WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Võ Nguyên Giáp- Điện Biên Phủ- và chai rượu Whisky

dbp

Chiến thắng Điện Biên Phủ cuối cùng đã làm nên tên tuổi tướng Giáp. Nói đến tướng Giáp là nói đến ĐBP. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là sự thất bại của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Nó đánh dấu sự cáo chung của chế độ thuộc địa ở Đông Dương và mở ra một kỷ nguyên mới cho các nước thứ ba, các nước Á Châu cũng như Phi Châu trên toàn thế giới.

Một cách nào đó, nó cũng là nguồn hứng khởi (Global perspective) cho các nước bị trị muốn mưu cầu dành độc lập. Nhưng tiếc thay và cũng may thay, nguồn gợi hứng ấy không có mấy nước bị trị nào thực hiện được như trường hợp Algérie bốn năm sau VN.

Sau thế chiến thứ  hai, các nước thực dân Đế Quốc đều mệt mỏi suy yếu vì chiến tranh nên mộng đế quốc tan vỡ .. Xét theo cái chiều dài lịch sử toàn diện của chủ nghĩa thực dân ấy nó mạnh mà thành yếu. Sự cáo chung của chủ nghĩa có vẻ không xa.

Xét hoàn cảnh của kẻ đi cai trị (colonizer) và kẻ bị trị (colonised) người ta nhận ra vai trò chủ nhân ông đã đảo ngược vị trí tùy hoàn cảnh mỗi nước.

Nước Anh chủ trương chính sách mở cửa(open door policy)đối với các nước thuộc địa. Chính sách của anh xem ra phù hợp với thời đại và nguyện vọng của các nước bị trị nên tránh được những cuộc chiến tranh không cần thiết.

Nước Pháp dùng một chính sách cai trị hàm hồ (ambiguous policy) vừa muốn cai trị vừa muốn khai hóa, vừa muốn khai thác, vừa muốn hợp tác, vừa có thực tâm, thiện ý vừa có mưu toan. Vì thế đã đưa đến nhiều ngộ nhận và dẫn đưa đến con đường cùng không tránh được giữa đôi bên: Đó là chiến tranh.

Điều đó có nghĩa rằng có nhiều con đường dẫn đến độc lập- có kiểu Anh, có kiểu Mỹ- Nhiều con đường dẫn đến La Mã chứ không nhất thiết chỉ có một con đường: con đường chiến tranh.

Vì thế, tôi gọi Điện Biên Phủ của VN là một con đường một chiều dựa trên những tiền đề như : bạo lực-cách mạng- chủ nghĩa-chiến thắng. ĐBP đã trở thành ngày 14 tháng bảy của chế độ giải thực.

Tuy nhiên khi chiến tranh kết thúc chế độ thực dân Pháp, người ta hy vọng một thời  kỳ an bình, không còn chiến tranh. Thật sự những người có trách nhiệm ký vào bản Hiệp Định ấy cũng không tin tưởng gì vào những điều khoản đã được long trọng chấp nhận và ký kết. Tưởng rằng yên, tưởng rằng hòa bình, tưởng rằng xếp lại binh đao là một ảo tưởng. Con đường một chiều Điện Biên Phủ lại được nối tiếp con đường mòn Hồ Chí minh chạy dài từ Bắc chí Nam.

Nó  là con đường cực kỳ gian khổ mà Claude Groulet lấy làm tựa đề cho chương sách đầu tiên của ông. Sự hy sinh lần này sẽ là vô bờ bến, vượt sức người đến độ Claude De Groulet đã viết như sau:

Naitre au Nord  (Sinh Bắc)

Mourir au Sud (Tử Nam)

1 Claude Groulet, Viet Nam 54-73, trang phần mở đầu

Tựa đề ấy, thực tế bình tâm mà nhìn lại thấy đúng và đau xót lắm chứ!!!

Từ  đây nó lại mở ra một cuộc phiêu lưu mới cho những kẻ chiến thắng. Một phiêu lưu tai hại dẫn đưa cả đất nước vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp gấp 10 lần Điện Biên Phủ:

Đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

Với một kẻ thù mới, danh xưng mới, chiêu bài mới: Chủ  nghĩa thực dân mới-Giải phóng miền Nam.

Nay thì  ai cũng biết rằng đó chỉ là những chiêu bài ngụy tạo như kiểu: Phù Lê, diệt Trịnh. Trịnh bị tiêu diệt thì Lê cũng mất luôn.

Cuộc chiến tranh lần hai này không hẳn là quân sự mà còn là chính trị- hay chiến tranh ý thức hệ-thể hiện rõ mục tiêu và ý đồ như đoạn trích dẫn sau đây của tướng Giáp:

« Sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi từ Tây Bắc trở lại Việt Bắc, đến chào Bác, Người bắt tay chúc mừng rồi nói: Nhân dân ta còn phải tiếp tục chống Mỹ nữa!!

i nhớ tới những lời Bác viết trong thư khen ngợi quân và dân sau chiến thắng : » Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới là bắt đầu ». Những lời này chỉ có được ở Hồ Chí Minh!!

2Đai tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử, Hồi ức Hữu Mai, trang 463.

 

Chỉ  một vài câu trên tóm lược tất cả ý đồ và tham vọng của miền Bắc muốn xâm chiếm miền Nam.

Củng chỉ câu nói này hiểu được tham vọng chính trị của người cộng sản. Nó đã làm tiêu tan mọi ý nghĩa cao đẹp của trận chiến Điện Biên Phủ mà người ta thường gán cho nó. Nó cũng biến những người chiến sĩ- những người nông dân- những người phụ nữ- trong cuộc chiến trở thành những vật hy sinh và phản bội lại ước nguyện của mọi người.

Chính vì thế, sau 1954 đã có khoảng một triệu người miền Bắc không chia phần vinh quang chiến thắng ấy và quyết định rời quê cha đất tổ vào miền Nam!

Nay là lúc cần đặt lại hai vấn đề cùng một lúc: Chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc di cư của người dân miền Bắc trên cùng thang bậc giá trị. Cái mà người ta tưởng là được và cái mà người ta đã mất. Chiến thắng ĐBP có thuần túy là chỉ nhằm đánh đuổi thực dân Pháp hay không?

Câu trả lời là  vì lần này không phải chỉ nhằm đánh đuổi thực dân Pháp nữa mà làm nhiệm vụ Quốc tế đưa toàn thể phần đất phía Nam còn lại vào quỹ đạo cộng sản.

Và đấy chính là mục đích chính của chiến dịch ĐBP như lời xác định của ông Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đối với dư luận thời ấy, chiến thắng ĐBP thường có thói quen quán tính làm nhiều người không ngần ngại xếp tướng Giáp ngang hàng với nhiều vị danh tướng trên toàn thế giới về mặt lãnh đạo về chiến lược và về chiến thuật.

Và nhất là việc tướng Giáp xử dụng trọng pháo và súng phòng không- một thứ logistic- một trong những yếu tố quyết định thắng trận- gây sửng sốt và làm tê liệt khả năng tấn công của Pháp ngay từ đầu.

Nhưng nói cho cùng như trong mọi cuộc chiến tranh có được có thua, cũng pha trộn không ít những huyền thoại xây dựng chung quanh ông được dựng lên từ hai phía của kẻ thắng trận cũng như thua trận.

Và vì thế nó  hàm chứa trong cái tựa đề bài viết của tôi: Điện Biên Phủ- Võ Nguyên Giáp- Và chai rượu Whisky.

Tài liệu về trận chiến  Điện Biên Ph

Tài liệu phía Việt Nam

Đối với tôi, việc sử dụng tài liệu của phía Việt Nam vẫn là một nỗi nguy hiểm!!- bị phỉnh gạt mà không biết-. Những nhà báo ngoại quốc như Jean Lacouture, Jean Sainteny, Peter Macdonald,  Georges Boudarel, Alain Ruscio có thể là một trong số những nạn nhân ấy.

Peter Macdonnal là một trong số những người hiếm hoi được đặc quyền phỏng vấn Võ Nguyên Giáp mà tôi coi ông như một Huy Đức của thập niên 1990. Cả cuốn sách của ông tôi đặc biệt lưu ý đến phần Epilogue mà tôi sẽ trích dẫn để kết thúc phần biên khảo này.

Cho nên, tài liệu phía Việt Nam chỉ nên coi như một bệ phóng-đọc tài liệu mà vượt tài liệu- quy chiếu với tài liệu ngoại quốc- đọc cái gì họ không viết, không nói ra- may ra nắm được sự thật.

Ai cũng có kinh nghiệm và hiểu rằng khó tin hoàn toàn vào tài liệu phía Việt Nam- dù do chính đại tướng Võ Nguyên Giáp viết hay Hữu Mai biên soạn. Về điều này thì có lẽ không ai biết rõ hơn đại tá Bùi Tín, người từng làm báo và có kinh nghiệm phải thông tin như thế nào !!

Đó là thói quen che dấu sự thật của cộng sản.

Một thói quen rất xấu, xấu nhất trong các sự xấu và đối với việc biên khảo là tuyệt đối không chấp nhận được. Nhưng nó lại được nâng lên thành một thái độ khôn ngoan- một sự trưởng thành về mặt nhận thức- đã qua mặt được nhiều người- nhất là người ngoại quốc.

Bernard Fall- một trong những tác giả viết sáng giá nhất về ĐBP về phần tài liệu phong phú- cũng đã có một nhận xét như sau:

-Về phía Việt Minh, người ta tìm thấy có 90 xác chết còn mặc nguyên quân phục; nhưng trung thành với thói quen che dấu những tổn thất trong những trận đánh gay go nhât,  người cộng sản thường kéo hầu hết những người bị thương ra khỏi trận chiến, trừ bốn người bị Pháp bắt được. Hậu quả là người ta đã tìm thấy những hố chôn được đào một cách vội vã ở bên bìa thung lũng cho thấy là sự tổn thất về phía cộng sản có thể là lớn hơn nhiều.

 3 Bernard B. Fall, Hell in a very small Place, trang 15

Trong khi đó, chúng ta thử đọc vài dòng tài liệu của tác giả Hữu Mai- một trong những tác giả VN được tướng Giáp tin cẩn nhất, uy tín nhất- viết khôn ngoan nhất mà cũng giỏi che đậy nhất- mô tả trận chiến như thể quân Việt Minh đang đi nghỉ mát ở một bãi biển nào đó:

  • Trung đoàn trưởng Vũ Lăng lên thăm trận địa ngạc nhiên khi thấy trên trái đồi đã bị bom đạn làm biến dạng, cách địch vài chục mét, các chiến sĩ ta vẫn có một cuộc sống đàng hoàng trong những căn hầm lót vải dù, đọc sách, đánh tulơkhơ, chỉ riêng mùi ô nhiễm thì không có cách nào khắc phục..(..).

 

Trên đồi A 1, cũng diễn ra tình hình tương tự.

4 Hữu Mai, Điện Biên Phủ, Ibid, trang 307

Nhưng Hữu Mai đã vô tình bộc lộ sự giả trá về tâm tình của tướng Giáp khi ông mô tả bộ chỉ huy và chỗ ăn ở của vị chỉ huy chiến dịch. Sự khôn ngoan của Hữu Mai đã làm hại uy tín của tướng Giáp sau khi chúng ta đọc từng chi tiết, từng chữ đoạn mô tả sau đây:

-Chiến dịch nào các đồng chí đi trước chọn địa điểm sở chỉ huy cũng cố gắng tìm nơi có cảnh đẹp. Nhưng ở đây, ngoài cảnh đẹp, chỉ cần trèo lên đỉnh núi phía sau là nhìn thấy cảnh đồng Mường Thanh và tập đoàn cứ điếm của địch. Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội ngay tại mặt trận .. Ở sát bộ đội tất nhiên là cần thiết, nhưng được nhìn tận mắt chiến trường, điều đó theo tôi cũng rất có ý nghĩa, vì nó gợi cho mình nhiều suy nghĩ. Hễ có thời gian, tôi lại lên đỉnh núi, dùng ống nhòm quan sát trận địa, cảm thấy mình đang được ở chiến hào, bên cán bộ và chiến sĩ.

5Hữu Mai, Ibid, trang 149

Được biết căn hầm chỉ huy của tướng Giáp hình rẻ quạt, có ba nhánh. Một nhánh dành cho tướng Giáp, một cho tướng Hoàng Văn Thái và một dành cho các đồng chí cố vấn .. Đường hầm xuyên quả đồi dài 300 mét nên có phòng họp, phòng chỉ huy, có điện. Trong một bức hình chụp, tôi thấy đàng trước có một dòng suối chảy qua. Địch có bắn đại bác cũng vô hiệu, có bỏ bom cũng vậy. Trừ khi địch xử dụng bom nguyên tử mới có hiệu quả ..

Đại tưởng ở một nơi vừa có phong cảnh đẹp, có hoa lá cỏ cây, có dòng suối chảy qua, có đường hầm xuyên đồi dài 300 thước- một nơi an toàn nhất-. Khi nào rảnh rỗi thì trèo lên núi xem chiến trận. Mường Phăng lại cách trận địa Điện Biên Phủ 4 km đường chim bay .. Nếu tính đến các căn cứ địch nằm ở phía Bắc thì tính ra cũng đến  gần 20 cây số. Tướng Giáp ẩn mình ở đây một cách tuyệt đối an toàn. Muốn quan sát trận địa phải leo lên đồi phía trước mới quan sát được, nếu trời tốt.. và lúc nào ông thật rảnh rỗi .. Ôi cái hạnh phúc của đại tướng, người cầm quân được ở gần bên Bộ Đội ngay tại mặt trận !!

Cũng xin nhắc một chút đến hai tập sách do các vị sĩ quan chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ qua những trang hồi ức, tập1 và 2 là bản đồng ca nhiều giọng. Các tác giả như Thiếu tướng Phạm Kiệt, thiếu tướng Nguyễn Thanh Bình, thượng tá Mạc Ninh, thượng tá Vũ Văn Đôn, thượng tá Doãn Tuế, thiếu tướng Lê Chương, thiếu tướng Nguyễn Đôn Tụ, trung tướng Hồ Cư, đại tá Nguyễn Đăng Chương, thiếu tướng, GS, TS Lê Thế Tung, đại tá Vũ Xuân Chiêm, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, thiếu tướng Phạm Ngọc Mậu, thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, thiếu tướng Nguyễn Văn Bích và vô số các tác giả nhà báo, dân sự viết chỉ có tác dụng tuyên truyền nhiều hơn giá trị lịch sử.

