WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]

Tiếp phần [1]

rut khoi da nangNguyên nhân và hậu quả

Phạm Huấn nói:

“Tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, đau thương khủng khiếp. Và hai Cửa Thuận An, Tư Hiền thật sự biến thành những “bãi chết”, trong vùng “Biển máu”

(Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 58).

Theo ông triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  nó cũng chỉ là cuộc hành quân phá sản.

Cuộc rút quân đã rối loạn, hỗn độn và thất bại ngay khi bước sang ngày thứ hai, 24-3-1975. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới.

Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn và hải quân thật lỏng lẻo. Không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị Quân Đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau”

(Phạm Huấn, sách đã dẫn, trang 57)

Nói về nguyên nhân sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đoàn I, ông  Cao Văn Viên, cho rằng do sự rối ren của ta và nhất là lệnh của TT Thiệu không rõ ràng dứt khoát.

“Với cán cân lực lượng và địa hình thuận lợi cho CSBV, Vùng I, lực lượng VNCH không thể nào chống cự lâu dài trong cuộc tổng tấn công của địch. Nhưng phải nói, tình hình quân sự xấu đi một cách nhanh chóng vì sự sa sút tinh thần và những rối ren, lúng túng của ta, hơn là áp lực địch. Lệnh tái phối trí – tuy cần thiết – không rõ ràng và dứt khoát”

(Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 183)

Theo Tướng Viên binh sĩ nhiều người bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình trong làn sóng người tỵ nạn, họ quan tâm lo lắng về gia đình mình hơn là lo về đơn vị và sự tấn công của CS. Làn sóng người di tản làm náo loạn cả lên đã là một trong những nguyên nhân gây ra sụp đổ nhanh chóng cho cả Quân khu.

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Trong những ngày cuối cùng ở Vùng I, vị tư lệnh Quân đoàn không chỉ đối phó với những khó khăn về quân sự, ông còn bận tâm với vấn đề tỵ nạn. Và khi chánh quyền trung ương bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ. Như chúng ta thấy, vấn đề tị nạn làm đảo lộn tất cả kế hoạch quân sự của Vùng I.”

(Cao Văn Viên.  Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 184,185.)

Chúng ta thấy ông Cao văn Viên có nhiều mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới hơn 8 sư đoàn (trang 160),  gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được, coi trên bản đồ ngày 19/3 (trang 166) ta chỉ còn kiểm soát được chưa tới 1/3 diện tích Quân khu I. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Chu Lai vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch. Chẳng lẽ sự tấn công ồ ạt theo thế gọng kìm trên đánh xuống dưới đánh lên của BV không phải là áp lực gây hỗn loạn cho quân dân miền nam.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (Sách đã dẫn trang 762, 763, 764) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn khi lui binh, theo ông có 4 nguyên nhân chính.

-Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai có thể đúng tuy nhiên TT Thiệu chỉ chấp nhận lui binh cho đến giờ phút chót. Đến khi đã quá muộn ông lệnh cho Tướng Trưởng chỉ rút Sư đoàn TQLC còn tất cả bộ binh, thiết giáp, pháo binh đều bỏ lại, không có một kế hoạch nào để phối hợp Hải Lục Không quân trong trường hợp lui binh, hoàn toàn không có một sự tiên liệu nào.

-Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, TQLC được đưa vào thay thế các vị trí của Nhẩy Dù khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến  dân chúng hoang mang mất tin tưởng vào chính phủ và quân đội, binh sĩ cũng mất tinh thần, hốt hoảng khi trông thấy trước nguy cơ sụp đổ như đã diễn ra tại Vùng II.

-Chiến tranh tâm lý có lẽ là nguyên nhân quyết định sự thất thủ Quân khu 1, tin đồn cắt đất nhường cho CS dồn dập từ Vùng II, nay Huế bỏ ngỏ khiến cho dân quân càng tin là đúng, dân di tản náo loạn cả lên, quân nhân bỏ hàng ngũ để tìm kiếm gia đình khiến cho đơn vị rã ngũ nhanh chóng.

-Hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn của cuộc lui binh, thiếu khả năng vô trách nhiệm là nguyên nhân chính khiến cho kế hoạch lui binh không thể thực hiện được. Vị Tư lệnh Quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp như Phạm Huấn đã viết.

Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Phạm Huấn nhân định rằng các Tướng Việt Nam gặp trở ngại khi lãnh đạo đất nước cũng như chỉ huy mặt trận.

“Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:

‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.

Sự sụp đổ mau chóng của Quân Đoàn I, vỏn vẹn trong 9 ngày, sau quyết định rút bỏ Huế lần thứ hai ngày 20-3-1975, đã làm kinh ngạc mọi giới. Những người ngưỡng mộ và kính phục Tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng, sự thảm bại này là hậu quả của quyết định sai lầm, trong chiến lược “Đầu bé Đít to’ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ, Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với những đau thương, kinh hoàng trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng”

(Sách đã dẫn, trang 103, 104.)

