WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một số thiển ý cần chia sẻ

Suu KyiCó lẽ tôi dành quá nhiều sự quan tâm và giấy mực cho cuộc chuyển hóa Dân chủ ở Miến Điện. Nhưng rõ ràng đó là một hình mẫu mà những người Việt Nam tranh đấu cho Dân chủ phải lưu tâm. Bởi, nếu thành công của họ sẽ cổ vũ chúng ta, thì những khó khăn hiện tại  sẽ làm nản lòng không ít người quan tâm.

Ngày 14 tháng 3 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã xuất hiện tại mỏ đồng Monywa và đã phải đối diện với sự giận dữ của người dân địa phương, khi bà đến khuyên họ chấm dứt biểu tình chống dự án khai thác đồng liên doanh với Trung Quốc này, vì theo bà, điều đó sẽ làm tổn hại nền kinh tế quốc gia. Thứ nữa, đến nay, mâu thuẫn giữa người Phật giáo đa số và người Hồi giáo thiểu số vẫn chưa có cách giải quyết, những nhóm sắc tộc ở vùng biên giới- thân Trung cộng vẫn giữ lập trường chống đối chính quyền Miến Điện và cũng không có quan hệ tốt với bà Suu Kyi. Những khó khăn đó khiến không ít người kỳ vọng vào bà Suu kyi, vào cuộc chuyển hóa ở Miến Điện cảm thấy hụt hẫng. Có nhiều nguồn dư luận cho là bà có xu hướng đi gần lại với giới quân phiệt,  thiếu khả năng chính trị, thiếu kinh nghiệm nghị trường… Nhiều người còn cho là giải pháp kinh tế nên đi trước giải pháp chính trị để đảm bảo thành công cho nền dân chủ, rằng Dân chủ quá sớm cũng không phải là tốt. Tôi e rằng, một số người còn lấy những khó khăn trong bối cảnh chính trị tại Miến Điện hiện nay để chứng minh rằng: những người dân chủ đối kháng với chính quyền độc tài cũng không thể giải quyết khó khăn cho quốc gia, đứng một phía để chỉ trích luôn dễ dàng hơn làm người trong cuộc… Đứng trước những phân tích có lợi cho các chính quyền độc tài đó, cá nhân tôi có một vài thiển ý sau:

1/ Thứ nhất, liên quan đến câu chuyện thỏa hiệp. Mong muốn một cuộc chuyển hóa ôn hòa, không đổ máu luôn là một điều đáng trân trọng; nhưng một sự thỏa hiệp với chính quyền độc tài bỏ qua Công lý (vẫn đảm bảo địa vị lãnh đạo, tài sản, cũng như không truy tố các lãnh đạo độc tài) luôn là một quyết định đầy thách thức, sẽ gây chia rẽ lớn trong hàng ngũ những người đấu tranh đòi Dân chủ và làm tổn thương niềm tin vào lẽ Công bằng. Những tội ác của các chính quyền độc tài có thể được một phe nhóm thỏa hiệp bỏ qua, nhưng điều đó không có nghĩa là nó cũng được những nạn nhân và dư luận dân chúng nói chung khoan thứ. Những bất công đã ăn sâu trong xã hội không thể nói gạt sang một bên là được.

Trong trường hợp Miến Điện, khi chấp nhận đối thoại với chính quyền độc tài và thỏa hiệp để trở thành Nghị sĩ, bà Suu Kyi và đảng của bà đã tự đẩy mình ra xa khỏi những nhóm đấu tranh đối lập khác và những nạn nhân của chế độ. Ở đó, chỉ có nhóm của bà từ vị trí đối kháng trở nên những người đồng sự với chính quyền, còn nhiều phe phái và nhiều người dân thường khác vẫn chưa tìm thấy lý do để tin tưởng và hợp tác với chính quyền.

