WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú?

lai suatNhận diện cho thật rõ bộ mặt của chế độ kinh tế và chế độ chính trị ở Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, phức tạp.

Các nhà lý luận kinh tế trứ danh trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Việt Nam trong, ngoài nước đã có nhiều luận văn, trao đổi tranh luận về vấn đề này.

Hiện nay các tạp chí kinh tế quốc tế gọi nền kinh tế VN là nền kinh tế theo «chủ nghĩa tư bản theo phe nhóm được nhà nước đỡ đầu» (state-sponsored crony capitalism), một sản phẩm mới mẻ kỳ lạ đang trong thời kỳ phôi thai thử nghiệm, sinh ra từ thời kỳ «hậu Liên Xô», «hậu phe xã hội chủ nghĩa».

Nhiều nhà lý luận cho rằng đây là một quái thai sinh ra từ những yếu tố mâu thuẫn nhau trong một cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chế độ chính trị độc quyền đảng trị kết hợp với một nền kinh tế thị trường tư bản mang bản chất tự do.

Nền «kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa» là gì? Kinh tế thị trưởng là chỉ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn mang bản chất tự do (dưới chế độ tư bản – pháp quyền), còn định hướng xã hội chủ nghĩa là chỉ chế độ cai trị độc đoán của đảng CS, một chế độ chuyên chế độc quyền trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể có mọi quyền hành chính trị – kinh tế – tài chính không hạn chế, không ai kiểm soát.

Hiên nay phần lớn các nước trên thế giới theo chủ nghĩa tư bản lương thiện (tạm dịch chữ Pháp capitalisme honnête), xã hội vận hành theo luật pháp nghiêm minh không ngừng được hoàn thiện, kết hợp hài hòa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tự do, bình đẳng, cạnh tranh nhau trong trật tự luật pháp, với một chế độ chính trị dân chủ ngày càng được nâng cao.

Tại các nước này, nền tảng kinh tế vững chắc, cũng là động lực xã hội là chế độ tự do kinh doanh và chế độ tư hữu được luật pháp bảo đảm. Nền tảng chính trị là các quyền tự do của công dân: tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do bầu cử… Các đảng phái bình đẳng, vừa hợp tác vừa ganh đua phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài trong các cuộc bầu cử định kỳ. Do có ganh đua và bầu cử định kỳ, đảng nào cũng phải cố lập thành tích, tạo tín nhiệm với cử tri, giữ mình trong sạch.

Ở nước ta do độc quyền đảng trị nên dân không có sự lựa chọn. Bộ Chính trị lộng hành không ai kiểm soát, kiềm chế. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ngiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được tham gia quản lý trực tiếp các công ty quốc doanh, cấm ngặt chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. Chức trách các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ là quản lý về chính sách cho thật nghiêm trong ngành mình.

Vừa nắm luật pháp, chính sách vừa chỉ đạo kinh doanh, sẽ thiên vị bất công, khuyến khích tham nhũng không giới hạn, chia chác hoa hồng, bổng lộc không ai kiềm chế, làm cho các tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ liên miên và phá sản hàng loạt. Vinashin, Vinalines, các tổng công ty điện lực, khoáng sản, giao thông vận tải, hàng không, dầu mỏ, bô xít… đều là những công ty «phá gia chi tử», những đứa con hư hỏng do được nuông chiều quá đáng.

Sau khi ông Võ Văn Kiệt mất vào tháng 6/2008, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh với vốn của Nhà nước, mang tên SCIC (State Capital+Investment Corporation) được thiết lập. Đây là con bạch tuộc khổng lồ tiếp nhận vốn quy mô ngày càng lớn từ 2 nguồn ngoại tệ tuôn vào là vốn ODA (Official Development Assistance), và vốn FDI (Foreign Direct Investment), mỗi năm hàng chục tỷ đôla. Ban quản trị là ai? Các phó thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng các bộ kinh tế, kế hoạch đầu tư, tài chính… đều có chân trong ban quản trị, ban giám đốc, ban thanh tra, kiểm sát… của Tổng công ty khổng lồ này cũng như của các công ty quốc doanh khác. Ngoài lương phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, họ nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền hoa hồng từ mỗi khoản xây dựng xong công trình, từ chuẩn bị và hoàn thành mỗi đề án… Số tiền phụ thu của «trọng tài» có khi gấp 5, gấp 7 lần tiền phụ cấp cho «cầu thủ đá bóng». Cũng có người cho rằng có khi gấp trăm lần hay hơn nữa. Máu mê kinh doanh không sao kiềm chế nổi. Thảm họa dân tộc là từ đây. Có ông nghị nào dám lên tiếng?