Cuộc triệt thoái tại hai quân khu đều đã xẩy ra những biểu hiện tiêu cực của nhiều sĩ quan cao cấp bỏ đơn vị chạy, cả một quân khu không có ai chịu trách nhiệm.

“Kể từ ngày 15-3-1975, hệ thống chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I của Tướng Lâm Quang Thi và các Tư Lệnh Mặt trận 2 chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên đã không còn giữ đúng với trách nhiệm, quyền hành và vai trò của mình nữa. Không một Tướng Lãnh, một giới chức Quân sự cao cấp nào dám nhận trách nhiệm khi cần ban hành những quyết định quan trọng. Trung tá Đào Trọng Vượng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói rằng: ‘Họ lặn hết. Tất cả những lệnh đều do các Sỹ quan Phòng Nhì, Phòng ba, cấp Thiếu Tá chuyển lại’.

Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra thay thế Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, phòng thủ tuyến đầu Vùng Giới Tuyến. Lực lượng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân với quân số 100 phần trăm, và Pháo Đội đại bác 105 ly khoảng 1500 người, từ ngày đầu tiên, cho đến ngày rút quân 23-3-1975, gần hai tuần lễ, không nhận được bất cứ một lệnh chính thức nào của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, hoặc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến”

(Phạm Huấn sách đã dẫn, trang 41.)

Nguyễn Đức Phương cùng một nhận xét như trên.

“Theo lời của Đại tá Nguyễn Huy Lợi thuộc Biệt Khu Thủ đô thì một số sĩ quan thuộc Quân đoàn I chạy thoát được về Sài Gòn cho biết tình trạng của quân đoàn như sau ‘Cấp tiểu đoàn không biết họ phải làm gì. Trung đoàn trưởng của họ đã đi mất và chính họ không biết phải đi đâu và  không ai chỉ thị cho họ biết những gì phải làm. Sau quá nhiều chán nản tuyệt vọng, không một ai chịu trách nhiệm cho cả quân khu”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 764, 765)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng cho rằng việc cấp chỉ huy bỏ đơn vị chạy trước là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ Quân đoàn I, theo ông tại đây cấp chỉ huy không quân nhiều người đã lên trực thăng bay về phía Nam bỏ cấp dưới ở lại.

Sự thực khó thể chối cãi được là áp lực và hỏa lực vô giới hạn của BV đã khiến quân đội VNCH phải rút bỏ nhiều tỉnh, quận để co cụm lại lập phòng tuyến mới nên càng bị mất tinh thần. Các cấp chỉ huy không thấy một tia ánh sáng nào, ngay cả TT Thiệu cũng đã mất tinh thần rối trí chứ đừng nói các cấp thuộc hạ. Biết là tình thế không thể cứu vãn nổi nên nhiều người đành phải chọn kế “tẩu vi thượng sách”.

Theo ý kiến Tướng Toàn (trang 405, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975), mặt trận Trị Thiên bỏ ngỏ vì TT Thiệu đã chủ trương rút bỏ những vùng rừng núi ít dân để bảo vệ những vùng trù phú. QK I chỉ giữ tới Đà Nẵng. Đó là một quyết định tai hại là nguyên nhân chính đưa tới thảm kịch như trên. Trang 407 ông nói đài BBC bình luận miền nam VN có thể sẽ chia cắt ngang từ vĩ tuyến 13, miền nam khó có thể tồn tại được, nguồn tin đã thúc đẩy quân dân hối hả chạy về phương nam. Quân đoàn II bị thảm bại trên đường triệt thoái cũng đã ảnh hưởng nặng đến tinh thần QK I. Sáng ngày 20/3, TT Thiệu đã tuyên bố tử thủ Huế đến chiều lại cho lệnh rút bỏ khiến người dân không ai còn tin tưởng vào chính phủ.

Phải nói đài BBC tuyên truyền xuyên tạc với mục đích phá hoại hơn là loan tin cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thảm cảnh hỗn loạn, tháo chạy tại miền Trung.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người đóng vai chính tại chiến trường Hoả tuyến có viết sách về cuộc chiến Mùa hè đỏ lửa 1972 nhưng không thấy, không nghe  nói ông viết sách về sự sụp đổ Quân đoàn I năm 1975. Về Quân đoàn I trong trận chiến này chỉ thấy ghi lại trong một bài ngắn “Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn Một” đã đăng trên nhiều báo Việt Ngữ tại Hải ngoại từ nhiều năm qua. Nhưng bài này không phải do chính Tướng Trưởng viết ra mà do một người khác ghi lại (Lê Bá Chư, Lịch sử ngàn người viết) lời thuật của Tư lệnh nên cũng không thể coi đó là hoàn toàn ý kiến của ông.