6Tôi lật dở cuốn sách với hai bài viết của hai tác giả trong vụ ” bắt sống ” tướng De Castries : Một bài của Hoàng Đăng Vinh, từ trang 56-58, một bài của Nguyễn Nghĩa Khoa, từ trang 130- 133. Cùng một sự việc bắt sống viên chỉ huy Pháp, hai người kể lại mỗi người bắt một cách!!! Tôi mường tượng đến cái giống nhau của vụ bắt sống De Castries và vụ đầu hàng của ông Dương Văn Minh với Bùi Tín sau 1975.

Kết luận: Thật khó để tìm ra tài liệu phía Việt Minh dám nói sự thật!!

  • Tài liệu phía các tác giả ngoại quốc 

Có một phần tài liệu được coi là quý giá nhất thì nay rất tiếc không còn nữa. Đó là các nhật ký hành quân của các sĩ quan binh đội Pháp chỉ huy các cứ điểm ở ĐNP. Bởi vì trong tình thế bắt buộc phải buông súng nên một trong những quyết định cuối cùng của tướng De Castries là yêu cầu các sĩ quan trách nhiệm tại các cứ điểm và CP (bộ chỉ huy) phải hủy bỏ và đốt hết các tài liệu liên quan đến diễn tiến các giai đoạn được ghi từng ngày về chiến trận ĐBP để không lọt vào tay Việt Minh. Ngày nay rất tiếc là không còn chút tài liệu nào liên quan đến Nhật ký hành quân tại các cứ điểm như Huguette, Isabelle. vv Những điều  gì xảy ra sau đó chỉ là hồi kýđược viết lại theo trí nhớ.

Theo lệnh của tướng De castries, cuộc ngưng bắn có hiệu lực từ 17 giờ. Tất cả các trang thiết bị và vật liệu  đều bị phá hủy.

7 Bernard B.Fall, Hell in a very small place, trang 405

Và một trong những sĩ quan ưu tú nhất của Pháp, sau De Castries,  đại tá Langlais theo lời tường thuật chi tiết của ký giả Jules Roy như sau:

Trong hầm trú ẩn của mình, Langlais vội vã đốt những lá thư của ông, cuốn sổ ghi cá nhân, những tấm hình người đàn bà mà ông yêu mến và ngay cả cái  mũ bê rê đỏ. Ông cũng đã hôn Genevière de Galard (Cô y tá này nổi tiếng vì được cho phép rời căn cứ ĐBP) và nhắn một vài điều cho mẹ ông trong khi đó thì các sĩ quan trong bộ tham mưu của ông đả đốt những tài liệu chỉ huy và ngay cả chiếc máy đánh chữ !!

Phần trung sĩ Sammarco khi biết rằng trận chiến sẽ chấm dứt, ông lấy một trái lựu đạn gây cháy (Incendiary grenade) làm nung chảy  khẩu đại bác cuối cùng 105 ly cũng như các khầu súng cối cũng như bazookas . Xe tăng còn lại cho chạy đến hết xăng .. Tất cả nhữn gì còn lại được ném xuống sông.

Phần cha tuyên úy thu dọn những chén thánh và dầu thánh lại.

Y sĩ trưởng giải phẫu Grauwin thì chôn một vài chai thuốc trụ sinh với ghi dấu chổ chôn chúng .

Đấy là tất cả những công việc mà người ta thấy cần phải làm và đã làm trước khi buông súng !!

8Jules Roy, The Battle of Dien Bien Phu, bản dịch ra tiếng Anh của Robert Baldick, trang 280

Về phần các tác giả người Pháp khác, đương nhiên với tư cách của ngưởi trong cuộc nên họ viết nhiều lắm. Có hàng trăm cuốn sách đủ loại không thể đọc hêt .. Chỉ xin giới thiệu vài tác giả quen thuộc như Devilliers, Philippe và Lacouture, Jean trong La Fin d’une guerre, Indochine 1954 . Navarre, Général, Henri, Agonie de l’Indochine, 1958 và Sainteny, Jean, Histoire d’une paix manquée, 1953.

Nhiều tác giả khác đã đặt những nan đề về ĐBP như Pierre Rocolle viết, Pourquoi Dien Bien Phu., 1963. Alain Ruscio một tác giả thân và nịnh bợ Việt Minh viết : Dien Bien Phu, La Fin d’une illusion, Đại tá Pierre Langlais với : Dien Bien Phu, 1963.

Ngoài ra, có nhiều tài liệu viết bằng tiếng Anh rất có giá trị như của Bernard B. Fall trong Hell in a very small place,  Cecil B. Currey trong Victory at any cost và Robert J. O’Neill trong General Giap, Politician & Strategist. Đọc ba tác giả này giúp nắm vững được những vấn đền lớn về những sai lầm của người Pháp, về những ưu thế chính trị đến địa lý, đến chiến lược, chiến thuật, đến tương quan lực lượng giữa đôi bên cũng như phần tổn thất sau ĐBP..

Đặc biệt một tác giả Pháp ít ai biết tới- ông Georges Fleury viết cuốn La guerre en Indo chine đã tiết lộ nhiều chi tiết về trận ĐBP rất đáng đọc.

Đó là phần ghi lại tinh thấn chủ bại của ba thành phần binh sĩ hỗn tạp (Heteroclite) sau đây đóng ở phía Nam: Lính Âu Châu, tức những người lính Đức bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai bị bắt làm tù binh và nay xung vào binh đội lính Pháp có mặt ở Điện Biên Phủ, hai là lính Bắc Phi, ba là lính Việt Nam ..Cả ba loại binh lính này dưới măt viên sĩ quan chuyên nghiệp là Langlais- một kẻ say mê chiến thắng- điên cuồng khi thấy thế yếu của binh lính Pháp tại mặt trận- và cũng có một phần sự thật là khi nguy hiểm, những thành phần lính đánh thuê  hỗn tạp ở trên chỉ lo cho sự sống còn của họ.

Theo sự tường thuật lại của Georges Fleury,  họ thường nấp trong hầm và chỉ ban tối mới dám xuất hiện để đi thu lượm các dù thực phẩm được ném xuống .. Họ không đào ngũ sang phía Việt Minh. Theo sự kết luận của Fleury:

Nhưng họ từ  chối đánh trận . ( Ils refusent simplement le combat).

Vì thế, đại Tá Langlais đã đề nghị trừng phạt khoảng từ 3 đến 4000 ngàn binh sĩ này. Điều này cho thấy quả thật, các binh sĩ này không có được tinh thần chiến đấu như những người Pháp. Chính vì thế sau này, khi Cogny muốn tăng viện, đại tá Langlais đã từ chối quân tăng viện gồm những thảnh phần binh sĩ hỗn tạp do đại tá Sauvagnac đề nghị thả xuống ĐBP theo công điệnN0 215.MCA.

9  Georges Fleury, La guerre Indochine, trang 639

Tuy nhiên, trong thành phần binh sĩ ngoại quốc này có tiểu đoàn 5 dù VN với sự có mặt của trung úy Phạm Văn Phú mà ngưởi viết muốn làm sáng tỏ thêm con người của vị sĩ quan này. ( Sau này ông trở thành tướng Phạm Văn Phú và đã tự vẫn uống thuốc độc khi miền Nam rơi vào tay cộng sản và chết khi đưa vào nhà thương Grall).

Cũng theo G. Fleury, đại úy Botella, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 5 dù Việt Nam đã buộc lòng tước khí giới hai đại đội của tiểu đoàn 5BPVN của Việt Nam. Cả sĩ quan và binh sĩ trong hai đại độ này trở thành phu khuân vác và không được cẩm  súng đánh nhau nữa.

Tuy nhiên, Georges Fleury chỉ ghi lại sự kiện và  người ta không biết trung úy Phạm Văn Phú có nằm trong hai đại đội này không?

Người viết căn cứ vào tài liệu ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ về vấn đề này của  Bernard B. Fall về tướng Phú.

Chúng ta cần cần nhớ lại cho rõ là đơn vị nhảy dù của trung úy Phú là đơn vị tăng viện nên ông chỉ được thả xuống Natasha ngày 14 tháng ba để bảo vệ phi đạo.- Nghĩa là chiến trận ở trong giai đoạn cuối chầu gần như tuyệt vọng. Tinh thần binh sĩ hoang mang và giao động. Các sĩ quan chỉ huy hàng đầu của Pháp ở tại Hà Nội và Sài gòn, gửi điện, thư từ chính thức gấu ó, đổ lỗi cho nhau. Navarre ở Sài gòn và Cogny ở Hà nội hục hặc nhau ra mặt không dấu diếm gì. Ngay tại trận chiến ĐBP, De Castries và Langlais cũng kình chống nhau vì tính nết khác biệt. De Castries thì tuyệt đối trầm tĩnh và làm chủ được mình.

Langlais thì trái ngược không. Ông tức bực gây gỗ với nhiều sĩ quan khác. Ông đã gọi một số sĩ quan khác chỉ là những thằng hèn.. Ông là thứ lính chuyên nghiệp như tướng Giáp mà chiến tranh là lẽ sống đời họ, là thứ bánh mì ăn mỗi buổi sáng mà không bao giờ muốn nhìn nhận mình thua cuộc. Ông còn hục hặc ngay cả cấp chỉ huy của ông ta ở Hà nội khi những đòi hỏi của ông không được đáp ứng đúng mức.

Mặt khác trong một tiểu đoàn dù thì có thể có ba bốn đại đội và nhiều trung đội. Được biết trung úy Phú ở trong đại đội 1, tiểu đoàn 5 dù.

Theo Bernard B. Fall, đại úy Phạm Văn Phú được giao trọng trách chỉ huy đại đội một, tiểu đoàn 5 nhảy dù, Việt Nam, phần đại độ 3 được giao cho đại úy Guilleminot.( Điều đó có nghĩa đại đội 2 và 4 bị  giải giới).

Cũng theo B. Fall mô tả lại thì cuộc chiến đấu ở đây thật gay go, từng phút, từng giây và từng tấc đất. Chúng ta đọc một đoạn mô tả của  Bernard B. Fall sau đây cho thấy trung úy Phú được đánh giá là một trong những sĩ quan dù can đảm nhất:

  • Cái còn lại của cứ điểm E4 hoàn cảnh thật không bút nào tả xiết được.. Ở đây trong các giao thông hào trên ngọn đồi còn sót lại là những người anh hùng còn  sống sót của đơn vị nhảy dù Pháp như: Brechignac, Botella, Cledic, Pham Văn Phú, Makoviak, Le Page và nhiều người khác. Họ đã chống trả cuộc tấn công cuối cùng của quân thù ở cạnh sườn phía đông của 0530 và bảo vệ sườn phía bắc và phía Nam..Nhưng bây giờ, giống như Pouget ở E2. Họ không còn đủ đạn dược nữa..

10 Bernard B.Fall, Ibid, trang 390

Ngay sau đoạn văn trên, Bernard B.Fall cón mô tả cánh quân dù của tướng Phú còn có đại úy Guilleminot và trung úy Latanne.  Theo Bernard B. Fall thật không hiểu làm sao họ còn có thể sống sót để có thể nhìn thấy những đơn vị Việt Minh đang tập trung chung quanh E1 chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Và Bernard B. Fall hạ một câu:

-They knew they would not survive it.

Đoạn văn của Bernard B. Fall làm sáng tỏ sự dũng cảm của trung úy Phạm Văn Phú và sau đó ông được truy thăng đại úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 dù Việt Nam.

Tuy nhiên, cách nhìn vấn đề binh sĩ Đức, Algerie của Jules Roy là hợp tình, hợp lý hơn cả. Theo Jules Roy, làm thế nào có thể tin tưởng các đơn vị của Algerie? Làm thế nào để thuyết phục những người lính này đó là bổn phận của họ phải chết cho nước Pháp trong khi nước Pháp không muốn họ trở thành công dân Pháp.

11 Jules Roy, Ibid, trang 202 . Xin ghi nhận Jules Roy là người Pháp gốc Algérie

Chúng ta cũng cần biết thêm là sau này nhìn lại, đại tá Langlais đã nhìn nhận những sai lầm của ông trong một đoạn văn được tóm gọn như sau:

Ông có phải là con người có trí lớn không? Không  bao giờ ông nhìn nhận điều đó. Tấm lòng thì ông có … Nhưng ông đã nhìn nhận những lỗi lầm của ông về người và về hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ông chỉ muốn giữ lại những tình bạn mà ông đã trải rộng ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt ở những giao thông hào, những đồng đội nhảy dù xuống lòng chảo, những khẩu phần thức ăn đạm bạc chia xẻ với đồng đội. Đó là cái tình chiến hữu của những người lính chuyên nghiệp như Jules Roy, như Bigeard ..

12 Jules Roy, Ibid, trang 216

Về tình chiến hữu chia xẻ thì quả thực ông là người lính chuyên nghiệp và sự chia xẻ này với đồng đội trong những tình huống sống còn thì chắc ông hơn hẳn tướng Giáp một cái đầu. Chia xẻ thật chứ không phải ngồi trong hầm chỉ huy tuyệt đối an toàn mà chia xẻ!!! Mà hạnh phúc !!!

Nhưng nói chung về phía người Pháp có hai phản ứng thấy rõ trước và sau trận Điện Biên Phủ:

Trước khi xảy ra trận Điện Biên Phủ thì từ tướng lãnh, sĩ quan Pháp đến giới truyền thông báo chí Pháp xem ra đánh giá sai, coi thường tướng Giáp. Nhất là giới truyền thông thì về hùa một bằng những ngôn từ ca tụng quá mức. Điều đó cũng hiểu được vì lòng tự ái dân tộc muốn giảm nhẹ sự thua trận, hoặc che dấu trách nhiệm cho những vị có trách nhiệm từ thủ đô Paris đến Sài gòn và Hà Nội. Hoặc lúc bấy giờ cần che đậy để tránh một sự sụp đổ dây chuyền nơi các cựu thuộc địa khác như tại Algérie bốn năm sau đó.