Hơn nữa, sau nhiều năm bị quản thúc và đàn áp, thiếu trải nghiệm trên nghị trường, bà và đảng NLD sẽ phải xoay xở khó khăn trong môi trường chính trị ngột ngạt vì ưu thế nghiêng về tập đoàn quân phiệt. Bà đã trao cho họ thứ mà họ cần, đó là tính chính đáng; họ trao lại cho đảng của bà những chiếc ghế nghị sĩ bị siết chặt bởi sức ép tương quan lực lượng. Càng đi gần với chính quyền, bà càng xa lòng dân – thứ quý giá mà không phải lãnh đạo chính trị nào cũng có được. Đó là một cái giá không rẻ và người Việt chúng ta phải coi chừng!

2/ Thứ hai, liên quan đến những chỉ trích về biểu hiện của bà Suu Kyi. Nền kinh tế và cả xã hội Miến Điện lụn bại và chưa thoát ra khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc, sau nhiều năm dưới chế độ độc tài. Họ đã và sẽ còn vô số nan đề cần giải quyết. Những vấn đề đó, hoặc do đặc thù của xã hội Miến Điện, hoặc do chính quyền độc tài tạo ra từ lâu, nay họ trao lại cho bà. Họ giải quyết không được, không sao, nhưng nếu bà vướng vào những rắc rối ấy, thì phe quân sự đã thành công trong việc làm giảm uy tín của bà. Bà trở thành bia đỡ đạn thay cho họ. Họ có thể vô hiệu hóa bà một cách rất… lịch sự.

Qua câu chuyện này, trước khi có những nản lòng không cần thiết, chúng ta nên cùng nhau suy nghiệm lại. Thực ra, Dân chủ là một quá trình, không phải là một phép màu có khả năng tháo gỡ mọi vấn nạn trong một sớm một chiều. Chúng ta nên tự hỏi, chúng ta đòi hỏi Tự do Dân chủ vì điều gì? Tất nhiên không phải là nhằm thủ đắc một cỗ máy sản xuất ra những chính trị gia kiệt xuất. Chúng ta đấu tranh vì một niềm tin rằng, chế độ dân chủ là chế độ khả dĩ nhất cho đến nay, giải quyết các vấn đề quốc gia dựa trên giá trị tự do, sự đồng thuận và lòng khoan dung. Chế độ Dân chủ không nhất thiết tạo nên những anh hùng trong chính trị, mà tạo ra cơ hội vận động nguồn năng lực trí tuệ quốc gia một cách sâu rộng nhất.

Vì thế, dẫu cho quả thực bà Suu Kyi hay các chính trị gia dân chủ trong tương lai của Việt Nam thiếu một số kỹ năng chính trị cần thiết, điều đó cũng không làm thối chuyển niềm tin của chúng ta vào Dân chủ. Thí dụ, những năm dưới thời Lech Walesa và nhiều năm sau đó, Ba Lan đã gặp phải nhiều khó khăn kinh tế- chính trị, nhưng hãy nhìn Ba Lan ngày nay xem! Dân chủ có thể không ngay tức khắc đưa một nhóm lãnh đạo tài giỏi lên nắm quyền, nhưng nó sẽ mở ra cánh cửa lớn để con cháu chúng ta chọn được những nhà lãnh đạo như thế lên điều hành đất nước trong tự do và thượng tôn pháp luật. Đó mới là phép màu thực sự của Dân chủ. Mọi khởi đầu luôn khó khăn, nhưng không bắt đầu, chúng ta sẽ không có cơ hội nào cả.

3/Thứ ba, liên quan đến các mối bất ổn xã hội. Các sắc tộc thiểu số ở vùng rừng núi Miến Điện giáp giới Trung Quốc đến nay vẫn mâu thuẫn với chính quyền Miến Điện, cũng không muốn có mối giao hảo với NLD và gần đây xung đột đã leo thang. Có ai dám đảm bảo, ở đây không có “bàn tay đen” của Trung Quốc nhúng vào? Và sẽ rất chủ quan nếu chúng ta nghĩ rằng, Việt Nam sẽ không vướng vào tình trạng tương tự.