Nội dung bài viết có nhiều điểm trái ngược với các tài liệu, sách vở nói về cuộc Triệt thoái này. Mở đầu bài viết nói.

“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh binh chủng khác. Lần này thì chỉ một mình tôi thôi”

Theo ông Cao Văn Viên, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương và cả ý kiến của Thiếu Tướng Hoàng  Lạc, Tư lệnh phó Quân khu I thì trong các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại dinh Độc Lập ngày 11/3, ngày 13/3 và 19-3 do ông Thiệu chủ tọa như đã nói trên đều có mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn quang, riêng buổi họp ngày 19-3 thì có thêm Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Tổng thống Thiệu không hề gặp riêng một Tướng nào, không nghe thấy một tài liệu nào nói như vậy. Về ngày 13/3 nêu trên, Tướng Hoàng  Lạc, phó Tư  lệnh Quân khu 1 cho biết Tướng Trưởng được mời về Sài Gòn trình bầy trước Hội đồng an ninh Quốc gia, các tài liệu của BộTTM, của Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương cũng đều nói như vậy.

Bài viết nói tiếp

“Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi…..

… Tôi trình bầy cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di bất dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càng sớm càng hay….

Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt nam sẽ thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên”

Theo Tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Lạc, tác giả Nguyễn Đức Phương… trong phiên họp ngày 13/3 TT Thiệu chỉ mới lệnh cho Tướng Trưởng rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và báo cáo tình hình Quân sự của Vùng I, không nghe nói ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm 13/3 như trong bài của Tướng Trưởng. Theo ông Cao Văn Viên.

“Buổi họp ở Dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh tổng thống Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột”

(Những Ngày Cuối Của VNCH trang 162)

Theo như  Nguyễn Đức Phương đã nói ở trên, Tổng thống Thiệu chỉ chấp nhận lui binh vào giờ phút chót. Ngày 13/3 ông Thiệu chỉ thị cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tái phố trí lực lượng tại Quân khu I chứ chưa hề cho lệnh rút bỏ bất cứ một tỉnh nào. Cho đến ngày 20/3 khi tình hình Huế khẩn trương ông lệnh cho Tướng Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể rút về bảo vệ Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi.

Trong một cuộc nói chuyện với một nhà báo tại Hải ngoại, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những bài nói về ông, khen cũng như chê có nhiều điều không đúng và ông không thích báo chí nói đến mình, như vậy bài trên đây có thể chưa chắc đã nói đúng ý của vị cựu Tư lệnh Quân khu.

Trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, Tướng Cao Văn Viên đã kết luận.

“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim ‘Rashomon’. Một trăm nhân chứng, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phán xét”

(Lâm Lễ Trinh, Về Nguồn, trang 276).

Xem như thế sự thật chỉ là tương đối. Cũng trong bài phỏng vấn này, theo ông Cao Văn Viên, Tướng Trưởng cho biết Bộ tổng tham mưu không tăng viện theo lời yêu cầu của Quân khu I. Tướng Viên cho điều này không đúng vì ông đã tăng cường cho Tướng Trưởng cả hai Sư đoàn tổng trừ bị Dù và TQLC rồi. Bộ Quốc phòng Mỹ trả nhuận bút cho các Tướng lãnh lưu vong Việt Nam để viết tài liệu về chiến tranh Đông Dương. Trong một phiên họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Tướng Trưởng phát biểu sở dĩ thất bại là do lãnh đạo kém, chính phủ Trung ương thiếu nhân tài. Tướng Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ bênh vực cho Bộ TTM tranh luận trả lời ông Trưởng: Bộ Tham mưu đã yểm trợ hết mình cho Quân khu I, hai Sư đoàn Tổng trừ bị Dù và TQLC đều đã được tăng phái cho Quân đoàn I.

Như chúng ta đã biết năm 1972 cũng tại chiến trường Trị Thiên, hồi ấy VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, được yểm trợ hùng hậu của không quân chiến thuật và pháo binh mà còn phải có yểm trợ của  B-52.  Tình hình tháng 3/1975 hoả lực VNCH bị cắt giảm 70%, áp lực và hoả lực BV lại mạnh hơn 1972 nhiều. Cái khó nó bó cái khôn, lãnh thổ quá rộng, lực lượng tổng trừ bị không còn. Ngoài ra TT Thiệu cũng không muốn giữ miền Trung nhưng tinh thần buổi họp ngày 11/3/1975 tại dinh Độc Lập. Cuộc lui binh của Quân đoàn I cũng chịu chung số phận với cuộc triệt thoái Cao nguyên chỉ là hành quân phá sản đã làm sụp đổ toàn bộ Quân khu khiến cho VNCH mất hơn một nửa các lực lượng tinh nhuệ.