Truy tận nguồn thì cái huyền thoại chiến thắng của người Pháp được thổi bùng lên từ giới sĩ quan Pháp tại Hà Nội vì họ hiểu rằng sự thất bại là điều khó tránh khỏi. Họ là người đại diện cho uy tín của người Pháp ở đây. Họ sẽ là người mất mặt đầu tiên nế thua trận.

Họ chỉ thực sự cảm thấy cuộc chiến không có cơ cứu vãn khi đường sân bay ở cứ Điện Biên Phủ bị vô hiệu hóa vào cuối tháng ba. Chính xác là ngày 27 tháng ba. Đường sân bay bị phá húy là dấu hiệu của sự tiếp tế bằng đường hàng không trở nên nguy ngập và báo động một ngày tàn !!

Mới ngày nào, chiến dịch Castor vào tháng 11-1953, lính nhảy dù Pháp nhảy dù đổ quân xuống Điện Biên Phủ như một chiến địa bất khả xâm phạm với những hào lũy, những lô cốt, những hầm trú ẩn. Dây kẽm gai làm hàng rào trải dài dăng ra đến cả 100 thước cộng với những bãi mìn. Ngoài ra hỏa lực yểm trợ bằng đại pháo, trên không thì có máy bay.

Đó là những ưu thế của quân đội Pháp  trên kẻ địch của mình …Họ cho rằng ưu thế quân sự trên không và đại pháo đủ bảo đảm cho sự có mặt của các binh lính tinh nhuệ nhất của Pháp ở đây.

Người Pháp đã quá quen với đủ chiến thắng lớn nhỏ ngay từ ngày đầu kháng chiến- đi đến đâu là càn quét- đi đến đâu là nhà tan cửa nát và Việt Minh thì rút êm- và những chiến thắng hào quang như ở Nà Sản. Hòa Bình và Vĩnh Phúc Yên .

Tinh thần ấy còn được bơm phồng lên khi mà tình thế ở ĐBP bị nguy ngập. Người ta nhận thấy đã có 700 quân tình nguyện Pháp được chấp thuận trong số 1800 lá đơn xin sẵn sảng nhảy dù xuống cứu nguy ĐBP.

Họ những người lính Pháp tình nguyện cuối cùng này đã được trông thấy nhảy dù xuống ĐBP ở gần dồi Eliane 1 vào những ngày cuối cùng của trận chiến.

Số phận những người lính can đảm này thật bi thảm, trong số 668 người được thả dù xuống ĐBP. Ngày mồng một tháng năm họ đã mất 103 người vừa bị bị giết và mất tích, 260 người bị thương.

13 Georges Fleury, Ibid, trang 644

Người ta cũng không quên trong khi chờ đợi cuộc tấn công của binh đội Việt Minh, tướng De Castries đã không còn đủ nhẫn nại nên đã rải truyền đơn xuống phía địch quân nhắn gửi tướng Giáp thúc dục và khiêu khích tướng Giáp tấn công ngay đi !!Ông còn đợi gì nữa mà không khởi động trận chiến này mà ông coi như trận chiến quyết định giữa sự khác biệt đối đầu của đôi bên. Phải chăng ông nghi ngờ khả năng chiến thắng của ông? Còn đợi gì nữa, Hãy tiến lên đi, tôi đang chờ ông.

14 Pierre Journoud và Hugues Tertrais, Paroles de Dien Bien Phu, Les survivants témoignent. Paris, Tallandier, 2004, p.173

Sự khiêu khích ấy chứng tỏ De Castries khinh địch!

Huyền thoại hy sinh, can đảm và anh hùng

Trong một tình thế  hầu như tuyệt vọng mà máy bay không thể hạ cánh và cất cánh.Tình hình trở nên nguy ngập và những hình ảnh từ chiến trường gửi về Paris cho thấy binh đội Pháp bị tràn ngập từng cứ điểm một đã gây những làn sóng xúc động không ít.

Từ thái độ quen thuộc tự hào chiến thắng (triomphalisme), truyền thông và người dân Pháp chuyển sang thái độ đề cao các binh sĩ Pháp như những người anh hùng (Héroisme). Trong khi đó tin điện từ tướng De Castries ra lệnh không được đầu hàng bằng cách treo cờ trắng. Đặc biệt hai tở Paris- Match và France-soir nêu những tít lớn như: Chung quanh tướng de Castries, 15.000 người anh hùng đang viết những trang sử vinh quang bằng chính máu của họ( France-soi, ngày 8 tháng 5). Hay: anh dũng cầm cự cho đến giờ phút cuối cùng, họ đã ngã xuống mà không treo cờ trắng ( Paris-Match, số báo ra từ 8 đến 15 tháng 5).

Những nhan đề khác cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo như: Những người anh hùng Điện Biên. ĐBP một Verdun của Pháp.

15Tác giả muốn ám chỉ trận bao vây của Đức ở Verdun, năm 1916 trong thế chiến thứ nhất, đưa đến kết quả là có 300.000 quân nhân cả hai phía tử trận và phía quân đội Pháp thì phía binh sĩ Pháp được coi là những anh hùng của tổ quốc.

Những lý do tại sao chọn Điện Biên Phủ

- Lý do thứ nhất mà tướng Salan, sau đến tướng Navarre thay thế đã chọn ĐBP vì nó gần biên giới Lào, cách nhau chỉ 13 kilô mét. Ngày 20 tháng mười, 1953, nước Pháp đã ký với thủ tướng Lào Souvana Phouma khẳng định sự độc lập của Lào trong Liên Bang Đông Dương. Vì thế Navarre càng thấy có đủ lý do để chọn ĐBP vì thấy có trách nhiệm bảo vệ Lào. Nhờ căn cứ ĐBP, nó có khả năng chặn đường tiến quân của Việt Minh vào đất Lào.

  • Lý do thứ hai chọn Điện Biên Phủ là chiếm lại một phần đất đã bị Việt Minh đánh chiếm vào cuối năm 1952. Tái chiếm ĐBP trong tay Việt Minh là nắm lại quyền kiểm soát đất Thái, kiểm soát Lai Châu ở phía Đông Bắc, phía Đông Nam với Tuần Giáo, Sơn La và Na Sản và phía Tây với Luang  Prabang. Lai Châu là nơi có bộ lạc người Thái do Đèo Văn Long đứng đầu. Đây là vùng đất giầu có vì trồng thuốc phiện và đã hẳn, tướng Võ Nguyên Giáp cũng không ngu dại gì mà không vắt nguồn sữa nuôi quân từ Đèo Văn Long.
  • Cũng vì vậy mà Navarre đã trình lên chính phủ Pháp một kế hoạch chiếm đóng ĐBP. Nhưng chính phủ Pháp do Joseph Laniel đã không đủ ngân sách tài trợ cho chiến dịch và chỉ mong tìm một giải pháp hòa hoãn như kiểu ở Cao Ly. Mặc dầu vậy, khi quay về Sài gòn, Navarre vẫn tin tưởng ở căn bản là kế hoạch sẽ được tài trợ vì chính phủ Pháp không thể bỏ rơi Lào.

- Navarre càng tin tưởng hơn khi mở một cuộc hành quân chớp nhoáng xuống Lạng Sơn. Quân nhảy dù Pháp đã làm binh đội tướng Giáp trở tay không kịp và họ đã phá hủy 5000 tấn đạn dược, vũ khí, trang bị khác và sau đó binh đội nhảy dù đã quay về Hà Nội hầu như an toàn với một tổn thất nhẹ nhàng.

Tháng tám 1953, toàn thể binh đội lính Pháp đóng ở  Nà Sản đã được không vận về Hà  Nội. Na san chỉ là một lòng chảo nhỏ so với ĐBP, với 5 kilô mét chiều dài và 2 kilô mét chiều rộng. Cái lợi thế hơn hẳn ĐBP là nó có nhiều chỏm núi và có thể biến chúng thành những pháo đài kiên cố. Đại tá Gilles còn cho đào nhiều hầm trú ẩn sâu đến 3 mét.

Đây là một cuộc chạy đua giữa Gilles và tướng Giáp tại Nà Sản. Trong khi Gilles lo củng cố công sự ở Nà Sản thì tướng Giáp phải làm sao điều động sư đoàn từ Nghĩa Lộ về Nà Sản. Tướng Giáp phải mất hơn một tháng trời để đi một đoạn đường rừng núi dài 78 kilô mét ngăn cách giữa Nghĩa Lộ và Nà Sản.

Khi tướng Giáp mở cuộc tấn công với đơn vị ưu tú  nhất, sư đoàn 308 vào ngày 23 tháng 11, 1952 thì Gilles đã chuẩn bị phòng thủ xong.  Máy bay Dakota đã thả dù chiếu sáng và đại bác 105 của Pháp nhờ đó đã đẩy lui các cuộc tấn công của tướng Giáp .. Phi trường Nà Sản rất tấp nập và hữu dụng có thể cho hạ cánh những phi cơ hạng nặng. Trong suốt thời gian chiến dịch, đã có 1750 lượt máy bay tiếp tế xuống Nà sản ..

Đại tá Gilles biết rằng Giáp không thể còn cầm cự lâu. Nhiều vị quan khách đã được mời tới Nà Sản quan sát trận dịa và cho rằng Nà Sản sẽ là nghĩa địa chôn cất bộ đội Việt Minh của tướng Giáp. Bảo Đại cũng được mời tới quan sát và tỏ ra rất phấn khởi trước những gì ông đã quan sát được.

Tướng Giáp hiểu rõ tư thế của địch. Nhưng ông cố gắng mở một đợt tấn công mới vào đêm 30 tháng 11 rạng mồng một tháng 12, 1952. Những đợt tấn công với hàng loạt dúng cối rót vào các đơn vị phòng ngự và đã có hai chốt của binh đội Pháp bị tràn ngập.

Nhưng sau đó, vào rạng sáng hôm sau Gilles đã phản công và chiếm lại được hai vị trí đã bị mất ..

Việt Minh đã bò sát hàng rào kẽm gai với bộc pha. Nhưng bị thất bại vỉ những bãi mìn và trên không, Dakota thả chiếu sáng và hàng chục binh đôi Việt Minh ngã gục dưới những tràng đạn liên thanh của Pháp trong các hầm trú ẩn bắn ra…

Kết quả  là có khoảng hơn 500 bộ đội Việt Minh bị phân thây vì mìn và đạn đại liên  của binh độ Pháp.

Phía  đại tá Gilles có 12 người bị chết và hơn 30 chục bị thương !! Ông được vinh thăng tướng.

Kết quả  về tổn thất trong trận đánh Nà Sản quá chênh lệch ..Nhưng tướng Giáp vẫn tỏ ra binh đội của ông không hề hấn gì!!! Rất là Langlais!! Ông ra lệnh rút quân!!

Phía Pháp mặc dầu đẩy lui được binh đội tướng Giáp cũng tính đường rút quân vì sẽ không chịu nổi áp lực quân sự trong tương lai.

Việc rút quân nầy xảy ra trước mắt binh đội cộng sản, qua mặt tướng Giáp một cách dễ dàng. Trước hết, người Pháp cho phát đi những tin tức yêu cầu gửi viện binh Pháp tới Nà Sản. Và hy vọng truyền tin của Việt Minh bắt được tin tức này. Và sau đó một số lớn phi cơ vận tải đã đáp xuống và làm như thể thả quân xuống ở đợt đầu, nhưng thực ra sau đó là chở quân lên phi cơ vận tải để rút lui.

Và  cuộc rút quân đã xảy ra một cách êm thắm, không gặp một sự chống cự nào từ phía Việt Minh.

Theo Jule Roy mô tả chi tiết hơn là cứ 6 phút lại có một phi cơ vận tải đáp xuống và chở người lên. Ngay cả những người Thái hoặc cộng tác với Pháp cả đàn bà, trẻ con cộng chung trên 300 người, mang theo cả nồi niêu xong chảo lên phi cơ. Trên không thì máy bay chiến đấu B-26 quần đảo với súng máy sẵn sàng nhả đạn nếu ở dưới đất có động tĩnh gì. Đại tướng Cogny tuyên bố ở Hà Nội :

 «I am happier than I was on the evening of Lang Sơn ». Sự việc này xảy ra một cách êm thắm, theo Jukles Roy chỉ vì là máy truyền tin của binh đội Việt Minh bị trục trặc nên tướng Giáp “ ở xa!” không nhận được tin tức.

10 năm sau, Jules Roy có  dịp phỏng vấn tướng Giáp về vụ này, tướng Giáp vừa cười vừa nói:

Chiến lược của chúng tôi là luôn luôn giữ ở thế chủ động.. Vả lại cũng không có bao nhiêu binh đội Pháp đồn trú ở Nà Sản và khoảng thời gian đó không trùng hợp với những kế hoạch hảnh quân lớn của chúng tôi. Cho nên chúng tôi cho rằng nếu Navarre đã rút quân ra khỏi Nà Sản thì điều đó cũng đúng ý với chúng tôi`.

Và Jules Roy đã kết thúc cuộc phỏng vấn tướng Giáp với một nhận xét:

“This optimism seemed to me to conceal certain spite”

16 The Battle of Dien Bien Phu, Jules Roy, trang 22

Sự chống đỡ biện hộ của tướng Giáp khi nói rằng không có nhiều binh đội Pháp là sai sự thật. Robert J. O’Neill trong  General Giap viết:

The patent falsehood of the notion that ”not very many troops” were within Nasan indicates that this explanation of Giap’s cannot be taken at face value. In the absence of a more plausible reason, it appears that Navarre was able to catch Giap off balance and through good luck and management save the lives of some 10,000 Frenchmen who would otherwise have been in grave danger once the rains had stopped.

10.000 binh đội Pháp đã thoát hiểm sau khi đã đốt phá kho đạn  và trang bị của tướng Giáp và rút đi an toàn phải được coi là thành công của Navarre.

17 Robert J.O’Neill,  General Giap, Politician & Strategist, trang 128.

Phần tướng Giáp như thường lệ nhận định về trận Nà Sản như sau:

Ta chủ trương đánh Nà sản do căn cứ bá cáo và tình huống giữa địch và ta lúc đó. Sau cuộc tiến công không thành công, địch lại tăng viện cho Nà Sản, nếu đánh nữa thì không chắc thắng trong khi đó vùng giải phóng của ta rất rộng mà chưa được củng cố, chủ trương đình chỉ cuộc tiến công Nà Sản là chính xác để tích cực củng cố và phát triển những thắng lợi vừa qua”.