Cũng như Miến Điện, Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc. Trung Cộng không chỉ khống chế, mua chuộc lãnh đạo độc tài ở Trung ương, họ còn cài cắm người ở những khu vực biên giới và mua chuộc các sắc dân vùng biên giới. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa các sắc dân thiểu số với chính quyền đa số được kiềm chế với sắp xếp ngầm từ Trung Nam Hải, các mâu thuẫn chỉ hiện diện đủ để được dùng như lá bài cho Trung Quốc gây sức ép, tạo sự lệ thuộc lên các chính quyền Trung ương tay sai. Nhưng khi quá trình chuyển tiếp dân chủ xảy ra, các mâu thuẫn đó sẽ được khuếch trương và được bật đèn xanh cho bùng đổ nhằm phá hoại nỗ lực xây dựng Dân chủ. Trung Quốc luôn tỏ ra là bậc thầy trong việc vận dụng chiêu bài này trong quan hệ quốc tế, mà sự điên cuồng của Bắc Triều Tiên là một ví dụ đặc sắc. Bởi vậy, sẽ không mấy ngạc nhiên nếu xã hội Việt Nam im ỉm dưới chế độ độc tài, nhưng sẽ nổi dậy sùng sục từ mọi phía khi quá trình chuyển tiếp bắt đầu. Đó là vận mệnh của các tiểu quốc nằm cạnh gã hàng xóm khổng lồ bất hảo.

4/ Thứ tư, liên quan đến chỉ trích rằng bà Suu Kyi đi gần lại với giới quân phiệt. Như một ai đó đã nói đại loại: không có nền Dân chủ không đảng phái. Điều đó cho thấy vai trò của các đảng phái chính trị trong việc tạo ra một không gian cạnh tranh cầu thị trong chính trị dân chủ. Nhưng chỉ có đảng phải chính trị thôi chưa đủ, bởi nếu xã hội dân sự (XHDS) không trưởng thành, chính trường sẽ chỉ là nơi ngã giá, chia phần của các đảng phái, và tự do của người dân chỉ là bargaining chip giữa họ. Người ta sẽ rất khó khăn để tập hợp lại, chia sẻ và cùng làm việc trong tinh thần vô vị lợi như trong các NGO, nhưng họ rất dễ kết hợp lại thành phe phái để giành quyền lãnh đạo chính trị. Vì thế, người Việt không sợ Việt Nam tương lai thiếu đảng phái, chỉ sợ xã hội dân sự không đủ mạnh để giám sát các chính trị gia.

Nhìn vào trường hợp Miến Điện, với khát khao và sự đấu tranh cho dân chủ, họ đã có một cuộc chuyển hóa ôn hòa. Nhưng với cuộc chuyển hóa đó, nhà lãnh đạo đấu tranh dân chủ nay đã trở thành chính trị gia. Nếu trước đó, bà Suu Kyi đại diện cho lực lượng đối lập và các thành phần xã hội phản đối chính quyền; thì nay khi đã trở thành một chính trị gia, theo logic dân chủ, chính bà cũng cần bị áp lực và giám sát.

Nếu chỉ có đảng phái đối lập mà không có XHDS thì khi quá trình chuyển tiếp xảy ra, một khoảng trống lớn sẽ xuất hiện, sẽ không còn lực lượng nào đối trọng với quyền lực chính trị. Bởi vậy, có thể nói, không có XHDS sẽ không có dân chủ thực sự, cho dù có đa đảng và bầu cử tự do. Miến Điện đang trong quá trình chuyển tiếp, người Miến Điện phải nỗ lực xây dựng khối dân sự để tiến tới một nền dân chủ đúng nghĩa, vì chính trị luôn tiềm ẩn nguy cơ phản bội. Và đó cũng là bài học cho Việt Nam. Thiển nghĩ, sự độc lập nhất định của các nhà vận động dân sự khỏi sự khuynh loát của các phe phái chính trị là cực kỳ cần thiết trong tình hình Việt Nam hiện nay.

Tôi không tin rằng giải pháp kinh tế đi trước cải cách chính trị (trong một thời gian không xác định) là tốt. Hãy nhìn vào một thí dụ điển hình: Trung Quốc. Là một quốc gia thành công (?!) trong giải pháp kinh tế của mình, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy một triển vọng dân chủ khả quan nào cả.