VNCH mất khoảng 450 xe tăng , trên 400 khẩu đại bác, đạn dược, quân trang quân dụng coi như mất hết, phần đất còn lại của miền nam không thể nào tồn tại được nếu không có yểm trợ của B-52.

Dân tỵ nạn và di tản

Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu I trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng (Những Ngày Cuối của VNCH từ trang 174-185). Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho Cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14/3 các Lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng. Ngày 19/3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban Liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu. Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.

Từ ngày 17/3 đường Quốc lộ Một tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi. Ngày 21/3 BV cắt đường Quốc lộ I, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ. Ngày 23/3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5,000 người. Huế bỏ ngỏ đêm 25/3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng. Tam Kỳ mất 24 /3, Chu Lai di tản ngày 26/3, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng. Ngày 26/3 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó QK I về Sài Gòn trình Tổng thống và Thủ Tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần Việt Cộng tấn công. Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300,000 nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.

Ngày 27/3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội. Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29/3. Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì  nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc…

Việt Cộng pháo kích tấn công Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 /3, dân chúng tiếp tục tìm đường lánh nạn bằng thuyền bè dưới những trận mưa pháo của địch, nhiều người chết chìm khi lội từ bờ ra tầu. Bộ TTM đề nghị Phó thủ tướng Phan Quang Đán trưng dụng 13 tầu thương thuyền để chở dân tỵ nạn và kêu gọi các nước đồng minh giúp chở dân ra khỏi vùng giao tranh . Các nước hưởng ứng lời kêu gọi nhưng không thể gửi tầu tới ngay được trong khi tình hình ngày một thê thảm. Với con số người tỵ nạn quá đông cuộc di tản không thực hiện được như ý muốn, dân tỵ nạn tràn ngập các trại  ở Vùng III và Phú Quốc.

Tướng Viên nói khi chính quyền bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ, nó đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Vùng I. Người dân bị ám ảnh của quá khứ, họ quá sợ hãi khi nhớ lại cuộc tàn sát tập thể  của CS tại Huế hồi Mậu Thân 1968 cũng như tại Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị năm 1972 để rồi hối hả bồng bế nhau chạy về phương nam.

Cuộc di tản náo loạn khiến cho binh sĩ hoang mang không còn tinh thần chiến đấu đã là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa tới sụp đổ cho cả Quân khu. Thầy Mạnh Tử nói Thiên thời bất như Địa lợi, Địa lợi bất như Nhân hòa. Khi kẻ địch cất quân đánh nước ta là chúng có Thiên thời, nước ta có hào sâu, thành cao là ta có Địa lợi, nhưng khi quân địch đến, quân ta quăng gươm giáo chạy là ta không có Nhân hòa.

© Trọng Đạt

©Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987

Ngô Quang Trưởng : Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I, do Lê Bá Chư ghi chép, (Lịch Sử Ngàn Người Viết) Sài Gòn Nhỏ Dallas ngày 26-1-2007.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.

Nguyễn Văn Toàn, Lê Bá Khiếu, Nguyễn Văn: Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975

Trần Văn Nhựt: Cuộc Chiến Dang Dở, nhà xuất bản An Lộc, 2003.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1991.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội, tái bản lần thứ tư, 2003

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lâm Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

Marilyn B. young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents – Oxford University press 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn, Ai Mất. Người Việt Dallas 7-10-2005.

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Nguyễn Văn Châu: Nhớ Về Quân Đoàn I, Sài Gòn Nhỏ Dallas 25-8-2006.

Phan Nhật Nam: Một Đời Trung Liệt, Ba Lần Giữ Nước, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2-2-2007.

 

 

129 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]”

  1. unknow says:

    một thất bại đáng phải nhận lấy của quân đội VNCH, một tổ chức thối nát với hàng đống những tên leader rác rưởi tập trung tranh giành quyền lực, ăn chia khúc xương viện trợ mà Mỹ quẳng cho cũng như kiếm tiền bằng mọi cách như buôn ma túy ( cái này trong hồi kí, ông Nguyễn Chánh Thi đã nêu quá rõ, cáj đoạn tháng 9/1965 ấy, lúc ông ta lên vùng 2 chiến thuật đã phát hjện ông Thjệu, Kì, Có đều dính líu hết). ngoàj ra, việc kiếm tiền từ lính kiểng thì khỏi nój. mấy cha sĩ quan đâu có khùng khi bỏ qua một nguồn thu khổng lồ như vậy (tới nỗi mấy bà vợ sĩ quan khi chơi bài hay mạt chược gì đó thì theo thói quen là: tôi tố thêm một tân binh quân dịch. Đảo chánh từ sau khi lật ông Diệm thì xảy ra như cơm bữa,tớj mức khi chính phủ của ông Kỳ vừa đc thành lập xog 1 tháng thì ông Thiệu ghé tai nój nhỏ với ô Kỳ: anh nên mở tiệc ăn mừng đi vì chính phủ anh tồn tại đc 1 tháng rồi đó. Một chính phủ, quân đội quèn như vậy thì làm ăn đc gì, thua là phải.

