WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp [3]

Vo Nguyen Giap, Muammar Gaddafi, Raul Castro in Algeria in 1979. Photo: AP

Vo Nguyen Giap, Muammar Gaddafi, Raul Castro in Algeria in 1979. Photo: AP

Tướng Võ Nguyên Giáp [1]

Tướng Võ Nguyên Giáp [2]

Vết nhơ diệt trừ các đảng phái đối lập

Trong chính sách và đường lối của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, việc thỏa hiệp hay hợp tác với các đảng phái Quốc gia chỉ là giải pháp giai đoạn hay nói như Philippe Franchini chỉ là một trò lừa bịp mà tác giả viết là: Ambiguités et mensonges du Viet Minh. (Sự hàm hồ và dối trá của Việt Minh).

[1] Philippe Franchini, Les mensonges de la guerre D’Indochine, trang 79 . Philippe Franchini là một người Pháp lai Việt, bố Pháp, mẹ Việt

Thực chất ông Giáp dành những hậm hực, thù hận đối với những người đảng phái quốc gia mà ông gọi là: Bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn tay sai, bọn phản động. Và không lạ gì ông là người chỉ huy trực tiếp đánh phá và sát hại những người của các đảng phái quốc gia:

“Bọn quân Phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam … Chúng tự nhận là người Việt nam theo chủ nghĩa Quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để kiếm sống”.

[2] Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không quên, Ibid

Những lời thóa mạ những lãnh đạo đảng phái một cách cay nghiệt còn hơn đối với kẻ thù đặt lại từ căn bản tất cả mọi vấn đề: vấn đề bản chất cộng sản là gì, dân tộc và chủ nghĩa, con người với con người, vấn đề toàn trị và độc tài…

Ngay trong Hội Nghị Đà Lạt, 1946 với tư cách phó trưởng đoàn mà thực sự Võ Nguyên Giáp nắm trọn vẹn quyền điều hành bằng bàn tay sắt và biến Nguyễn Tường Tam thành một thứ bù nhìn không hơn không kém.

Giáp có những thành kiến đối với giới trí thức khoa bảng cũng như các đảng phái như Nguyễn Tường Tam (NTT). Nhận chức bộ trưởng ngoại giao nói cho cùng Nguyễn Tường Tam  nhận vai trò bù nhìn.  Luật sư Trần Văn Tuyên gọi đây là 3 tháng “quyền rơm vạ đá” của cuộc đời làm chính trị của NTT . Như nhận xét của cụ Trần Trọng Kim. Chỉ cần 3 người  cộng sản trong chính phủ đủ nắm trọn vẹn toàn thể chính phủ:

“Xét thành phần chính phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là có chương trình chính trị rõ ràng và có thế lực hơn cả. Còn các đảng khác thì chỉ có tên nêu ra mà thôi, chứ không có chương trình phân minh. Xã hội đảng và Dân chủ đảng là những đảng phụ thuộc của Việt Minh và không có thế lực gì. Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội tuy có thế lực là nhờ có quân đội Tàu bênh vực, nhưng không có tính cách thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ. Bởi vậy đảng Cộng sản chỉ có ba người trong chính phủ nhưng quyền bính vẫn ở cả Cộng sản”.(24)

[3]Trọng  Kim Một cơn gió bụi, Ibid

Trong hồi ký: Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt, xin ghi lại một vài chi tiết quan trọng sau đây cho thấy ai là người chủ trì và quyết định mọi vấn đề của phái đoàn Việt Nam. Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Tường Tam?

- Phái đoàn gồm 12  đại biểu và 12 cố vấn, phần chủ chốt là người của Việt Minh cộng sản do Việt Minh tuyển lựa.

- Phái đoàn được Pháp chở từ Hà Nội lên Đà Lạt bằng máy bay Junker, 3 động cơ mà Pháp tịch thu được của Đức. Tốc độ 200 km/giờ và độ cao ở 3000 mét.

-Trên máy bay cạnh Võ Nguyên Giáp là một sĩ quan”ngồi kèm” Võ Nguyên Giáp, mặc binh phục màu vàng, mang nhãn hiệu sao vàng ở mũ và khẩu tiểu liên làm phồng to các bao da áp đùi. Mỗi người chỉ đem đi một cái vali nhỏ. Võ Nguyên Giáp có cái cặp da căng bởi giấy tờ. Đặc biệt  nữa là có cái hòm to dài nặng; đó là cái máy vô tuyến điện thu phát tin tức mà kỹ sư Tình phụ trách mang theo.

-Trong anh em phái bộ, bây giờ Nguyễn Tường Tam đứng địa vị rất khó. Danh là Bộ trưởng Ngoại giao cầm đầu phái bộ điều đình. Nếu phải nhượng bộ những điều mà từ trước trong đảng mình đã gọi là việc bán nước của Việt Minh thì đồ đảng không theo, nếu phải dùng cản lực để che chở độc lập thì đảng mình lẻ loi; mà nếu  muốn bám vào sức quần chúng thì phải tranh thủ với Mặt trận Việt Minh, như thế cũng không làm được. Vì thế, tuy ra Hội trường, ảnh làm trọn phận sự, nhưng ảnh ít dự vào những sự soạn bàn. Có hôm tôi sang thăm ảnh đang bị ốm. Tôi nói đến chuyện chính trị, thì anh nói:

“Những việc chính trị, thôi để các anh làm. Còn tôi thì về Văn hóa mà thôi”.

- Trong chuyến về, ông Hoàng Xuân Hãn viết như sau: “Rồi các hành nhân ngủ gà ngủ gật. Tiếng chong chóng tầu như sấm bão, làm cho không nghe người ngồi bên cạnh nói. Cửa sổ gương mờ, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa. Phải ghé gần sát mới thấy mây, đất, núi, sông. Gió lọt qua khe hở thổi lạnh cả lưng.

Đây là nhận xét có ý nghĩa nhất có thể dành cho Nguyễn Tường Tam, trưởng đoàn đàm phán tại Đà Lạt.

“Trong lúc tai không bưng mà điếc, mắt không bịt mà mù, tôi chỉ còn cách nhìn quanh trong tàu mà ngắm các anh em: anh ngủ ngon lành, anh đọc nhật trình, anh ra vẻ mơ màng, anh ra dáng mệt mỏi. Lại có bốn anh quây quần đánh bài ở phía sau tàu”.

[4]Hồi ký Hoàng Xuân Hãn đăng trên Tân Văn số 10, tháng 5/2008

Trong hồi ký của giáo sư Hoàng Xuân Hãn ghi tiếp:

“Giáp tỉ tê nói chuyện rất thân mật; ngỏ ý tiếc đã không biết chúng tôi sớm hơn. Tuy anh không nói ra, nhưng cũng đoán rằng những thành kiến đối với giới trí thức không đúng. Tôi nhân đó nhắc lại câu chuyện tâm sự của Nguyễn Tường Tam hôm trước và tỏ ý ngạc nhiên trước sự anh em cách mệnh Mác Xít hiềm khích với đảng Quốc Dân . Tôi đã nói: “Cả hai đảng hi sinh xương máu như nhau từ hồi 1930, 1931”.

Giáp trả lời: “Nếu các anh em Quốc Dân đảng như Nguyễn Thái Học còn thì sao chúng tôi lại không bái phục. Nay thì khác, có người chỉ dựa tên Đảng, mà làm tay sai cho tụi Đế Quốc để diệt Mác Xít mà thôi. Với những phần tử Quốc Dân đảng ái quốc, chúng tôi vui lòng hợp tác. Rồi Giáp nói thêm: Quốc Gia như các anh thì chúng tôi rất quý trọng. Chúng ta hợp tác dễ dàng.

Qua câu trả lời trên, VNG gián tiếp coi những người như Nguyễn Tường Tam là thuộc Việt gian và sẵn sàng trừ khử. Và điều đó đã xảy ra đúng như vậy sau khi Hội Nghị Đà lạt chấm dứt.

Phùng Thế Tài, một cận vệ của Hồ Chí Minh những năm 40-45 có viết lại Hội Nghị Đà lạt như sau :

“Nguyễn Tường Tam lúc bấy giờ là Bộ trưởng Ngoại Giao làm trưởng đoàn. Nhưng thực chất mọi công việc đều do đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm..” Có lần Bác kéo tôi lại gần và nói nhỏ: “Lần này bác cử chú đi theo đoàn với 2 nhiệm vụ là bảo vệ anh Văn (tức Võ Nguyên Giáp). Kẻ địch nham hiểm lắm, không được coi thường. Nhiệm vụ thứ hai là chú tìm mọi cách để Bác và anh Văn thường xuyên liên lạc kịp thời. Mọi diễn biến hội nghị Bác phải nắm được ngay trong ngày và chuyển gấp những ý kiến của Bác đến tận anh Văn và chỉ riêng anh Văn thôi”.

[5] Phùng Thế Tài, Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, trang 22 và 67

Đối với  Trung Hoa Quốc Gia thì HCM đã dùng vàng bạc quyên góp trong “Tuần lễ vàng” để mua vũ khí lậu trang bị cho bộ đội Việt Minh.

Vì lòng tham lam của tướng Tầu, Việt Minh đã mua đứt được họ …

Đoàn Thêm viết :

“Tướng Tiêu Văn muốn giúp, nhưng tướng Lư Hán bị mua nên để mặc cho Việt Minh rộng tay đối phó với các nhóm Quốc Gia.

Những nhóm này lại chia rẽ và không lôi cuốn nổi quần chúng. Họ Tưởng thấy có can thiệp cũng vô ích, nhưng không lẽ để VN rơi vào tay cộng sản, thà để cho Pháp trở lại như thế thì miền Hoa Nam cũng sẽ được yên như suốt trong thời kỳ Pháp bảo hộ Bắc Kỳ ”

[6]Trích Đoàn Thêm, Ibid, trang 72

Sau Hội nghị Đà Lạt thì tình hình tỏ ra rất bất lợi cho các đảng phái. Nhiều vụ ám sát các đảng phái xảy ra sau khi quân đội Trung Hoa rút đi vào hạ tuần tháng sáu 1946.

Thoạt tiên HCM mời khéo cố vấn Bảo Đại đi Côn Minh cho khuất mắt.

Đến tháng 7 thì đến lượt các lãnh tụ đảng phái quốc gia, lục tục rời bỏ VN thoát thân. Nguyễn Tường Tam sang Nam Kinh, Vũ Hồng Khanh trở lại Vân Nam, cụ Nguyễn Hải Thần đi Quảng Châu, cụ Trần Trọng Kim đi theo đoàn xe Quốc Dân đảng sang Trung Hoa quốc gia đến Lạng Sơn. Trong Hồi ký một cơn gió bụi, cụ viết:

“Lạng Sơn bấy giờ thuộc quyền đội quân phục quốc đóng giữ mà chung quanh thì bị quân Việt Minh bao vây. Ðội quân phục quốc do một người thổ hào tên là Nông Quốc Long cai quản. Cả đội quân ấy độ vài trăm người có đủ súng ống, nhưng không hòa hợp với các đội quân khác của Quốc dân đảng.