Con bạch tuộc SCIC lộng hành, vươn vòi ra hút vô vàn tài nguyên, xương tủy người lao động, để một khối tài sản lớn, cuối cùng là chui vào túi các quan chức CS chóp bu. Chính đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng, là nguyên nhân của «núi nợ» quốc gia có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng, bằng 50 tỷ đô la. Chủ nghĩa tư bản độc đảng rừng rú là đây.

Cho nên không có gì lạ là khi Bộ Chính trị giở mưu mẹo mỵ dân, bất đắc dĩ chơi trò sửa Hiến pháp, vẫn một mực trơ tráo giữ nguyên cái cốt lõi XHCN vu vơ và cái độc quyền đảng trị – Điều 4 -, không ai còn ngửi được, kể cả những đảng viên lão thành và nhiều trí thức đảng viên có nhân cách và công tâm. Biết bao đảng viên đang thất vọng, hổ thẹn còn là đảng viên CS.

Không có gì lạ khi Quốc hội đang họp vẫn dửng dưng không ai quan tâm đến tiền lương quá thấp (tối thiểu là 1 triệu 6/tháng, bằng 80 US$), tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, nhất là trong lao động trẻ, mới ra trường, và mỗi tháng đang có trên 60 ngàn cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ đóng cửa, phá sản. Tầng lớp trung lưu trong toàn quốc đang bị dồn vào thế suy kiệt chỉ vì cái phương châm lấy kinh tế quốc doanh làm chỉ đạo, dồn vốn, nguyên liệu, phương tiện cho các cơ sở quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều đặc biệt, do các quan chức CS đầy quyền lực điều hành, che chắn, vì đây là bầu vú sữa của các quan vừa nắm quyền lực vừa trực tiếp kinh doanh, dù không mảy may có tri thức, kinh nghiệm.

Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang thức tỉnh. Cả một tầng lớp có số đông, có tiềm năng kinh tế tài chính, trí thức, kinh doanh to lớn bị kiềm chế, đối xử lạnh nhạt, thậm chí đàn áp thô bạo khi ngẩng cao đầu đòi chút tự do quá hiếm hoi. Cả một tầng lớp đang lần lượt đứng dậy, nhận ra mình, nhận ra thời cơ nghìn năm có một, khinh bỉ những kẻ tự nhận là cách mạng lại hèn với giặc, ghê tởm lũ chính trị gia bịp luôn mồm, thề thốt xoá bỏ bóc lột và liên minh với vô sản nhưng lại tự biến thành lớp tư bản đỏ chưa kịp sống đến cuối đời đã sớm chuẩn bị giãy chết.

Hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản lương thiện trên cơ sở nền dân chủ đa nguyên, từ bỏ dứt khoát cái đuôi súc vật xã hôi chủ nghĩa với nền chuyên chính một đảng rừng rú.

Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến pháp, khi bàn về những vấn đề gay gắt của nền kinh tế tài chính, về việc cơ cấu lại nền kinh tế, ngành ngân hàng, khi lãnh đạo việc bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật then chốt, và nhất là khi thưc hiện cuộc dân vận mới với phương châm «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».

