WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn qua về hội chứng tuyệt đối trong “Chủ Nghĩa Duy Ác” của Marx [2]

Phần [1]

k mChính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ Marx trong đám tang của ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu tranh sinh tồn nơi thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người : “Giống như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa tự nhiên đấu tranh sinh tồn, do đó, Marx phát hiện ra quy luật của của sự tiến hóa trong lịch sử nhân loại”

http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.workers.org/2009/world/marx_darwin_0219/&prev=/search%3Fq%3Dmarx%2Bengels%2Bdarwin%26hl%3Dvi%26biw%3D1024%26bih%3D605&sa=X&ei=F0tNUYf4DpCUiQf7oYCoBg&ved=0CEQQ7gEwAw

Darwin và Marx trong việc tuyệt đối hóa cái ác trong sự tiến hóa của tự nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người đã có sai lầm đáng tiếc.

THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài người.

Văn minh Ấn Độ (gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà, trước văn minh Ai Cập và Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế tam vị nhất thể gồm thần sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu. Như vậy, Thiện và Ác chính là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế giới tự nhiên trước khi con người xuất hiện. Trong thần thoại và trong các tôn giáo của nhân loại từ bình minh của lịch sử đều có thần ác, thần thiện, ông Thiện và ông Ác… Chúa và Phật, Thánh Ala của tiên tri Mohamed, Lão tử và Khổng tử… đều dạy con người hướng thiện và đấu tranh loại trừ cái ác.

Chỉ có học thuyết sinh vật học của Darwin và học tuyết cộng sản của Marx không có chỗ cho cái thiện cư trú, là hai học thuyết toàn ác, duy ác, tuyệt đối ác…

Thiện Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ thực vật, động vật đến con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở trong các loài thực vật, động vật quy luật tiêu diệt nhau (cái ác) để tồn tại và quy luật khoan hòa, bao dung (cái thiện)  để cộng sinh hòa trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không còn phải bàn cãi. Trong rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh nhau vươn lên để độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy, chúng vẫn để những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài tảo, nấm dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong thế giới tự nhiên ?

Có rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên các thân cây cổ thụ và chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời, tuy nhiên cũng có loài cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu diệt cây chúng sống nhờ (nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các loài ký sinh duy thiện).

Loài vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử, cọp, gấu, chó sói… cũng ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác giống, trừ trường hợp chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau lãnh thổ… Hầu hết các loài ăn cỏ từ voi, hươu nai, trâu, bò, dê, ngựa… chọn lối sống hòa bình trên đồng cỏ, ít khi dùng bạo lực để tranh nhau nguồn sống. Các loài ăn thịt cũng biết cách ứng xử bao dung với loài ăn cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ để ăn đủ no chứ không bao giờ tàn sát hàng loạt loài thú ăn cỏ như con người tàn sát đồng loại để trả thù hay để thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống chung mà loài ăn cỏ thoát chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều không đủ cỏ để ăn. Loài ăn thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi mà ta gọi là ác, chúng còn biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để cùng tồn tại.

Có loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập (sát thủ của biển) để sống bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá nhỏ sống quanh, sống trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho bọn ác ngư mà vẫn chung sống hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác…

Hãy nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại thành một vòng tròn đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại một phần đàn cá nhỏ kia để loài này tồn tại và phát triển.

Thiên nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại của muôn loài bằng quy luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa tàn phá vừa che chở để muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự hủy diệt của nạn nhân mãn.

Rất tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật tàn bạo của hội chứng móng và vuốt (chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của tự nhiên khi chọn lọc giống loài… của Darwin là một cái nhìn phiến diện, thiếu tính khoa học.

Marx đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của thực vật và động vật trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người để thành thuyết đấu tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới quan duy ác của ông, tạo ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không bao giờ quan tâm đến cái thiện là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân loại.

Stephen William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà vật lý người Anh sinh năm 1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac NewtonPaul Dirac) trong bài : “Lược sử thời gian” viết rằng về già, Darwin đã sám hối vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối hóa cái ác trong chọn lọc tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như sau :

“Về già Darwin lại viết:

“Có một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể, quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các chủng loại, tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn biến thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây lại nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng linh hồn con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ đẳng nhất, lại có thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?”

Darwin không trả lời câu hỏi và kết luận như sau:

“Tôi không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta không thể biết nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là người theo chủ trương lý trí hữu hạn”.

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/L%C6%B0%E1%BB%A3c_s%E1%BB%AD_th%E1%BB%9Di_gian,_Stephen_Hawking/14

Từ học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx đã đưa giai cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên chế độc tài. Đây chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải sống trong địa ngục chuyên chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản đã và đang bị cả loài người văn minh lên án..

(hết trích)

XÓA BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI

Kết luận của Marx : “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”, mà khái niệm “đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác, với sự giết người hàng loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải quá tầm bậy của ông. Lấy cái ác để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, Marx chính là một kẻ phi nhân.

Marx thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu (sở hữu) là nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức là nguyên nhân mọi đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết :

Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm

Nói tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.”

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm

Khi nghiên cứu tác phẩm “ Cộng Hòa” của Platon ( như vừa dẫn), Marx thấy Platon nói rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra tranh giành cướp đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản lý tưởng thì phải xóa bỏ tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền bối của phái chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống trong thế giới cộng sản của ông.

Vả, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng cho rằng trong xã hội mông muội của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy theo cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng của chân lý.

Marx lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng học người Mỹ sinh cùng năm với Marx (1818) và chết trước ông hai năm, từng viết rằng, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư hữu. Từ đây, Marx tưởng mình đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa học của mình. Chúng ta hãy theo dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ Morgan :

“Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry Morgan (21 tháng 11 1818 – ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân chủng học người Mỹ tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một luật sư đường sắt .), Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung.

Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn “Xã hội Cổ đại” của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx.

Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx.”

http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Engels

(hết trích)

Thưa rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người mông muội ăn chung ở chung ngủ chung làm chung (cộng sản nguyên thủy) không biết tư hữu là một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ.

Tư hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông thú đến con người. Từ con kiến, con ong , đến con chim, con chuột, con cọp, con sư tử …đều biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ, bảo vệ con cái của mình, bảo vệ các con của mình. Ngay cả loài cây, tức là các loài thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để tranh nhau các chất màu trong đất.

Bản năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực vật, sao đến loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời mông muội (cộng sản nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản năng sở hữu, tư hữu như hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông Morgan và Marx là sao ?

Hai đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu, tư hữu khi chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích :

“Nếu như bạn không tin thì hãy đến với đoạn video thú vị dưới đây được các nhà nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của cặp song sinh này chiến đấu với nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ vốn đang chật chội.

“Cuộc chiến” của cặp sinh đôi này xem ra bất phân thắng bại.

Cảnh quay trong video cho thấy đôi chân của bào thai nhỏ hơn đang duỗi chân ra về phía bào thai to, như thể nó đang rất cố gắng để đẩy chân hoặc đá chân vào người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn giải này không phải là chắc chắn đang xảy ra giữa các bào thai.

“Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất định”, tiến sĩ Marjorie Greenfield, giám đốc bộ phận sản khoa nói chung và phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm y tế ở Cleveland (Luân Đôn, Anh) cho biết.

Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá nhau. Greenfield nói rằng: “Hai đứa trẻ đã đá vào bụng tôi, chúng đang đấu đá nhau. Trải nghiệm thú vị này, chỉ bây giờ  tôi mới có được“.

http://hn.eva.vn/ba-bau/cap-song-sinh-dau-vo-trong-bung-me-c85a119841.html

Nếu con ong, con chim, con thú…không có bản năng tư hữu, sở hữu, khi đi kiếm ăn ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi cả trăm cây số, chắc là nó không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái tổ, với lũ con không thuộc sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt từ lâu ?

Con người (cũng như cây cỏ muông thú), được tạo hóa ban cho bản năng gốc là bản năng tư hữu (sở hữu). Cái sở hữu đầu tiên của con người là tôi chính là của tôi, thân xác tôi, tay tôi, mắt tôi, tư tưởng của tôi là sở hữu của chính tôi; rồi vợ của tôi, con của tôi, nhà của tôi, đất nước của tôi…Đến ngôn ngữ cũng có động từ, danh từ sở hữu huống nữa là con người. Nếu theo Marx, thử bỏ các từ “của” đi thì cuốn “Tư bản luận” sẽ thành vô nghĩa. Con người bị Marx xóa đi cái sở hữu, tức là xóa cái tôi, tức xóa chính nó, xóa cá nhân, tức xóa chính con người.

Đưa con người trở về thời đại hão huyền bịa đặt là cộng sản nguyên thủy để xóa tư hữu, tức là Marx xóa chính con người. Do đó học thuyết Marx là một học thuyết phi nhân.