Chúng tôi lên đến Lạng Sơn, nghe nói ông Nguyễn Hải Thần ở Nam Kinh đã trở về đấy. Tôi tìm cách gặp ông ấy. Từ trước tôi chưa gặp ông ấy bao giờ, chỉ biết ông và những người Quốc dân đảng khác theo quân Tàu về nước, tuyên truyền huyên thuyên mà không thấy làm được việc gì ra trò. Những người trong đám Phục quốc quân ở Lạng Sơn vì không có lương thực cũng tìm cách lấy tiền chi dụng cho qua ngày. Tôi biết những người ấy không làm nổi việc gì, nhưng có những người đi theo ông Nguyễn Hải Thần ở bên Tàu đã lâu quen biết nhiều người Tàu, tôi muốn gặp ông và rủ ông đi lên Nam Kinh để gặp ông Bảo Ðại, vì lúc ấy mọi người đều yên chí ông Bảo Ðại đã ở Nam Kinh rồi. Trước là để tụ họp hết các đảng phái làm một cho có tính cách duy nhất trong việc hành động, sau là để khi làm việc gì, có tổ chức chắc chắn, không đến nỗi rời rạc như mọi người đã trông thấy.

[7] Hồi ký  Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim, trên Talawas.org

Tiêu biểu là vụ án Ôn Như Hầu.

Trong thời giam Hồ Chí Minh vắng mặt còn ở bên Pháp. Đây là thời điểm cho thấy Võ Nguyên Giáp phô diễn quyền lực và củng cố lực lượng. Như nhận định của Stein Tonesson như sau:

“Trong khi ông Ho vắng mặt, Viet Minh đã củng cố lực lượng và vị trí của họ một cách đáng kể. Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo chính của Đồng Minh Hội đã biến mất trên sân khấu chính trị, và đám VNQDĐ cũng ngày một yếu đi”.

[8]  Stein Tonnesson, Viet nam, 1946, trang 87.

Sở dĩ có tình trạng đó vì các nhà lãnh đạo các đảng phái đã phải rút lui vào bí mật để tránh bị Việt Minh khủng bố trắng. Nhưng trước hết cần ghi lại một số hoạt động của các đảng phái Quốc gia lúc bấy giờ một cách công bằng khiến cho hai bên tranh chấp, giết hại nhau. Xin ghi lại nhận định của Nghiêm Kế Tổ:

“Từ ngày 9 tháng 9 năm 1945, quân đội Tưởng Gới Thạch do tướng Lư Hán đổ bộ lên Bắc Việt để tước khí giới quân đội Nhật, nhiều nhà Cách Mạng Quốc Gia như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cùng đi theo về … Trên đường hành quân của quân đội Trung Hoa, lực lượng cách mạng quốc gia, nhờ sự giúp đỡ, thiết lập luôn các căn cứ suốt dọc Lào Kay và Vĩnh Yên. Đến Hà Nội, phong trào Quốc Gia mạnh bạo lên tiếng phản tuyên truyền Việt Minh, tố giác hành động cộng sản của Việt Minh và thành lập các trụ sở, xuất bản báo chí tạo thành một mối nguy hại lớn cho phe Việt Minh”.

[9] Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 51-52

“Đoàn quân Trung Hoa với hơn 150.000  đã là lá chắn bảo vệ sinh mệnh cho cán bộ Đại Việt và VNQDĐ bớt khỏi cái cảnh bị Việt Minh thủ tiêu ám sát. Nhờ cái thế của Trung Hoa Quốc Gia mà Việt Nam Quốc Dân Đảng mới có thế đối đầu với Việt Minh”.

Nói về việc quân đội Trung Hoa Quốc Gia vào VN, trong hồi ký,  Bao Đai gọi đây là một cuộc “xâm lăng” của Trung Hoa Quốc Gia (Invasion Chinoise), ông viết:

“Các lãnh tụ VNQDD và Đồng Minh Hội đã lợi dụng uy thế được bao che bởi quân đội Trung Hoa Quốc Gia, tìm cách giải giới và thay thế các cán bộ Việt Minh tại các vùng quê. Tại Hà Nội nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra giữa các nhóm Viet Minh và VNQDĐ.

[10] Le Dragon D’annam, S.M.  Bao Dai, trang  138

Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng cơ hội việc NTT theo đoàn quân Trung Hoa này để đẩy tất cả trách nhiệm theo Tàu” tay sai của quân Tưởng” cho các lãnh tụ đảng phái Quốc gia như sau trong cuốn: Về Những năm tháng không thể nào quên:

“Bọn quân Phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam … Chúng tự nhận là người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc Gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để  kiếm sống”.

[11] Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp, trang 31

Chửi bới nặng nề những  bọn quân Phiệt Quốc Dân đảng là phản động..vv. Nhưng Việt Minh thì lại cho thấy gió chiều nào theo chiều nấy. Đầu tiên, Hồ Chí Minh đã mượn tay sĩ quan Mỹ thuộc lực Lượng OSS mở một trường quân sự huấn luyện mang tên : Trường Quân Chính kháng Nhật. Có nhiều khi còn tuyên truyền và ám sát những người theo Nhật được gọi là tay sai cho bọn theo Phát Xít Nhật.

Vậy mà theo một tài liệu của Nhật có khoảng 800 hàng binh Nhật đào ngũ và trà trộn vào trong binh đội tướng Giáp. Một tài liệu của Pháp nâng con số đó lên 4000.

Chúng tôi xin trích dẫn và đưa ra một cách dè dặt tài liệu trên. Trong một tài liệu do Christopher E. Gosha nhan đề Ailiés tardifs (Những đồng minh nuộn)- Les apports techiniques des déserteurs au Viet Minh durant les premières années de la guerre Franco-Vietnamines có tiết lộ cho hay, sau khi quân Nhật đầu hàng và bị giải giới, có một số đào binh gia nhập quân đội Việt Minh. Họ là những binh sĩ chuyên nghiệp, giỏi và giúp Việt Minh trong vai trò cố vấn.

[12] Theo tác giả Christopher, quân  đội Nhật ở Đông Dương có khoảng 97.000 người. Trong đó có 20.000 ở Tuyên Quang, 5.000 ở Đà Nẵng, 3.000 ở Nam bộ, 3.500 ở Hà Nội. 3.000 ở Nam Định … Những binh lính Nhật đào ngũ  thường được bộ đội Việt Minh của tướng Giáp che dấu, không tiết lộ và một số lớn sau đó đã bỏ về Nhật.

Quan điểm của Võ Nguyên Giáp thì kẻ thù chưa hẳn là người Pháp, mà chính là quân Tưởng và các đảng phái Quốc gia. Ông viết:

“Hơn một vạn quân Pháp vào thì gần hai chục vạn quân Tưởng phải ra đi- Đẩy ra khỏi đất nước mười tám vạn tên chống Cộng khét tiếng… Cách mạng đã gạt đi một kẻ thù hết sức nguy hiểm, trút đi một gánh nặng cả vật chất lẫn tinh thần.

[13] Vo Nguyên Giáp, Ibid, các trang 175, 216

Cũng chính vì vậy, Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy các lực lượng võ trang khám xét, thanh toán các lực lượng đảng phái như trong vụ Ôn Như Hầu :

“7 giờ sáng. Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của VNQDĐ ở Hà Nội … Tại căn nhà số 7 phố, Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa cùng với những vết máu trên tường. Công an ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc … Tại trụ sở Trung Ương của VNQDĐ ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố Cửa Bắc) ta còn tìm thêm được nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp … Trong sổ kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc “.

[14]Vo Nguyen Giap, Ibid, trang 255-258

Điển hình nhất là vụ nhà Văn Khái Hưng bị bọn Việt Minh thủ tiêu một các tàn bạo. Xin ghi lại ít dòng của anh Trần Khánh Triệu, con  ruột của NTT và là con nuôi của Khái Hưng trong bài: Papa tòa báo như sau :

“Các trụ sở Việt Quốc lần lượt bị tảo thanh. Công an xung phong đột nhập tòa báo lục soát, bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như bác Hể, bác Đóa, Trí, Dị .. bị đem đi biệt tích. Tờ Việt Nam đình bản. Tòa báo ngoài Papa chỉ còn lèo tèo vài đồng chí lai vãng: Anh Bảng, anh Kính, anh Cống, bác Thắng (…). Thấy tình thế không thể ở lại Hà Nội, Papa quyết định tản cư về quê ngoại. Ngay chiều hôm sau chúng tôi xuống phà đen lên tàu thủy xuôi Nam Định. Hôm ấy là ngày 19-12-1946 (…) Vài hôm sau, một chiều hai thanh niên mặt lạ tới “mời” papa lên huyện. Cả nhà thất sắc, nhưng papa chỉ vào cái phù hiệu của Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam do chính tay Trần Huy Liệu tặng còn gắn ở ve áo, bình tĩnh nói: “Chắc không có chuyện gì đâu, để tôi đi xem sao, bây giờ kháng Pháp là lúc cần đoàn kết, đâu có chuyện bắt bớ bậy bạ” (…) Tôi đi theo đến đầu làng, dáng papa thất thểu vác tay nải mệt nhọc đi trước, tên công an vạm vỡ đi theo sau.  Đi mãi, đi mãi rồi khuất hẳn sau dãy tre, chắc là đi về phía sông Hồng xa lắc đằng kia.

Tôi bàng hoàng trở về nhà, miệng còn lẩm bẩm: “Tội nghiệp, không biết papa mình có nhớ ăn cam đường và tụng kinh cứu khổ không ?” .

Từ cái ngày đó về sau, tôi không còn được gặp lại papa tòa báo” nữa

[15] Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ,  trang 161-172

Cái chết của Khái Hưng là một cái chết oan nghiệt, một bài học dành cho những người Quốc gia ngây thơ tin tưởng vào sự tử tế của cộng sản. Nó cũng cho thấy một sự thực đau lòng là: thực lực của các đảng phái Quốc Gia là không có gì.

Một bằng cớ giết hại người của các đảng phái do chính Võ Nguyên Giáp thuật lại như sau:

“Ngày 11 tháng bảy, Thường vụ được các đồng chí ở Nha Công An Báo cáo: Bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng dự định cho tay chân phục sẵn, bắn súng ném lựu đạn vào binh lính Pháp (…). Mờ sáng 12 tháng bảy, một đơn vị công an xung phong bất thần vào khám trụ sở Việt nam Quốc Dân Đảng tại số 132 phố Minh Khai. Bọn phản động bị bắt tại chỗ cùng với tang vật: một chiếc máy in và những đống truyền đơn còn chưa ráo mực.

7 giờ sáng, Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội … Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa, cùng với những vết máu trên tường. Công An ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác chết bị chặt thành nhiều khúc. Tại trụ sở Trung Ương của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố cửa Bắc), ta còn tìm được thêm nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp. Trong số kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc”

[16]Trích sách Võ Nguyên Giáp, Ibid, trang 255-258

Đoàn Thêm cũng mô tả lại vụ này như sau:

“Một cảnh của thực trạng xứ sở đã được phơi bày ra ánh sáng, ánh sáng rùng rợn trên những vết máu, những đồ kìm kẹp tra tấn mà công chúng được xem trước mặt Võ Nguyên Giáp cùng các nhà báo, tại hai căn nhà đường Bonifacy và bên hồ Halais, hai trụ sở bí mật của hai nhóm “phản động”: Theo nhân viên công an, thì các nhóm này bắt cóc nhiều cán bộ VM về đây hành hạ và thủ tiêu”.

“Tuy nhiên một số người đã mục kích vẫn không tin, cho là nhà đương cuộc dàn cảnh hãi hùng đó để hạ uy tín các nhóm quốc gia, vu cho những hành động tàn bạo để rộng tay đàn áp, không còn lo những công luận nghiêm khắc.

Và những người dân bình thường như Đoàn Thêm thì không còn biết tin ai. Ông viết:

“Qua nhiều đồng bào cũng như tôi, biết thế nào mà tin nữa “.