    • Lamson72 says:

      Đ.M., Tụi nó bê bối cà chớn thế mà đảng ta , quân đội nhăn răng ta phải cần tới 20 năm mới uýnh cho nó nhào. Nếu Mỹ không cúp viện trợ thì đến Tến Congo cũng không vào được Sài gòn nhá

    • nvtncs says:

      Đã đành rồi, nhưng không phải vì thế mà chạy theo CSVN, vì CSVN nó còn hại cho dân tộc gấp vạn lần Thiệu-Minh.

      Việc phải làm trước tiên là câm cái miệng lại, triệt để ủng hộ Thiệu, quyết liệt diệt cộng.

      Dẹp giặc cộng xong, ta sẽ quay lại thanh toán bọn xâu bọ Thiều-Minh-Khiêm.

      One thing at a time.

  2. Bài mới says:

    Lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhà nước và chính đảng cầm quyền
    Tháng Tư 6, 2013 by amaritx
    Thế giới đương đại có gần 200 quốc gia; mỗi quốc gia, dân tộc đều có quốc hiệu riêng biệt với một chế độ kinh tế, chính trị – xã hội nhất định, không có nền độc lập dân tộc nào tách khỏi chế độ đang lựa chọn. Bởi vậy, xây dựng đất nước phải đồng thời xây dựng chế độ, cũng như bảo vệ đất nước không thể tách rời bảo vệ chế độ.
    Lịch sử loài người, ngay từ khi còn là xã hội nguyên thủy các bộ tộc đã phải cử ra những “thủ lĩnh” để lựa chọn, sắp xếp và điều khiển những người khỏe mạnh và lanh lợi, dùng khí giới thô sơ để chiến đấu, vừa chống lại thiên tai, thú dữ, vừa chống lại những bầy người khác xâm chiếm vùng cư trú, địa bàn hái lượm và nguồn nước của bộ tộc mình, hoặc đi tranh giành các nguồn lực sinh tồn của các bộ tộc khác. Từ đó, lực lượng vũ trang (LLVT) thời cổ đại đã ra đời theo đòi hỏi khách quan của cuộc sống.
    Mỗi một nhà nước ra đời đều phải tổ chức ra LLVT của riêng mình để bảo vệ quốc gia, dân tộc và “thần dân”; chống lại thù trong, giặc ngoài dưới mọi hình thức, quyết liệt nhất là dùng vũ lực. Trong thời kỳ chủ nô và vua chúa còn thống trị thế giới thì toàn thể đất đai cùng con người – “thần dân” trong lãnh địa đều thuộc quyền sở hữu đương nhiên của người cầm đầu, LLVT buộc phải tuyệt đối trung thành với cá nhân chủ nô, vua, chúa. Những người này thường cho phép một lực lượng tin cậy nhất dùng “thượng phương bảo kiếm” chặt đầu bất cứ tướng lĩnh, quần thần nào chống lại mình, xử tử từng đội quân phản loạn. Đến giai đoạn TBCN mới xuất hiện các chính đảng tư sản để thay thế nền chuyên chế cũ, xác lập nền chuyên chế tư sản; lãnh đạo nhà nước theo một đường lối chính trị (và kinh tế) nhất định, cả về đối nội và đối ngoại. LLVT thực sự trở thành công cụ chuyên chế – “thanh gươm báu” của nhà nước, do vậy được chăm sóc, gìn giữ và sẵn sàng sử dụng để chiến đấu bảo vệ chế độ. Ngược lại, các giai cấp bị trị khi đứng lên làm cách mạng cũng phải xây dựng LLVT của mình, làm công cụ giành và giữ chính quyền.
    Nói đến “chính đảng” là đề cập đến các tổ chức chính trị đại diện cho những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, có Cương lĩnh, đường lối, chủ trương chính sách phản ánh những lợi ích khác nhau, không dễ dung hòa. Đảng phái nào có đường lối phù hợp với sự phát triển của đất nước, dân tộc thì được quần chúng đồng tình ủng hộ. Các đảng cầm quyền đều hoạt động theo quy luật đó, còn số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào lịch sử hình thành nên chính đảng và nhà nước đó, không thể đem mẫu hình của nước này bắt “thực tiễn” nước khác phải tuân theo. Thời “Minh Trị Thiên hoàng” ở Nhật, Pi-ốt Đại đế ở Nga, chẳng cần đa nguyên đa đảng mà nước Nhật, nước Nga thời đó vẫn phát triển ngoạn mục. Dưới thời Ngô Đình Diệm còn thống trị miền Nam Việt Nam, như bao chế độ tư sản thân Mỹ khác, các đảng phái “luôn đấu tranh gay gắt với nhau” mà chế độ vẫn ngày một suy vong, kinh tế ngày thêm cạn kiệt. Bởi vậy, không thể khẳng định cứ “đa đảng” là mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp.