CHỦ NGHĨA MARX XÓA BỎ TÔN GIÁO, XÓA BỎ ĐẠO ĐỨC, XÓA BỎ LỊCH SỬ THÀNH VĂN NHÂN LOẠI, XÓA BỎ GIA ĐÌNH, XÓA BỎ TỔ QUỐC, XÓA BỎ NHÀ NƯỚC, XÓA BỎ ĐIỀU THIỆN, XÓA BỎ NHÂN TÍNH, XÓA BỎ PHÉP BIỆN CHỨNG…TỨC MARX MUỐN XÓA BỎ LOÀI NGƯỜI

Từ học thuyết “tha hóa” và học thuyết “phủ định của phủ định” của Hegel, Marx tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ gia đình, tước bỏ xã hội công dân, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử thế giới :

“C.Mác cũng đã vạch ra quan niệm của Hêghen về tha hoá trong xã hội: “Chẳng hạn như trong triết học pháp quyền của Hêghen, – C.Mác viết -, tư pháp đã bị tước bỏ là đạo đức, đạo đức đã bị tước bỏ là gia đình, gia đình đã bị tước bỏ là xã hội công dân, xã hội công dân đã bị tước bỏ là nhà nước, nhà nước đã bị tước bỏ là lịch sử thế giới. Trong hiện thực thực tế, tư pháp, đạo đức, gia đình, xã hội công dân, nhà nước, v.v. tiếp tục tồn tại như trước, chúng chỉ trở thành những nhân tố, những hình thức sinh tồn và hình thức tồn tại hiện có của con người, những hình thức và nhân tố này nếu cô lập với nhau thì không có sức mạnh, chúng xoá bỏ lẫn nhau, sản sinh lẫn nhau v.v. những nhân tố của vận động””.

http://www.vientriethoc.com.vn/?vientriet=articles_deltails&id=1302&cat=52&pcat=

(hết trích)

Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx từng tuyên bố những người cộng sản (đảng của giai cấp công nhân) không có tổ quốc :

“Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.”

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm

Cho nên cờ của các đảng cộng sản trên thế giới đều là cờ búa liềm, cờ của Liên Xô. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991), những người cộng sản trên khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc.

Cũng trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” Marx tuyên bố thẳng thừng những người cộng sản triệt để xóa bỏ các thành tựu nhân văn của quá khứ :

“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.”

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm

Khi người cộng sản tuyên bố đoạn tuyệt với các tư tưởng kế thừa của quá khứ, tức họ đoạn tuyệt với các tư tưởng nhân văn quá khứ đã làm nên nhân loại; họ xóa bỏ và đoạn tuyệt với các nền văn minh tiền Marx như văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi-La, những giá trị nhân bản vô cùng của thời Phục Hưng, thời Ánh Sáng…Và các tư tưởng nhân văn của Cách mạng Pháp với khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái cũng bị Marx đoạn tuyệt và xóa bỏ. Như thế này, chính Marx đã xóa sổ học thuyết của ông toàn bắt nguồn từ các dòng tư tưởng xưa cũ. Chính Marx đã khai tử duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của ông vậy.

Marx và những người cộng sản tuyên bố thẳng thừng họ chỉ có một biện pháp duy ác dùng bạo lực để lật đổ thế giới cũ. Con đường họ tiến lên xây dựng thiên đường cộng sản là con đường đẫm máu các giai cấp hữu sản :

Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.

Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_04.htm

Marx từng viết về việc xóa bỏ tôn giáo với hai lời tuyên bố rùng rợn như sau:

“Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn giáo.

The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.”

“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

Religion is the opium of the masses.”

http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/5382/search/karl-marx/default.aspx

Tôn giáo là bước phát triển văn hóa lớn nhất của con người từ mông muội đến văn minh. Cứ giả sử như không có Thượng Đế đi chăng nữa, thì sự sáng tạo ra Thượng Đế là sự sáng tạo lớn nhất của con người nhằm thiêng liêng hóa hình ảnh của mình, giúp con người khác xa con vật. Nhờ có tôn giáo, nhờ có Thượng Đế làm chỗ dựa tinh thần, làm cứu cánh giúp con người thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi, thoát khỏi cô đơn, giải tỏa được nỗi sợ chết có thể làm con người điên loạn mà tự hủy diệt mình. Tôn giáo chính là con đường nhân loại cởi bỏ lốt thú vật để khoác lên mình bộ cánh thiên giới bay đến chân trời văn minh hôm nay. Xóa bỏ tôn giáo, khác gì Marx đã xóa bỏ chính con người.

Ta mới hiểu vì sao các xã hội cộng sản hậu bối của Marx thực thi mệnh lệnh tiêu diệt tôn giáo khủng khiếp nhường vậy. Xin bạn đọc vào công cụ tìm kiếm http://google.com rồi đánh tên tác giả và tác phẩm :  “Tân tử Lăng Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” do Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, sẽ thấy Mao Trạch Đông và cộng sản Trung Hoa phá nát đình chùa miếu mạo nhà thờ trên đất Trung Hoa khủng khiếp ra sao.

Ở Việt Nam, chính người viết bài này đã mục kích cảnh đảng ra lệnh cho dân quân phá hủy nhà thờ, chùa chiền hồi cải cách ruộng đất tàn bạo vô cùng. Hãy đọc một đoạn nhà văn Đỗ Chu kể lại chiến dịch đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh đốt phá các chùa chiền trên núi Yên Tử ra sao:

“Hỏi các vị bô lão trong vùng mới biết có chỗ là do Tây đốt, có chỗ là do ta đốt, ta đốt phá mới nhiều mới dữ. Một cụ chống gậy lọm khọm bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi ấy đã được cấp trên gọi đi đốt phá cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho trôi sông tuốt. Rồi ông cụ tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế, tôi lúc đó trẻ đang hăng lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện”

(trích bài “ NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU báo Văn Nghệ số Tết 2013)

http://www.vanvn.net/news/9/3118-nam-thang-goi-ve.html

Xin hãy nghe nhà văn Võ Văn Trực kể như sau :

“Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa”

(Chuyện Làng Ngày Ấy của Võ Văn Trực do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993)

Marx viết : “Chế độ cộng sản bãi bỏ những chân lý muôn thưở, nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách nó; và nó đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước nó” (Marx et Engels – Manifeste du Parti communiste – trang 51. www.librio.net )

Có phải vì những lời giáo huấn duy ác này của Marx mà ta thấy trong các chế độ cộng sản cái ác lên ngôi, cái đểu lên ngôi, cái xấu lên ngôi, cái giả lên ngôi, cái dối trá lưu manh lên ngôi hay không ?

Marx chính trị hóa triết học, cách mạng hóa lý thuyết ảo tưởng của mình bằng hai câu nói mà nhiều người khen là tuyệt vời hơn các triết gia khác : “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới“…“Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin

 

Chính khái niệm “cải tạo thế giới” bằng triết học này của Marx đã góp phần làm hỏng cả triết học lẫn con người. Biến triết học còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa khoa học, thậm chí chỉ là những giả định, những ý niệm chủ quan duy tâm của mình thành vũ khí giết người của Marx thì lý thuyết này khác gì tòa án giáo hội thời trung cổ dùng giàn hỏa thiêu để thực thi đức tin tôn giáo độc quyền của nhà thờ. Thực ra, bản chất triết học nói cho cùng chính sự hoài nghi của con người về tồn tại. Không thể có một học phái triết học nào trở thành chân lý tuyệt đối. Lấy thuyết cộng sản của mình làm chân lý tuyệt đối để tiêu diệt các học phái triết học khác, chính Marx mới là ngụy triết học, phản triết học.

 

Theo Engels định nghĩa triết học : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Lấy tư duy về tồn tại để cải tạo thế giới là một sự lầm lạc đáng tiếc gây ra cái chết đau thương cho hàng trăm triệu con người là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản do Marx vẽ vời ra để các nhà cách mạng đồ tể thực thi.

Rất tiếc, 05 tháng trước khi qua đời, Engels đã nhận ra sai lầm của mình và Marx khi ông viết “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, rằng học thuyết dùng cái ác, dùng bạo động để giành chính quyền của giai cấp vô sản đã bị thời đại bỏ qua, đã bị chủ nghĩa tư bản nhân đạo bỏ qua :

“Ngày 6-3-1895, trong lời nói đầu của cuốn : “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, Engels viết : “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mắt…” ( Engels qua đời 5-8-1895)

 

Engels còn kể lại có vẻ khôi hài rằng : “Marx nói với Lafargue : «Tôi, Karl Marx, không phải là người Marxiste » – Thư Engels gửi Berstein – 3/11/1882”

 

Sự sám hối của Engels hình như đã muộn, học thuyết duy ác của các ông đã bị Lenine bắt cóc đưa về Nga để làm cuộc tàn sát vĩ đại con người có tên là cộng sản.