[17] Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, ký sự 1939-1945, trang 90

Theo Nghiêm Kế Tổ thì Quốc Dân Đảng cũng bí mật ám sát người của Việt Minh không kém:

“Trong bí mật, Việt nam Quốc Dân Đảng tổ chức trinh sát đối đầu với các bộ phận do thám Việt Minh. Rồi các vụ bắt cóc lẫn nhau bắt đầu một cách kinh khủng. Những vụ ám sát giữa người quốc gia và người quốc tế thi nhau tiếp diễn trong bóng tối. Khủng bố đối với khủng bố ”

[18]Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 102

Chỉ biết sau đó, súng đã nổ ở Vĩnh Yên, Việt Trì, Lạng Sơn, giữa vệ quốc quân và bộ đội Việt Quốc, Việt Cách.

Theo tác giả Minh Võ trong sách Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp thì:

“khi có vụ Ôn Như Hầu xảy ra” VNQDĐ đã lên tiếng phủ nhận và tố cáo chính Việt Minh cộng sản đã dàn dựng lên vụ này để có cớ “thanh toán” VNQDĐ. Theo đại tá VNCH Nguyễn Văn Phúc, một người đã thoát được cảnh thanh toán của Việt Minh và trốn vào miền Nam thì lúc bấy giờ có hàng trăm đảng viên VNQDĐ đã bị Việt Minh sát hại.

[19]Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp, Minh Võ, trang 374.

Hà Nội sau này đã tìm cách chạy tội qua lời kể của viên Đại tá Trần Tấn Nghĩa, trong Công An Nhân Dân ngày 28-8-2005.

Tuy nhiên một số nhà báo ngoại quốc đã phản bác lại quan điểm của Hà Nội.

Arthur J. Dommen trong một chương với nhan đề The first liquidation cho rằng nhiều vụ sát hại cho đến nay chưa có câu trả lời (remained unanswered) chừng nào những hồ sơ của Việt Minh chưa được công khai mở ra. Nhưng ông cho rằng ngay trước khi nắm được chính quyền thì họ đã nổi tiếng là sử dụng khủng bố để sát hại đồng bào của họ. Họ sử dụng khủng bố một cách có hệ thống chứ không phải một cách tùy tiện. Họ khai trừ những thành phần mà họ gọi là Việt gian. Và họ thiết lập những danh sách những thành phần mà họ sẽ khai trừ. Thành phần chính là những cựu viên chứ chính quyền, thành phần hơp tác với Nhật hay Phục Quốc, Trốt kít, Quốc Dân Đảng, chưa kể thành phần các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo.

Currey thì cho rằng sau vụ án Ôn Như Hầu đã mở mắt cho nhiều người đã từng không tin vào màu đỏ của Việt Minh.

[20] Currey, Ibid, trang 9

Đại Việt là một trong những mục tiêu chính bị VNG khai trừ. Danh sách những thành phần bị thủ tiêu thì nhiều ở trong Nam cũng như ngoài Bắc.

Và ông kết luận : Ho cannot escape responsibility for those deeds. Không. Phải nói rõ thêm, ông Hồ và Giáp phải trách nhiệm vệ những việc họ đã làm trước lịch sử dân tộc.

Họ là những kẻ đáng bị lên án vì đã giết những người yêu nước khác, chỉ vì họ không đồng chính kiến với cộng sản.

oôồ vaà

[21] The Indochinese Experience of the French and the Americans.. Arthur J. Dommen, trang 120-121

Nếu trong Nam kẻ chủ động trong việc sát hại các lãnh tụ đảng phái và các thành viên của Đảng đệ tứ là Trần Văn Giàu thì ngoài Bắc, công việc chủ động ấy nằm trong tay của Võ Nguyên Giáp.

Để kết thúc phần này, xin trích dẫn nhận xét của Chính Đạo viết về Võ Nguyên Giáp dựa trên bản Lý lịch tự khai của ông như sau:

Một trong những việc làm đầu tiên của Giáp là đặt ra ngoài vòng pháp luật tất cả những đảng phái chống Cộng, nhất là các nhóm Đại Việt và Thanh niên do Nhật bảo trợ. Những cuộc tàn sát Việt gian, tay sai cho Pháp diễn ra khốc liệt. Ngay đến các bậc tu hành- từ Thượng Tọa Đại Hải (sư phụ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ) tới các linh mục, thày tế, trùm họ đạo Kitô cũng bị thảm sát hay tập trung cải tạo. Chính sách tiêu diệt đối thủ chính trị này lan nhanh xuống Trung và Nam Kỳ, Phạm Quỳnh, cha con Ngô Đình Khôi, dòng dõi Nguyễn Thân, Tạ Thu Thâu, Vũ Đình Di, bị giết ở Thừa Thiên và Quảng Ngãi (…).  Được Huỳnh Thúc Kháng và Vũ Trọng Khánh tiếp tay, Giáp và thuộc hạ phát động hàng loạt những cuộc thanh trừng mới, mở những phiên tòa hình sự, xét xử các đối thủ chính trị qua những tội danh tưởng tượng như trộm cắp, hiếp dâm. Ngay tại Hà Nội, số phận cán bộ VNQDĐ không kịp thoát thân ra hải ngoại cực kỳ bi thảm thường được biết như vụ án Ôn Như Hầu…

[22] Chính Đạo, Võ Nguyên Giáp 1912(1911)- ?. Nhìn lại bản Lý lịch tự khai,  Hộp Lưu 111, 2010

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất đã bắt đầu như thế nào? Vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp

Chiến tranh là điều bất đắc dĩ. Người Việt Nam dù ở phía nào hiển nhiên là không muốn điều ấy. Vậy mà người Pháp vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tại sao lại tiếp tục cuộc chiến tranh khác? Nước Pháp phải chăng muốn tái lập lại chế độ thuộc địa bằng mọi giá? Cơ hội hòa bình dang dở rơi vào cái mà người ta gọi sau này là nền Cộng Hòa đã chết. Thật ra, không có bất cứ một người Pháp nào muốn bỏ Đông Dương. Nhưng nếu phải trả giá bằng một cuộc chiến tranh lâu dài thì họ không đồng ý với nhau.

D’Argenlieu không đồng ý với đại tướng Leclerc, Leclerc không đồng ý với Valluy hay đại tá Debès. Debès là người rất hiếu chiến và cứng rắn, chính ông này gửi tối hậu thư cho chính quyền đương cuộc ở Hải Phòng buộc rút quân trước 9 giờ tối. Rồi sau đó ra lệnh tấn công bộ đội Việt Minh.

Việc bỏ bom bến cảng Hải Phòng và giết hại nhiều thường dân vô tội do người Pháp gây ra đã báo hiệu cho thấy cuộc chiến tranh sắp tới là khó tránh được.

Đó là phát súng mở màn cuộc chiến tranh ở phía Bắc do người Pháp gây ra. 15.000 quân Pháp có mặt ở miền Bắc cho thấy rõ ý đồ cũa người Pháp là gì?

Ngay cả đảng Cộng sản hay đảng Xã hội Pháp lúc bấy giờ cũng chủ trương chiếm giữ Đông Dương và vì thế đã chấp nhận ngân sách chiến tranh đầu tiên do Quốc Hội bỏ phiếu ngày 19.03.1947. Trên tờ L’Humanité, số ngày 13-4-1945 cũng viết lại lời tuyên bố của De Gaulle:

Đông Dương trong một sớm một chiều trở thành trong tầm tay của chúng ta..

Theo Jean Lacouture, Charles de Gaulle muốn khôi phục lại chế độ thuộc địa và những lợi nhuận từ chế độ đó mà ra. Đó là những ảo tưởng lớn về chính trị nơi de Gaulle.

Ngày 15 tháng 8, 1945, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng. Cùng ngày hôm đó De Gaulle tuyên bố: Kẻ thù đã đầu hàng, Đông Dương sẽ được tự do. Và vị trí của nước Pháp ở Đông Dương thật giản dị. Nước Pháp sẽ khôi phục lại chủ quyền của mình ở nơi này.

[23] Les mensonges de la guerre d’Indochine, Philippe Franchini, trang 23

Một con người được mô tả bề ngoài là tự cao đến phách lối, ích kỷ, tự coi mình như  trung tâm của vũ trụ, mặc dầu de Gaulle vẫn được coi là một nhân vật vĩ đại, nhưng dưới mắt Churchill, trong chuyến viếng thăm Paris về, ông đã viết thư cho Tổng thống (TT) Mỹ coi de Gaulle như một người đầy mặc cảm tự ty, mặc cảm yếu thế cần được nâng đỡ.

Không lạ gì, chỉ hai ngày sau khi mặt trận Điện Biên Phủ bị mất, de Gaulle dự trù một cách vụng về là sẽ xuất hiện trước dân chúng Paris với khoảng từ 100.000 người tham dự trở lên.

Kết quả số người tham dự ít ỏi như một thảm bại cá nhân của De Gaulle mà sau này Léon Noel đã thuật lại trong Sa Traversée du désert: Cuộc hành trình qua sa mạc mà de Gaulle và nhiều người khác đã trải nghiệm sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cái thất bại trải qua một sa mạc đó 4 năm sau vào năm 1958, de Gaulle lại chạm trán với vấn đề Algérie mà tự ông không tìm được lối ra. Một bước quan trọng đưa tới sự thất bại ở Phi Châu.

Nhưng điều chính yếu là người Pháp không muốn Mỹ dính líu vào  nội tình Việt Nam (VN). Vì thế mà D’Argenlieu, người của Charles de Gaulle được cử sang là để thi hành sứ mệnh ấy. Ông là người rất cứng rắn và bảo thủ nên không nhượng bộ Việt Nam bất cứ điều gì.

D’Argenlieu được cử sang Việt Nam là để khôi phục lại chủ quyền chính trị.

Phần tướng H. Leclerc được gửi sang Việt Nam là để ổn định trật tự bằng quân sự.

Vào năm 1942, với mục đích nâng đỡ những người Pháp tự do của Charles de Gaulle trong việc chống lại chế độ Đức Quốc Xã, TT Roosevelt có hứa để người Pháp duy trì những quyền lợi của họ ở hải ngoại. Nhưng năm sau, ông lại nói với con trai ông là Elliott, ông sẽ làm tất  cả mọi cách để chống lại tham vọng đế quốc của nước Pháp. Năm sau, ông đã đề nghị đặt Đông Dương dưới quyền bảo hộ quốc tế và yêu cầu nước Pháp trao trả nền độc lập cho nước này.”
Ba tháng trước khi chết, ông TT đã nói với ngoại trưởng Edward R. Stettinius: Bất cứ một  quyết định nào về Đông Dương lúc này đều quá sớm.”

Bối cảnh chính trị sau  chiến tranh thế chiến thứ hai cho thấy bài học của cuộc chiến tranh ấy đã không giúp ích gì cho người Pháp. Tất cả  những nhà lãnh đạo của cựu thuộc địa đều có trách nhiệm trong việc tái chiếm Đông Dương.  Thật vậy, bởi vì mọi người đều muốn lợi dụng cuộc chiến tranh này. Kể từ 1952 đến 1954, cuộc chiến tranh đã đem vào cho ngân quỹ của  chính phủ Pháp hằng  tỷ Mỹ kim của viện trợ Hoa Kỳ. Đã có lúc, hàng xuất khẩu lớn nhất của người Pháp không phải là những xe hơi Dauphine của hãng Renault hay nước hoa của vùng Grasse, mà là chiến tranh Đông Dương.

Đó là một cuộc buôn bán mà cả nước Pháp đã tham dự.