© Bùi Tín

Nguồn: VOA

5 Phản hồi cho “Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú?”

  1. NÚI NGÀN says:

    LOAY HOAY

    Giữa dòng nước chảy loay hoay
    Ai mang bầy sáo bỏ ngay giữa lòng
    Ngày xưa có phải Lênin
    Hay là Các Mác còn ai nữa kìa
    Phải chăng là tại Bác Hồ
    Hay là lỗi tại họ Mao láng giềng
    Ôi chao phép lạ thần tiên
    Bỗng dưng rớt xuống giữa miền loay hoay
    Qua bao con nước vơi đầy
    Qua bao trũng xoáy tháng ngày trôi xa
    Dòng đời dù mãi bao la
    Giờ đây một nhóm hóa ra dị kỳ
    Trôi đi chẳng thấy trôi đi
    Ngược dòng dù muốn dễ chi ngược dòng
    Chưa chìm vẫn mãi lao nhao
    Sáo ơi là sáo con nào ướt chưa
    Sao nghe tiếng hót vang lừng
    Sao nhìn vẫn thấy giữa dòng loay hoay
    Nực cười bao chuyện xưa nay
    Hiển nhiên là sáo vẫn còn cái đuôi
    Đuôi còn vẫn hót râm ran
    Loay hoay càng cứ giữa dòng loay hoay
    Khi nào nắng hạ tràn đầy
    Hay cơn lũ quét biết ngay vậy mà !

    THƯỢNG NGÀN
    (29/5/13)

  2. ĐẠI NGÀN says:

    ĐỌC LẠI BẢN “ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM” NĂM 1943 CỦA TRƯỜNG CHINH