18 Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, trang 344

Dù không tiếp tục bao vây Nà Sản thì trong những chiến thắng vừa qua, tướng Giáp cũng tiết lộ cho biết, Vùng mới giải phóng ở Tây Bắc rộng 28.000 kilô mét vuông với 250.000 dân .. Hướng chính Tây Bắc, ta đã tiêu diệt và bắt 6.029 quân địch trong đó có hơn 1000 Âu Phi và nhiều sĩ quan. Ta còn thu được thắng lợi quan trọng ở Phú Thọ, tiêu diệt 1.711, bắt 173. Chúng ta đã thành công trong nhiệm vụ tranh thủ nhân dân và giải phóng đất đai.

19Võ Nguyên Giáp, Ibid, trang 343           

  • Kinh nghiệm chiến thắng Nà Sản càng cho phép Navarre tin tưởng là có thể chuyển một Nà Sản sang Điện Biên Phủ. Trận Na Sàn cho thấy có 10 ngàn binh đội Pháp đồn trú tại đây và đã chống cự một cách mãnh liệt và có hiệu quả chống lại sự bao bao vây của Việt Minh mà quân số đông gấp hai lần ..Và trong vòng ba ngày đêm, quân đội Pháp đã rút lui an toàn bằng đường không vận.

Vì  thế, ông đã chỉ định tướng Cogny chỉ huy chiến dịch này.

Nhưng Nà Sản thì  không phải Điện Biên Phủ. Vì tại Điện Biên Phủ, tướng Giáp đã chuẩn bị kỹ càng bằng phương hướng đánh chắc, chỉ đánh khi nào biết chắc chắn là sẽ thắng. Phương châm ấy, đại tướng thường tự hào và cho rằng không theo chỉ đạo của các cố vấn Tàu- Một quyết định khôn ngoan và can đảm của riêng ông-.

Nhưng ngoài ra, việc kéo pháo vào trận địa, đào sâu trong sườn núi –  vượt sức người- đã là nguyên nhân chính đưa đến sự thảm bại ngay những ngày đầu chiến dịch ĐBP. Ngoài Võ Nguyên Giáp ra, mấy ai làm được !! Trung tá Piroth là người phụ trách pháo binh ở Điện Biên Phủ, ông tin tưởng chắc chắn là ông sẽ đè bẹp đối phương với dàn pháo của ông. Sau khi chứng kiến sự hấp hối của cứ điểm Gabrielle trong sự bất lực. Piroth bưng mặt khóc và nhận trách nhiệm về mình.

Ông nói: Tôi thật sự là người bất xứng, vì tôi đã bảo đảm với De Castries là pháo địch không thể đụng tới chúng ta, vậy mà bây giờ chúng ta đang thua trận. Tôi sẽ không muốn sống nữa.

Nói rồi, ông ra khỏi hầm trú ẩn và dùng lựu đạn tự sát.

20  Bernard B Fall , Ibid, trang 156

Chiến dịch Castor

Phần lớn các sĩ quan được chỉ định như tướng Cogny đều viết thư  phản đối chiến dịch Castor với cuộc nhảy dù xuống ĐBP, vì ông cho rằng không đủ bảo đảm thắng lợi Tướng Nicot phụ trách không vận cũng viết thư phản đối vì không lực của Pháp không thể bảo đảm nguồn tiếp liệu liên tục cho chiến trường với thời tiết rất khắc nghiệt, nhiều mây mù bao phủ chung quanh ĐBP.

Tướng Không quân Deschaux, chỉ huy không quân ở Bắc Việt thì cho rắng từ Hà Nội đến ĐBP cách nhau 350 kilô mét sẽ giảm thiểu khả năng tiếp liệu của không quân.

Nhưng Navarre hầu như  không lưu tâm đủ đến những lời phản đối ấy và kế hoạch đổ bộ xuống ĐBP vẫn được thực hiện.

Tướng Fay khi được tướng Rene Pleven hỏi ý kiến về căn cứ ĐBP, Fay đã trả lời rằng, nếu tôi có thể đưa ra một lời khuyên thì yêu cầu rút lui ngay ra khỏi ĐBP trước khi mùa mưa tới, bởi vì sân bay ở đây sẽ không đũ sức chịu đựng được những trận mưa rừng kéo dài cả 15, 16 tiếng đồng hồ. Nhận xét của tướng Fay sau này thành sự thực. Nhiều cứ điểm bị ngập nước, binh sĩ lội bì bõm trong đất bùn lầy.

Riêng De Castries đã không phản ứng tức thời và đúng lúc khi được lệnh chỉ huy ĐBP, một chức vụ mà ông hoàn toàn không thích hợp. Tuy nhiên ông cũng đủ can đảm và lương thiện nói cho Navarre biết rằng:

Nếu tin tưởng vào một Nà Sản thứ hai mà ông  mong muốn thì xin chỉ đỉnh một người khác thay tôi, tôi không cảm thấy thích hơp cho công việc này.

21 Jules Roy, Ibid, trang 278

Đáng nhẽ, De Castries phải có can đảm dứt khoát từ chối nhiệm. Sự thụ động của ông cứ nấp trong hầm trú ẩn, lưỡng lự trong việc ra lệnh phản công đã gây ra những bất đồng nghiêm trọng giữa ông và Langlais sau này.

Chỉ đến phút chót khi quyệt  định buông súng, hai người mới có dịp ôm choàng lấy nhau một lần cuối .

Lúc đó là lúc mà mọi chuyện  đã quá muộn!!

Cuối cùng cái lý do chính yếu để Navarre quyết định đổ quân xuống Điện Biên Phủ vì đánh giá sai khả năng quân sự của tướng Giáp, nhất là về khả năng trọng pháo. Bởi vì ông ta cho rằng không có cách nào tướng Giáp chở được trong pháo 105 ly đặt ở sườn núi đối diện lòng chảo ĐBP, vì sẽ bị lộ và tiêu diệt ngay bằng bom và trọng pháo của Pháp. Đặt ở phía sau núi thì quá xa mục tiêu và ngoái tầm bắn của trọng pháo ..

Về  điểm này Berard B. Fall cũng cùng đưa ra nhận xét là:

The underestimation of the Viet Minh’s capabilities was perhaps the only real error made by the Frech commander-in-chief in planning for the Indochina campaign of spring, 1954.

Yet it was a strategic error and had strategic consequences!

22 Bernard B. Fall, Hell in a very small place, trang 50

Riêng nhìn vào địa hình, địa vật người ta cũng nhận ra vị  tướng chỉ huy của Việt Minh thong thả ra vào, ban ngày rảnh rổi leo lên núi thong thả quan sát trận địa một cách an toàn .. Trong khi vị tướng Pháp thì khốn khổ chui trong hầm chỉ huy, chặt chội và lúc nào cũng bị đe dọa bị pháo kích. Hầu hết cây rừng đã bị đốn hạ để làm nắp hầm càng làm lộ mục tiêu trống huếch trống hoang cho pháo địch ..

Chính tướng Giáp cũng nhìn nhận: Điện Biên Phủ  dù là một căn cứ được củng cố mạnh mẽ về quân sự. Nhưng  được xây dựng ở một vùng rừng núi thì cái phần lợi nghiêng về phía chúng tôi, và phần bất lợi dành cho kẻ thù .. Nói tóm lại, đó là một căn cứ quân sự hoàn toàn bị cô lập với hậu cứ của kẻ thù. Phương tiện chuyên chở duy nhất nguồn tiêp liệu cho địch là đường hàng không .. và trong trường hợp đó dễ làm làm nản lòng  kẻ thù về ý muốn tấn công và buộc họ quay về thế phòng thủ..

23 Giap People’s War People’s Army, trang 166

Lúc ban đầu, cuộc hành quân Castor tỏ ra có dấu hiệu lạc quan và tốt đẹp. Từ hai phi trường Bạch Mai và Gia Lâm. Khoảng 9 giờ sáng, hàng đoàn từng 32 phi cơ một lần lượt cất cánh. Tiếng phi cơ Dakota nổ máy và trực chỉ hướng Tây Hà Nội và khoảng hơn 10 giờ sáng, họ đã có mặt trên bầu trời lòng chảo Điện Biên Phủ. Các phi cơ phóng pháo và bỏ bom có nhiệm vụ dọn sạch bãi đáp bằng cách bỏ bom và bắn phá những điểm nghi ngờ trên các dãy núi chung quanh lòng chảo ..

Người không may mắn chết đầu tiên trong chuyến nhảy dù  xuống ĐBP là đại úy bác sĩ Raymond bị Việt Minh bắn xẻ ngay khi ông còn chưa đặt chân xuống mặt đất. Người thứ hai là một binh sĩ truyền tin người Việt tên Nguyễn Văn Thái bị đâm chết khi rơi vào một chỗ phục kích của Việt Minh .

Ngay khi xuống mặt đất thì các sĩ quan như trung tá Fourcade, đại úy Le Gall, Bigeard, Tourret, Guiraud, Bouvery, Clairfond, Bommard đã sắp đặt doanh trại, củng cố vị trì và, tảo thanh mở những cuộc hành quân kiểm soát vùng vòng chảo ĐBP .

Kết quả là họ đã tịch thu được 60 súng cá nhân, 20 ngàn viên đạn và 100 ki1lo6 thuốc nổ và loại khỏi vòng chiến 115 bộ đội Việt Minh.

Phía quân  đội Pháp thiệt hại 12 người và hơn 30 người bị thương.

Kết quả  ấy làm hài lòng Navarre!!

Lucien Bodard- một ký giả chuyên nghiệp, tác giả cuôn sách đồ sộ- bề dày 1668 trang về chiến tranh Đông Dương- chỉ rất tiếc không hiểu tại sao không có phân viết về Điện Biên Phủ- cuốn La guerre d’Indochine – người từng đã dành hàng vài trăm trang sách để viết và ca tụng tướng De Lattre De Tassigny đánh điện về cho tờ France-Soir, một cách lạc quan,  ngày 23 tháng 11, 1953: chiến dịch Castor xuống lòng chảo Điện Biên Phủ không phải là kiểu cuộc hánh quân xuống Lạng Sơn trước đây, nhưng là bắt đầu một trận tấn công.

24 Georges Fleury, Ibid, trang 593

Thật ra Lucien Bodard chỉ lật lại lời tuyên bố lạc quan của Cogny mà thôi .

Sau khi phi trường Mường Thanh không còn chuyên chở được  đồ tiếp liệu mà nhu cầu là 150 tẩn- ngày rơi xuống còn được mấy chục tấn –ngày. Mọi hy vọng kể như đã hết.

Điện Biên Phủ hấp hối

Bernard B. Fall đã dành hẳn một chương nhan đề Castor Dies để viết về sự thất thủ ĐBP. Như một thứ nhật ký chiến tranh- từng ngày- kể từ ngày 24 tháng tư, 1954-  ký giả B. Fall ghi lại từng chi tiết diễn tiến ĐBP ở vào cái giờ thứ 25 của sự kết thúc. Kể từ khi mất Huguette 1, có thể một nửa số tiếp liệu rơi vào tay Việt Minh. Mỗi tấn tiếp liệu đến tay binh đội Pháp phải trả giá bằng sự liều lĩnh và sinh mạng của các phi hành đoàn do súng phòng không  37 ly do Liên Xô cung cấp.

Cho đến phút cuối cùng, tất cả các sĩ quan Pháp nào ở Điện Biên Phủ còn có thể bước đi được như Langlais thì đều tập trung về cái Bunker của tướng De Castries vào lúc 16 giờ. Nhưng thực ra, họ không biết một điều là một điện tín đã được gửi đi từ ĐBP quyết định lệnh ngưng băn từ lúc hai giờ chiều.

Người ta thấy có đại tá Meunier, các chỉ huy tiểu đoàn như Vado, Clemencon, Lemeunier, Tourret, Guiraud và Bigeard. Chỉ thiếu có đại tá Lalande đang phải đương đầu với bộ đội Việt Minh ở cứ điểm Isabelle. Ở Isabelle còn có 2000 viên đại bác 105 ly và Lalande được lệnh tự ý tìm một con đường thoát..

Sau khi các sĩ quan phúc trình về hoàn cảnh của mỗi  đơn vị và giải tán, chỉ còn lại Langlais và De Castries liên lạc trực tiếp với tướng Cogny.

De Castries nói với Cogny:

  • Thưa đại tướng, giọng ông gần như vỡ ra, kẻ thù tràn ngập Nam Youn  Mọi phương cách rút lui đề thất bại .. Một trận chiến ban đêm sẽ xảy ra và hàng ngàn thương binh sẽ là nạn nhân của cuộc thảm sát này. Sau đó De Castries trao máy điện đàm cho Langlais. De Castries nói tiếp :
  • Phải ngưng cuộc chiến đấu .
  • Tướng Cogny mấp máy nói, chào bạn thân mến của tôi
  • Vâng, chào đại tướng. Nói xong De Castries rời bỏ điện đàm.

Sau đó, họ chuẩn bị cuộc đầu hàng. Chỉ riêng có cứ điểm Isabelle là có thể đào thoát.

De Castries lệnh cho các thuộc hạ phá hủy tất cả cái gì có thể phá hủy ..

Lúc đó là 5 giờ chiều. De Castries gọi Hà Nội yêu cầu Hà Nội cho một máy bay cung cấp thực phẩm cho ngày hôm sau . Tướng Cogny còn cố dặn với tướng Castries rằng : Đầu hàng thì đầu hàng, nhưng nhớ đừng có kéo cờ trắng .. vì điều đó sẽ làm hủy hoại danh tiếng của ông trong 55 ngày đêm vừa qua. Này ông bạn De Castries, tôi không có quyền ra lệnh ông đầu hàng, làm thế nào thì làm, nhưng tuyệt đối không kéo cờ trắng.

Có  lẽ việc trao cờ trắng đầu hàng cần được chi tiết hơn nữa bằng cách trích nguyên văn các khẩu lệnh của các vị chỉ huy Pháp.

Theo ký  giả Jules Roy qua tướng Cogny thì lệnh ấy như  sau xin được trích nguyên văn :

  • Hello, hello Castrie ?.. Hello , Castries?
  • General?

Look, man, naturally you’ve got to call it quits. But one thing certain is that everything you’ve done so far it superb. You mustn’t spoil it all now by hoisting the white flag. You’re overwhheimed, but there must be no surrender, no white flag.