Cơ hội hòa bình và độc lập cho VN  bị  dang dở. Vì có rất nhiều người Pháp sợ hoà bình, sợ mất quyền lợi của họ ở Đông Dương. Họ không lý gì đến nội dung hội nghị Postdam đã giao quyền giải giới và kiểm soát quân đội Nhật ở phía Nam cho Anh. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, Hội nghị đã giao cho Trung Hoa Tưởng Giới Thạch kiểm soát.

Đến người kế vị TT Roosevelt, TT Truman với phe nhóm của ông đã ủng hộ và bảo vệ quyền lợi nước Pháp về những đòi hỏi quyền lợi của Pháp đối với Đông Dương. Một lần nữa, hòa bình bị bỏ rơi và chẳng lạ gì sau này, nước Mỹ đã phải bỏ ra 2 tỷ 500 triệu cho Pháp trong cuộc chiến này. Số tiền còn lớn hơn cả số tiền mà người Pháp nhận được trong khuôn khổ kế hoạch Marshall.

Phần ông Hồ, biết mình còn yếu thế, phải ép mình đi giây lúc với Pháp,  lúc với các đảng phái Quốc gia và với cả CIA của Mỹ ở Côn Minh. Qua việc cứu một phi công Mỹ bị rớt máy bay ở Sài Gòn, ông Hồ được tiếp xúc với tướng Claire Chennault và đã xin ông này chụp chung một tấm ảnh để làm bằng cớ, để có thể tiếp xúc với Mỹ. Và qua đó cơ quan OSS của Mỹ có giúp đỡ ông Hồ vào đầu năm 1945 trong một cuộc nhảy dù có bí hiệu Deer ở căn cứ của ông Hồ. Sự giúp đỡ bao gồm súng cá nhân, súng cối và lựu đạn.

Theo Vũ Ngự Chiêu, Charles Fenn, một nhân viên OSS tại đội Yểm Trợ Không Lực Dưới Đất (AGAS) được lệnh tiếp xúc với Hồ Chí Minh, nhờ đó ông Hồ đã nhận được vũ khí Mỹ, thuốc men và trang cụ .

[24] Vũ Ngự Chiêu: Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/ 1945,  Hợp Lưu số 113, trang 8

Mặc dầu vậy, sau này ông Hồ trong một dịp nói chuyện với Bảo Đại đã chán nản cho rằng, Mỹ chỉ là bọn con buôn tư bản mà thôi.

Ông Hồ Chí Minh thì muốn thương lượng, người Pháp thì không. Ông đã hạ bút ký Hiệp định Sơ bộ 6.3, tạm ước 14.9.  Người Pháp còn muốn gì nữa? Vì thế, chẳng lạ gì khi ông HCM vừa lên đường sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau vào ngày 12 tháng 6 năm 1946, ông dừng chân ở Biarritz thì một ngày sau đó ở Sài Gòn, Cao Ủy D’Argenlieu lập chính phủ Nam Kỳ tự trị, đưa ông Nguyễn Văn Thinh lên làm Thủ tướng. Và sau này là một số những người thân Pháp đã hợp tác với Pháp  như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Xuân, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Tâm.
Ông Hồ Chí Minh đã phải nằm chờ ở bên Pháp cho đến khi lập xong chính phủ do Bidault làm Thủ tướng, Moutet giữ bộ Pháp Hải ngoại. Theo lời thuật lại của Sainteny trong Histoire d’une paix manquée rằng, vừa tới phi trường Bourget, HCM bước ra ngoài cửa phi cơ thì có hàng ngàn thợ thuyền và chính khách đón tiếp: Ông Hồ hai tay run nói nhỏ bên tai tôi: Anh đừng rời tôi, thiên hạ đông quá.

Sau thất bại ở Hội nghị, phái đoàn Việt Nam đã lên đường về nước.

Riêng Hồ Chí Minh ở lại để cố gỡ gạc được cái gì mang về Việt Nam. Đêm 14 tháng 9, Hồ Chí Minh đến gõ cửa nhà Moutet ở số 19 đường Courcelles để ký tạm ước tay đôi giữa Moutet và  Hồ Chí Minh. Ký xong, Hồ Chí Minh nói với viên thanh tra đi theo hộ tống:

“Tôi vừa ký bản án tử hình tôi”.

Sau đó, ông Hồ đã chọn đi tầu thủy để về Việt Nam thay vì đi bằng máy bay, ông đã bị phản đối khi đi qua các ga Marseille, Toulon.

Hồ Chí Minh chỉ muốn tránh một cuộc chiến tranh không đồng sức nên phải thương thuyết, thương thuyết không được thì phải nhượng bộ để kéo dài thời gian. Ông đã làm hết cách những gì mà ông có thể làm, ngay cả cái nhục ký các các hiệp định sơ bộ cũng như tạm ước.

Việc ông Hồ Chí Minh chọn về Việt Nam bằng đường thủy thay vì dùng máy bay đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.  Ông rời Việt Nam 31/5 và chỉ có mặt ở Hải Phòng vào 20/10 trên tàu Dumont D’Urville. Về tới Hải Phòng, ông dùng xe lửa về Hà Nội và có khoảng 80.000 người đã đón tiếp ông trong chuyến trở về này …

CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT- PHÁP BẮT ĐẦU

Trong thời gian ông Hồ vắng mặt thì theo Stein Tonnesson, ông Giáp đã củng cố lực lượng Việt Minh bằng cách loại trừ các nhóm đảng phái như Quốc Dân Đảng, thanh toán đám lãnh đạo Đồng Minh Hội.

[25]Viet Nam 1946,  Stein Tonnesson, trang 87

Việc Pháp gây hấn ở Hải Phòng đưa tình hình chiến sự giữa hai bên nóng hẳn lên. Để đáp lại sự gây hấn này, Ông Võ Nguyên Giáp biết thế còn yếu nên tìm cách để xoa dịu tình hình …

Có thể nói, đây là giai đoạn mở đầu cuộc chiến mà phía Việt Nam là chống trả tự vệ.

Phải chăng tướng Võ Nguyên Giáp thuộc thành phần chọn lựa gây chiến tranh với người Pháp vì không có đường chọn lựa nào khác ? Vì thế, tối 19 tháng 12 năm 1946, tiếng mìn nổ đầu tiên ở nhà máy điện phát nổ như lệnh cho khắp nơi bắt đầu tấn công. Thành phố tối om. Tiếng tắc bọp chen lẫn tiếng liên thanh tạch tạch, tè.  Cứ thế, khắp nơi đều có tiếng nổ. Cho đến nay, nhiều người còn đặt câu hỏi: Pháp hay Việt Minh là người nổ súng đầu tiên? Bên nào khai phá mở màn cuộc chiến?

Tiếng mìn nổ ở nhà máy đèn là lịnh tấn công mở đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp của đại tướng Giáp.

Đi tìm hiểu tại sao tướng Giáp đã có quyết định tối hậu là tấn công quân đội Pháp, mở đầu cuộc chiến tranh? Thật ra chung quanh Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ các Tự Vệ ở tình trạng khủng hoảng, khích động đến không kềm giữ được nữa.

Theo ông Nghiêm Kế Tổ, chính tướng Giáp là người khai mào cho cuộc chiến tranh tàn khốc này. Ông viết:

-Biết rằng trước sau rồi chiến  tranh cũng xảy ra, ngày 19 tháng 12, Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công. Hà Nội bùng lên trong khói lửa, toàn quốc bắt đầu chuyển mình theo, bước luôn vào chinh chiến.

[26] Nghiêm Kế Tổ,  Việt Nam máu lửa, trang 79

Bao nhiêu nỗ lực thương thuyết của đôi bên đi tìm một giải pháp hòa bình nay được thay thế bằng súng đạn và máu lửa. Và những thây người thanh niên ưu tú ngã gục cho lý tưởng độc lập còn mỉm cười mãn nguyện trước khi sang bên kia thế giới!!

Cạnh ông Hồ còn có rất nhiều thành phần quá khích, muốn có chiến tranh và không thiếu cả những viên chức Nhật Bản thừa dịp này muốn chơi lại Pháp nữa. Nỗi lo lắng với ý muốn thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng bằng cách đánh Pháp đến không kiềm chế và chủ động được gì nữa. Sự thù hận chống Pháp dâng cao. Việc đánh Pháp hầu như không tránh được .

Xin để một nhân chứng trong cuộc mô tả lại tình trạng căng thẳng này của không khí Hà Nội chuẩn bị chiến tranh:

“Tại nội thành, người dân chuẩn bị chiến tranh, ụ đất mọc  lên như nấm, xẻ đường, đào hố, cây cối bị chặt gẫy tứ tung với cành lá xùm xòe hòng cản đường chắn lối xe cơ giới địch. Đối với dân chúng, chiến tranh trong trạng thái tâm lý, từng đoàn từng đoàn tiến ra Cửa Ô, từng nhóm, từng nhóm bàn tán xôn xao, sợ sệt nhưng khoan khoái. Bà già con trẻ đã đi nhiều, thanh niên trai tráng kiểm lại súng đạn, lau chùi lại dao găm, dao phay, mã tấu, soát lại lựu đạn nội hóa, lựu đạn chầy, vẻ mặt điềm tĩnh quả quyết. Hà nội chuẩn bị gấp rút mọi phương diện, mọi vấn đề, chẳng ai bảo ai, chờ ngày, chờ giờ, từng phút, từng giây. Những việc khiêu khích, khủng bố xung đột, ăn miếng trả miếng giữa binh gia Pháp và Tự vệ xẩy ra hằng ngày. Bầu khí ngày càng nặng nề, càng căng thẳng, càng hằn học, càng bực bội.

[27]Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu lửa, trang 79

Tất cả đều là những yếu tố góp phần trong quyết định nổ súng đánh Pháp.

Tiếng mìn đó đáp ứng lại tất cả những nhẫn nại, những nhượng bộ, những chèn ép của Pháp trong Hiệp định sơ bộ, trong việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị,  trong việc mang tầu chiến chiếm Hải Phòng.

Lúc đó, người viết bài này vừa tròn 8 tuổi, ở ngay khu nhà thờ Cửa Bắc đối diện với sở Hành Chánh Tài Chánh của Tây. Sáng hôm sau ngày bùng nổ kháng chiến, gần ngay cửa ra vào Sở Hành Chánh, hai chiếc thiết giáp trấn ngự ở cửa ra vào … Gần đó, khoảng vài trăm mét, có những khẩu súng làm bằng gỗ vứt ngổn ngang bên kia đường. Xe thiết giáp với đại liên đối đầu với những khẩu súng gỗ, dao găm, dao phay, lựu đạn chầy!!  Không biết bao nhiêu thanh niên tự vệ thành đã gục ngã trong những ngày đầu kháng chiến một cách oan nghiệt? Phần tướng Giáp và bộ đội Việt Minh đã rút về Hà Đông để “Bảo toàn lực lượng”.

Nhưng về mặt ngoại giao, về bề ngoài, ngày 30 tháng 11, Quốc hội Việt Nam còn gửi một thông điệp sang Ba Lê, yêu cầu Quốc hội Pháp làm trọng tài để giải quyết dùm mà nội dung như sau: Dân tộc Việt Nam chúng tôi cương quyết muốn hợp tác với dân tộc Pháp, nên yêu cầu Quốc hội Pháp nên can thiệp và gửi một Ủy ban tận chỗ mở cuộc điều tra.

Ngày 15 tháng 12, ông Hồ Chí Minh còn gửi cho ông Léon Blum đề nghị hai bên rút về vị trí trước ngày 20 tháng 11.

