WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng

(GDVN) – Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: “Việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”.

Ông Phan Trung Lý – Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đồng thời là thành viên UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước Quốc hội vào chiều nay (20/5).

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị giữ nguyên tên nước như hiện hành.

Về “Lời nói đầu”, ông Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp có nhiều ý kiến đóng góp cho “Lời nói đầu” ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Tán thành với lời nói đầu như dự thảo nhưng đề nghị chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, khái quát, ngắn gọn, chính xác hơn và tránh trùng lặp; Loại ý kiến thứ hai đề nghị bổ sung vào lời nói đầu các mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nêu khai quát về lịch sử lập hiến của nước ta; Loại ý kiến thứ 3 đề nghị nêu rõ thành tựu trong xây dựng bảo vệ đổi mới đất nước, đề nghị lời nói đầu phải thể hiện có tính chất tuyên xưng của nhân dân Việt Nam với thế giới; Loại ý kiến thứ 4 đề nghị viết lại “Lời nói đầu” thật cô đọng, súc tích theo hướng ghi nhận một cách tổng quát mục tiêu sửa đổi Hiến pháp, định hướng phát triển của đất nước và vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và thi hành Hiến pháp.

“Lời nói đầu là bộ phận rất quan trọng của mỗi bản Hiến pháp. Tuy nhiên, cách thể hiện, mức độ và liều lượng sự kiện lịch sử đưa vào lời nói đầu cần được cân nhắc kỹ, để có quy định hợp lý. Trên cơ sở kế thừa đổi mới cơ bản Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992, lời nói đầu trong dự thảo đã được chỉnh lý ngắn gọn và xúc tích hơn, nêu khái quát truyền thống vẻ vang của dân tộc, sự ra đời của Đảng và nhà nước gắn với quá trình bảo vệ tổ quốc, xác định rõ chủ thể mục tiêu thi hành và bảo vệ Hiến pháp”, ông Lý nói.

Về các ý kiến xoay quanh vấn đề giữ nguyên hoặc lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông Phan Trung Lý thông tin, qua tổng hợp nhiều ý kiến đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì tên gọi này ra đời gắn liền với chính thể cộng hòa đầu tiên của nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng 8/1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong bản tuyển ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nhà nước ta là “cộng hòa”, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước dân chủ”.

Ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, vì lời nói đầu cũng như các quy định khác của dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Lý cho hay, trên cơ sở nghiên cứu, UB soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hoặc “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là “cộng hòa”, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước dân chủ”.

“Tuy nhiên việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế”, ông Lý nhấn mạnh.

“Việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết”

Về điều 4, ông Phan Trung Lý cho hay, đa số ý kiến nhân dân tán thành sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không quy định Điều 4 vì Đảng là tổ chức chính trị được tổ chức và hoạt động theo cương lĩnh và điều lệ.

Ông Phan Trung Lý

Ông Phan Trung Lý

Trước những quan điểm khác nhau ấy, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp báo cáo Quốc hội khẳng định, việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết, kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng với quá trình cách mạng, với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy, nên nhân dân ta mới thừa nhận vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước ta. Do đó, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ Điều 4 như dự thảo đã công bố lấy ý kiến nhân dân”, ông Lý nhấn mạnh.

Đối với những ý kiến cho rằng cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng, ông Phan Trung Lý nêu quan điểm của UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng: “Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách; cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện đã đáp ứng được yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì vậy, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội không đưa nội dung Luật lãnh đạo của Đảng vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.

Ngọc Quang

Nguồn: giaoduc.net.vn

16 Phản hồi cho “Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng”

  1. Trầm Luân says:

    Tại sao lại phải sửa đổi hoặc tu chính hiến pháp nhỉ? Tuy là được làm năm 1992 nhưng còn mới tinh, chưa xài bao giờ, đã hư hỏng gì đâu mà phải sửa với chữa? Ngay cả các hiến pháp trước đây cũng vậy, cái nào cũng còn mới tinh, chưa hề dùng bao giờ. Vậy mà cứ lâu lâu lại lấy ra bàn cãi tranh luận rùm beng cả lên để sửa đổi, thay bộ phận này, gắn thêm bộ phận kia. Thật là hoang phí tài nguyên quốc gia. Chắc chắn là sau lần “vá víu” này, vật quốc bảo “hiến pháp” cũng sẽ mãi mãi còn “nguyên”.
    Đồ hiện đại quá nên… rất khó xài.