Bỏ qua mọi ngụy biện có lợi cho các chính quyền độc tài, Dân chủ không mang tới bất ổn mà mang tới khả năng giải quyết bất ổn một cách hài hòa, dù trước mắt nó không thể ngay lập tức xóa bỏ mọi di sản tồi dở chồng chất từ lịch sử và từ chế độ độc tài. Dân chủ cũng không phải là việc trao quyền lực từ tay nhóm người này sang nhóm người khác mà là sự vận hành một cơ chế thông minh, nhân bản, tự do và khoan dung nhất trong lịch sử nhân loại. Những rắc rối đang xảy ra ở Miến Điện càng khiến chúng ta thận trọng hơn khi nghĩ đến giải pháp thỏa hiệp và chúng ta càng nỗ lực hơn để có những chuẩn bị thích hợp cho công cuộc dân chủ hóa của mình. Một sự khởi động về phía dân chủ càng sớm, khả năng tận dụng cơ hội của đất nước sẽ càng lớn.

© Huỳnh Thục Vy

Tam Kỳ tháng 4 năm 2013

© Đàn Chim Việt

 

 

6 Phản hồi cho “Một số thiển ý cần chia sẻ”

  1. ĐơnThach says:

    Tự do do tự ở dầu môi
    bình minh mọc lên từ đêm tối
    nắng chiều tắt lịm để sang đêm
    thánh thịên nẩy mầm trong tội lỗi
    ác quỷ thời may biến thánh hiền

    chiến tranh mọc lên từ hòa bình
    lập lại hòa bình bởi chiến tranh
    các thánh suy ra nhờ qủy sứ
    soay đi vần lại chỉ loanh quanh
    thân aí trao gởi Võ hưng Thanh

  2. ĐơnThạch says:

    tư bản hay cộng sản
    độc tài hay tự do
    duổi thẳng hay n ằm co
    thế nào trông cũng đẹp
    khi cữa lòng không khép
    để tinh yêu tuôn trào
    thì chế độ nào
    không cần bàn đến
    chỉ là tên goị
    củng là ước mơ
    giữa thực và thơ
    đất trời cách biệt

  3. Hoàng says:

    Sự suy-luận cùng lời cảnh báo của HTV cũng đúng thôi…Những nhà đấu tranh cho dân-chủ VN không nên thể thỏa-hiệp với bọn csvn được.Mà chỉ cỏ xóa bỏ chúng..hoặc tiêu diệt chúng…trước khi xây-dựng một xã-hội dân chủ,tự-do.
    Dân-chủ cũng như kinh-tế cả hai phải luôn song hành,..cái trước cái sau chỉ là trò lừa bịp của bọn csvn
    Bạn VietAmer cũng không sai…Người dân VN phải xóa bỏ sự ảnh-hưởng của văn-hóa tàu cộng trước khi bắt tay xây-dựng một xã-hội tự-do và dân-chủ cho đất nước VN.
    Người VN có một thói xấu lớn từ xưa đến nay…hay bắt chước…bắt chước giống như bọn khỉ trong rừng…ai làm sao…tôi làm vậy…ai làm bậy…tôi làm theo…không cần dùng đến cái đầu có khối óc để suy-luận..trước bắt tay vào một công việc.
    Cũng như tỉnh nầy cướp đất của dân…thì tỉnh khác cũng bắt chước.Người dân cũng thế…nhà kế bên treo lòng đèn đỏ của tàu cộng thì nhà kế bên cũng làm giống như thế….Nhìn ra…thì chỉ thấy toàn là trò khỉ…tính-tình cũng khỉ từ khi bọn csvn mang chủ nghĩa cs vào quê hương VN.