Pháp khẩn cấp gửi Sainteny có đủ quyền hành dân sự và quân sự sang Việt Nam. Ngày 02 tháng 12, Sainteny tới phi trường Gia Lâm đến gặp ông HCM. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt tiếp Sainteny và nói ông HCM cáo lỗi bệnh không tiếp được.

Cái bệnh của người làm chính trị trong lúc này thật hay giả khó biết được. Cuối cùng thì ông HCM cũng tiếp Sainteny trên giường bệnh. Câu chuyện của hai người có thể tóm tắt như sau:

Sainteny nói với ông Hồ:

- Ông thấy không, lúc còn ở Ba Lê, tôi đã nói, ông ở đây lâu là có hại lắm.

- Phải, nhưng ông qua đây cũng chậm quá.

Cho đến trưa ngày 18 tháng 12, Sainteny còn nhận được bức thư sau đây của ông Hồ Chí Minh:

“Kính gửi ông Sainteny. Bầu không khí càng ngày càng căng thẳng trong những ngày gần đây. Thật là đáng lấy làm tiếc. Trong khi chờ quyết định của Paris, tôi tin tưởng vào ông và ông Hoàng Minh Giám tìm ra một giải pháp ngõ hầu cải thiện được bầu không khí hiện nay. Xin ông nhận tình bạn  của tôi và lời chào trân trọng đến bà Sainteny”.”

Hồ Chí Minh.

Cùng giờ đó, ông Giáp còn yêu cầu đại tướng Morlière giảm bớt tình trạng căng thẳng bằng cách giải giới sự tập trung quân lính Pháp.

Và xin nhường lời cho ông Sainteny ghi lại biến cố như sau:

“Vào lúc 8 giờ, thành phố chìm trong một sự  im lặng nghẹt thở. Đồng hồ ở nhà thương Yersin, bên cạnh nhà của đại diện Pháp, thong thả đổ 8 tiếng, tôi nói với các người cộng tác của tôi:

Hình như chưa phải là chiều nay, vậy tôi về nhà xem sao.  Tôi vừa bước vào xe thì một tiếng nổ đinh tai và lập tức cả thành phố chìm trong bóng tối.  Trung tâm nhà đèn vừa bị phát nổ. Lúc đó là đúng 8 giờ 5 phút. Những  tiếng nổ lộp bộp phá màn đêm đang bao phủ thành phố và đồng thời chôn vùi luôn những cố gắng và hy vọng của chúng tôi.

Sau đó, Sainteny nhảy lên một xe có trang bị súng đại liên chạy về hướng sở Hành chánh Tài chánh, nhưng xe của ông bị trúng mìn, ông bị thương nặng với 20 vết thương trên đường Paul Bert”.

[28] Jean Sainteny vốn là một trong những người kháng chiến chống Phát Xít Đức nổi tiếng. Ông từng bị Gestapo Đức bắt làm tù binh vào ngày 7 tháng sáu 1944 và bị kết án tử hình. Ông đã vượt ngục thành công và liên lạc được với Bộ chỉ huy của tướng Mỹ Patton. Sau đó ông được chỉ định liên lạc với đại đoàn III của quân đội Hoa Kỳ và giúp họ những thông tin tình báo trong việc đổ bộ vào giải phóng Paris. Ông cũng là một trong những người Pháp đầu tiên đến Hà Nội đánh dấu sự có mặt của Người Pháp trở lại Đông Dương. Ông cũng là người ký thỏa hiệp mồng 6 tháng ba giữa Việt Minh và Pháp. Ông cũng từng tháp tùng Hồ Chí Minh khi ông này sang Pháp. Ông trở lại Hà Nội vào những ngày cuối cùng trước khi chiến tranh để đi tìm một giải pháp cứu gỡ cả hai bên ra khỏi cuộc chiến tranh. Ngay tối hôm 19 tháng 12, 1946, ông bị thương nặng như vừa trình bày ở trên.

Kết quả có 200 thường dân Pháp thiệt mạng và 40 lính Pháp tử thương.  Phía Việt Nam không rõ con số tử vong là bao nhiêu?  Ông Giáp ra lệnh tổng tấn công trên toàn diện lãnh thổ. Huế, Phủ Lạng Thương, Nam Định… Hải Phòng.

Trong Nam, ngày hôm sau, tự vệ mới bắt đầu nổ súng khắp nơi.

Phần chính phủ Việt Minh, họ đã chuẩn bị cuộc chiến tranh là di chuyển súng đạn, các cơ quan, giấy tờ vật liệu đưa lên chiến khu. Bộ độ chính quy được lệnh di chuyển ra đóng bao vây thành phố, thành lập An Toàn Khu tại vùng Hà Đông để sửa soạn đường thoát lui đã dự tính trước.

Và họ để lại Hà Nội cho các Thanh niên tự vệ thành- không được huấn luyện, không được trang bị vũ khí- chỉ có lòng nhiệt huyết- đối đầu với thực dân Pháp trong suốt hai tháng trời trước khi tan rã.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời thế nào về sự nướng quân này?

Sau này, nhiều nhà quân sự Pháp cứ tiếc hùi hụi là tại sao không cho quân Nhảy Dù trực tiếp nhảy xuống Hà Đông bao vây và bắt sống ông Hồ Chí Minh cùng toàn bộ bộ tham mưu của tướng Giáp.

Giả dụ điều đó xảy ra thì cuộc chiến Đông Dương đã ngã ngũ ra thế nào?

Chính D’Argenlieu cũng biết rất rõ nơi ẩn náu của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu trong một cái động ở Hà Đông. Ông đề nghị một cuộc đổ bộ bằng Nhảy dù xuống Hà Đông, chặn nút hai đầu vị trí ẩn náu của ông HCM và chắc chắn là có thể bắt trọn gói toàn bộ cấp lãnh đạo của HCM.

Nhưng  Bộ trưởng Hải ngoại Moutet đã từ chối giải pháp này viện cớ rằng: Nước Pháp không hành xử như những bọn cướp.

Phần Cao ủy D’Argenlieu chỉ muốn cắt đứt liên lạc với chính phủ Việt Minh, quét sạch quân đội Việt Minh ra ngoại ô rồi sẽ tìm cách liên lạc với một bất cứ một nhân vật quốc gia nào khác như Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Ngô Đình Diệm và xa hơn nữa với lá bài Bảo Đại. Bollaert được chỉ thị thay thế D’Argenlieu, ông này nghĩ đến việc qua Hương Cảng rước cựu hoàng Bảo Đại về.

Tướng Leclerc, sau khi đi thị sát tình hình khắp nơi về đã thất vọng phúc trình như sau: Cái lỗi lớn nhất của chúng ta là đẩy Việt Minh ra ngoài cho họ lập chiến khu, rồi đánh du kích. Nay Việt Minh đã ra chiến khu, lực lượng sẽ càng tiêu hao, phải đeo đuổi chiến tranh làm cho tài chánh, quân sự, kinh tế của Pháp phải kiệt quệ. Đây là một trận giặc hao mòn mà Pháp phải chịu đựng lâu dài. Leclerc kết luận: Muốn bình định, phải có hằng trăm ngàn quân lính và phải hai, ba năm.  Muốn thế, phải rút quân  lính ở Pháp qua đây tăng cường cho lực lượng viễn chinh. Phải cho họ độc lập chứ đừng hứa xuông.

[29] Tướng Philipp Leclerc là một trong những danh tướng của Pháp trong thế chiến hai, từng chỉ huy chiến đoàn thiết giáp của Pháp ở Phi Châu. De Gaulle khi phái Leclerc sang Việt Nam đã ra chỉ thị là sang Nam Việt là để ổn định tình hình ở đó. Còn đối với Bắc Việt, Leclerc chỉ được phép đưa lực lượng đến đó khi nào nhận được lệnh trực tiếp từ De Gaulle. Nhưng chính phủ của De Gaulle đã rút lui và Leclerc rảnh tay đổ bộ lên bờ biển Hải Phòng. Có sự bất đồng giữa Leclerc và D’Argenlieu trong việc lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị . Phần Leclerc, mặc dầu là một tướng quân sự, ông nhìn thấy trước một giải pháp quân sự sẽ chỉ đưa đến thất bại và không tránh khỏi sa lầy ở Việt Nam. Ông đệ đơn xin thuyên chuyển và Valluy lên thay thế ông

Quả thật, đúng như những lo ngại của Leclerc, cuộc chiến sau này ở Điện Biên Phủ đã chấm dứt mọi tham vọng của người Pháp ở Đông Dương. Và họ để lại Hà Nội cho các Thanh niên tự vệ thành- không được huấn luyện, không được trang bị vũ khí- chỉ có lòng nhiệt huyết- đối đầu với thực dân Pháp trong suốt hai tháng trời trước khi rút lui.

Ai là người đã tấn công trước mở màn cho cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất?

Theo ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông Hồ kể lại rằng sáng ngày 19, ông Hồ còn viết hai thư, một gửi cho tổng thống Vincent Auriol và một gửi cho thủ tướng  Blum kêu gọi hai người ngưng mọi sự khiêu khích và đổ máu đồng bào Việt Nam. Ông Vũ Kỳ có nhiệm vụ mang hai thư đó và một thư ngắn gửi cho ông Sainteny – người đại diện chính phủ Pháp ở Việt Nam. Sau đó ông đi gặp Hoàng Minh Giám và 12 giờ 30, ông trở lại Văn Phục. Ông Vũ Kỳ đã báo cáo công việc và cho biết Sainteny đã từ chối gặp Hoàng Minh Giám.

Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 19 Tháng 12, có bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Minh gồm ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp đã họp bàn với nhau tại Văn Phục. Ông Vũ Kỳ sau đó ghi lại từng chữ phản ứng của ông Hồ ghi lại rõ ràng như sau: Hừ, Thì đánh.

Cũng theo người viết tiểu sử về ông Giáp, ông Trần Trọng Trung trong sách Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có viết là trước sự từ chối của Sainteny, ông Giáp đã ra một lệnh thứ hai là tấn công vào lúc 8 giờ.

[30] Trần Trọng Trung, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trang 216-217. Ghi lai tóm tăt trong Stein Tonnesson từ các trang 255-259

Theo sử gia Stein Stennesson đã 4 lần gặp gỡ trao đổi với tướng Võ Nguyên Giáp và trong lần cuối cùng, họ đã đề cập đến ngày 19 tháng 12, 1946.  Và trong dịp này, tướng Giáp đã khẳng định chiến tranh là không tránh khỏi được. (Unavoidable). Mặc dầu quyết định là do lãnh đạo đảng đi đến quyết định chung, nhưng nếu không có quyết định của tướng Giáp phát động chiến tranh vào lúc 8 giờ tối ngày 19 tháng 12 thì sự thế Điện Biên Phủ không biết sẽ như thế nào.

Quyết định sinh tử ấy đã lôi kéo toàn thể cuộc đời tướng Giáp vào cuộc chinh chiến như sợi giây định mệnh mà cuối cùng kẻ còn lại bao giờ cũng là kẻ chiến thắng.

Và ngày hôm nay, ông ngồi lại kể những chiến tích mà ông đã đạt được dù bằng giá máu của hằng triệu sinh linh đã chảy ra.

Nhưng có lẽ chỉ mình tướng Giáp dùng cụm từ, chiến tranh là điều không thể tránh được để biện minh cho quyết định của ông và đối với những ai muốn mưu tìm Độc Lập thì chiến tranh là điều cần thiết phải xảy ra.