25Jules Roy, The Battle of Dienbien Phu, trang 282

  • Theo thiếu tá Pouget, sĩ quan tùy viên của tướng Navarre thì ông ghi nhận được cuộc điện đàm như sau:
  • Tell me, old boy, this has to be finished now, of course, but not in the form of a capitulation. That is forbidden to us. There can be no hoisting of the white flag, the fire has to die of its own, but do not capitulate. That would mess up all that you have done that is magnificient untill now.

Theo hãng thông tấn Agence France-Presse vào ngày 8 tháng 5, 1954, Tướng Cogny có thể đã nói như sau:

  • You will fight to the end. There is no question about raising the white flag over Dien Bien Phu after your heroic resistance.

2626 Bernard B. Fall, Ibid, trang 406

Về phía tài liệu Viêt Nam, tác giả Hữu Mai ghi:

  • Nhiều toán địch ra hàng. Những đốm cờ trắng xuất hiện ở Mường Thanh mỗi lúc một nhiều. Anh Thái luôn luôn nhắc các đơn vị: Bao vây chặt không để một tên nào chạy thoát.

2727  Hữu Mai,  Đai tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lich sử, trang 391

Một tài liệu khác do ông Nguyễn Khắc Viện ghi lại như sau:

  • Ngày mồng 1 tháng năm, mở màn cho đợt tấn công thứ ba . Các đồi A 1( Eliane 2), C1 (Eliane 1) cũng như một số cứ điểm khác bị tràn ngậ . Vào buổi chiều ngày 7 tháng năm, một trận tấn công cuối cùng đã giúp các lực lượng Việt Minh chiếm được bộ chỉ huy của địch, và bắt được tất cả bộ tham  mưu của địch cùng với tướng De Castries. Cứ điểm chỉ huy đã đầu hàng và có dương cờ trắng.

28 28  Nguyễn Khắc Viện, Histoire du Viet Nam, trang 230

Người viết đã cố xem nhiều bức hình chụp được ghi lại cuộc chiến Điện Biên Phủ. Có những bức hình cho thấy cảnh chết chóc tàn bạo nằm phơi thây trên các chiến hào xác của binh đội Pháp và Việt Minh sau trận Dominique. Xác một binh sĩ Pháp nằm ngửa, giang hai tay ở một chiến hào. Cách người lính Pháp chừng hai thước là một binh đội Việt Minh, đội nón cối, chết nằm nghiêng .. Trận chiến sáp lá cà phải kinh khủng lắm!!

Hình ảnh những xe thồ chở đến 200 kilo cho mỗi chiếc xe.

Bức hình duy nhất do tài liệu báo Quân Đội Nhân Dân ghi lại cảnh ba binh sĩ Việt Minh một người dương lá cờ đỏ sao vàng, hai người kia cầm súng ..Gần đó có một trụ mầu trắng không rõ? Không lẽ đây lá lá cờ trắng đầu hàng ?

Có cờ trắng hay không thì không thấy rõ ràng.

Vào khoảng 6 giờ chiều thì bộ đội Việt Minh đã có mặt ở trên nóc hầm chỉ huy của tướng De Castries.

Bộ tham mưu  ĐBP lặng lẽ nối đuôi nhau bước ra khỏi căn hầm. Đứng trên những bao đất rách phủ nóc hầm bằng thép cong, ba người lính Việt Minh trong đó có trung đội trưởng Chu Bá Thế đang cầm một lá cờ đỏ sao vàng. Chuyện một lá cờ đỏ phất phới trên mái hầm chỉ huy sở Điện Biên Phủ vào hồi 17 giờ 40, ngày 07 tháng 05 năm 1954 ấy là chuyện chắc chắn có. Hàng nghìn người đã trông thấy và nhiều người đã nói với tôi. Ngược lại, không một ai trông thấ rõ ràng lá cờ trắng trên nóc hầm. Sau này ở Hà Nội, tôi đã được xem những đoạn phim quay cảnh thật: Không đâu thấy có treo cờ trắng cả. Tập đoàn cứ điểm đã rơi vào tay Việt Minh, không phải là nó đầu hàng.

1 giờ 50 ngày 08 tháng 05 năm 1954, máy bay chỉ huy lượn trên trời thu được bức điện cuối cùng của quân Pháp ở  Điện Biên Phủ:

Đến đây thì thật là chấm hết.

Chấm hết chiến tranh Đông Dương, chấm hết chế độ thuộc địa Pháp.

Ngày 08 tháng 05 năm 1954, một máy bay ném bom 4 động cơ Privateer của phi đội 28F Hải quân đi ném bom hệ thống giao thông hào vận tải của Việt Minh trên đường 41, bị bắn rơi tại Tuần Giáo.

Người phi công lái máy bay, trung úy Hải quân Monguillon và tám hạ sĩ  quan phi hành đoàn là những người Pháp cuối cùng bỏ  mạng trong trận Điện Biên Phủ”.

Phần tướng Giáp thì liên tiếp điện thoại và yêu cầu xác nhận lá đã bắt được tướng De Castries hay không? De Castries đã đầ hàng, đã bị bắt làm tù binh . Đi bên cạnh ông ở phía trái là Bigeard và phía phải là Langlais ..

Đại tá Thanh đã vui mừng xác nhận với tướng Giáp là De Castries đang ở trước mặt ông với đầy đủ bộ tham mưu của ông ta. Sau đó, ông giáp liền thông báo tin tức cho chủ tịch Hồ Chí Minh.

16 ngàn binh sĩ Pháp tham dự trận chiến Điện Biên Phủ. 2000 người trong số họ đã tử thương. 2000 người mất tích và hơn 5000 người bị thương.

Sáng ngày 8 tháng năm 1954, chiến thắng của tướng Giáp thật trọn vẹn sau khi cứ điểm Isabelle đã ngưng bắn vào một giờ đêm qua.

Navarre là người trách nhiệm hoàn toàn sự thua trận  ở Điện Biên Phủ và mặc dầu sự tổn thất này chỉ tương đương với 3% quân số của binh đội Pháp.

Sau đó, người Pháp quyết định rút lui khỏi Đông Dương .

Chính phủ Laniel từ chức vào ngày 12 tháng sáu 1954 .. Chính phủ Bảo Lộc theo chân từ chức hai ngày sau ..

Mendes- France lên thay thế Daniel vào ngày 24 tháng sáu và ông hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng một tháng. Và nếu không chấm dứt được thì sẻ gửi quân độ sang Bắc Việt !!

Cuộc trao đổi tù binh mà người Pháp hy vọng một cách ngây thơ là Việt Minh sẽ trao trả tất cả 36970 tù binh bị Việt Minh cầm tù. Việt Minh chỉ trao trả có 17754 tù binh ..

Nhiều tù binh được trao trả chỉ còn da bọc xương, nhiều người cân nặng chưa được 40 kí lô.

Trong khi đó các tù binh Việt Minh được trao trả đều khỏe mạnh. Nhiều thương bệnh binh Việt Minh nằm điều trị ở nhà thương Le Flem ở Sài gòn đã được đại úy Martineaud chở xuống tận Cà Mâu .. Nhiều đồng đội của họ gặp nhau đã giật bỏ những dây chuyền nước biển và tống lên xe cam nhông nhãn hiệu Liên Xô..

Những trang sử chót của lịch sử nước Pháp được diễn ra vào buổi chiều ngày 8 tháng 10 1954 tại sân vận  động Mangin. Trời hôm nay mưa nhiều..Trên sân vận động diễn ra cuộc kéo cờ Pháp lần chót với một số ít binh đội cầm súng dàn chào.

Không có đội kèn đồng của nhà binh dàn chào như thường lệ. Chỉ có một tiếng kèn đồng thổi một điệu nhạc buồn như một lời tiển đưa.

Người nhận lá cờ là đại tá Argnacé.

Trong khi đó, người sĩ quan đại diện gấp lá cờ  tam tài ướt sũng nước mưa.

29 Passing the Torch, A final Adieu, trang 90

Ở trang bên cạnh cuốn sách, tôi nhìn thấy sân  đá banh Mangin cỏ dại mọc lên đến đầu gối. Có hai binh sĩ kéo lá cờ Pháp xuống và một sĩ quan đội nón sắt đứng nghiêm chào. Đứng quay lưng chỉ thấy có thể là tướng Cogny, đội nón képi cũng đứng nghiêm chào ..

30 Tóm lược Georges Fleury, Ibid, tur72 trang 649-660

Giải pháp không giải pháp của Hoa Kỳ vào giờ phút chót của  trận Điện Biên Phủ

Trước giờ tuyệt vọng của Điện Biên Phủ, người ta trông đợi sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ  vào Việt Nam. Vào lúc ấy, Pháp chỉ có không đầy 100 máy bay oanh tạc mà nhiều cái ở trong tình trạng bất khả dụng .. Cựu tổng thống Nixon, trong cuốn No more Viet Nam của ông cho rằng cái sai lầm số một của Hoa Kỳ tại Việt Nam là đã không sớm can thiệp trực tiếp vào trận Điện Biên Phủ. Chỉ cần điều động môt hàng không mẫu hạm với các máy bay B.29 ngày đêm thả bom xuống lòng chảo ĐBP, hỗ trợ thời điểm chiến lược thì cuộc chiến có thể kết thúc một cách thuận lợi cho binh đội của tướng De Castries đang bị vây khốn một cách tuyệt vọng trong  một tuần lễ.

31 No more Viet Nam, Richard Nixon, trang 31

Và  nhờ thế tranh được di sản một cuộc chiến kéo dài thêm 21 năm nữa.

Nếu như, lại nếu nữa là đề nghị của Đề đốc Hải quân Arthur Radford đưa ra kế hoạch xử dụng 60 máy bay B-29 từ Phi Luật thực hiện những cuộc oanh tạc ban đêm đến ĐBP hoặc gọn nhẹ hơn nữa theo đề nghị của ngoại trưởng Foster Dulles cho phép thả vài quả bom nguyên tử cỡ nhỏ xuống ĐBP để vô hiệu hóa Việt Minh thì hẳn kết thúc cuộc chiến đã khác ..

Tuy nhiên, Mỹ là xứ dân chủ, sau bài diễn văn thăm dò của Phó tổng thống Nixon về những biện pháp mạnh quân sự cần làm như việc can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ vào chiến tranh Đông Dương thì 68% dân chúng Mỹ không đồng ý Mỹ can thiệp vào Đông Dương .

J.Prados cũng nhận xét:

” Ở một giai đoạn tồi tệ nhất, ngoại trưởng Dulles đã công khai giúp cho Pháp võ khí  nguyên tử chiến lược với hy vọng có thể giải tỏa được áp lực quân sự của Viet Minh(..) Và đến  ngày 15/4, Phó TT Hoa Kỳ Richard Nixon đã đọc một bài diễn văn được cho là một thăm dò rộng rãi về sự can thiệp của Hoa Kỳ xem như là thời gian thuận lợi để cứu vãn Á Châu”.

32 Viet Nam, John Prados, trang 29

Nhưng theo ông Nixon, lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể  trực tiếp can thiệp vào Việt Nam vì thiếu sự  hỗ trợ của nước Anh, ông viết:

Tiếc là đề nghị của vị đề đốc này khi sang Anh Quốc đã bị thủ tướng W. Churchill bác bỏ . Churchill cho rằng Anh quốc đã  không chiến đấu cho quyền lợi nước Anh tại Ấn Độ thì không vì lý do gì họ lại tham dự vào cuộc chiến tranh Đông Dương giúp người Pháp”.

33 No more Viet Nam, Richard Nixon, trang 30

Thật vậy, ông Bidault ngồi tại Quai d’Orsay, nhìn sông Seine hướng về phía Tây Bắc trong một niềm hy vọng tuyệt vọng. Đó là sự cứu vớt Điện Biên Phủ đặt tất cả sự trông chờ vào London. Trong khi đó nội các Anh họp và đi đến quyết định sẽ không có sự can thiệp của đồng minh, trừ khi Hội nghị Geneve đi đến thất bại. Bom nguyên tử dự định được bỏ xuống ĐBP ngày 28 tháng tư với điều kiện chính phủ Anh không lên tiếng phản đối. Chính phủ Anh chủ trương một chính sách bất can thiệp.( The policy of nonintervention), bởi vì họ không lường được hậu quả của sự can thiệp này. Đại sứ Pháp R. Massigli đã dành cả một ngày làm việc tại bộ ngoại giao Anh mà chỉ uổng công, vì ngay cả một bản tuyên bố chung cũng bị thủ tướng Anh Eden từ chối.

34 34  Jules Roy, Ibid, trang 247

Cuối cùng như người ta được biết Hoa Kỳ đã đứng khoanh tay đứng nhìn người Pháp chiến đấu một mình để nhận lấy một kết quả thảm bại- một  thảm bại không chỉ dành riêng cho người Pháp- mà mất cơ hội ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản .

Pháp  đã thua không phải vì tổn thất sinh mạng. (tổn thất phía Việt Minh gấp 5 lần hơn) mà vì ý chí chiến đấu nói chung đã không còn nữa!! như nhận xét của Nixon:

Trận Điện Biên Phủ đánh một đòn chí tử vào tinh thần của quân đội Pháp”.

 

35 more Viet Nam, R. Nixon, trang 28

Tướng Georges Catroux cũng đã viết một bản phúc trình gửi ngày 3/12/1955 mở đầu như sau:

Cuộc thất trận Điện Biên Phủ nói riêng về mặt quân sự nó không chứng tỏ một cán cân quân sự bất lợi cho sự thất trận ở Đông Dương, nhưng là do hậu quả tâm lý đối với dân chúng có phần mệt mỏi về một cuộc chiến tranh không được mọi người đồng ý vì nó như thể kéo dài  không biết đến bao giờ và người ta chờ đợi một cách nào đó  nó phải chấm dứt”.

36Rapport concernant la conduite des Opérations en Indochine sous la Direction du Général Navarre, in Elgey, Histoire de la IV République, vol 2, annex I, pp 641-722, Ibid The Indochine Experience, Arthur J. Dommen, trang 233.