    Từ đó, LLVT của bất cứ nhà nước nào, ngoài việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia, an ninh trật tự, cũng phải đồng thời bảo vệ chính quyền, chính đảng lãnh đạo; bảo vệ đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại. Đồng thời, nhà nước cũng sẵn sàng sử dụng lực lượng này để đấu tranh vũ trang thay cho đấu tranh chính trị khi phương thức đó không còn hiệu lực. Chính vì vậy, mới xuất hiện nguyên lý “Chiến tranh là kế tục của chính trị”, không phải do những người cộng sản đặt ra mà do nhà lý luận quân sự người Phổ khái quát thành quy luật2. Quy luật đó chứng minh, LLVT nào cũng là công cụ trung thành của đấu tranh chính trị và sẵn sàng kế tục cuộc đấu tranh đó bằng phương thức vũ trang mà vẫn không xa rời mục đích chính trị ban đầu. Nói cách khác, nó là những biểu hiện tập trung nhất, có ý thức nhất của các mục tiêu kinh tế do các đảng cầm quyền chi phối, theo nguyên tắc “không một nhà nước nào không có chính đảng lãnh đạo”. Ngược lại, không có cuộc chiến tranh nào lại không tuân theo những mục đích chính trị của chính đảng cầm quyền và nhà nước đó. Vì thế, trong mọi cuộc chiến tranh, LLVT phải tuân theo sự lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của nhà nước và chính đảng cầm quyền một cách tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Bản chất là như vậy, vấn đề là có công khai nói rõ hay được che đậy bằng vỏ bọc mỹ miều mà thôi. Tin vào luận điệu “quân đội tư sản đứng ngoài chính trị” cũng chẳng khác gì tin rằng nhà tư sản sở dĩ sở hữu rất nhiều vốn liếng và tư liệu sản xuất là do tài quản lý của cá nhân chứ không phải do bóc lột tầng lớp lao động làm thuê mà có.
    Chính vì không có LLVT nào tự ý tách khỏi cuộc đấu tranh chính trị của nhà nước và của đảng cầm quyền, thậm chí còn đi sâu đến mức thiết lập chính quyền “của các tướng lĩnh” trong nhiều thập kỷ, nên các thế lực chống đối mới phải dùng tới “đảo chính quân sự” là “cuộc lật đổ chính phủ một cách đột ngột do giới quân sự tiến hành”, hoặc cuộc “binh biến” là “cuộc nổi dậy của binh lính, sĩ quan chống lại nhà nước và chính đảng cầm quyền”, như cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam và nhiều cuộc đảo chính do các nước phương Tây thực hiện chống chính phủ các nước không cùng phe cánh đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
    Bởi vậy, trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nếu đạt tới điều khoản “Quân đội không có trách nhiệm phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền” thì cũng chẳng khác gì một cuộc “tước vũ khí của cơ quan lãnh đạo” bằng một cuộc “đảo chính quân sự” không cần đến binh lính mà chỉ cần cuộc vận động… thông qua Hiến pháp!
    Bộ luật căn bản của Nhà nước (Hiến pháp) là một thể thống nhất, không thể chứa những điều phi lý nêu trên. Thừa nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tức là thừa nhận cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý của vấn đề đề cập; cũng tức là mặc nhiên thừa nhận Điều 70 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 “LLVT nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và Nhân dân”, chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn “là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”, tuân theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
    Quân đội ta là quân đội kiểu mới, xuất thân từ nhân dân lao động, luôn rèn luyện theo bản chất của giai cấp công nhân. Nó sẽ không ngừng phát huy truyền thống “chính trị trọng hơn quân sự” của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập (ngày 22-12-1944) trước hai năm ngày ra đời Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (ngày 09-11-1946), là đội quân chiến đấu, đội quân công tác (vận động cách mạng, tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong quần chúng), đội quân lao động sản xuất (cùng toàn dân tham gia xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh…).
    Với truyền thống anh hùng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và nhân dân sâu sắc, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu để cho mình bị “phi chính trị hóa”, tự hạ thấp xuống hàng “quân sự thuần túy”, “chỉ đâu đánh đấy” như đội quân nhà nghề của giai cấp tư sản không phân biệt được đâu là chính nghĩa và phi nghĩa. Đó chính là tính ưu việt của Quân đội nhân dân Việt Nam, một đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, luôn được xây dựng theo phương châm “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” và mãi mãi mang danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.

