thật giả khó phân minh thật cũng thành giả, giả cũng thành thật như không…

    Đầu óc bệnh hoạn thì làm sao suy nghĩ tốt hơn được! Lúc nào cũng bị ám ảnh điều xấu và nghĩ người khác cũng bịnh hoạn như mình???

    Việc Đức Giáo Hoàng về hưu sớm chẳng liên quan gì đến…”Vấn đề phá thai. Vấn đề hôn nhân đồng tính . Vấn đề ngăn cấm dùng bao caosu khi giao hợp …v…v…”…

    Đó chỉ là những “điều” đi ngược lại luật tự nhiên…đâu có thể “làm lung lay tín lý của Thiên chúa giáo” như Quốc Việt tưởng tượng…

    Tín Lý Công Giáo là những xác tín liên quan đến Mạc Khải Thần Linh được Giáo Hội lưu giữ và truyền dạy qua giáo huấn của Giáo Hội, nhất là bằng hình thức Giáo Lý, như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Giáo Lý Cầu Nguyện Bằng Thánh Vịnh, Giáo Lý Ba Ngôi, Giáo Lý Chúa Cha, Giáo Lý Chúa Thánh Thần v.v.

    Hãy bấm vào đây đọc cho biết:

    TÍN LÝ ĐỨC TIN.

    Ðức Tin là những Ý Thức Kitô Giáo liên quan đến việc đáp ứng Mạc Khải Thần Linh là Ðức Tin Tuân Phục, một đức tin tuân phục được diễn đạt qua những suy tư Thần Học về phương diện tin đạo và chia sẻ Tu Ðức về phương diện sống đạo.

    Việc GH Benedict từ chức với lý do mà ngài đã nói…Đừng suy diễn theo cảm tính (xấu) của mình rồi vẽ rắn thêm chân vẽ quạ thêm cánh…phiền lắm!

    Chúc Việt Quốc sức khoẻ, ngày càng thêm sáng suốt và hiểu rõ hơn về CHÂN LÝ và CÔNG LÝ…

    • Củ Lẫn says:

      Úp mở gì nữa?! “Việt Quốc” này chính là Vẹm (Việt Cộng)… Nhưng cũng đâu có sao, càng vui cửa vui nhà…

      Ngoài ra những ý kiến khác tôi đều thích, chỉ mỗi tội đa số quá dài… đọc một vài câu rồi phải bỏ… nếu không bị hoa mắt… cũng phải tắt máy.

    • Bút Thép VN says:

      Lúc này Giaođiểm, sáchhiếm, thả đám chuột hôi tung tăng chạy rảo trên các diễn đàn.

      Bác Củ Lẫn tinh mắt thiệt đó nghen. Bọn này đều là những tên Vẹm (Việt Cộng) núp dưới danh nghĩa Phật Giáo, Giáo điểm, sách hiếm, mục đích là bịa chuyện để bôi nhọ và đánh phá Công giáo.

Leave a Reply to Timsuthat