    Bản “Đề Cương Văn Hóa Việt Nam” được Trường Chinh viết năm 1943, khi đó đảng CSVN được tròn 13 tuổi. Và từ đó đến nay, tức 70 năm sau, bản đề cương vẫn luôn được những nhân vật đứng đầu cao cấp ngành văn hóa thông tin Nhà nước VN, tức những người cao cấp của ĐCSVN xem nó là bản Tuyên Ngôn về Văn Hóa lần đầu tiên, kể cả là duy nhất, cho tất cả mọi chương trình, kế hoạch hoạt động mọi mặt nói chung sau này của đảng CSVN.
    Bởi ngay khi đó, Trường Chinh đã nêu rõ về sự “thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của đảng vô sản mác xít” rồi.
    Khái niệm văn hóa tiến bộ ở đây thực sự chỉ có nghĩa là “làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chiến thắng”.
    Điều đó còn được Trường Chinh gọi là “nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương, đặc biết nhất là những nhà văn hóa mác xít Việt Nam. Ông giải thích “văn hóa mới Việt Nam, là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức, và tân dân chủ về nội dung; chính vì thế, nó cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đông Dương, trong giai đoạn này”.
    Có nghĩa, tính chất dân tộc chỉ là hình thức, nhưng tân dân chủ về nội dung, đó mới là quan trọng. Tân dân chủ có nghĩa ở đây là “chịu ảnh hưởng của văn hóa tân dân chủ; xu trào văn hóa mới của Việt-nam đang cố vượt lên hết mọi trở lực để nẩy nở” (tân dân chủ ám chỉ đi theo hướng văn hóa Liên Xô thời bấy giờ).
    Trường Chinh viết “Văn hóa mới Việt Nam do đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo, chủ trương, vẫn chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa, hay văn hóa Xô-viết (như văn hóa Liên xô chẳng hạn)”. Tất nhiên chưa phải, nhưng trong ý ông ta tất nó sẽ phải là như thế.
    Nhằm hướng tới mục đích đó, ông ta đã đưa ra ba nguyên tắc vận động cho cuộc vận động của văn hóa mới Việt-nam trong giai đoạn này là : dân tộc hóa – đại chúng hóa – khoa học hóa. Dân tộc hóa và khoa học hóa thì không có gì đáng nói vì điều đó chỉ bình thường. Song đại chúng hóa có nghĩa là bình dân hóa, quần chúng hóa, bỏ hết mọi ý nghĩa bác học hay tinh hoa, tinh túy về chiều sâu lẫn chiều cao trong ý nghĩa phát triển về văn hóa nói chung.
    Phạm vi văn hóa được ông ta nhấn mạnh bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Còn quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị thì ông ta nêu rõ “nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng lên trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc). Dĩ nhiên đây là quan niệm về duy vật lịch sử đã được Các Mác nêu lên chủ yếu trong học thuyết của mình và Trường Chinh hoàn toàn trung thành chép lại.
    Và cũng trong ý nghĩa đó ông ta nói rõ thái độ của ĐCSĐD khi ấy đối với vấn đề văn hóa là xem mặt trận văn hóa thuộc một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) mà trong đó người cộng sản phải hoạt động. Có nghĩa không phải chỉ làm có cách mạng chính trị, mà còn phải làm cả cách mạng văn hóa nữa. Tức là đảng tiên phong phải lãnh đạo về văn hóa tiên phong, và có lãnh đạo được về phong trào văn hóa, đảng mới tạo ảnh hưởng được dư luận, và việc tuyên truyền của đảng mới có hiệu quả.
    Trên cơ sở thuyết duy vật lịch sử của Mác như nói trên, Trường Chinh chia các giai đoạn trong lịch sử văn hóa Việt Nam ra thành thời kỳ vua Quang Trung trở về trước, văn hóa Việt Nam có tính chất nửa phong kiến, nửa nô lệ, vì phụ thuộc vào văn hóa Trung Quốc. Thời kỳ từ vua Quang Trung đến khi thực dân Pháp xâm chiếm, văn hóa phong kiến đã có xu hướng tiểu tư sản; còn thời kỳ sau Pháp sang xâm chiếm đến nay, đó là văn hóa nửa phong kiến, nửa tư bản, và hoàn toàn có tính cách thuộc địa.
    Từ đó ông ta kết luận tính chất của văn hóa Việt Nam hiện tại vào lúc đó, về hình thức là thuộc địa, còn về nội dung là tiền tư bản. Ông ta còn nói thêm chiến tranh và xu trào văn hóa khi ấy, do ảnh hưởng của văn hóa phát xít, khiến cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hóa Việt Nam lại mạnh thêm lên, nhưng đồng thời cũng xuất hiện văn nghệ bất hợp pháp (chống đối) tham dự vào.
    Do vậy, đối với tiền đồ văn hóa Việt Nam, Trường Chinh cho rằng văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi, khiến cởi mở xiềng xích, và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới. Có nghĩa sẽ theo kịp văn hóa Nga sô viết hay XHCN như trên kia có nói.
    Nên theo Trường Chinh, quan niệm của người CS về vấn đề cách mạng văn hóa, chính là phải hoàn thành cách mạng văn hóa, rồi mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành, phải do đảng CSĐD lãnh đạo. Và cách mạng văn hóa có thể hoàn thành được khi nào cách mạng chính trị thành công (vì cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị). Những phương pháp cải cách văn hóa đề ra lúc bây giờ, chỉ là dọn đường cho cuộc cách mạng triệt để ở mai sau.
    Cuối cùng, nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông Dương phải thực hiện, sẽ là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cách mạng văn hóa ở VN buộc phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng, mới có điều kiện để phát triển; cách mạng dân tộc giải phóng VN chỉ có thể ở trong trường hợp may mắn nhất, đưa văn hóa VN tới trình độ dân chủ, và có tính chất dân tộc, hoàn toàn độc lập, để dựng nên một nền văn hóa mới. Nên phải tiến lên thực hiện cuộc cách mạng xã hội ở Đông Dương, gây dựng một nền văn hóa xã hội ở khắp Đông-dương. Còn công việc phải làm là làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Riêng cách vận động văn hóa là tuyên truyền và xuất bản, tổ chức các nhà văn.
    Nói tóm lại, bản “Đề Cương Văn Hóa Việt Nam” 1943 của Trường Chinh không đi ra ngoài các vấn đề cốt lõi như trên. Nó là kế hoạch văn hóa cuối cùng của ĐCSVN sau các mục tiêu chính trị. Tư tưởng văn hóa về VN của Trường Chinh không ngoài tư tưởng duy vật lịch sử của Mác. Mọi sự phân tích liên quan của ông ta cũng chỉ ở trong khuôn khổ và mục tiêu như thế. Chính bản Đề cương này đã phản ảnh mọi hoạt động của ĐCSVN kể từ đó cho đến nay với biết bao hệ quả của nó trên đất nước ta như mọi người đều thấy. Và muc đích cuối cùng không ngoài thiết lập cho được nền văn hóa XHCN tức nền văn hóa Nga Xô Viết như bản Đề Cương đã nhấn mạnh.
    Bản “Đề Cương” này thực chất còn rất sơ lược, không mang ý nghĩa nghiên cứu, sáng tạo gì đối với Văn hóa Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ý muốn nòng cốt của Trường Chinh là nhằm tìm cách để “mác xít hóa” toàn bộ đời sống của dân tộc ngay lúc đó. Nên thực chất ông ta chỉ chép lại nguyên xi nguyên lý học thuyết mác xít ở những nơi nào đó để làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong ý đồ của Bản Đề cương thế thôi. Thế nhưng ngày nay thì học thuyết của Mác đã hoàn toàn phơi bày quá nhiều mặt bất cập về nhiều phương diện của nó. Đặc biệt, cái được gọi là “hạ tầng cơ sở quyết định thượng tâng kiến trúc xã hội” thực chất ngay từ đầu cũng chỉ mang đầy tính cách mơ hồ, trộn lẫn với sự ức đoán rất thiếu khách quan khoa học mà nhiều người nhận thấy. Đó là chưa nói cách viết lách còn chứa nhiều phần lủng củng, lượm thuộm, không mấy chặt chẽ của bản Đề cương. Tuy vậy nó luôn luôn được những người lãnh đạo CSVN về văn hóa chính trị lúc nào cũng hết sức ca ngợi, đề cao, xưng tụng rầm trời, theo kiểu thần thành hóa vốn dĩ đã như một tập quán cố hữu của họ. Do vậy, nhân tiện ở đây thấy cũng nên cần nhắc lại nó như thế, để hầu mọi người nào có quan tâm, có thể được dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng tường lãm, và đánh giá lại, theo kiểu ôn cố tri tân hữu ích như người xưa đã nói.