  3. Gửi người xa quê says:

    Nước còn đó sao gọi là mất,
    Nhà còn kia sao gọi là tan?
    Nước không mất, nhà không tan.
    Vậy sao không về chung xây dựng lại quê hương.

    Bản Giốc chiều nay tôi mình đứng lặng,
    Mắt lệ nhoà vì thương quá quê hương.
    Giòng thác đó oai hùng đang ngạo nghễ
    Các bạn ơi hãy trở về nếu thương nhớ quê hương.
    NPH

    • nvtncs says:

      Bao giờ các ông trong nước đuổi được mấy thằng Việt gian CSVN nhượng biển, thì người hải ngoại còn lương tri, tâm hồn sẽ về góp phần kỹ thuật khoa học, thương mại, tài chính, kinh doanh, giáo dục, trong công cuộc phát triển đất nước.

      Còn về phần chính trị, ai ra tranh cử, cứ việc tự do ra, và dân sẽ chọn lãnh đạo của họ.

      Có vài điều nên nhớ:

      - Người không đồng ý với ta, không phải là thù địch của ta.
      - Phải nhận thực rằng, trước khi là đảng viên một đảng nào, ta là người công dân Việt Nam.
      - Phải ý thức rằng, hầu hết, người VN nào cũng yêu nước; không nên gọi người bất đồng chính kiến với ta là việt gian.
      - Mỗi người VN có một cách yêu nước khác, vấn đề là làm sao thuyết phục người khác rằng cách yêu nước của mình có triển vọng hiệu nghiệm hơn.
      - Giải pháp của ta chưa chắc là giải pháp duy nhất và tốt nhất.
      - Hãy cung cấp cho dân đày đủ thông tin, trình bầy giải pháp của ta, rồi hãy để dân chọn lựa khi ngày bầu cử đến.

      Chỉ khi nào lãnh đạo nước ta là người tử tế, có kiến thức xâu rộng, do dân bầu lên, thì nước ta mới bắt đầu tiến lên. Trước đó, chỉ là mất thời giờ và mất cơ hội theo kịp thiên hạ. Càng muộn, càng thiệt.

  4. Nghị viên Houston thăm Đa Phước says:

    Nghị viên Hội đồng TP.Houston thăm Khu xử lý rác Đa Phước

    ((TNO) Ngày 5.4, ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên Hội đồng TP.Houston (bang Texas, Hoa Kỳ) đã đến thăm Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (H.Bình Chánh, TP.HCM).

    Đây là dự án do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) của ông David Dương (Việt kiều Mỹ) làm chủ đầu tư.

    Phát biểu cảm nghĩ sau khi đến thăm Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Nghị viên Hội đồng TP.Houston nói ông rất cảm động khi nhìn thấy một người Việt Nam ở Mỹ (ông David Dương – PV) đã bắt đầu từ hai bàn tay trắng, thành công từ công việc thu gom và xử lý rác, mang công nghệ kỹ thuật ngang tầm với thế giới về Việt Nam đầu tư, góp phần giải quyết vấn đề môi trường, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

    “Tôi vui mừng khi nhìn thấy đất nước đang thay da đổi thịt và từng bước hội nhập với thế giới. Kinh tế Việt nam đang phát triển, song cũng giống như nhiều nước trên thế giới, vẫn còn có những vấn nạn không thể giải quyết một sớm một chiều”, ông Hoàng Duy Hùng phát biểu.

    Chuyến về thăm đất nước của ông Hoàng Duy Hùng lần này là theo lời mời của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Hùng đã đến Hà Nội và có chuyến thăm Đền Hùng (Phú Thọ), cùng một số danh thắng, di tích lịch sử.

    Sau đó, ông Hùng đã tới Đà Nẵng nhằm tăng cường tình hữu nghị và thảo luận về quan hệ hợp tác giữa hai thành phố Houston và Đà Nẵng trong thời gian tới. Trong đó có việc sớm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Đà Nẵng và TP.Houston, xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp ở Houston vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, và một số hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục…

    Bên cạnh đó, hai bên thống nhất sẽ hỗ trợ thúc đẩy hợp tác giữa cảng Đà Nẵng và cảng Houston; trao đổi và xúc tiến hợp tác công – tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; khuyến khích các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ hợp tác với Đà Nẵng trong các dự án phát triển.

    Ngoài Đà Nẵng, ông Hoàng Duy Hùng cũng đến Huế, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam vào ngày 9.4.