  2. xe ôm says:

    điềm trời năm nay báo trước sự kiện lớn

  3. Chư Hầu BK says:

    Việt Nam là vòng đai XHCN quan trọng bảo vệ Trung Quốc.
    Viêc đổi tên nước đã không được quan thầy cộng sản Bắc Kinh chấp thuận.

  4. otchithieng says:

    dcsvn (không viết hoa) chúng nó rất sợ trung cộng (không viết hoa) còn hơn ông cố nội của chúng thì làm sao chúng nó dám đổi tên nước và quốc kỳ được,nếu dcsvn (không viết hoa)mà hó hé đổi lá quốc kỳ đỏ sao vàng của csvn thôi thì cả đám cs vn từ trên xuống dưới chỉ còn cái xác mà không có đầu người cho mà xem.

    • Duyen says:

      Vâng, không bao giờ CS Trung Quốc chịu tháo cùm cho công sản đàn em Hà Nội dễ dàng như vậy..

  5. DâM TiêN says:

    Dâm tui dốt thơ…cú, thơ vè vè… nên gân cổ đọc thơ…CÚ của hai ông ngàn ngàn
    lởm chởm, sao mà đầy bụng quá à.

    Nói cho người ta nghe; mần thơ…mời người ta đọc giùm; chứ mần thơ…cú để
    làm mợt người ta, gai mắt người ta, thì mần cái chi chi?

    Mây ngàn ngàn ngàn lại ngàn ngàn ngàn
    Trên đường có hai kẻ gánh…than
    Than rôi xuống lộ đen đen quá
    Than!

    • nguyenthiep says:

      Vì chỉ có khi nào có dư chút thì giờ , tui mới đọc tới những ý kiến của mấy ông có nick tận cùng là Ngàn. Tui thấy mấy ông này người thì làm thơ, kẻ thì viết rông viết dài , người thì chống Cộng, kẻ thì có ý kiến ngả về phía bên kia …, nhưng hình như mấy ông này tuy lấy các nick khác nhau nhưng thực ra chỉ là một người . Riêng tui khoái đọc thơ của cái ông Ngàn chống Cộng . Vốn không biết làm thơ nên tui cảm thấy phục cái ông thi sĩ này . Ông mần thơ lục bát mà dễ như uống nước . Còn cái ông Ngàn thiên tả thì viết dai, viết dài, nhưng chẳng biết có mấy người có đủ kiên nhẫn để đoc những ý kiến rời rac của ông ta .

  6. danluan13 says:

    Nói cho đúng và chính xác phải là:
    Trên cơ sở nghiên cứu, ủy ban dự thảo sửa đổi hiếp pháp nhận thấy, tên nước là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” hoặc “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” đều thể hiện rõ là một nhà nước côn đồ, buôn dân bán nước, sẵn sàng ra tay đàn áp người dân yêu nước, chấp nhận cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang, và thể hiện rõ chính thể của nước ta là “độc tài toàn trị“, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước đảng chủ.”

    Đối với những ý kiến cho rằng cần có luật về sự lãnh đạo của đảng , ủy ban soạn thảo sửa đổi hiếp pháp, cho rằng: “Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua tham nhũng, hối lộ có chiến lược, có định hướng và chính sách; cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện đã đáp ứng được yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ bán nước.

    Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiếp pháppháp luật của đảng hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện phục tùng, giúp cho đảng ta ngày càng thối nát, suy yếu hơn, xứng đáng là lực lượng côn đồ lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì vậy, ủy ban soạn thảo sửa đổi hiếp pháp đề nghị quốc hội không đưa nội dung luật lãnh đạo của đảng vào dự thảo sửa đổi hiếp pháp.”