Trung Quốc, Liên Xô, Việt Minh đã hợp đồng để đưa đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đằng sau Võ Nguyên Giáp là 600 triệu con trời chỉ cần mỗi người đái một bãi cũng đủ ngập sông Hồng Hà. Trong khi đó, ngay cả tướng Mỹ O’Daniel khi quan sát lòng chảo ĐBP đã phấn khởi điện về cho TT Eisehhower tính cách tích cực của chiến dịch này

Phần vinh dự dành cho tướng Gíáp vì thế thật là nhỏ. Ông đã thật sự không muốn hiểu  điều đó. Cùng lắm, phải chặng ông chỉ là người đứng ra đại diện nhận cái chiến công ấy thay cho Trần Canh và trong trận ĐBP là Vi Quốc Thanh !!

Những tổn thất của đôi bên trong trận Điện Biên Phủ“

Một cuộc chiến kéo dài 7 năm, 7 tháng, 1 ngày. Một cuộc chiến đã để lại những vết thương và con số thương vong khó có thể hàn gắn lại. Nhà thơ Nguyễn Huy Tưởng, sau khi tham quan chiến trường Điện Biên Phủ đã ghi lại như sau: Điện Biên lẫn lộn giữa hoang vu và bàn tay người, giữa gian khổ và cố gắng, giữa hỗn độn và tổ chức, giữa chiến tranh và xây dựng, giữa cái cổ sơ (trâu bò, lợn…) và cái khoa học (máy cầy, điện), giữa cái đang lùi và cái đang lên, giữa cái nghèo nàn túng thiếu và cái tương lai đầy triển vọng, tất cả đều ở trong một sự hỗn độn, ngổn ngang, chờ đợi, vươn lên…”

Một cuộc chiến đã tiêu hao hằng bốn trăm ngàn sinh linh và hàng tỉ bạc mà cho đến nay chưa ai biết rõ con số đích thực là bao nhiêu? 

Đó là những con số làm phiền, làm chúng ta phải  suy nghĩ.

Cùng lắm, nếu may mắn có được những con số thì vẫn là những con số ảo, số âm, số trừ.

Một người chết hay trăm người chết có thay đổi gì được bộ  mặt của chiến tranh? Có những người bên kia sợ  Hòa Bình, thì cũng có những người sợ những con số như bóng ma.

Những bóng ma của mẹ liệt sĩ đội mồ lên đi kiện

(Thơ Nguyễn Duy).

Cho nên, những con số  chính thức vẫn là những con số đáng nghi ngại nhất.

Đã có bao nhiêu binh lính của hai bên đã  bỏ mình trong trận đánh cuối cùng này?

Đặt câu hỏi này, tôi giật mình khi đọc lại một đoạn văn phân tích của Claude De Groulet về tâm tính người Việt Nam với một số hệ thống ý niệm mà người Tây Phương không cách nào hiểu được  được.

Hiểu được tâm tình và những khái niệm này, hiêu được tại sao các nhà quân sự Việt Minh coi  sự sống con người chỉ là phương tiện thay vì là cứu cánh. Những khái niệm của người Việt bắt đầu từ những khái niệm hoàn toàn trừu tượng ở bình luận lý luận : Chẳng  hạn, khái niệm giữa tròn và vuông, giữa hỏa hợp và hỗn loạn, giữa trật tự và vô trật tự.

3737 Claude  de Roulet, Ibid, trang 18

Đối với người Việt Nam, những khái niệm trên không dứt khoát biện biệt chẳng khác gì giữa âm và dương như một cặp. Vì thế, thái độ ứng xử của người Việt Nam làm cho người Tây Phương  trước một số vấn đề làm họ cảm thấy bối rối, hoang mang, khó hiểu.

Chẳng hạn thái  độ thản nhiên, (indifférence) của người Việt Nam trước những đau khổ và sự mất mát!! Và người Tây Phương đặt giả thiết phải chăng cái chết đối với họ hình như có một sức mạnh bên trong để kiềm chế được hay có được một sự thanh thản tâm hồn?( Sérénité d,âme)?

Nói cao xa một chút thì người Á Đông có một số khái niệm về vũ trụ, về không gian, thời gian khác người Tây Phương. Về vũ trụ, họ nói đến sự tuần hoàn , hòa hợp, sự có đi, có  về theo  khái niệm hình tròn (conception circulaire) thay vì đường thẳng . Đối với người Tây phương sống là một khởi điểm và chết là điểm tận cùng, chỉ có một hành trình đi và tới không có khả năng trở về.

Vì thế, chết  đối với người Tây Phương là một bi kịch con người, một mất mát không bao giở lấy lại được .

Nhưng đối với người Việt Nam, từ một khái niệm có đi, có về, cuộc sống với nhiều gian truân khổ nạn, kiếp người sống không khác gì trâu ngựa, người Việt tục hóa, bình thường hóa những khái niệm và biến nó thành một sự kiện, một quy luật của cuộc sống như thế sống là phải chấp nhận những khổ đau, mất mát là như thế.

Thái độ thản nhiên ( Indifférence) trước mọi tình huống nói cho cùng là phi nhân bản nhất, chẳng những chẳng hay ho gì mà đáng nguyền rủa nhất.

Tướng lãnh Tầu, tướng lãnh Việt như tướng Giáp đều coi cái chết người khác chỉ là phương tiện- cho nên chết bao nhiêu cũng được- Cái thắng cái thua nó nằm ở chỗ này!!

Cho nên, không lạ  gì khi áp dụng chiến thuật biển người, không một vị chỉ huy quân sự nào lên tiếng phản  đối. Cũng không lạ gì khi một đổi lấy năm vẫn được coi la chiến thắng. Thắng đối với những vị ấy là cuối cùng là cắm được lá cờ, còn tất cả mọi sự hy sinh là lẽ tất nhiên..

Nói dến chiến công thì có thể ai cũng biết rồi .. Nhưng nói đến những tổn thất thì cho đến giờ  phút này, phía Việt Minh vẫn chưa bạch hóa ra bên ngoài .. Mọi ghi chép về tổn thất ở đây về phía Việt Minh chỉ là phỏng đoán mà thôi ..

- Phía quân đội Pháp thì tương đối minh bạch rõ  ràng.

Giữa giai đoạn từ 20/11/1953 đến 7/5/1954, có tất cả  15.709 đồn trú tại Điện Biên Phủ.

Cho đến ngày 7/5 thì số binh đội Pháp chỉ còn lại 10.133 ơ/ Điên Biên Phủ và 1588 ở căn cứ Isabelle, công chung là 11.721 mà trong đó có 4.436 bị thương . Trong số bị thương có 858 người được coi là bị thương nặng. 858  người này đã được Hồng Thập Tự di chuyển đi với sự thỏa thuận của Việt Minh.

Số  còn lại là 10.863 người trong đó có 3.578 bị  thương .. Và chỉ 4 tháng sau con số 10.865 người này thực sự còn sốngm sót, là 3.290 người.

Như  vậy còn lại 7.573 người hoặc đã bị chết trong lúc di chuyển, hoặc ốm đau bệnh tật không thuốc men, hoặc bị giam giữ tại các trại tập trung, hoặc trại cải tạo mà không bao giờ được chính thức trao trả cho Pháp . Tỉ lệ chết trong các trại tù là 60.

Như  vậy chính thức khi tàn cuộc chiến, người Pháp chết và mất tích khoảng 4000 người ..c’est la marque du totalitarisme. La signature de l’idéologie. Cette absence de sentiment, de compassion, d’humanité, est caractéristique de la sauvagerie idéologique propre au xxe siècle. L’histoire de l’humanité est riche d’actes de sauvagerie, qui étaient des actes de vengeance, de haine exacerbée, de conquête du pouvoir par un individu ou un clan.

Ici il s’agit d’une haine déshumanisée, dépersonnalisée. Il s’agit de la mise en œuvre méthodique, dépourvue de tout état d’âme, d’un plan minutieusement défini par des instances supérieures. Boudarel n’a fait qu’obéir à ces instances supérieures: l’appareil communiste international, représenté par le parti communiste français, et un temps, par délégation, par le parti communiste vietnamien. On connaît cette défense: je n’ai fait qu’obéir. Cela n’enlève rien à la responsabilité personnelle, mais c’est absolument vrai: Boudarel n’a fait qu’obéir, et toute l’horreur de son action vient précisément du fait qu’il a obéi, qu’il a méticuleusement obéi, en toute conscience de ce qu’il faisait.

On connaît les textes du Viêt-minh, très précis, concernant le traitement des prisonniers de guerre, leur «rééducation» et leur libération. Boudarel les a suivis à la lettre. Si l’on en croit les témoignages de ses victimes qui ont connu d’autres camps que le camp 113, il est même le seul responsable de camp à avoir suivi à la lettre les consignes du Viêt-minh (en en rajoutant un peu pour être sür de ne pas être en dessous de ce qui était demandé). Les responsables viets étaient généralement moins déterminés dans leurs «cours politiques», soit parce qu’ils ne voyaient pas l’intérêt de convertir des moribonds, soit parce qu’ils jugeaient impossible de convertir réellement les « soldats de l’impérialisme», soit parce qu’ils voulaient libérer leur pays mais ne croyaient pas à la phraséologie communiste.

Boudarel, lui, y croyait dur comme fer. Il était l’apparatchik idéal.

Il n’était pas un soldat. Il n’était pas de ces soldats français qui avaient déserté pour se mettre au service du Viêt-minh. Il n’était pas un des soldats blancs d’Hô Chi Minh. Boudarel ne s’est jamais battu. Il était un fonctionnaire du régime. Il n’a pas pris les armes contre l’armée française. Il n’a même jamais levé la main contre un soldat français.
Il n’a cessé de le dire pour sa défense. Mais c’est ce qui l’accuse de la façon la plus claire. C’est là qu’est le crime contre l’humanité chimiquement pur, sans lien avec des crimes de guerre. Boudarel a nié l’humanité des prisonniers français, ses compatriotes, il les a dépouillés de toute dignité humaine, il les a fait crever comme personne ne ferait crever son chien, et pendant qu’ils crevaient, ils devaient encore chanter les louanges du communisme, et subir l’atroce dialectique marxiste-léniniste.
La différence entre les camps communistes et les camps nazis est là. Les tortionnaires nazis n’avaient pas d’instructions pour entreprendre une absurde rééducation de leurs prisonniers voués à la mort. Ils ne leur demandaient pas de célébrer les bienfaits du nazisme. Il n’y a eu aucun Boudarel dans les camps nazis. C’est pourquoi le procès Boudarel aurait dû aboutir. Non seulement pour condamner un tortionnaire particulièrement inhumain, mais pour préciser la juVà khoảng 7000 người đã chết trong nhà tù cộng sản hoặc mất tích. Vậy mà tôi được đọc một bài viết: Lòng nhân đạo của ta, của đại tá, PGS Trần Lưu Khôi .

 

38Điện Biên Phủ qua những Hồi ức,  trang 137.

 

Tướng Võ Nguyên Giáp điều động các đại đoàn 304,308, 312, 316 và 351 cộng chung với các đơn vị hậu cần là trên 100.000 người.

Theo ước tính của Bernard Fall thì có khoảng 8000 binh đội Việt Minh và 2000 binh đội Pháp được chôn vùi rải rác ở Điện Biên Phủ. Bernard Fall chỉ  định chính xác hơn là xác chết của Viet Minh nằm rải rác tại căn cứ Beatrice và Gabrielle trên đồi Eliane hoặc tại giao thông hào ở Huguette, Claudine và Isabelle.

39 Bernard Fall Hell in a very small place, trang 448-449.

Về  xác chết các binh lính Pháp thì dễ được nhận diện hơn vì thường được quấn trong các vải dù.

Năm 1962, Jules Roy, một sĩ quan trong quân đội Pháp, tác giả cuốn La bataille de Dien Bien Phu, gốc người Algérie có gặp tướng Giáp và yêu cầu ông thu gom các xác chết của người Pháp để chôn vào một nghĩa địa như một tưởng niệm. Tướng Giáp hứa thi hành, nhưng cho đến nay chẳng biết đã thực hiện trọn vẹn chưa ..

Kinh cầu hồn cho những nấm mồ ở Điện Biên Phủ

Tôi nhận ra một điều lạ thường là phần đông người việt Nam coi chiến tranh là giải pháp tối ưu!! Niềm tự hào cũng từ đấy mà ra.

Những người cộng sản, sau chiến thắng Điện Biên Phủ hầu hết đều rơi vào tâm trạng say mê chiến thắng- ivre de victoire-. Theo sử gia Heinz Schuttte, ông đã có dịp phỏng vấn nhiều người ở Hà Nôi thì họ đều có tâm trạng đo” Vì đó là chiến thắng của họ như một thời lãng mạn chính trị.

Nhà  thơ Huy Cận nói:

” Ta lãng mạn bởi vì ta yêu nước”.

40 Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960.

Sự  bộc phát lãng mạn và nỗi mừng của họ có  thế hiểu được .. Nhưng một khi nỗi mừng chiến thăng qua đi nhanh thì đọng lại là những mất mát đủ thứ không thể hàn gắn được.

Có  thể nào một dân tộc khi hỏi đến niềm hãnh diện chung của dân tộc, chỉ có một câu trả  lời ngắn gọn: Chúng tôi là một dân tộc anh hùng vì chúng tôi đã thắng hai đế quốc sừng sỏ  nhất: Pháp và Mỹ.

Phải chăng đó là sức sống Việt, Văn hóa Việt, sức mạnh Việt Nam?

Phải chăng đã đến lúc phải tìm ra một mẫu hình văn hóa khác, giá trị hơn, cao đẹp hơn và nhất là  tiến bộ và nhân bản hơn !!

Sản phẩm chiến tranh là một sản phẩm lỗi thời mà lịch sử con người còn ghi lại!! Đế quốc La Mã nay còn đâu?

Câu hỏi thứ hai cần được đặt ra là sau chiến tranh còn lại gì.

Phải chăng là những bữa cơm đạm bạc, những vật lộn với đời sống thực tế, những gò bó chặt hẹp kiểm soát về tư trưởng đã cấy mầm cho sự nghi ngờ và tư tưởng phản kháng.

Những người không trực tiếp tham dự vào cuộc chiến dễ  có cái nhìn nhân bản, một góc nhìn khác về cuộc chiến mà sự sự tàn khốc của chiến tranh với những xác người chết trở thành mối quan tâm hàng đầu ..