Chỉ còn lại ông Hồ Chí Minh, dù chiến tranh đã xảy ra, ông không để mất bất cứ cơ hội nào để khôi phục được Hòa Bình.

 

Thật kỳ lạ thay cho lịch sử, hai con người ấy khác nhau về nhiều mặt lại trở thành những kẻ hợp tác sống chết với nhau trong lịch sử chiến tranh VN hậu bán thế kỷ 20.

Vấn đề các Thanh niên tự vệ

Theo William J. Duiker, ông Giáp khi được ông Hồ Chí Minh hỏi liệu nếu có chiến tranh với Pháp thì ta cầm cự được bao lâu ở Thủ Đô? Ông Giáp trả lời là không quá một tháng, còn ở thôn quê thì khác, có thể kéo dài không biết đến chừng nào. Vì thế, quyết định đánh Pháp đồng thời cũng là quyết định rút quân về Tân Trào.

[31]William J. Duiker, The Communist Road to Power in Viet Nam, trang 124

Stein Tonnesson cũng khẳng định trong cuốn sách của ông rằng “quân đội chính quy của tướng Giáp đóng ở ngoại ô thành phố Hà Nội đã không bao giờ vào Hà Nội để tham gia cuộc chiến đấu. Có thể nhiệm vụ của họ là bảo vệ các cấp lãnh đạo và bảo toàn lực lượng”( Giap’s regular army, positioned at the ourskirts of the capital, never entered Hanoi to join the fighting. Its mission was, it seems to protect the leadership and hold itself in reserve).

[32] Stein Tonnesson, Viet Nam 1946 trang 202

Điều đó cho thấy cuộc tấn công này biết không thắng được Pháp, ông Giáp làm như thế như một cách thí quân? Danh xưng thường để gọi họ là Tự vệ Thủ Đô. Nhưng để thổi phồng họ lên, người ta đã gọi họ là Đội Cảm Tử. (Volontaires de la mort).

Dân quân tự vệ thay vì tấn công các đơn vị đóng quân của Pháp, họ đã tấn công các tư gia người Pháp và bắt làm con tin 200 người. Chưa kể 120 người khác đã bị giết hại một cách tàn bạo vv.

Trong khi đó, thiệt hại về phía quân đội Pháp hầu như không đáng kể. Con số chính thức là 40 người. Mở đầu cuộc chiến tranh chống Pháp với 40 lính Pháp tử thương và chỉ trong một ngày, quân Pháp đã cắm cờ tam tài trên Dinh chủ tịch thì điều đó cho thấy chiến tranh mang ý nghĩa gì?

Dinh chủ tịch mặc dầu bỏ trống vẫn do Tự vệ canh giữ và đến 4 giờ chiều hôm sau, người Pháp đã chiếm toàn bộ dinh này và được biết tất cả những dân quân tự vệ đã không một người nào sống sót. Người Pháp đã làm chủ tình hình thủ đô và ra lệnh phản công ngay từ 9 giờ 30 tối hôm trước. Và toàn bộ các khu Phố Tây đã dưới quyền kiểm soát của họ.

Cuộc tấn công này chỉ nhằm mục đích giết thường dân Pháp như một trả thù và hy sinh một cách không cần thiết những người thanh niên Thủ Đô.

Trách nhiệm tính chất cuộc tấn công này là tướng Giáp !! Trớ trêu thay  hơn 8 năm sau, khi vào Hà Nội ngày 9 tháng 10, 1954 thì ông Giáp đã để cái vinh dự ấy cho đơn vị gọi là Thủ Đô gồm một số ít người còn sống sót đã từng chiến đấu chống người Pháp những ngày đầu cuộc kháng chiến.

Trớ trêu nữa là không một tài liệu nào của tướng Giáp trình bày rõ ràng về giai đoạn này.

Nhân nhìn lại những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi đều thấy chua xót là họ đã hy sinh tuổi trẻ VN một cách không thương tiếc.

Người ta gọi cái đó là vinh dự và vinh quang, tôi gọi cái đó sự bẩn thỉu của chiến tranh trong đó người trẻ chết thay cho người già, người nghèo chết thay cho người giàu, người dân quê ít học chết thay cho người thành thị, dân quân chết thay cho bọn lãnh đạo. Đã có bao nhiêu tướng lãnh quân đội nhân dân chết ngoài mặt trận, đã có bao nhiêu con cái  các vị lãnh đạo và con cái tướng lãnh gia nhập quân đội!

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất cũng như lần thứ hai và cuộc chiến đánh sang Campuchia, tôi đều thấy một điều đau lòng là một số thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết đã trở thành những kẻ hy sinh một cách oan uổng trong cuộc chiến.

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, mặc dù số lượng thanh thiếu niên không nhiều, nhưng một cách nào đó họ trở thành vật tế thần ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến. Họ là những thanh niên thành thị thuộc đủ mọi tầng lớp- nhưng đặc biệt là các thanh niên thuộc các đảng phái quốc gia không cộng sản.

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai thì hằng trăm ngàn thanh niên trong lực lượng TNXP trở thành những kẻ chịu đựng nhiều gian lao khổ cực nhất, trong đó không nhỏ là những  người đi tập kết- những thành phần được coi là indesirable đã phải lên đường đi Nam. Tác giả Hứa Hoành cũng như Kim Nhật nói rõ về vấn đề như sau. Theo Kim Nhật:

“Giai đoạn này, những cán bộ miền Nam tập kết đưa ra Bắc trước kia đều có bổn phận phải trở về Nam, không về cũng không được, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng về sức khỏe và nhu cầu công tác ở miền Bắc. Ngay cả những cán bộ không phải là miền Nam tập kết, hoàn toàn lớn lên và sống ở miền Bắc, cả những đơn vị chiến đấu hàng Trung Đoàn cũng được đưa nối tiếp theo. Như vậy, cho đến cuối 1965, xem như chính quyền Hà nội đã vét hết dân Nam Bộ tống khứ về Nam”.

[33]Kim Nhật, Về R.. trrang 244

Ông Hoàng Hữu Quýnh, sau 25 năm tập kết ra Bắc  đã viết cuốn sách: Tôi bỏ Đảng đã viết:

Hồi ấy, người ta rất ghét người miền Nam tập kết. Nên hầu hết họ bị đưa vào miền Nam. Hàng vạn bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc đã hy sinh, số bị thương nặng chết dần chết mòn, số còn lại được đưa ra điều dưỡng ở các tỉnh Hả Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa…

[34] Vy Thanh, Lớn lên với đất nước, trang 630

Trong cuộc chiến đánh sang Campuchia, nay đến lượt  phần đông là các thanh niên sinh sống ở miền Nam trước 1975 phải lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Theo nhà báo Bùi Tín, trên một chuyến phi cơ từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh, có khoảng 20 thương binh thì cả 20 người đều là thanh niên ở các tỉnh phía Nam. Không có một thương bệnh binh nào gốc phía Bắc cả. Phải chăng có một chính sách quân dịch nướng thanh niên các tỉnh phía Nam tại chiến trường Campuchia?

Trở lại các câu chuyện chính của bài viết này là các tự vệ của thành phố Hà nội. Người ta được biết có khoảng 3.500 thanh niên Tự vệ thành tại các khu phố Hà Nội.

Nhưng theo tướng Vương Thừa Vũ- một người được Võ Nguyên Giáp trao trọng trách nhiệm vụ chỉ huy Tự vệ lúc bấy giờ- cho biết chỉ có khoảng 2.500 người mà thôi.  Và chia ra thành năm tiểu đoàn. Tướng Trần Độ lúc ấy mới 23 tuổi được giữ nhiệm vụ Chính ủy khu 11, ông Trần Quốc Hoàn làm đặc phái viên, ông Nguyễn Văn Trân làm Bí thư đảng ủy.

Cho đến bây giờ, tôi còn đặt nhiều câu hỏi nghi vấn là trong những giờ phút các Tự vệ giao tranh với binh đội Pháp, tất cả những vị chỉ huy ở đâu, vai trò họ là gì và làm gì? Không một chi tiết cụ thể nào được trình bày.

Nhưng đặc biệt ghi nhận là có một cựu sĩ quan Nhật đào tẩu có lấy tên Việt Nam là Ái Việt làm cố vấn cho ông Vương Thừa Vũ.

[35] Một chi tiết cần lưu ý là trong hàng ngũ các sĩ quan cao cấp của Việt Minh-không phải chỉ có minh tướng Võ Nguyên Giáp- Bên cạnh đó có nhiều sĩ quan giỏi, được huấn luyện đầy đủ, có kinh nghiệm chiến trận. Nhưng đã không được trọng dụng như tướng Giáp. Đó là các tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình, Hoàng Sâm, Lê Thiết Hùng và Vương Thừa Vũ. Cách này cách khác họ đã không được trọng dụng hoặc bị loại tùy theo trường hợp.

Họ thường không được huấn luyện, hoặc chỉ được huấn luyện sơ sài trong vài ngày về cơ bản quân sự. Và nhất là không được trang bị vũ khí đầy đủ. Có khi chỉ được trang bị một quả lựu đạn chầy hay một quả lựu đạn nội hóa, hoặc chỉ có gươm giáo, ngay cả chỉ có gậy gộc. Nói chung là có gì xử dụng nấy một cách tùy tiện và xô bồ lại không có tổ chức cũng như kỷ luật.

Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ khu phố bằng cách đặt những chướng ngại vật  như nệm giường, tủ bàn ghế, hay các ụ đất như tuyến phòng thủ.

Sự trang bị và phòng thủ như thế thật quá sơ sài như trò chơi và trở thành mục tiêu bắn phá của đại liên trên xe thiết giáp của Pháp. Để liên lạc  hoặc di chuyển đi chỗ khác hoặc với khu phố khác thì họ đục tường các nhà để chui qua các lỗ hổng. Đằng khác, nhiều gia đình đã theo lệnh  tiêu thổ kháng chiến nên đã bồng bế nhau ra khỏi thành phố bằng cách gồng gánh, thồ bằng xe đạp hoặc bất cứ phương tiện nào.

Chỉ còn lại cảnh vườn không nhà trống và những người tự vệ có bổn phận bảo vệ khu phố.

Xin ghi lại quang cảnh bấy giờ một cách sống động và trung thực của một người trong cuộc:

Mười giờ sáng, trời u ám và gió lạnh ùn mây. Những ngả đường đông đúc nhất, bây giờ vắng lặng như canh khuya. Tàu điện đâu cả? Nghe nói dồn hết về phía ngoại ô. Dăm bảy bóng người loáng thoáng trông như lạc lõng. Mọi nhà đều đóng kín, dọc Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Đào, Hàng Ngang…, đầu Hàng Buồm vài cánh cửa hé mở, lấp ló vài chú Hoa Kiều. Rác phơi đầy ngã tư, không ai hốt nữa. Thủ đô chết dần trong hiu quạnh.

Trên đường ra khỏi thành phố, tôi thấy buồn về thời cuộc, không biết rồi đây mọi sự sẽ diễn biến ra sao?