  4. Võ Hưng Thanh says:

    DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI

    Dân chủ như cổ xe
    Bánh tròn lăn nhanh được
    Độc tài như cổ xe
    Bánh vuông làm sao lăn

    Dân chủ là vì người
    Mọi con người bình đẳng
    Độc tài chỉ vì mình
    Mọi con người ích kỷ

    Dân chủ thì tự do
    Mỗi người tự chọn lựa
    Độc tài như cái rọ
    Heo gà đâu phải người

    Dân chủ là trí thức
    Mọi người tin lẫn nhau
    Mọi người đều bình đẳng
    Không sợ ai đè đầu

    Độc tài là ngu xuẩn
    Bởi không tin ở người
    Chỉ cho mình mới nhất
    Ôi ngu ơi là ngu

    Dân chủ thì hạnh phúc
    Toàn dân làm chủ mình
    Chỉ tin vào tri thức
    Không tin điều bá vơ

    Độc tài là ngu muội
    Vì xã hội ngu dân
    Chỉ giáo điều là quý
    Còn dân tộc đếch cần

    Vài dòng đơn giản thế
    Có hơi đâu viết nhiều
    Ai là người hiểu biết
    Cần chốt lại bấy nhiêu

    Viết nhiều chỉ tốn giấy
    Nói ít mà sâu xa
    Điều chỉ cần cốt lõi
    Ai tâm đắc cùng ta ?

    Võ Hưng Thanh
    (21/4/13)

  5. Kinh kỳ says:

    Bọn cầm quyền chóp bu ở Ba Đình nên nhìn sang phía miến điện để mà học tập và làm theo

    Phải thay đổi tên nước như họ từ Burma sang Myanmar và dời thủ đô sang một nơi khác

  6. VietAmer says:

    Những khó khăn đó khiến không ít người kỳ vọng vào bà Suu kyi, vào cuộc chuyển hóa ở Miến Điện cảm thấy hụt hẫng.(HTV)

    Thưa cô HTV, có gì đâu mà hụt hẫng? Miến Điện là Miến Điện, VN là VN. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào trường hợp của người khác, thì ta sẽ tránh được sự thất vọng về họ.

    Ý kiến của tôi hoàn toàn khác. Tôi không bao giờ cho rằng MĐ và VN tương đồng, người VN có thể học tập và noi gương MĐ. Bề ngoài, có vẻ như giống nhau đấy. Nếu MĐ có bà Aung San Suu Kyi thì VN có các vị như Thầy Quảng Độ hay cha Lý, là những người cũng chịu tù giam và đấu tranh cho tự do dân chủ VN tới cùng. Nếu MĐ liền biên giới với TQ, VN cũng vậy.
    Tuy nhiên, sự khác nhau lớn lắm. Khác nhau về xã hội, chính trị, văn hóa. Chuyện này rất dài. Chắc cô cũng biết.

    Theo tôi, có 2 điểm khác biệt lớn mà VN không thể giống MĐ:

    - Trong khi MĐ đã và đang thả hàng ngàn tù nhân chính trị thì VC vẫn còn đang rình rập thảy phân vào nhà và bắt cóc người bất đồng chính kiến
    - Trong khi người MĐ từ nhà lãnh đạo cho tới dân chúng đều mặc quốc phục thì VN ngay tại quốc hội và dinh quốc khách, tức là các bề mặt quốc gia, lại trang hoàng và sinh hoạt giống như TQ. Còn ngoài xã hội thì tràn lan văn hóa, phim ảnh, âm nhạc, tiếng nói noi theo Tàu. Ít người để ý tới khía cạnh này, nhưng tôi cho rằng đây chính là căn cơ đấy. Ít ra trong trường hợp các nước đang đối diện với hiểm họa Hán Hóa như VN và MĐ.

    Ps.
    Việc bà Aung San Suu Kyi khuyên dân chúng nên để cho TQ khai thác đồng, hoàn toàn khác với sự chấm dứt xây nguồn đập thủy điện. Một thuộc về phát triển kinh tế, một thuộc về sinh thái của quốc gia. Hơn nữa, vấn đề không phải là TQ khai thác hay không khai thác, vấn đề còn là TQ xem MĐ là một quốc gia độc lập hay chỉ là chư hầu như trước đây?

Leave a Reply to Hoàng