Những mẫu người như Võ Nguyên Giáp trong một xã hội tương lai chỉ là sản phẩm của một xã hội còn kém văn minh, nghèo đói và lạc hậu!

Hãy bắt  đầu bằng những tâm tình của một con người nhìn lại cuộc chiến trong chiều kích nhân loại bằng tâm thức cảm thông và lòng mẫn cảm!!!

Nhìn lại quang cảnh Điện Biên Phủ, thật khó mà mường tượng được những gì đã xảy ra ở đó cách đây hơn 50 năm .

Tôi nhìn thấy những lũ người bị cưỡng bách làm lao công chiến trường, trong đó có một số phụ nữ  và những người dân miền sơn cước là một  đám nô lệ thời đại cộng sản. Con số họ là cả trăm ngàn người với hơn hai chục ngàn xe đạp thồ.

Họ  bị bóc lột, bị khai thác sức lực đến tận cùng của sự khai thác. Đói ăn, đói mặc, cực khổ muôn chiều với mưa nắng và bom đạn.

Chả  có gì để hãnh diện, chỉ thấy đó là  những kiếp người khốn khổ gấp ba bốn lần sự khai thác và bóc lột của thực dân, phong kiến.

Và  còn lại số phận những người đã chết, đã hy sinh?

.. Nếu nhìn lại ĐBP, nếu không có những ngôi mộ nằm rải rác đó đây thì người ta không thể mường tượng  được trước đây đã xảy ra những cuộc giao tranh ác liệt nơi các địa danh như ngọn Éliane, ngọn Béatrice hay Étienne 1 và 2 .

Làm sao có thể hình dung ra những cụm khói đen bốc lên từ bom Napalm làm cháy đen cả mặt  đất? Và những giao thông hào chằng chịt, mặt  đất vũng bùn mà nhiều xác chết đã thối rửa, chết ở nhiều tư thế khác nhau. Những  lớp hàng thép gai nhiều lớp chằng chịt bị xé rách bởi bộc pha và xác người nắm vắt trên những hàng rào thép gai ..

Trong cái không gian máu lửa ngụt trời huyền thoại trước đây, chỉ còn thấy  một nghĩa địa với 500 ngôi mộ ngưới chiến sĩ Việt Minh đang nằm an nghỉ – nơi đây-vĩnh viễn .. Nghĩa địa hình như ở cách xa con đường chính một chút, dưới chân ngọn Éliane.

500 người cùng chung một số phận đã tham dự những trận  đánh cuối cùng và đã dành được chiến thắng.

Họ  nằm giữa một thiên nhiên an bình, chung quanh cây cỏ  xanh rì, cỏ cây đầy hoa lá. Có tiếng chim chóc trong các tàng cây.

Họ  là một con số nhỏ trong số 10  ngàn người đã bỏ xác tại nơi đây trong một cái lò sát sinh đã được thi vị hóa …

Trên ngọn Béatrice, có tấm bia ghi lại chiến công của anh chiến sĩ Phan Đình Giót, người đã lấy thân mình lấp lỗ  châu mai để đồng đội tiến lên ..

Anh Giót phải chăng cũng là biểu tượng anh hùng cần thiết như một Lê Văn Tám của miền Nam sau này? Tôi đọc lại trang ký của đại đội 58 viết về anh Phan Đình Giót mà lợm giọng, muốn nôn ..

Nhưng đối với đồng đội anh Phan Đình Giót nằm ở dưới kia và cả những người mà trước kia là kẻ thù địch của anh thì biên giới thù nghịch không còn nữa. Sự cay đắng hay kiêu hãnh nào có nghĩa lý gì nữa!

 

Không có vinh quang mà cũng không có chiến thắng vì  cái chết đem lại sự bình đẳng tuyệt đối cho những người nằm ở đây?

Họa chăng chỉ còn lại bi kịch cho những người vợ, người chị, người mẹ- nhất là người mẹ- mỗi lần nghĩ  tới con thì lén lau giọt nước mắt vì biết rằng con mình sẽ không bao giờ trở về ..

Ngoài kia, nắng vẫn lên !!

Nhưng chỉ  còn lại những người đàn ông, đàn bà vùng cao mà bao đời vẫn oằn vai gánh những khổ nhọc bên cạnh những con trâu ngập bùn tới bụng cho cây lúa mọc lên ..

Cuộc sống của họ từ bao đời vẫn kéo dài cuộc sống giữa những thung lũng, những ngọn đồi, vất vả tát từng gầu nước vào ruộng và chăm sới từng thước đât trước nhà để trồng rau.

Đó chính là những con người mà anh em họ cha ông họ  đã từng ghi lại những chiến thắng ở Điện Biên Phủ! Nào họ đã được gì và mất gì? Bao nhiêu lần bác Hồ cho người đến thu thóc gạo “vay”, nào đã trả xong chưa? Nợ máu, nợ sức người, nợ cơm gạo thu vén đến tận cùng cực của đồng bào miền sơn cước nào họ có tội tình, ân oán gì trong cuộc đổ máu ấy?

Cho nên, không lạ  gì khi áp dụng chiến thuật biển người, không một vị chỉ huy quân sự nào lên tiếng phản  đối. Cũng không lạ gì khi một đổi lấy năm vẫn được coi là chiến thắng.

Thắng đối với những vị ấy là cuối cùng là cắm được lá cờ, còn tất cả mọi sự hy sinh là lẽ tất nhiên..

Thật tình tôi không biết phải nói thế nào.

Tướng Giáp và  chai rượu Whisky

Như đã nói  ở đầu bài viết, tôi xin được trích dẫn phần Epilogue của tướng Peter Macdonald trong sách của ông như phần kết luận về ĐBP.

Ngày hôm nay, phần đông những người tham dự  trận ĐBP nay đều đã chết. De Castries chết năm 1991 ở tuổi 85. Langlais tự vẫn cách bằng cách nhảy lầu năm 1988.

Số phận ông là phải thế thôi! Thắng thì như tướng Giáp, thua thì không chấp nhận được! Phải tìm đến cái chết như một giải thoát,

Chỉ có điều chiến thắng vinh quang ấy không vượt qua được sự mời gọi quyến của một chai rượu Whisky tầm thường.

Theo tác giả, khi ông rời khỏi Hà nội sau khi đã làm việc và phỏng vấn nhiều lần tướng Giáp thì được yêu cầu ông biếu tướng Giáp một chai rượu Whisky như món quà chia tay.

Một chai rượu Whisky!!. Đối với người yêu cầu là một điều bình thường tự nhiên.

Nhưng đối với  ông Peter Macdonald là một điều thật không hiểu  được.

Ông cảm thấy rất khó xử, bởi vì một quà tặng như thế thì có khác chi xỉ nhục tướng Giáp? Một khuôn mặt lớn của thế kỷ thứ 20 lẽ nào nhận một quà tặng như một thứ bố thí tầm thường như cho kẻ ăn mày từ một người ngoại quốc.(a trivial handouts)!!!

Theo tác giả, việc biếu tướng Giáp một chai rượu Whisky nó bộc lộ sự nghèo nàn đến tồi tệ của Hà Nội. (Thời đểm 1990). Những khách sạn sơn rẻ tiền ở những khách sạn được coi là tốt nhất, chuột chạy khắp nơi trong các nhà hàng, những cửa hàng với những hàng hóa lòe loẹt, lỏng chỏng cho ta cảm giác số phận họ là như thế, những bệnh dịch như luẩn quẩn chung quanh mà nếu xảy ra thì cơ quan y tế phòng ngừa hầu như bó tay. Dân chúng đông đúc sống chung đụng, chen chúc trong những căn hộ nghèo nàn, chặt hẹp ..

Như thế mới hiểu được tại sao một nhân vật như thế  chỉ đòi hỏi một chai rượu tầm thường!! Một món quà tầm thường cho một ông già mà chiến tích chất đầy những năm tháng đời ông !!

Thật tội nghiệp cho tướng Giáp hay tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

 (Còn tiếp)

Đọc các phần viết trước tại đây

Phần kết kỳ tới: Những năm suy thoái của cuộc đời vị tướng lừng danh thế giới

 ———————————————————————–

1

2Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử, nxb Quan Đội Nhân Dân

3  Bernard B. Fall, Hell in a very small Place, trang 15

4 Hữu Mai, Điện Biên Phủ, Ibid, trang 307

5

6

7

8

9  Georges Fleury, La guerre Indochine

10 Bernard B.Fall, Ibid, trang 390

11

12 Jules Roy, Ibid, trang 216

13 Georges Fleury, Ibid, trang 644

14 ..

15

16  The Battle of Dien Bien Phu, Jules Roy, trang 22

17 Robert J.O’Neill,  General Giap, Polotician & Strategist, trang 128

18  18 Robert J.O’Neill,  General Giap, Polotician & Strategist, trang 128

19  19 Robert J.O’Neill,  General Giap, Polotician & Strategist, trang 128

20

21  Jules Roy, Ibid, trang 278

22  Bernard B. Fall, Hell in a very small place,  trang 50

23

24  Georges Fleury, Ibid,

25

26 Bernard B. Fall, Ibid, trang 406

27  Hữu Mai,  Đai tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lich sử, trang 391

28  Nguyễn Khắc Viện, Histoire du Viet Nam, trang 230

29 Passing the Torch, A final Adieu, trang 90

30

31

32

33

34  Jules Roy, Ibid, trang 247

35

36

37 Claude  de Roulet, Ibid, trang 18

38

39

40 Điện Biên Phủ qua những trang hồi ức, trang 197

 

28 Phản hồi cho “Võ Nguyên Giáp- Điện Biên Phủ- và chai rượu Whisky”

  1. MINH HẰNG says:

    Nhớ ra : Đã viết sai ĐT Westminster
    Đúng ra phải là ĐT Westmoreland.
    Nế tiện , xin sửa giùm . Xin lỗi bà con

  2. SAO NGÀN says:

    BIỂU CHI LÀM NẤY

    Thân làm Đại tướng đàng hoàng
    Cầm quân đánh trận vẽ vang một đời
    Tới khi hết chiến chinh rồi
    Bảo làm Kế hoạch thật thời ra chi
    Chị em có tội tình gì
    Mà sao bít lổ châu mai lại đành
    Dẫu cho đã hết cầm quân
    Chuyện gì lại phải cầm quần chị em
    Quả là Con Tạo hớ hênh
    Đốt lò hương cũ niệm tình ngày xưa !

    NẮNG NGÀN
    (02/7/13)

  3. TRĂNG NGÀN says:

    TƯỚNG GIÁP

    Trời sinh ông Giáp quá hay
    Chưa ngày quân ngũ cấp ngay quân hàm
    Phong lên Đại Tướng đường hoàng
    Việc này ông thật nhờ ơn Bác Hồ
    Vậy nên mới có cơ đồ
    Công lao chiến thắng dồn vào tay ông
    Trận tiền chiến sĩ xung phong
    Máu xương đổ xuống ruộng đồng bao la
    Mục tiêu giải phóng quê nhà
    Cuối cùng cũng đến gọi là vinh quang
    Lẫy lừng chiến thắng Điện Biên
    Viễn Chinh chấm dứt, Pháp quân đầu hàng
    Ngỡ rằng lịch sử sang trang
    Ai ngờ lịch sử chỉ càng nhiêu khê
    Dưa đi xong dứa lại về
    Thảy thì dưa, dứa cũng bề vậy thôi
    Pháp chuồn, Mỹ đã vô rồi
    Chiến trường quốc tế lại thời mở ra
    Nên chi giữa cõi người ta
    Nước nhà chưa thể thoát ra được rồi
    Lại đành lần nữa thả trôi
    Chờ xem Con Tạo tới hồi quên đi
    Năm Tư tiếp tới Bảy Lăm
    Mới cho đất nước oái ăm yên lành
    Tắt xong lò lửa chiến tranh
    Chiến tranh nóng, lạnh tơ mành là đây
    Riêng mình Tướng Giáp vẫn hay
    Hết quyền Đại Tướng hãy còn ra quân
    Điều hòa Kế hoạch Chị em
    Không cho dân số bù thêm chiến trường
    Nam nhi Đại Tướng đường đường
    Mỗi lần mở miệng đều tương “Bác Hồ”
    Ngẫm đời mà thẹn cho đời
    Một ông Đại Tướng sao thành tép riu !