    kbc

  7. MÂY NGÀN says:

    PHAN TRUNG LÝ

    Nhìn ông cái mặt giống ai
    Ông người Cộng sản hay người Việt Nam
    Hay là chỉ thứ lon ton
    Bảo sao nói vậy có hơn chi người
    Vậy mà Chủ Nhiệm Ủy Ban
    Luật trong Quốc Hội quả là không sai
    Nói năng như chỗ không người
    Bảo rằng không đổi vì cần quyết tâm
    Bởi vì tên cũ mới hay
    Tiến lên Chủ nghĩa không sai chút nào
    Còn cho tên cũ quen rồi
    Năm châu bốn biển ai người đều hay
    Đúng là như thói quan liêu
    Cái gì mình muốn thì ai cãi vào
    Ông còn Thường vụ Ủy viên
    Nằm trong Quốc hội vẫn nguyên năm nào
    Đã làm Dự thảo Chín hai
    Bây giờ Sửa đổi cũng thuần là ông
    Khác chi cỏ mọc đầy đồng
    Ông như ngọn cỏ gió lồng vậy thôi
    Ông hô sau trước Cộng Hòa
    Ông quên chuyên chính nay đà về đâu
    Ông còn nhấn mạnh hàng đầu
    Phải nên giữ tốt Lời Đầu trước đây
    Quả là ông quá thông minh
    Dễ chi hiểu được sự tình ngô nghê
    Lời đầu kiểu sáo hót chơi
    Lời đầu kiểu thiệu ai hơi nào màng
    Đúng là lịch sử đa đoan
    Cõng hòi Điều bốn lại càng vinh danh
    Hỏi Phan Trung Lý là ai
    Ông người của Đảng hay người của dân
    Ông là Đại biểu nhân dân
    Hay ông cán bộ Đảng cần sai ông
    Nếu mà dân chủ tự do
    Dễ gì nhiệm tới ông lo được bầu
    Nhìn ông cái mặt đục ngầu
    Hỏi ai có đoán trong đầu nghĩ chi
    Không ngoa tuồng diễn lắm khi
    Còn hay hơn cả cuộc đời thế gian
    Bao nhiêu sự việc bộn bàng
    Chẳng qua cũng chỉ Mác Lê làm nền
    Cũng là tư tưởng Bác Hồ
    Nước nhà rồi biết cơ đồ ra sao
    Bởi toàn thế giới đổi rồi
    Sao ai ôm mãi cõi trời xa xưa
    Hỏi dân dân biết có thừa
    Hỏi Trời Trời mãi còn chưa gật đầu
    Bởi Trời suy nghĩ đã lâu
    Giống dân như thế dễ hầu khôn ngoan
    Uổng thay cả họ Hồng Bàng
    Uổng thay cả họ Hùng Vương ngày nào
    Nên thôi có nói được sao
    Coi như tiên tổ đẻ toàn con hoang
    Tự mình chỉ biết huênh hoang
    Tự mình mới thấy huy hoàng vậy thôi
    Thế nên chẳng phải dông dài
    Kiểu Phan Trung Lý dễ hoài đổi sao !

    NÚI NGÀN
    (27/5/13)

  8. THƯỢNG NGÀN says:

    LUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

    Nước ta sao lắm kẻ ngu
    Bảo cần luật hóa Đảng là tại sao
    Đúng là trẻ nít gầm trời
    Hỏi ai làm luật cho đời Đảng đây
    Luật là luật của toàn dân
    Luật về đất nước nhân dân đủ rồi
    Đảng đâu có phải ông Trời
    Mà làm luật Đảng để đời cười chê
    Đúng là rõ thật dân ngu
    Hỏi ai đã khiến dân ngu kiểu này
    Hay là chỉ lũ nịnh thần
    Kiểu như con cún có cần chi ai
    Quả là triệt hết người tài
    Dân ngu một lũ chẳng sai trên đời
    Hỡi ơi Đảng cũng con người
    Cũng người tứ khoái lạ đời lắm sao
    Quả là dốt nói tào lao
    Những anh mít đặc tường lầm thông minh
    Vậy nên bởi quá bực mình
    Vài dòng đây muốn tâm tình cùng dân
    Hỏi xem thế giới xa gần
    Ngày nay ai có giống mình ngu si
    Muốn làm luật pháp để ghi
    Công nhiên quyền Đảng làm nghì cho dân
    Đúng là thế giới phù vân
    Đầy quân nịnh nọt có cần ai đâu
    Hay là lũ dốt trên đời
    Phản dân hại nước đời đời cười chê
    Nghĩ rằng mình mới thông minh
    Phải làm luật Đảng đặng mình được yên
    Hay chi cớ sự nhãn tiền
    Đảng mà luật hóa càng phiền lắm thay
    Đảng thành Thượng đế trên đời
    Nào ai cái được ông Trời xưa nay
    Thật là ngu quả là ngu
    Than ôi ngu thế hỡi người Việt Nam !

    NON NGÀN
    (27/5/13)

  9. NAM KỲ says:

    “Đa số ý kiến nhân dân tán thành”.? Một Đảng cướp.

  10. uyen says:

    Như vậy đặt ra câu hỏi để làm gì
    .Phí thơì giờ của tất cả.,
    Việc đấu tranh giành lại độc lập đâu phải là độc quyền của đảng Cộng Sản.
    Hơn nữa có lúc nào đảng Cộng Sản dám nói lên ý thức chống ngoại xâm từ Trung Hoa tới không?

Leave a Reply to Duyen