    Võ Hưng Thanh
    (28/5/2013)

  3. ANNA says:

    Cam on bác Bui Tin viet bai báo rat hay noi ro ve ban chat cua bon csvn thoi nat. Phai lat do bon nó thoi. Cho bon nó di cai tao. Cam bon dó ca doi sau khong duoc lam chinh tri va tham gia chinh quyen.

  4. Cu Tý says:

    SAO RỪNG RÚ
    1.
    Sao rừng rú tựa hồ tư bản,
    Đảng buá liềm biến dạng chuyển hình.
    Mác Lê nguyên cốt hồ tinh,
    Độc tài chuyên chế kiêu binh tung hoành.
    Bầy ruộng sâu đua tranh bòn rút,
    Tiếng dân oan vi vút long trời.
    Hoàng Trường sóng vổ ngàn khơi,
    Tham quan nội tặc vinh đời cao sang.

    2.
    Sao rừng rú cáo hoang đắc thế,
    Đảng Mác Lê ngạo nghễ buá liềm.
    Nôi kia xụp đỗ ngưã nghiêng,
    Cong lưng mòn gối lợi riêng cố quyền.
    Đảng phủ đảng xích xiềng thắt trói,
    Sao đè sao tôi mọi mặc tình.
    Hoàng Trường hải tặc hồ binh,
    Chim đua cá lượn hải kinh mai chiều.

    3.
    Sao rừng rú dệt thêu tư bản,
    Đảng tham quan hoành tráng bọ giòi.
    Nhạt phai ý chí giống nòi,
    Tiên Rồng Hồng Lạc gương soi lu mờ.
    Cánh Chùm Gởi bện tơ nhả kén,
    Nhục Hoàng Trường cam thẹn Tổ Tông.
    Hởi ai Con Lạc Cháu Hồng,
    Tỉnh hồn trở gót chung lòng chấn hưng.

    4.
    Sao rừng rú bợ bưng tư bản,
    Xưa rêu rao lên án bao thời.
    Ô hồ ! Nay lại đổi đời,
    Quan tham đảng lận đất trời ngưã nghiêng.
    Phá tan nát mối giềng Tông Tổ,
    Nết vô thần độc tố Mác Lê.
    Kíp mau SƯẢ KIỂNG TRỒNG HUÊ,
    TRUY PHONG QUÁ HẢI thuận bề huyền cơ.

    Hoàng Trường máu lệ ngóng chờ !!!

  5. Kh. says:

    Bác B.T;

    Hiểu tấm lòng Bác hơn Ai hết! – Đã gặp nhau với “Nhà Thợ xếp chữ” Đ.Quyên ở Fraser, Van, Can… 89-90.

    Mong: thanhvodiep@hotmail.com .Merci…

Phản hồi