    Tin, ảnh: Mai Vọng

  5. Ban Nguyen Thai Phien says:

    Tư bãn Tây phương chả có ngu đâu, nó ngu mà nó giầu sụ, Cộng sản Nga, Tầu, VN chẳng có khôn đâu, khôn mà đói rạc ra, đói như một lũ ăn mày… may mà nó đâu tư vào chứ không thì chêt đói cả lũ, bọn Tư bản nó cứu sống nườc CSTầu, nước CSVN….đấy, phải đa tạ người ta đi
    Bạn phải nói ngược lại là cái chủ nghĩa CS thổ tả ngu như con bò, đưa đất nước đến chỗ đói khổ lầm than, trên thế giới không có nước CS nào mở mày mở mặt được, dân tình thì chết đói chết khát, lãnh đạo thì u mê ngu đần, tàn ác, ăn cắp ăn trộm của nhân dân, ăn chơi điếm đàng, chồng chơi gái tơ, vợ thì bao trai tơ…chừng nào cái lũ ăn mày này chết hết thì nhân dân mới ngóc đầu dậy được

  6. Q&A says:

    Vì sao cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã có quá trình hội nhập hơn 35 năm và là cộng đồng lớn thứ 4 trong các cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Á nhưng chưa có ai thực sự thành công, nắm giữ vị trí cao trong hệ thống chính trị, chính quyền Mỹ (cả liên bang và tiểu bang)?
    Mặc dù lớn hàng thứ tư trong các cộng đồng gốc Á, nhưng cộng đồng Việt vẫn chưa hội tụ được sức mạnh chính trị ảnh hưởng đến các chính sách liên bang do các yếu tố sau :
    A –     Như đã trình bày ở trên, do mất niềm tin lẫn nhau nên sự đoàn kết bị giới hạn và           chia rẽ.
    B –     Bị hoang mang bởi các khuynh hướng chính trị khác biệt, nhất là sự khác biệt   với cơ chế chính trị của nhà nước Việt Nam nên đã không có được hậu thuẫn  từ          quốc gia gốc.
    C –     Cũng do bối cảnh lịch sử nên đã quen với nền văn hóa “tới đâu hay đó” không có sách lược hay chiến lược lâu dài và một phần cũng do mất đoàn kết vì không   tin tưởng lẫn nhau.
    D –     Do xuất thân từ một quốc gia lạc hậu và tiếp cận với nền văn hóa tự do quá      nhanh, chưa kịp thích ứng với trình độ dân trí, nên đa số cộng đồng người Việt đều diễn dịch sai và chưa ý thức rõ về trách nhiệm với các quyền tự do mở rộng như Hoa kỳ.
     
    Tóm lại trên đây là các yếu tổ chủ quan cho thấy tại sao cộng đồng Việt lớn hàng thứ tư so với các cộng đồng gốc Á khác mà tiềm năng chưa được khai thác đúng mức.

  7. Nguyễn thái Phiên says:

    Cái bọn tư bản âu mỹ nó ngu thật!CSVN nó nghèo,lại chẳng biết làm ăn gì, thế mà cứ đầu tư và cho nó vay mượn hàng tỷ đô thế nhỉ?Chả bù cho VNCH trước 1975, vì giàu và làm ăn quá ngon lành nên mỹ thấy cũng chẳng cần thiết viện trợ hay cho vay làm gì nữa, dù chỉ vài trăm triệu đô để cứu lấy nền cộng hoà sáng giá…

  8. Philip Luu says:

    Hãy nhìn người Mỹ đi, nếu họ cũng ôm mãi hận thù thì năm 1995 làm gì có bang giao Việt – Mỹ! cứ ôm mãi hận thù thì biết bao giờ Việt Nam mình mới ngốc đầu lên được ?
    Theo quan điểm cá nhân tôi thì Hoàng Duy Hùng đã có cái nhìn sáng suốt cho tương lai của dân tộc VN ta ! Chỉ có hòa hợp hòa giải dân tộc thì VN mới mạnh lên được, khi VN chúng ta mạnh lên thì xã hội sẽ theo đó mà hoàn thiện, tốt đẹp hơn lên !

  9. phái đoàn Houston says:

    Tổng lãnh sự Hoa Kỳ (TPHCM) tiếp nghị viên Al Hoàng
    Chiều thứ Tư, 3 tháng 4, 2013, phái đoàn Houston gặp gỡ và trao đổi với Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn là ông Lê Thành Ân và các nhân viên. Phái đoàn trao đổi nhiều khía cạnh từ vấn đề Houston chuẩn bị kết nghĩa với Đà Nẵng, trao đổi hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như nhiều đề tài nhạy cảm tế nhị như chính trị và nhân quyền. Đây là buổi gặp riêng giữa đoàn dân cử và Tổng lãnh sự, không có báo chí tham dự.

  10. VC tỵ nản zổm Cali says:

    VC tỵ nản zổm Cali
    Refugees – California – USA says:
    Con cháu Bác Hồ thì sao không bò về nước mà sống, ăn bơ thừa sữa cặn Đế Quốc không xấu hổ hả? Vẹm mà cũng nhận vơ tỵ nạn CS nhục lắm
    NHN

Phản hồi