 

Tại quê hương Marx sinh ra, vùng Trèves, người ta có dựng lên một bức tượng của Marx, nhưng người ta có đề hàng chữ ở dưới chân tượng : «Đây là nơi sinh ra Marx, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của ông ta»…

Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo như Karl Kautsky, Wilhelm Liebknecht , August Bebel, Ferdinand Lassalle…đồng thời với Marx hay sau Marx đã chia tay học thuyết xã hội chủ nghĩa bạo lực của Marx để xây dựng một xã hội chủ nghĩa dân chủ, bác bỏ thuyết đấu tranh giai cấp, bác bỏ chuyên chính vô sản, bác bỏ xóa tư hữu, bác bỏ kinh tế tập trung của Marx, chủ trương đa nguyên kinh tế và đa nguyên chính trị để giúp giai cấp vô sản đấu tranh bằng nghị trường ôn hòa. Những nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ nhân đạo trên từng bị Marx, Engels, Lenine nguyền rủa nặng nề nhưng hướng đi của họ là đúng, đã dẫn dắt châu Âu và chủ nghĩa tư bản đến thành công mỹ mãn như hôm nay, chiến thắng hoàn toàn học thuyết dùng cái ác để cải tạo thế giới của Marx.

Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l’Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) [2] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%BA%BFt_1481_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%93ng_ch%C3%A2u_%C3%82u

 

Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích lời của hai nhà văn quân đội, hai vị cựu đại tá là nhà văn Tân Tử Lăng bên Trung Quốc (hiện đang sống tại Trung Quốc và không bị bắt bớ vì dám nói thật) và nhà văn cựu đại tá Nguyễn Khải (đã mất) của Việt Nam, từng viết như sau :

 

Đây là lời của nhà văn đại tá Tân Tử Lăng Trung Quốc :

Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”

http://www.viet-studies.info/kinhte/MaoTrachDong_NganNamCongToi.htm#Chuong_18

(Mao Trạch Đông ngàn năm công tội- Tân Tử Lăng – Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009)

“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông – những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.”

(Tân Tử Lăng- sách đã dẫn)

Và đây là lời trăn trối lại trước khi chết của nhà văn Việt Nam đại tá Nguyễn Khải :

“Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người….Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống”

(trích bài : “ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT” của nhà văn Nguyễn Khải – giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật)

Sài Gòn ngày 10-04-2013

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Bàn qua về hội chứng tuyệt đối trong “Chủ Nghĩa Duy Ác” của Marx [2]”

  1. Hồ Nguyễn says:

    Trong kiến thức nhỏ nhoi của tôi . Tôi chỉ lập lại những gì tôi còn nhớ những gì tôi còn nhớ về Học giả Hồ Hữu Tường. Trước năm 1966 tôi rất gần gủi với ông gần như thuộc nằm lòng tất cả những bài Ông viết trên tuần báo Hòa Đồng. Một tuần báo mà một mình Ông viết từ đầu cho tới cuối, thỉng thoảng cũng có Nguyễn Ngu Ý, Đông Hồ, Phạm Long Điền, Nguyển Lương Hưng ( là Người Cao Đài đứng tên xin phép tờ Hòa Đồng). Về chủ nghĩa cộng sản tôi nhớ Ông Tường có nói như thế nầy: kể từ khi Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản công bố thì 50 năm sau 1917 cách mạng Nga mới thành công. Cộng sản đầu tiên lấy giai cấp công nhân làm nòng cốt cho Cách mạng nhưng qua tới Nga vì giai cấp công nhân quá yếu nên chủ trương liên minh công nông đó là chủ thuyết Mác-lê. Qua tới Tàu thì công nhân còn tệ nửa nên chủ trương “lấy nông thôn bao vây thành thị” đó là Chủ thuyết của Mao Trạch Đông. CS Việt Nam rập khuông CS Tàu. Ông Tường trước đây theo CS đệ tứ là một lảnh tụ cùng với thời Tạ Thu Thâu và Phan văn Hùm. Tôi không biết đệ tứ khác với đệ tam CS như thế nào tôi có hỏi ông dượng chồng của dì tôi thì biết đệ tứ muốn trở lại giai cấp công nhân lảnh đạo cách mạng không liên minh công nông nửa. Ông Tường từ bỏ CS từ năm 1939. Ông có viết một câu mà tôi còn nhớ “ Muốn biết cái gì thì hãy nhập vào nó. Khi đã biết nó rồi thì từ đó mà ra” ( ra vì biết nó dở không thích hợp). Ông nói trước năm 1975 rằng CS là một lực lượng lổi thời mà cái gì đã lổi thời rồi thì thời gian sẽ là đồng minh của chúng ta sẽ tiêu diệt CS giống một chiếc xe cổ được trưng bày trong viện bảo tàng xem chơi. Bạn có đồng ý với Ông Hồ Hữu Tường Không? ngày 26 tháng 6 kỷ niệm 33 năm ngày ông mất khi CS nhốt Ông thấy bịnh quá nặng cho về đến nhà thì mất ngay trước nhà ở đường Trần Quang Khải. Bài viết để nhớ Ông Hồ Hữu Tường. Ông Tường còn nói: Làm một bác sỉ dở hại một mạng người. làm một nhà chính trị dở hại một nước. Làm một nhà văn hóa dở hại một thế hệ.

    • Builan says:

      “ Muốn biết cái gì thì hãy nhập vào nó. Khi đã biết nó rồi thì từ đó mà ra” ( ra vì biết nó dở không thích hợp). Ông nói trước năm 1975 rằng CS là một lực lượng lổi thời mà cái gì đã lổi thời rồi thì thời gian sẽ là đồng minh của chúng ta sẽ tiêu diệt CS giống một chiếc xe cổ được trưng bày trong viện bảo tàng xem chơi. Bạn có đồng ý với Ông Hồ Hữu Tường Không? “

      _ Tôi không dám bàn tơí Bànlui vì cho dến giờ nầy tôi chưa đoc bài chủ
      Tôi đọc com cuả bac Hồ Nguyễn - tôi hiễu giá tri,ý nghiiã là tôi Bold- thay cho lời chào mời ! DẠ THƯA :, Đồng ý quá đi chứ !
      _ AI TAI- vậy mà thiếu gì anh- lâu la cấc ké, thòi lòi, muơng , chốt… thì đã đành !! Tệ hại thay , Đám “CON, CHAÚ NGUY”(giả , nhái , mạo ) chúng còn lôi cái DÈN DẦU HIỆU CON CHỒN với caí bóng hột gà … sùng sục bơm bái như là cuả quý ông cha chúng tích tử lưu tôn ! Qúy là rất phaỉ- vì là công lao cuả Trần Dân Tiên mang về làm quà kỹ niệm cho Hồ Tập Chương ! Thương ôi là thương “Giận thì giận mà thương thì thương” !

  2. Đông Sài says:

    VỀ MỘT THÁI ĐỘ CHỐNG CỘNG
    Do tìm kiếm trên internet vài tư liệu về môn Tin học giúp cháu tôi đang học ở trường phổ thông, tình cờ tôi bắt gặp bài của tác giả Trần Mạnh Hảo bàn về Chủ nghĩa Maxr. Với đầu đề lạ tai của tác giả Trần Mạnh Hảo nên tôi đã tò mò đọc xem sao. Bài dài, với nhiều tiêu đề, nhiều trích dẫn được dịch ra từ tiếng nước ngoài, tỏ ra tác giả là một trí thức, đọc nhiều, có dư sức viết. Cũng có thể coi đây là một tác phẩm chính trị của Trần Mạnh Hảo.
    Mất thời gian một chút, đọc hết “tác phẩm” của Trần Mạnh hảo, thì không thể không nhận thấy rằng đây là một tác phẩm chống cộng kịch liệt, tác giả cũng không giấu giếm về một thái độ “căm thù” chủ nghĩa Maxr, một lập trường “lật đổ” chế độ XHCN.
    Thái độ, lập trường chống chủ nghĩa Maxr, chống CNXH được phơi bày ra khi Trần Mạnh Hảo ca ngợi nghị quyết 1481 ngày 25 tháng 1 năm 2006 của Hội đồng Châu Âu lên án CNCS và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống loài người.
    Tác giả Trần Mạnh Hảo kích động, lôi kéo người khác chống chủ nghĩa Maxr trước hết bằng cách xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Maxr, chẳng hạn viết: “Maxr tiến tới xã hội cộng sản tước bỏ tư pháp, tước bỏ đạo đức, tước bỏ gia đình, tước bỏ nhà nước, tước bỏ lịch sử thế giới”. Sự thật học thuyết Maxr đâu có như vậy. Chính trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta”, Maxr đã phân tích xã hội cộng sản là hình thái kinh tế – xã hội mới, trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp gọi là CNXH, giai đoạn cao gọi là CNCS, ở giai đoạn thấp còn tồn tại nhà nước, nhà nước này mang dấu vết pháp quyền tư sản, theo đó còn phân phối theo nguyên tắc bình đẳng, ngang giá của kinh tế hàng hóa – một quan hệ kinh tế rất phỏ biến trong xã hội tư bản. Maxr còn nói tiền lương không chỉ đủ tái sản xuất sức lao động mà còn phải đủ nuôi sống gia đình, nuôi dạy con cái … . Trong toàn bộ kho tàng lý luận Maxr xít không thiếu gì chỗ chỉ ra rằng nhà nước và pháp luật là những phạm trù lịch sử, còn đạo đức là phạm trù vĩnh viễn, và rằng trong xã hội cộng sản chủ nghĩa thì hình thành đạo đức cao cả “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Maxr cũng là người công phu nghiên cứu khái quát lịch sử thế giới, chỉ ra lịch sử tiến hóa của nhân loại, suy đến cùng đó là lịch sử phát triển không ngừng của LLSX cùng QHSX thích ứng với LLSX đó. Dĩ nhiên mối quan hệ và tác động qua lại giữa QHSX và LLSX đều thông qua hoạt động của con người, tạo thành lịch sử tiến hóa của nhân loại. Và, ở đây có quan hệ biện chứng giữa vai trò của nhân dân với vai trò của vĩ nhân, lãnh tụ, cuối cùng thì bao giờ nhân dân, nhân loại cũng quyết định lịch sử của mình.
    Cách nói “những người cộng sản trên khắp thế giới đều mồ côi tổ quốc” là cách nói vu khống, bêu rếu, nhằm chia rẽ Đảng với dân tộc. Thật ra không phải ai khác, mà chính Maxr trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta” đã từng chỉ ra rằng giai câp công nhân và Đảng của nó cũng được hình thành, được tổ chức thành giai cấp, thành chính đảng trong từng quóc gia, dân tộc. Látxan có quan điểm coi chỉ có giai cấp công nhân mới cách mạng còn các giai cấp khác đều là phản động, thì Maxr đã phê phán quan điểm đó là sai lầm, là cô độc, hẹp hòi, và Maxr đề ra quan điểm liên minh công nông. Ở VN ta cũng vậy, ngay từ trong Cương lĩnh đầu tiên ĐCSVN đã đề ra nhiệm vụ trước làm cách mạng giải phóng dân tộc, sau làm cách mạng XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói nếu dân tộc không được giải phóng thì vạn kiếp giai cấp công nhân cũng không được giải phóng. Chính Hồ Chí Minh cùng những người cộng sản tiền bối trước hết là những người yêu nước, giác ngộ dân tộc, sau là giác ngộ giai cấp, các lớp đảng viên CSVN sau này vẫn phấn đấu theo nghĩa đẹp cao cả là kết hợp tinh thần yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế XHCN, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
    Tác giả Trần Mạnh Hảo đã đồng nhất cụm từ “tư hữu” với cụm từ “sở hữu”. Cần nhận thức rằng “tư hữu” chỉ là một dạng, một hình thức, một kiểu “sở hữu”. Trong lịch sử loài người thì “chiếm hữu” có trước “sở hữu”, và hình thức sở hữu đầu tiên là công xã nguyên thủy, tức công hữu nguyên thủy, về sau hình thành và phát triển các hình thức tư hữu, mà hình thức tư hữu cuối cùng, lớn nhất là CNTB. Khi Maxr và Angghen nói CNCS triet để xóa bỏ tư hữu là trong bối cảnh CNTB với đại công nghiệp đã phủ định hình thức tư hữu nhỏ, xóa sổ hình thức sản xuất hàng hóa nhỏ từng phổ biến trước đó, xã hội chỉ còn tồn tại hình thức tư hữu lớn là CNTB, tương lai sẽ đến lượt CNCS phủ định cả hình thức tư hữu TBCN. Cho nên khi Maxr, Ăngghen nói đoạn tuyệt với quan hệ sở hữu quá khứ thì phải được hiểu là đoạn tuyệt với hình thức sở hữu TBCN. Hơn nữa tương lai nói ở đây là CNCS, nghĩa là thời gian còn rất lâu dài mới đến đó. Chưa bao giờ những người cộng sản nói xóa bỏ sở hữu. Trong đời sống thực tiễn nước ta đang đổi mới thì chúng ta đang thực thi chế độ đa sở hữu, đang coi trọng và khuyến khích phát triển các hình thức tư hữu, coi đây là chính sách nhất quán và lâu dài. Xưa nay các thế lực chống cộng thường vu cho những người cộng sản là không gia đình, không tổ quốc và không sở hữu, là luận điệu hiểm độc. Chỉ cần nhìn nhận thực tiễn VN mấy chục năm qua và hiện nay cũng đủ dẫn chứng và bác bỏ luận điểm đó.
    Nói đấu tranh giai cấp chỉ là bạo lực, chỉ là chuyên chế độc tài, chỉ là giết chóc, cũng là thóa mạ, xuyên tạc học thuyết Maxr. Thật ra Maxr không phải là người đầu tiên đề ra luận điểm đấu tranh giai cấp, mà kế thừa luận thuyết của một học giả tư sản (Maye). Học thuyết Maxr nói trong xã hội có đối kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Cái sai không phải là ở bản thân học thuyết Maxr mà là ở những người thực hành, trong thực tiễn ở một số nước xã hộ chủ nghĩa trước đây lại coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất, coi nhẹ nhiều động lực khác như, khoa học ký thuật, văn hóa,… Nếu quan niệm chủ nghĩa Maxr không chỉ một mình Maxr mà bao gồm cả sự kế thừa và phát triển của Angghen, Lenin và những lãnh tụ khác của phong trào cộng sản quốc tế, thì chủ nghĩa Maxr không coi đấu tranh giai cấp chỉ là bạo lực. Chính Maxr và Angghen đã từng chỉ ra rằng mặc dù hiếm hoi nhưng cũng có thể có tình huống giành được chính quyền một cách hòa bình, bằng đấu tranh nghị trường. Dĩ nhiên trong điều kiện mới ngày nay thì dự báo của Maxr, không còn là tình huống hiếm hoi, đặc biệt nữa, mà chắc sẽ là phổ biến. Càng vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp vào thực tiễn sinh động những người cộng sản càng thấy đấu tranh giai cấp vừa bạo lực vừa hòa bình, vừa hành chính vừa giáo dục, vừa chuyên chính vừa dân chủ …. Ngay với cụm từ “bạo lực” cũng phải hiểu là sức mạnh của quần chúng, kể cả hình thức biểu tình, tuần hành không có vũ trang. Đấu tranh giai cấp cần được hiểu là đấu tranh giữa những tập đoàn người đại biểu cho những lợi ích trái ngược nhau. Kết quả của đấu tranh giai cấp mà mang lại tiến bộ xã hội, mang lại lợi ích cho nhân dân, thì đó là nhân đạo, là văn minh. Dĩ nhiên có những lợi ích trái ngược nhau thuộc về nội bộ nhân dân, thuộc về mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thì chúng ta không coi đó là đấu tranh giai cấp, phương thức xử lý ở đây là hợp tác, hòa giải kết hợp với đấu tranh.
    Nói chủ nghĩa Maxr xóa bỏ tôn giáo, rồi suy rộng thêm chủ nghĩa Maxr xóa bỏ chính con người, thì tỏ ra tác giả hiểu biết chủ nghĩa Maxr không đến nơi và càng tỏ ra động cơ kích động, chia rẽ Đảng và Nhà nước với đồng bào theo tôn giáo. Sự suy rộng của tác giả không lôgic và không thể giấu dược động cơ sai lệch bởi vì tôn giáo đâu phải là toàn xã hội, đâu phải là tất cả mọi người! Đã theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì dĩ nhiên những người theo chủ nghĩa Maxr, những đảng viên cộng sản là những người theo chủ nghĩa vô thần, nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng cộng sản chống tôn giáo. Người ta có thể còn tranh luận xung quanh nội dung câu nói “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” hay “tôn giáo là thuốc ru ngủ nhân dân”,song không khó hiểu ý nghĩa sâu xa của câu nói đó: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là niềm tin và thói quen của một bộ phận nhân dân; chính vì thế mà chủ nghĩa Maxr cũng tuyên bố “không thể tuyên chiến với tôn giáo”. Các đảng cộng sản cầm quyền đều có chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ĐCSVN cũng có thái độ như vậy. Ở VN, các hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 đều xác định tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của công dân, chứ ở VN làm gì có chuyện bài xích tôn giáo hay xóa bỏ tôn giáo. Mấy năm nay, chỉ có thế lực thù địch và những kẻ xấu có lời lẽ bôi nhọ, xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở nước ta.
    Trong khi mắc vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2010 thì chính nhiều học giả và nhiều người ở Phương Tây lục tục đi tìm kiếm các tài liệu chủ nghĩa Maxr để tìm kiếm câu giải đáp và những giải pháp ra khỏi khủng hoảng, thì lạ thay đây đó lại có người VN bôi nhọ và xuyên tạc chủ nghĩa Maxr! Trần Mạnh Hảo cho rằng Liếpnếch, Bêben, Látxan đã chia tay với học thuyết Maxr để xây dựng XHCN dân chủ, mà học thuyết CNXH dân chủ này là đúng, đã dẫn dắt Châu Âu và CNTB đến thành công mỹ mãn. Thì ra tác giả Trần Mạnh Hảo muốn theo một con đường khác với con đường mà Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản và nhân dân VN đã lựa chọn. Tác giả không hiểu được rằng CNXH dân chủ là tư tưởng của những người dao động về CNXH và cả những người dao động về CNTB, là con đường thứ ba, kết hợp CNTB và CNXH, mà thực chất là CNTB thích ứng với điều kiện mới đã có CNXH hiện thực làm đối trọng.!