Suốt dọc sông Nhuệ, từ tỉnh lỵ Cầu Đơ đến Tó, Hữu, Cự Đà, Khúc Thủy, dân thành phố về tạm trú rất đông, ngày ngày lũ lượt rong chơi hai bên bờ, chờ thuyền, chờ xe qua lại để hỏi tin tức hay đón mua tờ báo duy nhất là tờ Cứu Quốc. Và rau, gạo, thịt, cá được dịp lên giá đắt hơn tôm tươi. Giấy bạc cụ mới in, được tung ra khá nhiều (…) Nhưng đến gần tết Đinh Hợi, nhiều người đã lo lắng, bộ đội và tự vệ đã rút hết, Pháp làm chủ Hà Nội và tỏa ra các làng phụ cận. Chánh phủ đã lùi xa hơn về phía Trúc Sơn, chùa Trầm, Sơn Tây, Phú Thọ. Lịnh rời khỏi Hà Đông 30 cây số được truyền đi và nhắc đi nhắc lại …gắt gao. Càng ngày càng nhiều tin đồn dữ dội: thanh niên ở tại Thủ Đô bị Pháp sát hại hằng trăm và đem chôn vùi bên cạnh tòa án.

Ông đốc học NQO, mấy con trai ông giáo D, bác sĩ NVL, cùng gia đình đều bị lính Pháp vô cớ bắn chết. Moutet đã bay về Ba Lê, sau khi đổ lỗi gây hấn cho Việt Minh và ra lệnh đánh dẹp.

Một số người cho là tình thế đã ngã ngũ, Pháp thắng thì Hà Nội yên, ai không chiến đấu có thể trở lại làm ăn. Nên họ nhất định không đi xa, bị giục rời khỏi làng này thì họ sang làng bên cạnh, và lấn sát tới ngoại ô, Quang, Lũ, Chèm Vẽ, Nghi Tàm, Gia Lâm rồi chờ lúc thuận tiện, họ liều kéo vào thành phố …

[36] Những ngày chưa quên, Ký sự 1939-1954, Đoàn Thêm, trang 106-108

Phần người viết bài này vào lúc đó bơ vơ, không gia đình và quá nhỏ để chạy theo người lớn. Tôi nhìn Hà Nội tản cư trên bờ đê sông Hồng Hà với bóng những người dân Hà Nội chạy trên đê hiện trên nền trời nổi bật như một cảnh của đèn kéo quân. Sáng hôm sau  rón rén lảng vảng gần sở Hành Chánh Tài chánh, tôi nhìn thấy hai chiếc xe thiết giáp chắn ngang cổng sở Hành chánh và chĩa súng sang hai bên như thị uy.

Gần đó, có một số súng gỗ vứt rơi lại. Chắc là súng do Tự vệ bỏ lại. Tiếng súng tắc bọp bắt đầu nổ vào khoảng  8 giờ tối- cũng là giờ ăn cơm tối của lính Tây. Sau một hai tiếng nổ lớn thì điện nhà đèn tắt phụt. Cả Thành phố tối đen.

Tiếng súng thưa dần và tôi đi ngủ ở gầm cầu thang lúc nào không hay. Kể từ đó, tôi sống thân phận loài chuột chui rúc qua các khu phố cổ để kiếm đồ ăn, gạo người dân còn để lại. Càng về sau thì phải liều lĩnh ra đến ngoại ô để kiếm rau tươi ở các vườn rau bỏ hoang.

Chẳng còn nhớ lúc nào thì Tây bắt đầu phân phối gạo và muối theo đầu người. Vậy là sống được.

Nhưng vấn đề tôi muốn đưa ra ở đây là ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp nghĩ gì mà lại giao trách nhiệm  bảo vệ thủ đô Hà Nội cho một đám thanh niên chưa hề bao giờ cầm súng? Trong số 3.500 thanh niên tự vệ, tôi xin nói rõ thêm là có 200 phụ nữ và khoảng 100 trẻ con !!

Tôi thâm tín rằng họ đã hy sinh một cách oan uổng !!

Nhiệm vụ bảo vệ Thủ Đô là trách nhiệm của những người lãnh đạo và bộ đội, nào phải họ? Được biết bộ đội của tướng Giáp thu gom được khoảng 40.000 người, chia thành 35 tiểu đoàn và 3 đơn vị pháo binh. Súng ống thì ngoài một số tước được hoặc được chuyển giao từ quân đội Nhật hoặc dùng tiền để hối lộ quân đội Trung Hoa để mua vũ khí?

Nhưng một điều khá quan trọng như một tiết lộ bí mật là qua một số tài liệu sưu tầm của các tác giả Mỹ, tôi được biết một số không nhỏ thành phần tự vệ cứu quốc đội là VNQDĐ và một số Đồng Minh Hội. Những thành phần này hăng say và chống Pháp đến cùng. Chưa kể còn một số Dân quân tự vệ là người Thiên Chúa giáo vốn là những thành phần cực đoan không tương nhượng người Pháp !!

[37]Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans, trang 176-178

Tất cả những thanh niên tự vệ này để lòng yêu nước lên trên hết và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Thủ đô ngay cả biết chắc chắn cái chết cầm trong tay. Chúng ta không có con số chính xác về số người này cũng như số tổn thất của họ.

 

Trong số những người thanh niên bạc mệnh đó có bố của nhà sử học Dương Trung Quốc – ông Dương Trung Hậu, tại nhà số 23 Ngõ Gạch, lúc đó vợ ông đang mang bầu được 3 tháng và mong muốn đặt tên con  sau này là Dương Trung Quốc trước khi xông ra trận. Và ông đã hy sinh ngay từ những ngày đầu tại Khu Đồng Xuân!

Tài liệu chính thức từ các dồng chí của ông Dương Trung Hậu (DTH) đã ca tụng là “ông DTH sau khi diệt hơn chục tên địch cũng bị đạn pháo trúng vào đầu. Tiếp theo lại thêm đồng chí Thắng, công an xung phong ngã xuống”.

[38] Trích Vũ Tâm

Con liệt sĩ Dương Trung Hậu nay là nhà sử học, đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc có thể nào lên tiếng minh xác về việc bố ông đã diệt được hơn 10 giặc Pháp trong tổng số 40 lính Pháp bị tử thương  hay không?

[39] Tên Dương Trung Quốc theo sự giải thích của chính ông DTQ sau này cho tác giả Stein Tonnesson không có nghĩa là người Trung Quốc, mà có nghĩa là Trung với nước. Ông DTQ được sinh ra ngày mồng 3 tháng sáu, 1947 khi cha ông đã mất .. Đọc thêm  Stein Tonnesson, Ibid, trang 234

Ngày hôm nay, trước lịch sử, tôi muốn đặt trách nhiệm tàn sát những người thanh niên tự vệ trên vai vị tướng  trên 100 tuổi và của đảng cộng sản VN. Đây là một  món nợ máu mà họ phải trả cho sự hy sinh vô ích của tuổi trẻ VN cho những tham vọng của đảng cộng sản.

(Bài còn tiếp phần hai và phần ba)

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt



[1] Philippe Franchini, Les mensonges de la guerre D’Indochine

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]  Stein Tonnesson, Viet nam, 1946, trang 87

[9]

[20]  urrey

[21]  The Indochinese Experience of the French and the Americans.. Arthur J. Dommen, trang 120-121

[22]  Chính Đạo, Võ Nguyên Giáp 1912(1911)- ?. Nhìn lại bản Lý lịch tự khai,  Hộp Lưu 111, 2010

[23]  Les mensonges de la guerre d’Indochine, Philippe Franchini, trangh 23

[24] Vũ Ngự Chiêu, : Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam ( 3-8/ 1945,  Hợp Lưu số 113, trang 8

[30]  Trần Trọng Trung, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trang 216-217

[34] Vy  Thanh, Lớn lên với đất nước, trang 630

[36] Những ngày chưa quên, Ký sự 1939-1954, Đoàn Them, trang 106=-108

[37] Tên Dương Trung Quốc theo sự giải thích của chính ông DTQ sau này cho tác giả Stein Tonnesson không có nghĩa là người Trung Quốc, mà có nghĩa là Trung với nước. Ông DTQ được sinh ra ngày mồng 3 tháng sáu, 1947 khi cha ông đã mất .. Đọc thêm  Stein Tonnesson, Ibid, trang 234

[38]  Trích Vũ Tâm

13 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp [3]”

  1. An Nam says:

    Chỉ nên có tên đường CÂY ĐA NHÀ BÒ VÕ NGUYÊN GIÁPCuốc hội đang cho tụi nghị gật đặt tên đường cho Võ Nguyên Giáp, Dân Việt có lời “đồng thuận” như sau: Đường vừa làm xong đã ổ voi, ổ trâu, ổ chó. Tướng thì hèn nhát, nướng quân, tranh công của người khác, nói phét, lừa bịp, hết làm con nuôi mật thám Pháp giết hại đông bào lại làm tay sai cho Nga Xô, Trung Cộng, ôm chân hit d tụi Linh Nông Trọng Mười Đồng… Đường không ra đường, tướng không ra tướng mà cũng bày đặt tên nọ tên kia. 

  2. An Nam says:

    Chỉ nên có tên đường CÂY ĐA NHÀ BÒ VÕ NGUYÊN GIÁP

  3. pt says:

    Chế độ cộng sản rước họa vào nhà theo chủ nghĩa mác le mao , tiens hành cái gọi là * Cuộc cách mạng CCRĐ tại MB VN từ 1953 – 1956 . Dưới sự chỉ giáo của chúa đảng Stalin truyền cảm hứng cho Mao – Hồ lấy ( đấu tranh giai cấp ) làm phương châm cho chủ thuyết …Dựa trên * Thổ địa cải cách của TQ ) do Mao chủ xướng và trực tiếp đưa cố vấn TQ vào miền Bắc VN đễ gây ra cảnh ‘ đấu tố ‘ giết chót dã man gây cảnh nồi da nấu thịt , tương tàng cốt nhục với khẩu hiệu *( Trí , địa , phú ,hào đào tận gốc trốc tận rễ ) …Cuộc CCRĐ sai lầm này sau tập đoàn cs VN lại đổ vấy cho Trường Chinh chịu tội thay đảng cs . Sau đó trước HN HCM khóc thầm và lấy khăn chặm nước mắt ….Nhưng đến giờ đcs vẫn không thật sự nhận sai lầm , cuộc tranh trừng đãm máu , khét tiếng này . Tiếp sau là phong trào NVGP cũng nhằm mục đích triệt tiêu trí thức . Thời đó mà TRẦN DẦN đã có mấy câu thơ đễ đời .
    Ta bước đi
    Không thấy phố
    Không thấy nhà , chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ !

    Thật là bi thảm cho DT VN đang hằng ngày chìm ngập trong những cảnh đàn áp , hãm hại tàn bạo của một tổ chức mà được tuyên truyền , mị dân là đảng quang vinh , đảng lãnh đạo , bác Hò kính yêu , những thức tế cái sự nói láo không có phản biện nên nhiều người nghe mãi thành quên cùng nhau chấp nhận và thảo hiệp và chỉ chuyen chơi trò định hướng có chủ đích một chiều .