    ĐẠI NGÀN
    (02/7/13)

  4. MINH HẰNG says:

    Võ Ng. Giáp là kẻ có đôi tay dính nhiều máu nhất trong lịch sử Việt nam vì anh ata lúc đó còn trẻ , say mê độc lâp hoá biến thành cừu non ,lầm tuởng con cáo già tên Lý Thuy là Nguyễn Aí Quốc that nên bị đẫy vào những cuộc thanh trừng đảng phái dính máu cái chết cuả hàng chục ngàn nguời vô tội do HCM giao phó để giả vờ đi hội nghị (Fontainebleau)
    tại Paris năm 1946.
    Cùng với trào lưu cuả thanh niên con nhà khá giả đuợc ăn học lúc đó, Giáp ban đầu cùng với các thanh niên trí thức khác tìm và theo cu Phan Bội Châu . Sau này qua các sách báo Paria , Hồn Việt) từ Pháp chuyển về Hanội , Giáp bị lôi cuốn bởi tên Nguyễn Ái Quốc . Đây là một cái tên như một huyền thoại gây chấn động , cho mọi thanh niên trí thức thời đó ( thâp niên 30s-40s)trong đó có Giáp(1).
    Giáp kề mội lần có báo với tác giả Ng Ái Quốc , Giáp” mang lên cây rậm ngồi đọc say sưa.“Đây lại là một tên chung cho nhóm nhằm đánh lưà mật thám Pháp mà GS Hoàng Xuân Hãn xac nhận . ( Phan Văn Truờng , Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền , Nguyển An Ninh…) Khi về Hanội tham gia đình , Nguyễn Thế Truyền trả lời là không phai nguời that. Nhưng nhân khi đuơc hai cu họ Phan giao phó đến tai chỗ giao cho Hội nghị bưc Thư Kiến Nghị cho TT Hoa kỳ ,A.Wilson thì Nguyễn Tất Thành chôm tên và tự đổi tên mình ra Nguyễn Ái Quốc.
    Sau này bà Thụy Khuê nghiên cưú trình độ Pháp văn và nhiều yêu tố khác đã đi đến kết luận rằng,HCM không hề là Nguyễn Ái Quốc đúng như lờiGS Hoàng Xuân Hãn đã nói. (2)
    Cũng giống hệt như anh Bác Hồ, Anh Giáp naỳ cũng tự cãm mình như một thứ supernatural. Nếu Bernad Fall đưa cái mồi “Tập hoạ hình Bác Hồ “ do vợ vẽ ra và nhử viết sách về Hồ lúc đầu Hồ giả vờ không muốn nhưng sau đó cho nguời mang đến tập tư lieu cuả Hồ đưa cho B. Fall truớc giờ rời Hotel! B. Fall đã nhữ họ Hồ để nắm reduce
    bản chất tôn sùng cá nhân cuả ông taa . B. Fall đuợc đào tạo bài bản nên khôn ngoan đáo để do đó dù chết sớm nhưng hàng ngũ ký giả,sử gia đếu quí phục. Không biết học ở đâu mà Giáp nổ bảo :” “Vietnam was one of the cradle of mankind. Viet tribe had their own language, set up an economic with a social political system, created their own culture and moral traditions and so developed a national feeling and consciousness” ( p.41, GIAP Peter MacDonald )
    Giáp còn khoác lác bảo là anh at học chiết thuất cuả Napoléon và Tôn tử , điều mà ai cũng biết là chiến tranh mà anh taa và co vấn TQ tiến hành tai miền là “chiến tranh nhân dân“ cua họ Mao với châm ngôn :” Quân dân như Cá với Nu`ớc“ Không nuớc Cá không thể sống”. Đó là một chiến thuật vô nhân đạo đã biến hàng triêu nông dân thành nạn nhân cuả Cá và cuả chiến dịch Search & Destroy cua ĐT Westminster. Stanley Karnow trong cuộc phỏng vấn hai vợ chồng Giáp tại Hànội đã khoá mồm nguời vợ khi bảo chiêm nguởng vật dụng dồi dào cuảchế độ tư bản.( VN, A history S Karnow , Ed. chót 1998(?)
    Rất mong tác giả NVLục co gắng nghiên cưú , phân tích và viết lại đầy đủ cho con cháu sau này. Cám ơn
    —————————
    (1)Tư lieuduới đây cho thấy thanh niên thời 1930s-40s sùng bái Nguyễn Ái Quốc :
    -Truờng cách mạng ( 5 Nhân HungCai, Quảng Châu) của chúng tôi là lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức(GIỌT NUỚC TRONG BIỄN CÃ Hoàng Văn Hoan ).Lúc đó Cách mạng có nghiã là Cộng sản.
    -“Ta hãy đi tìm những guong mặt của nhiều thế hệ. Đây là những guong mặt của các đồng chí của “thời dựng Đảng” những nguời học trò và đồng chí đầu tiên của Bác Hồ. (Hồi ký Trần Độ)
    -“ chúng tôi chua biết nhiều đến những từ nhu cách mạng, cộng sản… Nhung chúng tôi cung đa trao đổi với nhau những ký hiệu bí mật: Congsan, CS… và chúng tôi đa loáng thoáng nghe thấy một tên nguời Nguyên ái Quốc. và chúng tôi nghe tên đó, nhu nguời: trong đem tối nhìn thấy một ngôi sao sáng và gần gụi.”.(Ch2Hồi Ký Trần Đô)
    -“ Bỗng một hôm (1941)giám ngục gọi tám tù cộng sản (trong đó có tôi và hai tù thân Nhật tới Văn phòng (Hồi Ký Lê Giãn)
    -“ Những năm tháng truớc và sau khi bị bắt (1940’s) Ông Đoàng Hữu Lộng thuờng xuyên đến nhà tôi vào buổi tối nói chuyện vế Chủ nghiã Cộng sãn, vế VM, về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc… (C 3, Làm Nguời là Khó ,Đoàn Duy Thành)

    (2)Xem sách “ Hoạt động cuả Phan Chu Trinh tai Paris từ 1911-1926” cua Thu Trang

  5. CÃI CỐI says:

    Tác giả, ông Nguyễn văn Lục, chắc đúng là ông Lục xưa kia từng tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Triết, rồi trở thành giáo sư Trung học từ năm 1963 cho đến 1975. Ông cũng đã từng làm báo.
    Nếu đúng là ông Lục đó thì không có gì mới lạ trong bài viết này, vì trước đây Ông đã viết về trận ĐBP trong quyển sách LỊCH SỬ CÒN ĐÓ của Ông.

    Tạm gác qua những vấn đề thuộc về chi tiết liên quan đến sự chuẩn bị, bố trí, tổ chức phòng thủ-tấn công, các chiến thuật áp dụng, kết quả của trận đánh, ưu khuyết về trang thiết bị, về tinh thần chiến đấu v.v… của mỗi bên, ở đây tui chỉ xin nêu vài cảm nghĩ nhỏ như sau, hết sức vắn tắt, quanh những chủ điểm của bài viết:

    1.-Theo ông Thục, thì chiến tranh nói chung, trận ĐBP nói riêng, không là điều tất yếu, không là last resort hay last option on the table, cho việc kết thúc chê độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Trận ĐBP nhiều lắm cũng chỉ là một HỨNG KHỞI ; ( Ở đây tui, có lẽ do dốt tiếng Ăng-Lê không hiểu vì răng ông lại mở ngoặc với hai chữ Global perspective), một hứng khởi thôi vì sau đó nhiều nước như Algeria đã không bắt chước được.

    Lập luận chính của ông Lục là vì chế độ thuộc điạ đã đến hồi cáo chung, (vì nguyên nhân sâu xa nào thì Ông không phân tích chi tiết), Anh Quốc, đế quốc số một, đã mở ra chính sách mới, “phù hợp với thời đại và nguyện vọng của các nước bị trị nên tránh được những cuộc chiến tranh không cần thiết”. Riêng Pháp vì còn ” hũ lậu” nên vẫn giữ chính sách ” hàm hồ”…

    Ở đây, ý chính của ông Lục là các nước thuộc địa, như VN, không cần đánh nhau, từ từ rồi thì các đế quốc cũng ” giác ngộ” mà trao trả độc lập thôi. VN lúc ấy không nhất thiết phải gây chiến tranh với Pháp để giành độc lập, bởi trước sau Pháp sẽ bị áp lực của Mỹ mà bỏ chính sách thuộc điạ . Nghĩa là ” Bất chiến Tự nhiên thành”!

    Tui không dám tranh cãi lập luận đó của ông cựu Giáo sư Triết, xin để dành việc đó cho những bậc cao minh khác. Chỉ xin nêu ra ở đây một trường hợp thuộc địa khác của Pháp, tuy đã đánh nhau với Pháp hơn chục năm trời, nhưng sau đó khị độc lập rồi, vẫn còn phải nộp “cống” cho công ” khai hoá” của mẫu quốc suốt hàng mấy mươi năm về sau cho mãi đến gần đây. Đó là Haiti.

    Sỡ dĩ tui nhắc đến Haiti là vì muốn thưa rằng thì là chế độ thuộc địa không phải tự nó đào mồ chôn nó nhanh chóng và dễ dàng như sự ám chỉ của ông Thục đâu,nếu như dân thuộc điạ không tỏ ra rằng mình đủ sức tiến hành chiến tranh và sẳn sàng chiến đấu. Nền tảng của mọi quyền, kể cả quyền độc lập của một dân tộc, là sức mạnh. Kẻ yếu không có quyền gì khác ngoài quyền vâng phục theo kẻ mạnh. Đó là quy luật ngàn đời, tuy đôi lúc có bị che khuất dưới những võ bọc mỹ miều khác do người ta cố tình dàn dựng nên.

    Luận điểm ” bất chiến tự nhiên thành” của ông Lục, và một số người về quá trình giải thực, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về thực trạng của chính trị quốc tế và lịch sử thế giới, đặc biệt là những chuyển biến kinh tế-chính trị trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngoài việc viện dẫn, một cách thiếu căn cứ, sự tiến bộ về đạo đức của Tây Phương ra, không mấy ai trong họ giải thích cặn kẻ do đâu mà chế độ thuộc địa kiểu cũ kết thúc. Cũng vì vậy họ rất mơ hồ về vai trò của WTO, World Bank, IMF và hệ thống tài chánh thế giới. Đa số họ sẽ không giải thích trôi chảy tại sao ngày nay, Việt Nam chẳng hạn, không có quân lính và quan toàn quyền ngoại quốc ngự đóng, nhưng hải sản, lâm sản, khoáng sản, hàng may mặc, luá gạo của VN vẫn tự động tuôn chảy, với giá rẻ mạt, vào Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản, và ngược lại người dân VN phải mua máy móc, thuốc men, sản phẩm kỹ thuật cao cấp với giá cắt cổ, phải làm ra luật tài chánh, thương mãi theo mẫu mực của Âu-Mỹ, phải chấp nhận để tư bản, ngân hàng, hảng bảo hiểm ngoại quốc vào hoạt động ngay trên lãnh thổ của mình, cạnh tranh và bóp chết doanh nghiệp nội điạ…

    Tui tin chắc ông Lục, và nhiều vị khác cùng jeu, sẽ không vận dụng được kiến thức triết học để giải thích thấu đáo hiện trạng vừa nêu trên trong quan hệ mậu dịch quốc tế ngày nay. Nhiều lắm các vị cũng chỉ đem những khẩu hiệu về Globalization, Free trade, Democratization, Free Market, v.v…,đã được media Âu Mỹ tạo dựng, ra khoe với bà con cô bác mà thôi!

    2.- Chủ ý khác của ông Lục là hạ thấp vai trò của ông Giáp. Đại ý ông Lục, cùng một số ” học giả ” khác, cho rằng ông Giáp cũng chỉ là kẻ tầm thường về mọi mặt: nhân cách, khả năng quân sự. Những gì ông Lục viết ám chỉ rằng trận ĐBP mà thắng là nhờ…người Tàu, nhờ vũ khí, cố vấn và chỉ đạo của người Tàu! Vô tình , hay cố ý, một học giả người Hoa cũng đã viết một quyển sách nói như dzậy. Với đà này, nếu Tôn Tử đội mồ sống dậy được, chắc sẽ có người Hoa viết sách bảo rằng ngày xưa Hưng Đạo Vương thắng được quân Mông là nhờ đọc sách Binh Thư của Tôn Tử, chứ bản thân HĐV cũng chỉ là vị tướng tầm thường?

    Cứ cho là ông Giáp chỉ là một vị tướng tầm thường đi. Nhưng trận ĐBP, hiển nhiên không phải là thành quả của một cá nhân, dù cá nhân đó là ai. Nó cũng không phải là thành quả riêng của đảng CSVN, mà là thành quả chung của mọi người VN yêu nước vào lúc đó. Ngoài hàng chục ngàn thanh niên trực tiếp chiến đấu, phải kể đến hàng mấy trăm ngàn dân công từ Thừa Thiên -Quảng Trị trở ra góp phần cho một chiến dịch rộng lớn. Tất cả họ, chiến sĩ và dân công, đều tự nguyện hy sinh tính mạng, công của, sức lực, và cuộc sống gia đình êm ấm cho chiến dịch, không phải vì lý tưởng CS, mà chỉ vì nguyện vọng giành độc lập cho Đất Nước. Không có công sức hy sinh rộng lớn như vậy của đông đảo người Việt yêu nước, thì ông Giáp, đảng CSVN, hay cố vấn Trung Quốc, dù tài giỏi đến mấy ,có tự mình tạo được chiến thắng? Công sức và sự hy sinh lớn lao như vậy sao lại có thể bị giảm thiểu xuống thành chỉ còn là ” thắng nhờ cố vấn và vũ khí của Tàu”. Nói vậy hoá ra ông Lục, một người Việt Nam , lại phủ nhận sự hy sinh của chính đồng bào mình bằng cách tưng bốc người Tàu sao ? Tại sao một trí thức người Việt lại phụ hoạ với một tác giả Tàu để hạ thấp lòng yêu nước và sự hy sinh lớn lao của người Việt?

    Liệu có phải là do động cơ chống CS mà ông Lục viết bài này? Nhưng viết như vậy sẽ đạt được thành quả gì cho việc chống CS? Độc giả trong Nước, nhất là 65% dân số trẻ, sinh sau 1975 sẽ nghĩ gì? Có thể nào vì chống CS mà sẳn sàng, bằng ngòi bút, phủ nhận sự hy sinh lớn lao và lòng yêu Nước của đông đảo đồng bào, những người thuộc hàng tiền bối của mình?

    Là một kẻ thất học, tui thật sự không hiểu ông Lục muốn gì khi viết như trong bài này , không hiểu ông chống CS cho ai? Cho bản thân Ông và một số người nào đó ở hải ngoại , hay cho đất nước và con dân VN?

    • NON NGÀN says:

      CÔNG MINH

      Dầu ai là kẻ chỉ huy
      Vẫn là tập thể tạo nên công này
      Chính là mục đích diệt Tây
      Nhờ tinh thần ấy công này mới nên
      Mọi người chiến sĩ Điện Biên
      Mọi dân công nữa chẳng riêng người nào
      Nói chung là khối đồng bào
      Của toàn đất nước góp vào mà thôi
      Đâu riêng chỉ một người nào
      Cho dù ông Giáp ông nào như nhau
      Bởi vì tướng phải có quân
      Còn quân không tướng cũng nào ra chi
      Cho nên cần nói những gì
      Thật tình đúng đắn mới thì công minh
      Tuy là lực lượng Việt Minh
      Nhưng điều thực tế là người Việt Nam
      Pháp thua đến phải đầu hàng
      Cũng điều cho thấy vẽ vang dân mình
      Nên đừng cãi cọ linh tinh
      Đừng nên giành lấy phần mình dầu ai !

      SUỐI NGÀN
      (02/7/13)

    • Cù Nhầy says:

      Bải góp ý của Cãi Cối,

      Kính chuyển trình lên Ban Văn hóa tư tưỡng
      TW đoảng ta xét duyệt ,nhá.

      Và chớ quên ban cho 200 gr muối, 10 kg bo bo,
      và một rổ củ mì T=34 do ” bà chị” Gandhi cho.

      Cãi cối con hết lòng phụng thờ Đoảng đến khi
      đoảng ngỏm củ tỉ, dự kiến vào sang năm 2014, …
      ha ha hê hè…

Phản hồi