    Thành phố Hồ Chí Minh
    Ngày 30 tháng 4 năm 2013
    ĐÔNG SÀI

    • BUILAN says:

      “Biết thì thưa thốt…..”

      Tôi xin dưa cột đứng nghe quý THỨC GIẢ ?
      _Nghiêm túc mời anh NGÀN(thơ) ra khỏi ngõ !
      Hương đăng nghi lễ trân trong, cung kính MỜI( rước) VHT vào !
      Mời bạn đọc chờ xem !

      _ Cái nầy thì tôi BIẾT ! ” Biết thằng noí câu noí đó ,việc nó làm và tôị nó ra sao” (thơ NCT), vậy xin được phép tham gia !

      ” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói nếu dân tộc không được giải phóng thì vạn kiếp giai cấp công nhân cũng không được giải phóng.

      _ Lại HCM- laị Trần Dân Tiên- laị T lan – lại bac BA- lại nữa Hồ Tập Chương …vv. !
      Có phaỉ đất nước diêu linh- dân tộc bải hoại , mất hết hào khí – nồi da xáo thịt chia rẽ hân thù – từ trong từng gia đình tông tôc , ra tận cùng ngoài xã hôi … cam tâm là thân phận chư hầu ôm khư khu 16 cục+ 4 hòn ,viên.!!!!!
      Chính hắn, chính nó CHÍNH MI (và bè lũ mi) là nguyên nhân cuả mọi nguyên nhân

      “Chính Hồ Chí Minh cùng những người cộng sản tiền bối trước hết là những người yêu nước, giác ngộ dân tộc, sau là giác ngộ giai cấp, các lớp đảng viên CSVN sau này vẫn phấn đấu theo nghĩa đẹp cao cả là kết hợp tinh thần yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế XHCN, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.”

      _ Thưa ông ĐÔNG SÀI- Công tâm thì chã ai dám phủ nhận ! Phủ nhận TẤT , là không có con tim !
      nhưng gục đâu CÔNG NHẬN TẤT, là không có khôí óc ! – Thời kỳ trong hang Pac Bó (với suối Karmac, đồi Le nin ) thì lươn leọ,lấp liếm, láo lừa.. BỊP được bọn dói ngheo ngu dốt lẫn TRÍ THỨC tham MỒI mất lý tri mà u mê, đem nhiệt tình yêu nước đặt không đúng chõ !
      NGÀY NAY đã sáng mắt ra rôi !!! Tôi thương họ , tôi kính trong họ chứ không dám chê bai KHINH MIỆT ( Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi làn),
      -HỌ là nan nhân cuả một tên ac ôn côn dồ chuá ! HỌ là một bầy cừu được chăn dắt bơĩ một con CS (chó săn) có tên Hồ Tập Chương ?

      ĐÔNG SÀI, nếu như còn trẻ, đương còn được ru ngũ thì thật đáng thương ! Thương lắm
      Nhưng nếu GIÀ mà còn MÊ NGŨ thì thật đáng buồn cho chính THÂN PHẬN cuả anh, buồn lây cho quê hương dân tộc, !
      Mới hay “nghị quyết 1481 ngày 25 tháng 1 năm 2006 của Hội đồng Châu Âu lên án CNCS và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống loài người”
      SAI TẤT, ngu tất, chỉ còn có ĐS là ĐÚNG là khôn _ Mừng cho LX các nước Động Âu CS chết hết rôi le nin như ri (xin bắn vào limk)
      http://www.youtube.com/watch?v=WDljVSIizoQ&feature=youtu.be

      - sống dây mà nghe ĐS “cúc cung hưng bái” bà con ơi !

      _MỘT BĂNG ĐẢNG CÔN ĐỒ TAY SAI BÁN NƯỚC HAỊ DÂN

      “Nêú ta (?) thực sự thương xót đất nước nầy, thương xót cái dân tộc nầy, thì phaỉ gọi sự việc bằng đúng tên gọi cuả nó” Trần văn THỦY

      Kính

    • Võ Trang says:

      Em Đông Sài ạ!
      Có lẽ em đang theo học hay vừa tốt nghiệp Khoa Văn của trường đại học Tổng Hợp Hà Nội hay TP HCM? Rất tiếc là tôi không có khả năng và phương tiện để giúp em hiểu thêm về chủ thuyết XHCN trong phạm vi nhỏ hẹp của 1 diễn đàn như thế này, do đó chỉ còn chúc em nhiều may mắn trên con đường học vấn.
      Có 1 câu này cho em để không chừng khi rãnh rỗi em có thể lôi ra suy nghĩ lại: Có thể nào cái trường đại học của cái chế độ mà em đang sống dạy dỗ cho em những sai lầm và tôi ác của chính cái chế độ và chủ nghĩa này?
      Có 1 câu chuyện mà tôi nghe được từ đức Đai Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của phật giáo Tây Tạng đang lưu vong ở Ấn Độ nay xin kể lại cho em như 1 món quà tinh thần: Có 1 người mất 1 cái chìa khóa. Anh ta tìm kiếm mãi, lục soát mọi nơi trong căn phòng (dù không lớn lắm) mà anh ta nghĩ rằng anh đã đánh rơi… Nhưng anh ta không sao tìm được. Theo em thì tại sao – và phải làm như thế nào?

  3. Lê Dân Việt says:

    Tính bàn theo về Marx, nhưng thấy hơi thừa vì ai cũng biết chủ nghĩa CS là cái quái thai của nhân loại, đã và đang bịc đào thải, bàn thêm chỉ tốn giấy mực.

    Chỉ có vài điều muốn hỏ mấy người tự cho mình là CS chân chính như sau:

    Theo lý thuyết: ở XHCS thì không có giai cấp, vậy tại sao còn phân biết giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, giai cấp tư sản nhà giầu? Đã không có giai cấp tại sao trong thời bao cấp lại có cửa hàng dành riêng cho cán bộ cáo cấp riêng, rồi trung cấp riêng, cửa hàng cho dân riêng? Chế độ ăn uống cũng phân biệt tiểu táo, đại táo trong chính quyền và quân đội? ( Nghe nói đại táo là chế độ ăn uống thấp thường là bộ đội, công nhân quèn ăn, cò tiểu táo là cơm gà canh gỏi cho cán bộ cao cấp ăn- không biết có đúng không? Nhờ bác Bùi Tín cắt nghĩa cho bà con cùng tỏ) Vậy thì nọi cái vụ này thôi CS đã tự chửi vào cái lý thuyết không giai cấp rồi.

    Lại nữa, ở chế độ thối nát tư bản bóc lột, phân biệt giầu nghèo thì không có bảng số đỏ xanh, trắng để phân biệt giầu nghèo, giai cấp, xe công xe tư để ưu tiên ăn cướp đường người khác, còn ở VNCS công bằng, không phân biệt giai cấp thì cứ thằng chủ tịch huyện trở lên là có xe bảng xanh đi đâu cũng dành đường đi trước, quân đôi thì có bẳng đỏ đê buôn lậu chẳng bị khắm xét… mấy ông CS chân chính trả lời sao chuyện vô lý này nhỉ.

    Lại nữa ở các nước tư bản bất công thì nhà nước bắt buộc không để dân bị bỏ đói, anh đi làm lương nhiều thì đóng thuế nhiều, lương ít thì đó thuế it1, người không đi làm được hửong trọ cấp thất nghiệp, hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hưởng trợ cấp xã hội, tạm đủ sống qua ngày, không giầu nổi, nhưng không đến nỗi đói đến chết. Còn ở VNCS mấy thằng như 3 Dủnfg, Trọng Lú…không phải đóng thuế, mặc dù lãnh lương trên mức phải đóng thuế..dân nông nghiệp nghèo thì nhất định phải đóng thuế dú thu nhập chẳng đáng là bao nhiêu dưới cả mức hải đóng thuế là 5 triệu đồng. Hỏi mấy thằng CAM thường lên đây xủa bậy, xã hội VNCS có cái gì là tốt đẹp, để tiếp tực tung hô đây nhỉ.