  4. Vnvn says:

    Biết mình dùng phải liều thuốc độc CS , biết mình ảo giác , biết mình hoang tưởng . Nhưng mấy mươi năm qua , tướng Giáp vẫn không thể tự mình Cai thuốc . Đây quả là một điều thật đau khổ cho một người làm tướng , cũng như mới thấy được sự đáng sợ của ĐCSVN khi xử dụng biện pháp kìm kẹp

  5. Thắc-Mắc says:

    Một lần nữa cảm ơn NVL đã thỏa-mãn sự mong-đợi của một người đọc như tôi, trong việc sưu-tập, trích-dẫn những tài-liệu có giá-trị làm nên bài chủ này. Trong những bài trước, tôi đã vội-vã có những phản-hồi thiếu chín-chắn đối với tác-giả về việc dùng những tài-liệu tương-đối khách-quan để viết về VNG. Giờ thì khác.
    Trong bài viết, có đoạn nói về D ‘ Argenlieu tiếc đã không thực-hiện việc thả đơn-vị nhảy dù tóm trọn ổ HCM, VNG và ban lãnh-đạo của chúng khi rút về trú tại Hà-Đông, vì sự không đồng-ý của Moutet, Bộ-trưởng Hải-ngoại Pháp, với câu hỏi sau đó rằng, nếu bọn này bị bắt hết, thì tương lai VN sẽ về đâu. Tôi xin đơn-giản đóng-góp một câu trả lời : Thứ nhất, cho dù Pháp có thiết-lập một chính-phủ bù-nhìn của người VN không cộng-sản, thì có chậm lắm chừng mươi năm sau, VN cũng sẽ được giao-trả độc-lập như Tunisie, Maroc, Ấn-độ v.v..; thứ hai, điều chắc-chắn là VN không có chiến-tranh, không có hàng triệu sinh-linh chịu chết, thương-tật v.v.. và với một hậu-quả như VN hiện nay.
    Trong bài viết cũng có đoạn nói rõ về sự hy-sinh to lớn của Đoàn Tự-vệ, tuy hăng-say, cuồng-nhiệt yêu nước nhưng thiếu huấn-luyện, thiếu vũ-khí. Có gì lạ đâu đối với HCM, VNG và đám lãnh-đạo – lúc bấy giờ đã đang rút xa khỏi Hà-nội, bảo-toàn lực-lượng, nhân-sự, vũ-khí v.v…Đó là kế-hoạch của đám đồ-tể này, dùng gần 3000 Tự-vệ làm lá chắn cho chúng an-toàn rút lui. Số người này bị giết, hầu như bị giết sạch ư ? Yên-tâm, họ sẽ được Đảng CSVN khen-ngợi, hoan-hô khi chúng thành-công sau này. Chúng đâu nướng quân, đó là chiến-thuật, chiến-lược, là phương-sách bắt-buộc mà.
    Bộ mặt VNG chỉ để hé lộ một ít qua giai-đoạn đầu đó thôi. Nhưng đừng quên sự tiếp tay đắc-lực của Trần Quốc Hoàn, Trần Huy Liệu, v.v..trong việc bắt cóc, ám-sát những người yêu nước khác không cộng-sản.
    Hy-vọng bài viết còn tiếp-tục để cho thấy rõ nét vai-trò của VNG những giai-đoạn sau, để cho mọi người hiểu rõ : VNG, ông là ai ?

  6. Rau Muống Rửa Trong Bồn Cầu Của Mỹ Ngụy says:

    Hồ chí minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, v.v. và bọn đảng viên CSVN rất giỏi trong việc “xúi trẻ ăn cứt gà”. Khi nào bọn CSVN yếu thế là bọn chúng lại dúi đầu vào đũng quần phụ nữ, đít trẻ con, và đẩy họ lên xung phong trên tuyến đầu, thí dụ như các bà mẹ miền Nam và trẻ em Lê Văn Tám(dù là giả tạo). Khi bọn CSVN nắm được quyền bình trong tay, thì phụ nữ trẻ em là những nạn nhân đầu tiên, thí dụ như bà Năm. Do đó việc tên Giáp giao thành phố HN cho một đám thanh niên chưa hề bao giờ cầm súng, phụ nữ, trẻ em, lúc bấy giờ, cũng là một trong những thủ đoạn mưu mô cố hữu của Giáp. Xin cám ơn bài viết của tác giả vì chúng ta cần phải vạch rõ những tên tội phạm của nhân dân và đất nước VN để con cháu sau này được tỏ tường. Giáp chỉ là một tên tướng hèn, đội quần cho phụ nữ. Có một câu nói mà ít ai ngờ được lại chính là của Giáp, khi bị dân chúng chửi là “Thằng đội quần”, thì Giáp anh hùng đáp trả “Đội quần cũng như đội vải, có gì đâu mà nhục”. Thật là nhơ nhuốc cho tên tướng hèn và đáng xấu hổ cho bọn ngoại quốc vốn kém hiểu biết về bọn súc vật HCM, Giáp, v.v. nên đã viết nhăng viết cuội hầu mua lấy chút bã danh lợi. Thời đại internet toàn cầu ngày nay đã chiếu rọi ánh sáng của SỰ THẬT vào bọn CS, từ Nga sang Tàu, từ Tàu sang VN Bắc Hàn Cuba, khiến cho bọn chúng lộ rõ bộ mặt cầm thú lưu manh độc ác. Bọn chúng sẽ bị tiêu diệt bởi Ánh Sáng, đó là chân lý!!!!

  7. quang phan says:

    Những đại đồ tể Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp :

    Khi bị ông Daniel Guérin ( thuộc Ðảng Xã Hội Pháp) truy vấn về cái chết của ông Tạ Thu Thâu, Hồ chí Minh trả lời: “…Nhưng tất cả những ai không theo đường lối tôi vạch ra, đều sẽ bị tiêu diệt”.

    Ngày 26/12/1956, trên trang đầu của Tạp Chí Cách Mạng Đồng Minh Hội, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa ái quốc cần bị tiêu diệt, để thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản”.

    Trong Ho Chi Minh on Revolution, tác giả Bernard Fall kể: “Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một liều thuốc rất công hiệu: Sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới”.

    Tác giả William Duiker : Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ngày 1/9/1939 , có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Ðệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ mật thám Pháp đã tóm hết những lãnh tụ đầy đi New Hebrides, New Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp xa Ðông Dương… Sau này nhiều sử gia và những chuyên gia về chính trị quả quyết chỉ có Cộng sản Việt nam có tài liệu và khả năng làm một việc có tính tình báo chiến thuật đó .

    Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi Lễ Tế cờ của Hồ Chí Minh là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau : Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba Kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội.

    Tác giả Bùi Diễm (đảng Đại Việt) trong quyển Gọng Kìm Lịch Sử viết: Không một nhóm nào, một tổ chức nào, một đảng phái nào đứng ngoài mặt trận Việt Minh mà thoát khỏi. Tôi không dám ngủ ở một nơi nào hai đêm liền. Đi đâu thì cũng phải nhìn trước nhìn sau, canh chừng đủ mọi thứ, đủ mọi người và khẩu súng lục giắt ở sau lưng có lẽ là một thứ vật dụng được nghĩ tới ngày đêm. Ông Trương Tử Anh cũng sống như vậy. Vì Việt Minh thừa biết ông là đảng trưởng Đại Việt, nên ông bị truy lùng gắt gao, bởi vậy mà đêm nào ông cũng phải rút về những nơi an toàn.

    Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật : Suốt cuối tháng 8, đầu tháng 9-1945, những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê. Nạn nhân phần đông là những người có đôi chút tiếng tăm hay gia sản. Cán bộ Cộng sản chụp cho họ cái mũ “Việt gian” để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo này. Khi bị báo chí chất vấn về những vụ bắt bớ bừa bãi, phó chủ tịch Mặt trận Việt Minh kiêm bộ trưởng Tuyên Truyền Trần Huy Liệu trân tráo đáp: “Tất cả những người bị bắt giữ đều là những người có tội với quốc dân .

  8. quang phan says:

    Cuộc chiến tranh chống Pháp do Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp lãnh đạo ngoài mặt mượn cớ đánh đuổi thực dân Pháp nhưng thực tâm chỉ để xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam và phục vụ Đệ Tam Cộng Sản Quốc tế của Liên xô :

    Trong tuyển tập Max-Engels, do nhà xuất bản Sự thật Moskva 1978, viết : “Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải mang hình thức dân tộc, để giai cấp vô sản phải thanh toán xong giai cấp tư sản của nước mình trước đã ” .

    Trong “Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Hồ chí Minh xác nhận: “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là quốc tế “.

  9. quang phan says:

    Những kẻ nào vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, làm tay sai cho ngoại bang ?

    Trả lời: Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp .

    Trong cuốn Bác Hồ Trên Đất Nước Lênin (do Hà nội xuất bản), Hồng Hà đã trưng văn kiện chính thức của ban chấp hành Quốc Tế Cộng Sản ghi rõ ngày 14-4-1924 chứng nhận: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản”.

    Lãnh Tụ Liên Xô Khrushchev , trong quyển hồi ký , đã viết: “Hồ Chí Minh là tông đồ nhiệt thành của tôn giáo Cộng Sản, là vị thánh của chủ nghĩa Cộng Sản, người nhiệt thành xả thân vì đại nghĩa… Các bạn phải tôn kính người này, hãy quỳ gối trước ông ấy để tỏ lòng biết ơn về những đóng góp vô vị lợi của ông ấy cho chính nghĩa Cộng Sản, đã dành cho nó tất cả sức lực và khả năng của mình” .

    Ngày 26/12/1956, trên trang đầu của Tạp Chí Cách Mạng Đồng Minh Hội, Hồ Chí Minh đã viết một bài: “Chủ nghĩa ái quốc cần bị tiêu diệt, để thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản”.

    Trong cuốn “Tuyển Tập Hồ Chí Minh”, xuất bản năm 1960, trong bản “Báo Cáo Chính Trị”, đọc trước Đại Hội Đảng lần thứ II, Hồ chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Sau ngày Cách mạng tháng Mười (Nga) thành công, Lê-Nin lãnh đạo việc xây dựng Quốc tế Cộng sản. Từ đó, vô sản thế giới, cách mạng thế giới thành một đại gia đình, mà đảng ta là một trong những CON ÚT của đại gia đình ấy”.

    Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, Hồ chí Minh viết rõ hơn: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lénine và Quốc Tế 3 là một Đảng Cộng Sản Thế Giới. Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các đảng không được làm” .

    • nguenha says:

      Và vì thế, khi Hồ chết, Hồ nói:”Hồ về với Mác,với Lê’(di chúc),Ai nói Hồ yêu nước ,xin “giơ tay” cho biết.Hết trích./

      • quang phan says:

        Tư tưởng vọng ngoại, nịnh bợ ngoại bang :

        Ngày 8/2/1941, Hồ đã trở về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Và khi ở tại hang Cốc Bó (tiếng địa phương nghĩa là “đầu nguồn”, còn gọi Pác Bó là tên làng)( tỉnh Cao Bằng) khi thấy phía dưới chân núi có một con suối chảy ngang , Hồ nói: “Mình vừa nẩy ra cái ý hay, dòng suối này của ta đẹp quá, trong xanh như ngọc, lại bắt nguồn từ đây, nên đặt tên là suối Lê Nin. Còn ngọn núi hùng vĩ phía sau, bên phải kia, chúng ta gọi là núi Các Mác…”.

  10. quang phan says:

    Võ nguyên Giáp có phải là người ái quốc hay không ?

    Trong cuốn The Victor in Vietnam , tác giả Peter McDonaldMacDonald viết: Võ nguyên Giáp vẫn còn trung thành một cách nô lệ mù lòa với Thánh kinh Marx -Lenin-Hồ. Niềm tin mà Võ nguyên Giáp Giáp sùng bái nay không còn được tin tưởng .

    Vậy chớ người Cộng sản nghĩ gì về chủ nghĩa quốc gia ?

    Trên tờ báo Thanh Niên phát hành ở Quảng Châu ngày 20/12/26, Hồ chí Minh viết rằng: “Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.

    Ngày 26/12/1956, trên trang đầu của Tạp Chí Cách Mạng Đồng Minh Hội, Hồ Chí Minh viết : “Chủ nghĩa ái quốc cần bị tiêu diệt, để thay thế bằng chủ nghĩa Cộng sản”.

Leave a Reply to An Nam