    Thật chán cho những kẻ giờ này vẫn còn tự cho mình là CS chân chính, còn tung hô Marx với Angel, Lênin với Mao. Bỉ ổi làm sao!

  4. thích Mác Ăng gen says:

    Nhiều người thiên tả Tây phương thích Mác Ăng gen mà chả biết nó là cái con mẹ gì, Huy Đức nói rất đúng, ngay trong hàng ngũ Đảng viên cao VN cấp có ai đọc Các Mác, hiểu Các Mác đâu?
    Nhiều người thích nói tới Mác mà chẳng biết Mác là cái con mẹ gì nhưng cũng ra vẻ ta đây trí thức khoe khoang chữ nghĩa
    Đối với miền nam VN trước 75, trừ vài ông sinh viên Triết Saigon, ngoài ra chẳng có ai cần biết Các Mác là cái quái thai gì, cái lý thuyết thổ tả này chẳng đáng nói tới cho tốn nước bọt

  5. Trúc Bạch says:

    Những người CS là những người đọc Mác

    Những người chống cộng sản là những người hiểu Mác !

    Giữa Đọc và Hiểu là một khỏang cách khá xa , cho nên chính một người công sản nòi là Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas đã nói :

    ” 20 tuổi mà không theo CS là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu”

    Tuổi trẻ Đọc Mác bằng trái tim nông nổi, dại khờ .

    Đến khi già thì mới Hiểu được Mác bằng cái đầu chững chạc và đầy tri thức.

  6. nguyễn Minh says:

    Sự trau giồi tri thức qua các luận chứng triết học là bước đầu ,có Sinh viên từ đó tìm ra hướng cho riêng mình,có người rập theo số đông,có người không quan tâm.Cái vấn đề xảy ra làm xã hội bất ổn là các Chủ thuyết được dùng để điều hành Xã hội.Tai sao nói là bất ổn,thì như ai cũng biết,Microsoft đến nay đã phải nâng cấp Hệ điều hành cho computer đến phiên bản W8;trong khi đó để Điều hành Nhân Loại người ta cố bám víu vào vài cái Chủ Nghĩa quá lạc hậu.

  7. về Mác xít says:

    Hồi xưa khoảng đầu thập niên 60, một số ông sinh viên Van Khoa Saigon mua được mấy cuốn sách ở bện Pháp viết về Mác xít cứ đem theo đọc để giựt le bà con, hồi đó tại Saigon ông nào mà đọc Mác xít được xem là thành phần trí thưc cao. Nhưng tại Tây phương Mác xít bị rẻ rung, họ coi lý thuyết Mác như một mớ rẻ rách, trên thực tế không có ai đọc chỉ trừ một số các nhà nghiên cứu, sinh viên, GS…
    Lý thuyết kinh tế Mác xít cho rằng tư bản bóc lột, hàng hóa là sức lao động của người thợ, kinh tế tư bản đưa tới khủng hoảng vì sản xuất do tư nhân không có kế hoạch, không ước lượng nhu cầu thị trường nên sản xuất thặng dư quá nhiều. Marx chủ trương phải đưa vào kế hoạch, tập thể làm chủ. Nhà nước quản lý nền kinh tế và qui hoạch nhu cầu nên sản xuất sẽ không bị dư thừa đưa tới khủng hoảng, đó là cơ bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trên nguyên tắc chỉ những nước tư bản có sẵn nền công nghiệp mới tiến lên xã hội chủ nghĩa được. Sau khi Cách mạng đã làm chủ đất nước, sản xuất cá thể của chế độ cũ sẽ được thay bằng sản xuất tập thể để tiến lên “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa”. Sản xuất tập thể sẽ không những tránh được khủng hoảng mà còn khiến cho của cải vật chất gia tăng thật nhanh, giai đoạn này gọi là xã hội chủ nghĩa, làm theo khả năng hưởng theo lao động, có bất công vì làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.
    Sản xuất tập thể khiến xã hội đạt được sản lượng lớn mà hàng hóa ê hề, tràn đầy, khi ấy không cần quyền tư hữu vì TV, quần áo, xe hơi, lúa gạo, thực phẩm đầy kho muốn xài bao nhiêu cũng được, muốn ăn bao nhiêu cũng có, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu. Giai đoạn này gọi là Cộng sản văn minh, không còn bất công, khi ấy không những không cần quyền tư hữu mà sẽ không còn biên giới quốc gia, thế giới tiến tới Đại đồng đó gọi là Thiên đường Cộng Sản. Trên thực tế chỉ có những thằng điên mới tin được cái lý thuyết này.

    • Lâm Vũ says:

      “… Nhưng tại Tây phương Mác xít bị rẻ rung, họ coi lý thuyết Mác như một mớ rẻ rách, trên thực tế không có ai đọc chỉ trừ một số các nhà nghiên cứu, sinh viên, GS…”.

      Lý luận thế không được, ở phương Tây ai đọc sách triết hay lý thuyết “cách mạng” ngoài “các nhà nghiên cứu, sinh viên, GS…” ra? Con lại không đọc thì làm sao coi là “mớ dẻ rách” được?

      Sự thật là cuối thấp niên 60, tại nhiều nước Tây Âu, đặc biệt là Tây Đức, Pháp, Ý và cả Tây Ban Nha và Bồ Đáo Nha, phong trào thiên tả bùng phát rất mạnh, với Marx, Engels và Che Guevara là “thần tượng” (google “student revolution” để đọc thêm).

      Phong trào thiên tả bồng bột này dĩ nhiên ủng hộ VC và bôi nhọ VNCH, gây ảnh hưởng bất lợi rất nhiều cho miền Nam Việt Nam, vì chính phủ các nước Tây Phương này rút lại sự ủng hộ VNCH, dù họ biết rằng CS miền Bắc chính là kẻ gây hấn và miền Nam chỉ tự vệ… Vì đó là những chế độ dân chủ thực sự, họ hành xử theo ý dân… thế mới chết cho “phe ta”!

      Nhưng sau tháng Tư, 1975, trí thức Tây Phương đã nhận ra bộ mặt thật của CSVN và nhất là kể từ khi dân chúng miền Nam liều chết vượt biển ra đi, thì trí thức Tây Phương quả thực đã sáng mắt ra. Hầu hết thay đổi lập trường 180 độ và họ khôn còn ủng hộ chế độ CSVN, cho đến ngày nay.

      Chính vì những kẻ thắng trận miền Bắc tự lột mặt nạ thành những kẻ đi xâm chiếm, cuớp giựt của cải, bóc lột sức lao động của dân chúng miền Nam, lớp sơn “chống thực dân” của CS quốc tế rơi rụng từ đó, góp phần chính yếu vào quá trình xụp đổ của khối CS Đông Âu… (nhưng muộn màng cho VNCH!)

      Tóm lại, nói chủ nghĩa Mác ở Tây Phương bị rẻ rúng từ đầu thập niên 1960 là hoàn toàn sai sự thực. Hiểu sai lịch sử sẽ không hiểu tại sao VNCH bỗng nhiên mất hậu thuẫn của Thế giới Tư do và cuối cùng thua trận trong chua cay…

      TB. Điều tréo cẳng ngỗng là trong cùng khoảng thời gian đó – cuối thập niên 60s – tại các nước CS Đông Âu, nhất là Ba Lan và Tiệp Khắc, phong trào đòi tư do dân chủ lại dâng cao, điển hình là biến cố “Mùa Xuân Praha” (Tiệp), khiến quân đội các nước Đông Âu khác thuộc khối Warsaw phải kép đại binh qua để dập tắt phong trào nổi dậy của dân Tiệp. (Google “Prague Spring” để đọc thêm).

    • Võ Hưng Thanh says:

      NÓI THÊM CHÚT ÍT VỀ KHÁI NIỆM “BÓC LỘT” TRONG QUAN ĐIỂM CỦA MÁC

      Ý niệm bóc lột sức lao động là ý niệm quan trọng và hấp dẫn nhất trong lý thuyết Mác của những người đi theo chủ nghĩa Mác. Đây chính là cái đinh hay cái cột trụ trong quan điểm kinh tế xã hội của Mác. Mác quan niệm sự bóc lột như là điều cốt lõi trong lịch sử cả nền kinh tế tư hữu. Cho nên để dẹp bóc lột Mác chủ trương chỉ duy nhất hóa một giai cấp kinh tế trong xã hội là giai cấp vô sản. Toàn bộ học thuyết xã hội CS của Mác đều không đi ra ngoài việc giải bài toán duy nhất đó.
      Thế nhưng Mác không phân biệt rạch ròi được kinh tế vi mô và kinh tế trên bình diện vĩ mô. Ở khía cạnh vi mô, tính cách chèn ép hay đối xử bất công nhau của con người trên nhiều mặt không phải không có, đâu phải chỉ riêng trong tính cách ngang giá của lao động làm thuê. Đây là mặt trái của tâm lý con người nói chung, không cứ chỉ là ẩn số duy nhất trong hệ thống các phương trình đa biến số kinh tế học.
      Nhưng về mặt vĩ mô toàn xã hội, tính cách sông nào cũng đều chảy ra biển chỉ là lẽ khách quan, tự nhiên. Nên Mác chỉ muốn nhìn từng giọt nước mà không biết nhìn cả toàn thể hệ thống sông hồ và biển cả. Cái yếu của Mác là không thấu triệt hết mọi quy tắc và khía cạnh trong kinh tế học chính là thế.
      Có nghĩa khái niệm “bóc lột” trong Mác thực chất là cái nhìn chẻ mẻ lấy cây che rừng. Mác hơi bị tẩu hỏa nhập ma về mặt khoa học và triết học con người cũng như xã hội và lịch sử. Kiểu của Mác là kiểu gọt chân theo giày, cái giày biện chứng và cái giày vô sản còn cái chân là đời sống con người và đời sống nhân loại mà ai cũng thấy. Nên cho dầu công thức C = v + m gì đó của Mác về khái niệm thặng dư giá trị thì cũng chỉ kiểu sợi tóc chẽ làm tư cho vui, nó không phản ảnh ý nghĩa khoa học kinh tế tổng thể như nhiều người mê đắm. Mác chỉ lý luận trên cơ sở tĩnh tại của sự vật mà bỏ quên rất nhiều thông số cũng như biến số khác nhau trong kinh tế lẫn xã hội và lịch sử. Tính chất kệch cỡm trong các lý luận khoa học và triết học của Mác là như thế. Bởi Mác quên đi mọi ý nghĩa luật pháp của xã hội cũng như những khía cạnh lý tính cố hữu nơi bản thân của mọi người.
      Chỉ xin nói chơi vài ý như vậy để những ai có quan tâm thì có thể tự tìm hiểu và suy nghĩ sâu xa, toàn diện hơn. Học thuyết Mác giống như kiểu “bóng ai qua thềm” nó mờ mờ ảo ảo chẳng khác một ca khúc nổi danh quen thuộc mà ai cũng biết, hoặc cũng giống như ai câu thơ của nhà thờ trứ danh Ôn Như Hầu ngày xưa “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” là đúng như thế đấy.

      Võ Hưng Thanh
      (18/4/13)

  8. Hảo,
    Tôi cố đọc hết bài viết này để tìm hiểu đôi chút về Triết Học thứ mình ít biết nhưng dài quá làm mình mệt rồi cũng đọc loạng quạng cho xong. Chủ đề chính của bài viết nói chủ nghĩa Mác no good thì ai cũng biết nhưng chỉ có anh mới bỏ công ngồi viết trong chi tiết như thế này. Điều này làm tôi có cảm tình với anh.Năm rồi về hưu ngồi gõ gõ tung lên mạng vài bài viết rồi gom lại thành cuốn sách ” Cửa Trời Rộng Mở ” trong đó có đôi hàng về anh muốn tặng anh 1 cuốn nhưng không biết gởi về đâu. Sách hiện đang nằm trên mạng google. mời anh đọc bài ” Bàn về nghĩa chữ chân lý ” được viết thành do từ ý 1 bài viết của anh. Có thể đây là triết học của cõi trời khác với triết học của người. Chúc anh khoẻ để viết nhưng không nên viết nhiều bài về những con người xấu trong xã hội cọng sản, mình biết nó xầu mình phải vươn lên cao hơn. Lôi chúng ra trên các trang mạng thì cũng không thay đổi được gì mà làm nhớp mình.

  9. Võ Hưng Thanh says:

    HỌC THUYẾT MÁC SAI Ở ĐÂU VÀ ĐÚNG Ở ĐÂU ?

    Chủ nghĩa Mác hay học thuyết Mác có hai khía cạnh quan trọng : khía cạnh triết học và khía cạnh kinh tế xã hội.
    Khía cạnh triết học, Mác là người duy vật toàn diện và tuyệt để. Đã như thế Mác lại lấy quan điểm biện chứng luận (Dialektik) của Hegel làm nền tảng cho lý thuyết của mình. Thật ra quan điểm biện chứng luận của Hegel chỉ mang ý nghĩa đích thực của nó trong hệ thống tư tưởng Hegel, tức hệ thống hoàn toàn duy tâm, hay duy tầm toàn diện và tuyệt đối. Vậy mà Mác lại mang quy luật biện chứng hay khái niệm biện chứng đó từ trong môi trường tuyệt đối duy tâm của Hegel sang môi trường duy vật tuyệt đối của mình, đó là điều hoàn toàn nghịch lý, khiên cưỡng, phi lý, thậm chí nói được là vu vơ và phi cơ sở khách quan của Mác. Nói cách khác, sự suy luận gượng gạo, ép uổng của Mác về mặt triết học như một suy đoán ngoại lai, phi căn cứ nội tại đã là một việc làm hồ đồ, phi lý, một tính cách ngoại suy hoàn toàn mang ý nghĩa sai hỏng về mặt phương pháp luận khoa học và khách quan triết học. Bởi không thể có cơ sở nào để vật chất thuần túy toàn diện mang tính tổng thể lại có thể tự bản thân mình “biện chứng” theo quy luật như ý nghĩa biện chứng trong hệ thống tư duy theo lô-gích duy tâm toàn diện và tuyệt đối của Hegel cả. Cũng từ đó có thể thấy được cái được gọi là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác thực chất chỉ là các thứ trái giú héo trong ý nghĩa của nó là mang râu ông nọ cắm cằm bà kia một cách hoàn toàn giả tạo hoặc hoàn toàn ngụy tạo.
    Khía cạnh kinh tế xã hội bắt nguồn từ quan điểm lý thuyết Darwin. Nhưng học thuyết sinh học Darwin chỉ là một học thuyết mô tả. Darwin không rút ra kết luận gì về quan điểm sự đấu tranh sinh tồn và nguyên lý tiến hóa cũng như chọn lọc tự nhiên trong tồn tại sinh học. Nhưng đó mới chỉ là thế giới khách quan, hoang dã, thiên nhiên. Nếu từ đó Mác nâng thành quan điểm của xã hội, nhất là xã hội có văn hóa, văn minh, phát triển, thì đó chỉ là một quan điểm lẩn thẩn, sai lầm của Mác.
    Nguyên tắc sở hữu là nguyên tắc khách quan có trong mọi tồn tại sinh vật. Không có nguyên tắc này sinh vật coi như không thể tồn tại. Xã hội con người không thoát ra khỏi điều đó. Bởi thế giới nhân văn vẫn không bao giờ thoát ra khỏi nền tảng vật chất, sinh học, khách quan, tự nhiên.
    Bởi vậy, từ những tiền đề nhầm lẫn hay sai lầm, Mác chủ trương đấu tranh giai cấp để xây dựng một xã hội vô sản, xã hội không giai cấp chỉ là một sự cương đại, ngụy tạo và ngụy biện trong lý luận. Mác dùng duy vật lịch sử và các hình thái xã hội để mô tả con đường phát triển nhân loại nhằm rút ra kết luận về thế giới đại đồng không giai cấp đều chỉ là ảo tưởng về lịch sử, kinh tế cũng như xã hội.
    Nói chung Mác chối bỏ tâm lý khách quan tự nhiên của cá nhân con người, nhằm lý luận về một xã hội với những con người mang nghĩa trừu tượng, hư không, là hoàn toàn vô lối cũng như sai về mặt nguyên lý thực tiển, khách quan.
    Bởi vậy tóm lại, học thuyết Mác sai lầm từ căn bản, từ khởi điểm, mô tả cũng như kết luận. Thế nhưng sở dĩ nó được truyền bá và nhiều người tuân theo bởi vì nhờ kỹ thuật tuyên truyền đã có từ thời Nga sô viết, cũng như khi guồng máy chuyên chính đã được thành lập, không bất cứ thành phần nào trong xã hội ra được khỏi quỹ đạo đã có hay có thể nói ngược lại, làm ngược lại.
    Thế nên, cho dù về cuối đời mình, cả Engels và Mác hầu như có những suy nghĩ ngược lại vẫn chẳng làm thay đổi được gì lý thuyết đó một khi nó đã có. Thậm chí có một số người VN ngày nay cho rằng đã có nghị quyết 1481 của Nghị viện châu Âu năm 2006, thì chủ nghĩa Mác không cần phải nhắc tới nữa. Nói như vậy là thơ ngây. Bởi vì vẫn có rất nhiều người VN hiện tại vẫn cứ tôn sùng học thuyết đó một khi họ vẫn còn chưa hiểu rõ những uẩn khúc bên trong của nó. Bởi vậy nghĩa vụ làm sang tỏ các sự sai lầm về lý thuyết vẫn phải là việc làm thường xuyên của tất cả mọi người nếu vì lợi ích chung của toàn xã hội.
    Nói chung lại, học thuyết Mác đúng nghĩa là học thuyết cóp nhặt hổ lốn từ nhiều quan điểm phiến diện khác nhau. Điều đó ngay từ đầu chúng ta đã nói. Nói khác đi, cả Mác và Engels như thể là những người lập dị, chơi trội, muốn tự mình làm các đấng cứu thế một cách không cơ sở khách quan khoa học và vô tội vạ, cho nên nó khiến di hại rất nhiều đến xã hội loài người trong thời cận đại và một phần thời kỳ hiện đại ở nhiều nơi là như thế.
    Thế nhưng dù Mác là người chống tôn giáo, cũng không nên dung quan điểm tôn giáo để phi bác lại Mác. Mác là người duy vật, nhưng cũng không thể dùng quan điểm duy tâm để phản biện lại Mác. Chỉ có một điều Mác tự cho là quan điểm khoa học và quan điểm nhân bản, nên cái đích thực nhất là phải dùng chính quan điểm khoa học và lập trường nhân bản, nhân văn, xã hội để chứng minh những cái sai lầm trong Mác mới chính là những nền tảng và ý hướng tích cực, giá trị, ý nghĩa, cùng là hữu hiệu nhất.
    Vậy để kết luận, có thể nói học thuyết Mác đúng ở chỗ đã phê phán gay gắt, tích cực những mặt trái của xã hội tư sản hay nền kinh tế tư hữu, thị trường và tự do cạnh tranh khách quan cố hữu. Nhưng cái sai của Mác là nhằm xây dựng một xã hội ảo tưởng, giả tạo không có trong thực tế, và tất yếu đó lại là một xã hội tuyệt đối tiêu cực, nghiệt ngã và thất bại toàn diện hay về nhiều măt trong hiện thực, đối với chính bản thân con người và toàn thể nhân loại lành mạnh nói chung.

    Võ Hưng Thanh
    (12/4/13)

    • Lâm Vũ says:

      “… quan điểm biện chứng luận của Hegel chỉ mang ý nghĩa đích thực của nó trong hệ thống tư tưởng Hegel, tức hệ thống hoàn toàn duy tâm [...] Vậy mà Mác lại mang quy luật biện chứng hay khái niệm biện chứng đó từ trong môi trường tuyệt đối duy tâm của Hegel sang môi trường duy vật tuyệt đối của mình, đó là điều hoàn toàn nghịch lý, khiên cưỡng, phi lý [...]“.

      Rõ ràng và chính xác. Lại nữa:
      “… Mác đúng ở chỗ đã phê phán gay gắt, tích cực những mặt trái của xã hội tư sản hay nền kinh tế tư hữu, thị trường và tự do cạnh tranh [...] cái sai của Mác là nhằm xây dựng một xã hội ảo tưởng, giả tạo không có trong thực tế, và tất yếu đó lại là một xã hội tuyệt đối tiêu cực, nghiệt ngã và thất bại toàn diện hay về nhiều mặt trong hiện thực [...]“.

      Quả nhiên, ở VN vẫn còn môt số mù quáng tin rằng học thuyết Mác hầu hết vẫn đúng. Do đó, những phê phán có tính triết học và vào tận gốc của học thuyết vẫn cần thiết.

      Chưa kể, nói chung, việc loại bỏ triết học ra khỏi chương trình “dòng chính” tại đại học (vì không có sinh viên, và dần dần cũng không còn thầy giáo!) khiến loãi người không còn biết suy tư, chỉ biết nói nhảm, tin bậy!

      • Võ Hưng Thanh says:

        PHÊ BÌNH VÀ SÁNG TẠO

        Phê bình là việc bất kỳ ai cũng có thể làm được nếu ở trong khả năng của họ. Phê bình được vì những chỗ yếu hay khuyết điểm nào đó thường có thể bày ra rõ ràng trước mắt mọi người một khách xác thực, khách quan.
        Thế nhưng sáng tạo lại đòi hỏi một khả năng toàn diện, bao quát, nhất là phải có nền tảng chắc chắn, vững vàng. Sự phê bình dễ dàng hơn mọi sự sáng tạo chính là vậy.
        Cũng vì thế, Mác thực chất chỉ mới đủ khả năng phê phán những mặt trái của nền kinh tế tư bản cũng như xã hội tư sản, nhưng đưa ra lý thuyết xây dựng một xã hội mới hoàn hảo và đầy đủ thì năng lực Mác hoàn toàn chưa có.
        Cái cơ bản là Mác chỉ mới biết mỗi thứ một chút, mà chưa có cái nhìn nào bao quát hay thật sự sâu xa về mặt nhận thức, khoa học cũng như triết học về mọi loại nội dung vấn đề liên quan đến.
        Nói khác đi, tính cách của Mác là tính cách nông nỗi, nóng vội, không thận trọng, bồng bột, ít suy xét đầy đủ, có phần nghiêng về ý thức duy ngã, trở thành chủ quan, phiến diện, ít cẩn trọng hay lãng mạn một cách tùy thích, kém đắn đo, trách nhiệm.
        Bởi người hiểu biết đầy đủ, trước khi muốn tin vào điều gì, muốn tuyệt đối hóa điều gì đều phải xem xét điều đó thật sự đã hoàn toàn khách quan, đúng đắn, sâu xa, bao quát, toàn diện chưa. Sau nữa điều gì mình đưa ra có liên quan đến xã hội và con người liệu có mặt trái nào đó gây trở ngại hay thiệt hại cho chính bản thân con người và xã hội một cách sâu xa hay không. Chính Mác đã tự thể hiện hay bộc lộ một cách đầy đủ nhất về hai điều này.
        Nói chính xác, sự tin tưởng quá cuồng nhiệt, vội vàng vào ý nghĩa nguyên lý biện chứng luận của Hegel mà không biết phê phán, đó là chỗ yếu trước tiên của Mác. Sau nữa chủ trương đấu tranh giai cấp, chuyên chính giai cấp, chủ trương xã hội vô sản đều là những quan điểm phản lại bản chất con người, bản chất xã hội, bản chất lịch sử và bản chất đời sống thực tế khách quan mà chính Mác đã vấp phải.
        Chính bởi ý thức tự hợm hĩnh đó của mình mà ngay từ đầu Mác đã chủ trương “thực hiện triết học bằng cách thủ tiêu triết học”. Tức Mác cho “triết lý” của mình là cái duy nhất đúng nên mong muốn loại bỏ toàn bộ nền triết học của nhân loại nói chung mà Mác mệnh danh là “triết học tư sản”. Điều này cũng thể hiện ở các nước mác xít sau này là chỉ dạy duy nhất “triết học mác lênin” như là ý thức hệ độc tôn, do đó sinh viên không còn ham thích hay không còn có nhu cầu gì về triết học nữa, cuối cùng trở thành một xã hội phi tư duy độc lập và chỉ biết cuồng tin theo kiểu một chiều cạn kiệt chính là như thế đó.

        Võ Hưng Thanh
        (17/4/13)

      • Lâm Vũ says:

        “… tính cách của Mác là tính cách nông nỗi, nóng vội, không thận trọng, bồng bột, ít suy xét đầy đủ, có phần nghiêng về ý thức duy ngã, trở thành chủ quan, phiến diện, ít cẩn trọng hay lãng mạn một cách tùy thích, kém đắn đo, trách nhiệm.

        Phải công nhận là Marx có biệt tài biện luận. Những bài viết đăng báo hay in thành sách của Marx ngay từ những bước đầu đã làm chàng nổi tiếng. Sách vở nghiên cứu về Marx cũng cho biết khi Marx còn nhỏ, anh chi em trong nhà cũng khiếp sợ trước khả năng chữ nghĩa và lý luận của chàng.

        Thế nhưng, triết học không phải (chỉ) là lý luận, nhất là lý luận chi để áp đảo đối thủ khi tranh luận. Nói cách khác, lý luận (reasonning) không nhất thiết dẫn đến chân lý, hiểu biết hay tiến bộ.

        Chính cuộc đời “hành đạo” của Marx là bằng chứng rõ ràng cho điều này. Mặc dù nổi tiếng trong giới cầm bút, nhưng sinh thời Marx có bao nhiêu bạn hữu hay đồng chí thân cận, ngoài Engels ra?

        Có thể tóm lạim chính tài năng biện luận hơn người của Marx đã khiến ông trở thành người cô độc, sống tách rời xã hội và con người thực tế, cả tính chủ quan, duy ngã độc tôn, không hòa đồng được với người chung quanh v.v. nói chỉ đến lòng yêu thương con người nói chung. Do đó, sư thất bại của Marx trong lãnh vực chính trị thực hành cũng là điều dễ hiểu, không những thế ngay cả chu thuyết Marx – đưa ra lúc đã “già”, cũng thiếu hẳn tính nhân bản.

        Chính điểm cuối này đã là nguyên cớ khiến phong trào cộng sản đã giết hằng trăm triệu người chỉ trong vài thế hệ!

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh